Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

SỔ TAY Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, khắc phục sự cố tại các Nhà máy xử lý nước thải tập trung của các khu công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 65 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

NGÂN HÀNG THẾ GIỚI
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

Quản lý ô nhiễm các KCN thuộc lưu vực sông Đồng Nai, sông Nhuệ-Đáy (VIPM)
GÓI THẦU TƯ VẤN CS11/MPI
‘‘Xây dựng Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng và quan trắc thực thi các Nhà máy xử lý
nước thải tập trung”

SỔ TAY
Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, khắc phục sự cố
tại các Nhà máy xử lý nước thải tập trung
của các khu công nghiệp
BIÊN SOẠN:
LIÊN DANH - VIỆN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (IESE)

CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG SFC VIỆT NAM
(SFC VIETNAM)

Hà Nội, tháng 12 năm 2015
i-1


1. MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................. 2
1. Những vấn đề vướng mắc về kỹ thuật thường gặp tại các NMXLNTTT KCN của Việt
Nam, nguyên nhân chính, cách khắc phục, bài học kinh nghiệm.......................................... 7
1.1. Các vấn đề vướng mắc về kỹ thuật thường gặp khi thiết kế, nguyên nhân, cách
khắc phục, bài học kinh nghiệm ........................................................................................ 7
1.2. Các vấn đề vướng mắc về kỹ thuật thường gặp khi thi công, nguyên nhân, cách


khắc phục, bài học kinh nghiệm ........................................................................................ 8
1.3. Các vấn đề vướng mắc về kỹ thuật thường gặp phải khi vận hành các
NMXLNTTT tại các KCN ở Việt Nam, nguyên nhân, cách khắc phục, bài học kinh
nghiệm9
2.

Nguyên tắc chung khi thực hiện công tác vận hành, bảo dưỡng.................................. 17

3.

Vận hành, bảo dưỡng song chắn rác ............................................................................ 18

4.

5.

6.

7.

8.

9.

3.1.

Một số trục trặc thường gặp khi vận hành và cách khắc phục ............................ 18

3.2.


Bảo dưỡng song chắn rác .................................................................................... 19

Vận hành, bảo dưỡng bể lắng cát ................................................................................. 19
4.1.

Một số trục trặc thường gặp khi vận hành và cách khắc phục ............................ 19

4.2.

Bảo dưỡng bể lắng cát ......................................................................................... 20

Vận hành, bảo dưỡng Trạm bơm ................................................................................. 21
5.1.

Sự cố và hướng giải quyết khi vận hành ............................................................. 21

5.2.

Bảo dưỡng Trạm bơm.......................................................................................... 22

Vận hành, bảo dưỡng bơm trục vít ............................................................................... 24
6.1.

Sự cố và hướng giải quyết khi vận hành ............................................................. 24

6.2.

Bảo dưỡng bơm trục vít ....................................................................................... 25

Vận hành, bảo dưỡng bơm định lượng......................................................................... 25

7.1.

Sự cố và biện pháp khắc phục khi vận hành........................................................ 25

7.2.

Bảo dưỡng bơm định lượng ................................................................................. 27

Vận hành, bảo dưỡng máy thổi khí .............................................................................. 27
8.1.

Kiểm tra một số điểm cơ bản trước khi vận hành ............................................... 27

8.2.

Sự cố và biện pháp khắc phục khi vận hành........................................................ 27

8.3.

Bảo dưỡng máy thổi khí ...................................................................................... 29

Vận hành, bảo dưỡng motor – hộp giảm tốc ................................................................ 30
9.1.

Kiểm tra hằng ngày.............................................................................................. 30

9.2.

Sự cố và biện pháp khắc phục khi vận hành........................................................ 31


9.3.

Bảo dưỡng hộp số ................................................................................................ 33

9.4.

Các bước thay thế nhớt: ....................................................................................... 33

9.5.

Bổ sung và thay thế mỡ cho hộp số ..................................................................... 33
i-2


Bảo dưỡng motor ................................................................................................. 33

9.6.
10.

Vận hành, bảo dưỡng công trình xử lý sinh học – bể aeroten ................................. 33

10.1. Hướng dẫn khắc phục các sự cố khi vận hành .................................................... 33
10.2. Bảo dưỡng bể aeroten và các thiết bị................................................................... 37
11.

Công trình xử lý sinh học – hệ AAO ....................................................................... 39

11.1. Các vấn đề thường gặp phải và cách khắc phục .................................................. 39
12.
Vận hành và bảo dưỡng bể Aeroten hoạt động theo mẻ (bể SBR và bể SBR cải tiến

C-TECH) ............................................................................................................................. 41
12.1. Một số trục trặc thường gặp và cách khắc phục .................................................. 41
12.2. Bảo dưỡng công trình và thiết bị cụm SBR và SBR cải tiến C-TECH ............... 43
13.

Vận hành và bảo dưỡng bể lắng sơ cấp và thứ cấp, công nghệ AAO ..................... 45

13.1. Những trục trặc thường xảy ra ở các bể lắng theo công nghệ AAO ................... 45
14.

Vận hành và bảo dưỡng máy khuấy trộn chìm ........................................................ 50

14.1. Kiểm tra và bảo dưỡng ........................................................................................ 50
14.2. Công việc đề nghị kiểm tra .................................................................................. 51
15.

Vận hành, bảo dưỡng máy ép bùn ........................................................................... 52

15.1. Nội dung kiểm tra khi vận hành .......................................................................... 52
15.2. Bảo dưỡng máy ép bùn ........................................................................................ 53
15.3. Dầu bôi trơn ......................................................................................................... 53
16.

Vận hành, bảo dưỡng máy nén khí .......................................................................... 54

17.

Vận hành, bảo dưỡng đồng hồ lưu lượng ................................................................ 54

17.1. Công tác kiểm tra................................................................................................. 54

17.2. Sự cố thường gặp và hướng giải quyết ................................................................ 54
18.

Vận hành, bảo dưỡng van điện ................................................................................ 56

18.1. Sự cố và hướng giải quyết ................................................................................... 56
18.2. Bảo dưỡng ........................................................................................................... 56
19.

Vận hành, bảo dưỡng thiết bị đo và truyền tín hiệu pH .......................................... 56

19.1. Hiệu chỉnh đầu đo (điện cực) pH......................................................................... 56
19.2.
20.

ảo dưỡng ........................................................................................................... 57

Vận hành và bảo dưỡng đầu đo và truyền tín hiệu DO ........................................... 57

20.1. Kiểm tra thường xuyên ........................................ Error! Bookmark not defined.
21.

Vận hành, bảo dưỡng phao mức nước ..................................................................... 57

22.

Hệ thống khử trùng bằng Clo .................................................................................. 57

22.1. Một số trục trặc thường gặp và cách khắc phục: Thiết bị định lượng Clo .......... 57
22.2. Clorator ................................................................ Error! Bookmark not defined.

22.3. Bể tiếp xúc ........................................................... Error! Bookmark not defined.
22.4. Khử trùng bằng tia cực tím .................................................................................. 59
i-3


23.

Vận hành các thiết bị cung cấp hóa chất ................................................................. 60

23.1. Vận hành các thiết bị cung cấp hóa chất ............................................................. 60
23.2. Các trục trặc có thể xảy ra và biện pháp khắc phục ............................................ 61
24.

Vệ sinh các bể xử lý ................................................................................................ 62

25.

VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN .......................... 62

26.

Vận hành, bảo dưỡng Trạm AMS ........................................................................... 63

26.1. Quy trình vận hành .............................................................................................. 63
26.2. Một số lỗi thường gặp và cách khắc phục ........................................................... 63
26.3. Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng thiết bị trong AMS ......................................... 64

i-4



BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

AAO

Anaerobic-Anoxic-Oxic

Kỵ khí - Thiếu khí – Hiếu khí

AMS

Automatic Monitoring Station

Trạm quan trắc tự động

AO

Anoxic-Oxic

Thiếu khí – Hiếu khí

ATLĐ

An toàn lao động

BAT


Best Available Technology
Economically Achievable

Công nghệ tốt tiết kiệm chi phí hiện


BEP

Best Environmental Practices

Thực hành môi trường tốt nhất

BMP

Best Management Practices

Thực hành quản lý tốt

BOD

Biochemical Oxygen Demand

Nhu cầu ôxy sinh hóa

BPKS
BPT

Biện pháp kiểm soát
Best Practicable Control

Technology Currently Available

Công nghệ kiểm soát khả thi tốt hiện


BQL

Ban quản lý

BTC

Bộ Tài chính

BTNMT

Bộ Tài nguyên & Môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

BXD

Bộ Xây dựng

CCN

Cụm công nghiệp

CETP


Common or Central Effluent
Treatment Plant or plants

Trạm/nhà máy xử lý nước thải tập
trung/chung

CMAS

complete mix activated sludge
system

Hệ bùn hoạt tính khuấy trộn hoàn
toàn

COD

Chemical Oxygen Demand

Nhu cầu ôxy hóa học

CTNH

chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

DO


Dissolved Oxygen

Ôxy hòa tan

Dự án VIPMP

Dự án Quản lý ô nhiễm các Khu
công nghiệp thuộc lưu vực sông
Đồng Nai, sông Nhuệ-Đáy

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

FWS

Free water surface systems

HTTN

Hệ thống thoát nước

HTXLNTTT

Hệ thống xử lý nước thải tập trung

ISO

International Standard

Organization
i-5


KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KPH

Không phát hiện

KKT

Khu kinh tế

MLCN

Mạng lưới cấp nước

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

NM


Nhà máy

NMXLNTTT

Nhà máy xử lý nước thải tập trung

ODEQ

The Oregon Department of
Environmental Quality

Cơ quan Chất lượng Môi trường tiểu
bang Oregon

ORP

Oxidation Reduction Potential

Thế ôxy hóa khử

PCCN
PLC

Phòng chống cháy nổ
Programmable Logical Controller

PTN

Phòng thí nghiệm


QCKT

Quy chuẩn kỹ thuật

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

QH

Quốc hội

RBC

Rotating biological contactors

Đĩa quay sinh học

SAR

Sodium adsorp ratio

Tỷ số hấp thụ natri

SBR


Sequencing batch reactor

Bể phản ứng hoạt động theo mẻ

SDI

Sludge Density Index

Chỉ số mật độ bùn

SOUR

Specific Oxygen Uptake Rate

Tỷ lệ hấp thụ ôxy riêng

SS

Suspended Sludge

Cặn lơ lửng

SSF

Subsurface flow systems

SVI

Sludge Volume Index


Chỉ số thể tích bùn

TCVN
TOC

Tiêu chuẩn Việt Nam
Tổng lượng cacbon hữu cơ

Total organic carbon

TT

Thông tư

TTg

Thủ tướng

UASB

Upflow Anaerobic Sludge Blanket
Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ

US-EPA
UV

Ultra Violet

Tia cực tím


XLNT

Xử lý nước thải

XLNTTT

Xử lý nước thải tập trung

WHO

World Health Organization
i-6

Tổ chức Y tế Thế giới


1.

Những vấn đề vướng mắc về kỹ thuật thường gặp tại các NMXLNTTT KCN
của Việt Nam, nguyên nhân chính, cách khắc phục, bài học kinh nghiệm

1.1. Các vấn đề vướng mắc về kỹ thuật thường gặp khi thiết kế, nguyên nhân, cách
khắc phục, bài học kinh nghiệm
Bảng 1.1. Một số vướng mắc về kỹ thuật khi thiết kế, nguyên nhân và cách khắc phục
Các vướng mắc về kỹ
thuật thường gặp

Nguyên nhân chính

Cách khắc phục


Tiêu chuẩn áp dụng Tiêu chuẩn cho nước thải
thay đổi thường xuyên
được thay đổi như sau:
- TCVN 5945:1995.
- TCVN 6980:2001.
- TCVN 6987:2001 (quy định
điểm xả thải vào các điểm
khác nhau)
- TCVN 5945:2005
- QCVN 24:2009/BTNMT
- QCVN 40:2011/BTNMT

Về quản lý, cần ổn định và
thống nhất quy chuẩn, tiêu
chuẩn áp dụng cho các
NMXLNTTT KCN
Chủ đầu tư cần lựa chọn đơn vị
tư vấn thiết kế hay Nhà thầu
EPC,.. có năng lực, hiểu biết và
liên tục cập nhật về các quy
định xả thải, tiêu chuẩn áp dụng
của ngành, từ đó đưa ra tiêu
chuẩn xả thải phù hợp (Áp
dụng loại A, B - theo mục đích
xả thải, các hệ số Kq, Kf của
dòng thải)

Không xác định được Do thiết kế NM trước khi có
chính xác tính chất hệ thống thu gom hoàn chỉnh;

nước thải
Chưa xác định được loại hình
công nghiệp cũng như tính
chất nước thải của các NM
Sự thay đổi về công nghệ
trong các NM

- BQL KCN cần đưa ra tiêu
chuẩn xả thải thống nhất cho
mỗi NM trong KCN khi xả
nước thải vào NMXLNTTT
(thường là loại C của TCVN
5945:2005
hay
QCVN
40:2011)
- Từ mục đích ban đầu của
KCN như công nghiệp nặng,
dệt may, công nghiệp hỗn
hợp,.. mà lựa chọn đặc tính đầu
vào cho phù hợp
- Tham khảo các bộ số liệu của
KCN đã đưa vào hoạt động.
- Lựa chọn các đơn vị Tư vấn,
Nhà thầu EPC có kinh nghiệm,
có cơ sở dữ liệu lớn và thường
xuyên về đặc tính nước thải
KCN để có được các Tư vấn
phù hợp


Việc xác định quy mô công
suất của NMXLNTTT theo
định mức m3/ha có thể không
phù hợp với thực tế.
Không có quy hoạch loại hình
công nghiệp cho từng KCN

Nên thiết kế thành các modul,
với quy mô phát triển theo từng
giai đoạn của KCN
Có thể cập nhật, nâng cấp công
nghệ và quy mô trong quá trình
nâng cấp

Công suất xử lý

i-7


Sự biến động về số lượng,
quy mô trong các NM
Lựa chọn công nghệ

Có nhiều công nghệ
Công nghệ càng về sau càng
phát triển, cần lựa chọn công
nghệ giai đoạn mở rộng phù
hợp với công nghệ cũ đã xây
dựng trong các NMXLNTTT
mở rộng.


- Tham khảo công nghệ áp
dụng của KCN đã đưa vào hoạt
động
- Lựa chọn các đơn vị Tư vấn,
Nhà thầu EPC có kinh nghiệm,
có hiểu biết chuyên sâu để có
được các Tư vấn phù hợp
- Dễ dàng mở rộng trong tương
lai

Lựa chọn thiết bị

Có nhiều chủng loại thiết bị,
nhiều loại xuất xứ nhưng ít
lựa chọn của Nhà sản xuất
trong nước.
Mỗi chủng loại thiết bị có
nguyên lý, điều kiện làm việc,
hiệu suất khác nhau gây khó
khăn khi lựa chọn

- Tham khảo chủng loại thiết bị
chính đã áp dụng của KCN
trước đó.
- Lựa chọn các đơn vị Tư vấn,
Nhà thầu EPC có kinh nghiệm,
có hiểu biết chuyên sâu để có
được các Tư vấn phù hợp


Bài học kinh nghiệm:
-

Chọn công nghệ dễ dàng điều chỉnh khi công suất và chất lượng nước thải đầu vào
thay đổi mà vẫn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.

-

Chọn các thiết bị dễ sử dụng, dễ thay thế. Ưu tiên lựa chọn các thiết bị trong nước
nếu yêu cầu kỹ thuật và kinh tế tương đương.

-

Chọn công nghệ dễ dàng mở rộng cho tương lai.

1.2. Các vấn đề vướng mắc về kỹ thuật thường gặp khi thi công, nguyên nhân, cách
khắc phục, bài học kinh nghiệm
Bảng 1.2. Một số vướng mắc khi thi công, nguyên nhân và cách khắc phục
Các vướng mắc về kỹ
thuật thường gặp khi
thi công

Nguyên nhân chính

Cách khắc phục

Lựa chọn kết cấu phù Kết cấu không chịu được ăn Chọn loại vật liệu có khả năng
hợp với đặc tính nước mòn của nước thải
chịu được ăn mòn
thải

Biện pháp thi
không phù hợp

công Đa số công trình xử lý trong Chọn các đơn vị thi công có
NMXLNTT đều là các bể kinh nghiệm
chứa lớn, xây chìm hẳn hay
nửa nổi nửa chìm với bề mặt
bê tông lớn.

Công trình bị lún, nứt, rò Chọn biện pháp thi công Kiến nghị và chọn lại biện
rỉ
không phù hợp
pháp thi công cho phù hợp
Khảo sát địa chất không chính Dừng thi công và khảo sát,
xác
tính toán lại. Trong trường
hợp lún nhẹ, phải gia cố thêm
phần đất nền.
i-8


Tiến độ thi công

Các thiết bị chính thường nhập Dự trù chính xác thời gian
khẩu nên có thời gian nhập nhập khẩu
khẩu rất lâu
Đa số các hạng mục thi công Lập tiến độ thi công phù hợp
đều có phần ngầm và ngoài
trời nên bị ảnh hưởng rất lớn
bởi thời tiết mùa mưa


Các bài học kinh nghiệm:
-

Khảo sát địa chất kỹ trước khi thiết kế và thi công;

-

Bố trí phương án và tiến độ thi công hợp lý; Những hạng mục công trình ngoài trời,
công trình ngầm ưu tiên thi công vào mùa khô;

-

Thi công đúng kỹ thuật.

1.3. Các vấn đề vướng mắc về kỹ thuật thường gặp phải khi vận hành các
NMXLNTTT tại các KCN ở Việt Nam, nguyên nhân, cách khắc phục, bài học
kinh nghiệm
1.3.1. Chất lượng các thiết bị, động cơ
Thiết bị, động cơ có chất lượng không tốt hoặc cũ thường gây ra các sự cố. Trong
NMXLNTTT, các thiết bị, động cơ thường bị trục trặc bao gồm: Máy ép bùn, máy hút khí,
máy tách rác…. Một số sự cố đối với các thiết bị này được liệt kê theo bảng sau.
Bảng 1.3. Một số sự cố thường gặp đối với các thiết bị, nguyên nhân và cách khắc phục
Các vướng mắc về kỹ
thuật thường gặp khi
vận hành

Nguyên nhân chính

Cách khắc phục


Máy ép bùn
Máy ép bùn ly tâm có Do dây đai bị giãn không đều
Kiểm tra và căng lại dây đai
tiếng kêu lạ, giật cục và
Các bulông định vị bị lỏng Xiết chặt các bulông
có tiếng ồn
trong quá trình chạy
Do các bánh răng không được Kiểm tra dầu bôi trơn, nếu
bôi trơn
thiếu cho thêm vào
Trục chính không nhận Dây đai quá chùng
Căng lại đai
được chuyển động mà
Các bulông định vị bánh đai Thay bulông định vị
động cơ vẫn chạy
với trục bị gẫy
Bị mất then

Kiểm tra và thay then

Vòng bi bị mòn, con lăn Do không thường xuyên tra dầu Thay mới nếu không sử
không đều
mỡ, gây ra ma sát nhiều và sinh dụng dược, tra dầu mỡ
nhiệt
thường xuyên
Nước bị rò rỉ ra ngoài

Do hở gioăng


Kiểm tra và thay mới nếu
cần

Máy ngừng hoạt động mà Do bộ phận phanh không làm Kiểm tra nguồn điện vào bộ
không hãm được
việc
phận phanh
ơm không khởi động

Do lỗi từ nguồn cấp, hiệu điện Sửa chữa nguồn cấp.
thế thấp.
i-9


Áp tô mát không làm việc.

Kiểm tra và sửa chữa nếu
cần thiết.

Cáp nối bị hỏng.

Thay cáp hoặc sửa chữa mối
nối.
ơm vận hành không Rơ le nhiệt quá nhiệt.
liên tục
Kiểm tra cáp nối với thiết bị;
ơm làm việc trong điều kiện
Thay rơ le.
nhiệt độ cao quá lâu.
Bổ sung nước làm mát.

Nhiệt độ của nước làm mát quá Hạ thấp nhiệt độ làm mát.
cao.
Quá tải

Kiểm tra lại cáu cặn bám tai
bơm

Công suất bơm bị giảm Rô to quay không đúng chiều
hoặc không có nước ra

Thay đổi pha hoặc đường
cấp giữa các pha

Đầu đẩy quá cao hay sự thất Kiểm tra độ kín khít của
thoát nước đường ống quá lớn
bơm
Sửa chữa đường ống
Máy tách rác
Máy đang chạy tự động Nguồn điện bị ngắt
dừng lại
Điện áp thay đổi

Kiểm tra nguồn điện cấp cho
thiết bị.
Ổn định điện áp.

Tỷ số truyền động cơ không Kiểm tra sự tương thích tỷ
tương thích
số truyền của động cơ.
Quá tải


Giảm tải.

Lỗi sơ đồ mạch điện

Kiểm tra lỗi xảy ra của sơ đồ
điều khiển mạch điện.

Bộ phận cào rác vận Do các tấm lật bị lỗi
hành chưa chuẩn

Điều chỉnh, sửa chữa hoặc
thay thế nếu cần thiết

Động cơ không khởi Trục động cơ bị lệch
động
Cháy động cơ

Kiểm tra trục động cơ.

Bô phận khởi động bị trục trặc
Máy vận hành nhưng Motor dẫn hướng trục trặc
băng tải truyền động
Lệch khớp liên kết giữa các
không đều.
tấm lật

Kiểm tra nguồn điện và các
cuộn dây của môtơ.
Kiểm tra bộ khởi động của

động cơ.
Kiểm tra môtơ dẫn hướng
Điều chỉnh sự ăn khớp giữa
các tấm lật và các móc.

Thiết bị tách cát
Máy không hoạt động

Ổn định điện áp.

Kiểm tra nguồn điện cấp cho
thiết bị.

Tỷ số truyền động cơ không Kiểm tra sự tương thích tỷ
tương thích
số truyền của động cơ.
Quá tải

Kiểm tra sự quá tải.
i-10


Lỗi sơ đồ mạch điện

Kiểm tra lỗi xảy ra của sơ đồ
điều khiển mạch điện

Động cơ không khởi Trục động cư bị hỏng
động
Động cơ bị cháy


Kiểm tra trục động cơ.

Tách cát không hiệu quả

Giảm vận tốc dòng chảy,
hoặc giảm tốc độ sục khí bể
lắng cát. Tốc độ biên xấp xỉ
0,3 m/s là hợp lý.

Vận tốc dòng chảy cao

Kiểm tra nguồn điện và các
cuộn dây của môtơ

Máy thổi khí
Tiếng động lạ hay chấn Dây cu-roa bị giãn
động
Không đủ dầu, mỡ bôi trơn

Căng dây lại hay thay dây
mới
Thêm dầu, mỡ

Do sự tiếp xúc các thành phần Thực hiện kiểm tra bên trong
bên trong.
máy và vệ sinh
Áp lực bất thường

Xử lý nguồn gây ra bất ổn về

áp lực

Sự lỏng lẻo các khớp mối nối

Siết chặt các chi tiết nối

Sự thải nhiệt bất bình Sự thông khí không đầy đủ
thường
Tắc nghẽn lớp lọc bụi

Làm thoáng máy nhiều hơn
để giảm nhiệt
Làm sạch lớp lọc

Không đủ nước làm mát hay Làm sạch ống nước làm mát.
tắc nghẽn đường mát.
Rò rỉ dầu máy

Quá nhiều dầu máy

Điều chỉnh lượng dầu đến
phần giữa mắt dầu khi máy
ngừng hẳn.

Sự lỏng lẻo các khớp mối nối

Siết chặt các chi tiết nối

Phớt nhớt bị hư


Thay phớt mới.

Không đủ thể tích khí Rò rỉ đường ống dẫn khí
yêu cầu
Gia tăng áp lực hút

Gia tăng áp lực đẩy

Loại bỏ các nguồn gây rò rỉ
Loại bỏ các nguồn làm tăng
áp lực ở cuối đầu hút

Dây cu-roa bị giãn

Căng dây lại hay thay dây
mới

Van đóng

Mở hết van

Tắc nghẽn ống phân phối khí

Làm sạch ống phân phối khí

Gia tăng mật độ bùn hay cặn Loại bỏ bùn, cặn lắng
lắng
Máy bơm trục vít
ơm dừng hoạt động Nguồn điện cung cấp không Kiểm tra mạch và sửa chữa
sớm hoặc không khởi đúng

cho đúng nếu cần thiết
động được
Cáp nối không liên kết được Thay thế cáp bằng cáp mới
i-11


hoặc kết nối không hiệu quả

hay sửa lại liên kết cáp

Bộ báo mức khởi động không Loại bỏ vật gây trở ngại, sửa
chính xác hoặc không liên kết
chữa và thay thế nếu cần
Động cơ bị kẹt bởi những vật Kiểm tra bơm và loại bỏ vật
bên ngoài
bên ngoài nếu cần
Động cơ bị cháy

Kiểm tra và thay thế nếu cần

ơm hoạt động được một Bộ bảo vệ nhiệt làm việc khi Nâng mực nước
thời gian rồi dừng lại
động cơ hoạt động phơi nhiễm
với không khí trong một thời
gian dài
Bộ bảo vệ nhiệt làm việc với Hạ nhiệt độ nước
nền nhiệt độ cao
Trục trặc thiết bị cung Thiết lập giá trị không đúng
cấp điện khởi động


Thay thế bằng giá trị mới
thích hợp hơn hoặc thay đổi
giá trị bằng giá trị thiết lập
chính xác.

Động cơ hoạt động không bình Sửa chữa hoặc thay thế khi
thường (cháy hoặc bị bẫy cần thiết
nước)
Động cơ 50 Hz được sử dụng Kiểm tra biển hiệu và thay
lưới điện cung cấp 60 Hz
thế bơm hoặc bánh công tác
nếu cần thiết
Công suất (lưu lượng
ơm quay nghịch đảo không Thay đổi hai pha của hệ
nước vào bơm) giảm đúng hướng
thống đường dây diện bằng
hoặc nước không vào
pha khác
chút nào cả
Khớp không khí bị hỏng
Kiểm tra mức độ dừng lại
bình thường của bơm và lỗ
thông khí của bơm
ơm hoặc ống bị tắc bởi vật Loại bỏ vật thể bên ngoài
thể bên ngoài
Cột áp bơm quá cao hoặc áp Xem lại thiết kế ban đầu và
suất mất mát trong đường ống thay đổi nếu cần thiết
quá lớn
Trường hợp quá áp


Sự giảm điện thế quá lớn

Kiểm tra nguồn cấp điện

ơm quay nghịch đảo không Thay đổi hai pha của hệ
đúng hướng
thống đường dây diện bằng
pha khác
ơm bị tắc bởi vật thể bên Kiểm tra bơm và loại bỏ vật
ngoài
thể bên ngoài nếu cần
Rung hoặc có tiếng ồn

ơm quay nghịch đảo không Thay đổi hai pha của hệ
đúng hướng
thống đường dây diện bằng
pha khác
ơm bị tắc bởi vật thể bên Kiểm tra bơm và loại bỏ vật
ngoài
thể bên ngoài nếu cần
i-12


Ống cung cấp bị lỏng

Sửa chữa đường ống

Đường ống hoạt động bị cộng Sửa chữa đường ống
hưởng/có tiếng ồn
Giá đỡ bơm bị hỏng


Sửa chữa hoặc thay thế

Van cổng mở chưa đủ rộng

Điều chỉnh độ mở van hợp


1.3.2. Thiết bị thí nghiệm và hóa chất
Bảng 1.4. Các vướng mắc thường gặp liên quan đến thiết bị thí nghiệm, hóa chất
Các vướng mắc về kỹ
thuật thường gặp khi
vận hành
Sai lệch kết quả

Nguyên nhân chính

Cách khắc phục

Do các thiết bị cần phải hiệu Cần đơn vị có chuyên môn
chuẩn và kiểm tra định kỳ: cân hiệu chuẩn định kỳ
phân tích, máy quang phổ, máy
phá mẫu, tủ ấm
Bảo quản máy móc không Đặt máy móc thiết bị ở nơi
đúng quy trình
cao ráo, vệ sinh sạch sẽ sau
khi sử dụng, có thiết bị che
đậy với những thiết bị ít sử
dụng
Hóa chất không tương thích

với thiết bị (một số hãng chỉ có
độ tin cậy cao khi sử dụng hóa
chất của chính hãng đó)

Lựa chọn thiết bị tương
thích được với nhiều dòng
hóa chất hoặc mua thiết bị
đồng bộ với hóa chất)

Quá trình phân tích bị Không có thiết bị dự phòng Có đơn vị tin cậy để hỗ trợ
gián đoạn
trong trường hợp máy móc gặp khi cần thiết
sự cố hoặc đang trong thời gian Mua dự phòng
bảo dưỡng
Hết hóa chất (do không dự tính Dự tính lượng hóa chất vừa
đủ khối lượng sử dụng hoặc đủ dùng trong 3 tháng và có
hóa chất độc quyền không tìm nhiều nguồn cung cấp
được hãng thay thế)
Hóa chất bị hỏng

Bảo quản không đúng quy Cần có kho, tủ đựng hóa
trình
chất chuyên dụng, đảm bảo
độ thông thoáng, nhiệt độ,
độ ẩm… theo đúng yêu cầu
Hết hạn sử dụng

Dự tính lượng hóa chất vừa
đủ dùng trong 3 tháng và có
nhiều nguồn cung cấp


Đơn vị cung cấp không tin cậy

Tìm và lựa chọn đơn vị
cung cấp đáng tin cậy

1.3.3. Thay đổi chất lượng và lưu lượng nước thải đầu vào
i-13


Bảng 1.5. Các vướng mắc liên quan đến lưu lượng và chất lượng nước thải đầu vào
Các vướng mắc về kỹ
thuật thường gặp khi
vận hành

Nguyên nhân chính

Cách khắc phục

Thay đổi về lưu lượng, Do NM thi công trước hệ Điều chỉnh lại các thông số
nồng độ các chất ô nhiễm thống thu gom nên chưa xác vận hành (nếu có thể)
của nước thải đầu vào
định được chính xác chất lượng
nước thải cần xử lý
Tăng cường năng lực xử lý
Thay đổi về công nghệ, sản hoặc mở rộng thêm công
suất
phẩm của các NM trong KCN
Gia tăng số lượng các NM
trong KCN

1.3.4. Hệ thống điều khiển SCADA
Tại các NMXLNTT hiện nay chủ yếu dùng hệ thống điều khiển tự động hóa hoàn
toàn, góp phần giảm bớt nhân lực vận hành và điều khiển NMXLNTTT một cách khoa học
và chính xác. Hệ thống điều khiển SCADA giúp các đơn vị vận hành NMXLNTTT có thể
theo dõi thường xuyên các công trình xử lý, sao lưu các số liệu…qua hệ thống máy chủ đặt
tại phòng điều khiển, thuận tiện cho quá trình vận hành và quản lý sau này. Tuy nhiên, quá
trình điều khiển bằng hệ thống SCADA cũng gặp một số vướng mắc sau.
Bảng 1.6. Các vướng mắc thường gặp liên quan đến hệ thống SCADA
Các vướng mắc về kỹ
thuật thường gặp khi
vận hành
Hệ thống không làm việc

Nguyên nhân chính

Cách khắc phục

Chưa được bàn giao mã code

Yêu cầu cung cấp mã code
từ nhà cung cấp giải pháp

Lỗi hệ thống

Kiểm tra và khắc phục vấn
đề lỗi

Mất dữ liệu sao lưu

Do lỗi hệ thống


Định kỳ sao lưu ra đĩa CD
hoặc ổ cứng

Không truy cập được

Mất mạng internet

Khôi phục lại

Mất quyền truy cập code

Yêu cầu nhà cung cấp khôi
phục lại

Hệ thống làm việc không Hệ thống sensor bị lỗi
chính xác

Kiểm tra, sửa chữa hoặc thay
thế sensor

Thông số cài đặt không phù Cài đặt lại thông số
hợp
Hệ thống tự động khởi Hệ thống lỗi
động lại

Cài đặt lại các thông số,
trong thời gian đó chuyển
sang chế độ điều khiển tay


1.3.5. Sự cố với các bể sinh học, xử lý bùn cặn, xử lý mùi
Bảng 1.7. Các vướng mắc thường gặp liên quan đến các công trình xử lý chính
Các vướng mắc về kỹ

Nguyên nhân chính
i-14

Cách khắc phục


thuật thường gặp khi
vận hành
Bể xử lý sinh học
Hiện tượng bùn nổi nhiều Do sự trương nở bùn thường do Khắc phục vấn đề này bằng
trên mặt nước trong quá vi sinh vật dạng sợi
cách cho các hóa chất keo tụ
trình lắng
(Filamentous) hoạt động như
vào bể lắng;
những thanh nối ngăn chặn sự
tạo khối của những hạt bùn và
tạo ra khả năng lắng kém
Tỷ số F/M cao

Giảm lưu lượng nước thải,
giảm thải bùn để giảm tỷ số
F/M hay tăng tuổi bùn.

Nồng độ DO thấp


Kiểm tra DO có được duy trì
DO > 2 mg/l, nếu không
điều chỉnh tăng cấp khí

SVI quá cao

Điều chỉnh thông số
SVI<150.

pH quá cao hay quá thấp

Kiểm tra để có thể phải điều
chỉnh thông số pH =6,5-7,5)

Mất cân bằng tỷ lệ BOD:N:P

Bổ sung chất dinh dưỡng
hoặc thay đổi các thông số
vận hành

Hiện tượng bùn thối: Lượng bùn dư không được
thường là đen hoặc vàng bơm hết
tối, nổi lên trên bể trong
Do lưu lượng nước thải quá
quá trình lắng;
thấp
Sự tạo bọt bể xử lý sinh Nồng độ MLSS thấp
học.

Hình thành lớp váng bọt

trong bể xử lý sinh học

Có các dải bùn chạy dài

ơm bùn dư thường xuyên
Sục khí liên tục
Duy trì nồng độ MLSS trong
bể cao hơn bằng cách tăng
lưu lượng bùn hồi lưu.

Sục khí quá nhiều

Giảm cung cấp khí trong
thời gian lưu lượng đầu vào
thấp nhưng vẫn duy trì mức
DO không nhỏ hơn 2 mg/l.

ùn dư quá nhiều

Kiểm tra nồng độ bùn trong
bể sục khí, tăng lưu lượng
bùn thải.

Xuất hiện thành phần nước thải
công nghiệp ảnh hưởng quá
trình xử lý

Duy trì bình thường các
thông số vận hành


Nồng độ ôxy thấp trong bể sục
khí

Tăng lưu lượng sục khí

Mất cân bằng tỷ lệ BOD:N:P

Bổ sung chất dinh dưỡng
phù hợp

Tải trọng bùn quá cao

Giảm lượng bùn dư

i-15


Các hiện tượng bùn nổi
trong quá trình lắng

Thông số pH thấp

Điều chỉnh pH (pH7)

Hiện tượng có các đám bùn
nhỏ (đám đầu đinh)

Tăng lưu lượng bùn thải

Do xuất hiện dầu mỡ


Loại bỏ dầu mỡ và thực hiện
tách triệt để dầu mỡ ở bể
lắng.

Nồng độ NH3 cao ở đầu Nồng độ Oxy thấp trong quá
ra
trình sục khí

Tăng hàm lượng ôxy trong
quá trình sục khí

Nồng độ ôxy tại các khu vực bể Điều chỉnh đầu phân phối
không đều
khí phù hợp
Xuất hiện thành phần nước thải
công nghiệp ảnh hưởng quá
trình xử lý

Tìm cách hạn chế sự ảnh
hưởng bằng cách duy trì sự
ổn định của pH; tăng cường
quá trình nitrat hoá.

Thời gian lưu giữ bùn quá thấp

Tăng hàm lượng bùn trong
bể xử lý sinh học

Quá trình nitrat hóa chưa đạt

yêu cầu

Điều chỉnh và tăng thời gian
nitrat hoá

Tỷ lệ chất hữu cơ/Nitơ quá thấp Bổ sung cacbon từ bên ngoài
Nồng độ BOD ở đầu ra Do sục khí chưa đủ
tăng cao
Lượng bùn hoạt tính thấp

Tăng thời gian sục khí
Giảm lượng bùn thải

Xuất hiện thành phần kim loại
nặng; các chất dung môi; dung
dịch phenol; xyanua…

Xác định chính xác chất gây
ô nhiễm và tìm biện pháp
loại bỏ.

Bùn lắng kém

Cho thêm hóa chất

Do tải trọng bùn thấp, sẽ xảy ra
hiện tượng bùn tụ thành đám
nhỏ, nổi lên rồi trôi theo nước
trong quá trình tách nước khỏi
bể xử lý sinh học


Tăng lượng bùn dư, giảm
thời gian lưu giữ bùn.

Bể làm đặc bùn
Bùn nổi đầy bể làm đặc
bùn

ùn dư quá nhiều

vận hành máy ép bùn;

Bùn không lắng được

cho chất keo tụ trợ lắng;

Bùn vón cục bám từng mảng
trên mặt bể

vớt thủ công hoặc vận hành
cào bùn;

Bùn quá loãng

thêm chấp keo tụ;

ùn sau ép không đạt độ Do bùn quá loãng
khô
Máy ép bùn bị trục trặc


Bổ sung thêm chất polyme
Kiểm tra, điều chỉnh các
thông số máy ép bùn

Thiết bị khử mùi
Hệ thống các bơm không Cầu dao nguồn ngắt do đấu nối Đấu lại pha cho đúng
i-16


hoạt động

ngược pha
Quá tải

Kiểm tra lại toàn bộ nguyên
nhân gây quá áp, đóng lại
cầu dao

Hiệu suất xử lý khí giảm Thiếu ôxy
do vi sinh vật bị chết (với
Thiếu chất dinh dưỡng
hệ thống khử mùi vi sinh)

Bổ sung ôxy
Kiểm tra lại hoạt động của
bơm chất dinh dưỡng

Phát sinh một số chất độc, có Khôi phục lại hệ thống vi
hại cho vi sinh vật
sinh vật

Lớp đệm hữu cơ bị thối mục
Hàm lượng hóa chất cung
cấp không đủ (rửa khí)

ơm định lượng hỏng

Thay lớp đệm mới
Sửa bơm

Lượng khí thải tăng do sự cố Điều chỉnh bơm định lượng
trong các công trình sinh học
để tăng hàm lượng hóa chất

Bồn chứa hóa chất bị rò Ngoại lực, ăn mòn
rỉ (rửa khí)

Vá lại

ơm hóa chất bị rò (rửa Hở đầu nối, joang
khí)

Sửa hoặc thay mới

ơm hoạt động mà hóa
chất không ra

Sửa hoặc thay mới

ơm hỏng (bị tụt áp)
Hết hóa chất


Bổ sung hóa chất vào bể
chứa

(rửa khí)
Các bài học kinh nghiệm
-

Theo dõi thường xuyên các thông số của TXLNT. Khi có biến động phải kịp thời tìm
hiểu nguyên nhân và điều chỉnh các thông số vận hành để đảm bảo chất lượng nước
thải sau xử lý;

-

Kịp thời khắc phục khi xảy ra sự cố;

-

Chất lượng nước sau xử lý, bên cạnh việc căn cứ vào quy chuẩn thải QCVN (điều
kiện đủ), còn phải căn cứ vào khả năng tiếp nhận của nguồn nước (điều kiện đủ để
xác định mức độ cần thiết làm sạch nước thải một cách bền vững).

-

Chọn mô hình quản lý, vận hành và bảo dưỡng phù hợp.

2.

Nguyên tắc chung khi thực hiện công tác vận hành, bảo dưỡng


Các thiết bị tiêu thụ điện, dù tốt vẫn không tránh khỏi các rủi ro, ngay cả khi sử dụng
đúng chính xác, người sử dụng dễ bị chủ quan không kiểm tra kỹ trước khi thao tác dẫn
đến tai nạn.
Một số rủi ro thường xảy ra là:
-

Rủi ro khi nối thiết bị với nguồn cung cấp điện.

-

Rủi ro do sự rò rỉ điện.
Để thực hiện công việc bảo trì an toàn phải tuân theo các tiến trình sau:

-

Cử nhân viên có kinh nghiệm và thành thạo trong công việc thay thế và sửa chữa các
thiết bị điện cũng như các chi tiết về cơ khí của thiết bị tiêu thụ điện.

-

Phải bảo đảm tuyệt đối là thiết bị đã được cách ly khỏi nguồn cung cấp điện.
i-17


Đặt bảng báo hiệu để thông báo về việc sửa chữa.

-

Nếu sửa chữa các thiết bị tại nơi có khả năng phát sinh nhiều khí độc và dễ phát hoả
thì phải chú ý đến các vấn đề sau:

-

Không được thực hiện việc bảo trì một mình.

-

Làm thông thoáng nơi thao tác trước khi bắt đầu công việc.

-

Chuẩn bị trước các thiết bị phòng cháy (bình cứu hoả…).

-

Nếu việc sửa chữa đòi hỏi phải xuống hố, bể, thì phải trang bị dây an toàn và các
phương tiện thoát hiểm nhanh trong trường hợp khẩn cấp.

-

Khi thực hiện bảo trì đối với các thiết bị lắp đặt trong nước hoặc chất lỏng (không
gây cháy nổ) phải tiến hành kéo chúng lên khỏi chất lỏng.

3.

Vận hành, bảo dưỡng song chắn rác

3.1. Một số trục trặc thường gặp khi vận hành và cách khắc phục
Bảng 3.1. Một số trục trặc thường gặp và cách khắc phục khi vận hành song chắn rác
TT


Các sự cố

3

Kiểm tra và khởi động nguồn điện
cấp dự phòng.
Ổn định điện áp.

Tỷ số truyền của
động cơ không tương
thích

Điều chỉnh lại tỷ số truyền của động


Quá tải

Kiểm tra sự quá tải.

Lỗi mạch điều khiển

Kiểm tra lỗi xảy ra của sơ đồ điều
khiển mạch điện.

Rác bị tắc, rác vào Bộ phận cào rác cơ
bể lắng cát
khí bị hỏng
Phát sinh mùi
Động cơ
khởi động


6

Rác bám trước hoặc
sau máy tách rác

không Mất điện

Điều chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế
nếu cần thiết
Vệ sinh trước và sau máy tách rác
Kiểm tra và khởi động máy phát
điện dự phòng

Động cơ hỏng

Kiểm tra trục động cơ.
Kiểm tra nguồn điện và các cuộn
dây của môtơ.
Kiểm tra bộ khởi động của động cơ.

Máy vận hành
nhưng băng tải
truyền động không
đều.

Môtơ dẫn hướng bị
hỏng

Kiểm tra môtơ dẫn hướng.


Khớp bánh răng bị
ăn mòn

Điều chỉnh sự ăn khớp giữa các tấm
lật và các móc.

Xích tải bị mắc kẹt

Rác làm mắc kẹt

Loại bỏ rác thải bằng thủ công

Chất bẩn bám dính

Sử dụng thiết bị rửa bằng tia nước.

4

5

Cách khắc phục

Máy đang chạy thì Mất điện hoặc nguồn
dừng lại đột ngột
điện không tương
thích
1

2


Nguyên nhân

Cào rác hoạt động Cài đặt thời gian vận
i-18

Cài đặt lại thời gian, giảm thời gian


TT
7

8

Các sự cố
Nguyên nhân
nhưng không có rác hành cào rác quá lớn
vớt lên

Cách khắc phục
vận hành của cào rác xuống để tiết
kiệm điện

Hỏng thiết bị cơ khí

Sửa thiết bị cơ khí

Tấm lật bị hỏng

Sửa lại tấm lật


Bùn cặn nhiều ở Rác đầu vào tăng
ngăn tách rác

Vớt rác bằng thủ công để khắc phục
tạm thời. Kiểm tra lượng rác đầu vào
để điều chỉnh các thông số vận hành

3.2. Bảo dưỡng song chắn rác
Công tác bảo dưỡng thường xuyên thiết bị tách rác bao gồm làm sạch lưới chắn rác,
bộ truyền động bao gồm động cơ và băng tải hoặc xích tải,…
Công việc bao gồm:
Vệ sinh thường xuyên bên trong và bên ngoài băng chuyền.
Kiểm tra định kỳ hàng năm dây chuyền về độ ăn mòn, mức độ rò rỉ vòng đệm hộp ép
kín.
Kiểm tra định kỳ hàng năm trục xoắn ốc có bị mòn quá mức hay bị hư tổn bất
thường, trường hợp cần thiết phải thay mới.
Kiểm tra thường xuyên mức dầu và màu sắc của dầu trong hộp truyền động, định kỳ
thay dầu và mỡ bôi trơn theo hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị.

-

Vận hành, bảo dưỡng bể lắng cát

4.

4.1. Một số trục trặc thường gặp khi vận hành và cách khắc phục
Bảng 4.1. Một số trục trặc thường gặp và cách khắc phục khi vận hành bể lắng cát
TT


Hư hỏng

Nguyên nhân

Biện pháp khắc phục

1

Máy không làm Không có nguồn điện cung Kiểm tra nguồn điện, cáp
việc (không quay) cấp đến.
điện

2

Máy làm việc Điện nguồn mất pha đưa vào
nhưng có tiếng kêu môtơ.
gầm.
Cánh công tác bị chèn bởi các
vật cứng.
Hộp giảm tốc bị thiếu dầu,
mỡ.
Vòng bi bị khô dầu mỡ hay bị


3

Kiểm tra và khắc phục lại
nguồn điện.
Tháo các vật bị chèn cứng
ra khỏi cánh công tác.

Kiểm tra và bổ sung thêm,
hoặc thay nhớt mới
Châm dầu mỡ hoặc thay
mới.

Máy làm việc với Điện áp thấp dưới quy định.
Tắt máy, khắc phục lại tình
dòng điện vượt quá
trạng điện áp.
giá trị ghi trên
Độ cách điện của bơm giảm Sấy, nâng cao độ cách điện.
nhãn máy
quá qui định,  01M.
Bị sự cố về cơ khí : bánh răng, Phát hiện chỗ hư hỏng về
vòng bi, …
cơ để khắc phục.

4

Bùn cặn lắng hoặc Thiết bị gạt (thu) cặn bị sự cố
váng mỡ nổi nhiều
ở bể lắng sơ cấp
i-19

Vận hành ngay thiết bị gạt
cặn để khắc phục sự cố tức
thời


Thiết bị hớt váng vận hành Tăng thời gian vận hành

chưa hiệu quả
của thiết bị gạt cặn
Thay đổi chất lượng đầu vào

Điều chỉnh lại các thông số
vận hành

Thiết bị gạt cặn Thiết bị gạt cặn bị treo (không Điều chỉnh lại khoảng cách
hoạt động nhưng tiếp xúc được với váng cặn)
của thiết bị gạt cặn với mặt
không có cặn và
nước
dầu mỡ được thu
hồi.

5

Bùn cặn nổi

Thời gian lưu nước (cặn) lâu

6

Giảm lượng chất lắng cặn ở
đáy bể, tăng tần suất bơm
hút cặn lắng.
Dùng vòi phun áp lực cao
để làm cho các khối chất
rắn vỡ ra và được loại bỏ.


Tắc nghẽn trên các Chất rắn tích lũy
tấm chắn phân
phối

7

Rêu bám

Vệ sinh kỹ lưỡng bề mặt
tấm chắn để loại bỏ các
chất rắn tích tụ
Dùng dung dịch clo nồng
độ cao cho công tác vệ sinh
làm sạch

4.2. Bảo dưỡng bể lắng cát
Các thiết bị phải được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ thường xuyên. Trường hợp nếu
phát hiện thấy thiết bị nào có hiện tượng bất thường phải dừng ngay thiết bị đó để tìm
nguyên nhân và khắc phục kịp thời.
Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị bơm:
-

Cách ly thiết bị khỏi nguồn cung cấp điện.

-

Mở buồng bơm vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra xem có vết xước do ma sát giữa cánh bơm
và buồng bơm không. Điều này chứng tỏ rằng hoặc buồng bơm bị vật cứng chèn vào
gây nên vết xước hoặc vòng bi đã bị hỏng làm lệch tâm phải thay vòng bi mới.


-

Đo độ cách điện giữa pha với pha, pha với thân thiết bị xem có bị chạm mạch hay
chập mạch không.

-

Dùng một ly nhỏ trong suốt, lấy mẫu dầu cách điện (khoảng 50 ml) quan sát. Nếu
mẫu dầu có màu trắng đục điều này cho biết phốt đã bị hỏng vì nước xâm nhập vào
phải thay phốt và dầu cách điện. Nếu mẫu dầu có màu xám nhạt và cặn lơ lửng, phải
thay dầu cách điện.

-

Khi thay thế các chi tiết như: Phốt, gioăng,… phải sử dụng đúng loại của chính hãng.
Trong trường hợp phải sử dụng các chi tiết không chính hãng phải bảo đảm là các
kích thước phải chuẩn xác, vật liệu có tính năng kỹ thuật tương đương.

Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị cầu gạt:
-

Hư hỏng thường gặp ở loại thiết bị này là thiếu dầu bôi trơn, máy làm việc quá tải
dẫn đến hư hỏng các bánh răng truyền động và làm hư máy. Một vài hư hỏng
thường gặp như sau:

i-20


5. Vận hành, bảo dưỡng Trạm bơm
5.1. Sự cố và hướng giải quyết khi vận hành

Bảng 5.1. Một số sự cố thường gặp và hướng giải quyết khi vận hành trạm bơm
Sự cố

Nguyên nhân

Giải pháp

 Cảm biến độ ẩm đóng

 Kiểm tra chốt dầu có bị lỏng hay
hư hỏng không hoặc định vị và
thay thế phốt cơ khí/vòng đệm đã
hỏng

 Đo mức nước báo tràn

 Kiểm tra lại đo mức có bị hỏng
hoặc bị vướng không, đưa thiết bị
đo mức về vị trí OFF trong bể
chứa

 Cánh bơm bị kẹt

 Kiểm tra và loại bỏ các vật gây
trở ngại. Kiểm tra độ hở giữa
cánh bơm và tấm đáy (bottom
plate), điều chỉnh nếu cần thiết

ơm
không

hoạt động

 Van 2 chiều bị khóa, van 1  Mở van cổng, làm sạch van 1
chiều bị tắc nghẹt
chiều

ơm
chuyển
sang ON/OFF  Cảm biến nhiệt độ đóng
ngay lập tức

 Sai chiều xoay

 Môtơ sẽ tự động khởi động trở lại
ngay khi nhiệt độ bơm hạ xuống
 Kiểm tra thiết lập rơle nhiệt tại tủ
điện
 Kiểm tra xem cánh bơm có bị
nghẹt không
 Nếu các công tác trên đều không
phải nguyên nhân, cần kiểm tra
dịch vụ
 Đổi chiều xoay bằng cách thay
đổi 2 cực của cáp điện cấp

Lưu lượng/Cột
 Độ hở giữa cánh bơm và tấm  Giảm độ hở xuống
áp thấp
đáy (bottom plate) quá lớn


ơm ồn hoặc
rung quá mức

Lỗi kiểm
điện áp cao
Lỗi

kiểm

tra

 Van 2 chiều chỉ mở 1 phần

 Mở van hoàn toàn

 Bạc đạn bị khiếm khuyết

 Thay mới

 Cánh bơm bị nghẹt

 Gỡ vật gây nghẹt và làm sạch
bằng nước

 Sai chiều xoay

 Đổi chiều xoay bằng cách thay
đổi 2 cực của cáp điện cấp

 Nước vào môtơ


 Thay stato

 Lớp bảo vệ stato hỏng

 Thay stato

 Cáp điện bị hỏng

 Thay dây cáp

tra  Lỗi stato

 Sửa chữa/ Thay mới stato
i-21


Sự cố

Nguyên nhân

Giải pháp

điện trở
5.2. Bảo dưỡng Trạm bơm
5.2.1. Bảo dưỡng rọ chứa rác
Bảng 5.2. Kế hoạch bảo dưỡng phòng ngừa rọ chứa rác
Hạng mục

Tần suất


Trách nhiệm

Ghi chú

Rọ chứa rác
ánh đà

6 tháng

Xiết ốc và bu lông
Kiểm tra rọ rác
Kiểm tra bánh đà

ánh răng

6 tháng

Kiểm tra bánh răng

6 tháng

Kiểm tra dây kéo
Tra dầu mỡ

Dây kéo

5.2.2. Bảo dưỡng pa lăng điện
Bảng 5.3. Kế hoạch bảo dưỡng phòng ngừa pa lăng điện
Hạng mục


Tần suất

Ghi chú

Hàng ngày

Kiểm tra tình trạng chung
Kiểm tra dây xích bằng mắt
Kiểm tra bộ hãm có hoạt động tốt hay không

Hàng tháng

Nạo vét và tra dầu mỡ dây xích
Kiểm tra độ ma sát có hoạt động tốt hay không
Kiểm tra tình trạng các tiếp xúc điện trên pa lăng và
bánh xe.
Kiểm tra các gioăng trên máy

3 tháng

Tra dầu mỡ bánh răng, trục quay và móc tải
Kiểm tra hộp xích bằng cách mở móc tải và kiểm tra
chốt an toàn có hoạt động tốt hay không.
Kiểm tra bản bánh răng bằng mắt xem có nứt và
biến dạng hay không.

Pa lăng điện kéo rọ
đựng rác


6 tháng
Pa lăng điện của
song chắn rác kiểu
thùng
Hàng năm

Kiểm tra bộ hãm của bộ phận nâng.
Kiểm tra độ ma sát của thiết bị.
Kiểm tra bánh răng và xích kéo.
Tổng thể - kiểm tra toàn bộ pa lăng, điều chỉnh bộ
hãm, tải trọng, nút bấm.

5.2.3. Bảo dưỡng ngăn bơm chìm
Nạo vét ngăn bơm trong trạm bơm chìm:
i-22


-

Thời gian làm việc: khoảng từ 3-4 giờ.

-

Hoạt động chính:
+

Loại bỏ lắng cặn cát, đá, rác và dầu mỡ;

+


Loại bỏ tắc nghẹt trong bơm;

5.2.4. Bảo dưỡng Bơm chìm
Trước khi tiến hành bảo trì máy bơm cần thiết ngắt nguồn điện chính và treo biển
báo sửa chữa để đảm bảo nguồn điện không vô tình được bật lên.
Trong điều kiện bơm đang hoạt động, vỏ môtơ bơm có thể rất nóng. Để tránh bị
bỏng, bơm cần được hạ nhiệt trước khi kéo lên.
Vận chuyển bơm: nâng bơm lên mặt đất hay sàn công tác để bảo dưỡng.
-

Vị trí bơm phải thẳng;

-

Độ lệch tốt đa là 1 mm trên chiều dài 1 m.

Bảo dưỡng Bơm chìm
-

Bao gồm các công việc:
Thay dầu
Kiểm tra độ kín khít
Độ mòn cánh bơm
Kiểm tra dây cáp điện
Ống dẫn hướng
Xích nâng
Mấu ăn khớp

Thay dầu bôi trơn
Khoang đệm kín giữa buồng bơm và buồng chứa nước thải đã được châm dầu sẵn tại

nơi sản xuất. Dầu được thay mới chỉ trong các trường hợp sau:
-

Sau một khoảng thời gian phục vụ nhất định.

-

Khi cảm biến độ ẩm DI phát hiện sự xâm nhập của nước vào khoang đệm kín hoặc
buồng bơm.
Tháo dầu sau khi tiến hành xong công tác sửa chữa.
Khi bơm không được sử dụng, tháo dầu trong bơm trước khi lưu kho.
Bảng 5.4. Kế hoạch bảo dưỡng phòng ngừa bơm chìm
Hạng mục
ơm chìm nước thải

Tần suất
6 tháng

Ghi chú
ơm phải được kéo lên để kiểm tra:
1-Mức dầu
2-Độ nhiễm nước trong dầu
3-Độ ăn mòn cánh bơm
4-Độ ăn mòn và nứt thân bơm
5-Độ kín khít của ốc và bu lông
Thay dầu (loại SAE10 tới SAE20 )

i-23



Ống dẫn hướng
Dây dẫn hướng
Xích kéo

Kiểm tra độ ăn mòn ống
Kiểm tra độ trùng dây
Kiểm tra sự chắc chắn của xích

6 Tháng

Bảo dưỡng Bơm chìm – Cánh bơm
Tháo cánh bơm: Cánh bơm có thể được tháo ra khỏi buồng bơm bằng vít đặc biệt.

-

Bảo dưỡng Thiết bị điện
Chú ý: Việc bảo dưỡng và sửa chữa chỉ được thực hiện bởi những người được đào
tạo chuyên nghiệp như thợ điện.
Bảo dưỡng Pa lăng điện kéo bơm
Bảo dưỡng các thiết bị khác
Bảng 5.5. Kế hoạch bảo dưỡng phòng ngừa các thiết bị khác
Hạng mục

Tần suất

Ghi chú

Cửa phai

6 tháng


Làm vệ sinh bằng ống phun nước làm sạch cặn
Kiểm tra độ kín khít của tất cả các ốc vít (thay thế nếu
bị ăn mòn)
Kiểm tra rò rỉ giữa khung và tường bê tông
Kiểm tra khung, cửa hoặc gioăng
Kiểm tra tất cả những bộ phận chuyển động
Loại bỏ dầu mỡ cũ tại tay quay bằng thép không rỉ
Tra dầu mỡ tay quay

Van xả khí

6 tháng

Làm vệ sinh thiết bị
Kiểm tra độ kín khít của tất cả các ốc vít (thay thế nếu
bị ăn mòn)
Kiểm tra rò rỉ. Nếu có rò rỉ, tháo, sửa chữa hoặc lắp lại
bộ phận mới.
Tra dầu mỡ bộ phận chuyển động

Van chặn

6 tháng

Kiểm tra rò rỉ. Nếu có rò rỉ, tháo, sửa chữa hoặc lắp lại
bộ phận mới.
Tra dầu mỡ bộ phận chuyển động

Van một chiều


6 tháng

Kiểm tra bộ phận chuyển động
Tra đầu mỡ bộ phận chuyển động

6.

Vận hành, bảo dưỡng bơm trục vít

6.1. Sự cố và hướng giải quyết khi vận hành
Bảng 6.1. Các sự cố và hướng giải quyết khi vận hành bơm trục vít
Sự cố
ơm bị rò rỉ

Nguyên nhân
 Phốt bơm bị hư
i-24

Giải pháp
 Thay phốt bơm


Sự cố

Khớp nối ống bị rò rỉ

Nguyên nhân
 Thân bơm bị rạn nứt




 Khớp nối ống bị lỏng 
hoặc bị gãy
 Ống hút bị tắc nghẽn hoặc 
sai kích thước
 Ống hút bị vỡ

 Khí bị rò rỉ từ ống đầu 
vào


ơm hoạt động sai

Lưu lượng đầu ra nhỏ hoặc  Lỗ thông của bơm bị chặn
 Ống đẩy hoặc khớp nối
không có
ống bị chặn
 Ống đẩy bị gãy
 Ống đẩy hoặc khớp nối
ống bị rò rỉ
 Bộ phận bơm bị hư hỏng
 Cánh bơm không quay
 Công suất động cơ thấp





Giải pháp

Tham khảo ý kiến của
nhà cung cấp
Loại bỏ và sửa chữa hoặc
thay thế khớp nối ống
Loại bỏ nguyên nhân gây
tắc nghẽn ống hoặc thay
thế ống cho đúng kích
thước.
Thay ống hút
Kiểm tra ống hút và làm
cho thoát khí, thay thế
nếu cần thiết
Hoạt động bơm – xem tài
liệu hướng dẫn phần khởi
động
Loại bỏ chướng ngại vật
Loại bỏ chướng ngại vật

 Thay thế ống đẩy
 Kiểm tra và sửa chữa
hoặc thay ống đẩy hoặc
khớp nối ống
 Thay bơm – tham khảo ý
kiến nhà cung cấp
 Tham khảo ý kiến nhà
cung cấp
 Tham khảo tài liệu hướng
dẫn sử dụng động cơ

6.2. Bảo dưỡng bơm trục vít

6.2.1. Bôi trơn
-

Máy bơm không đòi hỏi thường xuyên phải bôi trơn.

-

Bảo trì và bôi trơn động cơ nên được thực hiện theo các hướng dẫn của nhà sản xuất.

-

ôi trơn các chốt bu lông tại các liên kết chốt bu lông

-

Khuyến cáo cần thay dầu và kiểm tra liên kết của các chốt bu lông.

-

Khi cần thiết, thay thế phần liên kết hao mòn.

6.2.2. Để bơm hoạt động bình thường
-

Máy bơm nên thường xuyên được rửa hoặc làm sạch nếu lớp cặn của chất lỏng có
khả năng được tích tụ lại.

-

Nếu máy bơm cần tháo rời, đảm bảo là công tắc bơm và động cơ phải được tắt và

không xảy ra trường hợp vô tình bật lên (ví dụ như ngắt cầu chì).

7.

Vận hành, bảo dưỡng bơm định lượng

7.1. Sự cố và biện pháp khắc phục khi vận hành
Bảng 7.1. Các sự cố và hướng giải quyết khi vận hành bơm định lượng
i-25


×