Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đảng bộ thành phố hồ chí minh lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2000 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
============================

NGÔ BÁ KHIÊM

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

HÀ NỘI - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
============================

NGÔ BÁ KHIÊM

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN KIM ĐỈNH

HÀ NỘI - 2012




MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 3
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 9
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................ 9
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 10
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................ 10
Chƣơng 1. ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO PHÁT
TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005 ................ 11
1.1. Điều kiện phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh ............................. 11
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội và văn hóa.............................................. 11
1.1.2. Thực trạng ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh trước năm 2000 . 15
1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển du lịch ......... 17
1.3. Chủ trương, biện pháp và quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ thành
phố Hồ Chí Minh ......................................................................................... 21
1.3.1. Chủ trương và biện pháp ................................................................. 21
1.3.2. Quá trình trình tổ chức thực hiện ..................................................... 24
1.3.3. Kết quả hoạt động kinh tế du lịch .................................................... 32
Chương 2. ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO
TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2006
ĐẾN NĂM 2010.................................................................................... 38
2.1. Những điều kiện mới tác động tới sự phát triển kinh tế du lịch thành phố
Hồ Chí Minh ................................................................................................ 38


1


2.2. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh với chủ trương đẩy mạnh phát triển
kinh tế du lịch trong những năm 2006 – 2010 .............................................. 43
2.3. Quá trình thực hiện chủ trương của Đảng bộ Thành phố........................ 50
2.3.1. Quá trình chỉ đạo thực hiện ............................................................. 50
2.3.2. Kết quả:........................................................................................... 61
Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ......................... 67
3.1. Một số nhận xét ..................................................................................... 67
3.2. Một số kinh nghiệm ............................................................................... 82
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố trong phát triển kinh
tế du lịch địa phương theo hướng đồng bộ, hiện đại, đi vào chiều sâu. Nâng
nhận thức của các cấp các ngành, của nhân dân Thành phố về vai trò và
hiệu quả kinh tế - xã hội của ngành kinh tế du lịch. ................................... 82
3.2.2. Chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực
du lịch, có chính sách khuyến khích sự năng động, sáng tạo của các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế du lịch. ....................................... 84
3.2.3. Thực hiện có hiệu quả công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, đảm bảo
môi trường du lịch an toàn, thân thiện với du khách. ................................. 85
KẾT LUẬN ................................................................................................. 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 90
PHỤ LỤC.................................................................................................. 104

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEANTA:


Hiệp hội du lịch Đông Nam Á

BVHTTDL:

Bộ văn hóa thể thao và du lịch

BCH:

Ban chấp hành

DU LỊCH MICE: Loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo
HTV:

Đài truyền hình Tp Hồ Chí Minh

NXB:

Nhà xuất bản

TOUR:

Chuyến du lịch

Tp:

Thành phố

HCM:


Hồ Chí Minh

PRESS TOUR:

Du lịch khảo sát

UBND:

Ủy ban nhân dân

VTV:

Đài truyền hình Việt Nam

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày một được nâng cao,
điều này đã khiến cho du lịch trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc
sống của con người. Du lịch đã và đang trở thành một trong những ngành kinh tế
quan trọng và có tốc độ phát triển nhanh của kinh tế thế giới. Ở nhiều quốc gia
trên thế giới, du lịch được coi là “ngành công nghiệp không khói” mang lại hiệu
quả kinh tế cao và đóng góp tỷ trọng không nhỏ vào thu nhập quốc dân.
Đối với Việt Nam, nhận thấy vai trò to lớn của kinh tế du lịch, với tiềm
năng du lịch to lớn có thể khai thác, kể từ sau đổi mới, Đảng ta đã chú trọng
và giành sự quan tâm nhất định nhằm khai thác tiềm năng du lịch, phát triển
ngành du lịch Việt Nam. Trong Chỉ thị 46 – CT/TW, ngày 14/10/1994, về
lãnh đạo, đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới, của Ban Bí thư

Trung ương (1994) đã xác định: “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược
quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”[1, tr.1]. Nhà nước cũng xác
định: “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn
hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; phát triển du lịch
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách
du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế
xã hội của đất nước” [97, tr.1].
Như vậy có thể thấy, du lịch không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, tăng
thu nhập cho đất nước mà nó còn có giá trị to lớn trong việc nâng cao đời
sống cho nhân dân, đảm bảo góp phần tái sản xuất sức lao động cho con
người. Sự phát triển kinh tế du lịch góp phần kích thích sự phát triển của
nhiều ngành, nhiều vùng, nhiều lĩnh vực khác trong đời sống xã hội.

4


Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất khu vực phía Nam, là
đầu tàu kinh tế của khu vực cũng là trung tâm văn hóa, khoa học giáo dục lớn
nhất khu vực. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố phát
triển trong khu vực Đông Nam Á, với vị trí nằm ở trung tâm của khu vực với
mạng lưới giao thông đường bộ, hàng không và đường thủy, thành phố Hồ
Chí Minh là một trong những cầu nối giữa Việt Nam và quốc tế.
Với vị trí ấy, thành phố Hồ Chí Minh cũng là địa phương giàu tiềm
năng để phát triển kinh tế du lịch với những sản phẩm du lịch mang tính đặc
thù. Xuất phát từ những tiềm năng to lớn ấy, Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh
đã xác định kinh tế du lịch là một ngành kinh tế trọng điểm của Thành phố.
Dưới sự chỉ đạo của Thành uỷ, UBND, Ngành du lịch Thành phố không
ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhiều năm liền Thành
phố thu hút hơn 50% lượng khách du lịch trong cả nước, du lịch đã mang lại

hiệu quả kinh tế cao cũng như giải quyết nhu cầu việc làm và đáp ứng nhu cầu
của đông đảo nhân dân. Tuy nhiên trong thời gian qua, ngành du lịch Thành
phố cũng còn một số yếu kém, khuyết điểm chưa phát huy hết tiềm năng thế
mạnh của địa phương về kinh tế du lịch. Trong đó, có những nguyên nhân
khách quan mang lại, cũng có nguyên nhân chủ quan từ sự lãnh đạo, chỉ đạo
của Đảng bộ Thành phố đối với ngành kinh tế quan trọng này.
Từ thực tiễn trên có thể thấy, việc nghiên cứu, đường lối, chủ trương,
chính sách phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh là
cần thiết để tổng kết, đánh giá những thành tựu, hạn chế, từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển ngành kinh tế quan
trọng của Đảng bộ địa phương. Với những ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài “Đảng
bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2000
đến năm 2010” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam của mình.

5


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Du lịch được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn mang lại giá trị
kinh tế cao. Xuất phát từ giá trị to lớn mà ngành du lịch có thể mang lại, cùng
với sự đa dạng trong các lĩnh vực du lịch Việt Nam nói chung và du lịch
Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu
dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể khái quát lại thành các nhóm sau:
- Một là, các tác phẩm, bài nghiên cứu:
“Du lịch và kinh doanh du lịch” (1996) của tác giả Trần Nhạn, Nxb
Văn hóa thông tin. Tác phẩm trình bày khái niệm du lịch, nguồn lực để phát
triển du lịch cũng như các loại hình du lịch, kinh doanh du lịch. “Tài nguyên
du lịch Việt Nam” (2001) do Phạm Trung Lương chủ biên, Nxb Giáo dục.
Cuốn sách trình bày một số kiến thức về tài nguyên môi trường du lịch, sự

ảnh hưởng, tác động của hoạt động du lịch tới môi trường. “Một số vấn đề về
du lịch Việt Nam” (2004) của Đinh Trung Kiên, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội. Tác phẩm tìm hiểu những chặng đường du lịch, đào tạo nguồn nhân lực
cho du lịch, tài nguyên du lịch trường hợp cụ thể ở Hà Nam Ninh. “Hướng
dẫn chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh” của tập thể tác giả:
Trần Du Lịch, Nguyễn Tấn Thắng, Lê Nguyễn Hải Đăng, Nxb. Trẻ, 2002.
Tác phẩm trình bày tổng quan về lý thuyết chuyển dịch cơ cấu kinh tế và kinh
nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế các nước Đông Nam Á. Định hướng sự
chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành công nghiệp và dịch vụ trên địa
bàn TP. HCM trong tổng thể sự phát triển kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam đến năm 2010, trong đó có đề cập tới ngành du lịch của Thành phố.
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực dịch vụ ở thành phố Hồ Chí Minh trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Trương Thị Minh Sâm
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2007. “Khai thác lễ hội và các sự kiện góp
phần phát triển du lịch tại thành Phố Hồ Chí Minh” tác giả Huỳnh Quốc,

6


T.P. Hồ Chí Minh Nxb Trẻ, 2007. Tác phẩm tập trung phân tích tiềm năng,
đưa ra giải pháp nhằm khai thác lễ hội và các sự kiện nhằm góp phần phát
triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.
Trên một số báo và tạp chí cũng đăng tải nhiều bài viết về du lịch như:
“Sự phát triển du lịch dưới đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam”
(2005) của Trần Đức Thanh, tạp chí du lịch Việt Nam, số 2, tr 20 -21. Bài viết
đã khái quát đường lối phát triển du lịch của Đảng trong thời kỳ đổi mới và
những thành tựu mà du lịch nước ta đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng. “Để
du lịch Việt Nam không mãi là tiểm ẩn” (2008) của Phạm Hạnh, tạp chí Tài
chính doanh nghiệp, số 3, tr 36 – 37. Bài viết nêu những đóng góp của du lịch
Việt Nam trong sự phát triển kinh tế xã hội, so sánh du lịch Việt Nam với các

nước trong khu vực Đông Nam Á. Bước tiến của du lịch Việt Nam sau khi ra
nhập WTO và những vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp du lịch Việt Nam.
“Du lịch sinh thái, thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam” của
Nguyễn Đình Hòa (2006), tạp chí Kinh tế và phát triển, số 103, tr11-17…
- Hai là, các luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu:
“Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2010” (luận án tiến sĩ Kinh tế của tác giả Đoàn Liêng Diễm năm
2003). Luận án đã phân tích tổng quan về những vấn đề lý luận và thực tiễn
về phát triển du lịch bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thực trạng và tiềm
năng phát triển, giải pháp và phác họa mô hình phát triển du lịch bền vững ở
Thành phố. “Tiềm năng văn hóa du lịch thành phố Hồ Chí Minh” (luận văn
Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Văn Quế Trường Đại học Văn hóa Hà Nội năm
1998). Tác giả đã phân tích khá sâu sắc những tiềm năng văn hóa du lịch ở
Thành phố Hồ Chí Minh, luận giải những giá trị văn hóa có thể đưa vào khai
thác, phát triển ngành kinh tế du lịch của Thành phố.
Tổng Cục Du Lịch (2005) “Phát triển du lịch địa bàn kinh tế trọng

7


điểm phía Nam” hội thảo do UBND TP.HCM và Tổng Cục Du Lịch tổ chức
tháng 5 năm 2005 tại TP.HCM. “Chương trình phát triển du lịch Tp. Hồ Chí
Minh giai đoạn 2001-2005” của tác giả Nguyễn Thị Lập Quốc, Sở du lịch
thành phố Hồ Chí Minh – Tp Hồ Chí Minh năm 2001. Tác giả đánh giá hiện
trạng, tiềm năng phát triển du lịch Tp. Hồ Chí Minh, nhận diện các thuận lợi,
khó khăn, cơ hội thách thức tác động đến quá trình phát triển du lịch; Định
hướng phát triển du lịch Thành phố trong giai đoạn 2001-2005, xác định mục
tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, các nhiệm vụ, biện pháp đẩy mạnh phát triển
du lịch. “Chương trình phát triển du lịch Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 20062010” của tác giả Nguyễn Văn Quang – Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
năm 2006. Tác giả đánh giá thực trạng phát triển du lịch Thành phố giai đoạn

2001 – 2005, xác định những yếu tố tác động tới ngành du lịch trong thời gian
tiếp theo, xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp phát triển du lịch trong giai
đoạn 2006 – 2010.
Các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập tới vai trò, vị thế của
ngành du lịch nói chung trong sự phát triển của kinh tế đất nước. Phân tích
tiềm năng, thực trạng và đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế
du lịch nói chung và du lịch thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, hầu hết các tác
phẩm trên đề cập tới du lịch Việt Nam nói chung và du lịch thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng dưới góc độ kinh tế. Chưa có công trình nào nghiên cứu hệ
thống chủ trương, đường lối của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh về phát
triển kinh tế du lịch. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên là nguồn tư
liệu quý giá để tác giả tham khảo phục vụ cho nghiên cứu đề tài của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
*Mục đích
Làm rõ quá trình Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo phát
triển du lịch từ năm 2000 đến năm 2010, phân tích những thành tựu và rút

8


ra kinh nghiệm.
* Nhiệm vụ:
- Trình bày đường lối, chủ trương phát triển kinh tế du lịch của Đảng
bộ thành phố Hồ Chí Minh trong những năm từ năm 2000 đến năm 2005 và
từ năm 2006 đến năm 2010.
- Phân tích thực trạng quá trình thực hiện đường lối, chủ trương phát
triển kinh tế du lịch của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh
- Làm rõ những ưu điểm, hạn chế và kinh nghiệm của Đảng bộ thành
phố Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:
- Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh nhằm
phát triển kinh tế du lịch từ năm 2000 đến năm 2010
- Quá trình tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối phát triển kinh tế
du lịch của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh và những kết quả đạt được
trong hoạt động kinh tế du lịch của Thành phố.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung: nghiên cứu những chủ trương của Đảng bộ thành phố Hồ
Chí Minh về phát triển kinh tế du lịch, quá trình chỉ đạo của Đảng bộ thành
phố Hồ Chí Minh trong việc phát triển kinh tế du lịch.
- Địa bàn: thành phố Hồ Chí Minh
- Thời gian: nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2010.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
* Nguồn tài liệu:
Nguồn tài liệu luận văn sử dụng bao gồm:
- Các văn kiện, tài liệu của Đảng và Nhà nước có liên quan.
- Hệ thống văn kiện của Thành ủy và các văn bản chỉ đạo, điều hành

9


của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh.
- Các công trình nghiên cứu, tổng kết có liên quan.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Cơ sở phương pháp luận:
Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng những quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là chủ yếu,
ngoài ra còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như, phân tích, tổng hợp,

thống kê…
6. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ quá trình Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo phát triển
kinh tế du lịch từ năm 2000 đến năm 2010, tổng kết thực trạng phát triển kinh
tế du lịch, những thành tựu đạt được cũng như hạn chế tồn tại, bước đầu tổng
kết những kinh nghiệm nhằm góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng
bộ Thành phố trong lĩnh vực phát triển kinh tế du lịch.
- Luận văn là tài liệu góp phần nghiên cứu lịch sử Đảng bộ thành phố
Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo luận văn gồm có 3
chương, 8 tiết
Chương 1. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo phát triển kinh tế
du lịch từ năm 2000 đến năm 2005
Chương 2. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo tăng cường phát
triển kinh tế du lịch từ năm 2006 – 2010
Chương 3. Một số nhận xét và kinh nghiệm

10


Chƣơng 1
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Điều kiện phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội và văn hóa
Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' –
106°54' Đông, phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, phía tây bắc giáp tỉnh Tây
Ninh, đông và đông bắc giáp tỉnh Đồng Nai, đông nam giáp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tây và tây nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền
nam Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường

bộ, trung tâm thành phố cách cách bờ Biển Đông 50 km theo đường chim
bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, thành phố Hồ Chí Minh
là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường
không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế quan trọng
của Việt Nam. Điều kiện vị trí này tạo điều kiện thuận lợi lớn cho sự phát
triển du lịch.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo, thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa –
khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ
tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới
270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình là 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C,
thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung
bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm.
Một năm, nơi đây có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các
thàng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Cũng như
lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa, 80%, và

11


xuống thấp vào mùa khô, 74,5%. Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình
quân/năm 79,5%. Với đặc điểm thời tiết như vậy cũng tương đối thích hợp
cho các hoạt động du lịch, đặc biệt là ít có rủi ro trong hoạt động du lịch liên
quan tới thời tiết.
Địa hình thành phố Hồ Chí Minh tương đối bằng phẳng, có độ dốc nhỏ
theo hướng tây bắc – đông nam, thuận tiện cho việc di chuyển. Về thủy văn,
nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành phố Hồ Chí
Minh có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch đa dạng tạo điều kiện thuận lợi để
phát triển loại hình du lịch đường sông.
Tài nguyên du lịch tự nhiên của thành phố Hồ Chí Minh nhìn chung có

phần hạn chế so với các địa phương khác. Trong đó, có giá trị nhất phải kể
đến hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn và khu rừng ngập mặn Cần Giờ. Khu
dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác là một quần thể gồm các loài
động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ
rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ
Tây. UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ
động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn. Nơi đây được
công nhận là một khu du lịch trọng điểm của thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng cũng như của cả nước nói chung. Tại một số vùng ngoại thành Thành
phố với những sinh hoạt đặc trưng ruộng vườn Nam Bộ thích hợp khai thác
loại hình du lịch nông thôn, dã ngoại, sinh thái…
Vào tháng 05/1975 dân số thành phố Sài Gòn - Gia Định (đến tháng
07/1976 đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh) là 3.498.120 người. Đến
ngày 1/4/2010, dân số thành phố là 7.382.287 người, là thành phố đông dân
nhất Việt Nam.
Hệ thống giao thông đô thị của thành phố Hồ Chí Minh cũng phát triển
mạnh mẽ bao gồm: hệ thống giao thông đường bộ với nhiều trục đường lớn

12


tỏa ra nhiều hướng trong thành phố, một số tuyến đường hiện đại có ý nghĩa
to lớn với sự phát triển của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng như khu
vực phía Nam nói chung như đại lộ Nguyễn Văn Linh, cao tốc thành phố Hồ
Chí Minh – Trung Lương và hệ thống đường nối với trục đường xuyên Á…
Hệ thống đường hàng không với cảng hàng không Tân Sơn Nhất là một trong
những cảng hàng không lớn của cả nước cùng với hệ thống giao thông đường
thủy với cảng Sài Gòn có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển
của kinh tế.
Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) có lịch sử phát triển hơn 300 năm,

với vai trò là trung tâm của khu vực phía Nam, nơi đây cũng là nơi hội tụ của
nhiều dòng văn hóa trong lịch sử, hòa quyện tạo nên những nét riêng cho giá
trị văn hóa của Thành phố. Có thể nói, thành phố Hồ Chí Minh với lịch sử
hơn 300 năm, gắn liền với những bước thăng trầm của lịch sử, tạo nên nguồn
tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng, có thế mạnh so với nhiều địa phương
trong nước.
Di tích lịch sử văn hóa: Cho đến tháng 9/ 2006 Thành phố có 86 di tích
được xếp hạng: 54 di tích cấp quốc gia trong đó 26 di tích lịch sử, 26 di tích
kiến trúc nghệ thuật, 2 di tích khảo cổ; 32 di tích cấp thành phố.
Di tích văn hóa khảo cổ: Hai di tích khảo cổ được công nhận là di tích
cấp quốc gia là di tích mộ chum Giồng Cá Vồ và Lò gốm cổ Hưng Lợi và
hàng chục di tích khảo cổ khác mới phát hiện.
Di tích lịch sử: Di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, tiêu biểu
như: Hội Trường Thống Nhất. Di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược:
khu căn cứ Rừng Sác, Địa đạo Củ Chi, khu dân công hỏa tuyến Mậu Thân
1968 (Bình Chánh), Địa đạo Phú Thọ Hòa (Bình Tân), Mười Tám thôn
Vườn Trầu (Hóc Môn). Di tích ghi dấu những kỷ niệm: Bến Nhà Rồng,
Nghĩa trang Liệt Sỹ Tp. HCM, Đền tưởng niệm Bến Dược – Củ Chi…

13


Di tích văn hóa nghệ thuật và các cơ sở tôn giáo như: Các chùa, đình,
đền, miếu, nhà thờ, nhà cổ, lăng mộ, các tòa thánh, Ủy ban nhân dân Thành
phố (Dinh Xã Tây), Bưu Điện Thành phố, Thảo Cầm Viên, Chợ Bến
Thành, Lăng Lê Văn Duyệt, Chùa Bà Thiên Hậu (Tuệ Thành Hội Quán),
Chùa Ngọc Hoàng, Chùa Ông (Nghĩa An Hội Quán). Chùa Giác Lâm, Chùa
Giác Viên, Chùa Nam Thiên Nhất Trụ, Chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Xá Lợi,
chùa bà Thiên Hậu, Nhà thờ Đức Bà, nhà thờ Tân Định, nhà thờ Cha Tam,
đền Hồi giáo Trung tâm…

Thành phố Hồ Chí Minh cũng là địa phương có nhiều lễ hội, ngoài các
lễ hội cổ truyền như: lễ thờ tổ nghiệp Kim Hoàn, lễ giỗ tổ ngành hát bội và
cải lương, lễ hội cúng cá voi ở biển Cần Giờ… còn có các lễ hội mang tính
văn hóa, truyền thống cách mạng cũng như hàng loạt các lễ hội du lịch khác.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có một số khu du lịch nhân tạo đặc sắc:
Công viên Văn hoá Đầm Sen: Diện tích 50 hecta gồm 20% là mặt hồ,
60% là cây xanh và vườn hoa. Ngoài những khu vui chơi, Đầm Sen còn có
những nhà hàng, khách sạn và hàng chục các loại hình khác để phục vụ khách
du lịch.
Thảo Cầm Viên Sài Gòn (người dân quen gọi là Sở thú), là nơi bảo tồn
động thực vật có tuổi thọ đứng hàng thứ 8 trên thế giới, hiện tọa lạc ở số 2B
Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1. Sau hơn 130 năm tồn tại,
Thảo Cầm Viên đã trở thành một vườn thú lớn với 590 đầu thú thuộc 125
loài, thực vật có 1.800 cây gỗ thuộc 260 loài, 23 loài lan nội địa, 33 loài
xương rồng, 34 loại bon sai và đang được bổ sung. Trong Thảo Cầm Viên còn
có hai công trình kiến trúc đặc sắc khác, đó là Đền thờ vua Hùng dựng năm
1926 và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh mở cửa từ
năm 1929.
Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên là một khu liên hợp vui chơi giải trí tại

14


quận 9. Kiểu cách kiến trúc và các thể loại vui chơi được gắn lồng vào các
hình ảnh lịch sử và truyền thuyết Việt Nam. Khu du lịch “Một Thoáng
Việt Nam” là một quần thể làng nghề thủ công truyền thống, có diện tích 22,5
ha. Khu du lịch bao gồm 30 hạng mục với: đền thờ đất nước, sa bàn nước
Việt Nam, lầu vọng, ba khu tiêu biểu cho ba miền đất nước. Bên cạnh là khu
văn hóa ẩm thực, đảo nuôi chim thú tự nhiên, khu chợ hàng tiểu thủ công
nghiệp, chợ trên sông, vườn cây ăn trái...

1.1.2. Thực trạng ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh trước năm 2000
Hoạt động du lịch của Thành phố được bắt đầu từ ngay những ngày đầu
giải phóng với sự ra đời của Công ty Du lịch thành phố Hồ Chí Minh (Sai
Gon Tourist) vào tháng 8 năm 1975. Bên cạnh nhiệm vụ chính trị, ngành du
lịch lúc bấy giờ từng bước tìm cách tiếp cận với thị trường quốc tế. Năm 1979
Công ty Sai Gon Tourist được phép trực tiếp ký kết hợp đồng phục vụ khách
ở một số thị trường Ấn Độ, Pháp, Nhật, Ý, Canada, Úc... và đến năm 1984 lần
đầu tiên ngành du lịch thành phố tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế ITB tại
Cộng hòa Liên Bang Đức.
Năm 1990, năm du lịch thành phố Hồ Chí Minh lần đầu tiên được tổ
chức nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, giới thiệu
hình ảnh một điểm đến mới mẻ đến với bè bạn quốc tế.
Đồng hành với sự chuyển động tích cực của du lịch thành phố là quá
trình hoàn thiện không ngừng bộ máy quản lý nhà nước về du lịch. Cho tới
trước năm 2000, đã có 04 lần chuyển đổi tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về
du lịch, từ Sở Ăn uống Khách sạn của những năm cuối thập niên 70 - đầu thập
niên 80, chuyển sang Sở Kinh tế Đối ngoại vào đầu thập niên 90 và tháng 8
năm 1993 Sở Du lich
̣ thành phố Hồ Chí Minh đươ ̣c thành lâ ̣p

nhằ m giúp Ủy

ban nhân dân thành phố thực hiê ̣n chức năng quản lý nhà nước trong liñ h vực
du lich
̣ trên điạ bàn thành phố . Sau khi Sở Du lịch ra đời, cùng với những điều

15


kiện thuận lợi của đất nước và Thành phố, ngành du lịch đã chính thức bước

vào giai đoạn hội nhập quốc tế và tăng tốc phát triển.
Từ năm 1996 đến năm 1999, ngành du lịch Thành phố đã có những
bước phát triển đáng kể trong đó, lượng khách du lịch quốc tế cũng như trong
nước tăng qua các năm. Năm 1996 có 925 000 lượt khách quốc tế đến thành
phố Hồ Chí Minh đạt tốc độ tăng trưởng 10.7%, đến năm 1999 lượng khách
quốc tế đạt 975 000 lượt người, đạt tốc độ tăng trưởng là 12% [30, tr.7].
Với việc ngành du lịch ngày càng mở rộng về quy mô mạng lưới cũng
như chất lượng các dịch vụ du lịch khiến doanh thu của ngành cũng có bước
tăng. Năm 1996, doanh thu du lịch thành phố Hồ Chí Minh đạt
2.830.058.000.000 đồng, đến năm 1999 đạt 3.201.000.000.000 đồng [30, tr.12].
Như vậy, thực trạng du lịch thành phố Hồ Chí Minh trước năm 2000,
đặc biệt là 5 năm trước thềm thế kỷ 21 có thể thấy: Về cơ bản, ngành du lịch
Thành phố đảm bảo tốc độ tăng trưởng tương đối, thu hút lượng khách ngày
một tăng dẫn tới doanh thu du lịch tăng, đóng góp vào thành tựu phát triển
kinh tế xã hội nói chung của Thành phố. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá,
xúc tiến du lịch từng bước mở rộng góp phần giới thiệu với du khách trong và
ngoài nước về hình ảnh, con người Thành phố. Ngành du lịch đã có bước phát
triển và nâng cao một bước tính cạnh tranh. Sản phẩm du lịch, cơ sở vật chất
kỹ thuật phục vụ du lịch từng bước được cải thiện và phát triển. Đội ngũ
nguồn nhân lực du lịch bước đầu được hình thành và ngày một nâng cao chất
lượng. Ngành du lịch phát triển góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy hội
nhập quốc tế, tăng cường hiểu biết, giao lưu văn hóa giữa Thành phố với
nhiều địa phương của các nước khác.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành du lịch cũng còn một số tồn
tại như: sản phẩm du lịch còn hạn chế, ít đầu tư theo chiều sâu, chất lượng
nhiều nơi chưa đảm bảo; thiếu thông tin thị trường, hiệu quả hoạt động xúc

16



tiến quảng bá chưa cao, vốn đầu tư còn hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực
chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, công tác quản lý còn nhiều bất cập…
Với tất cả những kết quả đạt được cũng như những điểm tồn tại đặt ra
yêu cầu cho Đảng bộ, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cần nhận thức sâu
sắc, trên cơ sở đánh giá thực trạng để có chủ trương, giải pháp thích hợp
nhằm phát triển ngành kinh tế du lịch trong thời gian tiếp theo.
1.2. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển du lịch
Luật Du lịch Việt Nam xác định: “Du lịch là các hoạt động liên quan
đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm
thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian
nhất định” [29, tr.9].
Như vậy du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành
phần tham gia tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa
có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa xã hội.
Trên thực tế, hoạt động du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới không chỉ mang
lại lợi ích kinh tế mà còn mang lại lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội.
Du lịch cũng như mọi ngành kinh tế khác, muốn khai thác tốt tiềm năng
của nó để phát triển cần có đường lối đúng, chính sách phù hợp, đây là một
trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy ngành kinh tế này phát
triển. Một quốc gia dù có nhiều nguồn lực về tài nguyên du lịch, tuy nhiên
nếu hệ thống đường lối, chính sách phát triển thiếu đồng bộ thì cũng không
thể biến những tiềm năng thành hiện thực về hiệu quả kinh tế. Nhận thức sâu
sắc vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm không nhỏ cho
ngành kinh tế du lịch, đặc biệt kể từ sau công cuộc đổi mới đất nước. Đường
lối, chính phát triển du lịch là một bộ phận trong tổng thể của đường lối phát
triển kinh tế - xã hội của một địa phương hay một quốc gia. Đường lối, chính
sách phát triển du lịch thể hiện trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch,

17



các chương trình phát triển du lịch trong mỗi thời kỳ, giai đoạn nhất định của
mỗi địa phương, mỗi quốc gia.
Đối với nước ta, chủ trương phát triển du lịch của Đảng đã hình thành và
phát triển kể từ sau Đổi mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng
(1986) là Đại hội đặt nền tảng cho việc giải phóng sức sản xuất, mở đường cho
sản xuất phát triển. Tại Đại hội này, Đảng đã chủ trương mở rộng các loại hoạt
động dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất, lưu thông, đời sống và du lịch.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) đã thông qua
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Việc phát triển đất nước đòi hỏi phải xây dựng một cơ cấu ngành dịch vụ
thích hợp, trong đó Đại hội có nhắc tới việc “phát triển du lịch, vận tải hàng
không…” [13, tr.74]. Như vậy, du lịch đã được Đảng ta nhắc tới nhưng chưa
có chiến lược phát triển cụ thể.
Tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996), Đảng đã xác
định: “Phát triển nhanh du lịch, các dịch vụ hàng không, hàng hải, bưu chính
viễn thông…” đồng thời xác định rõ mục tiêu: “Từng bước đưa nước ta trở thành
một trung tâm du lịch, thương mại – dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực” [14,
tr.89]. Chủ trương phát triển du lịch tại Đại hội VIII của Đảng đã góp phần định
hướng thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển lên một bước.
Tiếp tục những thành tựu mà ngành kinh tế du lịch đã đạt được, cùng
với những điều kiện mới có thể khai thác để góp phần thúc đẩy ngành kinh tế
du lịch tiếp tục phát triển, chủ trương phát triển du lịch Việt Nam đã được thể
hiện rõ nét hơn. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010
được nêu ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001), chủ
trương phát triển du lịch được nâng lên: “Phát triển nhanh du lịch thật sự trở
thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả
hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền

18



thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển
nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây
dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm và
đẩy mạnh hợp tác liên kết với cả nước” [15, tr.178].
Như vậy ngành du lịch không những được quan tâm chú trọng mà thật
sự đã đặt ra yêu cầu đưa nước ta sớm trở thành một trung tâm du lịch có thể
so sánh trong khu vực, đồng thời trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn bên
cạnh một số ngành khác. Không chỉ xác định mục tiêu, Đảng cũng đưa ra
định hướng cụ thể hơn về phát triển du lịch: “Nâng cao chất lượng, quy mô và
hiệu quả hoạt động du lịch. Liên kết chặt chẽ các ngành liên quan đến hoạt
động du lịch để đầu tư phát triển một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm…
Phát triển và đa dạng hóa các loại hình và các điểm du lịch sinh thái, văn hóa,
lịch sử, thể thao hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Xây dựng và nâng
cấp cơ sở vật chất và đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước trong hoạt động
du lịch” [15, tr.287]. Ngoài việc đưa ra đường lối phát triển chung cho ngành
du lịch trên phạm vi cả nước, trong “định hướng phát triển các vùng lãnh
thổ”, Đại hội Đảng toàn quốc lần IX cũng nêu chủ trương phát triển du lịch
gắn với điều kiện của từng vùng lãnh thổ nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so
sánh của từng vùng trong việc phát triển du lịch. Bộ Chính trị ra Thông báo số
179/TB – TW về việc phát triển du lịch trong tình hình mới (11/11/1998).
Chương trình Hành động quốc gia về du lịch và các sự kiện du lịch Việt Nam
năm 2000 với tiêu đề “Việt Nam – Điểm đến của thiên niên kỷ mới” đã được
triển khai trong 2 năm 2000 – 2001.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4/2006), đã đánh giá thành tựu
phát triển của ngành du lịch trong thời gian trước đó: “ngành du lịch phát
triển khá cả về lượng khách, loại hình và sản phẩm du lịch” [16, tr.144]. Đồng
thời Đảng nêu định hướng phát triển du lịch trong thời gian tiếp theo:


19


“Khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch” [16, tr. 202].
Chủ trương của Đảng về du lịch đã ngày càng hoàn thiện theo thời gian
thể hiện nhận thức ngày càng sâu sắc của Đảng về vai trò, vị trí, giá trị mà
ngành kinh tế du lịch mang lại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung
của đất nước. Từ chủ trương đúng đắn của Đảng về phát triển du lịch, Nhà
nước đề ra những chính sách, biện pháp cụ thể hóa chủ trương ấy nhằm phát
triển mạnh kinh tế du lịch, đóng góp vào sự phát triển của cả nước.
Nghị quyết số 45 – CP ngày 22/6/1993 của Chính phủ về đổi mới phát
triển ngành du lịch đã khẳng định: “Du lịch là một ngành kinh tế mang tính
chất tổng hợp, có tác dụng góp phần tích cực thực hiện chính sách mở cửa, thúc
đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc
làm, mở rộng giao lưu văn hóa và xã hội giữa các vùng trong nước và giữa
nước ta với nước ngoài, tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị, hòa bình và sự
hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”. Đồng thời khẳng định tiêu chí phát triển
của ngành du lịch ở nước ta là: “Phát triển ngành du lịch phải lấy hiệu quả kinh
tế xã hội làm mục tiêu chính. Đồng thời, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy truyền thống văn
hóa, bản sắc dân tộc và nhân phẩm của con người Việt Nam” [5, tr.1 – 2 ].
Nhằm định hướng phát triển lâu dài cho ngành du lịch, Chính phủ đã ra
Quyết định số 97/2002/QĐ – TTg ngày 22/07/2002 phê duyệt Chiến lược
phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010. Trong đó khẳng định “Từng bước
đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu
sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du
lịch phát triển trong khu vực” [51, tr.1].
Đến năm 2005 trên cơ sở kế thừa những giá trị của Pháp lệnh du lịch
năm 1999, đồng thời để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, ngày 14/06/2005,


20


Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật du lịch. Luật du lịch năm
2005 gồm 11 chương, 88 điều bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 thực
hiện điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực du lịch ở tầm cao hơn, khẳng định
một lần nữa vị thế của ngành du lịch không chỉ ở chủ trương, chính sách mà
còn được thể chế hóa một cách cụ thể bằng luật. Không chỉ điều chỉnh các
mối quan hệ trong lĩnh vực du lịch ở trong nước, luật du lịch năm 2005 còn là
cơ sở pháp lý quan trọng nhằm mở rộng giao lưu, hợp tác giữa du lịch Việt
Nam và du lịch quốc tế; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm cho việc thực hiện
chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; lợi ích của nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và
có hoạt động liên quan đến du lịch trên lãnh thổ Việt Nam, góp phần phát
triển du lịch trong nước và du lịch quốc tế.
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là cơ sở quan trọng cho
các địa phương đưa ra chủ trương phát triển của địa phương mình.
1.3. Chủ trƣơng, biện pháp và quá trình chỉ đạo thực hiện của
Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh
1.3.1. Chủ trương và biện pháp
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa VI tại
Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ VII, ngày 19 tháng 12 năm 2000
đã khẳng định: “Đưa ngành du lịch thành phố thực sự là một ngành công
nghiệp với sản phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh với các trung tâm du
lịch của các nước trong khu vực. Phát triển mạnh dịch vụ vận tải, kho bãi,
dịch vụ cảng, kho vận và vận tải công cộng đô thị” [9, tr.12]. Như vậy tại Đại
hội lần này, vị thế của ngành du lịch đã được chú trọng hơn một bước so với
Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ VI năm 1996 với chủ trương:

“Mở rộng và phong phú hoá hoạt động du lịch ngang tầm một ngành kinh tế

21


mũi nhọn” [8, tr.19].
Ngày 02/ 01/ 2001, Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành
phố đã thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2001. Hội nghị đã
ghi nhận những kết quả mà ngành du lịch của Thành phố đạt được trong năm
2000: “Ngành du lịch cũng đã có bước khởi sắc sau nhiều năm liên tiếp sụt
giảm, doanh thu du lịch đạt trên 3.800 tỷ đồng, tăng 18,7% so cùng kỳ. Lượng
khách quốc tế đến thành phố đạt khoảng 1,1 triệu lượt người, tăng 12,3% so
cùng kỳ. Riêng khách lữ hành quốc tế đạt 800.000 người, tăng 12,8% so với
cùng kỳ. Công suất phòng bình quân đạt 44%, tăng 3% so cùng kỳ” [40, tr.5].
Cùng với đó là sự khẳng định vai trò quan trọng của ngành kinh tế du lịch,
trong nhiệm vụ phát triển kinh tế các ngành và lĩnh vực, du lịch được xếp vào
một trong bẩy ngành dịch vụ chủ lực trong những năm 2000 - 2005: “Xây
dựng và triển khai 7 chương trình mục tiêu các nghành dịch vụ chủ lực là
thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính- viễn thông, kinh doanh tài sản và tư
vấn, tài chính - ngân hàng và công nghiệp phần mềm trong 5 năm 2000-2005”
[40, tr.17]. Nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Thành phố, cũng như
khai thác tài nguyên du lịch nhà vườn, du lịch sinh thái, kết hợp nông nghiệp
với du lịch, Hội nghị chủ trương: “Kinh tế vườn kết hợp với du lịch sinh thái
ở ngoại thành nhằm phục vụ cho khách du lịch trong và ngoài nước. Xây
dựng và bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ” [40, tr.16].
Không chỉ phát huy những giá trị du lịch, sản phẩm du lịch truyền thống, chủ
trương đa dạng hóa sản phẩm du lịch là một hướng đi tích cực không chỉ
mang lại giá trị kinh tế cho ngành kinh tế du lịch mà còn thúc đẩy các ngành
kinh tế khác phát triển, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho
nhân dân, đặc biệt là các hộ nông dân khu vực ngoại thành.

Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh
(khoá VII) đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27 tháng 10 năm

22


2002 về “Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ - thương mại trên
địa bàn thành phố đến năm 2005”. Nghị quyết xác định phương hướng chung
cho ngành du lịch thành phố giai đoạn 2002 – 2005 là: “Đưa ngành du lịch
thành phố thực sự là một trong những ngành kinh tế chủ lực có sức cạnh tranh
với các trung tâm du lịch của các nước trong khu vực” [41, tr.2].
Như vậy, mục tiêu của Đảng bộ Thành phố nâng ngành du lịch lên
thành ngành kinh tế chủ lực có sức cạnh tranh trong khu vực. Vị trí ngành
kinh tế du lịch được phấn đấu nâng lên một bước, điều đó khẳng định quyết
tâm của Đảng bộ thành phố trong việc phát triển ngành kinh tế có nhiều tiềm
năng này. Không chỉ đề ra phương hướng chung, Nghị quyết số 09-NQ/TU
còn tập trung chỉ đạo phát triển 6 nhóm ngành thương mại trong đó có ngành
du lịch. Riêng đối với ngành du lịch, mục tiêu chung được xác định cho tới
năm 2005 theo tinh thần Nghị quyết 09-NQ/TU là: “Tập trung phát triển
ngành du lịch thành phố thực sự là một ngành kinh tế mạnh, có các sản phẩm
chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh với các trung tâm du lịch của các nước
trong khu vực. Phấn đấu tăng doanh thu du lịch bình quân hàng năm từ 10%
trở lên, tăng số ngày lưu trú và chi tiêu của khách quốc tế bằng với mức trung
bình của các nước trong khu vực” [41, tr.5].
Nghị quyết xác định các giải pháp: “Cần đa dạng hóa các hình thức tổ
chức và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, phát triển các loại hình du
lịch sinh thái, du lịch văn hóa - thể thao, du lịch hội nghị, hội thảo, hội chợ
quốc tế,... Liên kết với các địa phương trong cả nước và với các nước trong
khu vực để xây dựng chương trình du lịch đến các điểm du lịch hấp dẫn du
khách trong và ngoài nước. Tập trung thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm

tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng, hoàn chỉnh hệ thống quần thể du lịch
theo chủ đề, cụ thể là :
+ Nghiên cứu quy hoạch, đầu tư hoàn chỉnh khu du lịch rừng ngập mặn

23


×