Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất sinh sản và sinh trưởng lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi của lợn pietrain réhal nuôi tại xí nghiệp chăn nuôi đồng hiệp hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.06 KB, 82 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – HÀ NỘI



NGUYỄN THỊ NƯƠNG
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ
SINH TRƯỞNG LỢN CON TỪ SƠ SINH ĐẾN 60 NGÀY TUỔI CỦA
LỢN PIÉTRAIN RÉHAL NUÔI TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI
ĐỒNG HIỆP – HẢI PHÒNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05

Người hướng dẫn khoa học 1: GS.TS. ĐẶNG VŨ BÌNH
2: PGS.TS. ĐINH VĂN CHỈNH




HÀ NỘI 2013




Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, tháng 06 năm 2013
Học viên



Nguyễn Thị Nương



LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy
GS.TS. Đặng Vũ Bình đã định hướng nghiên cứu, hướng dẫn, sửa luận văn và
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm việc.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới thầy PGS.TS. Đinh Văn Chỉnh đã hướng
dẫn, sửa luận văn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Di

truyền - Giống vật nuôi, khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài
này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã luôn giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên tôi trong suốt thời gian học tập.
Tôi xin gửi lời chúc đến các thầy cô, người thân và bạn bè lời chúc sức
khỏe, sự thành đạt trong cuộc sống!




Hà Nội, tháng 06 năm 2013
Học viên



Nguyễn Thị Nương
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1U

Tính cấp thiết của đề tài 1
Mục đích của đề tài 2
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2
Ý nghĩa khoa học 2
Ý nghĩa thực tiễn 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3U
1.1 Cơ sở lý luận 3
1.1.1 Đặc điểm của dòng lợn Piétrain RéHal 3
1.1.2 Các yếu tổ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn 3
1.1.3 Các yếu tổ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn 11
1.2 Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước 16
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 16
1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước 18
Chương 2. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
20

U
2.1 Nội dung nghiên cứu 20
2.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 20
2.2.1 Năng suất sinh sản của nái Piétrain RéHal và các yếu tố ảnh hưởng 20
2.2.2 Sinh trưởng lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi của lợn Piétrain
RéHal và các yếu tố ảnh hưởng 22

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iii


3.1. Năng suất sinh sản của nái Piétrain RéHal và các yếu tố ảnh hưởng 25

3.1.1. Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain RéHal 25
3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tính trạng sinh sản của lợn nái Piétrain
RéHal 26

3.1.2.1. Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain RéHal theo nguồn gốc 30
3.1.2.2. Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain RéHal theo năm 31
3.1.2.3. Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain RéHal theo lứa đẻ 35
3.1.2.4. Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain RéHal theo mùa vụ 40
3.1.2.5. Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain RéHal theo kiểu gen
halothane 42

3.2 . Sinh trưởng lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi của lợn Piétrain RéHal
và các yếu tố ảnh hưởng 48

3.2.1. Khả năng sinh trưởng lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi của lợn
Piétrain RéHal 48

3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày
tuổi của lợn Piétrain RéHal 49

3.2.2.1. Khả năng sinh trưởng lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi của lợn
Piétrain RéHal theo nguồn gốc xuất xứ 51

3.2.2.2. Khả năng sinh trưởng lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi của lợn
Piétrain RéHal theo năm 53

3.2.2.3. Khả năng sinh trưởng từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi của lợn Piétrain
RéHal theo lứa đẻ 55

3.2.2.4. Khả năng sinh trưởng lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi của lợn

Piétrain RéHal theo mùa vụ 57

3.2.2.5. Khả năng sinh trưởng gai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi của lợn
Piétrain RéHal theo kiểu gen halothane 58

3.2.2.6. Khả năng sinh trưởng lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi của lợn
Piétrain RéHal theo giới tính 60

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iv


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
4.1. Kết luận 64
4.2. Kiến nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

v


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên hình Trang
3.1 Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain RéHal 25
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tính trạng sinh sản của lợn nái Piétrain

RéHal 27

3.3 Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain RéHal theo nguồn gốc
xuất xứ 31

3.4 Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain RéHal theo năm 34
3.5 Năng suất sinh sản của lợn Piétrain RéHal theo lứa đẻ 37
3.6 Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain RéHal theo mùa vụ 41
3.7 Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain RéHal theo kiểu gen
halothane 43

3.8 Khả năng sinh trưởng lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi của lợn
Piétrain kháng stress 49

3.9 Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng lợn con từ sơ sinh đến 60
ngày tuổi của lợn Piétrain RéHal 50

3.10 Khả năng sinh trưởng lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi của lợn
Piétrain RéHal theo nguồn gốc xuất xứ 51

3.11 Khả năng sinh trưởng lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi của lợn
Piétrain RéHal theo năm 54

3.12 Khả năng sinh trưởng lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi của lợn
Piétrain RéHal theo lứa đẻ 56

3.13 Khả năng sinh trưởng lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi của lợn
Piétrain RéHal theo mùa vụ 57

3.14 Khả năng sinh trưởng lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi của lợn

Piétrain RéHal theo kiểu gen halothane 59

3.15 Khả năng sinh trưởng lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi của lợn
Piétrain RéHal theo giới tính 61



DANH MỤC CÁC HÌNH

STT Tên hình Trang
3.1 Các tính trạng số con/ổ qua 6 lứa đẻ 38
3.2 Khối lượng toàn ổ sơ sinh và cai sữa qua 6 lứa đẻ 39
3.3 Khối lượng trung bình lợn con sơ sinh và cai sữa qua 6 lứa đẻ 40
3.4 Biểu đồ so sánh tỷ lệ sống tại thời điểm sơ sinh và cai sữa ở hai vụ
Đông Xuân và Hè Thu 42

3.5 Biểu đồ so sánh số con đẻ ra/ ổ, số con đẻ ra còn sống/ ổ, và số con
cai sữa/ ổ giữa hai kiểu gen CC và CT 45

3.6 Biểu đồ so sánh tỷ lệ sơ sinh sống và tỷ lệ sống đến cai sữa giữa hai
kiểu gen CC và CT 46

3.7 Biểu đồ so sánh khối lượng lợn tại hai thời điểm sơ sinh và cai sữa
giữa hai kiểu gen CC và CT 47

3.8 Biểu đồ so sánh khối lượng lợn ở thời điểm sơ sinh, cai sữa và 60
ngày tuổi của lợn thuộc hế hệ từ Bỉ và Việt Nam 52

3.9 Tăng khối lượng tuyệt đối của lợn con Piétrain RéHal 57
3.10 Biểu đồ so sánh sự tăng khối lượng tuyệt đối của lợn con Piétrain

RéHal giữa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu 58

3.11 Biểu đồ so sánh khối lượng lợn con ở các giai đoạn lợn sơ sinh, lợn
cai sữa và lúc 60 ngày tuổi giữa lợn cái và lợn đực 62



Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vii


MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài
Lợn Piétrain cổ điển của Bỉ được đặc trưng bằng thân thịt có tỷ lệ móc hàm
cao (80,80%) và tỷ lệ nạc đặc biệt cao (60,90%), tuy nhiên do tồn tại của allene
lặn T nằm ở locus halothane với tần suất cao đã làm tỷ lệ thịt PSE (Pale, Soft,
Exsudative - thịt có màu nhạt, xốp và rỉ nước ) cao và dễ bị stress. Khoa Thú y
Trường Đại học Liège đã tạo ra dòng lợn Piétrain RéHal (Piétrain kháng stress )
bằng cách lai ngược Piétrain với Large White để chuyển gen C vào bộ gen
halothane của Piétrain cổ điển. Leroy và Verleyen (1999) đã khẳng định rằng
Piétrain RéHal thể hiện được tất cả các ưu điểm của Piétrain cổ điển, nhưng đặc
tính nhạy cảm với stress đã giảm và pH sau khi giết thịt được cải thiện. Nghiên
cứu sử dụng đực Piétrain RéHal phối với nái thương phẩm trong điều kiện sản
xuất cho kết quả khả quan về tiêu tốn thức ăn (2,96kg), tăng trọng trung bình
649 kg/ngày, tỷ lệ móc hàm 82,6%, độ dày mỡ lưng 2cm, tỷ lệ nạc 59%. Điều
này chứng tỏ việc loại bỏ các allene không ảnh hưởng đến năng suất và chất
lượng thịt (Leroy và Verleyen, 2000).
Cuối năm 2007, theo Chương trình hợp tác đại học giữa Đại học Liège

và Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đàn lợn Piétrain RéHal đã được nhập vào
nước ta. Trong mối quan hệ hợp tác với Trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội, Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp là cơ sở nhân giống của dòng lợn này
nhằm nhân thuần cũng như tạo ra các đực lai PiDu. Kết quả bước đầu cho
thấy dòng lợn này có khả năng thích nghi tốt trong điều kiện khí hậu miền
Bắc Việt Nam (Đỗ Đức Lực và cs 2008, 2012). Một số nghiên cứu về năng
suất của dòng lợn này cũng đã được công bố (Đỗ Đức Lực và cs, 2008, 2012,
Nguyễn Thị Hải, 2010). Năm 2011, dòng lợn Piétrain RéHal nuôi tại nước ta
đã được công nhận là tiến bộ kỹ thuật.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2
Tháng 12/2012, Xí nghiệp đã nhập tinh dịch đông lạnh Piétrain RéHal để
bổ sung nguồn gen dòng lợn này. Đánh giá toàn diện khả năng sản xuất của
dòng lợn Piétrain RéHal trong 5 năm nhân giống thuần chủng là việc làm cần
thiết trước khi triển khai chương trình bổ sung nguồn gen.
Xuất phát từ yêu cầu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của
một số yếu tố đến năng suất sinh sản và sinh trưởng lợn con từ sơ sinh đến 60
ngày tuổi của slợn Piétrain RéHal nuôi tại Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp –
Hải Phòng”.
Mục đích của đề tài
Mục đích chung
Đánh giá năng suất sinh sản của đàn lợn nái và sinh trưởng từ sơ sinh tới 60
ngày tuổi của đàn lợn Piétrain RéHal nuôi tại Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp -
Hải Phòng từ khi nhập về tới nay.

Mục đích cụ thể
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến một số tính trạng năng
suất sinh sản của đàn lợn nái Piétrain RéHal nuôi tại Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng
Hiệp - Hải Phòng
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng
giai đoạn từ sơ sinh tới 60 ngày tuổi của đàn lợn Piétrain RéHal nuôi tại Xí
nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp - Hải Phòng.
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
Đánh giá được năng suất sinh sản của đàn lợn nái và khả năng sinh trưởng
giai đoạn sơ sinh tới 60 ngày tuổi của dòng lợn Piétrain RéHal trong 5 năm
nhân giống thuần chủng trong điều kiện khí hậu miền Bắc Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá khả năng nhân giống thuần chủng góp phần tăng nguồn gen lợn
nạc chất lượng cao cho sản xuất chăn nuôi ở nước ta.


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Đặc điểm của dòng lợn Piétrain RéHal
Piétrain là giống lợn xuất hiện vào khoảng năm 1920 và được công nhận là
một giống mới ở Bỉ năm 1956, mang tên làng Piétrain. Lợn Piétrain có màu lông
da trắng đen xen lẫn từng đám không đều. Lợn Piétrain ngắn, song có thân hình
thể hiện rất rõ khả năng cho thịt với phần mông và vai rất phát triển.
Piétrain cổ điển của Bỉ được đặc trưng bằng thân thịt có tỷ lệ móc hàm cao
(80,80%) và tỷ lệ nạc đặc biệt cao (60,90%), tuy nhiên do tồn tại của allene lặn
T nằm ở locus halothane với tần suất cao đã làm tỷ lệ thịt PSE (Pale, Soft,
Exsudative - thịt có màu nhạt, xốp và rỉ nước ) cao và dễ bị stress. Khoa Thú y
Trường Đại học Liege đã tạo ra dòng lợn Piétrain RéHal (Piétrain kháng stress)

bằng cách lai ngược Piétrain với Large White để chuyển gen C vào bộ gen
halothane của Piétrain cổ điển. Leroy và Verleyen (1999) đã khẳng định rằng
Piétrain RéHal thể hiện được tất cả các ưu điểm của Piétrain cổ điển, nhưng đặc
tính nhạy cảm với stress đã giảm và pH sau khi giết thịt được cải thiện.
Dòng lợn Piétrain RéHal có tỷ lệ nạc cao nhất hiện nay đã được nhập về
Việt Nam để nhân thuần cũng như tạo ra các đực lai nhằm cải tiến năng suất,
chất lượng thịt. Kết quả bước đầu cho thấy dòng lợn này có khả năng thích nghi
tốt trong điều kiện khí hậu miền Bắc Việt Nam (Đỗ Đức Lực và cs, 2008, 2012).
1.1.2 Các yếu tổ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn
Sinh sản là một thuộc tính của sinh vật nói chung và gia súc nói riêng,
nhằm duy trì nòi giống và đảm bảo cho sự tiến hóa của sinh vật. Ở gia súc nói
chung và ở lợn nói riêng, sinh sản là một chức năng quan trọng mang ý nghĩa tái
sản xuất ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người . Chính vì vậy, sinh sản
của gia súc là một thuộc tính mà các nhà chăn nuôi quan tâm, nhằm mục đích
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3


sinh sản được nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất, thế hệ sau có đặc tính tốt
hơn thế hệ trước, năng suất sinh sản được nâng cao sẽ mang lại hiệu quả cao
nhất trong ngành chăn nuôi.
Một yêu cầu quan trọng của chăn nuôi lợn nái là phải tăng khả năng sinh sản
nhằm đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng lợn cho khâu sản xuất lợn thịt.
Có nhiều chỉ tiêu sinh học đánh giá năng suất sinh sản của lợn cái, nhưng các
nhà di truyền chọn giống lợn chỉ quan tâm tới một số tính trạng năng suất nhất
định là các chỉ tiêu có tầm quan trọng kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản.
Gordon (2004), Legault (1980) cho rằng: trong các trại chăn nuôi hiện
đại, số lợn con cai sữa do một nái sản xuất trong một năm là chỉ tiêu đánh giá
đúng đắn nhất năng suất sinh sản của lợn nái. Tác giả cũng cho biết tầm quan trọng

của các thành phần cấu thành ảnh hưởng đến chỉ tiêu số lợn con cai sữa do một nái
sản xuất trong một năm lần lượt là: số con đẻ ra trong ổ, tỷ lệ chết của lợn con từ sơ
sinh đến cai sữa, thời gian bú sữa, tuổi đẻ lứa đầu và thời gian từ cai sữa đến khi
thụ thai lứa sau. Nhiều tác giả khác cũng có quan điểm tương tự (Bolet và cs, 1980,
Vandersteen (1986), De Vries (1989).
Theo Ducos (1994), các thành phần đóng góp vào chỉ tiêu số con còn sống
khi cai sữa gồm số trứng rụng, tỉ lệ lợn con sống lúc sơ sinh và tỉ lệ lợn con sống
tới lúc cai sữa là các thành phần quan trọng nhất đánh giá năng suất sinh sản của
lợn nái. Do vậy việc nâng cao chỉ tiêu số con đẻ ra sống và số con cai sữa là một
vấn đề được quan tâm hàng đầu trong chăn nuôi lợn nái sinh sản.
Mabry và cs (1997) cho rằng các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu của
lợn nái bao gồm: số con đẻ ra, số con cai sữa, khối lượng 21 ngày/ổ và số lứa
đẻ/nái/năm. Các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu này có tầm quan trọng về
mặt kinh tế và ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của người sản xuất lợn giống cũng
như người nuôi lợn thương phẩm.
Năng suất sinh sản của lợn nái có mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc vào
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4


các yếu tố: gen halothane, di truyền và ngoại cảnh.
Yếu tố di truyền
Yếu tố gen halothane
Các kiểu gen halothane có ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái,
phẩm chất tinh dịch của lợn đực. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các kiểu gen
đến năng suất sinh sản vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược.
Lợn có phản ứng halothane âm tính có số con/ổ cao hơn so với lợn có phản
ứng halothane dương tính (Van der Steen, 1983). Kết quả nghiên cứu của Simon
và cs (1997), Stalder và cs (1997), Guimaraes và cs (1999), Jiang và cs (2000)

không tìm thấy bất cứ sai khác nào về độ lớn lứa đẻ giữa các kiểu gen halothane.
Số con đẻ ra còn sống/ ổ của lợn Landrace Thuy Sĩ có phản ứng halothane
âm tính cao hơn so với lợn có phản ứng halothane dương tính là 0,55 con
(Schineider và cs, 1980), ở lợn Landrace Đan Mạch là 1,3 con (Van der Steen,
1986). Theo Lengerken và cs (1982), lợn có phản ứng halothane âm tính có số
con đẻ ra/ổ cao hơn lợn có phản ứng halothane dương tính là 0,3 con, số con đẻ
ra có khả năng nuôi/ ổ cao hơn là 0,9 con và số lứa đẻ/năm là 0,17 lứa.
Theo Ellis và cs (1996), năng suất sinh sản không khác nhau giữa 2 lợn nái
mang kiểu gen CC và CT. Tuy nhiên, duy trì các dòng lợn nái bền vững với
stress đã làm hạn chế cơ hội đời con có phản ứng dương tính , là một yếu tố làm
giảm số lợn con chết có liên quan đến stress.
Theo Horrugen và cs (1994), lợn Landrace Đức có số con đẻ ra/ổ, khối
lượng sơ sinh/ổ và khối lượng sơ sinh/con cao hơn so với lợn CT, TT. Nghiên
cứu ảnh hưởng của các kiểu gen halothane đến năng suất sinh sản ở 565 lợn nái
Landrace Đức và 847 lợn nái Leicoma, Simon và cs (1997) cho biết, kiểu gen
ảnh hưởng không rõ đến số con sơ sinh, số con sinh ra còn sống, số con sinh ra
đã chết và số con lúc cai sữa/ ổ.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5


Yếu tố giống
Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái
(Đặng Vũ Bình, 1999, Hamann và cs, 2004).
Năng suất sinh sản của lợn nái bao gồm các tính trạng vốn có hệ số di
truyền nhỏ, lại thường không tạo được áp lực chọn lọc cần thiết nên hiệu quả
của chọn lọc rất thấp. Các tính trạng năng suất sinh sản có hệ số biến động khá
cao. Tương quan giữa số con/ổ và khối lượng toàn ổ cũng như giữa khối lượng

toàn ổ và khối lượng trung bình một lợn con là dương và chặt chẽ, nhưng giữa
số con và khối lượng trung bình một lợn con là âm và chặt chẽ (Đặng Vũ Bình,
1995).
Yếu tố di truyền phụ thuộc vào đặc tính con giống, các giống lợn khác nhau
thì có tính năng sản xuất khác nhau. Theo Erich và cs (2000) cho biết tính trạng
số lượng về khả năng sinh sản của lợn nái thường có hệ số di truyền thấp, các
chỉ tiêu như số con còn sống/ổ, số con sai sữa/ổ có hệ số di truyền (h
2
) là 0,10;
khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/ổ có h
2
là 0,20. Rydhmer và cs
(1995) hệ số di truyền (h
2
) tính trạng tuổi đẻ lứa đầu, số con đẻ ra sống/ổ và
khoảng cách lứa đẻ lần lượt là: 0,27; 0,13 và 0,08. Theo Tolle và cs (1999) cũng
cho biết hệ số di truyền của chỉ tiêu số con đẻ ra sống và số con cai sữa/ổ là
0,09-0,12 và 0,05-0,07.
Theo Legault (1985), căn cứ vào khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt, các
giống lợn chia làm bốn nhóm chính như sau:
- Các giống đa dụng như Y, L và một số dòng nguyên chủng được xếp vào
loại có khả năng sản xuất thịt và sinh sản khá.
- Các giống chuyên dụng “dòng bố” như P, L của Bỉ, Hampshire, Poland China
có khả năng sinh sản trung bình nhưng khả năng sản xuất thịt cao.
- Các giống chuyên dụng “dòng mẹ”, đặc biệt một số giống chuyên sản của
Trung Quốc như Taihu (điển hình là Meishan) có khả năng sinh sản đặc biệt cao
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6



nhưng khả năng cho thịt kém.
- Các giống địa phương có đặc tính chung là khả năng sinh sản và sức sản
xuất thịt kém, song có khả năng thích nghi tốt với môi trường.
Các giống “dòng bố” thường có khả năng sinh sản thấp hơn so với các
giống đa dụng, ngoài ra chúng có chiều hướng hơi kém về khả năng nuôi con, tỷ
lệ lợn con chết trước khi cai sữa của các giống này cao hơn so với L và Y
(Blasco và cs, 1995).
Sự thành thục về tính của các giống khác nhau cũng khác nhau. Gia súc có
tầm vóc và khối lượng nhỏ thường sớm hơn gia súc có tầm vóc, khối lượng lớn.
Tuổi thành thục của giống lợn nội Trung Quốc khi 3-4 tháng tuổi và các giống
lợn châu Âu là 6-7 tháng tuổi (Rothschild và Bidanel, 1998).
Sự cận huyết cũng ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái, số con đẻ
ra trong 1 ổ giảm 0,29 con khi hệ số cận huyết tăng thêm 10% (Johnson, 1990).
Ngoài ra, năng suất sinh sản còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền
khác như kiểu gen, cá thể, lai giống…
Như vậy năng suất sinh sản của lợn nái chịu ảnh hưởng của giống và cá
thể, mỗi một giống có một đặc tính sản xuất gắn liền với năng suất và hiệu quả
kinh tế của nó, giống khác nhau thì có năng suất khác nhau.
Yếu tố ngoại cảnh
Ngoài các yếu tố di truyền, yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng rất rõ ràng và có ý
nghĩa đến năng suất sinh sản của lợn nái.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của lợn nái như: chế độ
nuôi dưỡng, tuổi, khối lượng phối, phương thức phối, lứa đẻ, mùa vụ, nhiệt độ
môi trường, thời gian chiếu sáng, bệnh tật (Dierckx và cs, 1997, Sohst, 1997,
Riha và cs, 2000).
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7



* Chế độ nuôi dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố hết sức quan trọng để đảm bảo khả năng sinh sản của
lợn nái. Lợn nái và lợn cái hậu bị có chửa cần được cung cấp đủ về số lượng và
chất lượng các chất dinh dưỡng để có kết quả sinh sản tốt.
Zimmerman và cs (1996) cho biết các mức ăn khác nhau trong giai đoạn từ
cai sữa đến phối giống trở lại có ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai. Yamada và cs
(1998) nhận thấy nuôi dưỡng hạn chế đối với lợn cái trong giai đoạn hậu bị sẽ
làm tăng tuổi động dục lần đầu, tăng tỷ lệ loại thải so với nuôi dưỡng đầy đủ.
Nuôi dưỡng tốt lợn nái trước khi động dục có thể làm tăng số lượng trứng
rụng, tăng số phôi sống (Brooks và Cooper, 1972).
Nên cho lợn nái nuôi con ăn tự do để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Giảm
lượng thức ăn thu nhận khi nuôi con sẽ làm giảm khối lượng cơ thể, hậu quả là
thời gian động dục trở lại dài, giảm tỉ lệ thụ tinh và giảm số phôi sống (trích theo
Gordon, 1997, Brand và cs, 2000). Theo Chung và cs (1998), Lember (1998)
tăng lượng thức ăn thu nhận ở lợn nái tiết sữa sẽ làm tăng sản lượng sữa và tăng
khả năng tăng khối lượng của lợn con. Gordon (2004) cho biết: tăng lượng thức
ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn đầu và giữa chu kỳ tiết sữa sẽ có tác
dụng giảm thời gian động dục trở lại hơn là tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn
nái tiết sữa ở giai đoạn cuối, tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở
giai đoạn giữa và cuối chu kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng tăng khối lượng cai sữa hơn
là tăng ở giai đoạn đầu.
Mục tiêu của nuôi dưỡng lợn nái là làm sao cho số ngày không sản xuất ít
nhất, khối lượng cơ thể tăng phù hợp trong thời kỳ có chửa và có được khối
lượng cơ thể thích hợp trong thời kỳ nuôi con. Vì vậy cần phải đưa ra khẩu phần
ăn khoa học để tăng sữa.
* Mùa vụ
Mùa vụ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


8


Gaustad-Aas và cs (2004) cho biết: mùa vụ có ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ.
Mùa có nhiệt độ cao là nguyên nhân làm kết quả sinh sản ở lợn nái nuôi chăn thả
thấp, tỷ lệ chết ở lợn con cao (Akos và cs, 2004). Nhiệt độ cao làm khả năng thu
nhận thức ăn của lợn nái thấp, tỷ lệ hao hụt lợn nái tăng và tỷ lệ động dục trở lại
sau cai sữa giảm (Quiniou và cs, 2000).
Tỷ lệ thụ thai bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và mùa vụ. Lợn nái phối giống vào
các tháng nóng có tỷ lệ thụ thai thấp, giảm khả năng sinh sản từ 5 - 20%.
Nhiệt độ cao không những làm tăng tỷ lệ nái không động dục mà còn làm
giảm tỷ lệ thụ thai, giảm khả năng sống của thai (Pistoni, 1997).
Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ ảnh hưởng của stress nhiệt đến khả năng sinh
sản của lợn nái. Mauget (1982) nhận thấy từ tháng 7 đến tháng 11, lợn nái
thường ít động dục. Số con đẻ ra/ổ khi phối giống vào mùa hè có thể ít hơn một
con so với khi phối giống vào mùa thu, mùa đông (Peltoniemi và cs, 2000,
Koketsu và cs, 1998). Tỷ lệ thụ thai thấp và số con đẻ ra ít vào mùa hè đã được
Dominguez và cs (1998) xác nhận.
Các tác giả nhận thấy về mùa hè, nhiệt độ cao làm giảm tính nhạy cảm bình
thường của chu kỳ động dục. Claus và Weiler (1985, theo Gordon, 1997) cho
biết từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 8 khoảng cách từ khi cai sữa đến động dục trở
lại ở lợn nái tăng so với các tháng khác.
Stress nhiệt có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai tới 20%, giảm số phôi sống 20%
và do đó làm giảm thành tích sinh sản của lợn nái (Peltoniemi và cs, 2000).
* Tuổi và lứa đẻ
Tuổi và lứa đẻ đều là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ
(Clark và Leman, 1996, dẫn từ Gordon, 1997). Lợn nái kiểm định có tỷ lệ đẻ
thấp hơn so với lợn nái sinh sản (Koketsu và cs, 1998). Số lượng trứng rụng thấp
nhất ở chu kỳ động dục thứ nhất, tăng đến 3 tế bào trứng ở chu kỳ động dục thứ
hai và đạt tương đối cao ở chu kỳ động dục thứ ba (Deckert và cs, 1998). Số con

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9


đẻ ra tương quan thuận với số lượng trứng rụng (Warrick và cs, 1989, dẫn từ
Gordon, 1997).
Lứa đẻ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái vì
có sự khác nhau về chức năng theo tuổi của lợn nái. Khả năng sinh sản của lợn
nái thường thấp nhất ở lứa đẻ thứ nhất, đạt cao nhất ở lứa đẻ thứ 3, 4, 5 và sau đó
gần như là ổn định và có xu hướng giảm khi lứa đẻ tăng lên. Anderson và Gordon
(1997), Koketsu và cs (2000) cho biết số con đẻ ra/ổ tăng từ lứa đẻ một đến lứa đẻ
thứ tư, ở lứa đẻ thứ tám trở đi, số lợn con mới đẻ bị chết tăng lên. Số con đẻ ra/ổ
có quan hệ chặt chẽ đến tuổi của lợn nái và giảm nhanh sau 4, 5 tuổi. Lợn đẻ lứa
đầu tiên thường có số con đẻ ra, khối lượng sơ sinh nhỏ hơn so với những lứa đẻ
sau (Colin, 1998). Lợn mới đẻ lứa đầu thường hay sợ hãi do đó tỷ lệ thụ thai thấp
và tỷ lệ chết cao (Grandinson và cs, 2003).
* Số lần phối và phương thức phối giống
Số lần phối giống trong một lần động dục ở lợn nái ảnh hưởng tới số con đẻ
ra/ổ (Gordon, 1997). Gordon (1997) cũng cho biết: phối đơn trong một chu kỳ
động dục ở lúc động dục cao nhất có thể đạt được số con đẻ ra/ổ cao, nhưng phối
hai lần trong một chu kỳ động dục làm tăng số con đẻ ra/ổ (Tilton và Cole, 1982
dẫn từ Gordon, 1997), thấy rằng: khi phối giống cho lợn nái trực tiếp ba lần, mỗi
lần cách nhau 24 giờ tăng hơn 1,3 con/ổ so với phối hai lần.
Phương thức phối giống cũng ảnh hưởng khá rõ rệt. Trong phối trực tiếp,
ảnh hưởng của con đực rất rõ. Thụ tinh nhân tạo có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai
do kỹ thuật phối giống. Theo Anon (1993 dẫn từ Gordon, 1997), phối giống kết
hợp giữa thụ tinh nhân tạo và nhảy trực tiếp có thể làm tăng 0,5 lợn con so với
phối riêng rẽ. Phối giống bằng thụ tinh nhân tạo làm tỷ lệ thụ thai và số con đẻ
ra/ổ đều thấp hơn từ 0 - 10% so với phối giống trực tiếp (Colin, 1998), nhưng

kết quả nghiên cứu của Alexopoulos và cs (1997) thì ngược lại.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

10


* Thời gian cai sữa:
Kết quả phân tích 14.925 lứa đẻ của 39 đàn lợn nái ở Mỹ (Xue và cs, 1993
dẫn theo Gordon, 1997) nhận thấy: thời gian bú sữa của lợn con dài, khoảng cách
từ khi đẻ đến phối giống trở lại dài, khoảng cách lứa đẻ dài. Điều đó ảnh hưởng
không nhỏ đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản do làm giảm số
lứa đẻ/nái/năm.
Nghiên cứu của Gaustad-Aas và cs (2004), Mabry và cs (1997), cho biết:
phối giống sớm sau khi đẻ, tỷ lệ đẻ và số con đẻ ra/ổ thấp hơn so với phối giống
muộn. Theo Gordon (2004), giảm thời gian cai sữa từ 20 xuống 15 ngày sẽ làm
giảm 0,2 con trong ổ, giảm thời gian cai sữa từ 15 xuống còn 10 ngày sẽ làm
giảm trên 0,2 con trong ổ.
Lợn nái cai sữa ở 28 - 35 ngày, thời gian động dục trở lại 4 - 5 ngày có thể
phối giống và có thành tích sinh sản tốt (Colin, 1998). Không nên phối giống
cho lợn nái sớm hơn 3 tuần sau khi đẻ, phối giống sớm sẽ làm giảm khả năng
sinh sản của lợn nái (Newport, 1997; Cole và cs, 1975, dẫn từ Gordon, 1997).
Lợn nái phối giống sau khi cai sữa sớm có số lượng trứng rụng thấp (15,9
so với 24,6) và số phôi ở ngày chửa thứ 11 ít. Lợn nái cai sữa sớm có tỷ lệ thụ
thai thấp, số phôi sống ít và thời gian động dục trở lại dài (Tonn và cs, 1995, dẫn
từ Gordon, 1997; Deckert và cs, 1998).
1.1.3 Các yếu tổ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn
Các tính trạng về khả năng sinh trưởng và phát dục ở lợn hầu hết là tính
trạng số lượng và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố gen halothane, di truyền và
ngoại cảnh.

Yếu tố di truyền
Yếu tố gen halothane
Gen halothane được biết đến sớm nhất và có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng
kháng stress, sinh trưởng và chất lượng thịt (Sarther và cs, 1991).
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11


Kiểu gen halothane ảnh hưởng đến các chỉ tiêu thân thịt như tỷ lệ thịt xẻ,
tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng, diện tích cơ thăn và đặc biệt là các chỉ tiêu chất lượng
thịt như pH, độ mất nước và màu sắc thịt.
Các kết quả nghiên cứu đã cho biết, lợn có phản ứng halothane dương tính
có khả năng cho thịt có tỷ lệ nạc cao, nhưng thịt lại nhiều nước, nhợt nhạt và
mềm (thịt PSE). Theo Barton-Gade (1990), lợn Landrace và lợn Large White có
phản ứng halothane dương tính thì có tỷ lệ thịt PSE chiếm 90,9% và 91,7%;
ngược lại lợn có phản ứng âm tính là 36,4% và 33,3%.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các kiểu gen halothane đến các tính trạng
nuôi vỗ béo ở 5 giống lợn khác nhau, Slovenia, Dovs và cs (1996) cho thấy, lợn
mang kiểu gen TT đạt khối lượng 30, 60 và 100 kg muộn hơn, có tăng trọng
ngày ở giai đoạn 30-60 kg thấp hơn và độ dày mỡ lưng khi cơ thể đạt 100kg
thấp hơn so với lợn mang kiểu gen CC và CT.
Yếu tố giống
Các giống lợn khác nhau có quá trình sinh trưởng khác nhau, tiềm năng di
truyền của quá trình sinh trưởng của các gia súc được thể hiện thông qua hệ
số di truyền. Hệ số di truyền đối với tính trạng khối lượng sơ sinh và sinh
trưởng trong thời gian bú sữa dao động từ 0,05 – 0,21, và nó thấp hơn trong
thời kỳ vỗ béo (từ 25 đến 95kg). Khả năng tăng trưởng của lợn sau cai sữa là
cao nhất so với giai đoạn bú sữa và giai đoạn trưởng thành. Giai đoạn trưởng
thành, các chỉ tiêu tỷ lệ móc hàm, chiều dài thân thịt, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ

lưng, diện tích cơ thăn có hệ số di truyền cao. Do đó trong chọn lọc và nhân
giống người ta thường xác định các chỉ tiêu này ở giai đoạn trưởg thành để
loại thải những con vật không đạt yêu cầu chất lượng giống. Mặt khác, để đáp
ứng nhu cầu phục vụ cho sản xuất, người ta thường chọn những giống phù hợp
với mong muốn trong chăn nuôi.
Hiện nay, để tăng khả năng sinh trưởng và tăng khối lượng cơ thể, người ta
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12


chủ yếu tạo ra ưu thế lai. Con lai thường tạo ra ưu thế lai cao hơn con bố mẹ về
tăng trọng (Sellier, 1998). Con lai cho ưu thế lai cao hơn bố mẹ về tăng khối
lượng (10%) và thu nhận hàng ngày (Sellier, 1998). Theo Liu Xiaochun và cs
(2000), con lai 3 giống có ưu thế lai về tăng khối lượng tới 16,44 %, ưu thế lai
về tiêu tốn thức ăn là -8,18%, trong khi đó con lai trở ngược có ưu thế lai về
tăng khối lượng chỉ đạt 7,03 %, tiêu tốn thức ăn là - 2,7%.
Ngoài con giống, khả năng sinh trưởng về khối lượng, các tính trạng nuôi
vỗ béo, thân thịt và chất lượng thịt còn chịu sự chi phối của các gen như gen
halothane, IGF2α, gen Rendement Napoli….Theo Simon và cs (1997), tăng
trọng của lợn mang kiểu gen halothane đồng hợp CC cao hơn so với lợn mang
kiểu gen halothane dị hợp tử CT.
Các yếu tố ngoại cảnh
Chăn nuôi lợn con giữ vai trò quan trọng bởi vì năng suất của lợn nái cuối
cùng được đánh giá bằng số lượng lợn con và khối lượng toàn ổ giai đoạn
50 - 60 ngày tuổi tính cho mỗi lợn nái một năm. Do vậy, nếu nuôi dưỡng tốt lợn
ở giai đoạn này không những làm tăng được năng suất sinh sản của lợn nái mà
còn tạo điều kiện tiền đề tốt cho việc nuôi dưỡng lợn sinh trưởng ở những giai
đoạn tiếp sau. Lợn con ở giai đoạn này rất mẫn cảm với các yếu tố môi trường
xung quanh do có những thay đổi lớn khi từ trong bụng mẹ ra môi trường chăn

nuôi. Ngoài ra yếu tố dinh dưỡng cũng giữ một vai trò cực kỳ quan trọng.
Nguồn dinh dưỡng của lợn con không chỉ do lợn mẹ cung cấp mà rất cần nguồn
dinh dưỡng bổ sung từ bên ngoài để cho lợn con phát triển tốt nhất.
Yếu tố ngoại cảnh là quan trọng chi phối khả năng sinh trưởng và cho thịt
của gia súc nói chung.
* Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong số các yếu tố ngoại cảnh chi
phối sinh trưởng và khả năng cho thịt của gia súc. Mối quan hệ giữa năng lượng
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

13


và protein giúp cho việc điều khiển tốc độ tăng khối lượng, tỉ lệ nạc mỡ và tiêu
tốn thức ăn của lợn thịt. Phương thức cho ăn và giá trị dinh dưỡng trong khẩu
phần ăn là chìa khóa ảnh hưởng lên tăng khối lượng (Nguyễn Thị Nghi và Lê
Thanh Hải, 1995).
Theo Wood và cs (2004), nuôi lợn thịt bằng khẩu phần protein thấp, lợn sẽ
sinh trưởng chậm, khối lượng giết thịt thấp. Mức năng lượng và protein thấp
trong khẩu phần làm tăng khả năng tích luỹ mỡ, tăng tỷ lệ mỡ trong cơ (Chang
và cs, 2003).
Tốc độ tăng khối lượng, chất lượng thịt cũng thay đổi tuỳ thuộc vào mối
quan hệ giữa các vitamin với nhau và giữa vitamin với protein và khoáng. Bên
cạnh đó hàng loạt nghiên cứu đã xác nhận tác dụng của việc bổ sung các axit
amin giới hạn vào khẩu phần lợn thịt: tăng khối lượng tăng, tiết kiệm được thức
ăn và protein. HanCock (1996) cho biết nuôi lợn hướng nạc, hàm lượng Lysin
trong khẩu phần giai đoạn cuối cần từ 0,5% đến 0,8%. Chất khoáng cũng đặc
biệt quan trọng với lợn thịt. Jondreville và cs (2003) cho biết bổ sung Cu, Zn
một cách hợp lý vào khẩu phần có tác dụng làm tăng khả năng sinh trưởng và
giảm ô nhiễm môi trường. Hiệu quả sử dụng protein bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu

tố. Lợn hướng nạc có hiệu quả sử dụng protein cao hơn so với lợn hướng mỡ,
lợn còn non cao hơn lợn trưởng thành, lợn đực cao hơn lợn cái và lợn đực thiến.
Khẩu phần có đủ axit amin tốt hơn khẩu phần không đủ.
* Thời gian nuôi
Dựa vào quy luật sinh trưởng tích lũy chất dinh dưỡng trong cơ thể lợn,
người ta đề ra 3 phương thức nuôi: nuôi lấy nạc đòi hỏi tăng khối lượng nhanh,
thường kết thúc khi lợn có khối lượng 80-90 kg, nuôi theo hướng kiêm dụng nạc
- mỡ, thời gian nuôi dài hơn, còn phương thức nuôi lấy mỡ cần thời gian nuôi
dài, khối lượng giết thịt lớn hơn 2 phương thức kia.
Đinh Văn Chỉnh và cs (1995) nghiên cứu trên lợn kiểm tra cá thể cho biết:
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

14


độ lớn của hệ số tương quan giữa độ dày mỡ lưng so với tỷ lệ mỡ giảm dần theo
tuổi, sự tích luỹ mỡ tăng dần theo sự tăng về khối lượng. Cứ tăng 10kg khối
lượng thì độ dày mỡ lưng tăng khoảng 1mm ở tất cả các điểm.
Thời gian nuôi càng dài, tỷ lệ mỡ trong thân thịt càng tăng và tỷ lệ nạc càng
giảm.
* Các yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng
Biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi lợn con là rất quan trọng để góp phần
nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái. Nếu kỹ thuật chăn nuôi lợn con tốt thì
không chỉ đạt được tỷ lệ nuôi sống lợn con cao, rút ngắn thời gian cai sữa mà
còn tăng được khối lượng lợn con.
Nhiệt độ chuồng nuôi thấp hoặc cao hơn nhiệt độ giới hạn thích ứng cho
phép đều là các yếu tố bất lợi đối với sinh trưởng của lợn thịt.
Các yếu tố stress ảnh hưởng không tốt đến trao đổi chất và sức sản xuất
của lợn bao gồm: sự thay đổi nhiệt độ chuồng nuôi, tiểu khí hậu không thích
hợp, cho ăn không theo khẩu phần, chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, cân gia

súc, vận chuyển, bắt lợn để lấy máu, thiến hoạn, phân đàn, chuyển chuồng
tiêm chủng và điều trị, thay đổi kích thước và hình dáng chuồng nuôi, thay
đổi khẩu phần, đột ngột bỏ đói, cho uống nước thiếu (Marraz, 1971, trích từ
Trần Quang Hân, 1996).
Ngoài ra phương thức nuôi dưỡng cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất
của con vật. Khi cho lợn ăn khẩu phần ăn tự do, khả năng tăng khối lượng nhanh
hơn (Ramaekers và cs, 1996), tiêu tốn thức ăn thấp hơn nhưng dày mỡ lưng lại
cao hơn khi lợn đực ăn khẩu phần ăn hạn chế (Nguyễn Thị Nghi và cs, 1995).
Lợn cho ăn khẩu phần thức ăn hạn chế có tỷ lệ nạc cao hơn lơn cho ăn khẩu
phần thức ăn tự do (Thomke và cs, 1995).
* Mùa vụ
Huang và cs (2004) cho biết mùa vụ có ảnh hưởng rõ rệt tới độ dày mỡ
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

15


lưng và hiệu quả sử dụng thức ăn. Lợn nuôi trong mùa hè và mùa đông có độ
dày mỡ lưng thấp hơn mùa thu và mùa xuân (Choi và cs, 1997). Stress nhiệt có
liên quan mức sinh trưởng chậm vì khả năng thu nhận thức ăn thấp.
Nguyễn Văn Đức và cs (2001), cho biết tăng khối lượng chịu ảnh hưởng
lớn của yếu tố mùa vụ. Sự khác biệt giữa năm và mùa ảnh hưởng đến tăng khối
lượng và dày mỡ lưng rõ rệt (Pathiraja và cs, 1990).
1.2 Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Ở châu Âu hiện nay, ba giống phổ biến được sử dụng là P, Hampshire và
D. Giống Pi có tỷ lệ nạc cao nhưng tần số gen halothane cao, giống
Hampshire có khả năng kháng stress song có hạn chế là tồn tại gen RN- và
ảnh hưởng đến chất lượng thịt, giảm năng suất thịt khi chế biến, giống D có
khả năng kháng stress nhưng cũng có hạn chế là tỷ lệ mỡ trong thân thịt và

trong thịt nạc cao. Lợn đực P đồng hợp tử RéHal đã được tạo ra ở Hà Lan,
Scandinavia, Thuy Sĩ và Bỉ.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu gen halothane đến các chỉ tiêu sinh
sản của lợn Berkshire cho biết, trong tổng số lợn hậu bị mang kiểu gen CT có
52,2% đẻ lứa thứ nhất lúc 2 năm tuổi, lợn có kiểu gen CC là 64,5%. Tổng số con
đẻ ra/ ổ của lợn có kiểu gen CC là 7,06 con và lợn CT là 6,75 con ; số con đẻ ra
còn sống/ ổ lần lượt là 5,90 và 5,75 con. Có 10% lợn cái mang kiểu gen CC đẻ
lứa thứ nhất chết đột ngột và ở lợn có kiểu gen CT là 16,7% (Chang và cs,
1999). Nghiên cứu các tính trạng sản xuất của lợn theo 2 kiểu gen CC và CT
nuôi tại Thái Lan, Sealime và cs (1998) đã chỉ ra rằng, lợn mang kiểu gen CT
vượt lợn mang kiểu gen CC về tăng trọng là 2,6% ; hiệu suất chuyển hóa là
3,46% ; diện tích cơ thăn là 3,35% và tỷ lệ nạc là 1,25%.
Để nâng cao chất lượng đàn lợn thịt, Trung Quốc đã nhập một số giống
lợn có khả năng sản xuất cao, phẩm chất thịt tốt như lợn Yorkshire, Duroc,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

16


Hampshire, Landrace cho phối giống với nái Meishan của Trung Quốc, vì vậy
đã làm tăng khả năng sinh sản của lợn nái, đạt trung bình 12,5 con/ ổ.
Piétrain RéHal là giống lợn của Bỉ, có khả năng chống chịu được với
những yếu tố bất lợi của khí hậu như nóng ẩm (Leroy và cs, 1999).
Lợn Piétrain cổ điển của Bỉ được đặc trưng bằng thân thịt có tỷ lệ móc
hàm cao (80,80%) và tỷ lệ nạc đặc biệt cao (60,90%), tuy nhiên do tồn tại của
allene lặn T nằm ở locus halothane (Ollivier và cs, 1975)với tần suất cao đã làm
tỷ lệ thịt PSE (Pale, Soft, Exsudative) cao và dễ bị stress.
Trong quá trình chọn lọc và nhân giống lợn Piétrain Bỉ, khoa Thú y
Trường Đại học Liege đã tạo ra dòng lợn Piétrain RéHal (Piétrain kháng stress)
bằng cách lai ngược Piétrain với Large White để chuyển một gen C từ locus

halothane của Large White vào bộ gen halothane của Piétrain cổ điển (Leroy và
cs 1999a, 1999b, 2000). Leroy và Verleyen (1999a) đã khẳng định rằng lợn
Piétrain RéHal thể hiện được tất cả các ưu điểm của Piétrain cổ điển, nhưng đặc
tính nhạy cảm với stress đã giảm và pH sau khi giết thịt đã được cải thiện.
Piétrain thuần nuôi ở Đan Mạch có tuổi đẻ lứa đầu khi nghiên cứu trên
170 con và 224 ổ đẻ lần lượt là 350 và 343 ngày (Lê Thanh Hải và cs, 1996).
Khi nuôi ở Thái Lan tuổi đẻ lứa đầu của Piétrain là 434,76 ngày (Pholsing và cs,
2009). Theo Biedermann và cs (1998) đã nghiên cứu ảnh hưởng kiểu gen
halothane ở 343 lợn nái Piétrain đến năng suất sinh sản nhưng không tìm thấy sự
khác biệt giữa lợn có kiểu gen CC, CT với lợn có kiểu gen TT về số con/ổ, số
lứa đẻ và số lợn con/nái/năm và khoảng cách giữa hai lứa đẻ. Nghiên cứu sử
dụng đực Piétrain RéHal phối với nái thương phẩm trong điều kiện sản xuất cho
kết quả khả quan về tiêu tốn thức ăn (2,96kg), tăng trọng trung bình 649
kg/ngày, tỷ lệ móc hàm 82,6%, độ dày mỡ lưng 2cm, tỷ lệ nạc 59%. Điều này
chứng tỏ việc loại bỏ các allene không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng
thịt (Leroy và Verleyen, 2000).
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

17

×