Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.94 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ ĐÌNH CHINH

QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Thừa Thiên Huế, năm 2018
i


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ ĐÌNH CHINH

QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Demo Version - Mã
Select.Pdf
SDK


số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHAN MINH TIẾN

Thừa Thiên Huế, năm 2018
i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các
đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất cứ
một công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Đình Chinh

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


Lời Cảm Ơn
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận văn, bản
thân đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên từ quý Thầy Cô

giáo, từ đồng nghiệp và gia đình.
Với tình cảm chân thành và lòng quý trọng, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Huế, Khoa
Tâm lý - Giáo dục, Phòng Đào tạo Sau đại học và quý Thầy Cô giáo
bộ môn. Đặc biệt, xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Phan Minh Tiến,
người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ bản thân tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên
Huế, quý thầy cô giáo, cùng các em học sinh ba trường THPT huyện A
Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc Demo
dù đã rất
cố gắng
trong quá trình
Version
- Select.Pdf
SDK học tập, nghiên cứu nhưng
chắc chắn luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong
nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của Thầy, Cô trong Hội đồng khoa học
và đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 12 năm 2018
Tác giả

Lê Đình Chinh

iii



MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ........................................................................................................... i
Lời cam đoan ............................................................................................................ ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................... iii
Mục lục .......................................................................................................................1
Danh mục chữ cái viết tắt .........................................................................................4
Danh mục các bảng, sơ đồ ........................................................................................6
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................7
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................10
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ..................................................................10
4. Giả thuyết khoa học ..........................................................................................11
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................11
6. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................11
7. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................11

Demo Version - Select.Pdf SDK

8. Cấu trúc luận văn ..............................................................................................12
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..............13
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề..............................................................13
1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................15
1.2.1. Quản lý ...................................................................................................15
1.2.2. Quản lý giáo dục .....................................................................................17
1.2.3. Quản lý nhà trường .................................................................................18
1.2.4. Pháp luật và giáo dục pháp luật ..............................................................20
1.2.5. Quản lý công tác giáo dục pháp luật ......................................................22
1.3. Giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường THPT ..........................................22

1.3.1. Mục tiêu giáo dục pháp luật ...................................................................22
1.3.2. Chủ thể giáo dục pháp luật .....................................................................23
1.3.3. Đối tượng giáo dục pháp luật .................................................................23
1.3.4. Nội dung giáo dục pháp luật ...................................................................24
1


1.3.5. Hình thức giáo dục pháp luật..................................................................25
1.3.6. Phương pháp giáo dục pháp luật ............................................................25
1.4. Quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trường trung học phổ thông...26
1.4.1. Mục tiêu quản lý GDPL cho học sinh trường THPT .............................26
1.4.2. Chức năng quản lý GDPL cho học sinh trường THPT ..........................26
1.4.3. Nội dung quản lý GDPL cho học sinh trường THPT .............................27
1.4.4. Phương pháp quản lý GDPL cho học sinh trường THPT ......................33
1.4.5. Kết quả quản lý GDPL cho học sinh trường THPT ...............................33
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh
ở trường THPT ......................................................................................................34
1.5.1. Yếu tố khách quan ..................................................................................34
1.5.2. Yếu tố chủ quan .....................................................................................39
Tiểu kết chương 1......................................................................................................40
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN
A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ....................................................................41
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục huyện A Lưới,

Demo Version - Select.Pdf SDK

tỉnh Thừa Thiên Huế .............................................................................................41
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, dân cư ......................................................41
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội .......................................................42

2.1.3. Khái quát về giáo dục huyện A Lưới .....................................................43
2.2. Khái quát về quá trình khảo sát .....................................................................45
2.2.1. Mục tiêu khảo sát....................................................................................45
2.2.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát ................................................................45
2.2.3. Nội dung khảo sát ...................................................................................46
2.2.4. Phương pháp khảo sát.............................................................................46
2.2.5. Thời gian khảo sát ..................................................................................46
2.3. Thực trạng công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế ....................................................................46
2.3.1. Thực trạng về nhận thức của CBQL, GV và học sinh............................46
2.3.2. Thực trạng về nội dung GDPL ...............................................................48
2.3.3. Thực trạng về hình thức, phương pháp GDPL .......................................49
2


2.3.4. Thực trạng về đội ngũ làm công tác GDPL cho học sinh ......................51
2.3.5. Sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia GDPL cho học sinh ..............52
2.3.6. Chất lượng công tác GDPL cho học sinh ...............................................54
2.4. Thực trạng quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường
THPT huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế .........................................................55
2.4.1. Thực trạng về tổ chức bộ máy quản lý ...................................................55
2.4.2. Thực trạng về việc xây dựng kế hoạch GDPL cho học sinh ..................58
2.4.3. Thực trạng quản lý nội dung, phương pháp, hình thức GDPL cho học
sinh....................................................................................................................61
2.4.4. Thực trạng quản lý công tác giám sát, chỉ đạo thực hiện GDPL cho
học sinh ............................................................................................................64
2.4.5. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá công tác GDPL cho học sinh ....66
2.4.6. Thực trạng tổ chức các điều kiện hỗ trợ công tác GDPL cho học sinh ..67
2.5. Đánh giá chung về thực trạng ........................................................................68
2.5.1. Ưu điểm ..................................................................................................68

2.5.2. Hạn chế ...................................................................................................69
2.5.3. Nguyên nhân thực trạng .........................................................................69

Demo Version - Select.Pdf SDK

Tiểu kết chương 2......................................................................................................71
Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ....................................................72
3.1. Những định hướng trong việc đề xuất biện pháp ..........................................72
3.1.1. Trường THPT trước tình hình đổi mới giáo dục ....................................72
3.1.2. Quan điểm, chủ trương, chương trình hành động của các trường THPT
trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế về GDPL cho học sinh ......73
3.2. Nguyên tắc xác lập biện pháp ........................................................................74
3.2.1. Biện pháp quản lý hoạt động GDPL cho học sinh phải góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục ....................................................................................74
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .........................................................74
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất, toàn vẹn, hệ thống của quá trình
giáo dục ............................................................................................................74

3


3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo phát huy vai trò chủ động, tích cực của các lực
lượng tham gia công tác giáo dục pháp luật cho học sinh................................75
3.3. Các biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh của Hiệu
trưởng ở các trường THPT huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế ........................75
3.3.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV về ý nghĩa và tầm quan
trọng của công tác GDPL cho học sinh trường THPT .....................................75
3.3.2. Kế hoạch hóa công tác GDPL cho học sinh ...........................................77

3.3.3. Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường để GDPL cho học sinh ..........................................................................80
3.3.4. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến,
GDPL và kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý công tác GDPL cho học sinh .....83
3.3.5. Đa dạng hóa nội dung, hình thức và đổi mới phương pháp GDPL
cho học sinh .....................................................................................................84
3.3.6. Xây dựng môi trường sư phạm an toàn, thân thiện trong nhà trường ....86
3.3.7. Tăng cường các điều kiện hỗ trợ và tạo động lực cho đội ngũ làm công
tác GDPL cho học sinh ở trường THPT ...........................................................89
3.3.8. Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá, xây dựng chế độ khen thưởng, trách

Demo Version - Select.Pdf SDK

phạt hợp lý, kịp thời trong công tác GDPL cho học sinh .................................91
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ....................................................................93
3.5. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 93
3.5.1. Đối tượng khảo nghiệm ..........................................................................93
3.5.2. Kết quả khảo nghiệm ..............................................................................93
Tiểu kết chương 3......................................................................................................95
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................96
1. Kết luận .............................................................................................................96
2. Khuyến nghị ......................................................................................................97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................99
PHỤ LỤC

4


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT


STT

CHỮ CÁI VIẾT TẮT

CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ

1

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

2

THPT

Trung học phổ thông

3

TNCS

Thanh niên cộng sản

4

KHKT

Khoa học kỹ thuật


5

CBQL

Cán bộ quản lý

6

GDPL

Giáo dục pháp luật

7

THCS

Trung học cơ sở

8

GD & ĐT

Giáo dục và đào tạo

9

QLGD

Quản lý giáo dục


10

CSVC- TBDH

Cơ sở vật chất-Thiết bị dạy học

11

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

12

GDCD

Giáo dục công dân

13

GV, NV

Giáo viên, nhân viên

TNXH

Tệ nạn xã hội

ANTT


An ninh trật tự

16

NGLL

Ngoài giờ lên lớp

17

CMHS

Cha mẹ học sinh

18

GVBM

Giáo viên bộ môn

19

CBCC

Cán bộ công chức

20

CNTT


Công nghệ thông tin

21

DTNT

Dân tộc nội trú

22

GDNN - GDTX

Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường uyên

23

HĐND - UBND

Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân

24

PCGD - XMC

Phổ cập giáo dục - Xóa mù chữ

25

ATGT


An toàn giao thông

26

SKSSVTN

Sức khỏe sinh sản vị thành niên

27

GDQP

Giáo dục quốc phòng

28

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

29

LHTN

Liên hiệp thanh niên

14
15

Demo Version - Select.Pdf SDK


5


DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1. Số lượng trường, lớp, học sinh, cán bộ, GV, NV của ngành Giáo dục
huyện A Lưới, năm học 2017- 2018 ......................................................43
Bảng 2.2. Mẫu khách thể điều tra các trường THPT huyện A Lưới, tỉnh Thừa
Thiên Huế...............................................................................................46
Bảng 2.3. Nhận thức về sự cần thiết của công tác GDPL cho học sinh. ................46
Bảng 2.4. Nhận thức về mục tiêu của công tác GDPL cho học sinh .....................47
Bảng 2.5. Thực trạng về nội dung GDPL cho học sinh THPT ..............................48
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát về hình thức GDPL cho học sinh ...............................49
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát về thực trạng phương pháp GDPL .............................50
Bảng 2.8. Thống kê đội ngũ CBQL, GV, NV các trường THPT huyện A Lưới ...51
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát về các lực lượng tham gia GDPL cho học sinh .........52
Bảng 2.10. Thống kê số vụ phạm pháp hình sự do học sinh gây ra trong 5 năm
(2013 - 2017)..........................................................................................55
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát về thực trạng tổ chức bộ máy quản lý GDPL cho

Demo Version - Select.Pdf SDK

học sinh ..................................................................................................56
Bảng 2.12. Thực trạng việc lập kế hoạch GDPL cho học sinh ở các trường THPT
huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. ....................................................58
Bảng 2.13. Kết quả khảo sát về hình thức quản lý GDPL cho học sinh ..................62
Bảng 2.14. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý phương pháp GDPL cho học sinh......63

Bảng 2.15. Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDPL cho học sinh. ..65
Bảng 2.16. Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá công tác GDPL cho học sinh. ........66
Bảng 2.17. Thực trạng về điều kiện thực hiện công tác quản lý GDPL cho học sinh....67
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
đề xuất ....................................................................................................94
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1. Các yếu tố quản lý giáo dục .....................................................................18

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ năm 1986, Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.
Từ Đại hội VII đến Đại hội VIII, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà
nước pháp quyền đã có bước phát triển. Chủ trương đẩy mạnh xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn tiếp tục được khẳng định tại Đại hội XI
của Đảng, trong đó Đảng ta đặc biệt chú ý đến việc “nâng cao năng lực quản lý và
điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và
kỷ luật, kỷ cương”.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền là một tất yếu khách quan ở nước ta. Đường
lối xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN đã được Đại hội Đại biểu
Toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Nhà nước là trụ cột
của hệ thống chính trị, là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân
dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”. Do đó, đòi hỏi phải xây
dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của

Select.Pdf
SDKđó mọi người đều có ý thức tôn
nền kinh tế Demo

- xã hội,Version
xây dựng- một
xã hội trong
trọng pháp luật, tự nguyện tuân thủ, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần
bảo vệ pháp luật, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
Để thực hiện mục tiêu này, song song với việc xây dựng và không ngừng
hoàn thiện hệ thống pháp luật, một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt
là phải đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật (GDPL) trong các nhà trường, nhất là
trường phổ thông có ý nghĩa chiến lược, góp phần hình thành nhân cách của mọi
tầng lớp nhân dân, đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, trong đó có
lực lượng học sinh. Đây là yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết, mang tính khách quan và hoàn
toàn phù hợp với mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta là “Đào tạo
con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và
nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Vì vậy, trong nhiều năm qua,
Đảng và Chính phủ đã ra những Nghị quyết, Chỉ thị, trong đó khẳng định rằng, để
7


xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân cần “Đưa việc GDPL vào các
trường học, các cấp học, từ phổ thông đến đại học…”. Công tác GDPL cho học
sinh các trường phổ thông đã được ngành giáo dục rất coi trọng; các hình thức giáo
dục, truyên truyền, phổ biến được thực hiện đa dạng, phong phú bằng nhiều hình
thức như đưa vào chương trình dạy học chính khóa, ngoại khóa, giáo dục lồng ghép,
tổ chức tọa đàm, sân khấu hóa, giáo dục phối hợp… đem lại những hiệu quả nhất
định góp phần nâng cao nhận thức của đa số học sinh về các quy định của pháp luật,
về quyền và nghĩa vụ của mỗi học sinh trong đời sống xã hội; hình thành và bồi
dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của học sinh, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập Quốc tế.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói
chung và huyện A Lưới nói riêng, tình trạng vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật
trong học sinh có chiều hướng gia tăng cả về số vụ việc và tính chất nghiêm trọng,
từ vi phạm về đạo đức, lối sống; đến kết thành băng nhóm, bạo lực học đường như
hành hung, đánh nhau, cá biệt có hành vi dẫn đến phạm tội trở nên thường xuyên
hơn, xu hướng phạm tội trong học sinh ngày càng đa dạng và nguy hiểm, đặc biệt là

Demo
Select.Pdf
SDK
tính manh động
và Version
liều lĩnh. -Một
bộ phận học
sinh cầm đầu những nhóm trộm
cướp, cá độ bóng đá, đua xe trái phép, hút thuốc lào Arab (shisha), cần sa còn gọi là
“rồng xanh” (green dragon) … và tham gia vào những ổ nhóm hoạt động theo kiểu
xã hội đen, tạo nên những bức xúc trong dư luận và bất an trong nhân dân..., nguyên
nhân không chỉ là do thiếu hiểu biết pháp luật, mà còn là sự bất chấp quy định của
pháp luật để vi phạm…
Các trường THPT huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong các
trường vùng cao của Tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua hơn 10 năm hình thành cùng với sự
phát triển về quy mô trường lớp; chi Đảng bộ các trường được nhiều năm liền đạt
trong sạch vững mạnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn được đánh giá là cơ sở Đoàn
vững mạnh, Công đoàn các nhà trường luôn đạt Công đoàn cơ sở vững mạnh. Tỷ lệ
học sinh đậu TN THPT đạt trên 90%. Tuy số lượng, chất lương, quy mô trường lớp
có những bước phát triển song vẫn tiềm ẩn những yếu tố thiếu ổn định và bền vững;
Số học sinh của các nhà trường chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số (Pa Cô,
Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy,…), sinh sống ở vị trí địa lý không được tập trung và phân bổ
8



rãi rác gồm 20 xã, 1 thị trấn. Hầu hết các em học sinh đều có hoàn cảnh gia đình đặc
biệt khó khăn; mồ côi, cha mẹ ly hôn, cha mẹ đi làm ăn xa, bố mẹ không hòa thuận,
có nhiều phong tục tập quán khác nhau,…
Tỷ lệ học sinh khá, giỏi, chăm ngoan qua các năm học còn thấp, số học sinh
đạt giải trong các kỳ thi KHKT, học sinh giỏi cấp trường, cấp Tỉnh chưa cao, số học
sinh đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng cũng còn thấp.
Đội ngũ giáo viên của các nhà trường đa số còn rất trẻ về tuổi đời và kinh
nghiệm công tác. Đội ngũ CBQL chưa đủ kinh nghiệm trong quản lý chỉ đạo, chưa
thấy hết được vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình, chưa có biện pháp tối
ưu, hoặc áp dụng một số biện pháp trong công tác GDPL nhưng không hiệu quả.
Một số phụ huynh chưa quan tâm tạo điều kiện cho việc học tập của con em mình, ít
chú trọng đến giáo dục nhân cách, tác phong, nề nếp, đặc biệt GDPL… Sự phối kết
hợp giữa chính quyền địa phương - nhà trường - gia đình còn hạn chế.
Do vậy, việc lãnh chỉ đạo công tác GDPL cho học sinh của các nhà trường
còn nhiều bất cập với tình hình thực tế hiện nay.
Thực trạng đó, đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới đòi hỏi những người

- Select.Pdf
làm công tácDemo
quản lý,Version
tuyên truyền,
phổ biến vàSDK
GDPL cần có những thay đổi về quan
điểm, cách làm; đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương pháp giáo dục cho phù hợp với
những thay đổi nhanh chóng của xã hội và tâm sinh lứa tuổi lý học sinh.
Để tiếp tục triển khai thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Chỉ thị số
32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, “về việc tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức

chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân”; Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg của
Thủ Tướng Chính Phủ, “chú trọng việc chuẩn hóa nội dung chương trình, tài liệu,
sách giáo khoa giảng dạy pháp luật chính khóa cũng như việc tổ chức các hoạt
động giáo dục pháp luật ngoại khóa bằng nhiều hình thức phong phú”. Quyết định
số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Nâng cao
chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”. Thông tư liên
tịch số 34/2009/TTLT-BGDĐT-BCA ngày 20 tháng 11 năm 2009 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo và Bộ Công an về hướng dẫn phối hợp thực hiện công tác bảo đảm an
ninh, trật tự tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Quyết định số
9


705/QĐ-TTg ngày 25/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “chương trình
phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn 2017 - 2021”. Đề án đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của
Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI), Nghị định số: 80/2017/NĐ-CP ngày
17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân
thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Quyết định số 3957/QĐ-BGDĐT ngày
28/09/2017 của Bộ GD & ĐT ban hành kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện đề án
“Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”
đến năm 2021. Từ những yêu cầu trên, tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng
GDPL đối với học sinh THPT mang tính cấp thiết, nhằm làm cho lực lượng học
sinh phải nhận thức và hành động đúng theo pháp luật, hạn chế tối đa các vụ việc vi
phạm pháp luật là do không hiểu biết pháp luật mà trong đó việc GDPL cho thế hệ
trẻ nói chung, thế hệ công dân nhỏ tuổi đang là học sinh trong các trường THPT là
một phần không thể thiếu, đây cũng là một trong những chiến lược để đảm bảo cho
thế hệ công dân tương lai có kiến thức về pháp luật, làm chủ bản thân và xã hội,
thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân.

Demo

Version
- Select.Pdf
SDK
Xuất phát
từ các
lý do trên,
chúng tôi chọn
đề tài nghiên cứu:
“Quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé
vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản
và toàn diện giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, xác lập các biện pháp quản lý
công tác GDPL cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả GDPL cho học sinh ở các
trường THPT huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác GDPL cho học sinh trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý công tác GDPL cho học sinh của Hiệu trưởng ở các trường THPT
huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
10


4. Giả thuyết khoa học
Hiệu quả công tác GDPL cho học sinh ở các trường THPT huyện A Lưới,
tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được nâng cao nếu tăng cường quản lý hoạt động này thông
qua việc xác lập và thực hiện đồng bộ, có hệ thống các biện pháp quản lý khoa học,
phù hợp với đặc điểm của nhà trường và địa phương.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý công tác GDPL cho học sinh trường THPT.
5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý công tác GDPL cho học sinh ở
các trường THPT huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
5.3. Xác lập các biện pháp quản lý công tác GDPL cho học sinh của Hiệu trưởng ở
các trường THPT huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý công tác GDPL cho học sinh
học ở các trường THPT huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế gồm: Trường THPT A
Lưới, Trường THPT Hương Lâm, Trường THCS-THPT Hồng Vân.
- Số liệu thống kê được sử dụng từ năm 2013 - 2018.

Version
- Select.Pdf
SDKvà 2017-2018.
- ThờiDemo
gian nghiên
cứu: năm
học 2016-2017
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận, bao gồm: phương pháp phân tích,
tổng hợp các tài liệu, phân loại và hệ thống hóa các văn bản của Đảng, Nhà nước,
ngành GD và các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài nhằm xây
dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
7.2.1. Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động quản lý công tác GDPL cho học
sinh của đội ngũ cán bộ quản lý các trường THPT huyện A Lưới nhằm đánh giá
thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng bộ công cụ để điều tra, khảo
sát thực trạng công tác GDPL và quản lý công tác GDPL cho học sinh ở các trường

THPT huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

11


7.2.3. Phương pháp chuyên gia: Nhằm đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp quản lý công tác GDPL cho học sinh ở các trường THPT huyện A Lưới,
tỉnh Thừa Thiên Huế.
7.3. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng các phép toán thống kê nhằm xử lý
kết quả nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn được cấu trúc gồm 3 phần:
* Phần thứ nhất: Mở đầu.
* Phần thứ hai: Nội dung nghiên cứu, gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý công tác GDPL cho học sinh học ở
trường THPT.
Chương 2. Thực trạng quản lý công tác GDPL cho học sinh ở các trường
THPT huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Biện pháp quản lý công tác GDPL cho học sinh ở các trường
THPT huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
* Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị.

Demo
Tài liệu
thamVersion
khảo. - Select.Pdf SDK
Phụ lục.

12




×