Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.4 KB, 28 trang )

I. Thông tin chung về sáng kiến
1. Tên sáng kiến: Một số phương pháp giúp học sinh học và làm tốt bài tập về
Mệnh đề quan hệ
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
3. Tác giả:
Họ và tên: Triệu Thị Bích Mai
Ngày/ tháng/ năm sinh: ngày 16 tháng 10 năm 1987
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Đình Lập
Điện thoại: 01684875835
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có)
Tên đơn vị: Trường THPT Đình Lập
Địa chỉ: Khu 8 – TT Đình Lập – huyện Đình Lập – tỉnh Lạng Sơn
Điện thoại: 02053847132
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: máy vi tính, không gian, đối
tượng, cơ sở vật chất.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 2/ 2016
II. Mô tả giải pháp truyền thống đã, đang áp dụng:
Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới, là một môn học quan trọng trong
nhà trường. Tiếng Anh không những cần thiết cho nghành du lịch, nhà làm doanh
nghiệp, công ty nước ngoài, người sử dụng máy tính mà còn cần thiết trong mọi
hoạt động.
Hiện nay, theo quan điểm của phương pháp dạy học mới thì mục đích dạy học là
rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ là nghe – nói – đọc – viết; song song với bốn kĩ
năng đó thì kĩ năng làm bài tập, biết làm bài tập cũng là một kĩ năng quan trọng,
giúp học sinh hiểu và làm được bài tập.
Hầu hết các giáo viên ngoại ngữ đều coi ngữ pháp là khối lượng kiến thức
khổng lồ mà cần rất nhiều phương pháp để giải thích làm sao cho học sinh hiều
được về cách dùng của cấu trúc ngữ pháp đó đồng thời biết cách áp dụng kiến thức
ngữ pháp đó vào làm bài tập.
Đưa ra những ví dụ để học sinh hiểu được cách dùng của các đại từ quan hệ nói
chung.


2.1 Các đại từ quan hệ
WHO: người mà

Page 1 of 28


Là đại từ quan hệ chỉ người làm chủ ngữ, đứng sau tiền ngữ chỉ người để làm
chủ ngữ (hoặc tân ngữ: dùng phổ biến trong văn nói) cho động từ đứng sau nó.
Theo sau “who” là một động từ.
Ví dụ: The man who answered the phoned said Tom was out.
The people who we visited yesterday were very nice.
WHOM: người mà
Là đại từ quan hệ chỉ người làm tân ngữ, đứng sau tiền ngữ chỉ người để làm tân
ngữ cho động từ đứng sau nó. Theo sau “whom” là một chủ ngữ.
Ví dụ: The man whom I respect most is my father.
WHICH: cái mà, vật mà, điều mà
Là đại từ quan hệ chỉ đồ vật, con vật, sự kiện, … làm chủ ngữ hoặc tân ngữ cho
động từ sau nó. Theo sau “which” có thể là một động từ hoặc một chủ ngữ.
Ví dụ: The meeting which I went to was interesting.
I looked at the moon which was very bright that evening.
THAT
Là đại từ quan hệ chỉ cả người lẫn vật, có thể được dùng thay cho who, whom,
which trong mệnh đề quan hệ xác định (defining relative clause). Không dùng
“that” trong mệnh đề quan hệ không xác định (non-defining relative clause).
Ví dụ: I thanked the man that/ who had helped me.
The child smiled at the woman that/ whom he didn’t know.
The book that/ which I need can’t be found in the library.
Children enjoy reading the books that/ which have coloured pictures.
I can see the girl and her dog that are running in the park.
WHOSE: người mà có, cái mà có (sở hữu)

Là đại từ quan hệ chỉ người, thay cho tính từ sở hữu. “Whose” cũng được dùng
cho “of which”. Theo sau “Whose” luôn là 1 danh từ.
Ta dùng whose để thay thế cho một yếu tố sở hữu của người hay vật như:
- Đại từ sở hữu: my, your, his, her, their, our, its …
- Danh từ sở hữu (sở hữu cách): mother’s, Lan’s, my dog’s …
- Of: of him, of her, of them …
- Belong to
Ví dụ: John found the cat whose leg was broken.
Do you know the American woman whose name is Margaret Mitchell?
2.2 Các trạng từ quan hệ
Page 2 of 28


WHEN: khi mà, lúc mà
Là trạng từ quan hệ chỉ thời gian, đứng sau tiền ngữ chỉ thời gian, dùng thay cho
at, on, in + which, then.
Ví dụ: I have not decided the day when I’ll go to London. (= on which)
That was the time when he managed the enterprise. (= at which)
WHERE: nơi mà
Là trạng từ quan hệ chỉ nơi chốn, thay cho at, on, in + which, there.
Ví dụ: That is the house where we often stay in summer. (= in which)
The airport where we are going to arrive is the most modern one.
WHY: mà, tại sao mà
Là trạng từ quan hệ chỉ lí do, đứng sau tiền ngữ “the reason”, dùng thay cho “for
the reason”.
Ví dụ: She doesn’t want to talk to the reason why she divorced her husband. (= for
which)
I don’t know the reason why she left school.
2.3 Giới từ đi với mệnh đề quan hệ (Preposition with relative clause)
- Trong tiếng Anh trang trọng, khi “whom” và “which” là tân ngữ của giới từ thì

giới từ được đặt trước đại từ quan hệ. Nhưng thường thì giới từ được chuyển về
cuối mệnh đề và trong trường hợp này mệnh đề quan hệ xác định có thể lược bỏ
đại từ quan hệ hoặc dùng “that” thay thế cho “whom” hoặc “which”. Giới từ không
đứng trước “that”.
Ví dụ: + The woman is my sister. You are talking about her.
→ The woman about whom you are talking is my sister.
→ The woman (whom/ that) you are talking about is my sister.
+ The picture is very expensive. You are looking at it.
→ The picture at which you are looking is very expensive.
→ The picture (which/ that) you are looking at is very expensive.
- Khi giới từ đứng cuối mệnh đề quan hệ là thành phần của động từ kép thì ta
không đem giới từ ra trước “whom” và “which”.
Ví dụ: This is the pen which I am looking for. (tìm kiếm)
That is the child whom you have to look after. (chăm sóc)
- Khi dùng “whom” và “which” có thể để các giới từ ở sau, ngoại trừ “without”.
Ví dụ: The man whom Mary is talking to is Mr Pike.
That is the man without whom we’ll get lost.
Page 3 of 28


- Dùng cấu trúc: all of/ most of/ both of/ none of/ neither of … + whom/ which …
để thành lập mệnh đề quan hệ không xác định (non-defining).
Ví dụ: Tom has three sisters, all of whom are married.
I’ve sent him two letters, neither of which he has received.
We met some foreigners, none of whom can speak Vietnamese.
2.4 Dạng rút gọn của mệnh đề quan hệ: mệnh đề quan hệ có thể rút gọn theo 3
cách:
2.4.1/ Using participle phrases (sử dụng cụm phân từ)
- Sử dụng cụm hiện tại phân từ (Using present participle phrase): Khi động từ
trong mệnh đề quan hệ xác định ở thể chủ động, ta có thể dùng cụm hiện tại phân

từ (V-ING phrase) thay cho mệnh đề đó.
Ví dụ: + The man who is standing overthere is a clown.
→ The man standing overthere is a clown.
+ The envelop which lies on the table has no stamp on it.
→ The envelop lying on the table has no stamp on it.
- Sử dụng cụm quá khứ phân từ (Using past participle phrase): Khi động từ
trong mệnh đề quan hệ xác định ở thể bị động ta có thể dùng cụm quá khứ phân từ
(Ved/ V3 phrase) để thay thế cho mệnh đề đó.
Ví dụ: + The city which was destroyed during the war has now been rebuilt.
→ The city destroyed during the war has now been rebuilt.
+ The students who were punished by the teacher are very lazy.
→ The students punished by the teacher are very lazy.
2.4.2/ Using infinitive phrase (for sb to do) (Sử dụng cụm từ nguyên mẫu)
- Khi mệnh đề quan hệ theo sau danh từ có các từ the first/ the second/ the third
… , the last/ the only, và so sánh nhất ta có thể thay thế bằng cụm từ nguyên mẫu.
Ví dụ: + The last person who leaves the room must turn out the lights.
→ The last person to leave the room must turn out the lights.
+ The only one who understood that problem was Lan.
→ The only one to understand that problem was Lan.
- Khi mệnh đề quan hệ chỉ một mục đích, nhiệm vụ hoặc sự cho phép.
Ví dụ: + I have some letters that I must write.
→ I have some letters to write.
+ English is an important language which we have to master.
→ English is an important language to master.
Page 4 of 28


+ We had a river in which we could swim.
→ We had a river to swim in.
Lưu ý: Nếu hai chủ ngữ ở mệnh đề chính và mệnh đề quan hệ khác nhau ta phải sử

dụng cấu trúc for S.O to do S.T.
Ví dụ: We have some picture books that children can read.
→ We have some picture books for children to read.
2.4.3/ Using noun phrase (Sử dụng cụm danh từ)
Mệnh đề quan hệ không xác định có cấu trúc S + be + noun có thể được rút gọn
bằng cách dùng cụm danh từ.
Ví dụ: + We visited Madrid, which is the capital of Spain.
→ We visited Madrid, the capital of Spain.
+ George Washington, who was the first president of the United States, was
a general in the army.
→ George Washington, the first president of the United States, was a
general in the army.
2.5 Lược bỏ đại bỏ đại từ quan hệ (Omission of relative pronoun)
Các đại từ quan hệ có chức năng tân ngữ trong mệnh đề quan hệ xác định đều có
thể lược bỏ. (“whom” và “which”)
Ví dụ: I like the composition (which) you wrote.
Do you know the boy (whom) we met yesterday?
Tuy nhiên, các đại từ quan hệ có chức năng làm tân ngữ trong mệnh đề quan hệ
không xác định không thể lược bỏ.
Ví dụ: Mary and Margaret, whom you met yesterday, are twins.
Ta cũng không thể lượt bỏ đại từ quan hệ “whom” hay “which” khi nó đứng sau
giới từ. Muốn lược bỏ ta phải đưa giới từ về cuối mệnh đề.
Ví dụ: The teacher with whom we studied last year is Mr Pike.
The examination in which I was successful lasted two days.
2.6 Các trường hợp sau đây phải dùng “that”
- Khi cụm từ đứng trước vừa là danh từ chỉ người và vừa là danh từ chỉ vật.
Ví dụ: He told me about the places and people that he had seen in London.
- Sau các tính từ so sánh nhất, the first và the last.
Ví dụ: She is the most intelligent woman that I’ve ever met.
Paris is the finest city that she’s ever visited.

That is the last novel that he wrote.
Page 5 of 28


She was the first person that broke the silence.
- Được dùng thay cho which trong mệnh đề quan hệ xác định khi được dùng sau
các từ: all, only (duy nhất) và very (chính là), much, none, no.
Ví dụ: All that he can say is this.
I bought the only table that they had.
You’re the very woman that I would like to see.
- Sau các đại từ bất định.
Ví dụ: I met someone that said he knew you.
He never says anything that is worth listening to.
- Thường dùng sau cấu trúc câu chẻ: It + be (was/is) … that + … (chính … mà
…) mệnh đề quan hệ:
Ví dụ: It's the writer that we want to see.
It was the gift that I gave him.
III. Mô tả sáng kiến
3.1. Tính mới, tính sáng tạo:
Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT Đình Lập, tìm hiểu về thực trạng học tập
học sinh trong các tiết dạy, và qua trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp tôi
thấy trong các tiết học Tiếng anh nhất là tiết học về ngữ pháp thì học sinh luôn có
những nội dung làm cho học sinh khó hiểu và không có cách nào đề làm được bài
tập mặc dù công thức áp dụng vào làm bài tập luôn được giáo viên đưa ra. Điều đó
gây cho học sinh sự nhàm chán và bắt đầu có hiện tượng không chú ý đến bài
giảng. Đối với bài giảng về “Mệnh đề quan hệ” thì học sinh càng khó hiểu hơn
nữa do có nhiều đại từ quan hệ chỉ người, chỉ vật, chỉ thời gian, chỉ nơi chốn ... rồi
lại thêm các dạng lược bỏ, rút gọn, có sử dụng giới từ ....
Nội dung về Mệnh đề quan hệ nghe qua cách sử dụng thì rất dễ nhưng khi nào đi
vào nội dung từng phần thì lại có nhiều dạng, nhiều phần khác nhau. Chính vì điều

đó nên học sinh hay bị nhầm lẫn các dạng với nhau. Trong đó, mệnh đề quan hệ
được coi là “tứ trụ” trong toàn bộ các điểm ngữ pháp của Tiếng Anh. Nó được đưa
vào giảng dạy trong phần Language focus chương trình Tiếng Anh lớp 10, 11 hệ
THPT. Đây là phần ngữ pháp khá quan trọng, và bài tập của phần mệnh đề quan hệ
rất đa dạng. Mặt khác, bài tập về Mệnh đề quan hệ thường xuyên xuất hiện trong
các kì thi Tốt Nghiệp cũng như Cao Đẳng và Đại Học.
Vậy phải làm thế nào để học sinh yêu thích nội dung này và xem nó không phải
là một nội dung học khô khan và khó hiểu?
Để giờ học đạt hiệu quả, tôi đã thực hiện một số phương pháp sau:
3.1.1 Phương pháp giảng dạy
Page 6 of 28


3.1.1.1 Giới thiệu ngữ liệu mới (presentation): Tôi thường đưa ra những ví dụ, tình
huống, tạo ngữ cảnh làm cho học sinh dễ hiểu nhất, để dẫn nhập vào “Đại từ quan
hệ”.
Ví dụ: The girl who is standing overthere is my girlfriend.
(Cô bé đứng đằng kia là bạn gái tôi đó)
She is the most beautiful woman whom I’ve ever met.
(Cô ấy là người phụ nữ đẹp nhất mà tôi từng gặp)
Thank you very much for the present which you sent me.
(Cảm ơn nhiều về món quà mà em đã tặng tôi)
I will never forget the moment when he said he loved me.
(Tôi chưa bao giờ quên được cái khoảnh khắc mà anh ấy tỏ tình với tôi)
I never forget the park where we met each other for the first time.
(Em không bao giờ quên được cái công viên nơi chúng ta đã gặp nhau lần
đầu tiên)
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Đoán tên các bạn trong lớp”
Giáo viên chia lớp học thành 2 nhóm, mỗi nhóm chọn ra một người đại diện
tham gia chơi trò chơi. Hai học sinh đại diện được nhìn qua lớp học một lần rồi

quay lên bảng. Giáo viên phải chuẩn bị bảng phụ có các câu gợi ý, nêu lên cho học
sinh, nếu bạn của đội nào đoán được tên nhanh sẽ ghi được điểm, các bạn dưới lớp
sẽ dùng Tiếng Anh để đưa ra những gợi ý giúp bạn.
Gợi ý:
• The boy is tall. He is wearing a blue jacket.
• The girl has got long black hair. She come from Đăk roong.
• The girl study very well. She sits next to Lan.

Sau khi học sinh tham gia trò chơi xong giáo viên treo bảng phụ có chứa các câu
gợi ý lên bảng. Hướng dẫn để dẫn nhập vào “Mệnh đề quan hệ”.
3.1.2 Sử dụng tranh ảnh, vật thật, trực quan sinh động, tổ chức cho học sinh chơi
trò chơi … để dẫn nhập vào bài.
Unit 10: NATURE IN DANGER – LANGUAGE FOCUS

Page 7 of 28


Giáo viên chỉ vào bức tranh, chỉ vào người nữ và nói: This is Miss Lan. This man
is her teacher.
Và hỏi học sinh: Who is Lan talking to? – She talking to the tacher.
→ The man is Lan’s teacher. Lan is talking to him.
→ The man whom Lan is talking to is her teacher.
Unit 11: SOURCES OF ENERGY – LANGUAGE FOCUS
- Sử dụng hình ảnh:

First Man Into Space – Yuri Gagarin (1934 – 1968)
Đặt câu hỏi cho học sinh: Who is he?
Yuri Gagarin was the first man who flew into space.
Mệnh đề quan hệ trong câu trên có “the first” đứng trước có thể được giản lược về
dạng “to infinitive”.

→ Yuri Gagarin was the first man to fly into space.
Page 8 of 28


- Sử dụng vật thật: Giáo viên cầm quyển truyện “Harry Potter” và hỏi:

Who is the author of this book? – J.K.Rowling. Chúng ta có thể đặt câu như sau:
Harry Potter, which was written by J.K.Rowling, was very interesting.
Mệnh đề quan hệ trong câu trên có thể được giản lược về dạng V3/Ved.
3.1.3 Khuyến khích học sinh tự nhận biết cấu trúc mới, từ mới.
3.1.4 Giáo viên thường xuyên cung cấp vốn từ, từ vựng.
3.1.5 Cho học sinh thực hành sử dụng ngôn ngữ (practice)
+ Thực hành máy móc.
+ Thực hành có hướng dẫn.
3.1.6 Tổ chức luyện tập trên lớp: cả lớp, theo nhóm, theo cặp, cá nhân. Phát huy
việc luyện tập theo cặp, theo nhóm. Đặc biệt là theo nhóm, phân chia lớp học theo
nhóm, một lớp khoảng 4, 5 nhóm, cử các học sinh khá giỏi trong lớp làm “leader”
có trách nhiệm giảng giải thêm cho các bạn yếu kém trong các giờ làm bài tập.
3.1.7 Sản xuất ngôn ngữ (production)
+ Kiểm tra khả năng sử dung ngôn ngữ của học sinh tôi thường đưa thêm các dạng
bài tập ứng dụng như hoàn thành câu, đặt câu theo tranh, tình huống. Thiết lập tình
huống cho học sinh đàm thoại sử dụng ngôn ngữ mới. Tổ chức các trò chơi.
Để làm tốt được các hoạt động trên tôi luôn là người hướng dẫn tốt, theo phương
châm dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Ngoài ra tôi khai thác tốt các dụng cụ
trực quan, hình vẽ, tranh vẽ, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
3.2. Phương pháp làm bài tập
3.2.1 Bài tập dạng điền đại từ quan hệ thích hợp vào chỗ trống
+ Bước 1: Xác định xem tiền ngữ là người hay vật ...
+ Bước 2: Xác định chức năng của đại từ quan hệ: chủ ngữ hay tân ngữ, sở hữu
hay trạng từ …

+ Bước 3: Loại mệnh đề quan hệ: Xác định hay không xác định.
* “who” trong cấu trúc:
Page 9 of 28


… Noun/ pronoun (person) + who + verb …
Ví dụ: The man who comes from Italy has met your boss
(person)

V

* “whom” trong cấu trúc:
… Noun/ pronoun (person) + whom + subject + verb …
Ví dụ: We like the man whom you talked to yesterday.
(person)

S

V

* “which” trong cấu trúc.
… Noun/ pronoun (thing) + which + verb …
… Noun/ pronoun (thing) + which + subject + verb …
Ví dụ: She shows me the table which was made by her father.
(thing)

V

Do you like this car, which Mr.Tan bought last month?
(thing)


S

V

Lưu ý: “which” có thể được sử dụng để thay thế cho một mệnh đề đứng trước nó
(= and this/ and that/ it)
Ví dụ: John is so lazy, and this makes Mrs. Green worried.
→ John is so lazy, which makes Mrs. Green worried.
* “whose” trong cấu trúc.
… Noun/ pronoun + whose + noun + verb …
… Noun/ pronoun whose + noun + subject + verb …
Ví dụ: + The girl looks disappointed. Her examination result is so bad.
→ The girl whose examination result is so bad looks disappointed.
+ That is the girl. I took her hat by mistake yesterday.
→ That is the girl whose hat I took by mistake yesterday.
* “where” trong cấu trúc.
… Noun/ pronoun ( = a place) + where + subject + verb …
Ví dụ: We visit the hospital. We were born there/in that hospital.
→ We visit the hospital where we were born.
* “when” trong cấu trúc.
… Noun/ pronoun (= time ) + when + subject + verb …
Ví dụ: She will never forget the day. She first met him on that day.
Page 10 of 28


→ She will never forget the day when she first met him.
* “why” trong cấu trúc.
… Noun/ pronoun (reason) + why + subject + verb …
Ví dụ: She has just told me the reason. She left the company for that reason.

→ She has just told me the reason why she left the company.
Notes:
Chúng ta có thể sử dụng: “Preposition (in/ at/ on/ from …) + “which” để thay cho
“where, when hay why”
Ví dụ: She has just told me the reason why/ for which she left the company.
We visit the hopital where/ in which we were born.
She will never forget the day on which she first met him.
BÀI TẬP ÁP DỤNG: Complete the sentences with the suitable relative
pronouns.
1. The girl _________ is standing over there is my sister.
Ta thấy đại từ quan hệ lúc này đóng vai trò là chủ ngữ của mệnh đề quan hệ xác
định và lặp lại danh từ đứng trước nó là the girl (cô gái) - chỉ người.
Vậy đáp án là who hoặc that.
2. Daisy’s bed, _________ I slept on last night wasn’t very comfortable.
Ta thấy đại từ quan hệ lúc này đóng vai trò là tân ngữ của mệnh đề quan hệ không
xác định và lặp lại danh từ đứng trước nó là the bed (cái giường) - chỉ vật.
Vậy đáp án là which.
+ Chọn đại từ quan hệ điền vào
3. The house _________ she bought last year is very nice.  which/ that
4. The woman _________ keeps this library is Mrs Thu.  who/ that
5. The man _________ daughter I always go to school with is a good doctor. 
whose
6. This is the school in _________ my father used to teach.  which
3.2.2 Bài tập dạng mệnh đề quan hệ theo sau một giới từ (Relative clause
following a preposition)
Chúng ta hãy xem ví dụ sau đây:
Ví dụ: The old man is working here. The doctors are looking after him.
Page 11 of 28



(Ông già đang làm việc ở đây. Các bác sĩ đang chăm sóc ông ấy)
Dùng đại từ quan hệ để nối cặp câu trên chúng ta có hai cách viết.
Cách 1: The old man that the doctors are looking after is working here.
Trong cách này:
- Đại từ quan hệ that đứng đầu mệnh đề quan hệ, làm túc từ cho “are looking
after”.
- That đứng một mình không kèm giới từ “after”.
Cách 2: The old man after whom the doctors are looking is working here.
Trong cách này:
- Whom, đại từ quan hệ chỉ người, làm túc từ.
-Whom đặt sau giới từ “after”, mở đầu mệnh đề quan hệ.
Như vậy đối với các động từ có kèm giới từ trong mệnh đề quan hệ, chúng ta phải:
Mở đầu mệnh đề quan hệ bằng: giới từ + whom hay which
Mở đầu mệnh đề quan hệ bằng that, lúc đó giới từ sẽ nằm sau động từ.
Lưu ý: Những mệnh đề quan hệ khởi đầu bằng các trạng từ quan hệ như when,
where hoặc why cũng có thể viết bằng:
GIỚI TỪ + đại từ quan hệ WHICH
Ví dụ: + Sunday is the day. We have nothing to do on that day.
→ Sunday is the day when we have nothing to do.
→ Sunday is the day on which we have nothing to do.
+ I love the house. I was born and grew up there.
→ I love the house where I was born and grew up.
→ I love the house in which I was born and grew up.
+ Tell me the reason. You didn’t come here for that reason.
→ Tell me the reason why you didn’t come here.
→ Tell me the reason for which you didn’t come here.
BÀI TẬP ÁP DỤNG: Combine these sentences into one, using relative
pronouns with preposition and relative clauses.
1. The woman pays me a fair salary. I work for her.
→ The woman for whom I work pays me a fair salary.

2. Alice likes the family. She is living with them.
→ Alice likes the family with which she is living.
3. The motel was very clean. We stayed at that motel.
Page 12 of 28


→ The motel at which we stayed was very clean.
4. The person never came. Sally was waiting for that person.
→ The person for whom Sally was waiting never came.
5. I never found the book. I was looking for it.
→ I never found the book which I was looking for.
6. I saw several houses. Most of them were quite unsuitable.
→ I saw several houses, most of which were quite unsuitable.
3.2.3 Dùng mệnh đề quan hệ để gộp một cặp mệnh đề độc lập
Đây là dạng bài tập khó nhất và cũng thường gặp nhất khi vận dụng mệnh đề
quan hệ. Đối với dạng bài tập này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm theo bốn
bước sau:
Bước 1: Trong hai mệnh đề cho sẵn, xác định mệnh đề chính và mệnh đề phụ.
+ Cách xác định mệnh đề chính, phụ:
Mệnh đề chính chứa thông tin người viết, nói muốn thông báo cho người đọc,
người nghe và mệnh đề phụ là thành phần còn lại.
Nếu 2 câu ở hai thì khác nhau thì sự việc xảy ra trước sẽ nằm trong mệnh đề phụ,
sự việc xảy ra sau sẽ nằm trong mệnh đề chính.
Bước 2: Xác định cặp từ trong hai câu có nghĩa tương đồng, hoặc cùng chỉ một đối
tượng.
Bước 3: Xác định chức năng của từ trùng trong mệnh đề phụ (chỉ người – vật, chủ
ngữ – tân ngữ) để tìm ra đại từ quan hệ phù hợp. Xác định xem danh từ trùng ở
mệnh đề chính đã xác định hay chưa, để xác định câu đang viết là mệnh đề quan hệ
xác định hay chưa xác định.
Bước 4: Hình thành mệnh đề quan hệ bằng cách dùng đại từ quan hệ thích hợp

thay cho danh từ cần thay thế (nếu là whose thì phải chuyển cả danh từ đứng sau đi
kèm).
Bước 5: Đặt toàn bộ mệnh đề quan hệ vào ngay sau danh từ chưa rõ nghĩa (hay
cần thêm thông tin) mà ta đã xác định ở mệnh đề chính. Lúc này, trước danh từ ta
không dùng mạo từ a (nếu có thì phải chuyển thành the). Thêm “dấu phẩy” nếu
mệnh đề đang viết lại là mệnh đề quan hệ không xác định.
Lưu ý: Nếu whom và which là tân ngữ của giới từ thì có thể chuyển giới từ ra
trước whom và which.
Ví dụ: Kết hợp câu sử dụng mệnh đề quan hệ (Combine these sentences)
1. The girl is very pretty. She lives opposite my house.
Page 13 of 28


+ “The girl is very pretty” mệnh đề chính; “She lives opposite my house” mệnh đề
phụ.
+ The girl và she là hai cặp từ tương đồng.
+ “She” giữ chức năng là chủ ngữ, chỉ người. “The girl” là danh từ chưa xác định
→ Mệnh đề quan hệ xác định
+ “She” được thay thế bằng “who” và ta có mệnh đề quan hệ “who lives opposite
my house”.
+ Chuyển mệnh đề quan hệ ra sau tiền ngữ và hoàn thành câu:
The girl who lives opposite my house is very pretty.
BÀI TẬP ÁP DỤNG: Combine these sentences into one, using relative
pronouns and relative clauses (defining or non-defining).
1. The Roman coins are now on display in the National Museum. A local farmer
came across them in a field.
→ The Roman coins, which a local farmer came across in a field, are now on
display in the National Museum.
2. He pointed to the stairs. They led down to the cellar.
→ He pointed to the stairs which/that led down to the cellar.

3. Her many friends gave her encouragement. I like to be considered among them.
→ Her many friends, among whom I like to be considered, gave her
encouragement.
4. The bed has no mattress. I sleep on this bed.
→ The bed (which/that) I sleep on has no mattress.
→ The bed on which I sleep has no mattress.
5. Mr Smith said he was too busy to speak to me. I had come specially to see him.
→ Mr Smith, whom I had come specially to see, was too busy to speak to me.
3.2.4 Dùng mệnh đề quan hệ để viết câu nhấn mạnh
Dạng bài tập này cần lưu ý:
- Xác định từ cần nhấn mạnh để đưa lên sau cấu trúc It + be…
- Chọn đại từ (trạng từ) quan hệ phù hợp để lặp lại từ cần nhấn mạnh.
Ví dụ: Mary talked to the foreigners in English yesterday.
It was Mary who talked to the foreigners in English yesterday.
It was the foreigners to whom Mary talked in English yesterday.
It was in English that Mary talked to the foreigners yesterday.
Page 14 of 28


It was yesterday that Mary talked to the foreigners in English.
BÀI TẬP ÁP DỤNG: Rewrite the sentences to focus attention on the underlined
information. Start with it + be and an appropriate wh-word or that.
1. She bought the car from Tom.
→ It was Tom who/ that she bought the car from.
2. My secretary sent the bill to Mr Harding yesterday.
→ It was my secretary who/ that sent the bill to Mr Harding yesterday.
3. He already plays for national side; he only turned professional last year.
→ He already plays for the national side, it was only last year that he turned
professional.
4. The film was made in Bristol.

→ It was in Bristol that the film was made.
5. We are coming to stay with Jane this weekend.
→ It is Jane who/ that we are coming to stay with this weekend.
e. Bài tập dạng rút gọn
+ Bước 1: Xác định mệnh đề quan hệ (mệnh đề thường bắt đầu bằng who, which,
that).
+ Bước 2: Bước này chủ yếu là giảm từ mệnh đề xuống cụm từ, tuy nhiên cách suy
luận
cũng
phải
theo
thứ
tự
nếu
không
sẽ
làm
sai.
Yêu cầu học sinh lần lượt làm theo các bước sau:
- Nếu mệnh đề có công thức S + BE + CỤM DANH TỪ thì rút gọn thành danh từ.
- Nếu trước “who”, “which” ... có các dấu hiệu the first, the only… thì rút gọn
thành to infinitive), lưu ý thêm xem 2 chủ từ có khác nhau không (để dùng for sb)
hoặc mệnh đề quan hệ mà diễn tả mục đích, nhiệm vụ hay công dụng của đồ vật
cũng rút gọn thành “to infinitive”.
- Nếu mệnh đề đó có động từ ở chủ động thì rút gọn thành V -ing. Mệnh đề đó có
động từ ở bị động thì rút gọn thành V3/Ved.
Ví dụ: This is the first man who was arrested by police yesterday.
Mới nhìn ta thấy đây là câu bị động, nếu vội vàng thì sẽ dễ dàng biến nó thành:
This
is

the
first
man
arrested
by
police
yesterday
sai.
Thật ra đáp án là: This is the first man to be arrested by police yesterday.
Cách thực hiện:
- The noun phrase (cụm danh từ) hay appositive phrase (ngữ đồng vị): bỏ đại từ
quan hệ và động từ “to be”.
Page 15 of 28


WHO/ WHICH + be + noun phrase → Noun phrase
Ví dụ: We visit Dam Sen, which is a big park in Ho Chi Minh city (relative
clause)
→ We visit Dam Sen, a big park in Ho Chi Minh City. (appositive)
- The to-infinitive phrase (cụm động từ nguyên mẫu): Bỏ đại từ quan hệ, bỏ chủ
ngữ và trợ động từ, bắt đầu cụm từ bằng “infinitive”.
+ Chỉ công dụng của một vật:
Ví dụ: This is the key which can unclock the car. (relative clause)
→ This is the key to unlock the car. (to-infinitive phrase)
+ Bổ nghĩa cho THE FIRST, THE SECOND, THE MOST ...
Ví dụ: Neil Amstrong is the first person who walked on the moon. (relative clause)
→ Neil Amstrong is the first person to walk on the moon. (to-infinitive
phrase)
+ Mệnh đề quan hệ chỉ hành động hay nghĩa vụ phải thực hiện (hai chủ từ (là
người) giống nhau):

Ví dụ: We (S1) have some exercises that we (S2) have to finish at once. (S1=S2)
(relative clause)
→ We have some exercises to finish at once. (to-infinitive phrase)
+ Mệnh đề quan hệ chỉ khả năng, nghĩa vụ … (S1 = vật, S2 = người)
Ví dụ: This is good hotel where they can stay tonight.
→ This is a good hotel for them to stay tonight.
- The participle phrase (cụm phân từ)
+ The present participle phrases (cụm hiệu tại phân từ): bỏ đại từ quan hệ và trợ
động từ, đưa động từ chính về nguyên mẫu rồi thêm –ing.
WHO
WHICH + Vactive + …

V-ING + …

THAT
Ví dụ: + The man who stood by the window last night is my uncle
(relative clause)
→ The man standing by the window last night is my uncle. (present
participle phrase)
+ The man who is sitting next to you is my uncle.
(relative clause)
→ The man sitting next to you is my uncle.
Page 16 of 28


+ The past participle phrase (cụm quá khứ phân từ): Bỏ đại từ quan hệ, trợ động
từ và bắt đầu cụm từ bằng past participle.
WHO
WHICH + BE + Ved/V3 (passive) + …


Ved/V3 + …

THAT
Ví dụ: Balls which are thrown into the air will fall back down (relative clause)
→ Balls thrown into the air will fall back down (past participle phrase)
BÀI TẬP ÁP DỤNG: Rewrite the following sentences using present participle,
past participle or to-infinitive.
1. Mary was the only company which replied my letter.

 Mary was the only company to reply my letter.
2. Do you know the man who is talking to my father?

 Do you know the man talking to my father?
3. Applications which were sent after 23rd will not be considered.

 Applications sent after 23rd will not be considered.
4. We have a lot of exercises which we have to do tonight.

 We have a lot of exercises to do tonight.
5. Studies of her son are the most important thing that she cares about.

 Studies of her son are the most important thing for her to care about.
6. The most excellent students who were rewarded the scholarship would have a
two-week holiday in Vung Tau.

 The most excellent students to be rewarded the scholarship would have a twoweek holiday in Vung Tau.
3.3 Kết quả
Trong tiết học tiếng Anh tôi đã giới thiệu cho các em học sinh hình thành
cho các em có một thói quen lúc nào cũng chuẩn bị tâm thế trong cả tiết học để
thực hiện các yêu cầu của giáo viên. Đối với từng đối tượng học sinh khác nhau,

thì yêu cầu về kiến thức cũng khác nhau. Đối với những đối tượng học sinh yếu thì
tôi chỉ giới thiệu những dạng cơ bản, yêu cầu đối với bài tập dễ, còn đối với đối
tượng học sinh khá, giỏi, học thì tôi đã giới thiệu thêm phần một số những câu hỏi
khó, hóc búa để học sinh tư duy sáng tạo. Vì vậy, trước khi dạy một kiến thức nào
đó, tôi luôn luôn có một khái niệm rằng “bản thân chuẩn bị, bản thân tốt, tiết học
tốt, tiết dạy tốt và học sinh học tốt”. Và sau một thời gian áp dụng tôi tự nhận thấy
tôi đã đạt được một số kết quả khá khả quan.
Page 17 of 28


- Về phía giáo viên:
Trong quá trình dạy học, bản thân tôi cảm thấy rất tự tin, yên tâm rằng mình
đã truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách đầy đủ, chính xác thông qua hoạt
động vừa học vừa chơi vì “bản thân chuẩn bị, bản thân tốt, tiết học tốt, tiết dạy tốt
và học sinh học tốt”.
Qua việc tìm tòi các giải pháp để học sinh hứng thú với tiết học hơn thì bản
thân tôi tự cảm nhận được việc hệ thống, trau dồi lại kiến thức chuyên môn cũng
như trình độ nghiệp vụ của tôi đã tiến bộ lên rất nhiều.
Đối với nhóm bộ môn, những tiết học có các hoạt động đan xen giữa các tiết
học đã được sử dụng nhiều hơn, đa số học sinh đều có những phản hồi tốt về bài học.
Những hoạt động trò chơi ngôn ngữ đã tiếp tục được sử dụng trong tiết dạy
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
- Về phía học sinh:
Trong quá trình học, học sinh tiếp thu bài một cách tự nhiên nhưng hứng thú,
logic qua các dạng mệnh đề quan hệ từ dễ đến khó.
Sau khi học xong, học sinh đã nắm được đầy đủ các dạng mệnh đề quan hệ một
cách hệ thống, dễ nhớ và dễ vận dụng. Mệnh đề quan hệ trở nên đơn giản, không
còn khó khăn, rắc rối nữa.
Trong quá trình giảng dạy tiếng Anh khối 10 và khối 11, tôi đã giới thiệu cho các
em học sinh những kiến thức cơ bản về mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh. Đối với

từng đối tượng học sinh khác nhau, thì yêu cầu về kiến thức cũng khác nhau. Đối
với những đối tượng học sinh yếu, hoặc chỉ phục vụ thi học kỳ hoặc thi tốt nghiệp
THPT thì tôi chỉ giới thiệu những phần cơ bản, còn đối với đối tượng học sinh khá,
giỏi, học sinh học khối D thì tôi đã giới thiệu thêm phần một số phần chú ý về
mệnh đề quan hệ. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy phần lớn học sinh đều
nắm được các kiến thức cơ bản và áp dụng làm được các dạng bài tập về mệnh đề
quan hệ. Tuy nhiên, đối với đối tượng học sinh yếu, thì các em vẫn còn gặp một số
khó khăn vì đây là phần kiến thức liên quan chặt chẽ với các phần kiến thức tiếng
Anh khác.Vì vậy, khi dạy phần kiến thức này, tôi đã yêu cầu học sinh nhắc lại kiến
thức đã học trong phần các thì tiếng Anh và các kiến thức có liên quan khác.
Với chất lượng đầu năm là 90% số học sinh ngại học Tiếng Anh. Chỉ có
10% là các em chịu học và nói Tiếng Anh. Cho đến nay sau khi áp dụng các
phương pháp này vào trong tiết dạy thì đã thu được kết quả rất đáng khích lệ. Các
em không còn ngại khi phát biểu và chất lượng tăng đáng kể.
- Kết quả đánh giá từ phía học sinh
Sau các tiết học và qua khảo sát học sinh tôi đã thu được một số kết quả.
+ Tổng số học sinh được khảo sát: 67
Số đồng ý sử dụng các hoạt động khác trong giờ học: 67
Số không thích: 0
Page 18 of 28


Số có ý kiến khác: 0
+ Kết quả học tập của học sinh trong học kì 1 đã tăng lên
Tổng số
HS

Giỏi

Khá


Trung
Bình

Yếu

Kém

Trung bình
trở lên

67

1

7

28

16

0

51

4,5%

29,8%

41,8%


23,9%

0

76,1%

3.2. Khả năng áp dụng nhân rộng
Sáng kiến đã được áp dụng tại các lớp 10,11 trong năm học 2016 - 2017.
Trong năm học 2017 - 2018 đã và đang được bổ sung, cải tiến, hỗ trợ về cơ sở vật
chất và điều kiện nên việc áp dụng thực hiện đạt nhiều thành công.
3.3. Hiệu quả
3.3.1. Hiệu quả kinh tế :
Tiết kiệm được chi phí cho các hoạt động vui chơi của học sinh.
Học sinh sẽ tự tin và tích cực thực hiện hoạt động học tập trên lớp hơn, các
em sẽ hiểu và tiếp thu kiến thức nhanh hơn, như vậy nhà trường sẽ không còn
nhiều lớp phụ đạo giáo viên không hưởng thù lao, Phụ huynh cũng không cần lo
việc bắt con đi học thêm môn học, giúp tiết kiệm chi phí.
3.3.2. Hiệu quả về mặt xã hội :
Sáng kiến có hiệu quả về mặt xã hội. Tạo môi trường vui chơi, giải trí lành
mạnh giúp phát triển thể chất và trí tuệ.

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ

CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

VỀ SÁNG KIẾN


(Ký tên, đóng dấu)

(Ký tên)

Triệu Thị Bích Mai
Page 19 of 28


Phụ lục III
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM SÁNG KIẾN
(Ban hành theo hướng dẫn số 670 /HD-SKHCN, ngày 01 tháng 11 năm 2016
của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn)
1. Thang điểm và cách tính tổng điểm sáng kiến
Điểm đánh giá sáng kiến được cho theo thang điểm 100, nhỏ nhất là 0,5
điểm, điểm liệt là 0 điểm. Điểm tối đa cho mỗi tiêu chí được quy định trong thang
điểm.
Điểm của sáng kiến là điểm trung bình cộng kết quả chấm các thành viên
Hội đồng ghi trên phiếu chấm điểm và được làm tròn đến hai số sau dấu thập phân.
2. Cách cho điểm theo từng tiêu chí
a. Hình thức trình bày Báo cáo sáng kiến
Số điểm tối đa 5 điểm. Báo cáo sáng kiến nên được trình bày đúng quy
định. Sử dụng từ ngữ, thuật ngữ và ngữ pháp chính xác, khoa học và rõ ràng. Các
Page 20 of 28


thông tin trong báo cáo sáng kiến được hệ thống hóa một cách logic và chặt chẽ.
Được đánh giá theo ba mức:
- Tốt: 05 điểm.
- Khá: 04 điểm.
- Trung bình: 03 điểm.

- Đạt yêu cầu: 01-02 điểm.
- Không đạt yêu cầu: 0 điểm.
b. Tính mới, tính sáng tạo:
Số điểm tối đa 30 điểm, trong đó:
- Nếu giải pháp chưa được công bố ở Việt Nam dưới hình thức sử dụng hoặc
mô tả trong các nguồn thông tin kỹ thuật đã được phổ biến, tối đa 30 điểm.
- Nếu giải pháp tương tự như giải pháp đã được mô tả trong các nguồn thông
tin đã có ở Việt Nam, nhưng lần đầu tiên được áp dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
và có cải tiến so với giải pháp đã có, tối đa 26 điểm. Trong đó mức độ cải tiến so
với giải pháp đã có ở mức độ:
+) Tốt: 24-26 điểm.
+) Khá: 20-23,5 điểm.
+) Trung bình: 8-19,5 điểm.
+) Cải tiến không đáng kể hoặc không có cải tiến: 0-7,5 điểm.
c. Khả năng áp dụng, nhân rộng
Số điểm tối đa 30 điểm, trong đó:
- Nếu giải pháp đó đã được áp dụng trong thực tế với quy mô toàn quốc tối
đa 30 điểm.
- Nếu giải pháp đó đã được áp dụng trong thực tế với quy mô trong tỉnh, có
khả năng áp dụng rộng rãi, tối đa 28 điểm.
- Nếu giải pháp đó được thử nghiệm, có khả năng áp dụng trong thực tế với
quy mô trong tỉnh, tối đa 26 điểm. Trong đó khả năng áp dụng, nhân rộng được
đánh giá theo các mức:
+) Tốt: 24-26 điểm.
+) Khá: 22-23,5 điểm.
+) Trung bình: 8-21,5 điểm.
+) Khả năng áp dụng thấp hoặc không có khả năng áp dụng: 0-7,5 điểm.
d. Khả năng mang lại lợi ích thiết thực.
Số điểm tối đa 35 điểm. Sáng kiến chỉ cần đạt được một trong hai tiêu chí
hiệu quả về kinh tế hoặc xã hội, môi trường.

Page 21 of 28


- Hiệu quả kinh tế:
+) So sánh các chỉ tiêu tiết kiệm đạt được trên cơ sở kết quả thử nghiệm, áp
dụng thử các giải pháp đề nghị xét công nhận sáng kiến với giải pháp đã biết (đã
có).
+) Phân tích, đánh giá những lợi thế có thể đạt được khi áp dụng giải pháp
đề nghị xét công nhận sáng kiến vào thực tiễn đời sống, sản xuấ.
- Hiệu quả xã hội, môi trường:
Nâng cao điều kiện an toàn lao động, điều kiện công tác; hoặc góp phần
nâng cao hiệu quả bảo vệ an toàn cơ quan, tài liệu, tài sản; hoặc cải thiện điều kiện
sống, làm việc; hoặc bảo vệ sức khỏe con người; nâng cao hiệu quả trong công tác
quản lý, thực hiện nhiệm vụ; tạo môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh giúp phát
triển thể chất và trí tuệ hoặc góp phần tiết kiệm tài nguyên, góp phần phòng, chống
thiên tai, hoặc góp phần cải tạo, bảo vệ môi trường,.…
Mức độ đánh giá khả năng mang lại lợi ích thiết thực như sau:
+) Tốt: 30,5-35 điểm.
+) Khá: 27-30 điểm.
+) Trung bình: 10-26,5 điểm.
+) Khả năng mang lại lợi ích thiết thực thấp hoặc không có khả năng mang
lại lợi ích thiết thực: 0-9,5 điểm.

3. Mẫu phiếu chấm điểm sáng kiên
TÊN CƠ QUAN THÀNH LẬP HỘI
ĐỒNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM


HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
CẤP………

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LĨNH
VỰC………………………………

PHIẾU CHẤM ĐIỂM SÁNG KIẾN
(Dành cho thành viên Hội đồng sáng kiến cấp…..
thuộc lĩnh vực …………………, năm 20……)
1. Thông tin chung về sáng kiến:
Page 22 of 28


- Tên sáng kiến: ...........................................................................................
- Tác giả/Đồng tác giả: ...............................................................................
.....................................................................................................................
- Địa chỉ (ghi địa chỉ người đứng đầu danh sách đăng ký sáng kiến nếu là
đồng tác giả): ....................................................................................................
2. Thành viên Hội đồng sáng kiến:
- Họ và tên (chức danh khoa học, học vị): .................................................
- Thành phần Hội đồng: ..............................................................................
3. Đánh giá:
ST
T

Tiêu chí xét cho điểm

Điểm

tối đa

Hình thức trình bày Báo cáo sáng kiến

1

Báo cáo sáng kiến nên được trình bày đúng quy định. Sử
dụng từ ngữ, thuật ngữ và ngữ pháp chính xác, khoa học
và rõ ràng. Các thông tin trong báo cáo sáng kiến được hệ
thống hóa một cách logic và chặt chẽ. Được đánh giá theo
ba mức:

05

Tốt: 05 điểm. Khá: 04 điểm.Trung bình: 03 điểm. Đạt
yêu cầu: 01-02 điểm. Không đạt yêu cầu: 01 điểm.
Tính mới, tính sáng tạo
- Nếu giải pháp chưa được công bố ở Việt Nam dưới
hình thức sử dụng hoặc mô tả trong các nguồn thông tin kỹ
thuật đã được phổ biến, tối đa 30 điểm.
2

- Nếu giải pháp tương tự như giải pháp đã được mô tả
trong các nguồn thông tin đã có ở Việt Nam, nhưng lần
đầu tiên được áp dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và có cải
tiến so với giải pháp đã có, tối đa 26 điểm. Trong đó mức
độ cải tiến so với giải pháp đã có ở mức độ: Tốt: 24-26
điểm. Khá: 20-23,5 điểm. Trung bình: 8-19,5 điểm.

30


+) Cải tiến không đáng kể hoặc không có cải tiến:
0-7,5 điểm
3

Khả năng áp dụng, nhân rộng
- Nếu giải pháp đó đã được áp dụng trong thực tế với
quy mô toàn quốc tối đa 30 điểm.
- Nếu giải pháp đó đã được áp dụng trong thực tế với
quy mô trong tỉnh, có khả năng áp dụng rộng rãi, tối đa 28
điểm.
Page 23 of 28

30

Điểm
chấm


ST
T

Điểm
tối đa

Tiêu chí xét cho điểm

Điểm
chấm


- Nếu giải pháp đó được thử nghiệm, có khả năng áp
dụng trong thực tế với quy mô trong tỉnh, tối đa 26 điểm.
Trong đó khả năng áp dụng, nhân rộng được đánh giá theo
các mức:
Tốt: 24-26 điểm. Khá: 22-23,5 điểm. Trung bình: 821,5 điểm.
+) Khả năng áp dụng thấp hoặc không có khả năng áp
dụng: 0-7,5 điểm.
Khả năng mang lại lợi ích thiết thực
Sáng kiến chỉ cần đạt được một trong hai hiệu quả về
kinh tế hoặc xã hội, môi trường.
4

Mức độ đánh giá khả năng mang lại lợi ích thiết thực
như sau:

35

Tốt: 30,5-35 điểm. Khá: 27-30 điểm. Trung bình: 1026,5 điểm.
+) Khả năng mang lại lợi ích thiết thực thấp hoặc không
có khả năng mang lại lợi ích thiết thực: 0-9,5 điểm.
5

Tổng cộng:

6

Xếp loại:

- Loại xuất sắc: tổng điểm trung bình
chung từ 80 điểm trở lên.


…………., ngày
tháng
.........

- Loại Khá: tổng điểm trung bình chung
từ 70 đến dưới 80 điểm.
- Loại Trung bình: tổng điểm trung bình
chung từ 50 đến dưới 70 điểm.
- Loại Yếu: dưới 50 điểm và những sk
sao chép từ 50%.

Page 24 of 28

NGƯỜI CHẤM
(Ký, ghi rõ họ, tên)

năm 20


SỞ/PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM

HỘI ĐỒNG KHSK ..............

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


BIÊN BẢN CHẤM SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:...........................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Tác giả :.....................................................................................................................
Môn (hoặc Lĩnh vực):...............................................................................................
Đơn vị :.....................................................................................................................
...................................................................................................................................
Đánh giá của Hội đồng chấm (Ghi tóm tắt những đánh giá chính theo 04 tiêu chí
trong phiếu chấm):
- Ưu điểm...................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
- Hạn chế...................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Tổng số : ............................điểm Xếp loại :............................
Page 25 of 28


×