Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT huyện nam đàn, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.14 KB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐINH NGỌC ANH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC
TRƯỜNG THPT HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.05


Vinh – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐINH NGỌC ANH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC
TRƯỜNG THPT HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.05

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Trinh


2


Vinh – 2011

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Trinh,
người trực tiếp hướng dẫn đề tài và đã tận tình giúp đỡ, động viên tơi trong suốt
q trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn BGH, các thầy, cô giáo trường Đại học Vinh, trung tâm GDTX
Nghệ An đã giúp đỡ trong suốt q trình học tập và có những đóng góp quan
trọng giúp chúng tơi hồn thành luận văn
Xin cảm ơn Trung tâm Thông tin thư viện Đại học Vinh, bạn bè, đồng
nghiệp của trường THPT Nam Đàn I đã nhiệt tình ủng hộ, khích lệ trong suốt
thời gian học tập
Chúng tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô và đồng
nghiệp để kết quả nghiên cứu của luận văn được triển khai thực sự hiệu quả
trong thực tế.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 12 năm 2011
Học viên

Đinh Ngọc Anh

3


MỤC LỤC
Lời cảm ơn……………………………………………….………………2
Mục lục…………………………………………………………………..3

Danh mục các từ viết tắt…………………………………….…….……..6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................7
2. Mục đích nghiên cứu …………............................................................8
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu………...........................................8
4. Giả thiết khoa học ………………………….........................................8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………........................................9
6. Phương pháp nghiên cứu…………………...........................................9
7. Những đóng góp của đề tài ………………...........................................9
8. Cấu trúc luận văn………………………...............................................9
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.......................................................10
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...............................................................10
1.2. Một số khái niệm cơ bản...................................................................12
- Quản lý..................................................................................................12
- Quản lý giáo dục, quản lý trường học ..................................................13
- Đạo đức..................................................................................................15
- Giáo dục đạo đức...................................................................................17
- Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức.....................................................18
- Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức.....................................19
1.3. Hoạt động giáo dục đạo đức cho HS THPT.....................................19
- Mục đích................................................................................................19
- Nội dung................................................................................................20
4


- PP, hình thức .........................................................................................22
- Các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức..............................................23
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS THPT..........................25
- Lập kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức..............................................25

- Tổ chức thực hiện kế hoạch……………………………………………26
- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch.....................................................................26
- Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức.........................27
- Các yếu tố quản lý ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động giáo dục đạo
đức cho HS THPT………………………………………………………….…..27
1.5. Cơ sở pháp lý của đề tài…………………………………………….30
1.6. Kết luận chương 1…………………………………………………..33
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở
các trường THPT huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An………………………….34
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục THPT của huyện
Nam Đàn - tỉnh Nghệ An………………………………………………….……37
2.2. Thực trạng về giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT huyện
Nam Đàn - tỉnh Nghệ An……………………………………………….………37
2.2.1. Thực trạng đạo đức của học sinh ……………………….………..37
2.2.2. Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh ………….…….……..41
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS ở các trường
THPT huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An………………………………………..54
2.3.1. Nhận thức về công tác giáo dục đạo đức…………………………54
2.3.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức…………………………….54
2.3.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức……………………55
2.3.4. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch ………………………………………56
2.3.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức………….59
2.4. Đánh giá chung về thực trạng………………………………………60
2.4.1. Ưu điểm và hạn chế………………………………………………60
2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế…………………………………62
2.5. Kết luận chương 2…………………………………………………..63
5


Chương 3: Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho

học sinh ở các trường THPT huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An…………….64
3.1. Những nguyên tắc đề xuất giải pháp………………………….….…64
3.2. Các giải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ
thông huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An……………………………………..…..65
3.2.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ giáo
viên về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh……………………………….65
3.2.2. Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ….……..67
3.2.3 Phân công và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp……….70
3.2.4. Xây dựng tập thể học sinh tự quản tốt……………………………74
3.2.5. Đa dạng hố hoạt động ngồi giờ lên lớp ………………………..77
3.2.6. Phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội nhằm giáo dục đạo
đức cho học sinh…………………………………………………………….….80
3.2.7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục đạo đức học
sinh……………………………………………………………………………..84
3.3. Thăm dị về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã nêu..86
3.4. Kết luận chương 3 ………………………………………….………88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………….………..89
1. Kết luận………………………………………………………….……89
2. Kiến nghị ……………………………………………………….…….90
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………….92
PHỤ LỤC……………………………………………………………….95

6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CB:

Cán bộ


CNH - HĐH:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

GDCD:

Giáo dục cơng dân

GDĐĐ:

Giáo dục đạo đức

GV:

Giáo viên

GVCN:

Giáo viên chủ nhiệm

GVBM

Giáo viên bộ môn

HS:

Học sinh

PP


Phương pháp

QL:

Quản lý

QLGD

Quản lý giáo dục

THPT:

Trung học phổ thông

BGH:

Ban giám hiệu

7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bác Hồ đã từng nói "Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức.
Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng. Nếu thiếu đạo đức con
người sẽ khơng phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không
phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định".
Ngành GD-ĐT có trách nhiệm to lớn trong việc trực tiếp đào tạo nguồn
nhân lực con người. Trong những năm qua công tác Giáo dục - Đào tạo nói
chung, giáo dục THPT nói riêng đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc thực

hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài
cho đất nước. Việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo theo
hướng chuẩn hoá - hiện đại hoá - xã hội hoá được ngành giáo dục thực hiện đạt
hiệu quả ngày càng cao. Với sự nỗ lực to lớn của ngành GD-ĐT và sự tận tâm,
tận tình vươn lên của đội ngũ giáo viên và học sinh trong những năm qua đã góp
phần thành công sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Văn kiê ̣n đa ̣i hô ̣i Đảng toàn quố c lầ n thứ XI đã bàn về phương hướng đổi
mới giáo dục, đó là "Đở i mới chương trình, nơ ̣i dung, phương pháp da ̣y và ho ̣c
theo hướng hiê ̣n đa ̣i; nâng cao chấ t lươ ̣ng giáo du ̣c toàn diê ̣n, đă ̣c biê ̣t co ̣i tro ̣ng
giáo du ̣c lý tưởng, đa ̣o đức, lố i số ng, năng lực sáng ta ̣o, kỹ năng thực hành, tác
phong công nghiê ̣p, ý thức trách nhiệm xã hô ̣i. Đề cao trách nhiê ̣m gia đình và
xã hô ̣i phố i hơ ̣p chă ̣t chẽ với nhà trường trong giáo du ̣c thế hê ̣ trẻ" [17,tr 58]
Hướng dẫn số 4919/BGDĐT-GDTH ban hành ngày 17/8/2010 về nhiệm
vụ năm học 2010-2011 đã nêu rõ: Tiếp tục thực hiện cuộc vận động "Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" phong trào thi đua "Mỗi thầy cô
giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Tập trung chỉ đạo việc quản lý,
tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức,
kỹ năng. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện tích hợp trong dạy
học các mơn học, chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, …

8


Hơn 20 năm kể từ khi Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới
đất nước đã thu được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, văn hố xã
hội, an ninh - quốc phịng. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể về vật chất
và tinh thần. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng đã tác động tiêu
cực đến một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều khiến xã hội lo lắng là một bộ
phận thanh thiếu niên, học sinh suy giảm về đạo đức, mờ nhạt về lí tưởng, chạy

theo lối sống thực dụng. Trước tình hình đó, việc tăng cường quản lý giáo dục
đạo đức học sinh càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Thực tiễn giáo dục cho
thấy, chất lượng dạy và học chỉ được nâng lên khi chúng ta quan tâm một cách
đầy đủ đến công tác giáo dục đạo đức học sinh trong các trường học.
Trong những năm vừa qua chấ t lươ ̣ng giáo du ̣c toàn diê ̣n của huyê ̣n Nam
Đàn nói chung, của các trường THPT trên điạ bàn nói riêng đã có những bước
phát triể n đáng kể . Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục đạo đức
cho học sinh chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục của xã hội, của địa
phương. Do vậy, cần phải nhanh chóng tìm ra và vận dụng được các giải pháp
quản lý hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c đa ̣o đức cho ho ̣c sinh một cách hiêu quả hơn.
̣
Với những lý do đó, chúng tơi cho ̣n nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp
quản lý hoa ̣t động giáo dục đa ̣o đưc cho học sinh ở các trường THPT huyê ̣n
́
Nam Đàn, tỉnh Nghê ̣ An”
2. Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra mô ̣t số giải pháp quản lý nhằ m nâng cao chấ t lươ ̣ng giáo du ̣c đa ̣o
đức cho học sinh ở các trường THPT trên điạ bàn Nam Đàn, tỉnh Nghê ̣ An, từ
đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh THPT trên địa bàn.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Viê ̣c quản lý hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c đa ̣o đức cho ho ̣c sinh các trường THPT
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Mô ̣t số giải pháp quản lý hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c đa ̣o đức cho ho ̣c sinh THPT
ở huyê ̣n Nam Đàn, tỉnh Nghê ̣ An.
4. Giả thuyết khoa học:
Chấ t lươ ̣ng giáo du ̣c đa ̣o đức cho ho ̣c sinh các trường THPT huyê ̣n Nam
Đan, tỉnh Nghê ̣ An sẽ đươ ̣c nâng lên nế u xác định và thực hiện được 1 số giải
pháp quản lý mang tính khoa học và khả thi.
9



5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1. Tìm hiể u cơ sở lý luâ ̣n về quản lý hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c đa ̣o đức ho ̣c
sinh trong các trường THPT
5.2. Tìm hiể u thực tra ̣ng quản lý hoạt động giáo du ̣c đa ̣o đức trong các
trường THPT ở huyê ̣n Nam Đàn, Nghê ̣ An
5.3. Đề xuấ t và thử nghiê ̣m mô ̣t số giải pháp quản lý hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c
đa ̣o đức trong các trường THPT ở huyê ̣n Nam Đàn, Nghê ̣ An
6. Phương pháp nghiên cứu:
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luâ ̣n: Sử dụng pp phân tíchtổng hợp, phân loại - hệ thống hóa và cụ thể hóa lý thuyết nhằm xây dựng cơ sở
lý luận cho đề tài
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điề u tra;
phương pháp lấy ý kiế n chuyên gia; phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo
dục...để xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài
6.3. Phương pháp thống kế toán học: để xử lý số liệu thu được
7. Những đóng góp của đề tài:
Đề tài này góp phầ n:
- Hê ̣ thố ng hóa mô ̣t số vấn đề lý luâ ̣n về quản lý hoạt động giáo du ̣c đa ̣o
đức nói chung và giáo du ̣c đa ̣o đức cho ho ̣c sinh các trường THPT nói riêng
- Đánh giá đươ ̣c thực tra ̣ng quản lý hoạt động giáo du ̣c đa ̣o đức cho HS ở
các trường THPT, huyê ̣n Nam Đàn.
- Đề ra đươ ̣c mô ̣t số giải pháp quản lý hoạt động giáo du ̣c đa ̣o đức cho
ho ̣c sinh các trường THPT trên điạ bàn tỉnh Nghê ̣ An
8. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
- Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS ở các
trường THPT trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

- Chương 3: Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS
ở các trường THPT trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

10


Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Đạo đức là một hình thái ý thức XH, xuất hiện từ buổi bình minh của xã
hội lồi người. Đạo đức học đã hình thành hơn 26 thế kỷ trước đây trong triết
học phương Đông và phương Tây cổ đại.
Ở Phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại
xuất hiện sớm, được biểu hiện trong quan niệm về đạo và đức của họ. Đạo đức
là một trong những phạm trù quan trọng nhất của triết học Trung Quốc cổ đại.
“Đạo” là con đường, đường đi, về sau khái niệm “Đạo” được vận dụng trong
triết học để chỉ con đường của tự nhiên. “Đạo” cịn có nghĩa là đường sống của
con người trong xã hội. Khái niệm “Đức” lần đầu xuất hiện trong “Kim văn” đời
nhà Chu. “Đức” dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung, “Đức” là
biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý.
Khổng Tử - nhà hiền triết thế kỷ VI trước công nguyên đã tổng kết được
kinh nghiệm thực tiễn của đời sống xã hội, trên cơ sở đó xây dựng nên các học
thuyết về đạo đức. Học thuyết này còn nặng về tư tưởng Nho giáo và ý thức hệ
phong kiến nhưng chứa đựng nhiều vấn đề đạo đức xã hội. Đó là ý thức đối với
bản thân, với xã hội, cách ứng xử và hành vi của con người [2, 15].
Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, học thuyết của đạo Phật do Thích Ca Mâu Ni
sáng lập đã đề cập đến nhiều vấn đề đạo đức. Cái cốt lõi trong đạo đức Phật giáo
là khuyên con người sống thiện, biết yêu thương nhau, tránh điều ác.
Trong xã hội Hy Lạp La Mã cổ đại, đặc trưng cơ bản nhất về giáo dục con
người được thông qua những truyền thuyết, sử thi, các di sản văn hoá...nhằm đề

cao những giá trị đạo đức con người. Đó là nữ thần Atina đẹp như mặt trăng,
đầy tình nhân ái đối với con người. Hình tượng thần Dớt (chúa tể) có tài - đức
vẹn tồn. Iliát - Ơđixê là bản trường ca bất hủ, một biểu tượng cao đẹp về tính
trung thực, lịng dũng cảm, sự trong sáng và cao thượng trong tình bạn, tình u.
Tất cả những hình tượng đó đều là những phẩm giá đạo đức tốt đẹp của con
người [2, tr46].
11


Theo học thuyết Mác - Lênin: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội có
nguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xã hội, nó phản ánh và
chịu sự chi phối của tồn tại xã hội. Nếu tồn tại xã hội thay đổi thì đạo đức cũng
thay đổi theo. Do vậy đạo đức mang tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc.
Đạo đức có vai trị rất lớn trong đời sống XH, trong đời sống của con người,
đạo đức là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo cho
các cá nhân và cộng đồng tồn tại phát triển: “Đạo đức đã trở thành mục tiêu,
đồng thời cũng là động lực để phát triển XH” [24,tr47] và “Đạo đức cũng như ý
thức đã là sản phẩm xã hội và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại”
[24,tr21].
Ở nước ta, trong những năm qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu về đạo
đức và GD đạo đức cho học sinh. Những cơng trình có nhiều đóng góp thuộc về
các tác giả như GS.TS Phạm Minh Hạc, GS.TS Đặng Vũ Hoạt, PGS.TS Phạm
Khắc Chương, PGS.TS Đặng Quốc Bảo...
GS.TS Phạm Minh Hạc đã tìm hiểu định hướng giá trị đạo đức con người
Việt Nam trong thời kì CNH, HĐH đất nước và nêu lên 6 giải pháp cơ bản GD
đạo đức cho con người Việt Nam thời kì này: “Tiếp tục đổi mới nội dung, hình
thức giáo dục đạo đức trong các trường học, củng cố ý tưởng giáo dục ở gia đình
và cộng đồng, kết hợp chặt chẽ với giáo dục nhà trường trong việc giáo dục đạo
đức cho con người, kết hợp chặt chẽ giáo dục đạo đức với việc thực hiện nghiêm
chỉnh luật pháp của các cơ quan thi hành pháp luật; tổ chức thống nhất các

phong trào thi đua yêu nước và các phong trào rèn luyện đạo đức, lối sống cho
toàn dân, trước hết cho cán bộ Đảng viên, cho thầy cô các trường học; xây dựng
một cơ chế tổ chức và chỉ đạo thống nhất toàn xã hội về giáo dục đạo đức, nâng
cao nhận thức cho mọi người” [21, tr.171].
GS.TS Đặng Vũ Hoạt đã đi sâu nghiên cứu vai trò của GVCN trong quá
trình GD đạo đức cho HS và đưa ra một số định hướng cho GVCN trong việc
đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp GD đạo đức cho HS phổ thông.
PGS.TS Phạm Khắc Chương nghiên cứu: Một số vấn đề GD đạo đức ở
trường THPT - Rèn ý thức đạo đức công dân.
12


PGS.TS Đặng Quốc Bảo nghiên cứu: Một số ý kiến về nhân cách thế hệ
trẻ, thanh niên, sinh viên và phương pháp giáo dục.
Tiếp theo đó, có một số luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục về công tác giáo
dục đạo đức cho học sinh, như là:
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý GD đạo đức cho học sinh
THPT của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Tháp (Nguyễn Thị Đáp, 2001).
- Các biện pháp GD đạo đức cho HS của hiệu trưởng THPT trên địa bàn
thị xã Quảng Trị (Nguyễn Tiến Dũng, 2005).
- Biện pháp quản lý công tác GD đạo đức cho HS của hiệu trưởng các
trường THCS huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (Huỳnh Hồng Chung, 2007).
- Một số giải pháp quản lý cơng tác GD đạo đức cho học sinh ở các
trường THPT huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh (Lê Quang Tuấn, 2008).
- Một số giải pháp quản lý công tác GD đạo đức cho học sinh ở các
trường THPT huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa (Chu Anh Tuấn, 2010).
Các nghiên cứu nói trên đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về đạo
đức và GDĐĐ cho học sinh, từ đó giúp nhà quản lý giáo dục triển khai và thực
hiện tốt nội dung GDĐĐ cho học sinh.Tuy nhiên, hiện nay chưa có đề tài nào đi
sâu nghiên cứu về các giải pháp quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh THPT ở

tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Nam Đàn nói riêng.
1.2. Một số khái niệm cơ bản:
1.2.1. Quản lý.
Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm quản lý.
- Quản lý là chức năng của hệ thống có tổ chức nhằm bảo tồn cấu trúc,
duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động [1,
tr 36 ].
- Quản lý là đảm bảo hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự biến
đổi liên tục của môi trường đến hệ thống, là chuyển hệ thống đến trạng thái mới
thích ứng với hồn cảnh mới [ 1, tr 73 ]
- Theo Nguyễn Minh Đạo: “QL là sự tác động liên tục có tổ chức, có định
hướng của chủ thể (người QL, người tổ chức QL) lên khách thể (đối tượng QL)
13


về các mặt chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế.... bằng một hệ thống các luật lệ,
các chính sách, các nguyên tắc, các PP và các biện pháp cụ thể, nhằm tạo ra môi
trường và điều kiện phát triển của đối tượng [18, 97].
- Theo Từ điển Tiếng Việt do Hồng Phê chủ biên, thì: Quản lý là tổ chức
và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định. [29]
- Nhiều nhà nghiên cứu đều có chung nhận định: Quản lý là tác động vừa
có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật vào hệ thống con người, nhằm đạt các
mục tiêu kinh tế - xã hội
Như vậy, có thể khái quát: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định
hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả
nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong
điều kiện biến động của môi trường.
Chức năng của quản lý:
Chức năng của quản lý là một dạng hoạt động quản lý chun biệt, thơng qua
đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục

tiêu nhất định. Nhiều nhà khoa học và quản lý thực tiễn đã đa ra những quan
điểm khác nhau về phân loại chức năng quản lý. Theo quan điểm quản lý hiện
đại, từ các hệ thống chức năng quản lý nêu trên, có thể khái quát một số chức
năng cơ bản sau:
a) Kế hoạch
b) Tổ chức
c) Chỉ đạo (bao gồm cả sửa chữa, uốn nắn và phối hợp)
d) Kiểm tra (bao gồm cả thanh tra, kiểm soát và kiểm kê).
1.2. 2. Quản lý giáo dục, quản lý trường học
1.2.2.1: Quản lý giáo dục
GD là sự nghiệp của toàn dân, nhằm tạo điều kiện cho mọi người được
học tập. QLGD được hiểu là sự điều hành hệ thống GD quốc dân, các cơ sở GD,
nhà trường trong hệ thống GD quốc dân.
Hệ thống GD là hệ thống mở, luôn vận động và phát triển theo quy luật
chung của sự phát triển kinh tế - xã hội và chịu sự quy định của kinh tế - xã hội.
14


Vì vậy QLGD cũng phải ln được đổi mới, đảm bảo tính năng động, khả năng
tự điều chỉnh và thích ứng của GD đối với sự vận động và phát triển chung của
xã hội.
Có nhiều khái niệm khác nhau về QLGD, tuy nhiên, chúng ta có thể khái
quát như sau: QLGD là hệ thống những tác động có kế hoạch và hướng đích của
chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu, các bộ phận của hệ
thống nhằm đảm bảo cho các cơ quan trong hệ thống giáo dục vận hành tối ưu,
đảm bảo sự phát triển mở rộng về cả mặt số lượng cũng như chất lượng để đạt mục
tiêu giáo dục.
1.2.2.2. Quản lý trường học
Đối với các ngành QL giáo dục thì nhà trường là đơn vị cơ sở có vai trị
quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện mục đích, mục tiêu kế

hoạch đào tạo thế hệ trẻ mà kết quả cuối cùng là dạy tốt - học tốt.
QL trường học với tư cách là một tổ chức giáo dục ở cơ sở vừa mang tính
đặc thù của giáo dục vừa mang tính xã hội, trực tiếp đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ,
là tế bào chủ chốt củ hệ thống giáo dục từ TW đến địa phương. Do vậy, trường
học là khách thể cơ bản của mọi cấp QL.
GS.TS Phạm Minh Hạc cho rằng: “QLGD là quản lý trường học, thực
hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là
đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục,
mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh.”[
21, tr 207].
Công tác QL tường học gồm QL sự tác động giữa trường học và xã hội
đồng thời QL chính nhà trường. QL q trình giáo dục đào tạo trong nhà trường
được coi là một hệ thống bao gồm các thành tố:
- Thành tố tinh thần: mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, biện pháp
giáo dục.
- Thành tố con người: GV, HS.
- Thành tố vật chất: cơ sở vật chất, các phương tiện, trang thiết bị phục vụ
cho dạy và học.
15


Mục tiêu của QL trường học chính là những chỉ tiêu cho các hoạt động
của trường được dự kiến trước khi triển khai các hoạt động đó. Đây là một hệ
thống liên quan đến nhiều cấp, do tính đa dạng và phức tạp của công tác đào tạo
thế hệ trẻ, mục tiêu QL của nhà trường. Thực chất, nó là cái mong muốn, cái dự
kiến, cái phải thực hiện trong quá trình triển khai mọi hoạt động giáo dục của
nhà trường.
Cơng tác QL giáo dục nói chung, QL nhà trường nói riêng gồm có QL các
hoạt động giáo dục diễn ra trong nhà trường và các quan hệ giữa nhà trường với
xã hội trên các nội dung:

- QL hoạt động dạy và học.
- QL hoạt động GD ĐĐ.
- QL hoạt động lao động sản xuất.
- QL hoạt động giáo dục thể chất và vệ sinh.
- QL hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề.
- QL hoạt động xã hội, hoạt động đoàn thể.
Người trực tiếp QL trường học và chịu trách nhiệm về hoạt động của nhà
trường là Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng.
QL giáo dục trên cơ sở QL nhà trường là một phương hướng cải tiến QL
giáo dục theo nguyên tắc tăng cường QL phân cấp nhằm phát huy tối đa năng
lực trách nhiệm quyền hạn của các chủ thể QL trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo
dục đào tạo mà xã hội yêu cầu.
1.2.3. Đạo đức:
- Theo Từ điển Tiếng Việt thì: “Đạo đức là những tiêu chuẩn, những
nguyên tắc quy định hành vi quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã
hội. Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người theo những tiêu chuẩn
đạo đức của một giai cấp nhất định” [ tr211]
- Theo học thuyết Mác - Lênin: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội có
nguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xã hội. Đạo đức là một
hình thái ý thức xã hội phản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội. Vì vậy
tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội (đạo đức) cũng thay đổi theo. Và như
16


vậy đạo đức xã hội ln mang tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc.”
[24,tr13].
- Theo giáo trình “Đạo đức học” (2000): “Đạo đức là một hình thái ý thức
xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều
chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ
với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức

mạnh của dư luận xã hội”. [19,tr8]
- GS.TS Phạm Minh Hạc cho rằng: “Đạo đức theo nghĩa hẹp là luân lý,
những quy định và chuẩn mực ứng xử trong quan hệ của con người. Nhưng bên
trong điều kiện hiện nay, chính quan hệ của con người cũng đã mở rộng và đạo
đức bao gồm những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với con
người, với công việc và với bản thân, kể cả với thiên nhiên và môi trường sống.
Theo nghĩa rộng, khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm trù chính trị,
pháp luật đời sống. Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ
mặt nhân cách của một cá nhân đã được xã hội hoá. Đạo đức được biểu hiện ở
cuộc sống tinh thần lành mạnh trong sáng, ở hành động giải quyết hợp lý, có
hiệu quả những mâu thuẫn".
- Theo tác giả Trần Hậu Kiểm: “Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc,
quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của
mình vì lợi ích xã hội, hạnh phúc của con người trong mối quan hệ giữa con
người với con người, giữa cá nhân và tập thể hay toàn xã hội.” [23,tr31].
- Theo PGS.TS Phạm Khắc Chương: "Đạo đức là một hình thái ý thức xã
hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc chuẩn mực xã hội, nhờ nó con người
tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của
con người và tiến bộ xã hội trong quan hệ xã hội giữa con người với con người,
giữa cá nhân và xã hội.” [9,tr51].
Như vậy, có nhiều định nghĩa khác nhau về đạo đức. Tuy nhiên có thể tiếp
cận khái niệm này dưới hai góc độ:
- Về góc độ XH: Đạo đức là hình thái ý thức XH đặc biệt, phản ánh dưới
dạng những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực điều chỉnh hoặc chi phối hành vi
17


của con người trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa con
người với xã hội và với chính bản thân mình.
- Về góc độ cá nhân: Đạo đức chính là những phẩm chất, nhân cách của

con người, phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử
của họ trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với XH, giữa bản
thân họ với người khác và với chính bản thân mình.
Như vậy, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là một mặt của đời sống
xã hội, con người và là một hình thái chuyên biệt của quan hệ xã hội, thực hiện
chức năng xã hội quan trọng là điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh
vực của đời sống. Chính vì vậy, mỗi cá nhân, tập thể và toàn bộ xã hội phải có ý
thức hình thành cho mình những chuẩn mực đạo đức hồn thiện, thống nhất để
từ đó, xây dựng xã hội ngày càng ổn định, văn minh, tốt đẹp hơn.
1.2.4. Giáo dục đạo đức:
GDĐĐ là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch
nhằm biến những nhu cầu, chuẩn mực, giá trị đạo đức theo yêu cầu của xã hội
thành những phẩm chất, giá trị đạo đức của cá nhân, nhằm góp phần phát triển
nhân cách của mỗi cá nhân và thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ xã hội.
GDĐĐ là hình thành cho con người những quan điểm cơ bản nhất, những
nguyên tắc chuẩn mực đạo đức cơ bản của XH. Nhờ đó con người có khả năng
lựa chọn, đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức XH cũng như tự đánh giá
suy nghĩ về hành vi của bản thân mình. Vì thế cơng tác GDĐĐ góp phần vào
việc hình thành, phát triển nhân cách con người mới phù hợp với từng giai đoạn
phát triển “GDĐĐ là quá trình tác động tới người học để hình thành cho họ ý
thức, tình cảm và niềm tin đạo đức, đích cuối cùng quan trọng nhất là tạo lập
được những thói quen hành vi đạo đức”. [8,tr85].
GDĐĐ về bản chất là quá trình biến hệ thống các chuẩn mực đạo đức từ
những đòi hỏi từ bên ngồi XH đối với cá nhân thành những địi hỏi bên trong
của cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của đối tượng giáo dục.
GDĐĐ trong trường phổ thông là một bộ phận của quá trình giáo dục
tổng thể, và có mỗi quan hệ biện chứng với các quá trình bộ phận khác như giáo
18



dục trí tuệ, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục
hướng nghiệp… giúp cho học sinh hình thành và phát triển nhân cách tồn diện.
GDĐĐ cho học sinh là giáo dục lòng trung thành với Đảng, hiếu với dân, yêu
quê hương đất nước, có lịng vị tha, có lịng nhân ái, cần cù, liêm khiết và chính
trực, đó là đạo đức XHCN.
GDĐĐ gắn chặt với giáo dục tư tưởng chính trị, giáo dục truyền thống tốt
đẹp của ông cha ta và giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc, giáo dục pháp luật nhà
nước XHCN. GDĐĐ cho học sinh phải được tuân thủ theo các nguyên tắc: Đảm
bảo tính thống nhất, tính thực tiễn trong quá trình dạy và học, đảm bảo các
chuẩn mực XHCN được XH thừa nhận.
Quá trình GDĐĐ bao gồm các tác động của rất nhiều nhân tố khách quan,
chủ quan, bên trong và bên ngồi. Do đó, GDĐĐ chỉ đạt hiệu quả khi nhà giáo
dục biết tổ chức và đưa ra các giải pháp tổ chức các hoạt động giáo dục một
cách có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu giáo dục.
1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức:
QL hoạt động GDĐĐ là tổ hợp những cách thức, con đường của chủ thể
QL tác động vào khách thể QL nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục nhân cách
theo dự kiến.
Về bản chất, QL hoạt động GDĐĐ là quá trình tác động có định hướng
của chủ thể QL lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động nhằm thực
hiện có hiệu quả mục tiêu GDĐĐ (nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ,
tình cảm, thái độ, hành vi và thói quen, đó là những phẩm chất nhân cách của
người học theo yêu cầu XH).
Nội dung của QL hoạt động GDĐĐ có thể là:
a) QL các thành tố cơ bản của quá trình GDĐĐ như: mục tiêu, nội dung,
PP, hình thức, giáo dục, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường và kết
quả GDĐĐ
b) Việc thực hiện các chức năng QL trong GDĐĐ như lập kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá.
c) Là QL các yếu tố đầu vào (chương trình và nội dung GD; người GD;

người được GD; CSVC...) quá trình GD và đầu ra (kết quả GD- những phẩm
chất nhân cách của người HS).
19


Trong luận văn này chúng tôi coi nội dung quản lý hoạt động GDĐĐ
chính là việc thực hiện các chức năng QL: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm
tra, đánh giá kết quả hoạt động GDĐĐ cho HS.
1.2.6. Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
Để công tác GDĐĐ cho HS tiến hành đúng hướng và đạt được kết quả tốt,
các nhà trường tất yếu phải nhờ đến sự hỗ trợ của các giải pháp QL.
- Giải pháp QL là hệ thống các cách thức tổ chức, điều khiển hoạt động
của một nhóm (hay nhiều nhóm xã hội) cùng nhau thực hiện những mục đích và
nhiệm vụ chung.
- Giải pháp QL hoạt động GDĐĐ trước tiên cũng là giải pháp QLGD
nhưng nó hướng vào một đối tượng cụ thể - công tác GDĐĐ cho HS trong nhà
trường. Thực chất, đây là tập hợp các cách làm, cách hành động cụ thể của các
chủ thể quản lý để giải quyết những vấn đề khó khăn nhằm thực hiện được mục
tiêu GDĐĐ cho HS.
1.3. Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT:
1.3.1. Mục đích:
Mục đích GDĐĐ cho HS THPT là giúp cho mỗi cá nhân nhận thức đúng
các giá trị đạo đức, biết hành động theo lẽ phải, biết sống vì mọi người, trở
thành một cơng dân tốt, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.
Nhà trường phải trang bị cho học sinh những tri thức cần thiết về chính trị,
tư tưởng đạo đức, lối sống đúng đắn, kiến thức pháp luật, văn hoá XH. “Nâng
cao nhận thức chính trị, hiểu rõ các yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất
nước. Nắm vững những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về vấn đề phát triển con người toàn diện, gắn liền với sự nghiệp đổi
mới của nước nhà, có nhân sinh quan trong sáng, có quan điểm rõ ràng về lối

sống, thích ứng với những yêu cầu của giai đoạn mới.” [6,tr13]
Hình thành ở học sinh thói quen, hành vi đạo đức đúng đắn, trong sáng
với bản thân, mọi người trong XH và sự nghiệp cách mạng XHCN. Rèn luyện ở
học sinh ý thức tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức XH, chấp hành
nghiêm pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật lao động, yêu lao động, yêu khoa học
và những thành tựu, giá trị văn hố tiến bộ của lồi người và khơng ngừng phát
huy những truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Giáo dục cho học sinh
THPT tình yêu tổ quốc Việt Nam XHCN, gắn với tinh thần quốc tế vô sản.
20


1.3.2. Nội dung hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT:
Trong q trình xây dựng nền văn hố mới, vấn đề hình thành hệ giá trị và
chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của
thời đại là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định. Giải quyết vấn đề này
trong lĩnh vực đạo đức chính là làm hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức
mới phù hợp với truyền thống và yêu cầu của thời đại. Các nhà trường nước ta
hiện nay luôn coi trọng và quán triệt sâu sắc, toàn diện việc giáo dục tố chất, lấy
giáo dục con người làm gốc, GDĐĐ là ưu tiên, coi sự nghiệp trồng người là
nhiệm vụ cơ bản của giáo dục. Chúng ta phải nỗ lực bồi dưỡng con người phát
triển tồn diện đức - trí - thể - mỹ với phương châm dạy chữ, dạy nghề, dạy làm người.
Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục đã chỉ rõ: Giáo dục thế
hệ trẻ yêu quê hương, tổ quốc XHCN và tinh thần quốc tế vô sản, ý thức làm
chủ tập thể, tinh thần đoàn kết, thân ái, yêu nhân dân, yêu lao động, u khoa
học, có ý thức kỷ luật, tơn trọng và bảo vệ của cơng, đức tính thật thà, khiêm
tốn, dũng cảm…
Văn kiê ̣n đa ̣i hô ̣i Đảng toàn quố c lầ n thứ XI đã bàn về phương hướng đổi
mới giáo dục, đó là "Đở i mới chương trình, nô ̣i dung, phương pháp da ̣y và ho ̣c
theo hướng hiê ̣n đa ̣i; nâng cao chấ t lươ ̣ng giáo du ̣c toàn diê ̣n, đă ̣c biê ̣t co ̣i tro ̣ng
giáo du ̣c lý tưởng, đa ̣o đức, lố i số ng, năng lực sáng ta ̣o, kỹ năng thực hành, tác

phong công nghiê ̣p, ý thức trách nhiệm xã hô ̣i. Đề cao trách nhiê ̣m gia đình và
xã hô ̣i phố i hơ ̣p chă ̣t chẽ với nhà trường trong giáo du ̣c thế hê ̣ trẻ" [17,tr 58]
Nội dung GDĐĐ cho HS THPT theo văn bản mục tiêu và kế hoạch đào
tạo, Quyết định 154 do Bộ trưởng Bộ GD & ĐT ký ngày 28/4/2011 đó là: “Giáo
dục thế giới quan, tư tưởng, chính trị, pháp luật, đạo đức và cư xử có văn hóa”.
Nội dung giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức là “Tăng cường giáo dục
thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng cách mạng XHCN cho HS. Nâng cao
lòng yêu nước XHCN, ý thức về thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước, ý
thức về quyền lợi và nghĩa vụ công dân thể hiện trong cuộc sống và trong học
tập, lao động và hoạt động chính trị xã hội, giáo dục kỷ luật và pháp luật và giáo
dục lòng yêu thương con người và hành vi ứng xử có văn hóa”.
Ngồi việc giáo dục thế giới quan khoa học, tư tưởng chính trị, pháp
luật... cho HS THPT, GDĐĐ trong nhà trường còn phải hướng đến giáo dục các
21


em cách ứng xử có văn hóa trong các mối quan hệ xã hội giữa cá nhân với cộng
đồng và chính bản thân mình. Ở lứa tuổi mà HS q coi trọng bản thân, dễ dẫn
đến tự phụ, thường có tư tưởng đề cao cá nhân một cách cực đoan thì việc giáo
dục cách cư xử đúng chuẩn mực, biết hài hịa giữa lợi ích cá nhân và xã hội, tôn
trọng người khác và bản thân... là những nội dung hàng đầu mà GDĐĐ cần phải
thực hiện
Hiện nay, việc GDĐĐ truyền thống của dân tộc cũng rất quan trọng.
Những giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam đã
được lưu giữ, truyền lại cho các thế hệ và khơng ngừng được phát huy qua hàng
nghìn năm dựng nước và giữ nước rất hào hùng, oanh liệt. Giá trị và chuẩn mực
đạo đức truyền thống của dân tộc ta tập trung lại có những nội dung cơ bản:
- Sống hoà thuận, đoàn kết, thương yêu đồng bào, đồng loại “thương
người như thể thương thân”, nhất là với những người gặp hoạn nạn, khốn khổ.
Tình cảm mặn nồng đó thể hiện ở vơ vàn hành vi ứng xử trong quan hệ cộng

đồng của người Việt Nam.
- Căm thù giặc ngoại xâm, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.
- Sống thuỷ chung, biết ơn, tơn kính, noi gương những anh hùng, nghĩa sĩ
có công đức với dân, với nước. Người Việt Nam luôn hướng về tương lai nhưng
không bao giờ lãng quên quá khứ, quên tổ tông, vong ơn, bội nghĩa. Từ ngàn đời
nay nhân dân ta luôn ghi nhớ những câu răn dạy như: “uống nước nhớ nguồn”,
“ăn quả nhớ người trồng cây”. Giá trị chuẩn mực đó được mở rộng ở tinh thần
đồn kết quốc tế vơ sản, đồn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao
động các nước mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề “Bốn phương vô sản
đều là anh em”.
Hiện nay, việc giáo dục, giữ gìn và phát huy những giá trị và chuẩn mực
đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam cho HS đang phải đối mặt với muôn
vàn khó khăn. Đã có rất nhiều ý kiến mang nặng sự lo lắng, trăn trở về những khó
khăn hiện nay mà ngành giáo dục đang phải đối mặt, đó là tình trạng một số HS
vi phạm pháp luật, thiếu lễ độ với người lớn, với thầy cơ giáo, nói tục, khơng
trung thực, ham chơi, đặc biệt là tình trạng bạo lực học đường đang gây bức xúc
lớn trong dư luận xã hội, ảnh hưởng xấu tới việc GDĐĐ cho HS…
22


Chính vì vậy, việc GDĐĐ cho HS THPT cần phải được quan tâm, chú
trọng hơn nữa. Một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay chính là phải đa
dạng hóa nội dung GDĐĐ song song với việc tập trung hơn nữa vào những
chuẩn mực đạo đức HS đang có nguy cơ suy thối, lệch “chuẩn”.
1.3.3. Phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
THPT:
1.3.3.1. Phương pháp GDĐĐ trong trường PT:
Trong nhà trường PTTH có thể áp dụng các PP GDĐĐ sau đây phù hợp
với từng hoàn cảnh cụ thể:
a) Nhóm PP tác động đến ý thức, tình cảm, ý chí nhằm hình thành ý thức

cá nhân cho HS nhằm cung cấp cho HS những tri thức về đạo đức. Nhóm PP
này gồm 2 PP cụ thể là đàm thoại và nêu gương.
b) Nhóm PP tổ chức hoạt động xã hội và hình thành, phát triển những thói
quen, hành vi hợp chuẩn mực. Đây là nhóm PP tổ chức dưới các hình thức hoạt
động và giao lưu vô cùng phong phú và đa dạng trong mọi sinh hoạt của đời
sống.
c) Nhóm PP kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử. Nhóm này
gồm 2 PP cụ thể là thi đua và khen thưởng, trách phạt.
1.3.3.2. Hình thức GDĐĐ:
a) Thơng qua các mơn học chính khóa: Trong chương trình giáo dục, đã
có rất nhiều hình thức, môn học nhằm GDĐĐ cho HS như môn Giáo dục công
dân, Văn học, Lịch sử… Tất cả các môn học này thơng qua việc cung cấp kiến
thức cho HS cịn thực hiện nhiệm vụ GDĐĐ cho họ. Các môn học có vài trị,
nhiệm vụ khác nhau nhưng có sự kết hợp chặt chẽ, biện chứng với nhau, cùng
hướng tới một mục đích chung cuối cùng là giáo dưỡng, giáo dục và phát triển
toàn diện nhân cách cho HS.
b) Qua các hoạt động ngoại khóa: Bên cạnh việc giáo dục trong giờ lên
lớp thơng qua những mơn học chính khóa, nhà trường cịn có thể áp dụng các
hình thức khác nhau để GDĐĐ cho HS như: thông qua các hoạt động ngồi giờ
lên lớp như: văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, dã ngoại; thông qua
23


sự kết hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội; thông qua con đường tự tu
dưỡng của bản thân mỗi HS... để biến HS từ chỗ là đối tượng của giáo dục dần
trở thành chủ thể giáo dục, tự tu dưỡng, rèn luyện, hoàn thiện đạo đức, nhân
cách của mình.
1.3.4. Các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức:
1.3.4.1.Nhà trường.
Hoạt động dạy học và các hoạt động GD khác trong nhà trường đều

hướng tới mục tiêu cao nhất là hình thành nhân cách cho HS. Với bộ máy tổ
chức cùng với chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mình, nhà trường là yếu tố
quan trọng nhất trong việc GDĐĐ HS theo những hình mẫu về các chuẩn giá trị
đạo đức. Trong nhà trường, cùng với hệ thống chương trình khoa học, các
phương tiện, thiết bị hỗ trợ GD ngày càng hiện đại và lực lượng đông đảo đội
ngũ cán bộ, giáo viên sẽ thực hiện được nhiệm vụ GDĐĐ cho HS. Trong nhà
trường, các mối quan hệ giữa thầy và trò, thầy và thầy, trò và trò được xác định
là những quan hệ tốt đẹp; các hoạt động có nề nếp, kỷ cương được tiến hành
chính là cơ sở để hình thành cho HS những phẩm chất tốt đẹp và bền vững.
1.3.4.2.Gia đình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là
một phần, cịn cần có sự giáo dục ngồi xã hội, trong gia đình để giúp cho việc
giáo dục trong nhà trường được tốt hơn”. [25,tr 58]
“Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nịi giống, là mơi trường quan
trọng hình thành, ni dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát
huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân
lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong giáo dục, phải kế
thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam gắn
với xây dựng những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển"[26,tr 79]
Gia đình là nơi diễn ra những mối quan hệ xã hội tốt đẹp đầu tiên của con
người. Trong các tổ chức xã hội thì gia đình là thành phần có thế mạnh và điều
kiện để tiến hành GDĐĐ cho trẻ em sớm nhất. GDĐĐ là nhu cầu tự giác của
mỗi gia đình, đó là muốn con cái trở thành những người có phẩm chất tốt về
24


nhân cách, có trí tuệ và thể lực phát triển, trở thành người có ích cho xã hội. Gia
đình và xã hội có sự thống nhất cao về GDĐĐ.
Trong điều kiện hiện nay, đa số gia đình Việt Nam là gia đình nhỏ, gồm
có bố mẹ và con cái. Hơn bao giờ hết, vai trị của gia đình chiếm một vị trí quan

trọng trong việc GD nhân cách HS. Cha mẹ phải là người mẫu mực trong việc
GD con cái những giá trị đạo đức làm người đầu tiên. Một gia đình đầm ấm,
hạnh phúc cũng là yếu tố quyết định nâng cao hiệu quả GDĐĐ HS, là điều kiện
tốt để hình thành nhân cách hồn thiện ở các em. Vì vậy, gia đình cần quan tâm
nhiều hơn tới việc quản lý, GDĐĐ cho các em, kết hợp chặt chẽ với nhà trường
và xã hội để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.
Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng, mặt trái của cơ chế thị trường và lối sống
thực dụng tác động mạnh tới các giá trị đạo đức truyền thống và lối sống lành
mạnh. Sự phân hoá giàu nghèo sẽ tiếp tục tác động vào số đông các gia đình.
Nhiều gia đình nếu khơng được hỗ trợ, khơng được chuẩn bị đầy đủ sẽ khơng đủ
năng lực đối phó với những thay đổi nhanh chóng về kinh tế - xã hội và khơng
làm trịn các chức năng vốn có của mình. Vì vậy, “trong thời gian tới, nếu chúng
ta không quan tâm củng cố, ổn định và xây dựng gia đình, những khó khăn và
thách thức nêu trên sẽ tiếp tục làm suy yếu gia đình, suy yếu động lực của sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước”. [29,tr 72]
1.3.4.3. Xã hội:
Những quy định về mặt xã hội tạo nên cá nhân con người. Nhân tố xã hội
cơ bản có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người là
tồn tại xã hội, hoàn cảnh sống mang tính lịch sử - cụ thể mà cá nhân đó sống.
GD của xã hội là sự tiếp tục phát triển những giá trị đạo đức được hình thành
trong nhà trường và gia đình. GD xã hội bắt đầu từ việc xây dựng ý thức và các
mối quan hệ trong cộng đồng nơi các em sinh ra và lớn lên. Đó chính là tình
làng, nghĩa xóm, quan hệ họ hàng thân tộc. Tiếp theo đó GD của cộng đồng, xã
hội góp phần hình thành nhân cách của con người, trong đó có các em HS. Một
xã hội có kỷ cương, văn minh, lành mạnh, các quan hệ xã hội tốt đẹp là điều
kiện tốt nhất cho công tác GDĐĐ HS trong nhà trường và gia đình. Ngược lại
25



×