Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh phân trắng lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi nuôi tại trại chăn nuôi bình minh mỹ đức hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.3 KB, 70 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN VĂN TÂN
Tên chuyên đề:
ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ
BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON TỪ SƠ SINH ĐẾN 60 NGÀY TUỔI
NUÔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI BÌNH MINH - MỸ ĐỨC - HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú y
Khoa: Chăn nuôi thú y
Khóa học: 2013 - 2017

Thái Nguyên - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN VĂN TÂN
Tên chuyên đề:
ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ
BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON TỪ SƠ SINH ĐẾN 60 NGÀY TUỔI
NUÔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI BÌNH MINH - MỸ ĐỨC - HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy


Chuyên ngành: Thú y
Khoa: Chăn nuôi thú y
Khóa học: 2013 – 2017
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đặng Thị Mai Lan

Thái Nguyên - 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này trước hết em xin gửi lời cảm ơn tới
toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền
đạt cho em những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt những năm học vừa
qua.
Em xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Đặng Thị Mai Lan đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành báo cáo
tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa chăn nuôi Thú
y, cùng toàn thể anh em kỹ thuật, công nhân trong trang trại của công ty CP
Bình Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em trong suốt quá trình thực tập.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể gia đình, bạn bè đã giúp
đỡ và động viên em trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực
tập tốt nghiệp.
Trong quá trình thực tập vì chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa
vào kiến thức đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên báo cáo không tránh
khỏi sai sót.
Kính mong được sự góp ý nhận xét của quý thầy cô để giúp cho kiến thức
của em ngày càng hoàn thiện và có nhiều kinh nghiệm bổ ích cho công việc
sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Văn Tân


ii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Kết quả sản xuất của trại ông Nguyễn Sỹ Bình.............................. 10
Bảng 4.1. Kết quả tiêm phòng cho lợn ........................................................... 39
Bảng 4.2. Kết quả điều trị bệnh cho lợn tại cơ sở........................................... 44
Bảng 4.3. Kết quả công tác khác..................................................................... 44
Bảng 4.4. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo đàn và theo cá thể ............................ 45
Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con qua các tháng theo dõi ........... 45
Bảng 4.6. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi ........................... 46
Bảng 4.7. Tỷ lệ lợn mắc bệnh phân trắng theo tính biệt ................................. 48
Bảng 4.8.Triệu chứng lợn con mắc bệnh phân trắng ...................................... 49
Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con ở lợn bằng hai loại thuốc
Nor 100 và Tylogenta ..................................................................... 50


3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
E. coli

: Escherichia coli

CNTY


: Chăn nuôi thú y

Cs

: Cộng sự

HCl

: Acid chclohydiric

H2S

: Hydro sunfua

PTLC

: Phân trắng lợn con

LMLM

: Lở mồm long móng

Nxb

: Nhà xuất bản

SS

: Sơ sinh


CP

: Cổ phần

VK

: Vi khuẩn

TT

: Thể trọng

kg

: Kilogam


4

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................... iii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iv
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
1.2.
Mục

đích
của
tài.................................................................................................2
1.3.
Ý
nghĩa
của
...................................................................................................2

đề
đề

tài

1.3.1.
Ý
nghĩa
học.................................................................................................2

khoa

1.3.2.
Ý
nghĩa
tiễn..................................................................................................2

thực

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
2.1

Điều
kiện

tập..........................................................................................3
2.1.1.
Điều
kiện
...............................................................................................3

sở

thực

tự

nhiên

2.1.2. Điều kiện vật chát, cơ sở hạ tầng của trại chăn nuôi Bình Minh
....................5
2.1.3.
Thuận
lợi
khăn.........................................................................................8



khó

2.1.4. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở (trong 3
năm)..........................10

2.2.

sở
học......................................................................................................11

khoa

2.2.1. Đặc điểm sinh lý của lợn con ................................................................
11
2.2.2.
Đặc
điểm
của
bệnh
...........................................................14

phân

trắng

lợn

con


5

2.2.3
Nguyên
nhân

gây
con......................................................15

bệnh

phân

trắng

2.2.4.

chế
gây
................................................................................................19

bệnh

2.2.5.
Triệu
chứng
sàng........................................................................................20

lâm

2.2.6.
tích.............................................................................................................21
2.2.7.
Phòng
bệnh
bệnh......................................................................................21


lợn



Bệnh
trị


5

2.2.8. Một số loại thuốc để điều trị bệnh phân trắng lợn con tại công ty CP
Bình Minh ....................................................................................................... 24
2.3. Tình hình nghiên cứu bệnh phân trắng lợn con trong và ngoài
nước............28
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong
nước.....................................................................28
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới........................................................ 30
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
....33
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên
cứu.......................................................................33
3.2. Địa điểm và thời gian tiến
hành..........................................................................33
3.3. Nội dung nghiên cứu
............................................................................................33
3.3.1. Áp dụng quy chăm sóc, nuôi dưỡng và trình phòng, trị bệnh phân trắng
trên đàn lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi. ................................................. 33
3.3.2. Tình hình mắc bệnh phân trắng trên đàn lợn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi
nuôi tại Công ty CP Bình Minh, xã Phù Lưu Tế - huyện Mỹ Đức - Hà Nội. .

33
3.3.3. Hiệu lực điều trị bệnh phân trắng lợn con của một số loại thuốc ......... 33
3.4. Phương pháp nghiên cứu
.....................................................................................33
3.4.1. Điều tra gián tiếp ................................................................................... 33
3.4.2. Điều tra trực tiếp
...............................................................................................33
3.4.3. Phương pháp xác định hiệu quả sử dụng của hai phác đồ
.............................34
3.4.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu
..................................................................34
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu
................................................................................35
PHẦN 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC..........................................................................36


6

4.1. Kết quả áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho
lợn tại cơ sở ..................................................................................................... 36
4.1.1. Công tác chăn nuôi................................................................................ 36
4.1.2. Công tác thú y ....................................................................................... 38
4.1.3. Công tác điều trị bệnh
.......................................................................................38
4.1.4. Công tác khác.....................................................................................................44


7

4.2. Kết quả về tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con ở đàn lợn con từ sơ

sinh
đến 60 ngày tuổi tại trại..................................................................................... 45
4.2.1. Tình hình lợn con mắc bệnh theo đàn và theo cá thể
.....................................45
4.2.2. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con qua các tháng theo dõi... 46
4.2.3. Tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi (%) ................... 46
4.2.4. Tình hình mắc bệnh phân trắng ở lợn con theo tính biệt
...............................48
4.2.5. Triệu chứng lâm sàng ở lợn mắc bệnh phân trắng
.........................................51
4.2.6. Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con ở lợn
..............................................50
PHẦN 5. KẾT LUẬN ĐỂ NGHỊ
............................................................................52
5.1. Kết luận ..............................................................................................................52
5.2. Đề nghị

..............................................................................................................52

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 54


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây, nghề chăn nuôi lợn ở nước ta đang trên đà phát
triển mạnh mẽ. Con lợn ngày càng chiếm ưu thế và có tầm quan trọng trong
đời sống con người. Chăn nuôi lợn đã đáp ứng 65 - 75% nhu cầu về thịt cho

thị trường trong nước và cho xuất khẩu.
Định hướng phát triển chăn nuôi lợn đến năm 2020: là phát triển nhanh
quy mô đàn lợn ngoại theo hướng trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện
về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định
hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi của
nông hộ và của một số vùng.
Để ngành chăn nuôi có thể phát triển mạnh và bền vững, thì vấn đề
con giống là hết sức quan trọng. Muốn chăn nuôi được thắng lợi và có
hiệu quả cao thì con giống phải khỏe mạnh mới mang lại hiệu quả kinh tế
cho người chăn nuôi và đảm bảo cho xuất khẩu.
Từ năm 1960 bệnh phân trắng lợn con đã gây nên những tổn thất
nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi lợn. Hiện nay, bệnh lợn con phân trắng
vẫn xảy ra phổ biến ở nước ta đặc biệt là trong chăn nuôi lợn tập trung tại
các hộ nông dân. Bệnh làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của lợn
con, làm cho lợn còi cọc, chậm lớn, giảm khả năng tăng trọng,... gây thiệt
hại kinh tế cho người chăn nuôi.
Do đó các vấn đề về quản lý, kỹ thuật chăn nuôi lợn ở nước ta đã và đang
được các nhà khoa học nghiên cứu giải quyết nhằm đưa ngành chăn nuôi ở
nước ta tiến kịp trình độ trong khu vực và thế giới. Các yếu tố như: giống,
nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý, thú y… cần được quan tâm chú ý.


Xuất phát từ yêu cầu thực tế sản xuất đó, em đã tiến hành thực hiện đề
tài: “ Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh phân
trắng lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi nuôi tại trại chăn nuôi Bình
Minh - Mỹ Đức - Hà Nội ”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh phân trắng
lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi nuôi tại trại chăn nuôi Bình Minh - Mỹ
Đức - Hà Nội.

- Đánh giá được tình hình mắc bệnh phân trắng trên đàn lợn con theo mẹ
tại cơ sở.
- Thử nghiệm một số phác đồ điều trị.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Là thông tin khoa học về quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con và
một số đặc điểm về bệnh lý lâm sàng của bệnh phân trắng lợn con.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở phục vụ cho nghiên cứu và học
tập của sinh viên các khóa tiếp theo về bệnh phân trắng lợn con.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Là cơ sở cho việc xây dựng các phác đồ điều trị phù hợp, có hiệu quả
đối với bệnh phân trắng lợn con.
- Kết quả của đề tài khuyến cáo cho người chăn nuôi áp dụng các quy
trình chăm sóc, phòng và trị bệnh, nhằm hạn chế tỷ lệ mắc bệnh của lợn.


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Phù Lưu Tế là một xã nằm trên địa bàn huyện Mỹ Đức - Hà Nội,
cách thị trấn Vân Đình 12 km về phía Nam. Xã Phù Lưu Tế có địa giới hành
chính như sau:
Phía Tây giáp xã Xuy Xá
Phía Nam giáp thị trấn Đại Nghĩa
Phía Bắc giáp xã Hòa Xá của huyện Ứng Hòa
Phía Đông giáp xã Phùng Xá.
2.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai
Phù Lưu Tế có địa hình tương đối bằng phẳng. Toàn xã có tổng diện tích

đất tự nhiên là 6,71 km. Trong đó:
Đất nông nghiệp là 318,366 ha (chiếm 47,45%).
Đất phi nông nghiệp là 333,82 ha (chiếm 49,75%).
Đất chưa sử dụng là 18,81 ha (chiếm 2,8%).
Đất đai đa dạng, thích hợp với nhiều loại cây lương thực, thực phẩm và
cây công nghiệp.
2.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn
Xã Phù Lưu Tế nằm trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ nên khí hậu mang
tính chất chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Lượng mưa hàng năm cao nhất là 2.157 mm, thấp nhất là 1.060 mm,
trung bình là 1.567 mm, lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 7
trong năm.


- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, độ ẩm cao nhất là 88%,
thấp nhất là 67%.
0

0

- Nhiệt độ trung bình trong năm là 21 C - 23 C, mùa nóng tập trung vào
tháng 6 đến tháng 7. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông
Nam nên có sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình giữa các mùa trong năm.
- Về chế độ gió, gió mùa Đông Nam thổi từ tháng 3 đến tháng 10, gió
mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
2.1.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội
*

Tình hình dân cư
Tính đến đầu năm 2013, dân số của xã là gần 8986 người ở 8 thôn, tỷ lệ


tăng dân số qua các năm 2012 là 1,47% và năm 2011 là 1,5%, mật độ dân số
1070 người/km, số người trong độ tuổi lao động chiếm 56% dân số, chủ yếu
là lao động nông nghiệp. Lao động chưa có chuyên môn kỹ thuật chiếm
80,2%. Dân cư trong xã phân bố chưa đồng đều. Các khu vực lân cận thị trấn
và gần trục đường giao thông chính, mật độ dân cư đông, sống tập trung hơn.
Dân tộc ở đây chủ yếu là dân tộc Kinh (chiếm 96%), bên cạnh đó còn có
một số dân tộc ít người như: Mường, Thái, H’Mông... (chiếm 4%). Người dân
trong xã cần cù trong lao động, sáng tạo trong sản xuất, đoàn kết trong nếp
sống sinh hoạt.
*

Cơ cấu kinh tế
Phù Lưu Tế chủ yếu sản xuất lương thực, chăn nuôi gia súc - gia cầm,

nuôi trồng thủy sản. Nhờ được đầu tư hệ thống mương máng tốt mà người
dân có thể trồng hai vụ lúa và một vụ hoa màu trong một năm. Trong những
năm gần đây, xã đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất
hàng hóa, nâng cấp hệ thống chợ nông thôn để phát triển thương mại. Năm
2011, giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng trên địa bàn xã


đạt 46,80 triệu đồng. Ngành tiểu thủ công nghiệp chậm phát triển, rải rác còn
một số hộ trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, đan cói…
2.1.1.5. Giao thông
Hệ thống giao thông gồm đường bê tông và đường nhựa, thuận tiện cho
việc ra vào trại hay vận chuyển thức ăn và động vật. Trang trại cách quốc lộ
21B khoảng 3 km, nối liền thành phố Hà Nội với tỉnh Hòa Bình. Vì vậy rất
thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển.
2.1.2. Điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng của trại chăn nuôi Bình Minh

2.1.2.1. Qúa trình thành lập
Trang trại chăn nuôi lợn Bình Minh nằm trên địa phận xã Phù Lưu Tế,
huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Trại được thành lập năm 2008, là trại lợn
gia công của công ty chăn nuôi CP Việt Nam (Công ty TNHH Charoen
Pokphand Việt Nam). Trại lợn được hoạt động theo phương thức chủ trại xây
dựng cơ sở vật chất, thuê công nhân, công ty đưa tới giống lợn, thức ăn, thuốc
thú y, cán bộ kỹ thuật.
Hiện nay, trang trại do ông Nguyễn Sỹ Bình làm chủ trại, cán bộ kỹ
thuật của công ty chăn nuôi CP Việt Nam chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt
động của trại.
2.1.2.2. Cơ sở vật chất của trang trại
Trại lợn với diện tích khoảng 12 ha, nằm giữa khu vực cánh đồng cách
xa khu dân cư, đường giao thông đi lại thuận tiện. Trại được chia ra thành
nhiều khu vực khác nhau: khu nhà điều hành, khu nhà tập thể công nhân, bếp
ăn tập thể, khu chăn nuôi và nhiều công trình khác phục vụ sản xuất và các
hoạt động khác của trại.
Trong khu chăn nuôi được quy hoạch bố trí xây dựng hệ thống chuồng
trại cho 5400 lợn hậu bị bao gồm: 9 chuồng mỗi chuồng có 9 ô, 8 ô kích
thước 7m × 7m/ô, 1 ô kích thước 3m × 7m/ô. Hệ thống chuồng trại cho 1200


nái bao gồm: 6 chuồng đẻ mỗi chuồng có 56 ô kích thước 2,4m × 1,6m/ô; 2
chuồng bầu mỗi chuồng có 560 ô kích thước 2,4m × 0,65m/ô; 3 chuồng cách
ly, 1 chuồng đực giống.
Cùng một số công trình phụ phục vụ cho chăn nuôi như: Kho thức ăn,
phòng sát trùng, phòng pha tinh, kho thuốc… Hệ thống chuồng xây dựng
khép kín hoàn toàn. Phía đầu chuồng là hệ thống giàn mát, cuối chuồng có 6
quạt thông gió. Hai bên tường có dãy cửa sổ lắp kính, mỗi cửa sổ có diện tích
1,5m²; cách nền 1,2m; mỗi cửa sổ cách nhau 40cm. Trên trần được lắp hệ
thống chống nóng.

Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các chuồng, các khu khác đều
được đổ bê tông và có các hố sát trùng.
Hệ thống nước trong khu chăn nuôi đều là nước giếng khoan. Nước uống
cho lợn được cấp từ một bể lớn, đầu mỗi chuồng có 1 bể riêng để pha thuốc
cho lợn uống phòng khi lợn ốm. Nước tắm, nước phục vụ cho công tác khác
được bố trí từ bể lọc và được bơm qua hệ thống ống dẫn tới bể chứa ở giữa
các chuồng
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại
Cơ cấu của trại được tổ chức như sau:
01 chủ trại, 01 quản lý trại.
03 kỹ sư.
01 kế toán.
01 bảo vệ chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản chung của trại.
10 công nhân và 20 sinh viên thực tập.
Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm các tổ nhóm khác nhau ở
các khu vực chăn nuôi khác nhau như khu lợn nái, khu hậu bị, nhà bếp. Mỗi
một khâu trong quy trình chăn nuôi, đều được khoán đến từng công nhân,
nhằm nâng cao trách nhiệm, thúc đẩy sự phát triển của trại.


2.1.2.4. Tình hình sản xuất của trang trại
* Công tác chăn nuôi
Nhiệm vụ chính của trang trại là sản xuất lợn con giống, nuôi lợn thịt và
chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Hiện nay, trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,45 - 2,47 lứa/năm.
Số con sơ sinh là 11,23 con/đàn, số con cai sữa: 10,7 con/đàn. Trại hoạt
động vào mức khá theo đánh giá của Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam. Tại
trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 26 ngày thì
tiến hành cai sữa và chuyển sang các trại chăn nuôi lợn giống của công ty.
Trong trại có 23 con lợn đực giống được chuyển về cùng một đợt, các

lợn đực giống này được nuôi nhằm mục đích kích thích động dục cho lợn nái
và khai thác tinh để thụ tinh nhân tạo. Tinh lợn được khai thác từ 2 giống lợn
Pietrain và Duroc. Lợn nái được phối 3 lần.
Thức ăn cho lợn nái là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có chất lượng cao,
được công ty chăn nuôi CP Việt Nam cấp cho từng đối tượng lợn của trại.
* Công tác thú y
Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại sản xuất lợn giống luôn
thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của kỹ thuật viên công ty
chăn nuôi CP Việt Nam.
- Công tác vệ sinh: Hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát về
mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hàng ngày luôn có công nhân quét dọn vệ sinh
chuồng trại, thu gom phân, nước tiểu, khơi thông cống rãnh, đường đi trong
trại được quét dọn và rắc vôi theo quy định. Công nhân, kỹ sư, khách tham
quan khi vào khu chăn nuôi lợn đều phải sát trùng, tắm bằng nước sạch trước
khi thay quần áo bảo hộ lao động.
- Công tác phòng bệnh: Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các
chuồng, hành lang giữa các chuồng và bên ngoài chuồng đều được rắc vôi
bột, các phương tiện vào trại sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại cổng


vào. Với phương châm phòng bệnh là chính nên tất cả lợn ở đây đều được cho
uống thuốc, tiêm phòng vaccine đầy đủ.
Quy trình phòng bệnh bằng vaccine luôn được trại thực hiện nghiêm túc,
đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ lợn
nái, lợn hậu bị, lợn đực, lợn con. Lợn được tiêm vaccine ở trạng thái khỏe
mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và
các bệnh mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn.
Tỷ lệ tiêm phòng vaccine cho đàn lợn luôn đạt 100%.
- Công tác trị bệnh: Cán bộ kỹ thuật của trại có nhiệm vụ theo dõi, kiểm
tra đàn lợn thường xuyên, các bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trang trại luôn được

cán bộ kỹ thuật phát hiện sớm, cách li, điều trị ngay ở giai đoạn đầu của bệnh
nên điều trị đạt hiệu quả từ 80 - 90% trong một thời gian ngắn. Vì vậy, không
gây thiệt hại lớn về số lượng đàn lợn.
2.1.3. Thuận lợi và khó khăn
2.1.3.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm và tạo điều kiện của Uỷ ban nhân dân xã: Trại được
xây dựng ở vị trí thuận lợi; xa khu dân cư, thuận tiện đường giao thông. Chủ
trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn quan tâm đến
đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân.
Cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn vững vàng, công nhân nhiệt tình
và có tinh thần trách nhiệm cao trong sản xuất.
Con giống tốt, thức ăn, thuốc chất lượng cao, quy trình chăn nuôi khép
kín và khoa học đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trại.
2.1.3.2. Khó khăn
Dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên chi phí dành cho phòng và chữa bệnh
lớn, làm ảnh hưởng đến giá thành và khả năng sinh sản của lợn.
Trang thiết bị vật tư, hệ thống chăn nuôi đã cũ, có phần bị hư hỏng ảnh
hưởng đến công tác sản xuất.


Số lượng lợn nhiều, lượng nước thải lớn, việc đầu tư cho công tác xử lý
nước thải của trại còn nhiều khó khăn
Số lượng công nhân còn thiếu và chủ yếu chưa có kinh nghiệm, do đó
ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
Trong những năm gần đây, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp cùng
với dịch bệnh khó kiểm soát gây khó khăn cho chăn nuôi.
2.1.4. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở (trong 3 năm)
Các chỉ tiêu và kết quả sản xuất của trang trại được trình bày chi tiết ở
bảng sau:
Bảng 2.1. Kết quả sản xuất của trại ông Nguyễn Sỹ Bình

N
S
N N ă
T
ă ă m
T
m m 20
1 T 1 1 1
2 ổT 11 31 31
3 ph
T 11 31 31
4 ph
T 09 29 39
5 pT 61 71 71
6 ổT 20 23 13
7 Tổ 61 31 71
8 TB 11 21 25
9 ổT 55 44 23
1 ỷT ,1 ,1 ,1
01 T B 02 12 11
11 ổnT 47 56 66
21 ỷT ,9 ,1 ,1
31 B
S ,1 02 12
41 ốSố 92 32 52
51 lS ,1 ,2 ,2
61 Số 78 58 54
7 ố 5 6 3



10

Kết quả ở bảng 2.1 cho thấy: Trại sản xuất với năng suất khá cao và tăng
dần theo các năm từ năm 2015 đến năm 2017.
Tổng số nái sinh sản từ 1125 tăng lên 1340 con.
Số nái xuống đẻ 1078 tăng lên 1307 con.
Tổng số lợn con sinh ra 26182 tăng lên 35564 con.
Trung bình số con cai sữa/nái từ 9,05 tăng lên 11,03 con.
Sở dĩ đạt được năng suất như vậy là do: trại nhận được sự quan tâm đặc
biệt của công ty CP về cán bộ kỹ thuật cũng như công tác thú y được thực
hiện triệt để, nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, chủ trại đầu tư trang thiết bị hiện đại,
quan tâm sát sao đến trại, bố trí công nhân thực hiện tốt công tác vệ sinh chăn
nuôi cũng như chăm sóc, nuôi dưỡng lợn.
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1. Đặc điểm sinh lý của lợn con
Sinh lý của lợn con theo mẹ là khả năng thích ứng của cơ thể từ môi
0

0

trường trong bụng mẹ có nhiệt độ từ 38 C - 40 C, ra môi trường bên ngoài có
nhiệt độ thấp hơn, làm ảnh hưởng đến sự thành thục và hoàn thiện về chức
năng của các cơ quan bên trong cơ thể lợn sơ sinh.
+ Đặc điểm tiêu hóa của lợn con
Sau khi sinh ra, cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển rất nhanh chưa
thành thục. Phát triển nhanh thể hiện sự tăng lên về dung tích dạ dày, ruột non
và ruột già. Nhưng cơ quan tiêu hóa của lợn con chưa hoàn thiện. Là do một
số men tiêu hóa chưa có hoạt tính mạnh, nhất là ở 3 tuần tuổi đầu.
Theo Phạm Ngọc Thạch (2005) [21], hàm lượng HCl và các men tiêu
hoá chưa hoàn thiện. Thời gian đầu, dịch tiêu hoá ở lợn con thiếu cả về chất

và lượng. Lợn con trước một tháng tuổi hoàn toàn không có HCl tự do vì lúc
này lượng HCl tiết ra rất ít và nhanh chúng liên kết với niêm dịch.


11

Lợn con mới sinh, trong máu hầu như không có kháng thể, khả năng
miễn dịch hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào lượng kháng thể từ sữa mẹ. Đến
tuần thứ 3 lợn con mới bắt đầu tổng hợp được kháng thể. Vì vậy sau khi sinh,
cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt.
Dung tích dạ dày của lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 3 lần lúc mới
sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp lần 8, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần (dung
tích dạ dày lúc mới sinh khoảng 0,03 lít).
Dung tích ruột non của lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 3 lần khi mới
sinh ra, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 6 lần, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần
(dung tích ruột non lúc mới sinh khoảng 0,11 lít).
Dung tích ruột già của lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 1,5 lần khi mới
sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 2,5 lần khi mới sinh ra.
+ Cơ năng điều tiết thân nhiệt
Cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn con còn kém do:
- Hệ thần kinh của lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh. Trung khu điều
tiết thân nhiệt ở vỏ não mà não của gia súc là cơ quan phát triển muộn nhất ở
cả hai giai đoạn trong và ngoài thai.
- Diện tích bề mặt của cơ thể lợn con so với khối lượng cơ thể cao
hơn lợn trưởng thành nên lợn con dễ bị nhiễm lạnh (Đào Trọng Đạt và
cs.,1996) [6].
- Tốc độ sinh trưởng của gia súc non rất cao, nếu sữa mẹ không đảm bảo
chất lượng, khẩu phần thức ăn thiếu đạm sẽ làm cho sự sinh trưởng chậm lại
và tăng trọng theo tuổi giảm xuống, làm cho khả năng chống đỡ bệnh tật của
lợn con kém (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2003) [13].

+ Hệ miễn dịch của lợn con
Ở cơ thể lợn con, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, chúng chưa có
khả năng tạo kháng thể chủ động mà chỉ có được kháng thể từ mẹ truyền sang


12

qua nhau thai hay sữa đầu. Bộ máy tiêu hóa và các dịch tiêu hóa ở gia súc non
hoạt động rất yếu. Lượng enzyme tiêu hóa và HCl tiết ra chưa đủ nên dễ gây
rối loạn tiêu hóa, vì vậy mầm bệnh (Salmonella, E.coli, Cl.perfringens…) dễ
dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa.
Ngoài ra, ở gia súc non, các yếu tố miễn dịch không đặc hiệu như bổ thể,
protein liên kết, lyzozyme được tổng hợp còn ít, phản ứng của đại thực bào
rất yếu. Vì thế, ở gia súc non không những chưa có kháng thể đặc hiệu mà
kháng thể không đặc hiệu cũng rất yếu. Chính vì vậy, lợn con cần phải được
bú sữa đầu để tiếp thu kháng thể từ mẹ, từ đó tăng sức đề kháng chống lại
mầm bệnh.
Theo Trần Thị Dân (2008) [2] cho biết: Lợn con mới đẻ trong máu không
có globulin nhưng sau khi bú sữa đầu lại tăng lên nhanh chóng do truyền từ
mẹ sang qua sữa đầu. Lượng globulin sẽ giảm sau 3 - 4 tuần, rồi đến tuần thứ
5 - 6 lại tăng lên và đạt giá trị bình thường 65mg/100ml máu. Các yếu tố miễn
dịch như bổ thể, lyzozyme, bạch cầu… được tổng hợp còn ít, khả năng miễn
dịch đặc hiệu của lợn con kém. Vì vậy, cho lợn con bú sữa đầu rất cần thiết để
tăng khả năng bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh nhất là bệnh phân trắng lợn
con.
+ Hệ vi sinh vật đường ruột
Theo Nguyễn Như Thanh và cs. (2004) [19], hệ vi sinh vật đường ruột
gồm hai nhóm:
- Nhóm vi khuẩn đường ruột - (vi khuẩn bắt buộc) gồm: E.coli,
Salmonella, Klesiella, Proteus… Trong nhóm vi khuẩn này, người ta quan

tâm nhiều nhất đến trực khuẩn E.coli. Đây là vi khuẩn phổ biến nhất hành
tinh, chúng có mặt ở mọi nơi và khi gặp điều kiện thuận lợi, các chủng E.coli
trở lên cường độc gây bệnh. Cấu trúc kháng nguyên của E.coli rất đa dạng.


13

- Nhóm vi khuẩn vãng lai: chúng là bạn đồng hành của thức ăn, nước
uống vào hệ tiêu hoá gồm: Staphylococcus spp., Streptococcus spp.,
Ricketsia, Bacillus subtilis…
- Ngoài ra, trong đường tiêu hóa của lợn con có các trực khuẩn yếm khí
gây thối rữa: Clostridium perfringens, Bacillus sporogenes, Bacillus
fasobacterium, Bacillus puticfus…
2.2.2. Đặc điểm của bệnh phân trắng lợn con
Bệnh lợn con ỉa phân trắng là một hội chứng tiêu chảy phân trắng ở lợn
con đang theo mẹ, đặc biệt là lợn sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Có con mắc ngay
sau khi sinh 2 - 3 giờ và một số con mắc muộn hơn khi đã 4 tuần tuổi.
Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng hay gặp nhất khi thời tiết thay đổi: nóng
lạnh thất thường, mưa nhiều, độ ẩm cao, chuồng trại ẩm ướt, vệ sinh kém,...
Vi khuẩn tập trung chủ yếu ở ruột già nên phân gia súc là nguồn gây
bệnh lớn, đặc biệt là gia súc mắc bệnh. Chúng tồn tại trong đất, nước, chất
thải, và chất độn chuồng.
Phạm Sỹ Lăng (2009) [14] cho biết: bệnh lợn con ỉa phân trắng là một
bệnh cấp tính làm chết nhiều lợn con đang bú mẹ, thể hiện đặc trưng bằng
triệu chứng ỉa chảy phân trắng - vàng kèm theo bại huyết.
2.2.2.1. Đường nhiễm bệnh
Từ khi mới sinh, lợn con có hệ vi sinh vật đường ruột rất đa dạng, tỷ lệ,
số lượng vi trùng rất khác nhau ở các đoạn ruột khác nhau nên chỉ cần tác
dụng bất lợi của điều kiện ngoại cảnh là chúng đã gây bệnh.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2003) [13], nguồn lây bệnh nhiều nhất là các

nái chờ phối (96,90%), ít nhất là nái chửa kỳ II (45,00%). Trong các trường
hợp, này lợn con bị nhiễm E.coli từ những ngày đầu tiên sau khi đẻ và đến
giai đoạn sau cai sữa giảm còn 76,00%. Lợn ốm sau khi chữa khỏi trở thành
vật mang trùng.


14

Đường nhiễm bệnh của bệnh lợn con ỉa phân trắng chủ yếu thông qua
đường tiêu hoá, thông qua thức ăn, nước uống, ít khi qua đường hô hấp, niêm
mạc mắt. Trong một vài trường hợp có thể nhiễm E.coli qua đường bào thai.
Ở trong cơ sở chăn nuôi, E.coli có thể lan truyền bằng con đường cơ học
(do chuột, chó, mèo, côn trùng,...) hoặc do người đưa thức ăn, dụng cụ nhiễm
E.coli từ nơi này sang nơi khác.
Khi bị nhiễm bệnh, vi khuẩn E.coli phát triển nhanh trong đường ruột,
chúng tự huỷ hoại và giải phóng ra độc tố. Độc tố này xâm nhập máu, làm
cho máu nhiễm độc tố khiến con vật chết.
2.2.2.2. Quá trình sinh bệnh
Đối với lợn con khoẻ mạnh, vi khuẩn E.coli và các vi khuẩn khác cư trú
ở đoạn ruột già và phần cuối của đoạn ruột non. Phần đầu và phần giữa của
ruột non hầu như không có vi khuẩn. Chỉ có rất ít liên cầu khuẩn, tụ cầu
khuẩn, lactobacillus.
Việc bú sữa không kịp thời, chất lượng sữa đầu kém, thiếu chất dinh
dưỡng và globulin miễn dịch cũng là điều kiện để phát triển bệnh. Như vậy,
để gây ra bệnh rõ ràng phải có chủng E.coli cường độc và đều sinh ra một số
yếu tố bám dính lên tế bào biểu bì của màng niêm mạc kế tiếp.
Do cơ quan tiêu hoá của lợn con chưa hoàn thiện, do một số men tiêu
hoá thức ăn chưa có hoạt tính mạnh, nhất là ở 3 tuần tuổi đầu. Bên cạnh đó,
cơ năng điều tiết nhiệt của lợn con cũng phát triển chưa hoàn thiện, thân nhiệt
của lợn con chưa ổn định, sinh và thải nhiệt chưa cân bằng, mặt khác ở giai

đoạn này tốc độ sinh trưởng phát dục của lợn con lại rất nhanh.
Quá trình sinh bệnh liên quan đến nhiều đặc điểm sinh lý của cơ thể lợn
con. Hệ thống thần kinh của lợn con hoạt động với chức năng chưa thành
thục, việc điều khiển thần kinh hầu bằng phản xạ không điều kiện. Ngoài ra,
có các đặc điểm đáng chú ý như: Độ toan của dịch vị dạ dày thấp, độ thẩm


15

thấu của thành ruột biểu bì cao, chức năng điều tiết của gan kém, chức năng
thu nhận của tế bào nội võng quá dễ dàng. Sự thu nhận quá dễ dàng qua hàng
rào bảo vệ đã tạo điều kiện cho sự xâm nhập của vi khuẩn E.coli phát triển
mạnh mẽ cả về số lượng và động lực. Tất cả các tác động đó đổ dồn vào ống
tiêu hoá khiến cho cơ thể lợn con phải tự điều chỉnh và phản ứng lại bằng
cách tăng nhu động co bóp ở dạ dày và ruột non để đẩy nhanh các tác nhân
gây bệnh ra ngoài cơ thể.
Tuy tiêu chảy là phản xạ có lợi nhằm bảo vệ cơ thể, nhưng vì sự hoạt
động không ngừng của các tác nhân khiến cho tần số, chu kỳ của bộ phận này
tăng cao gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá, các men tiêu hoá, các chất
dinh dưỡng cũng bị đẩy ra ngoài khiến cho “tiêu chảy” chuyển sang có hại
cho cơ thể lợn. Tiếp theo là rối loạn cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, vi
khuẩn lên men sinh thối càng nhiều sẽ làm rối loạn sự giải độc gan. Nguy
kịch hơn nữa là ỉa chảy liên tiếp sẽ dẫn đến mất nước, rối loạn cân bằng điện
giải trong cơ thể.
Như vậy 3 quá trình rối loạn là: Rối loạn chức năng tiêu hoá, rối loạn cân
bằng hệ vi sinh vật đường ruột, rối loạn cân bằng điện giải đã làm cho cơ thể
lợn bị nhiễm độc, truỵ tim mạch và chết.
Nếu con lợn nào qua khỏi nhưng vì bị tổn thương hệ tiêu hoá và các chức
năng sống cũng làm giảm năng suất và chất lượng.
2.2.3 Nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con

* Nguyên nhân nội tại
Khi mới sinh cơ thể lợn con chưa hoàn chỉnh về hệ tiêu hoá và hệ miễn
dịch. Lượng axit HCl ở dạ dày ít dẫn đến hoạt động của men pepsinase kém,
tiêu hoá protein yếu. Khi thiếu HCl, pepsinase tiết ra không trở thành pepsine
hoạt động được. Khi thiếu men pepsine sữa mẹ không được tiêu hoá và được
kết tủa dưới dạng casein, gây rối loạn tiêu hoá, dẫn đến tiêu chảy phân màu


×