Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của nhân viên y tế tại bệnh viện Hùng Vương năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

HUỲNH PHẠM THU HIỀN

KIẾN THỨC VỀ NUÔI CON BẰNG
SỮA MẸ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
NĂM 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

TP. Hồ Chí Minh, năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

HUỲNH PHẠM THU HIỀN

KIẾN THỨC VỀ NUÔI CON BẰNG
SỮA MẸ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG


NĂM 2017
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

Người hướng dẫn 1
TS. Phạm Thị Lan Anh
Người hướng dẫn 2
Ths. Lê Thị Quỳnh Nhi
TP. Hồ Chí Minh, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu và
phân tích một cách trung thực. Luận văn này không có bất kì số liệu, văn bản, tài liệu
đã được Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh hay trường đại học khác chấp
nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng không có số liệu, văn bản,
tài liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận.

Tác giả

Huỳnh Phạm Thu Hiền


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN ................................................................... 5
1.1 Một số khái niệm ............................................................................................. 5
1.1.1 Sữa mẹ .................................................................................................... 5
1.1.2 Bú mẹ ..................................................................................................... 5
1.2 Nuôi con bằng sữa mẹ ...................................................................................... 6

1.2.1 Sinh lý tạo và tiết sữa .............................................................................. 6
1.2.2 Dinh dưỡng trong sữa mẹ ........................................................................ 7
1.2.3 Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn .................................... 8
1.3 Bất lợi khi nuôi trẻ bằng sản phẩm sữa thay thế ................................................ 9
1.4 Chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh (EENC) ........... 10
1.5 Nghiên cứu đã thực hiện................................................................................. 12
1.5.1 Nghiên cứu Việt Nam ........................................................................... 12
1.5.2 Nghiên cứu nước ngoài ......................................................................... 13

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 16
2.1 Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 16
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................. 16
Thời gian ....................................................................................................... 16
Địa điểm ....................................................................................................... 16
2.3 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 16
Dân số mục tiêu. ............................................................................................ 16
Dân số chọn mẫu. ........................................................................................... 16
2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu ........................................................................................ 16
2.5 Kĩ thuật chọn mẫu .......................................................................................... 17
2.6 Tiêu chí chọn mẫu .......................................................................................... 18
Tiêu chuẩn đưa vào ........................................................................................ 18
Tiêu chuẩn loại ra........................................................................................... 18
2.7 Thu thập dữ kiện ............................................................................................ 18


Phương pháp thu thập dữ kiện ........................................................................ 18
Công cụ thu thập dữ kiện................................................................................ 19
Kiểm soát sai lệch .......................................................................................... 20
2.8 Liệt kê và định nghĩa biến số .......................................................................... 20


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ...................................................................................... 29
3.1 Đặc điểm của nhân viên y tế tham gia nghiên cứu .......................................... 29
3.2 Kiến thức về sữa mẹ của nhân viên y tế .......................................................... 34
3.3 Mối liên quan giữa kiến thức chung về sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ với các
đặc tính mẫu của đối tượng nghiên cứu ................................................................. 40

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................... 46
4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu .............................................................................. 46
4.2 Kiến thức về sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ ............................................... 49
4.3 Những mối liên quan ...................................................................................... 54
Mối liên quan giữa kiến thức chung về sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ với
khoa phòng công tác....................................................................................... 54
Mối liên quan giữa kiến thức chung về sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ với việc
tham gia đào tạo tại chỗ.................................................................................. 55
Những yếu tố chưa xác định được có mối liên quan ......................................... 55
Những điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu ................................................ 56
Tính mới và tính ứng dụng của nghiên cứu ..................................................... 57

KẾT LUẬN............................................................................................................ 59
ĐỀ XUẤT............................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 61
BỘ CÂU HỎI ........................................................................................................ 64


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVHV

Bệnh viện Hùng Vương


EENC

Early Essential Newborn Care (Chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ
sinh trong và ngay sau khi sinh)

NVYT

Nhân viên y tế

NCBSM

Nuôi con bằng sữa mẹ

SM

Sữa mẹ

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UNICEF

United Nations Children’s Fund (Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc)

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)



DANH MỤC BẢNG/ HÌNH/ BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1 Chức danh nhân viên y tế ........................................................................... 16
Bảng 2.2 Khoa phòng công tác ................................................................................. 16
Bảng 2.3 Kiến thức chung về tầm quan trọng của SM và NCBSM. ...........................25
Bảng 3.1 Đặc điểm dân số của đối tượng nghiên cứu ................................................ 30
Bảng 3.2 Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ....................................... 32
Bảng 3.3 Chương trình đào tạo tại chỗ về sữa mẹ và chăm sóc thiết yếu ................... 33
Bảng 3.4 Kiến thức chung về thời gian khuyến nghị nuôi con bằng sữa mẹ .............. 35
Bảng 3.5 Kiến thức về tầm quan trọng của sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ ............ 37
Bảng 3.6 Mối liên quan giữa kiến thức chung đúng về sữa mẹ với đặc điểm mẫu ..... 42
Bảng 3.7 Mối liên quan giữa kiến thức chung đúng về sữa mẹ với đặc điểm
nghề nghiệp ............................................................................................................... 44
Bảng 3.8 Mối liên quan giữa kiến thức chung đúng về sữa mẹ với đặc điểm tham gia
đào tạo tại chỗ về sữa mẹ và chăm sóc thiết yếu......................................................... 46
Sơ đồ dàn ý nghiên cứu................................................................................................ 4


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi con bằng sữa mẹ được khuyến cáo bởi những cơ quan phụ trách y tế quốc tế
(như Tổ chức Y tế Thế giới – World Health Organization – WHO, Cơ quan phòng
chống dịch bệnh – Center for Disease Control anh Prevetion – CDC) và Bộ Y tế Việt
Nam. Trẻ em được khuyến cáo cho bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh và bú mẹ
hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời. Thời gian cho trẻ bú mẹ được đề nghị là ít nhất hai
năm đầu sau khi sinh [45]. Các khuyến cáo này dựa trên bằng chứng từ rất nhiều những
nghiên cứu về lợi ích ngắn hạn và dài hạn của sữa mẹ cũng như việc nuôi con bằng sữa
mẹ trên trẻ và cả trên bà mẹ.
Thực hành đúng về nuôi con bằng sữa mẹ (SM) chịu ảnh hưởng rất lớn từ thực

hành khởi đầu bú mẹ đúng cho trẻ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc khởi đầu đúng sẽ
giúp bà mẹ sau đó duy trì việc cho con bú mẹ một cách hợp lí. Có nhiều yếu tố tác
động lên vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ như các khó khăn từ bản thân bà mẹ, rào cản về
tâm lí, xã hội hay văn hóa. Những yếu tố này làm giảm đi sự tự tin của người phụ nữ
vào khả năng nuôi con bằng sữa mẹ [7]. Bên cạnh đó, sự tác động của nhân viên y tế
tại bệnh viện là một trong số những yếu tố khách quan tác động, ảnh hưởng rất lớn đến
việc thực hành cho con bú mẹ. Nhân viên y tế là một trong số những người đầu tiên
tiếp xúc trực tiếp với bà mẹ ngay từ giai đoạn đầu tiên của quá trình mang thai như việc
thăm khám tiền hôn nhân, thăm khám tiền thai đến suốt thời gian thai kì cũng như
trong khoảng thời gian đầu sau khi trẻ được tách rời với cơ thể bà mẹ. Nhân viên y tế
tư vấn kiến thức đúng thì việc thực hành nuôi con bằng sữa mẹ mới hiệu quả. Vì vậy,
sự tác động của nhóm đối tượng này là không hề nhỏ đến nhận thức, thái độ cũng như
thực hành đúng của các bà mẹ về việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Để có thể thực hiện tốt vai trò trên, nhân viên y tế cần phải có kiến thức đầy đủ
bao gồm các kiến thức về các tác động bất lợi đến sức khỏe của trẻ khi sử dụng những
cách cho ăn khác nhau, kiến thức về sinh lí tạo và tiết sữa, kiến thức về tâm lí học bà
mẹ cũng như kĩ năng giao tiếp hiệu quả hay kĩ năng cung cấp thông tin một cách hợp
lí. Hiện nay, một số nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới cho thấy thái độ cũng như tỉ


2

lệ kiến thức đúng của nhân viên y tế vẫn còn chưa cao và họ còn thiếu những kĩ năng
phù hợp giúp hỗ trợ, tư vấn cho các bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ [36] [26] [44] [22].
Tại Việt Nam, theo ý kiến của một số chuyên viên quản lí thuộc hệ thống y tế và các
kênh truyền thông cộng đồng cho thấy rất ít nhân viên y tế Việt Nam cho rằng sữa mẹ
là tốt nhất cho trẻ em, đồng thời có một số NVYT khuyên các bà mẹ sử dụng sữa công
thức thay vì cho trẻ bú mẹ [1] [6] [13]. Hiện có rất ít bằng chứng từ các nghiên cứu
khoa học về kiến thức và thái độ của nhân viên y tế tại Việt Nam về sữa mẹ và nuôi
con bằng sữa mẹ.

Bệnh viện Hùng Vương là một trong 2 bệnh viện tuyến trung ương về sản phụ
khoa lớn ở miền Nam Việt Nam có chuyên môn và uy tín cao, nơi được nhiều bà mẹ
lựa chọn khi thực hiện sinh thường cũng như những ca sinh mổ phức tạp. Nhiều nghiên
cứu tại bệnh viện Hùng Vương thực hiện về tỉ lệ cho trẻ bú sữa mẹ và các yếu tố liên
quan. Trong năm 2011, tỉ lệ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của trẻ chỉ khoảng
7% (thấp hơn tỉ lệ trung bình của cả nước (17%)), trong khi có đến gần 80% trẻ được
cho bú mẹ kết hợp với sữa công thức. Bên cạnh đó, tỉ lệ bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu
sau sinh cũng tương đối thấp chỉ đạt 14% [35].
Hiện nay, trong nỗ lực cải thiện sức khoẻ trẻ em của Bộ Y tế Việt Nam, nhiều
chính sách đã được ban hành nhằm gia tăng tỉ lệ bú sữa mẹ sớm trong vòng một giờ
đầu của trẻ em trong bệnh viện. Với mục đích muốn cung cấp thêm thông tin cho các
chương trình và hoạt động đào tạo nhân lực của bệnh viện khi thực hiện chính sách của
Bộ y tế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tìm hiểu về tỉ lệ nhân viên y tế có kiến thức
đúng về sữa mẹ. Kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần hỗ trợ hoặc gợi ý để bệnh viện
Hùng Vương nói riêng cũng như những bệnh viện sản phụ khoa khác nói chung đề ra
những giải pháp hợp lí nhằm cung cấp thêm cho nhân viên y tế kiến thức cập nhật, đầy
đủ cũng như các kĩ năng trong việc tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ một cách toàn diện.


3

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
Tỉ lệ nhân viên y tế bệnh viện Hùng Vương trong năm 2017 có kiến thức đúng
về nuôi con bằng sữa mẹ là bao nhiêu? Có hay không mối liên hệ giữa kiến thức
đúng về nuôi con bằng sữa mẹ với một số đặc điểm dân số học, đặc điểm nghề
nghiệp và đặc điểm về việc tham gia đào tạo tại chỗ?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Mục tiêu tổng quát:
Xác định tỉ lệ nhân viên y tế tại bệnh viện Hùng Vương năm 2017 có kiến thức
đúng về nuôi con bằng sữa mẹ và xác định mối liên quan giữa tỉ lệ nhân viên y

tế tại bệnh viện Hùng Vương năm 2017 có kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa
mẹ với các đặc điểm về dân số học, đặc điểm nghề nghiệp và đặc điểm về sự
tham gia đào tạo tại chỗ của bệnh viện.
Mục tiêu cụ thể:
1 Xác định tỉ lệ nhân viên y tế bệnh viện Hùng Vương năm 2017 có kiến thức
đúng về nuôi con bằng sữa mẹ.
2 Xác định mối liên quan giữa kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ với những
đặc điểm dân số học của đối tượng nghiên cứu: Tuổi, giới, tình trạng hôn nhân,
tình trạng con cái, kinh nghiệm cá nhân về thời gian cho con bú, kinh nghiệm về
những khó khăn khi cho con bú.
3 Xác định mối liên quan giữa kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ với những
đặc điểm nghề nghiệp trên đối tượng nghiên cứu: Chức danh, thâm niên, khoa
phòng công tác, trình độ chuyên môn, công việc chuyên môn chính.
4 Xác định mối liên quan giữa kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ với việc
tham gia đào tạo tại chỗ của đối tượng nghiên cứu: Tham gia khóa đào tạo về
nuôi con bằng sữa mẹ, tham gia khóa đào tạo về chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ
sơ sinh ngay trong và sau sinh.


4

Dàn ý nghiên cứu:

Sơ đồ dàn ý nghiên cứu

Tuổi, giới, tình
trạng hôn nhân,
số con, kinh
nghiệm cá nhân


Chức danh, chức vụ,
thâm niên, khoa
phòng công tác, trình
độ chuyên môn,

về thời gian cho

công việc chuyên
môn chính

con bú

Kiến thức nuôi
con bằng sữa mẹ

Tham gia khóa
huấn luyện về nuôi
con bằng sữa mẹ
và EENC


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Sữa mẹ
Sữa mẹ là thực phẩm đầu tiên tự nhiên cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ cung cấp tất cả
các dạng năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong những tháng đầu
đời, tiếp tục cung cấp lên đến một nửa hay nhiều hơn nhu cầu dinh dưỡng trong một
năm đầu và lên đến một phần ba nhu cầu dinh dưỡng trong năm thứ hai của trẻ [45].

1.1.2 Bú mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ là một cách cung cấp thức ăn lí tưởng cho sự tăng
trưởng và phát triển lành mạnh của trẻ sơ sinh. Nó cũng là một phần không thể
tách rời của quá trình sinh sản với ý nghĩa quan trọng đối với sức khoẻ của bà mẹ.
Các nghiên cứu hiện có cho thấy, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là bước khởi
đầu tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Sau đó trẻ sơ sinh cần được cho ăn bổ sung kết hợp
với việc tiếp tục cho bú sữa mẹ từ 2 tuổi trở lên [45].
Bú mẹ hoàn toàn
Để giúp các bà mẹ thiết lập và duy trì việc cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng,
WHO và UNICEF khuyến nghị:


Bắt đầu cho trẻ bú sữa mẹ ngay trong 1 giờ đầu tiên của cuộc đời.



Bú mẹ hoàn toàn – nghĩa là trẻ sơ sinh chỉ được nhận sữa mẹ mà không

nhận bất kì thức ăn hoặc thức uống bổ sung nào, thậm chí ngay cả nước.


Nuôi con bằng sữa mẹ theo nhu cầu – thường là khi trẻ có nhu cầu bú sữa

mẹ, cả ngày và đêm.


Không sử dụng bình hoặc núm vú giả [48].


6


1.2 Nuôi con bằng sữa mẹ
1.2.1 Sinh lý tạo và tiết sữa
Thời gian sữa hình thành trong cơ thể mẹ: Khi bà mẹ mang thai, bầu ngực
đã bắt đầu có sự chuẩn bị cho việc tạo sữa. Từ tuần thứ 16-20 của thai kì, tuyến vú
bắt đầu tạo sữa non. Sữa này có màu vàng, đặc dính, rất giàu chất dinh dưỡng và
các kháng thể. Sau khi bé chào đời và nhau thai bong ra, cơ thể mẹ bắt đầu sản
xuất nhiều sữa hơn dưới sự tác động của prolactin [7]. Trong vài ngày tiếp theo,
lượng sữa tiếp tục tăng và sữa đổi sang màu trắng. Giai đoạn này, lượng sữa được
sản xuất phụ thuộc tình trạng dinh dưỡng và tinh thần của mẹ cũng như tác động
của trẻ khi trẻ bú mẹ [38].
Phản xạ tiết sữa: Mức độ prolactin trong máu tăng lên rõ rệt trong thời gian
mang thai, kích thích sự tăng trưởng và phát triển của các mô vú để chuẩn bị cho
việc sản xuất sữa. Khi trẻ mút núm vú mẹ, khi mẹ nghĩ đến việc chăm sóc con hay
nghe tiếng con khóc sẽ kích thích tuyến yên giải phóng hormon prolactin vào trong
máu. Prolactin được sản xuất nhiều vào ban đêm, prolactin còn có tác dụng an thần
giúp cả mẹ và trẻ có một giấc ngủ ngon. Mức độ prolactin cao nhất là khoảng 30
phút sau khi bắt đầu cử bú, do đó ảnh hưởng quan trọng nhất của nó là sản xuất sữa
cho cử bú kế tiếp. Nếu người mẹ ngừng cho con bú, sự tiết sữa có thể ngưng, sau
đó sữa sẽ cạn kiệt [46].
Phản xạ phun sữa (phản xạ oxytoxin): Làm cho trẻ dễ dàng bú được sữa đã
có sẵn trong vú mẹ. Khi trẻ mút núm vú mẹ sẽ kích thích tuyến yên giải phóng
oxytocin vào trong máu. Oxytocin kích thích sự co thắt ở các cơ nhỏ xung quanh
các ống dẫn ở vú trong khi sữa được đổ đầy vào trong các ống dẫn. Khi trẻ bú mẹ,
sự kết hợp của việc trẻ nén núm vú, quầng vú và áp lực mút mà trẻ tác động sẽ kích
thích dòng sữa trong cơ thể mẹ. Khi dòng sữa chảy tăng, phế nang đầy sữa sẽ co
bóp. Vì vậy khi trẻ bú đúng sẽ kích thích việc tiết sữa nhờ động tác nút bú của trẻ.
Ngoài ra, oxytocin có tác dụng tâm lý rất quan trọng, giúp bà mẹ cảm thấy bình



7

tĩnh, thoải mái, vui vẻ khi cho con bú, giảm căng thẳng, tăng tình cảm của mẹ và
con [46].
Như vậy, trẻ càng bú nhiều sữa thì cơ thể mẹ càng tự sản xuất ra sữa nhiều.
Trong sữa mẹ có chất ức chế tạo sữa, khi có một lượng sữa lớn đọng lại trong vú
mẹ thì chất ức chế này được tiết ra làm cho vú tạm ngừng việc tạo sữa. Vì thế nếu
mẹ muốn có nhiều sữa cho trẻ bú, ngoài việc giữ cho tinh thần thoải mái, ăn uống
đủ chất thì mẹ nên làm cho vú rỗng bằng cách cho trẻ bú thường xuyên hoặc vắt
sữa ra [46]. Số lần bú mẹ không gò bó theo thời gian mà tùy thuộc vào yêu cầu của
trẻ (khoảng từ 8-10 lần trong 24h) [8].
1.2.2 Dinh dưỡng trong sữa mẹ
Sữa mẹ là thức ăn thích hợp cho trẻ. Trong sữa mẹ chứa đến 88% là nước và
cung cấp đầy đủ các dạng năng lượng. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng cần thiết sẵn
có trong sữa mẹ như đạm, đường, mỡ, vitamin, muối khoáng với một tỉ lệ thích hợp
cho sự hấp thu và phát triển của cơ thể trẻ [8].
Sữa mẹ cung cấp 100% nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn 6 tháng
đầu, 50% nhu cầu cho giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi. Và trong năm thứ hai, sữa
mẹ vẫn có thể cung cấp 33% nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ; khả năng cung cấp này
còn khoảng 10% vào năm thứ ba. Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo việc duy trì
nuôi con bằng sữa mẹ đến 24 tháng để trẻ được hưởng tối đa những lợi ích từ sữa
mẹ nêu trên [10].
Sữa mẹ là dịch thể sinh học tự nhiên chứa nhiều chất kháng khuẩn giúp tăng
cường miễn dịch cho trẻ mà không một loại thực phẩm nào có thể thay thế được.
Các globulin miễn dịch, chủ yếu là IgA bền vững trong môi trường acid nên không
bị ảnh hưởng bởi các men tiêu hóa vì thế có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh
đường ruột và một số bệnh do vi-rút gây ra. Lysozym là một loại men có tác dụng
phá hủy một số vi khuẩn có hại trong cơ thể trẻ. Trong 2 tuần đầu, các bạch cầu tiết
ra IgA và lactoferin, lysozym, interferon có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các vi
khuẩn gây bệnh [8].



8

1.2.3 Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
Việc tăng tỉ lệ cho trẻ bú sữa mẹ lên mức gần như phổ thông có thể ngăn ngừa
823.000 ca tử vong hàng năm ở trẻ em dưới 5 tuổi và 20.000 phụ nữ tử vong do
ung thư vú. Các phát hiện dịch tễ học và sinh học trong suốt thập kỉ gần đây đã mở
ra tầm nhìn mới về những lợi ích cho cả mẹ và trẻ từ việc cho con bú sữa mẹ,
không phân biệt điều kiện kinh tế giàu hay nghèo [24].
Lợi ích cho trẻ: Sữa mẹ bảo vệ trẻ sơ sinh tránh mắc những căn bệnh truyền
nhiễm và mạn tính cũng như thúc đẩy sự phát triển cảm quan, nhận thức của trẻ.
Bú mẹ hoàn toàn giúp hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng, các bệnh lí về nhiễm
trùng đường hô hấp, tiêu hóa, nhiễm trùng tai cho trẻ và giúp phục hồi nhanh hơn
trong suốt thời gian trẻ ốm [10] [41] [43]. Sữa mẹ không chỉ đơn thuần là nguồn
dinh dưỡng tối ưu cho trẻ sinh đủ tháng, mà nó còn được khuyến khích cho những
trẻ sinh non, nếu trẻ sinh non được nuôi bằng sữa mẹ sẽ hạn chế nguy cơ mắc viêm
ruột hoại tử [39] (viêm ruột hoại tử là căn bệnh đặc trưng bởi tình trạng mô ruột bị
viêm sau đó chết dần, đây là một căn bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ sinh non hay
trẻ bị bệnh [31]). Những trẻ được bú sữa mẹ sẽ giảm được nguy cơ mắc các bệnh
mạn tính không lây sau này như béo phì, cholesterol cao, tăng huyết áp, đái tháo
đường hay hen suyễn và bệnh bạch cầu [40] [47]. Đồng thời sự tương tác giữa mẹ
và trẻ trong quá trình cho bú sẽ ảnh hưởng đến việc thúc đẩy khả năng giao tiếp,
khả năng diễn đạt, cảm giác thoải mái và an toàn cho trẻ sau này, gia tăng sự gắn
kết tình cảm mẹ con. Ngoài ra một số nghiên cứu còn cho thấy rằng những trẻ
được cho bú sữa mẹ có bài kiểm tra về trí thông minh và hành vi cao hơn những trẻ
không được nuôi bằng sữa mẹ [42].
Lợi ích cho mẹ: Bắt đầu cho con bú ngay sau khi sinh giúp ích cho việc thu,
co hồi tử cung, dễ dàng tống nhau ra ngoài và giảm chảy máu sau sinh cho bà mẹ.
Cơ thể bà mẹ được hồi phục sau sinh tốt hơn [15] [43]. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn

trong 6 tháng đầu cũng có thể trì hoãn việc mang thai đến 98%, giúp bà mẹ nhanh
lấy lại cân nặng trước sinh; hơn thế, thể chất lẫn tinh thần của bà mẹ cũng được
nâng cao [15] [16]. Lợi ích khác của việc duy trì cho trẻ bú mẹ trong suốt 2 năm


9

đầu có thể kể đến là giúp giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư
buồng trứng, giảm nguy cơ loãng xương trong thời kì tiền mãn kinh cho bà mẹ sau
này [29] [41]. Ngoài ra, trẻ bú sữa mẹ còn giúp bà mẹ tiết kiệm một khoảng chi phí
rất lớn so với việc sử dụng sữa công thức [15].
Thật sự với những lợi điểm kể trên, không có bất kì sản phẩm sữa nào có thể
thay thế một cách hoàn hảo cho sữa mẹ. Những sản phẩm sữa thay thế dù cho đã
qua quá trình nghiên cứu, tích hợp nhiều tính năng, bổ sung chất dinh dưỡng cho
trẻ thì cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro, nguy cơ bệnh tật về lâu dài cho cơ thể trẻ.
1.3 Bất lợi khi nuôi con bằng sản phẩm sữa thay thế
Sản phẩm sữa thay thế là sản phẩm dinh dưỡng công thức có dạng lỏng hoặc
dạng bột được chế biến từ sữa bò hoặc sữa động vật có thể sử dụng thay thế sữa
mẹ [5]. Sản phẩm sữa thay thế không thể thay cho sữa mẹ hoàn toàn vì nó chỉ có
thể cung cấp được một số thành phần dinh dưỡng chính, đảm bảo thay thế một
phần chức năng dinh dưỡng của sữa mẹ mà thôi. Những trẻ được nuôi bằng sản
phẩm sữa thay thế sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, tăng tỉ lệ nhập
viện cũng như tử vong do tiêu chảy, suy dinh dưỡng và các bệnh gây tử vong
khác. Trong 6 tháng đầu tiên, những trẻ không được bú sữa mẹ sẽ có tỉ lệ tử vong
do bất kì nguyên nhân nào cao hơn 14 lần so với trẻ được bú sữa mẹ, tăng tỉ lệ
chết vì các bệnh đường hô hấp nhiều hơn gấp 15 lần và tăng tỉ lệ chết vì tiêu chảy
gấp 10 lần so với những trẻ được bú sữa mẹ [42]. Trong độ tuổi 0–5 tháng, trẻ sơ
sinh sử dụng sản phẩm sữa thay thế có khả năng phải nhập viện vì tiêu chảy cao
gần 11 lần. Trong số trẻ 6–23 tháng tuổi, nguy cơ nhập viện vì tiêu chảy cao gấp 2
lần so với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ [23]. Trẻ uống sữa công thức dễ mắc nhiễm

trùng tai hơn những trẻ bú sữa mẹ [32]. Như vậy nhiều nghiên đã cứu khẳng định có
mối liên quan giữa việc bú sữa mẹ và tỉ lệ tử vong cũng như tỉ lệ bệnh tật ở trẻ.
Ngoài những bất lợi trên, nuôi con bằng sản phẩm sữa thay thế còn có những
tác hại như trẻ sẽ bị thiếu hụt vitamin A, tiêu chảy kéo dài, dễ bị dị ứng và không
dung nạp sữa, gia tăng nguy cơ thừa cân và mắc các bệnh mạn tính, trẻ không


10

thông minh như những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ [42]. Thêm vào đó, trong
những tháng đầu, hệ tiêu hóa của trẻ khó hấp thu được những thứ khác ngoài sữa
mẹ, thậm chí chỉ cần 1 lần cho ăn bằng sản phẩm sữa thay thế cũng có thể làm tổn
thương hệ tiêu hóa của trẻ mà cần đến nhiều tuần để hoàn toàn hồi phục [7]. Hơn
nữa, sữa thay thế còn phá vỡ mối liên kết giữa mẹ và trẻ, điều này ảnh hưởng tiêu
cực đến việc tạo và tiết sữa do trẻ ít bú mẹ hơn.
1.4 Chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh (EENC)
Tháng 11/2014, Bộ Y tế Việt Nam có ban hành Quyết định về việc phê duyệt
tài liệu hướng dẫn chuyên môn chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay
sau sinh [3].
Chảy máu sau sinh là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ, đặc biệt ở các
nước đang phát triển. Để phòng ngừa chảy máu sau sinh, Hiệp hội nữ hộ sinh quốc
tế (ICM) và Hiệp hội Sản phụ khoa quốc tế (FIGO) khuyến cáo xử trí tích cực giai
đoạn ba cuộc chuyển dạ bao gồm ba can thiệp chính: Tiêm bắp oxytocin ngay sau
khi sổ thai, kéo dây rốn có kiểm soát và xoa đáy tử cung 15 phút/lần trong hai giờ
đầu sau sinh [21].
A. Tiêm bắp oxytocin
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng thuốc tăng co tử cung
(thuốc được khuyến cáo là oxytocin) để xử trí tích cực giai đoạn ba cuộc chuyển dạ
cho tất cả các trường hợp sinh đường âm đạo, oxytocin sử dụng đường tiêm bắp
với liều 10 đơn vị để đề phòng chảy máu sau sinh [48].

B. Kéo dây rốn có kiểm soát
Trước đây kéo dây rốn có kiểm soát được khuyến cáo áp dụng cho tất cả các
trường hợp sinh thường, do các NVYT đã được đào tạo về kĩ năng xử trí tích cực
giai đoạn ba cuộc chuyển dạ thực hiện. Bằng chứng nghiên cứu gần đây đã khuyến
cáo kéo dây rốn chỉ nên thực hiện tại các cơ sở cung cấp dịch vụ đỡ sinh với cán bộ
y tế có kĩ năng và được đào tạo về xử trí tích cực giai đoạn ba cuộc chuyển dạ, còn
những nơi không có nhân viên y tế có kĩ năng và chưa được đào tạo thì không
được tiến hành kéo dây rốn có kiểm soát [4].


11

C. Xoa đáy tử cung
Xoa đáy tử cung là một trong ba can thiệp của xử trí tích cực giai đoạn ba cuộc
chuyển dạ được khuyến cáo tiến hành liên tục trong hai giờ đầu sau sinh, với tần
suất 15 phút/lần. Hơn nữa xoa đáy tử cung còn có thể giúp phát hiện sớm các
trường hợp đờ tử cung sau sinh, hạn chế được tai biến băng huyết sau sinh [4].
D. Kẹp và cắt dây rốn muộn
Nếu kẹp rốn đúng thời điểm, một lượng máu sẽ từ bánh nhau qua dây rốn đến
trẻ, giúp cho trẻ đủ tháng không bị thiếu máu do thiếu sắt trong những tháng đầu và
đặc biệt ở trẻ non tháng không bị thiếu máu cũng như giảm tỉ lệ xuất huyết não do
giảm prothrombin [4].
E. Tiếp xúc da kề da
Trẻ được tiếp xúc da kề da với mẹ ngay từ những phút đầu sau khi sinh giúp
tăng sự tương tác sớm giữa mẹ và con. Trẻ sẽ không bị hạ thân nhiệt, sẽ tìm vú mẹ
sớm hơn và bú mẹ khỏe hơn. Người mẹ cũng giảm lo lắng, giảm nỗi đau “vượt cạn
một mình” [12].
F. Cho trẻ bú sớm
Cho trẻ bú sớm và bú sữa mẹ hoàn toàn trong 1 giờ đầu sau sinh, không cho trẻ
ăn thêm bất cứ một loại thực phẩm nào khác. Theo khuyến cáo của WHO, nên cho

trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú mẹ đồng thời bổ sung
thêm các thực phẩm thích hợp khác đến 2 tuổi hoặc lâu hơn tùy trường hợp [45].
Chính từ các bằng chứng lâm sàng trên, WHO đã đưa ra khuyến cáo áp dụng 6
bước chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh bao gồm:
1. Lau khô và ủ ấm; cho trẻ tiếp xúc trực tiếp da kề da với mẹ (trẻ được đặt
lên bụng mẹ ngay sau khi sinh và kéo dài ít nhất 90 phút sau sinh)
2. Tiêm bắp 10 đơn vị oxytocin
3. Kẹp dây rốn muộn (sau khi dây rốn đã ngừng đập hoặc 1-3 phút sau khi
thai sổ) và kẹp và cắt dây rốn một thì.
4. Kéo dây rốn có kiểm soát
5. Xoa đáy tử cung cứ 15 phút một lần trong vòng 2 giờ đầu sau sinh.
6. Hỗ trợ cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn [48].


12

1.5 Nghiên cứu đã thực hiện
Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ tại Việt Nam: Dù sữa mẹ là thức ăn hoàn
hảo nhất dành cho trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu, song theo báo cáo năm 2014 tại
Việt Nam thì có đến 96,9% trẻ đã từng được bú mẹ nhưng chỉ có 24,3% bà mẹ cho
con bú sữa mẹ hoàn toàn trong giai đoạn quan trọng này của trẻ. Tỉ lệ này vẫn còn
khoảng cách khá xa so với mục tiêu quốc gia là 60% vào năm 2020 [40].
Chính sách hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ tại Việt Nam: Đối với nhân viên y
tế, nội dung trong thông tư liên tịch số 10/2006/TTLT/BYT-BTM-BVHTTUBDSGĐTE, thầy thuốc cũng như NVYT có trách nhiệm hướng dẫn việc sử dụng
đúng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ cho các bà mẹ hoặc thành viên
trong gia đình họ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Nghị định số
21/2006/NĐ-CP [2].
Sơ lược kiến thức nhân viên y tế: Đã có bằng chứng cho thấy những bà mẹ
nhận được sự hỗ trợ và chăm sóc thường xuyên của các nhân viên y tế sẽ có nhiều
khả năng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu cao gấp 2,16 lần các

bà mẹ không nhận được sự hỗ trợ và chăm sóc thường xuyên (KTC 95%: 1,034,37) [25], sự hỗ trợ đó làm gia tăng thời gian cho con bú của các bà mẹ và ảnh
hưởng lớn đến thời gian bú mẹ hoàn toàn [34].
1.5.1 Nghiên cứu Việt Nam
Một nghiên cứu cắt ngang mô tả về kiến thức thái độ và thực hành về nuôi con
bằng sữa mẹ được tác giả Nguyễn Thị Minh Khai thực hiện trên đối tượng sinh
viên điều dưỡng hộ sinh tại trường Đại học Y dược Tp.HCM năm 2016. Đối tượng
được chọn ở nghiên cứu này là nhóm sinh viên điều dưỡng hộ sinh, nhóm ngành
nghề mà công việc sau này sẽ tiếp xúc trực tiếp với các bà mẹ. Chính vì thế, khảo
sát kiến thức, thái độ và kĩ năng thực hành trên nhóm đối tượng này là rất có ý
nghĩa. Khoảng 87% sinh viên đồng ý nên cho trẻ bắt đầu bú mẹ trong 1 giờ đầu sau
sinh. Hầu hết 90% cho biết thời gian nên bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung là khoảng thời
gian sau 6 tháng đầu. 2/3 sinh viên cho rằng cần duy trì nuôi con bằng sữa mẹ từ
12-24 tháng. Đối với đa số các câu hỏi có liên quan đến tầm quan trọng của việc


13

nuôi con bằng SM, các sinh viên trả lời đúng chiếm tỉ lệ 50%. Khảo sát kiến thức
chung về sữa mẹ cho thấy rằng, 32% sinh viên có kiến thức chưa đúng và 68% có
kiến thức đúng. Đa số sinh viên (87%) có thái độ chung về sữa mẹ và nuôi con
bằng sữa mẹ là tích cực. Tỉ lệ sinh viên có kiến thức chung đúng có mối liên quan
mang ý nghĩa thống kê với học lực, trình độ đào tạo và việc tham gia hoặc tìm hiểu
về nuôi con bằng sữa mẹ. Nghiên cứu này đã cho thấy được cái nhìn tổng thể về
kiến thức, thái độ và thực hành của nhóm sinh viên điều dưỡng hộ sinh tại Đại học
Y Dược Tp.HCM. Ngoài ra còn cho thấy được nhu cầu đào tạo về nuôi con bằng
sữa mẹ là thật sự cần thiết trên nhóm đối tượng này [9].
1.5.2 Nghiên cứu nước ngoài
Nhiều nghiên cứu về kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ trên đối tượng nhân viên
y tế đã được tiến hành ở một số quốc gia trên Thế giới, có thể kể đến như
Tanzania, Nigeria, Úc, Anh, Iraq, Ba Lan. Ở một số nước, hầu như tỉ lệ các bà mẹ

cho con bú sữa mẹ sau sinh là tương đối cao (97% ở Tanzania [26], gần 98% ở Ba
Lan [27] hay 90% tại Úc [44]) nhưng vẫn còn rất ít tỉ lệ các bà mẹ tuân thủ hay
thực hành đúng cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu theo như khuyến
cáo của các tổ chức y tế quốc tế (WHO, CDC); tại Tanzania tỉ lệ này là 50% [26],
Puerto Rico với tỉ lệ 22% [22], hay tại Ba Lan là 14% [27].
Một số nước đã nghiên cứu về kiến thức và thực hành của nhân viên y tế đối
với việc hỗ trợ các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Một nghiên cứu gần đây ở
Tanzania, chỉ có 23,6% (52/ 220) nhân viên y tế (64 bác sĩ và 156 điều dưỡng) có
kiến thức tốt (23,6%), 38% có trình độ và kĩ năng như mong muốn, chỉ có 7,7%
đối tượng có tham gia các chương trình đào tạo nuôi con bằng sữa mẹ và đạt được
lượng kiến thức như mong đợi. Có mối tương quan đáng kể giữa kiến thức nuôi
con bằng SM với việc tham gia khóa đào tạo của NVYT tại Tanzania, theo đó
những nhân viên có nhận được sự đào tạo thì có kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ
càng cao (p=0,015, KTC95%:1,2–6,1). NVYT làm trong bệnh viện có mối liên hệ
với kiến thức về nuôi con bằng SM tốt hơn nhóm NVYT ngoài bệnh viện [26].


14

Một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành tại Úc bởi tác giả Wendy Brodribb
vào năm 2008 trên đối tượng là 161 bác sĩ thực tập cho thấy nhiều bác sĩ thiếu kiến
thức về cho con bú: Điểm số kiến thức là 3,44/5 (SD=0,3) và 60% các câu về kiến
thức trả lời không chính xác bởi hơn một nửa nhóm; tuy nhiên điểm số thái độ của
họ (3,99/5; SD= 0,43) cao hơn điểm số kiến thức, cho thấy được họ có một thái độ
tích cực về nuôi con bằng SM [44].
Một nghiên cứu khác cũng được thực hiện trên đối tượng nhân viên y tế ở Ba
Lan năm 2015. Đối tượng nghiên cứu bao gồm 227 nữ hộ sinh, 58 bác sĩ y khoa,
40 điều dưỡng, 8 nhà tâm lí-giáo dục học và 28 đối tượng trên những lĩnh vực y
khoa khác. Một nhóm theo học các khóa đào tạo phát triển chuyên môn về nhận
thức nuôi con bằng sữa mẹ, nhóm còn lại không nhận được bất kì sự đào tạo cụ thể

nào, nhưng vẫn tương tác với các bà mẹ và trẻ em như một nhân viên hỗ trợ sức
khỏe. Và kết quả thu được trong nhóm chứng với điểm trung bình trên tất cả các
đối tượng là 5,50. Đối tượng nhận được sự huấn luyện đặc biệt về chuyên môn đã
tác động đáng kể đến kết quả thu được với điểm số trung bình là 7,36. Mối quan hệ
giữa kết quả nghiên cứu định lượng này và các yếu tố liên quan là hệ quả của việc
tham gia vào các khóa huấn luyện chuyên môn về nuôi con bằng sữa mẹ [27].
Một nghiên cứu được tiến hành năm 2008 tại Pakistan trên 197 bác sĩ, 99 điều
dưỡng. Khi được khảo sát về thời gian duy trì cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng thì kết
quả có 138 (70,1%) bác sĩ, 67 (67,7%) điều dưỡng lựa chọn thời gian này. Về thời
gian bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung, kết quả có 27 (13,7%) bác sĩ và 17 (17,2%) điều
dưỡng chọn mốc thời gian từ 6 tháng trở lên. Khảo sát về việc tham gia hội thảo
hay những khóa huấn luyện, đào tạo tại chỗ thì kết quả có 94 (47,7%) bác sĩ và 53
(53,5%) điều dưỡng trả lời họ đã từng tham gia những chương trình đó [33].
Ngoài ra cũng có một số nghiên cứu khác cũng được thực hiện như nghiên cứu
cắt ngang trên 177 bác sĩ tại Puerto Rico cũng cho thấy các bác sĩ được khảo sát có
sự thiếu hụt các kiến thức cho con bú, các bác sĩ chỉ biết đến lợi ích của sữa mẹ
trong việc nâng cao hệ thống miễn dịch mà không biết đến lợi ích khác của sữa mẹ,


15

có đến 19% bác sĩ tư vấn cho bú sữa mẹ kết hợp với sữa công thức và 38% bác sĩ
đề nghị bắt đầu cho con bú bất cứ lúc nào mẹ muốn [22]. Ngoài ra nghiên cứu cắt
ngang mô tả tại trung tâm chăm sóc sức khỏe Botucatu tại Brazil trên 89 điều
dưỡng và bác sĩ cũng cho thấy gần một nửa các chuyên gia đã không thể báo cáo
bất kì 10 bước để cho con bú thành công [30].


16


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
Thời gian: Tiến hành từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2017.
Địa điểm: Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh.
2.3 Đối tượng nghiên cứu:
Dân số mục tiêu: Nhân viên y tế BVHV Thành phố Hồ Chí Minh.
Dân số chọn mẫu: Nhân viên y tế BVHV Thành phố Hồ Chí Minh tại thời
điểm nghiên cứu.
2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu:
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỉ lệ:
n = Z (12 a /2)

p(1  p)
d2

n: Cỡ mẫu (nhân viên y tế được chọn tham gia đang làm việc tại BVHV)
α: Xác xuất sai lầm loại 1 (α=0,05)
Z: Trị số từ phân phối chuẩn (với độ tin cậy 95% Z(1a /2) = 1,96)
d: Độ chính xác (hay sai số cho phép ), d=0,05
p: Trị số mong muốn của tỉ lệ (với p=0,24, theo tỉ lệ nhân viên y tế tại Tanzania
có kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ năm 2016 [26])
n = 1,96 * 1,96 * 0,24 (1-0,24)/ (0,05*0,05) = 280
Ước lượng mất mẫu khoảng 10%, số lượng cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu là
308 người.


17

2.5


Kĩ thuật chọn mẫu:
Sử dụng kĩ thuật chọn mẫu xác suất, chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng nhiều bậc.
Bậc 1: Sử dụng kĩ thuật chọn mẫu xác suất, chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo

chức danh nghề nghiệp (bác sĩ, nữ hộ sinh, điều dưỡng) ở những khoa có liên quan
(khoa khám bệnh, khoa sanh, khoa hậu sản, khoa hậu phẫu, khoa sơ sinh). Số liệu được
ước tính từ Thống kê theo chức danh tại từng khoa phòng tính đến 11/2016, thông tin
tham khảo tại website Bệnh viện Hùng Vương.
Bảng 2.1 Chức danh nhân viên y tế
Nhóm nhân viên
y tế
Bác sĩ
Điều dưỡng
Nữ hộ sinh
Tổng cộng

Số nhân viên

Cách tính

69
42
313
424

69/424 x 308
42/424 x 308
313/424 x 308


Số nhân viên
cần chọn
50
31
227
308

Bậc 2: Phân tầng dựa theo số lượng nhân viên hiện có tại các khoa liên quan
(Sử dụng cách tính tương tự như ở bậc 1)
Bảng 2.2 Khoa phòng công tác

Khoa

Khám bệnh
A
Khám bệnh
B
Sanh
Hậu sản A
Hậu sản B
Hậu phẫu
Sơ sinh
Tổng cộng

Số lượng nhân viện hiện có
(tính đến 12/2016)
Nữ hộ
Điều
Bác sĩ
sinh

dưỡng

Số nhân viên cần chọn
Bác sĩ

Nữ hộ
sinh

Điều
dưỡng

24

71

1

17

51

1

8

31

1

6


23

1

16
3
3
5
10
69

105
18
17
29
42
313

0
2
4
8
26
42

12
2
2
4

7
50

76
13
12
22
30
227

0
1
3
6
19
31


18

2.6 Tiêu chí chọn mẫu
Tiêu chuẩn đưa vào:
 Nhân viên y tế gồm: Bác sĩ, nữ hộ sinh, điều dưỡng.
 Nhân viên y tế làm việc chính thức tại bệnh viện Hùng Vương, ở các khoa liên
quan gồm khoa khám bệnh, khoa sinh, hậu phẫu, hậu sản và sơ sinh.
Tiêu chuẩn loại ra:
 Nhân viên y tế từ chối tham gia nghiên cứu.
 Nhân viên không thuộc khoa lâm sàng, ví dụ: Khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa
dược, khoa xét nghiệm, khoa di truyền và các phòng chức năng.
 Nhân viên y tế làm việc tình nguyện, đến thực tập, học tại BVHV.

 Các nhân viên y tế khác như kĩ thuật viên gây mê, dược sĩ, xét nghiệm, y tế
công cộng.
 Nhân viên văn phòng, hành chính, vệ sinh không được đào tạo về y sinh học.
2.7 Thu thập dữ kiện
Phương pháp thu thập dữ kiện:
Những dữ kiện thu thập được bằng cách phỏng vấn đối tượng tham gia nghiên
cứu bằng bộ câu hỏi tự điền soạn sẵn. Nội dung cụ thể:
Bước 1: Nghiên cứu viên liên hệ với bệnh viện Hùng Vương.
Bước 2: Nghiên cứu viên liện hệ với người chịu trách nhiệm của từng đơn vị
khoa phòng.
Bước 3: Nghiên cứu viên đến các khoa phòng thu thập số liệu:


Giới thiệu bản thân.



Xuất rình giấy tờ đã được Ban lãnh đạo bệnh viện phê duyệt.


×