Tải bản đầy đủ (.doc) (210 trang)

Tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái ở tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 210 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

TRẦN THỊ THÊM

TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
Ở BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

TRẦN THỊ THÊM

TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
Ở TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành Kinh tế chính trị
Mã số: 60 31 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ DANH
TỐN

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn
gốc.


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu - Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Kinh tế chính trị đã tạo mọi điều kiện cho
tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo
hướng dẫn đã chỉ dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy, cô trong tổ tư vấn đã nhiệt tình giúp
đỡ, tư vấn, góp ý cho tôi hoàn thành tốt luận văn của mình.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ,
cung cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cám ơn !


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên luận văn: Tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi
trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh

Tác giả: Trần Thị Thêm
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Bảo vệ năm: 2015
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Danh Tốn
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
* Mục đích:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tác động của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đến mối trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua, luận văn đề xuất
hệ thống giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác
động tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với môi trường sinh
thái ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về tác động của quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái.
- Khảo cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong việc giải quyết các vấn
đề môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy những tác động tích cực,
hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến
môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh thời gian tới.
Những đóng góp mới của luận văn:
- Phân tích, đánh giá, phản ánh đúng thực trạng tác động của quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh thời gian qua.


- Đưa ra quan điểm định hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu, mang
tính đặc thù và khả thi nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những
tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh
thái ở tỉnh Bắc Ninh thời gian tới.



MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................. i
Danh mục các bảng .................................................................................................... ii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC
TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẾN MÔI
TRƯỜNG SINH THÁI ...........................................................4
1.1. Tổng quan tnh hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................4
1.1.1. Vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam ....................................4
1.1.2. Về tác động của quá trình CNH, HĐH đến môi trường sinh thái và bảo
vệ môi trường sinh thái trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam ........................5
1.1.3. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu và vấn đề đặt ra với
luận văn
.............................................................................................................11
1.2. Một số vấn đề lý luận chung về tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đến môi trường sinh thái
........................................................................................12
1.2.1. Một số vấn đề chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và môi
trường sinh
thái..............................................................................................................12
1.2.2. Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái.20
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới tác động của CNH, HĐH đến môi trường
sinh
thái..............................................................................................................33
1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về việc xử lý mối quan hệ
giữa CNH, HĐH với môi trường sinh thái và bài học rút ra cho tỉnh Bắc Ninh ...39
1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương........................................................39
1.3.2. Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng đối với tỉnh Bắc Ninh ...................42

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................43
2.1.Các phương pháp nghiên cứu sử dụng chung cho toàn bộ luận văn ...............43


2.1.1. Cơ sở phương pháp luận: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử. ..........................................................................................................43


2.1.2. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
...................................................44
2.1.3. Phương pháp kết hợp logic với lịch sử cụ thể ..........................................44
2.1.4. Phương pháp phân tích tổng hợp
.............................................................44
2.2. Các phương pháp nghiên cứu điển hình của từng chương .............................45
2.2.1. Phương pháp sử dụng trong chương 1.....................................................45
2.2.2. Các phương pháp sử dụng trong chương 3..............................................45
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong chương 4..................................46
Chương 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
HÓA ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Ở TỈNH BẮC NINH ..............................48
3.1. Đặc điểm của Bắc Ninh ảnh hưởng đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tác
động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa tới môi trường sinh
thái.........................48
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................48
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội..........................................................................49
3.2. Khái quát về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bắc Ninh .........52
3.2.1. Chủ trương, chính sách của Bắc Ninh về công nghiệp hóa, hiện đại
hóa......52
3.2.2. Tình hình CNH, HĐH...............................................................................54
3.3. Tác động của CNH, HĐH đến môi trường sinh thái ......................................63
3.3.1. Tác động tích cực .....................................................................................63

3.3.2. Tác động tiêu cực .....................................................................................66
3.3.3. Thực trạng môi trường sinh thái dưới tác động của quá trình CNH, HĐH
...76
3.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới tác động têu cực của quá trình CNH, HĐH
đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh ..........Error! Bookmark not defined.
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC,
HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
HÓA ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Ở BẮC NINH THỜI GIAN
TỚI.......................................................................................................90
4.1. Bối cảnh mới và tác động của nó đến giải quyết mối quan hệ giữa quá trình


công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ môi trường sinh thái ở Bắc Ninh ..........90
4.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ...............................................................90


4.1.2. Bối cảnh ở địa phương .............................................................................92
4.2. Quan điểm và định hướng phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu
cực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh
............94
4.2.1. Quan điểm ................................................................................................94
4.2.2. Định hướng...............................................................................................95
4.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động
tiêu cực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái ở Bắc Ninh
thời

gian

tới


...................................................................................................................96
4.3.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với bảo vệ môi trường sinh thái .........................96
4.3.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách và tổ chức bộ máy quản
lý môi trường sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái ...................................103
KẾT LUẬN .............................................................................................................109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................111


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

1

BVMT

2

CCN

3

CNH, HĐH

Nguyên nghĩa

Bảo vệ môi trường

Cụm công nghiệp
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

4

KCN

Khu công nghiệp

5

KCX

Khu chế xuất

6

KHCN

Khoa học công nghệ

7

MTST

Môi trường sinh thái

i



DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Bảng

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

4

Bảng 3.4

5

Bảng 3.5

6

Bảng 3.6


7

Bảng 3.7

Nội dung
Chuyển dịch cơ cấu nghành kinh tế ở tỉnh Bắc
Ninh
Kết quả phân tích chất lượng nước sông Ngũ
Huyện Khê tháng 11/2012
Chất lượng nước thải tại cống thải trường công
nghiệp kỹ thuật - TP Bắc Ninh năm 2013
Thống kê các nhóm làng nghề trong mối quan hệ
với ô nhiễm môi trường trong tỉnh
Hiện trạng sử dụng từ năm 2008-2012 của tỉnh
Bắc Ninh
Kết quả quan trắc chất lượng không khí Tp Bắc
Ninh năm 2013
Kết quả quan trắc không khí làng nghề Đa Hội

ii

Trang
52

74

76

76


78

80
82


iii


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam từ nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản
Việt Nam lần thứ VIII đã khẳng định nước ta chuyển sang giai đoạn mới, đẩy
mạnh CNH, HĐH phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp.
Đây là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và nhân dân ta trong thời kì quá độ đi lên
chủ nghĩa xã hội (CNXH).Tuy nhiên, thực hiện được nhiệm vụ đó là điều không
hề đơn giản, bởi vì mặt trái của việc phát triển kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH là
những vấn đề cấp bách như: tnh trạng nghèo đói, bất bình đẳng đặc biệt là
suy thoái và ô nhiễm môi trường.
Trong những năm gần đây, công cuộc CNH, HĐH đã làm thay đổi diện mạo
đất nước: nền kinh tế có mức tăng trưởng khá và ổn định, đời sống vật chất
cũng như tinh thần của nhân dân được nâng cao, góp phần giữ vững định hướng
xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực mà quá trình CNH,
HĐH đem lại còn có tác động tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến các mặt của
đời sống kinh tế xã hội của nước ta. Trong đó, tác động đến môi trường sinh thái là
một minh chứng điển hình. Tài nguyên thiên nhiên nước ta đang bị khai thác mạnh
và có xu hướng cạn kiệt, môi trường tự nhiên đang bị ô nhiễm. Nếu không có một

chính sách đúng đắn về bảo vệ môi trường, nền kinh tế sẽ bị thiệt hại về trước
mắt và lâu dài cũng như ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Đồng thời
sự phát triển của đất nước cũng thiếu bền vững.
Bắc Ninh là một trong những tỉnh thành trong cả nước đi đầu trong quá trình
CNH, HĐH. Với vị trí địa lý thuận lợi, có tiềm năng và truyền thống về các làng
nghề, phát triển công nghiệp trong đó có phát triển các khu công nghiệp đã đẩy
nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh từ nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ
sang công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở
thành tỉnh công nghiệp. Tuy nhiên tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra
nhanh chóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái, đặc biệt là ở
các khu công nghiệp, các làng nghề... Vì vậy, việc phân tích, đánh giá và dự báo các
tác động của

2


CNH, HĐH đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh, đưa ra những giải pháp nhằm
bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình CNH, HĐH mang tính cấp thiết cả về lý
luận và thực tiễn.
Từ nhận thức trên, tôi chọn đề tài: “Tác động của quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh”. Để thực hiện luận văn
thạc sĩ chuyên nghành kinh tế chính trị .
Câu hỏi nghiên cứu của luận văn:
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Bắc Ninh có tác động như thế
nào đến môi trường sinh thái của tỉnh? Những giải pháp nào cần được thực hiện
nhằm hạn chế những tác động tiêu cực, phát huy những tác động tích cực của
CNH, HĐH đối với môi trường sinh thái của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tác động của công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đến mối trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua, luận văn đề
xuất hệ thống giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực, hạn chế những
tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với môi trường
sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về tác động của quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh
thái.
- Khảo cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong việc giải quyết các vấn
đề môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh thời gian qua.


- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy những tác động tích cực,
hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến
môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh thời gian tới.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh.
* Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu vấn đề tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đến môi trường sinh thái ở Bắc Ninh từ 2005 đến nay dưới góc độ của khoa
học kinh tế chính trị.
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của

luận văn được trình bày theo 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tnh hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn về tác
động của quá trình CNH, HĐH đến môi trường sinh thái.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh.
Chương 4: Quan điểm và giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế
tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường sinh
thái ở Bắc Ninh thời gian tới.


Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN
VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẾN MÔI
TRƯỜNG SINH THÁI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
1. Cuốn “ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam – phác thảo lộ trình” do Trần
Đình Thiên chủ biên, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2002.
Trong công trình này tác giả đã tập trung nghiên cứu một số nội dung sau:
 Quan hệ giữa các điểm xuất phát và mục tiêu của tiến trình công nghiệp
hóa,
hiện đại hóa
 Điểm xuất phát nội tại của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai
đoạn
2001 – 2020
 Bối cảnh kinh tế quốc tế và khả năng tác động của nó đến quá trình
công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta trong giai đoạn tới
 Phương hướng và mục tiêu CNH, HĐH trong giai đoạn 2001 – 2020
 Một số vấn đề về giải pháp, phương hướng và mục tiêu CNH, HĐH trong

giai đoạn 2001 – 2020
2. Cuốn sách “ Tăng trưởng và công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam – Bài
toán huy động và sử dụng vốn” do Võ Trí Thành chủ biên, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội, 2007.
Sử dụng cách tiếp cận xem xét tăng trưởng và công nghiệp hóa là quá trình “
nội sinh hóa” dưới tác động của đầu tư thông qua các nhân tố hay “kênh” dẫn
truyền đầu tư, nhóm tác giả đưa ra một số suy xét mới đối với hai bài toán huy
động và sử dụng vốn. Nội dung chính của cuốn sách là mối quan hệ giữa tiết kiệm
và đầu tư; tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu theo kế hoạch 2006 – 2010: tính khả
thi và hiệu quả đầu tư, quan điểm và định hướng chính sách huy động và sử dụng
hiệu quả các nguồn vốn đảm bảo thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa.
3. Cuốn sách “ Mô hình CNH, HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”


của tác giả Đỗ Hoài Nam và Trần Đình Thiên, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2009.


Công trình đã xem xét khái niệm công nghiệp hóa từ góc độ kinh tế học chính
trị, với tư cách là một quá trình, phương thức cải biến chế độ kinh tế. Theo đó, CNH
là quá trình cải biến nền kinh tế nông nghiệp dựa vào nền tảng kỹ thuật thủ công,
mang tính hiện vật, tự cấp tự túc thành nền kinh tế công nghiệp thị trường. Cải biến
kĩ thuật, tạo dựng nền công nghiệp lớn (Khía cạnh vật chất - kĩ thuật) và phát triển
kinh tế thị trường (Khía cạnh cơ chế, thể chế) là hai mặt của quá trình CNH, HĐH. Từ
điểm xuất phát đó các tác giả đã nghiên cứu tiến trình đổi mới tư duy và quan điểm
CNH, HĐH ; thực hiện CNH, HĐH ở Việt Nam trong hai mươi năm đổi mới và phát
triển đất nước. Cuối cùng, các tác giả đã phác thảo mô hình CNH, HĐH theo định
hướng XHCN ở Việt Nam trong môi trường hội nhập và dựa vào hôi nhập.
1.1.2. Về tác động của quá trình CNH, HĐH đến môi trường sinh thái và bảo vệ
môi trường sinh thái trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam
1. Cuốn sách “ Mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ

nghĩa – con đường và bước đi” do Đỗ Hoài Nam chủ biên, NXB Khoa học và Xã hội,
Hà Nội, 2010.
Các tác giả có đề cập đến tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đến môi trường tự nhiên ở những nội dung sau:
 Các vấn đề liên quan đến môi trường sinh thái trong quá trình CNH, HĐH:
Suy
thoái tài nguyên đất; nguy cơ mất dần sự đa dạng các hệ sinh thái; ô nhiễm nước
thải đô thị và khu công nghiệp; ô nhiễm chất thải rắn sinh hoạt; ô nhiễm do phát
triển công nghiệp với công nghệ lạc hậu; biến đổi khí hậu có xu hướng gia tăng.
 Nguyên nhân của những hạn chế và bất cập về bảo vệ môi trường tự
nhiên
trong quá trình CNH, HĐH đó là:
+ Vấn đề môi trường và đánh giá tác động môi trường chưa được quan tâm
thỏa đáng trong quy hoach tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội
+ Tư tưởng đơn thuần coi trọng tăng trưởng, coi nhẹ môi trường
+ Đầu tư bảo vệ môi trường rất thấp


+ Những hạn chế trong thực thi nhiệm vụ bảo vệ môi trường
+ Trách nhiệm quản lý của các nghành, các cấp đối với môi trường không rõ
ràng, chồng chéo


+ Công tác giáo dục bảo vệ môi trường và các hoạt động xã hội hóa bảo vệ
môi trường còn mang nặng tính hình thức, ý thức bảo vệ môi trường của người dân
không cao
 Đề xuất kiến nghị
+ Hệ mục tiêu tối cao của CNH, HĐH ở Việt Nam gồm: Một là, mục tiêu phát
triển bền vững ( hài hòa ba trụ cột kinh tế - xã hội – môi trường) và hai là phát triển

con người.
+ Trong giai đoạn tới Việt Nam cần phải coi nhiệm vụ bảo vệ môi trường,
khai thác, sử dụng tài nguyên là một chiến lược lớn, thậm chí là một chiến lược đặt
lên hàng đầu trong chiến lược tổng thể phát triển đất nước
2. Cuốn sách “ Vấn đề môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
của Vũ Huy Chương (chủ biên), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2007.
Trong công trình này, các tác giả đã nghiên cứu một số các vấn đề sau:
Thứ nhất, những vấn đề chung về bảo vệ môi trường trong quá trình CNH,
HĐH, phát triển kinh tế xã hội bền vững với những nội dung sau:
 Bảo vệ môi trường trong mối quan hệ giữa tăng trưởng nhanh và phát
triển bền vững
 Bảo vệ môi trường là vấn đề toàn cầu, kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ
môi trường trong quá trình phát triển bền vững
 Quan điểm và chính sách của Việt Nam về bảo vệ môi trường trong
thực hiện CNH, HĐH
Thứ hai, đánh giá hiện trạng công tác bảo vệ môi trường trong quá trình thực
hiện CNH, HĐH của Việt Nam.
Ở đây, các tác giả đã phân tích, đánh giá tác động tiêu cực của CNH, HĐH
đến môi trường tự nhiên thông qua xem xét hiện trạng môi trường tại các khu đô
thị, khu công nghiệp, các vùng kinh tế trọng điểm, các khu mỏ khai thác khoáng
sản, khu vực nông thôn.
Thứ ba, đề xuất những chính sách và giải pháp cần thiết về bảo vệ môi trường
trong quá trình CNH, HĐH đất nước theo yêu cầu phát triển bền vững. Các giải
pháp được đưa ra ở đây là:


 Nâng cao nhận thức và hành động về bảo vệ môi trường trong mọi
người,
mọi nghành, mọi cấp
 Áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường

 Tăng cường đầu tư cho bảo vệ môi trường
 Đẩy mạnh xã hội hóa trong bảo vệ môi trường
 Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về bảo vệ môi trường
 Tăng cường quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
3. Cuốn “ Chính sách công nghiệp theo định hướng phát triển bền vững ở Việt
Nam” của các tác giả Phan Đăng Tuất và Lê Minh Đức, NXB Lao động – Xã hội,
Hà Nội, 2005.
Trong công trình này các tác giả đã nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến
phát triển bền vững công nghiệp, chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam trong
thời kì 1986 – 2005. Phân tích các chính sách phát triển công nghiệp dưới góc độ
phát triển bền vững. Trong phân tích chính sách công nghiệp từ góc độ bền vững
môi trường các tác giả đã đề cập tới các nhân tố không bền vững trong chính sách
Các tác giả cho rằng trong chính sách công nghiệp, bảo vệ môi trường mới chỉ
mang tính kết hợp bên cạnh các mục tiêu ưu tiên về kinh tế. Những khiếm khuyết
trong chính sách công nghiệp đang tạo ra nguy cơ đe dọa tính bền vững của phát
triển công nghiệp nói riêng, phát triển bền vững của Việt Nam nói chung. Các nguy
cơ lớn nhất hiện nay là:
 Thái độ thiếu trách nhiệm của doanh nghiệp
 Hệ quả môi trường không mong muốn gia tăng
 Cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường
Trong đó, nguy cơ lớn nhất là thái độ thờ ơ của doanh nghiệp đối với việc bảo
vệ môi trường trong khi chính các doanh nghiệp là cấu thành quan trọng nhất,
động lực chính trong mọi tiến trình bảo vệ môi trường


×