Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Đảng bộ thành phố hồ chí minh lãnh đạo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ năm 1996 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 210 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM MẠNH THẮNG

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO
THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI (FDI)
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2015

Chuyên ngành

: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã số

: 62 22 03 15

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI- 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM MẠNH THẮNG

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO
THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI (FDI)
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2015


Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số

: 62 22 03 15
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS HOÀNG HỒNG

HÀ NỘI- 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học: Đảng bộ
Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) từ năm 1996 đến năm 2015 là của tác giả. Các số liệu thu
thập, trích dẫn, xử lý từ các nguồn rõ ràng. Kết quả nêu trong luận án là
trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu
khoa học nào.

Tác giả luận án

Phạm Mạnh Thắng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3
4. Cơ sở lí luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .............................. 4
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ......................................................... 5
6. Bố cục của luận án.......................................................................................... 5
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...................................................................................... 6
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ....................... 6
1.1.1. Nhóm nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt
Nam nói chung ............................................................................................... 6
1.1.2. Nhóm nghiên cứu liên quan đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................. 17
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố liên
quan đến đề tài và các vấn đề luận án cần tập trung giải quyết ................ 22
1.2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu ............................................................ 22
1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết ........................................ 27
Chƣơng 2 CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2005 ......................................................... 28
2.1. Những yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở
Thành phố Hồ Chí Minh và chủ trƣơng của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí
Minh ................................................................................................................. 28


2.1.1. Những yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
Thành phố Hồ Chí Minh .............................................................................. 28
2.1.2. Chủ trương thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đảng bộ
Thành phố Hồ Chí Minh .............................................................................. 44

2.2. Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo thực hiện thu hút vốn đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngoài................................................................................... 48
2.2.1 Xây dựng kế hoạch thu hút vốn ......................................................... 48
2.2.2. Cải cách thủ tục hành chính ............................................................... 54
2.2.3. Công tác xúc tiến và giám sát đầu tư ................................................. 57
2.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ................................................ 61
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 65
Chƣơng 3 ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO ĐẨY
MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TỪ NĂM
2006 ĐẾN NĂM 2015 ......................................................................................... 67
3.1. Yêu cầu mới và chủ trƣơng đẩy mạnh thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh ..................................... 67
3.1.1. Yêu cầu mới đối với đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài ............................................................................................................. 67
3.1.2. Chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh về đẩy mạnh thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2006 đến năm 2015 ................ 76
3.2. Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo đẩy mạnh thu hút vốn đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngoài từ năm 2006 đến năm 2015 ................................... 80
3.2.1. Chú trọng xây dựng kế hoạch thu hút vốn ......................................... 80
3.2.2. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính .............................................. 87
3.2.3. Tăng cường xúc tiến và giám sát đầu tư ............................................ 94
3.2.4. Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .............................. 103
Tiểu kết chương 3 ......................................................................................... 107
Chƣơng 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ................................................. 109
4.1. Nhận xét .................................................................................................. 109
4.1.1. Ưu điểm............................................................................................ 109


4.1.2. Hạn chế ........................................................................................... 120
4.2. Một số kinh nghiệm ............................................................................... 132

4.2.1. Nhận thức đúng tầm quan trọng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,
lựa chọn hướng đi và giải pháp phù hợp với lợi thế so sánh của địa phương
.................................................................................................................... 132
4.2.2. Chủ động cải thiện môi trường đầu tư, đưa ra những mô hình mang
tính đột phá................................................................................................. 135
4.2.3. Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................................. 139
4.2.4. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................................................ 141
Tiểu kết chương 4 .......................................................................................... 143
KẾT LUẬN ................................................................................................... 145
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN............................................................................................. 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 150
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
AFTA

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

BOT

Xây dựng - khai thác - chuyển giao

BT

Xây dựng - chuyển giao


BTO

Xây dựng - chuyển giao - khai thác

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CTrHĐ/TU

Chương trình hành động/Thành ủy

FDI

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

KCN

Khu công nghiệp

KCNC

Khu công nghệ cao

KCX


Khu chế xuất

NXB

Nhà xuất bản

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

PAR INDEX

Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh

PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

PPP

Hợp tác công tư

QLDA

Quản lý dự án

TNCs

Công ty xuyên quốc gia



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Thu hút vốn FDI từ năm 1988 đến năm 1995 ......................................... 33
Bảng 2.2. Thu hút vốn FDI từ năm 1996 đến năm 2005 ......................................... 51
Bảng 2.3. Lao động trong các doanh nghiệp FDI giai đoạn 2000 – 2005 ............... 64
Bảng 3.1. Thu hút vốn FDI từ năm 2006 đến năm 2015 ......................................... 84
Bảng 3.2. Lao động trong các doanh nghiệp FDI giai đoạn 2006 – 2015 ............... 105
Bảng 3.3. Thu nhập trung bình của người lao động phân theo loại hình doanh
nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................... 106


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia đều có những mối liên hệ và phụ thuộc
với các quốc gia khác. Sự gắn bó giữa các quốc gia được thể hiện bằng nhiều hình
thức khác nhau, trong đó có hình thức luân chuyển vốn đầu tư giữa các quốc gia
trong khu vực và giữa các khu vực với nhau. Đối với những quốc gia đang phát
triển, vốn FDI mang lại lợi ích rất lớn như tạo nên hiệu ứng lan tỏa về công nghệ,
hỗ trợ đầu tư nguồn nhân lực, đóng góp hội nhập thương mại quốc tế.
Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam luôn đổi mới và ban hành các
chính sách tiến bộ để thu hút vốn FDI từ các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, kể từ
khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành vào tháng 12 - 1987 thì vốn FDI vào
Việt Nam với những kết quả đáng khích lệ và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng
kinh tế. Bên cạnh việc mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã và đang tích cực cải thiện
môi trường đầu tư để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh hội nhập
quốc tế và xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra. Bước vào thời kỳ Đổi mới, Việt Nam
đã thực hiện chủ trương đối ngoại rộng mở như tiến hành kí kết các hiệp định
thương mại song phương và đa phương như Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Việt
Nam trở thành thành viên của ASEAN từ năm 1995, của APEC từ năm 1998, tham

gia diễn đàn kinh tế Á - Âu từ năm 2001, thành viên của tổ chức WTO từ năm
2006,... đòi hỏi có một chiến lược thu hút, quản lý và sử dụng vốn FDI hiệu quả
đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững đưa Việt Nam cơ bản trở
thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong các địa phương trên cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có
vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng đối với khu vực và cả nước được khẳng định
qua các Nghị quyết 01-NQ/TW, Nghị quyết 20-NQ/TW và Nghị quyết 16-NQ/TW
của Bộ Chính trị: “Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về
kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đầu mối giao lưu quốc
tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm
1


phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước” [163, tr. 3]. Với những lợi thế
về vị trí địa lý, hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện, các KCN - KCX - KCNC đã và
đang hình thành, chất lượng nguồn nhân lực, môi trường đầu tư thông thoáng,
...Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu
hút vốn FDI, điểm sáng với những sáng kiến đột phá trong công tác thu hút và quản
lý vốn FDI.
Nắm bắt được tầm quan trọng cũng như tính tất yếu phải thu hút FDI trong
thời kỳ CNH, HĐH, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đề ra chủ trương, biện pháp
tổ chức thực hiện nhằm thu hút vốn FDI vào phát triển kinh tế - xã hội góp phần
phát triển đô thị Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng văn minh hiện đại; hình thành
các trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng và có sức lan tỏa về công nghệ và khoa
học quản lý, làm tăng yếu tố cạnh tranh và kích thích nền kinh tế phát triển theo
hướng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm, tạo việc làm cho
người lao động,..
Bên cạnh kết quả đạt được, thu hút vốn FDI vào Thành phố Hồ Chí Minh cũng
bộc lộ những hạn chế đáng kể, đó là: đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp
chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương, dự án đầu tư thường có quy mô nhỏ,

công nghệ trong giai đoạn lắp ghép, nhiều dự án bị rút giấy phép do triển khai chậm
hoặc không có khả năng tiếp tục đầu tư, nhà đầu tư đến từ các quốc gia có trình độ
công nghệ trung bình là chủ yếu nên khả năng chuyển giao công nghệ còn hạn chế,
…Mặt khác, về mặt lý luận cũng còn nhiều vấn đề cần được làm rõ nhất là nội
dung, bước đi, tổ chức thực hiện thu hút vốn FDI của cả nước nói chung và Thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Vì vậy, tổng kết, đánh quá quá trình Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh
đạo thu hút vốn FDI và cung cấp những luận cứ khoa học góp phần hoạch định sát
hơn chủ trương về thu hút vốn FDI trong các giai đoạn tiếp theo thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều cần thiết.
Do vậy, trước những đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn lãnh đạo thu hút vốn FDI
của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh và từ góc độ nghiên cứu của công dân ở một
2


“Thành phố Anh hùng” thôi thúc tác giả lựa chọn đề tài “Đảng bộ Thành phố Hồ
Chí Minh lãnh đạo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ năm 1996 đến
năm 2015” làm luận án tiến sĩ khoa học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh trong thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ năm 1996 đến năm 2015; qua đó, rút ra ưu
điểm, hạn chế và những kinh nghiệm có giá trị tham khảo.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả tập trung nghiên cứu vào những
nhiệm vụ sau:
- Phân tích các yếu tố tác động đến công tác thu hút vốn FDI của Thành phố
Hồ Chí Minh.
- Làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện thu hút vốn FDI của Đảng bộ

Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1996 đến năm 2015.
- Đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và đúc rút một số bài học
kinh nghiệm trong lãnh đạo thu hút vốn FDI của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh
từ năm 1996 đến năm 2015.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứ
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ
Thành phố Hồ Chí Minh đối với thu hút vốn FDI từ năm 1996 đến năm 2015.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương và quá
trình chỉ đạo thực hiện thu hút vốn FDI của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh bao
gồm: xây dựng kế hoạch thu hút vốn, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường xúc
tiến và giám sát đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 4 nội dung chỉ đạo
thực hiện thể hiện các khía cạnh trong quản lý nhà nước về thu hút và sử dụng vốn
3


FDI có hiệu quả. Trong đó, xây dựng kế hoạch thu hút vốn, cải cách thủ tục hành
chính, tăng cường xúc tiến đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tạo
môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi; giám sát đầu tư nhằm đảm bảo hiệu quả
đầu tư, hạn chế mặt tiêu cực trong thu hút vốn FDI.
Về thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh trong 20 năm (từ năm
1996 đến năm 2015).
Luận án chọn mốc thời gian từ năm 1996 là thời gian kết thúc thực hiện thắng
lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ V (tháng
5 - 1991), mở đầu cho Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VI
(tháng 5 - 1996); đến năm 2015 là mốc thời gian kết thúc thực hiện Nghị quyết Đại
hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX (tháng 10 - 2010), mở đầu
Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X (tháng 10 - 2015).

Về không gian nghiên cứu: Địa bàn nghiên cứu chủ yếu của luận án là Thành
phố Hồ Chí Minh.
4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh cùng quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển
kinh tế nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng.
4.2. Nguồn tài liệu
- Các văn kiện của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ,
các Bộ, ngành có liên quan về phát triển kinh tế nói chung, thu hút vốn FDI nói
riêng trong công cuộc Đổi mới đất nước.
- Các văn kiện Đại hội và hội nghị Ban Chấp hành của Đảng bộ Thành phố Hồ
Chí Minh, của UBND và các sở, ngành của Thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến
thu hút vốn FDI.
- Các công trình nghiên cứu bao gồm: cuốn sách, bài báo, luận văn, luận án đã
được công bố liên quan đến công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
4


4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế. Luận án sử
dụng những phương pháp cơ bản của khoa học lịch sử là phương pháp lịch sử,
phương pháp logic.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và
tổng hợp để làm rõ hơn quá trình thực hiện thu hút vốn FDI của Đảng bộ và chính
quyền Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Phục dựng có hệ thống chủ trương, quá trình tổ chức thực hiện của Đảng bộ
Thành phố Hồ Chí Minh về thu hút vốn FDI trong 20 năm (từ 1996 đến năm 2015).

Góp phần cung cấp cơ sở khoa học, một số kinh nghiệm để Đảng bộ Thành
phố Hồ Chí Minh tham khảo trong quá trình lãnh đạo thu hút vốn FDI những năm
sắp tới.
Ngoài ra, luận án có thể dùng làm tư liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu,
giảng dạy liên quan đến lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh và cho những nghiên cứu
thể loại đề tài này.
6. Bố cục của luận án.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận; Danh mục công trình khoa học của tác giả có
liên quan đến đề tài luận án; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án cấu
trúc thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh về
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1996 đến năm 2005
Chương 3: Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo đẩy mạnh thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2006 đến năm 2015
Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm

5


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là nội dung trong kinh tế đối ngoại góp
phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH đất nước. Do vậy, thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài luôn là chủ đề quan tâm của đông đảo các nhà khoa học, giới nghiên cứu
trong và ngoài nước. Với những phương pháp tiếp cận khác nhau, nhiều công trình
nghiên cứu về thu hút FDI và tác động của vốn FDI đến phát triển kinh tế - xã hội
của Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã được công bố, chủ

yếu dưới góc độ kinh tế và chính trị học.
Khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án có thể chia
thành 2 nhóm như sau:
1.1.1.

Nhóm nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt

Nam nói chung
Các công trình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về thu hút FDI và kinh nghiệm thu hút FDI trong quá trình CNH,
HĐH ở một số quốc gia trên thế giới, tiêu biểu như cuốn “Đầu tư trực tiếp nước
ngoài phục vụ công nghiệp hóa ở Maylaysia kinh nghiệm đối với Việt Nam” của
Phùng Xuân Nhạ [106] đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách thu
hút FDI ở các nước phát triển, đánh giá chi tiết tác động của FDI đối với quá trình
công nghiệp hóa của Malaysia. Theo tác giả, Malaysia coi trọng FDI và xem như
chiếc chìa khóa để thực hiện thành công CNH đất nước khi FDI mang lại những
mặt tích cực như: gia tăng sản lượng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy
mạnh xuất khẩu, phát triển đầu tư nội địa. Từ đó, tác giả rút ra những bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam trong quá trình thu hút FDI phục vụ quá trình CNH, HĐH
như: cần coi FDI như một bộ phận quan trọng trong tổng đầu tư xã hội với việc áp
dụng cùng một luật khuyến khích đầu tư chung cho cả nước và có quy định riêng
cho từng đối tượng đầu tư; các chính sách và biện pháp thu hút FDI cần thực hiện
6


đồng bộ đi liền với xúc tiến đầu tư, phát triển hạ tầng và cải tiến hợp lý hệ thống
quản lý FDI; các chính sách thu hút FDI cần định hướng vào các nhà đầu tư lớn và
các nước công nghiệp phát triển để thu hút nhiều vốn, trực tiếp chuyển giao công
nghệ nguồn và tiếp cận với thị trường thế giới.
Tiếp cận dưới góc độ về vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội, tác

giả Nguyễn Văn Tuấn với cuốn sách “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam” [186] trình bày sự hình thành và phát triển, tác động của FDI
đối với Việt Nam. Tiếp đó, tác giả kiến nghị một số giải pháp cho việc sử dụng
dòng vốn FDI ở Việt Nam có hiệu quả.
Ở góc độ nghiên cứu về công cụ quản lý của Nhà nước với các doanh nghiệp
FDI, công trình “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài” của tác giả Trần Văn Nam [100] đánh giá thực trạng sử dụng công cụ quản
lý của Nhà nước đối với các hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI.
Công trình “Đổi mới kinh tế Việt Nam và chính sách kinh tế đối ngoại” của
tác giả Võ Đại Lược chủ biên [91] tập trung nghiên cứu quá trình đổi mới kinh tế
Việt Nam dưới góc độ về chính sách kinh tế vĩ mô đối với hai khu vực nông nghiệp
và công nghiệp chế biến. Cuốn sách tiếp cận chính sách kinh tế đối ngoại của Việt
Nam chủ yếu trên góc độ tiếp nhận ODA, FDI của nước ngoài và quan hệ thương
mại với khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong khoảng thời gian từ những năm
1980 đến năm 1995.
Trình bày khái niệm, đặc trưng, bản chất của FDI và những nhân tố tác động
đến thu hút vốn FDI đã được tác giả Nguyễn Bích Đạt trình bày trong cuốn sách
“Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, vị trí, vai trò của nó trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” [59]. Tác giả làm rõ cơ sở lý
luận và thực tiễn với kinh nghiệm thu hút vốn FDI của các quốc gia trên thế giới và
thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, thành tựu và hạn chế. Từ đó, tác
giả đưa ra một số định hướng, giải pháp đối với FDI trong những năm tới. Đây là
cuốn sách trình bày một cách rõ nhất mà tác giả đã kế thừa một số nội dung có liên
quan đến đề tài.
7


Tập trung nghiên cứu nguồn gốc, bản chất và làm rõ những đặc điểm, hình
thức của FDI là nội dung của cuốn sách “Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt
Nam hiện nay” của tác giả Trần Quang Lâm, An Như Hải [78]. Từ kinh nghiệm của

một số quốc gia như Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, tác giả đề xuất một số giải
pháp để phát triển khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
Tác giả Lê Xuân Bá với cuốn sách “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài
tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” [5] phân tích diễn biến thu hút và thực hiện FDI
tại Việt Nam trong giai đoạn 1988 - 2003 và những tác động của FDI đến tăng
trưởng kinh tế qua kênh đầu tư, tác động tràn của FDI tới năng suất lao động của
doanh nghiệp trong nước. Từ đó, tác giả đánh giá tổng quan khung chính sách thu
hút vốn FDI và những chuyển biến về nhận thức và quan niệm của Việt Nam về vai
trò của FDI, so sánh chính sách thu hút FDI của Việt Nam với các quốc gia khác với
nhận định “so với những thời kỳ trước đây, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài
của Việt Nam hiện đã trở nên thông thoáng hơn, thuận lợi hơn đối với các nhà đầu
tư nước ngoài” [5, tr. 29]. Bên cạnh đó, tác giả chỉ ra những bất cập ảnh hưởng đến
hiệu quả đầu tư FDI vào Việt Nam như hiệu lực thực thi pháp luật còn thấp, cơ sở
hạ tầng yếu kém chưa đáp ứng yêu cầu của đối tác và các chi phí về viễn thông,
điện, thủ tục hành chính còn cao đòi hỏi cần cải thiện chính sách đầu tư, môi trường
đầu tư để tăng tính hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài để cạnh tranh với các
nước trong khu vực.
Nghiên cứu đầu tư của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) và kinh nghiệm thu
hút TNCs của một số quốc gia trong khu vực đã được trình bày trong công trình
nghiên cứu “Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam”
của tác giả Hoàng Thị Bích Loan [84]. Công trình nghiên cứu khái quát một bức
tranh toàn cảnh về thực trạng đầu tư trực tiếp của TNCs vào Việt Nam và chỉ ra
những giải pháp trong thu hút đầu tư như: cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao
năng lực quản lý của Nhà nước, phát triển nguồn nhân lực. Nội dung này cũng đã
được trình bày trong một công trình nghiên cứu “Đầu tư của các công ty xuyên
8


quốc gia (TNCs) tại Việt Nam” của hai tác giả Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường

Lạng [10].
Trong bối cảnh những tiến triển mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Hoa
Kỳ, những động thái mới của môi trường đầu tư trong khu vực cũng đặt ra đòi hỏi
cần phân tích, nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan và đề xuất những giải
pháp hữu hiệu để thu hút vốn đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia của
Hoa Kỳ vào Việt Nam trong thời gian tới là những vấn đề được giải quyết trong
cuốn sách nghiên cứu “Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia của Hoa Kỳ
ở Việt Nam” của tác giả Đặng Hoàng Thanh Nga [101]. Bước vào Đổi mới, Việt
Nam đã nhận thức những thách thức và khó khăn trong thu hút FDI và có những
chính sách khuyến khích đầu tư nhằm tạo môi trường đầu tư hấp dẫn. Tác giả cho
rằng: những đổi mới của các chính sách kinh tế đối ngoại và môi trường kinh doanh
trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc thu hút FDI và tăng cường
thế và lực của nước ta trong tiến trình hội nhập. Tuy nhiên, thực tế tại nhiều địa
phương đã tìm mọi cách thu hút vốn FDI chẳng hạn ưu đãi về thuế, chính sách đất
đai, … trong khi nhà đầu tư không xem các chính sách ưu đãi là yếu tố quyết định
để bỏ tiền đầu tư. Cho nên, tác giả trích dẫn một quan điểm của tiến sĩ Edmund
Malesky- trưởng nhóm nghiên cứu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam
là: “Việt Nam cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng để có thể đón
đầu một thế hệ nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài mới [101, tr. 131].
Từ sự phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn của FDI và những kinh nghiệm thu hút
FDI của một số nước ở châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc và một số bài
học kinh nghiệm để kiến nghị một số chính sách trong thu hút và sử dụng FDI tại
Việt Nam trong thời gian tới là nội dung công trình “Tác động của đầu tư trực tiếp
nước ngoài đến năng suất lao động và trình độ công nghệ của Việt Nam” của tác
giả Lê Hữu Nghĩa và Lê Văn Chiến [104]. Chính sách thu hút FDI của ba nước
(Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc) đều gặt hái những thành công nhưng có những
hạn chế mà Việt Nam cần phải học hỏi, trong đó cần đẩy mạnh việc thực hiện mô
hình quản lý các dự án đầu tư nhỏ gọn và thống nhất từ trung ương đến địa phương,
9



nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào quản lý kinh tế của doanh nghiệp nhưng
cần “kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, phòng tránh hiện tượng doanh nghiệp
FDI lợi dụng yếu kém trong quản lý để thu lợi bất hợp pháp như trốn thuế, chuyển
giá,…” [104, tr. 54].
Đánh giá những tác động của các yếu tố đến FDI trong bối cảnh khủng hoảng
tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đặc biệt là đối với các nước đang phát triển
được đề cập trong công trình nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu”
của tác giả Lý Hoàng Phú [112]. Tác giả trình bày một cách chi tiết những yếu tố
tác động đến FDI và đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI tại Việt
Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới vừa diễn ra.
Tác giả Nguyễn Đình Liêm đứng từ góc độ nghiên cứu đầu tư trực tiếp của
Trung Quốc vào Việt Nam hơn 23 năm qua và những vấn đề bất cập đang đặt ra mà
Việt Nam phải đối mặt được trình bày ở cuốn sách “Nghiên cứu, đánh giá đầu tư
trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam” [80]. Từ đó, tác giả dự báo tình hình và đề
xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm cung cấp các luận cứ khoa học trong việc
hoạch định chính sách thu hút đầu tư như: hiểu rõ tư duy đầu tư trực tiếp kiểu Trung
Quốc, tiếp cận phòng ngừa trong hợp tác với Trung Quốc, triệt để khai thác các diễn
đàn đa biên trong đầu tư để kiềm chế tác động tiêu cực của dòng đầu tư từ Trung
Quốc, …
FDI và những tác động của FDI đến năng lực cạnh tranh nền kinh tế là nội
dung được đề cập trong các công trình tiêu biểu như: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài
với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam” của tác giả Nguyễn Trọng
Xuân [277]; tác giả Vĩnh Anh với cuốn “Thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Thành tựu 20 năm và chặng đường mới” [4]; cuốn “Tác động của đầu tư trực tiếp
nước ngoài đến năng lực cạnh tranh nền kinh tế Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị
Thìn [171],… Hầu hết các tác giả tập trung vào tầm quan trọng của FDI và những
tác động tích cực và tiêu cực của FDI khi vào Việt Nam. Thực tế, Việt Nam đã đạt
được những thành công trong thu hút vốn FDI từ trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ
10



góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế. Tuy nhiên, vốn FDI vào Việt Nam diễn biến khá thất thường, tỷ lệ FDI thực
hiện so với số vốn đăng ký còn thấp, các dự án FDI có quy mô nhỏ là phổ biến,
công nghệ của doanh nghiệp FDI chỉ ở mức trung bình, …
Tiếp cận dưới góc độ nghiên cứu của chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam, tác giả Hoàng Ngọc Hòa trong bài viết “Vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế trong
quá trình đổi mới” [70] đã trình bày một cách có hệ thống vai trò của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong suốt 75 năm luôn coi việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc “là một trong những nguyên tắc cơ
bản trong đường lối chiến lược” [70, tr. 25]. Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã phân tích, đánh giá tình hình thế giới và trong nước, cơ hội và
thách thức để đề ra đường lối trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế
quốc tế.
Tác giả Phan Xuân Sơn có bài “Nhận thức mới của Đảng ta về nội dung kinh
tế thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” [139] và bài báo “Quá trình đổi
mới tư duy của Đảng về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế
quốc tế” [68] của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền cùng phân tích nhận thức của Đảng
về kinh tế nhiều thành phần trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam và quá trình đổi mới tư duy của Đảng trong phát triển kinh tế
đối ngoại thời kỷ đổi mới.
Ngoài ra, có thể kể đến những công trình nghiên cứu như:
Nghiên cứu của tác giả Mai Đức Lộc về “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong
việc phát triển kinh tế Việt Nam” [85] phân tích sự tác động của các nhân tố quốc tế
vào đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự phát triển kinh tế của các nước đang phát
triển. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút và phát huy có hiệu
quả nguồn vốn FDI tại Việt Nam.
Trên cơ sở nghiên cứu những lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài và kinh

nghiệm của một số nước trong khu vực, tác giả Nguyễn Chí Dũng nghiên cứu đề
11


tài” Hoàn thiện cơ chế quản lý và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt
Nam” [26] phân tích thực trạng về cơ chế tổ chức quản lý, tình hình hoạt động FDI
và đề xuất một số quan điểm, chính sách nhằm hoàn thiện cơ chế tổ chức quản lý
hoạt động FDI nói chung và lĩnh vực khách sạn - du lịch nói riêng.
Tác giả Lê Mạnh Tuấn nghiên cứu từ góc độ Luật học với công trình “Cơ sở
khoa học của việc hoàn thiện khung pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt
Nam” [185] phân tích về mặt lý luận về FDI và vai trò của nó. Từ đó, tác giả đánh
giá thực trạng khung pháp luật trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đề xuất giải
pháp nhằm hoàn thiện khung pháp luật FDI tại Việt Nam.
Nhằm góp phần hoàn thiện không ngừng cơ chế, chính sách, pháp luật quản lý
tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút các hoạt động đầu tư, góp phần ổn định tốc
độ tăng trưởng cao của nền kinh tế, tác giả Trần Văn Nam với đề tài luận án “Hoàn
thiện công cụ quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài ở nước ta hiện nay” [99]. Tác giả tập trung nghiên cứu các quan điểm đổi mới
của Đảng và nhà nước đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Ngoài ra,
tác giả còn phân tích vai trò và vị trí của các doanh nghiệp có vốn FDI trong sự
nghiệp CNH, HĐH và thực trạng của các doanh nghiệp đó hiện nay. Tác giả đưa ra
các kiến nghị và giải pháp về phía nhà nước nhằm thu hút vốn FDI như đổi mới cơ
chế, chính sách tạo điều kiện thu hút và triển khai FDI, khẩn trương sửa đổi và bổ
sung Luật Đầu tư, cần bố trí cán bộ có năng lực và phẩm chất vào các vị trí chủ chốt
trong các doanh nghiệp có vốn FDI, ...
Tác giả Đỗ Thị Thủy trong đề tài nghiên cứu “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam giai đoạn 1988 - 2005” [174]
trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đến
các nước đang phát triển với những tác động tích cực: bổ sung sự thiếu hụt vốn ngoại tệ của nước nhận đầu tư, chuyển giao công nghệ và kĩ thuật hiện đại, góp
phần tăng năng suất lao động, ... và những mặt tiêu cực: sự phụ thuộc vào các nước

đến đầu tư, sự chuyển giao công nghệ không thích hợp và định giá cao hơn bình
12


thường,... Từ đó, tác giả phân tích sự cần thiết phải thu hút vốn FDI và đề xuất
những giải pháp trước mắt và lâu dài thu hút vốn FDI cho sự nghiệp CNH, HĐH.
Luận án tiến sĩ Kinh tế với đề tài “Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối
với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Trọng Xuân
[276] làm rõ bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài và mối quan hệ giữa FDI với
phát triển kinh tế nói chung và CNH, HĐH nói riêng. Luận án phân tích, đánh giá
thực trạng thu hút vốn FDI tại Việt Nam trong thời gian qua và xu thế phát triển
trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị mang tính giải
pháp thúc đẩy hoạt động FDI theo hướng CNH, HĐH tại Việt Nam như: xây dựng
định hướng chiến lược và quy hoạch tổng thể, xây dựng hệ thống luật pháp và các
chính sách có liên quan một cách đồng bộ đảm bảo tính rõ ràng và nhất quán, tăng
cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ doanh nghiệp và công chức
nhà nước có liên quan đến hoạt động thu hút FDI,...
Tác giả Dương Mạnh Hải trong đề tài luận án tiến sĩ Kinh tế “Cơ sở khoa học
và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội của việc thu hút và sử dụng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình thực hiện chiến lược hướng về xuất
khẩu” [65] làm rõ cơ sở khoa học về hiệu quả kinh tế - xã hội của việc thu hút và sử
dụng vốn FDI trong quá trình thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu. Tác giả đề
xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội của việc thu hút và sử
dụng vốn FDI. Ngoài ra, tác giả trình bày kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế
giới như Thái Lan, Malaisia, Singapore, Trung Quốc và bài học kinh nghiệm của
các nước đối với Việt Nam về thu hút và sử dụng vốn FDI trong chiến lược hướng
về xuất khẩu.
Trình bày thực trạng thu hút vốn FDI và những giải pháp nhằm tăng cường
hơn nữa FDI ở Việt Nam trong thời gian tới là nội dung được thể hiện trong các
công trìh nghiên cứu tiêu biểu như: tác giả Vũ Huy Hoàng với luận án “Lựa chọn

các giải pháp quản lý có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài
trong hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam” [72]; Luận án tiến sĩ Kinh tế của tác giả Ngô
Công Thành với đề tài “Định hướng phát triển các hình thức đầu tư trực tiếp nước
13


ngoài ở Việt Nam” [144]; Tác giả Nguyễn Thị Kim Nhã trong luận án tiến sĩ Kinh
tế “Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam”
[105]; “Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế đối với khu vực đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam (minh họa tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam)” của tác giả
Trần Ngọc Hoàng [71]… Các công trình nghiên cứu tập trung đề ra các giải pháp
như hoàn thiện môi trường pháp luật về đầu tư, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính,
hoàn thiện chính sách ưu đãi đầu tư, củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao
năng lực hiệu quả quản lý của Nhà nước,…
Từ góc độ tập trung đánh giá các nhân tố tác động đến thu hút FDI của Việt
Nam trong giai đoạn vừa qua và phân tích khía cạnh tích cực, tiêu cực của chính
sách phân cấp đối với thu hút và sử dụng FDI, tác giả Nguyễn Chiến Thắng với
công trình “Phân cấp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh mới [141]
đã giải quyết những vấn đề trên ở các phương diện lý luận và thực tiễn. Từ đó, tác
giả chỉ ra những nguyên nhân và đề xuất những giải pháp tăng cường thu hút FDI,
hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý FDI.
Từ sự phân tích bối cảnh quốc tế tác động đến dòng vốn FDI trên thế giới và
dòng vốn FDI tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Xuân Trung trong luận án tiến sĩ Kinh
tế “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam giai đoạn 2011-2020” [183] đưa ra khái niệm “chất lượng FDI” gắn với phát
triển bền vững tại Việt Nam và đưa ra một số nội dung như FDI với vấn đề bảo vệ
môi trường, chuyển giao công nghệ. Tác giả phân tích những căn cứ về tình hình
dòng vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh trong nước và thế giới gắn với chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020 và đề ra
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng FDI trong giai đoạn đó.

Môi trường đầu tư và những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư là một
trong những nội dung được tác giả Nguyễn Thị Ái Liên trình bày trong luận án tiến
sĩ Kinh tế “Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam” [81]. Luận án khái quát quá trình hoàn thiện môi trường đầu tư tại
Việt Nam kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa như môi trường tự nhiên với vị trí
14


thuận lợi và hầu như không có trở ngại với nhà đầu tư nước ngoài, môi trường chính
trị ổn định là đích đến an toàn cho các nhà đầu tư lựa chọn, môi trường chính sách,
pháp luật và thủ tục hành chính đã và đang dần hoàn thiện nhưng vẫn còn gây trở
ngại và ảnh hưởng tương đối nhiều đến hoạt động đầu tư. Từ những hạn chế, tác giả
đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút có
hiệu quả nguồn vốn FDI.
Bên cạnh mặt tích cực thì tồn tại mặt trái trong quá trình thu hút vốn FDI đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đứng từ góc độ đó, tác giả Trần
Phiên với đề tài luận án tiến sĩ Kinh tế “Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài
đối với sự phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam” [111] đã trình bày những thành tựu
đạt được trong thu hút vốn FDI từ năm 1988 đến nay và những tác động tiêu cực
của dòng vốn này đối với an ninh hệ thống tài chính quốc gia, chuyển dịch cơ cấu
ngành, sự cạnh tranh giữa doanh nghiện trong nước và doanh nghiệp liên doanh,
chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng kinh tế trọng điểm và các
vùng kinh tế khó khăn, những xung đột trong xã hội,...Từ đó, tác giả chỉ ra nguyên
nhân và kiến nghị những giải pháp hạn chế những mặt trái của đầu tư trực tiếp nước
ngoài đối với sự phát triển kinh tế- xã hội trong thời gian tới ở nước ta.
Tập trung nghiên cứu quan điểm, chủ trương cơ bản của Đảng đối với hoạt
động kinh tế đối ngoại và những giải pháp, biện pháp lớn của Đảng nhằm thực hiện
chủ trương, trong đó có lĩnh vực thu hút vốn FDI là nội dung trong luận án tiến sĩ
Lịch sử “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động kinh tế đối ngoại từ năm
1986 đến năm 2006” [121] của tác giả Nguyễn Đình Quỳnh. Theo tác giả, “Đảng

chú trọng các giải pháp đổi mới toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực của hoạt động kinh
tế đối ngoại, đưa ra các biện pháp thúc đẩy sự phát triển của từng lĩnh vực, cũng
như tổng thể toàn bộ hoạt động kinh tế đối ngoại” [121, tr. 142], trong đó coi thu
hút đầu tư cũng như đầu tư ra nước ngoài là những lĩnh vực quan trọng, ưu tiên
những lĩnh vực mang nhiều lợi nhuận trong hoạt động kinh tế đối ngoại.
Ngoài ra có các công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí, kỷ yếu như: “Một
số giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong triển khai thực hiện các dự án đầu
15


tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hường [76]; “Giải
pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo cách tiếp
cận marketing” của tác giả Nguyễn Quốc Nghi và Nguyễn Hữu Thuận [102];
“Đánh giá tác động của vốn đầu tư nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”
của tác giả Phạm Thị Hoàng Anh, Lê Hà Thu [3] cùng trình bày những tác động của
FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội và so sánh giữa mục tiêu thu hút FDI và thực
trạng đang diễn ra để từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu
hút FDI tại Việt Nam.
Một số công trình nghiên cứu công bố ở nước ngoài tiêu biểu như:
Cuốn sách “The Role of Foreign Direct Investment in East Asian Economic
Development” [286] của tập thể tác giả Takatoshi Ito và Anne O. Krueger chỉ ra tác
động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực Đông Á cho phép khám
phá cấu trúc tổng thể vốn FDI của từng quốc gia kể từ năm 1990.
Đặc biệt, công trình nghiên cứu “Is Vietnam attractive to Japannese FDI
comparing to Thailand and China? An attribute-based and holistic analysic” [281]
của tác giả Vuong Thi Minh Hieu và Kenji Yokoyama đã điều tra phản hồi của các
doanh nghiệp Nhật Bản có vốn FDI ở Việt Nam về các nhân tố tác động đến quyết
định đầu tư. Theo kết quả nghiên cứu, cơ sở hạ tầng yếu, thiếu minh bạch trong thủ
tục và thiếu công nghiệp phụ trợ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh
nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam.

Ngoài ra, tác giả Nguyen Thi Phuong Hoa với bài viết “Foreign Direct
Investment and its Contributions to Economic Growth and Poverty Reduction in
Vietnam (1986-2001)” [282] đề cập đến thành tựu thu hút vốn FDI và Việt Nam và
những tác động của nó đến với nền kinh tế.
Như vậy, vấn đề thu hút vốn đầu tư nói chung và thu hút vốn FDI nói riêng ở
Việt Nam thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước. Các công trình nghiên cứu tiếp cận ở nhiều khía cạnh khác
nhau với cách nhìn phong phú và đa dạng đã cung cấp cho tác giả nguồn kiến thức
phong phú xung quanh vấn đề FDI như lý luận chung về FDI, quan điểm của những
16


nhà kinh điển về vấn đề FDI, tác động tích cực và tiêu cực của FDI và những giải
pháp nhằm thu hút mạnh mẽ FDI đối với các quốc gia đang phát triển như Việt
Nam. Đây là nguồn kiến thức sẽ hỗ trợ cho tác giả trong quá trình thực hiện luận án.
1.1.2.

Nhóm nghiên cứu liên quan đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài ở Thành phố Hồ Chí Minh
Do có ưu thế về mặt điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực cũng
như các thế mạnh về kinh tế, là nơi mà cơ chế thị trường phát triển trước các tỉnh,
thành trong cả nước nên Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện thuận lợi hơn
so với các địa phương khác trong việc thu hút vốn FDI. Đặc biệt, kể từ khi Luật Đầu
tư nước ngoài chính thức có hiệu lực, Thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa phương
dẫn đầu cả nước trong việc thu hút vốn FDI. Do đó, nghiên cứu về thu hút vốn FDI
ở Thành phố Hồ Chí Minh, về sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền Thành phố
Hồ Chí Minh có nhiều công trình nghiên cứu như:
Đánh giá thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp có FDI đang hoạt động
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ góc độ hiệu quả của doanh nghiệp, những

tác động kinh tế - xã hội và phân tích môi trường kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến
doanh nghiệp, quan hệ lao động của các doanh nghiệp có vốn FDI, tác động và hiệu
quả của các chính sách kinh tế của nhà nước tới hoạt động doanh nghiệp là nội dung
của công trình “Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh” [83] của tác giả Lê Bộ Lĩnh. Theo tác giả, trong những năm đầu của
chính sách thu hút vốn FDI, Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là nơi có môi
trường đầu tư hấp dẫn nhất cả nước do các yếu tố: hạ tầng cơ sở kĩ thuật tương đối
tốt, hệ thống giao thông khá tốt, vị trí địa lý thuận lợi,… nhưng những lợi thế vốn
có đang có xu hướng mất dần khi cơ sở hạ tầng quá tải, chính sách ưu đãi của các
địa phương lân cận đã hấp dẫn hơn, giá đất cao hơn,…Từ đó, tác giả kiến nghị về
cải thiện môi trường đầu tư từ góc độ quản lý nhà nước là: “Để tạo điều kiện phát
triển và thu hút đầu tư đúng hướng cần có một quan điểm rõ ràng, mang tính khoa
học và cơ sở thực tiễn về vai trò đích thực của thành phố đối với kinh tế cả nước và
khu vực đồng bằng Nam Bộ” [83, tr. 98].
17


×