Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

BIEN PHAP THI CONG HE THONG IBS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.94 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
I.

TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG CHO CÔNG TÁC THI CÔNG ............................................................................................ 2

II.

ĐIỀU KIỆN BẮT ĐẦU THI CÔNG TẠI CÔNG TRÌNH ............................................................................................... 2

III.

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TẠI CÔNG TRÌNH............................................................................................................. 2

IV.

TỔ CHỨC THI CÔNG ........................................................................................................................................ 3
A.

TRƯỚC KHI THI CÔNG ........................................................................................................................................3
1.

ĐỆ TRÌNH VẬT TƯ MẪU .................................................................................................................................3

2.

NHẬP VẬT TƯ VÀO CÔNG TRÌNH ................................................................................................................... 3

3.

CHUẨN BỊ NHÂN LỰC, LÀM THỦ TỤC THI CÔNG ............................................................................................3


4.

NGHIỆM THU VLĐV TRƯỚC KHI THI CÔNG ....................................................................................................3

B.

V.

QUÁ TRÌNH THI CÔNG ........................................................................................................................................3
1.

THI CÔNG TẠI HÀNH LANG VÀ TRONG PHÒNG Ở CÁC TẦNG .........................................................................3

2.

THI CÔNG TRUYỀN DẪN QUANG ................................................................................................................. 13

3.

THI CÔNG TẠI CÁC TRỤC KỸ THUẬT: ............................................................................................................13

4.

THI CÔNG TẠI THANG MÁY .........................................................................................................................15

5.

THI CÔNG TẠI PHÒNG MÁY .........................................................................................................................16

6.


LẮP ĐẶT ANTEN OUTDOOR: ........................................................................................................................17

TESTING AND COMMISSIONING (T&C) ........................................................................................................... 17
A.

CẤU HÌNH THIẾT BỊ:..........................................................................................................................................17

B.

ĐO KIỂM HỆ THỐNG.........................................................................................................................................18
1.

ĐO CHẤT LƯỢNG TIẾP XÚC, TRUYỀN DẪN HỆ THỐNG ................................................................................. 18

2.

ĐO MỨC CÔNG SUẤT TÍN HIỆU SÓNG 2G, 3G..............................................................................................18

C.

NGHIỆM THU CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG............................................................................................................19

D.

BÀN GIAO HỆ THỐNG .......................................................................................................................................19

VI.

CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG ............................................................................................................. 20


VII.

CÁC BIỆN PHÁP VỆ SINH CÔNG TRƯỜNG.................................................................................................... 21

VIII.

CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢM CHẤT LƯỢNG ................................................................................................... 21

1


I.

TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG CHO CÔNG TÁC THI CÔNG


Nghị định 102-2003-ND-CP



Qui chuẩn QCXDVN 09-2005



TCXD 27:1991 Đặt thiết bị trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế.



TCVN 4055-2012: Tổ chức thi công




TCVN 4086 : 1985: An toàn điện trong xây dựng – Yêu cầu chung



TCVN 5279:1990: An toàn cháy nổ - yêu cầu chung



TCVN 5308: 1991: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng

II. ĐIỀU KIỆN BẮT ĐẦU THI CÔNG TẠI CÔNG TRÌNH


Hợp đồng giữa hai bên được ký kết.



Bản vẽ thiết kế được Chủ đầu tư (CĐT) phát hành.



Bản vẽ thi công được Chủ đầu tư (CĐT) phê duyệt.



Mặt bằng thi công được CĐT bàn giao.




Trình CĐT phê duyệt vật tư, thiết bị mẫu.



Vị trí bố trí phòng máy được xác định.

III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TẠI CÔNG TRÌNH


Tiến hành khảo sát mặt bằng thi công.



Xây dựng kho bãi, văn phòng làm việc tại công trường, liên hệ tìm nguồn điện thi công: Đề nghị CĐT
hỗ trợ cấp cho nhà thầu 01 vị trí để làm kho.



Học an toàn lao động, đăng ký thẻ ra- vào cho nhân viên và công nhân.



Phối hợp bản vẽ với các hệ liên quan (nếu có).



Lập bản vẽ thi công trình CĐT.




Yêu cầu CĐT phát hành bản vẽ thi công được duyệt.



Yêu cầu CĐT cung cấp các form mẫu, thủ tục, chứng từ cho hạng mục thi công được sử dụng tại dự
án.

2


IV. TỔ CHỨC THI CÔNG
A. TRƯỚC KHI THI CÔNG
1. ĐỆ TRÌNH VẬT TƯ MẪU


Đệ trình các vật tư mẫu hoặc catalogue các loại dây, cáp, vật tư, thiết bị theo hợp
đồng để CĐT phê duyệt.

2. NHẬP VẬT TƯ VÀO CÔNG TRÌNH


Trước khi chuyển vật liệu ra công trường, tiến hành kiểm tra quy cách, số lượng và chất
lượng của các vật tư, thiết bị cần lắp đặt và thi công như: cáp feeder 7/8, cáp 1/2, cáp
truyền dẫn quang, cáp nguồn AC, Antenal, bộ chia tín hiệu RF (slipter, coupler, hybric,
combiner…), thiết bị khuếch đại: MU (Main Unit), RU (Remote Unit), Amplifier,
Repeater và các thiêt bị hỗ trợ thi công,…




Trong khi vận chuyển vật tư, thiết bị lưu ý:
 Không được làm hư hỏng, mất mát vật tư, thiết bị;
 Các vật liệu nhỏ, dễ rơi như: Connector, adaptor… phải để trong hòm hoặc túi kín.
Các vật liệu để chung 1 hòm , túi phải có cùng hình dáng hoặc kích thước. Bên
ngoài hòm, túi phải ghi rõ nhãn hiệu, ký hiệu, quy cách và số lượng vật liệu để dễ
dàng khi sử dụng.
 Khi vận chuyển vật vật tư, thiết bị chú ý cố định chằng buộc chặt, tránh làm hỏng,
vỡ.
 Khi đến công trường, tiến hành kiểm tra lại vật liệu trước khi tập kết và bàn giao
để bảo quản theo quy định.

3. CHUẨN BỊ NHÂN LỰC, LÀM THỦ TỤC THI CÔNG
Chuẩn bị đầy đủ trang phục bảo hộ lao động. Làm thẻ ra vào công trình cho công nhân
4. NGHIỆM THU VLĐV TRƯỚC KHI THI CÔNG
Tiến hành làm nghiệm thu VLĐV trước khi bắt đầu thi công. Đảm bảo các vật liệu sử
dụng cho qua trình thi công chính xác theo BOQ hơp đồng.
B. QUÁ TRÌNH THI CÔNG
1. THI CÔNG TẠI HÀNH LANG VÀ TRONG PHÒNG Ở CÁC TẦNG
a. KÉO CÁP FEEDER 7/8 VÀ FEEDER 1/2


CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁP FEEDER 7/8 VÀ FEEDER 1/2

3


 Cáp feeder 7/8: Đường kính cáp là 7/8 inch. Feeder 7/8 là ống đồng rỗng ở giữa,
dùng để truyền dẫn sóng điện từ RF ở tầng số cao. Feeder 7/8 truyền dẫn tín hiệu
RF tầng số cao có mức suy hao nhỏ nên được dùng để truyền dẫn tín cho đường

truyền nhánh chính hay dài.

 Cáp feeder ½: Đường kính cáp là ½ inch. Đây là loại cáp đồng trục có 1 sợi đặc ở
giữ được mạ đồng, dùng để truyền dẫn sóng điện từ RF tầng số cao. Cáp ½ có mức
suy hao lớn hơn feeder 7/8 nên được sự dụng để truyền dẫn tín hiệu cho đoạn
ngắn, nhánh nhỏ hay nhánh ra anten.

4




CÁC PHƯƠNG THỨC THI CÔNG CÁP FEEDER 7/8 VÀ FEEDER ½: Tùy thực tế thi công có
thể đi cáp theo các cách sau:
 Đi cáp trong máng, thang cáp điện nhẹ.

 Đi cáp và cố định theo ti có sẵn bằng dây rút nhựa (không làm ảnh hưởng đến hệ
khác)

5


 Đi cáp theo sát trần betông có bọ và cùm giữ (Nếu không có máng và thang cáp)



Xác định vị trí, cách đi cáp và độ dài cáp cần thi công




Cắt cáp theo độ dài cáp cần thi công



Thi công kéo cáp đến các vị trí anten, bộ chia, coupler, trục kỹ thuật… theo bản vẽ thi
công đã được duyệt

6


b. GIA CÔNG ĐẦU CONNECTOR


Gia công đầu connector cho cáp feeder ½: Xác định vị trí đầu cáp feeder 1/2 đã thi
công. Tiến hành gia công đầu connector như mô tả sau:

Connector ½
 Dùng dao tách lớp vỏ cáp feeder

 Gắn phần B của connector vào thân cáp và khóa chặt lại.

 Gắn phần A của conector, phải đảm bảo khoảng cách giữa hai phần connector
không quá 0.5 mm.

7




Gia công đầu connector cho cáp feeder 7/8: Xác định ví trí đầu cáp feeder 7/8 đã thi

công. Tiến hành gia công đầu connector 7/8 như sau:
 Tách phần vỏ cáp feeder 7/8

 Tách connector 7/8 thành hai phần

8


1 gọi là A, 2 và 3 gọi là B

Tách connector thành hai phần như hình.
Chú ý không làm biến dạng bề mặt bên trong

 Gắn phần B vào cáp, sau đó đặt vòng tròn lò xo vào phần dẫn sóng. Đừng siết quá
chặt phần B (2 và 3)

Gắn phần B vào cáp, sau đó đặt vòng tròn lò xo vào phần dẫn sóng. Đừng siết quá chặt
phần B (2 và 3)

 Dùng tool xoay để làm xòe phần ngoài cùng connector, mục đích để gắn chặt
connector vào đầu cáp. Chú ý là không di chuyển roăn cao su

Dùng tool xoay để làm xòe phần ngoài cùng connector, mục đích để gắn chặt
connector vào đầu cáp. Chú ý là không di chuyển roăn cao su
 Gắn phần A của connector vào phần B, siết chặt

9


c. ĐẤU NỐI THIẾT BỊ



Các thiết bị thường sử dụng là bộ chia, coupler, combiner, thiết bị suy hao.
 Bộ chia: là thiết bị dùng để chia đều công suất. Thường sử dụng các bộ chia 2, 3,
4.

10


 Coupler: là thiết bị chia công suất không đều. Coupler thường được sử dụng tại các
trục kỹ thuật.

 Adapter:

11




Chuẩn bị dụng cụ: kềm, dây rút



Thực hiện đấu nối:
 Làm vệ sinh đầu connector đã gia công cho cáp feeder.
 Dùng kềm siết chặt các đầu connector vào các bộ chia/ coupler .
 Dùng dây rút cố định các bộ chia.

d. LẮP ĐẶT ANTEN:



Anten Omni: là loại anten có hướng phủ sóng hình cầu. Công suất anten omin thường
sử dụng là 3dbi hoặc 5dbi.



Anten có hướng: là loại anten phủ sóng theo một hướng. Công suất anten này cao hơn
anten omini, tầm phủ sóng xa hơn. Loại anten này thường được sử dụng tại thang máy,
tầng hầm.

12




Chuẩn bị dụng cụ: kềm, dao.



Lắp đặt anten:
 Xác định ví trí anten theo bản vẽ
 Khuyến cáo nên đặt anten dưới trần giả hay trần thạch cao để đảm bảo công suất
tín hiệu và bảo dưỡng hệ thống về sau.

2. THI CÔNG TRUYỀN DẪN QUANG
a. KÉO CÁP QUANG ĐẾN CÁC TRỤC KỸ THUẠT:
Thường sử dụng cáp quang 4FO để kéo từ vị trí phòng máy đến các trục kỹ thuật của cùng
một block. Cáp quang được kéo theo máng điện nhẹ, để chờ sẵn tại các trục kỹ thuật của
các tầng có sử dụng RU (Remote Unit).
b. KÉO CÁP QUANG HẠ TẦNG:

Thường sử dụng cáp quang nhiều core (24/ 48 FO) để kéo từ phóng máy đến các block
khác, để chờ tại vị trí trục kỹ thuạt để tiến hành đấu nối sau này.
3. THI CÔNG TẠI CÁC TRỤC KỸ THUẬT:
a. LẮP ĐẶT CÁC BỘ CHIA, COUPLER:

13


Biện pháp tổ chức thi công hệ tăng cường phủ sóng di động – Công ty Cổ phần Viễn thông Đầu tư và Thương mại
Quốc tế (ITECOM., JSC)



Lắp đặt tương tự như ở trên các tầng. Chú ý nên bố trí các coupler tại vị trí vừa tầm để
thuận tiện cho việc bão dưỡng về sau



Sau khi lắp đặt đầy đủ các thiết bị xong, sắp xếp cáp gọn gàng trên thang cáp. Dùng
dây rút nhựa buộc chặt từng sợi cáp feeder vào thang cáp

b. LẮP ĐẶT RU/ BỘ KHUẾCH ĐẠI


Xác định vị trí lắp đặt RU trong trục kỹ thuật.



Khoan lắp giá đỡ cố định và lắp cố định RU (cố định RU trên tường)




Cung cấp và đấu nối nguồn cho RU.



Đấu tín hiệu quang từ ODF quang vào ngõ vào của RU bằng dây nhảy quang.

14




Đấu ngõ ra của RU và hệ thống cáp feeder trại trục kỹ thuật.

c. LẮP ĐẶT ODF QUANG, HÀN QUANG


Xác định vị trí lắp đặt ODF quang (ưu tiên gần với RU)



Xác định vị trí đầu sợi cáp quang đã kéo.



Tiến hành vệ sinh, phân tách các sợi quang




Hàn đấu nối các sợi quang vào ODF



Cố định ODF quang, sắp xếp cáp quang gọn gàn trên thang cáp. Dùng dây rút rút chặt
cáp quang vào thang cáp.

4. THI CÔNG TẠI THANG MÁY
a. KÉO CÁP FEEDER:


Xác định vị trí các hố thang, vị trí sẽ lắp đặt anten theo bản vẽ.



Kéo cáp feeder đến các hố thang theo vị trí đã xác định trước. Dùng bọ, cùm để cố định
cáp feeder sát vách của thang máy.



Gia công các đầu connector.

b. LẮP ĐẶT ANTEN


Lắp đặt cố định giá đỡ anten



Lắp đặt anten và đấu nối vào sợi cáp feeder.




Anten phải đặt và cố định trong hố thang máy sao cho không ảnh hưởng đến việc vận
hành thang máy và đảm bảo an toàn theo vị trí thiết kế, để đảm bảo tín hiệu liên lạc
trong khi di chuyển trong thang máy.

15


5. THI CÔNG TẠI PHÒNG MÁY
a. CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA PHÒNG MÁY


Diện tích >= 16 m2 , có vạch ngăn kính giữ nhiệt độ, có cửa, khô ráo, sạch sẻ



Nền trong phòng máy cao hơn nền bên ngoài 10cm.



Đảm bảo tiêu chuẩn PCCC.



Nguồn điện cấp cho phòng máy: nguồn điện ưu tiên có Iđm >= 85 A, sử dụng dây cáp
nguồn chính 3 pha có tiết diện >=22 mm2 (khuyến nghị sử dụng dây nguồn 3 pha
3x22mm2 + 1x22mm2 để dự phòng nâng cấp hệ thống về sau).




Bảng tiếp địa phòng máy đấu tiếp địa viến thông tòa nhà.



Yêu cầu chung theo tiêu chuẩn của nhà mạng.

b. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG NGUỒN ĐIỆN AC


Lắp đặt 1 đồng hồ đo điện kế, 1 CB tổng >= 100 A



Lắp đặt các CB và đồng hồ đo điện kế và đấu nối phân chia nguồn điện cho các nhà
mạng và các thiết bị trong phòng máy.

c. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG, ĐIỀU HÒA, Ổ CẮM, ĐÈN DỰ PHÒNG, BỘ CẢNH BÁO


Lắp đặt đèn chiếu sáng, đèn dự phòng, đèn khẩn cấp, bộ cảnh báo nhà trạm, công tắc,
ổ cắm 2/3 chấu, tiêu lệnh nhà trạm, tiêu lệnh PCCC, bình chữa cháy.



Lắp đặt 2 máy lạnh chạy luân phiên để đảm bảo nhiệt độ phòng máy theo tiêu chuẩn
nhà mạng, đảm bảo thiết bị hoạt động tốt (Nếu trong tòa nhà có hệ thống điều hòa
nhiệt độ cho Phòng máy thì không cần lắp).




Bộ cảnh báo nhà trạm dùng điều khiển và xuất cảnh báo các hệ thống: điều hòa nhiệt
độ, báo khói, báo cháy, cảm biến nhiệt độ…. Xuất cảnh báo và tự điều khiển các hệ
thống tại phòng máy.

d. LẮP ĐẶT THANG CÁP, MÁNG CÁP


Thang cáp được lắp đặt xung quang phòng máy để giữ cáp và đấu tiếp địa cho thang
cáp đảm bảo an toàn điện. Dùng ty để treo thang cáp hoặc giá đỡ đảm bảo bền, an
toàn và thẩm mỹ.



Lắp các đường cáp xuống cho thang xung quanh phòng

16




Cao độ thang cáp: >= 2m



Lắp đặt các nệp nhựa để đi cáp nguồn, cáp tín hiệu các thiết bị cảnh báo… đảm thẩm
mỹ và an toàn.

e. LẮP ĐẶT THIẾT BỊ, ĐẤU NỐI



Lắp đặt và đấu nối bộ Combiner kết hợp tín hiệu nhà mạng, bộ khuếch và truyền dẫn
tín hiệu quang MU ( nếu có).



Phân bố vị trí lắp đặt thiết bị của các nhà mạng.



Sắp xếp cáp gọn gàng trên thang cáp, dùng dây rút buộc chặt cáp vào thang cáp.



Sắp xếp các dây nguồn gọn vào thang hay máng cáp đảm bảo an toàn.

6. LẮP ĐẶT ANTEN OUTDOOR:
a. LẮP ĐẶT CỘT ANTEN:


Xác định vị trí lắp đặt anten outdoor theo thiết kế tối ưu.



Dựng cột và cố định cột đảm chất lượng.

b. KÉO CÁP TỪ PHÒNG MÁY ĐẾN VỊ TRÍ LẮP ĐẶT



Thi công đường ống, máng, thang hay giá cố định cáp từ phòng máy tới vị trí lắp đặt
cột anten.



Cáp kéo: Feeder 7/8, cáp nguồn, cáp tiếp địa, cáp chống sét, cáp quang…

c. LẮP ĐẶT ANTEN, ĐẤU NỐI


Lắp đặt giá đỡ anten để cố định anten với cột.



Lắp đặt cố định anten vào giá đỡ đã cố định vào cột.



Điều chỉnh hướng phát của anten để đảm chất lượng vùng phủ sóng.

V. TESTING AND COMMISSIONING (T&C)
A. CẤU HÌNH THIẾT BỊ:


Dùng cho hệ thống active có sử dụng MU, RU hay hệ thống có sự dụng Repeater, Amplifiler

17





Tùy vào hệ thống có sự dụng các thiết bị trên, việc cấu hình sẽ sự dùng các phần mềm hỗ trợ của
các hãng sản xuất của các thiết bị được sự dụng. Một số hãng cũng cấp và hỗ trợ phần mềm :
Grentech.

B. ĐO KIỂM HỆ THỐNG
1. ĐO CHẤT LƯỢNG TIẾP XÚC, TRUYỀN DẪN HỆ THỐNG
a. CÁC CHỈ TIÊU ĐO KIỂM:


Giá trị chỉ số đo kiểm thông số VSWR khi đo các nhánh anten:
VSWR >= 1.5

b. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ ĐO:


Máy Side Master:



Jumper, adaptor kết nối với hệ thống.

2. ĐO MỨC CÔNG SUẤT TÍN HIỆU SÓNG 2G, 3G


Cách tính suy hao đường truyền trong không gian tự do:

18





Việc thiết kế và thi công hệ thống phải tính toán để đảm bảo công suất tín hiệu từ thiết
bị nguồn anten phát truyền tín hiệu qua không gian tự do đến thiết bị đầu cuối thu
phát tín hiệu di động. Suy hao không gian tùy thuộc vào hiện trường và môi trường
truyền dẫn trong không gian tự do bởi các vật liệu, chất liệu(không gian, tường gạch,
kính, betong, sắt,…) thì tín hiệu sẽ bị suy hao khác nhau. Nên việc đo kiểm chất lượng
tín sẽ tùy thuộc vào vật liệu hay chất liệu trong mặt bằng đo.



Thông số tiểu chuẩn đo tín hiệu GSM (2G):
Rx_Lev >= -85 dBm (Rx_Lev thông số đo mức thu 2G trong phần mềm đo TEMS).



Thông số tiểu chuẩn đo tín hiệu WCDMA (3G):
RSCP >= -95 dBm (RSCP thông số đo mức thu 3G trong phần mềm đo TEMS).



Thiết bị đo, phần mềm đo:
 Thiết bị: máy tính có cài phần mềm đo, máy thu phát tín hiệu di động( điện thoại)
có cài phần mềm đo.
 Phần mềm đo: TEMS investigation, TEMS Pocket,….

C. NGHIỆM THU CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG


Nghiệm thu chất lượng thi công, lắp đặt




Nghiệm thu chất lượng hệ thống

D. BÀN GIAO HỆ THỐNG


Sau khi hoàn thành hệ thống, tiến hành bàn giao và hướng dẫn vận hành cho chủ đầu
tư.

19


VI. CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG


Cán bộ, công nhân viên làm việc trên công trường phải chấp hành nội quy, quy trình làm việc, nội
quy kỷ luật lao động, các quy trình trong bản nội quy này.



Phải thực hiện tốt công tác nghiệp vụ chuyên môn, biện pháp kỹ thuật thi công, biện pháp an toàn
đã đề ra, bảo đảm chất lượng công trình, tiến độ thi công và an toàn lao động trên công trường.



Công nhân không được đi lại ngoài phạm vi của đơn vị mình. Ra vào cổng trong giờ làm việc phải
được phép của cán bộ phụ trách. Cấm vào khu vực có biển báo nguy hiểm.




Phải sử dụng và bảo quản tốt các dụng cụ làm việc, các trang bị phòng hộ lao động đã được cấp
phát.



Cấm uống rượu bia và các chất kích thích trước và trong giờ làm việc và khi vào phạm vi công
trường, Không được đánh nhau trên công trường; Không được ăn cắp, ăn trộm; Không cho phép
uống rượu, bia và sử dụng chất ma túy; Không hút thuốc trong công trường; Không đi vệ sinh tại
các khu vực trên công trường ngoại trừ các nhà vệ sinh; Không được sử dụng súng và các vũ khí
nguy hiểm; Không ai được cố ý gây nguy hiểm đối với tính mạng của mình và người khác; Không
được ai cố ý cho phép công nhân làm việc trong điều kiện không An toàn; Các thiết bị phải được
vận hành bởi các công nhân giỏi, thành thạo và đã được cho phép; Giấy phép môi trường của các
khách hàng là không được cố ý vi phạm; Các quy tắt toàn chính liên quan khác sẽ được truyền đạt
đến mỗi người.



Cấm đùa giỡn trong giờ làm việc hoặc nghỉ ngơi ở các nơi không an toàn. Cấm tranh chấp gây mất
an ninh trật tự trên công trường cũng như với dân cư sở tại.



Cấm hút thuốc hay sử dụng ngọn lửa ở những nơi dễ cháy nổ, kho vật tư, kho nhiên liệu.



Cấm làm việc riêng trong giờ làm việc cũng như đưa các phương tiện, máy móc ra khỏi phạm vi
công trường với mục đích cá nhân.




Khi có mưa to gió lớn, không được trú mưa ở những nơi đang xây dựng dở dang hoặc có kết cấu
kém ổn định mà phải vào những nơi an toàn.



Công nhân bảo vệ trực công trường không được tổ chức uống rượu, bài bạc hoặc bỏ đi nơi khác
trong ca trực, phải thường xuyên tuần tra canh gác, bảo vệ tài sản của công trường.

20




Không được ở lại đêm trên công trường khi không được sự cho phép của cán bộ có thẩm quyền,
khi ở lại phải đăng ký với ban chỉ huy công trường.



Cấm đưa người lạ hoặc thân nhân vào phạm vi công trường mà không được phép của ban chỉ huy
công trường.



Các đơn vị ngoài vào công trường thi công phải chấp hành đầy đủ các nội quy, quy trình làm việc
của công trường đề ra và các điều khoản quy định trong hợp đồng giữa hai bên.




Khách liên hệ tham quan, công tác phải được sự đồng ý của ban chỉ huy công trường, tuân theo sự
hướng dẫn, nội quy công trường và an toàn lao động.



Tất cả các diễn biến trong công trường ngoài khả năng kiểm soát phải lập tức báo cáo cho Ban kiểm
tra an toàn để phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết.

VII. CÁC BIỆN PHÁP VỆ SINH CÔNG TRƯỜNG


Hàng ngày, rác, vật dụng được thu gom về vị trí được chỉ định tại mỗi khu vực thi công. Rác được
chứa trong thùng hay vị trí được chỉ định hoặc cho phép.



Trước khi bàn giao mặt bằng thi công Quản lý công trình cần yêu cầu bằng văn bản rằng mặt bằng
đó đang ở trong tình trạng sạch sẽ. Khi giao bất kỳ khu vực mặt bằng nào đó cho công ty thì chi tiết
về tình trạng vệ sinh hoặc cảnh quan cần phải được ghi rõ trong báo cáo hàng ngày.



Trong trường hợp tình trạng vệ sinh công trường không gọn gàng sạch sẽ mà nguyên nhân gây ra
do một bên thứ ba dẫn đến việc trì hoãn tiến độ ảnh hưởng quá trình thi công thì tình trạng này
cũng cần phải ghi rõ trong báo cáo hàng ngày.

VIII. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢM CHẤT LƯỢNG



Phổ biến đến toàn bộ các cán bộ kỹ thuật và công nhân về tính chất và yêu cầu của công trình để
tạo ra nhận thức đúng đắn về yêu cầu đối với chất lượng.



Quản lý tốt việc cung ứng, giao nhận vật tư, thiết bị đúng chất lượng, chủng loại với việc nghiệm
thu chất lượng nghiêm ngặt.



Bảo quản tốt các vật tư thiết bị đưa đến công trình, đảm bảo tình trạng hoàn hảo của các thiết bị
vật tư.



Sử dụng đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao, có kinh nghiệm.

21




Sử dụng các vật tư có chất lượng tốt, mới, đúng yêu cầu kỹ thuật.



Các thiết bị thi công có chất lượng tốt, đảm bảo chính xác.




Có cán bộ chuyên trách thường xuyên kiểm tra chất lượng vật tư thiết bị, chất lượng gia công chế
tạo, chất lượng lắp đặt.



Các công việc dỡ dang phải có biện pháp che chắn, bảo vệ tránh bị hư hỏng làm ảnh hưởng đến
chất lượng công trình.



Việc vận hành, hiệu chỉnh các thiết bị cần phải được tiến hành sau khi tất cả các công việc đã hoàn
tất, không còn công việc gì cò thể gây tác động, ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ thống sau này.
Khi chưa vận hành chính thức phải có biện pháp bao che bảo quản tốt.



Các công việc có yêu cầu cao về mặt kỹ thuật phải được thực hiện dưới sự giám sát của cán bộ kỹ
thuật với công nhân có tay nghề cao. Đối với các công việc đặc biệt phải có sự giám sát của các
chuyên gia của nhà chế tạo/cung cấp thiết bị.

Tài liệu có sử dụng 1 số nguồn để tham khảo.

22



×