Tải bản đầy đủ (.doc) (144 trang)

Tổ chức thực thi chính sách khuyến công của chính quyền tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.91 KB, 144 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-------------------

PHAN MẠNH THỨC

TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH KHUYẾN
CÔNG CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-------------------

PHAN MẠNH THỨC

TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH KHUYẾN
CÔNG CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI THỊ HỒNG VIỆT
XÁC NHẬN CỦA



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

TS. Bùi Thị Hồng Việt

PGS.TS. Phạm Văn Dũng

Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sự
hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là
trung thực, các giải pháp và kiến nghị đưa ra trong luận văn tại thời điểm hiaện tại
chưa được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác ngoài luận văn này./.


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô
giáo cùng, Ban giám hiệu Trường Đại học kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Bùi Thị Hồng Việt, giáo viên
Trường đại học Kinh tế quốc dân người trực tếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn
này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Tập thể lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Bắc
Giang; Trung tâm Khuyến công & Tư vấn phát triển công nghiệp Bắc Giang cùng
các đồng nghiệp đang công tác tại Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện

giúp đỡ vè mọi mặt trong suốt quá trình học tập nghiên cứu của tôi thời gian qua./.


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................... ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................... iv
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC THI
CHÍNH

SÁCH

KHUYẾN

CÔNG

CỦA

CHÍNH

QUYỀN

CẤP

TỈNH.................................................................................................................. 4
1.1. Tổng quan tài liệu................................................................................... 4
1.2. Chính sách khuyến công ........................................................................ 5
1.2.1. Khái niệm chính sách khuyến công .................................................... 5

1.2.2. Mục tiêu của chính sách khuyến công ................................................ 6
1.2.3. Nội dung của chính sách khuyến công ............................................... 6
1.3. Tổ chức thực thi chính sách khuyến công của chính quyền cấp tỉnh .... 8
1.3.1. Khái niệm tổ chức thực thi chính sách khuyến công của chính quyền
cấp tỉnh
..................................................................................................................... 8
1.3.2. Quá trình thực thi chính sách khuyến công của chính quyền cấp tỉnh
8
1.3.3. Các điều kiện để tổ chức thực thi chính sách khuyến công của
chính quyền cấp tỉnh thành
công............................................................................... 15
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................. 17
2.1. Khung nghiên cứu ................................................................................ 17
2.2. Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 18
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 18
2.4. Phương pháp thu thập số liệu ...............................................................
19


2.5. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................... 19
2.6. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 19


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH
KHUYẾN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG ................. 20
3.1. Khái quát về tỉnh Bắc Giang ................................................................ 20
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 20
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội.................................................................. 21
3.1.3. Thực trạng sản xuất công nghiệp tỉnh Bắc Giang ............................. 27
3.2. Thực trạng tổ chức thực thi chính sách khuyến công của chính

quyền tỉnh Bắc
Giang................................................................................................. 31
3.2.1. Mục tiêu của chính sách khuyến công được triển khai trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 -2015
............................................................. 31
3.2.2. Nội dung chính sách khuyến công được triển khai trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang giai đoạn 2011-2015...................................................................... 32
3.2.3. Thực trạng giai đoạn chuẩn bị triển khai chính sách ........................ 36
3.2.4. Thực trạng chỉ đạo thực thi chính sách ............................................. 48
3.2.5. Thực trạng kiểm soát sự thực hiện chính sách.................................. 58
3.3. Đánh giá tổ chức thực thi chính sách khuyến công của chính quyền
tỉnh Bắc Giang................................................................................................. 60
3.3.1 Đánh giá chính sách khuyến công ..................................................... 60
3.3.2. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu chính sách ................................... 60
3.3.3. Điểm mạnh trong tổ chức thực thi chính sách khuyến công của
chính quyền tỉnh Bắc Giang
...................................................................................... 66
3.3.4. Điểm yếu trong tổ chức thực thi chính sách khuyến công của
chính quyền tỉnh Bắc Giang
...................................................................................... 67


3.3.5. Nguyên nhân của những điểm yếu trong tổ chức thực thi chính
sách khuyến công của chính quyền tỉnh Bắc
Giang................................................ 69
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH
KHUYẾN CÔNG CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH BẮC GIANG........ 71


4.1. Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách khuyến công

của chính quyền tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
.................................................... 71
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách thực thi
chính sách khuyến công của chính quyền tỉnh Bắc Giang
....................................... 72
4.2.1. Giải pháp cho giai đoạn chuẩn bị triển khai chính sách ................... 72
4.2.2. Giải pháp cho giai đoạn chỉ đạo thực thi chính sách ........................ 76
4.2.3. Giải pháp cho giai đoạn kiểm tra thực hiện chính sách .................... 81
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 86
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

CSCNNT

Cơ sở công nghiệp nông thôn

2

CNH-HĐH


Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

3

HĐND

Hội đồng nhân dân

4

UBND

Ủy ban nhân dân

5

TV& PTCN

Tư vấn và phát triển công nghiệp

6

KT-XH

Kinh tế - xã hội

7

CN-TTCN


Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

i


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT

Bảng

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

Nội dung
Biến động dân số tỉnh Bắc Giang giai đoạn 20102013
Diễn biến lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 20102013 theo độ tuổi và trình độ
Chuyển dịch lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn

Trang
22
23

3


Bảng 3.3

4

Bảng 3.4

5

Bảng 3.5

Tình hình đầu tư, thu chi ngân sách tỉnh Bắc Giang

26

6

Bảng 3.6

Số cơ sở sản xuất công nghiệp tỉnh Bắc Giang

28

7

Bảng 3.7

8

Bảng 3.8


9

Bảng 3.9

10

Bảng 3.10

11

Bảng 3.11

12

Bảng 3.12

13

Bảng 3.13

14

Bảng 3.14

Tình hình tập huấn chính sách giai đoạn 2011-2014

48

15


Bảng 3.15

Kết quả hoạt động thông tn tuyên truyền

49

2010-2013
Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc
Giang

Tình hình lao động trong ngành công nghiệp tỉnh
Bắc Giang
Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Bắc Giang (Theo
so sánh 2010)
Tình hình nhân lực của Trung tâm giai đoạn 2011 2014
Kế hoạch tổ chức thực thi chính sách khuyến công
tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011- 2015
Kế hoạch tập huấn chính sách
Kế hoạch kinh phí khuyến công giai đoạn 20112015
Kế hoạch kinh phí hỗ trợ lập quy hoạch cụm công
nghiệp giai đoạn 2011 - 2015

ii

24
25

29
30
40

41
44
45
46


16

Bảng 3.16

17

Bảng 3.17

18

Bảng 3.18

Số lượng người được tham gia phổ biến chính sách
khuyến công ở các địa phương
Kết quả thực hiện Chính sách đào tạo nghề và phát
triển nghề
Kết quả thực hiện chính sách nâng cao năng lực
quản lý giai đoạn 2011-2014

50
51
52

Kết quả thực hiện chính sách chính sách hỗ trợ xây

19

Bảng 3.19

dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, đầu tư đổi mới

53

công nghệ, thiết bị giai đoạn 2011 -2014
Kết quả thực hiện chính sách phát triển sản phẩm
20

21

Bảng 3.20
Bảng 3.21

công nghiệp nông thôn têu biểu giai đoạn 2011 -

54

2014
Tình hình giải ngân kinh phí khuyến công giai đoạn
2011-2014.

56

Tổng hợp tnh hình kiểm tra, giám sát việc tổ chức
22


Bảng 3.22

thực thi chính sách khuyến công giai đoạn 2011-

59

2014
23

Bảng 3.23

24

Bảng 3.24

Đánh giá việc thực hiện mục têu chính sách đào tạo
nghề, truyền nghề và phát triển nghề
Đánh giá việc thực hiện mục têu chính sách nâng
cao năng lực quản lý

61
62

Đánh giá việc thực hiện mục têu chính sách hỗ trợ
25

Bảng 3.25

xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, đầu tư đổi


63

mới công nghệ, thiết bị
26
27

Bảng 3.26

Đánh giá việc thực hiện mục têu chính sách phát
triển sản phẩm công nghiệp nông thôn têu biểu
Kết quả thực hiện hỗ trợ liên danh, liên kết, hợp tác

Bảng 3.27

kinh tế và phát triển các cụm công nghiệp

iii

64
65


DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT

Sơ đồ

Nội dung


1

Sơ đồ 1.1

2

Sơ đồ 2.1

Khung nghiên cứu

17

3

Sơ đồ 2.2

Quy trình nghiên cứu

18

Các giai đoạn của quá trỉnh tổ chức thực thi
chính sách

Trang
8

Các nội dung của chính sách khuyến công được
4

Sơ đồ 3.1


triển khai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn

32

2011-2015
5

Sơ đồ 3.2

6

Sơ đồ 3.3

7

Sơ đồ 4.1

Cơ cấu bộ máy tổ chức thực thi chính sách
khuyến công của chính quyền tỉnh Bắc Giang
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm KC & TVPTCN
Bắc Giang
Tổ chức mạng lưới khuyến công mới tại tỉnh
Bắc Giang

iv

36

39


73


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện nghiên cứu
Bắc Giang là tỉnh miền núi cách Hà Nội khoảng 50 km về phía Bắc, có điều
kiện giao thông thuận lợi do nằm trên trục quốc lộ 1A Hà Nội - Lạng Sơn, Bắc
Giang có nhiều tềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp
chế biến, tểu thủ công nghiệp và nghề truyền thống, nhưng những tềm năng,
lợi thế này chưa được khai thác hết. Hiện nay Bắc Giang vẫn là tỉnh nghèo, tỷ
trọng công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh còn thấp nông nghiệp vẫn
ở mức cao, dân cư vẫn chủ yếu làm nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người
chỉ bằng
1/2 bình quân cả nước. Để sớm vượt qua tnh trạng chậm phát triển, trở thành
tỉnh có chỉ têu thu nhập bình quân đầu người và chỉ têu tốc độ tăng trưởng kinh
tế ở mức trung bình khá trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc trước năm 2015
như Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII đã đề ra thì ưu tên phát triển
công nghiệp hiện nay có vai trò quyết định, là chìa khóa để thực hiện mục têu này.
Là chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và
ngành nghề nông thôn nên khuyến công luôn nhận được sự quan tâm của
chính quyền tỉnh Bắc Giang. Trong những năm gần đây, chính sách khuyến công đã
có những đóng góp tch cực trong khuyến khích phát triển sản xuất ở địa
phương, là cầu nối cho các đơn vị sản xuất công nghiệp, giúp cơ sở sản xuất tìm
kiếm thị trường, giới thiệu sản phẩm, liên doanh, liên kết đầu tư, là kênh thông tn
để người dân và doanh nghiệp tếp cận, tìm kiếm thông tn về khoa học - kỹ
thuật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển công nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thời gian qua hoạt động
khuyến công ở Bắc Giang luôn bộc lộ nhiều tồn tại cần được khắc phục như về
nguồn nhân lực làm công tác khuyến công trên địa bàn chưa đáp ứng về số

lượng, thiếu kinh nghiệm; việc xây dựng kế hoạch khuyến công chưa bám sát quy
hoạch, chưa sát với thực tế địa phương và chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của
1


doanh nghiệp; nhiều đề án, đề xuất đầu tư chất lượng hồ sơ đăng ký thấp; mức hỗ
trợ thấp, thanh quyết toán kinh phí chậm, rườm rà, nhiều thủ tục; các nội dung hỗ
trợ chưa thiết thực; cơ chế

2


quản lý hoạt động khuyến công chưa đồng bộ, thiếu khoa học, chồng chéo,
chưa phát huy hiệu quả nguồn ngân sách…
Từ thực trạng thực thi chính sách khuyến công trên địa bàn thời gian qua
cho thấy đang đòi hỏi cần phải có một đề tài nghiên cứu một cách khoa học, đầy
đủ, hệ thống nhằm hoàn thiện về tổ chức thực thi chính sách này của chính quyền
tỉnh Bắc Giang. Do vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Tổ chức thực thi chính
sách khuyến công của chính quyền tỉnh Bắc Giang” làm luận văn cao học của mình
với mong muốn việc thực thi chính sách này trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đạt kết quả
cao hơn.
2. Mục têu nghiên cứu
- Xác định được khung lý thuyết nghiên cứu quá trình tổ chức thực thi chính
sách khuyến công của chính quyền cấp tỉnh;
- Phân tch được thực trạng tổ chức thực thi chính sách khuyến công của
chính quyền tỉnh Bắc Giang, từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên
nhân của điểm yếu trong việc tổ chức thực thi chính sách khuyến công giai đoạn
2011 - 2013 của chính quyền tỉnh Bắc Giang;
- Đề xuất được giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách khuyến công
của chính quyền tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng tổ chức thực thi chính sách khuyến công của chính quyền tỉnh
Bắc Giang? Điểm mạnh, điểm yếu? Nguyên nhân? Để hoàn thiện tổ chức thực thi
chính sách khuyến công của chính quyền tỉnh Bắc Giang thì cần phải làm gì?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức thực thi chính sách khuyến công của chính
quyền tỉnh Bắc Giang.
- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tổ chức thực thi chính sách khuyến công
của chính quyền tỉnh Bắc Giang theo quy trinh tổ chức thực thi chính sách.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2011 đến năm 2014, số
liệu sơ cấp được thu thập vào tháng 10 năm 2014. Các giải pháp hoàn thiện được
đề xuất đến 2020
3


+ Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

4


5. Kết cấu nội dung Luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn được kết cấu thành 04 chương, phần kết luận
và danh mục tài liệu tham khảo, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tài liệu và cở lý luận về tổ chức thực thi chính sách
khuyến công của chính quyền cấp tỉnh
Chương 2: Phương pháp thiết kế và nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng tổ chức thực thi chính sách khuyến công của chính
quyền tỉnh Bắc Giang
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách khuyến công

của chính quyền tỉnh Bắc Giang
Kết luận

5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC THI
CHÍNH SÁCH KHUYẾN CÔNG CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH
1.1. Tổng quan tài liệu
Chính sách kinh tế - xã hội là công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước về
kinh tế nên nó luôn là đề tài được các chuyên gia, nhà quản lý, các nhà khoa học tập
trung nghiên cứu, một trong những tài liệu gần đây được đưa vào giảng dạy trong
các chương trình đào tạo chính thức của ngành học khoa học quản lý của nhiều học
viện, trường đại học là giáo trình chính sách kinh tế - xã hội của Trường đại học
Kinh tế quốc dân do TS. Bùi Thị Hồng Việt và TS Nguyễn Thị Lệ Thủy đồng tác giả
- nhà xuất bản tài chính xuất bản tài chính xuất bản năm 2012, đây cũng là là
một trong những tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình nghiên cứu,
xây dựng luận văn này bởi giáo trình đã đề cập, phân tch sâu, chi tết quy trình tổ
chức thực thi một chính sách kinh tế - xã hội nói chung từ khâu chuẩn bị đến khi kết
thúc. Để có cái nhìn tổng quan, gắn với thực tế về tổ chức thực thi chính sách kinh
tế - xã hội của chính quyền cấp tỉnh, một số tài liệu tuy không đề cập đến việc tổ
chức thực thi chính sách khuyến công nhưng có khung lý thuyết gần với đề tài
nghiên cứu đã được tác giả sử dụng làm tài liệu khảo cứu trong quá trình thực hiện
luận văn đó là là luận văn thạc sỹ của Nguyễn Sỹ Cảnh - Trường đại học Kinh tế
quốc dân năm
2013 nghiên cứu về tổ chức thực thi chính sách ưu đãi về đất đai nhằm
khuyến khích đầu tư của chính quyền tỉnh Lai Châu; luận văn thạc sỹ của tác giả Vừ
A Tiến học viên trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2013 nghiên cứu về tổ chức
thực thi chính sách của nhà nước về hỗ trợ đồng bào dân tộc La Hủ, Cống, Mảng
của chính quyền tỉnh Lai Châu.

Là chính sách còn khá mới ( trong vòng 10 năm trở lại đây) nên số lượng tài
liệu, công trình nghiên cứu về chính sách khuyến công chưa nhiều nên tác giả đã
tham khảo thêm một số kiến thức bổ trợ trong giáo trình khuyến công của tác giả

6


Nguyễn Văn Long Trường đại học Nông nghiệp I, có vận dụng kết quả nghiên cứu
của một số bộ ngành như kết quả nghiên cứu chính sách khuyến khích, thúc đẩy

7


nghiên cứu và ứng dụng tến bộ kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp của tác giả
Phạm Bảo Dương - Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn thuộc Bộ
Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (năm 2009), kết quả nghiên cứu (năm 2005)
của Đỗ Kim Chung về phương thức và chính sách chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
trong công nghiệp nông thôn ở miền núi và Trung du phía bắc, NXB Nông nghiệp
Hà Nội đây là những tài liệu có phân tch một số nội dung trong hoạt động của
chính sách khuyến công.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2011 cũng đã có luận văn thạc sỹ của tác
giả Trần Tô Khương - Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội nghiên cứu về “Thực
trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang”. Trong luận văn có nêu thực trạng hoạt động khuyến công từ năm 2011 trở
về trước và một số giải pháp thúc đẩy hoạt động này. Công trình nghiên cứu này đã
phản ánh được một số tồn tại, hạn chế của hoạt động khuyến công trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang tại thời điểm đó, đồng thời đã đưa ra một số giải pháp nhằm khắc
phục những tồn tại, hạn chế, nhưng các giải pháp đó chủ yếu là nhằm hoàn
thiện khâu hoạch định chính sách, chưa coi trọng công tác tổ chức thực thi chính
sách, chưa hội tụ đủ các điều kiện, yếu tố cần thiết để có một chính sách thành

công. Đến nay chưa có một nghiên cứu chính thức nào nhằm hoàn thiện tổ chức
thực thi chính sách khuyến công của chính quyền tỉnh Bắc Giang. Luận văn này
sẽ tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn
thiện tổ chức thực thi
chính sách khuyến công của chính quyền tỉnh Bắc Giang.
1.2. Chính sách khuyến công
1.2.1. Khái niệm chính sách khuyến công
Trước khi đưa ra khái niệm về chính sách khuyến công, cần thống nhất cách
hiểu chung về chính sách công. Chính sách công là tổng thể các quan điểm, các giải
pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội
nhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện những mục têu nhất định theo định
hướng mục tiêu tổng thể của đất nước.
8


Từ cách tếp cận trên, có thể hiểu “ Chính sách khuyến công là tổng thể các
quan điểm, các giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động lên các tổ
chức, cá nhân tham gia phát triển công nghiệp nông thôn nhằm giải quyết vấn đề
về
chính sách phát triển công nghiệp”
1.2.2. Mục tiêu của chính sách khuyến công
- Huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước tham gia hoặc hỗ trợ các
tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tểu thủ công nghiệp và các dịch vụ
khuyến công, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển
công nghiệp - tểu thủ công nghiệp tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân
công lại lao động xã hội và góp phần xây dựng nông thôn mới;
- Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu,
vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải
thiện chất lượng môi trường, sức khoẻ con người. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ

chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công
nghiệp - tểu thủ công nghiệp một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh
tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2.3. Nội dung của chính sách khuyến công
1.2.3.1. Đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề
- Tổ chức các khóa đào tạo nghề, truyền nghề theo nhu cầu của các cơ sở
công nghiệp để tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động
- Đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân tểu thủ công nghiệp để hình thành độ ngũ
giảng viên phục vụ chương trình đào tạo nghề, nâng cao tay nghề, truyền nghề

nông thôn
1.2.3.2. Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cơ sở CNNT
- Tập huấn đào tạo, hội thảo , hội nghị, diễn đàn, tham quan, khảo sát học
tập kinh nghiệm trong và ngoài nước;
9


- Hỗ trợ mở rộng thị trường têu thu, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nông
thôn;

10


1.2.3.3. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tến
bộ khoa học kỹ thuật
- Tổ chức tham quan mô hình, hội nghị, hội thảo, diễn đàn, giới thiệu công
nghệ, máy móc thiết bị hiện đại cho các cơ sở công nghiệp nông thôn;
- Hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn về chế biến nông - lâm - thủy sản và
chế biến thực phẩm; sản xuất hàng công nghiệp têu dùng; công nghiệp hóa chất
phục vụ nông nghiệp, nông thôn; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất sản phẩm,

phụ tùng; lắp ráp và sửa chữa máy móc, thiết bị, dụng cụ cơ khí, điện, điện tử - tn
học; về khai thác, chế biến khoáng sản; chế biến nguyên liệu, đặc biệt là quy mô
nhỏ tại các vùng nguyên liệu phân tán để cung cấp cho các cơ sở công nghiệp chế
biến, tểu thủ công nghiệp;
- Hỗ trợ xây dựng thí điểm nhằm nhân rộng các mô hình áp dụng sản xuất
sạch hơn trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp;
- Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng máy móc thiết bị, công nghệ tên tến vào các
khâu sản xuất CN - TTCN, xử lý ô nhiễm môi trường.
1.2.3.4. Phát triển sản phẩm CNNT têu biểu
- Tổ chức bình chọn sản phẩm hàng năm;
- Tổ chức hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp nông thôn, hàng thủ công mỹ
nghệ trong và ngoài nước.
- Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm trong và
ngoài nước. Hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu và đầu tư các phòng trưng bày
để giới thiệu, quảng bá sản phẩm và các hoạt động xúc tến thương mại khác.
1.2.3.5. Hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển các cụm công
nghiệp
- Hỗ trợ các cơ sở CNNT thành lập các hiệp hội, hội ngành nghề; liên kết vệ
tnh sản xuất các mặt hàng phụ trợ; mô hình liên kết cơ sở sản xuất thủ công
mỹ nghệ truyền thống với các doanh nghiệp du lịch;
- Hỗ trợ hình thành cụm liên kết doanh nghiệp công nghiệp trong các ngành;

11


- Hỗ trợ lập quy hoạch chi tết, lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công
nghiệp.

12



×