Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.79 KB, 25 trang )

SỞ GD & ĐT …….
TRƯỜNG THPT …..

CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP
GIẢI BÀI TẬP ĐỘT BIẾN SỐ
LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
Đối tượng bồi dưỡng: Lớp 12
Số tiết bồi dưỡng: 6 tiết

Họ và tên GV: ……….
Chức vụ: Giáo viên

Năm học: ……

1


PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn đề tài
- Kiến thức bài tập di truyền rất đa dạng và trừu tượng, mỗi dạng bài tập khác nhau đều
có những đặc trưng riêng, không có sự liên quan về kĩ năng, phương pháp. Bên cạnh đó nội
dung sách giáo khoa phổ thông không cung cấp cho các em những công thức cơ bản để giải bài
tập, trong khi chương trình sinh 12 chỉ có 1 tiết giải bài tập duy nhất gói gọn trong 1 chương
thì không thể đáp ứng được nhu cầu học hỏi của các em đối với các bài tập di truyền. Chương I
là một trong những chương trọng tâm ôn thi THPT Quốc Gia. Do vậy với trách nhiệm của
người dạy tôi nhận thấy mình cần phải đưa ra một số phương pháp giải bài tập di truyền tối ưu
nhất để giúp học sinh của mình. Nhằm giúp các em nắm được một số phương pháp và kỹ năng
cơ bản để giải được các bài tập di truyền trong chương trình sinh học 12 góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học ở nhà trường. Tôi xin đề xuất “ Chuyên đề đột biến số lượng nhiễm sắc
thể”.


2. Mục đích nghiên cứu
- Để giảng dạy học sinh khối 12 ôn thi học sinh giỏi, thi THPT Quốc Gia nhằm giúp học
sinh thu được kết quả cao trong các kì thi này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí thuyết về nội dung đột biến sớ lượng nhiễm sắc thể thuộc chương I
SGK 12
- Nghiên cứu các dạng bài tập đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
- Đề xuất cách giải
- Tiến hành giải một số bài tập thực tiễn hay gặp và một số bài tập trong các đề thi tốt
nghiệp, đại học – cao đẳng, đề thi học sinh giỏi các tỉnh.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Thông qua các bài tập có sẵn hoặc tự đề ra, bài tập trong các đề thi học sinh giỏi tỉnh,
đại học – cao đẳng, tốt nghiệp THPT, sách, tài liệu tham khảo để hướng dẫn học sinh giải và
phát huy khả năng tích cực, năng động, tư duy sáng tạo trong việc vận dụng phương pháp giải
toán xác suất thống kê.
5. Đối tượng : HS lớp 12 ôn thi THPT Quốc Gia
6. Thời lượng: 6 tiết
.

2


PHẦN II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
I. TĨM TẮT LÝ THUYẾT:

1. Khái niệm:
Đột biến sớ lượng NST là đột biến làm thay đổi số lượng ở một hay một số cặp NST (lệch
bội) hoặc ở toàn bộ bộ NST (đa bội).
2. Phân loại: Đột biến lệch bội (dị bội), đột biến đa bội.

2.1. Đột biến lệch bội: (dị bội)
a. Khái niệm: là đột biến làm thay đổi số lượng NST, xảy ra ở một hay một số cặp NST tương
đồng (trong cặp có nhiều hơn hay ít hơn 2 NST).
b. Phân loại:
- Thể khơng (2n-2): tế bào lưỡng bội bị mất 2 NST của 1 cặp NST nào đó.
- Thể một (2n-1): tế bào lưỡng bội bị mất 1 NST của 1 cặp NST nào đó  Thể một kép: 2n-11
- Thể ba (2n+1): tế bào lưỡng bội bị thêm 1 NST vào 1 cặp NST nào đó  Thể ba kép:
2n+1+1
- Thể bốn(2n+2): tế bào lưỡng bội bị thêm 2 NST vào 1 cặp NST nào đó  Thể bốn kép:
2n+2+2
c. Nguyên nhân: Do các tác nhân vật lí, hóa học của mơi trường ngồi hoặc sự rới loạn ở mơi
trường nội bào làm cản trở sự phân li của một hay một số cặp NST. Sự rối loạn phân li NST có
thể xảy ra trong giảm phân hay trong nguyên phân.
d. Cơ chế phát sinh:
* Trong giảm phân ở tế bào sinh dục:
- Do tác nhân gây đột biến làm rối loạn quá trình giảm phân  một hay một số cặp NST
không phân ly  tạo giao tử thừa hay thiếu một vài NST.
- Sự kết hợp giữa giao tử bình thường với giao tử bất bình thường trên tạo ra các thể lệch bội.
Ví dụ: Một cặp NST nào đó khơng phân ly trong giảm phân tạo ra giao tử thiếu NST (n-1)
hoặc giao tử thừa NST (n+1).
+ Giao tử thừa (n+1) x giao tử bình thường (n)  thể ba (2n+1)
+ Giao tử thiếu (n-1) x giao tử bình thường (n) thể một (2n-1).
* Trong nguyên phân: Do sự phân ly không bình thường của các cặp NST trong nguyên phân
hình thành tế bào lệch bội. Tế bào lệch bội tiếp tục nguyên phân  một phần cơ thể có các tế
bào bị lệch bội  thể khảm (thể khảm là một phần cơ thể biểu hiện kiểu hình đột biến).
e. Hậu quả: Sự tăng hay giảm số lượng của một hay vài cặp NST làm mất cân bằng của tồn
bộ hệ gen nên các thể lệch bội thường khơng sống được hay có thể giảm sức sống, giảm khả
năng sinh sản tùy loài.
- NST thường:
+ Người có 3 NST số 21→ mắc hội chứng Đao (cổ ngắn, mắt một mí, khe mắt xếch, lưỡi dài

và dày, ngón tay ngắn, chậm phát triển, si đần vô sinh).
3


+ Ở thực vật thường gặp lêch bội ở chi cà và chi lúa. Chi cà, phát hiện 12 dạng thể 3 nhiễm
tương ứng 12 cặp NST cho 12 dạng quả khác nhau.
- NST giới tính:
+ Hội chứng 3X (XXX): 44A+3X = 47 NST, Claiphentơ (XXY): 44A+2X+1Y = 47 thể 3
nhiễm (2n+1)
+ Hội chứng Tơcnơ (OX): 44A+X = 45 NST  thể 1nhiễm (2n-1)
+ OY: không thấy ở người, có lẽ hợp tử chết ngay sau khi thụ tinh.
f. Vai trị:
- Đới với tiến hóa: cung cấp ngun liệu cho quá trình tiến hóa.
- Trong thực tiễn:
+ Chọn giống: sử dụng đột biến lệch bội để thay thế các NST theo ý muốn vào một giống cây
trồng nào đó.
+ Trong nghiên cứu: dùng để xác định vị trí của một gen trên NST.
2.2. Đột biến đa bội:
a. Khái niệm: đa bội là một dạng đột biến số lượng NST, trong đó tế bào đột biến chứa nhiều
hơn hai lần số đơn bội NST (3n, 4n, 5n, 6n...).
b. Phân loại đa bội: có 2 loại
- Tự đa bội (đa bội cùng nguồn): là sự tăng một số nguyên lần số NST đơn bội của cùng một
loài và lớn hơn 2n, trong đó 3n, 5n, 7n,… gọi là đa bội lẽ; còn 4n, 6n,… là đa bội chẵn.
- Dị đa bội (đa bội khác nguồn, là dạng đa bội do lai): là hiện tượng khi cả 2 bộ NST của 2 loài
khác nhau cùng tồn tại trong một tế bào. Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa
bội hóa.
c. Nguyên nhân: là do các tác nhân vật lí, hóa học của mơi trường ngồi, do rới loạn môi
trường nội bào hoặc do lai xa giữa 2 loài khác nhau.
d. Cơ chế phát sinh thể đa bội:
* Trong giảm phân: Do rối loạn phân bào làm cho tồn bộ các cặp NST khơng phân li trong

giảm phân, tạo ra giao tử 2n.
- Sự kết hợp giữa giao tử (2n) với giao tử bình thường (n) tạo thành thể tam bội (3n).
- Sự kết hợp giữa 2 giao tử (2n) với nhau tạo thành thể tứ bội (4n).
* Trong nguyên phân:
- Trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, tất cả các cặp NST nhân đôi nhưng không
phân ly do thoi vô sắc không hình thành  làm cho số lượng NST tăng lên gấp đôi (2n 4n)
 thể tứ bội (4n).
- Sự phân ly không bình thường của tất cả các cặp NST ở tế bào xôma trong nguyên phân hình
thành nên tế bào (4n). Tế bào (4n) tiếp tục nguyên phân hình thành nên thể khảm (4n).
e. Đặc điểm của cơ thể tự đa bội:
- Tế bào đa bội có số lượng ADN tăng gấp bội  quá trình sinh tổng hợp prôtêin diễn ra mạnh
mẽ  tế bào to, cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khỏe, sinh trưởng phát triển mạnh, khả năng
chống chịu tốt.
4


- Các thể đa bội lẻ (3n, 5n,..) không có khả năng tạo giao tử bình thường sinh  Cây đa bội lẻ
thường không có hạt như chuối nhà, dưa hấu không hạt...
- Đột biến đa bội khá phổ biến ở thực vật, hiếm gặp ở động vật.
f. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị đa bội: Là hiện tượng khi cả 2 bộ NST của 2 loài khác
nhau cùng tồn tại trong một tế bào.
* Cơ chế phát sinh:
- Do hiện tượng lai xa và đa bội hóa
Đa bội hóa
- P: 2nA x 2nB  F1: 2n (nA + nB) con lai bất thụ -------------------> 4n (2nA + 2nB) con lai
hữu thụ.
VD: cải củ (2n) = 18R x cải bắp (2n) = 18B  con lai 2n = (9R + 9B) bất thụ  Đột biến tạo
giao tử (9R + 9B)  Thể dị đa bội 4n = 18R + 18B (hữu thụ)
+ Thể song nhị bội: Trong tế bào có 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau.
* Đặc điểm và ứng dụng:

- Cơ thể lai xa mang đặc điểm của 2 lồi bớ mẹ khác nhau  có nhiều ưu thế lai.
- Có khả năng sinh sản hữu tính  tạo lồi mới, giống mới.

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỖI DẠNG
a) Dạng 1: XÁC ĐỊNH SỐ NST TRONG TẾ BÀO THỂ DỊ BỘI
a1) Phương pháp giải
- Các loại thể dị bội gồm thể ba nhiễm, thể một nhiễm, thể đa nhiễm, thể khuyết nhiễm.
- Thể ba nhiễm của 1 cặp là trường hợp có 1 cặp NST tương đồng mang 3NST
(2n + 1).
- Thể một nhiễm của 1 cặp là trường hợp có 1 cặp NST chỉ mang 1 NST (2n - 1]
- Thể bốn nhiễm của 1 cặp là trường hợp có 1 cặp NST tương đồng mang đến 4 NST
(2n + 2).
- Thể khuyết nhiễm của 1 cặp là trường hợp tế bào không mang NST nào của cặp NST
tương đồng đó.
- Thể một nhiễm kép là trường hợp hai cặp NST tương đồng khác nhau, mỗi cặp đều chỉ
biểu thị bằng 1 chiếc (2n - 1 - 1).
a2) Bài tập vận dụng
Một lồi có sớ lượng NST trong bộ lưỡng bội 2n = 20.
1) Khi quan sát tiêu bản tế bào sinh dưỡng dưới kính hiển vi sẽ đếm được bao nhiêu
NST ở:
a) Thể ba nhiễm?
d) Thể một nhiễm kép?
b) Thể ba nhiễm kép?
e) Thể bốn nhiễm?
c) Thể một nhiễm?
g) Thể khuyết nhiễm?
2) Loại nào thường gặp hơn trong các loại trên? Vì sao?
Hướng dẫn giải
1) Vì 2n = 20 suy ra n = 10.
5



a) Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của thể ba nhiễm là (2n + 1) và
bằng 20 + 1 = 21 NST.
b) Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của thể ba nhiễm kép là
(2n + 1 + 1) = 2n + 2 và bằng 20 + 2 = 22 NST.
c) Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của thể một nhiễm là (2n - 1)
và bằng 20 - 1 = 19 NST.
d) Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của thể một nhiễm kép là
(2n - 1 - 1) = 2n - 2 và bằng 20 - 2 = 18NST.
e) Số lượng NST trong tế hào sinh dưỡng của thể bốn nhiễm là (2n + 2) và bằng 20 + 2
= 22 NST.
f) Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của thể khuyết nhiễm là (2n - 2) và bằng 20 2 = 18 NST.
2) Trong các loại trên thường gặp loại thể ba nhiễm (2n + 1) và thể một nhiễm
(2n - 1).
- Vì tần số đột biến đối với mỗi cặp NST tương đồng thấp, do vậy thường chỉ xảy ra rối
loạn cơ chế phân li NST ở 1 cặp NST tương đồng hơn là nhiều cặp.
b) Dạng 2: TÍNH SỐ LOẠI THỂ LỆCH BỘI TỐI ĐA CÓ THỂ CÓ:

b1) Phương pháp giải
Số loại thể lệch bội đơn = số cặp NST = n
2
Số loại thể lệch bội kép: C n 

n!
2!(n  2)!

b2) Bài tập vận dụng: Bộ NST lưỡng bội của loài 2n = 24. Xác định
a. Có bao nhiêu trường hợp thể 3 nhiễm có thể xảy ra?
b. Có bao nhiêu trường hợp thể 1 nhiễm kép có thể xảy ra?

Hướng dẫn giải
2n = 24 → n = 12
a. Số trường hợp thể 3 nhiễm = n = 12.
b. Số trường hợp thể 1 kép = Cn2 = 66
c) Dạng 3: CƠ CHẾ XUẤT HIỆN GIAO TỬ ĐỘT BIẾN

c1) Phương pháp giải
+ Giao tử (n + 1) và giao tử (n - 1) xuất hiện, liên quan đến 1 cặp NST không phân li trong quá
trình giảm phân.
+ Trường hợp NST không phân li, có thể xảy ra ở kì sau của giảm phân I hoặc kì sau của giảm
phân II.
c2) Bài tập vận dụng
Tế bào sinh tinh của 1 cá thể đực có kí hiệu cặp NST giới tính là XY.
6


1) Hãy viết kí hiệu NST giới tính qua các kì khi tế bào giảm phân bình thường.
2) Viết kí hiệu của cặp NST giới tính khi xảy ra hiện tượng khơng phân li cặp NST giới tính ở
kì sau 1.
3) Viết kí hiệu của cặp NST giới tính khi xảy ra hiện tượng không phân li cặp NST giới tính ở
kì sau 2.
Hướng dẫn giải
1) Kí hiệu NST giới tính khi tế bào giảm phân bình thường:
Kì trung gian
: XXYY.
Kì trước 1
: XXYY.
Kì giữa 1

:


Kì sau 1
: XX ↔ YY.
Kì cuối 1
: XX và YY.
Kì trước 2
: XX và YY.
Kì giữa 2
: XX và YY.
Kì sau 2
: X ↔ X và Y ↔ Y.
Kì cuối 2
: X, X, Y, Y.
2) Kí hiệu NST giới tính khi tế bào xảy ra hiện tượng khơng phân li NST giới tính ở kì sau1:
Kì trung gian : XXYY.
Kì trước 1
: XXYY.
Kì giữa 1

:

Kì sau 1
: XXYY ↔ O.
Kì cuối 1
: XXYY và O.
Kì trước 2
: XXYY và O.
Kì giữa 2
: XXYY và O.
Kì sau 2

: XY ↔ XY và O.
Kì cuối 2
: XY, XY và O.
3) Kí hiệu NST giới tính khi tế bào xảy ra hiện tượng không phân li NST ở kì sau 2:
Kì trung gian : XXYY.
Kì trước 1
: XXYY.
Kì giữa 1

:

Kì sau 1
Kì cuối 1
Kì trước 2
Kì giữa 2
Kì sau 2
Kì cuối 2

: XX ↔ YY.
: XX, YY.
: XX, YY.
: XX, YY.
: XX ↔ O, YY ↔ O.
: XX, O, YY, O.

d) Dạng 4: XÁC ĐỊNH GIAO TỬ CỦA THỂ BA NHlỄM

d1) Phương pháp giải
• Thể ba nhiễm tạo các loại giao tử gồm loại mang 2 NST và loại mang 1 NST của cặp.
• Do vậy, khi xác định tỉ lệ giao tử của thể ba nhiễm ta dùng sơ đồ hình tam giác

7


d2) Bài tập vận dụng
Hãy xác định tỉ lệ giao tử của thể ba nhiễm có kiểu gen sau:
a) aaa
b) Aaa
c) AAa
Hướng dẫn giải
a) Đối với kiểu gen aaa:
Cá thể có kiểu ge aaa tạo 2 loại giao tử có tỉ lệ:
3a : 3aa = 1aa
b, Đối với kiểu gen Aaa:
Cá thể có kiểu gen Aaa tạo 4 loại giao tử có tỉ lệ:
1A : 2a : 2Aa : 1aa
c, Đối với kiểu gen AAa:
Cá thể có kiểu gen Aaa tạo 4 loại giao tử có tỉ lệ:
2A : 1a : 2Aa : 1AA
e) Dạng 5: BIẾT GEN TRỘI, LẶN CỦA P THỂ TAM BỘI, BA NHIỄM, XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
LAI

e1) Phương pháp giải
+ Qui ước gen.
+Xác định tỉ lệ giao tử của P.
+ Lập sơ đồ lai suy ra tỉ lệ gen, tỉ lệ kiểu hình.
e2) Bài tập vận dụng
Ở ngô, A qui định cây cao, a qui định cây thấp.
1) Viết kiểu gen của ngô cây cao, ngô cây thấp lệch bội thuộc thể ba nhiễm.
2) Cho biết kết quả các phép lai sau:
a) P1: Aaa x aaa

b) P2: AAa x Aaa
Hướng dẫn giải
1) Kiểu gen ngô cây cao, ngô cây thấp:
Qui ước gen: A qui định cây cao, a qui định cây thấp
+ Cây cao thể ba nhiễm có thể có kiểu gen: AAA, Aaa, Aaa.
+ Cây thấp thể ba nhiễm có kiểu gen aaa.
2) P1: Aaa x
aaa
1/6A
2/6Aa
2/6a
1/6aa
1/2a

1/12Aa

2/12Aaa

2/12aa

1/12aaa

1/2aa

1/12Aaa

2/12Aaaa

2/12aaa


1/12aaa

Tỉ lệ kiểu gen: 1 Aa : 3 Aaa : 2 Aaaa : 2 aa : 3 aaa : 1 aaaa.
8


Tỉ lệ kiểu hình: 1 cây cao : 1 cây thấp.
b.
P1: AAa x
aaa
1/6A
2/6AA

2/6Aa

1/6a

1/2a

1/12AAa

2/12Aa

2/12Aaa

1/12aa

1/2aa

1/12AAaa


2/12AAaa

2/12Aaaa

1/12aaa

Tỉ lệ kiểu gen: 1 Aaa : 2 Aa : 4 Aaa : 1 AAaa : 2 Aaaa : 1 aa : 1 aaa .
Tỉ lệ kiểu hình:
5 cây cao
:
1 cây thấp.
f) Dạng 6: XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG NST TRONG TỂ BÀO THỂ ĐA BỘI

f1) Phương pháp giải
- Đa bội thể là trường hợp số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n
gồm tự đa bội (đa bội cùng nguồn) và dị đa bội (đa bội khác nguồn).
- Các thể đa bội lẻ như 3n, 5n ...
- Các thể đa bội chẵn như 4n, 6n ...
f2) Bài tập vận dụng
1) Loài cà chua có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản tế bào dưới kính hiển vi sẽ
đếm được bao nhiêu NST ở:
a) Thể tam bội?
b) Thể tứ bội?
2) Con người thích sử dụng loại nào trong hai loại trên? Vì sao?
Hướng dẫn giải
1) Số lượng NST trong tế bào:
a) Số lượng NST trong tế bào 3n = 36 NST.
b) Số lượng NST trong tế bào 4n = 48 NST.
2) Con người ưa chuộng cà chua tam bội hơn. Vì thể tam hội không giảm phân tạo giao tử nên

quả sẽ không có hạt.
g) Dạng 7: XÁC ĐỊNH TỈ LỆ GIAO TỬ CỦA THỂ TỨ BỘI

g1) Phương pháp giải
- Thể tứ bội tạo loại giao tử có khả năng thụ tinh mang bộ lưỡng bội 2n.
-Do vậy, khi xác định tỉ lệ giữa các loại giao tử này ta dùng sơ đồ hình tứ giác để tổ hợp.
g2) Bài tập vận dụng
Hãy xác định tỉ lệ giao tử của các cá thể tứ bội có kiểu gen sau:
a) AAAA
c) Aaaa
e) AAaa
b) aaaa
d) AAAa
Hướng dẫn giải
a) Đối với kiểu gen AAAA: Cá thể này chỉ tạo 1 kiểu gen giao tử mang gen AA
b) Đối với kiểu gen aaaa: Cá thế này chỉ tạo 1 kiểu gen giao tử mang gen aa.
9


c) Đối với kiểu gen Aaaa: Cá thể này tạo 2 loại giao tử với tỉ lệ.

d) Đối với kiểu gen AAAa: Cá thể này tạo 2 loại giao tử với tỉ lệ:

e) Đối với kiểu gen AAaa: Cá thể này tạo 3 loại giao tử với tỉ lệ:

k) Dạng 8: BIẾT GEN TRỘI LẶN - KIỂU GEN CỦA P THỂ TỨ BỘI, THỂ TỨ NHIỄM. XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ LAI

k1) Phương pháp giải
- Qui ước gen.

- Xác định tỉ lệ giao tử của P.
- Lập sơ đồ, suy ra tỉ lệ phân li kiểu gen và tỉ lệ phân li kiểu hình.
k2) Bài tập vận dụng
Ở cà chua tứ bội: A qui định quả đỏ, a qui định quả vàng.
1) Viết kiểu gen có thể có của:
a) Cà chua tứ bội quả đỏ.
b) Cà chua tứ bội quả vàng.
2) Cho biết kết quả của các phép lai sau:
a) P1: Aaaa x Aaaa .
b) P2: AAaa x aaaa .
c) P3: AAaa x AAaa .
Hướng dẫn giải
1) Xác định kiểu gen:
Qui ước: A: quả đỏ; a: quả vàng
a) Kiểu gen cây cà chua quả đỏ tứ hội có thể có: AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa.
b) Kiểu gen cây cà chua quả vàng tứ bội là aaaa.
2) Kết quả các phép lai:
a. P1: Aaaa x
Aaaa
GP1: 1/2Aa: 1/2 aa
1/2Aa: 1/2aa
1/2Aa
1/2Aa

1/4AAaa

1/2aa
1/4Aaaa
10



1/2aa

1/4Aaaa

1/4aaaa

Tỉ lệ kiểu gen: 1 AAaa : 2Aaaa : 1 aaaa
Tỉ lệ kiểu hình: 3 quả đỏ : 1 quả vàng
P2:
AAaa
x
aaaa
GP2
(1/6AA: 4/6Aa: 1/6)
(1aa)
1/6AA
1aa

1/6AAaa

4/6Aa

1/6aa

4/16Aaaa

1/6aaa

Tỉ lệ kiểu gen: 1AAaa : 4Aaaa : 1 aaaa

Tỉ lệ kiểu hình: 5 quả đỏ : 1 quả vàng
c)
P3:
AAaa
x
AAaa
GP3
(1/6AA: 4/6Aa: 1/6)
(1/6AA: 4/6Aa: 1/6)
F3:
1/6AA

4/6Aa

1/6aa

1/6AA

1/36AAAA

1/36AAAa

1/36AAAa

4/6Aa

1/36AAAa

1/36AAAa


1/36AAAa

1/6aa

1/36AAAa

1/36AAAa

1/36AAAa

Tỉ lệ kiểu gen: 1AAAA : 8AAAa : 18 AAaa : 8 Aaaa : 1 aaaa
Tỉ lệ kiểu hình: 35 quả đỏ : 1 quả vàng
i) Dạng 9: BIẾT TỈ LỆ PHÂN LI KIỂU HÌNH Ở THẾ HỆ SAU XÁC ĐỊNH KIỂU GEN CỦA
THỂ TỨ BỘI Ở P

i1) Phương pháp giải
- Nếu thế hệ sau xuất hiện kiểu hình lặn, kiểu gen aaaa thì cả hai bên P đều phải tạo loại giao tử
mang gen aa.
- Các kiểu gen có thể tạo giao tử aa gồm: AAaa, Aaaa, aaaa và tỉ lệ giao tử mang aa chỉ có thể
là ; ; 100%.
- Dựa vào tỉ lệ kiểu hình mang tính trạng lặn ở thế hệ sau, ta có thể phân tích việc tạo giao tử
mang gen lặn aa của thê hệ trước, từ đó suy ra kiểu gen tương ứng của nó.
i2) Bài tập vận dụng
11


Ở một loài thực vật: A: qui định quả to, a: qui định quả nhỏ. Lai giữa các cà chua tứ bội người
ta thu được kết quả đời F1 có kết quả theo các trường hợp sau:
a) Trường hợp 1: F1-1 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 19 cây quả to : 20 cây quả nhỏ.
b) Trường hợp 2: F1-2 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 514 cây quả to : 47 cây quả nhỏ.

c) Trường hợp 3: F1-3 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 417 cây quả to : 83 cây quả nhỏ.
Hãy biện luận, xác định kiểu gen của bố mẹ trong mỗi trường hợp và lập sơ đồ lai chứng minh
cho kết quả đó.
Hướng dẫn giải
Qui ước gen: A: quả to; a: quả nhỏ
a) Trường hợp 1:
- F1-1 xuất hiện kiểu hình lặn quả nhỏ, kiểu gen aaaa. Vậy cả hai bên bố mẹ đều tạo loại giao
tử mang gen aa.
-

aaaa= loại giao tử aa x 100% loại giao tử aa.

- Cá thể ở P tạo loại giao tử aa = phải có kiểu gen là Aaaa.
- Cá thể còn lại ở P tạo loại giao tử mang aa = 100% phải có kiểu gen aaaa.
Vậy kiểu gen của P1: Aaaa x aaaa
(Lập sơ đồ lai)
b) Trường hợp 2:
- F1-2 xuất hiện kiểu hình mang tính trạng lặn quả nhỏ kiểu gen aaaa =
- Vì cây tứ bội tạo loại giao tử aa chỉ có thể với tỉ lệ: 100% aa hoặc
Suyra:

aaaa =

loại giao tử aa x

- Cá thể P tạo loại giao tử aa =

.
aa hoặc


aa.

loại giao tử aa.

phải có kiểu gen là AAaa; cá thể còn laị tạo loại giao tử aa

= phải có kiểu gen là Aaaa.
- Vậy kiểu gen của P2: AAaa x Aaaa
c) Trường hợp 3:
- Tương tự, F1-3 xuất hiện kiểu hình lặn quả nhỏ, kiểu gen aaaa với tỉ lệ .
+ aaaa = loại giao tử aa x 100% loai giao tử aa.
Vậy kiểu gen của P3: AAaa x aaaa.
BẢNG MA TRẬN
các mức
Chủ đề

Dạng1

Nhận biết

Thông hiểu

- Từ số nhiễm sắc
thể của thể lệch bội
xác định bệnh di
12

Vận dụng

Vận dụng cao


- Xác định được
số nuclêôtit từng
loại của thể lệch

- Xác định dạng
đột biến lệch
bội trong hợp tử


truyền ở người
Dạng 2

Dạng 7
Dạng 8

Dạng 9

- Xác định được
thời điểm rối
loạn giảm phân
để tạo giao tử đột
biến lệch bội.

- Xác định được
% giao tử đột
biến, giao tử bình
thường khi đột
biến lệch bội xảy
ra ở 3 cặp nhiễm

sắc thể.

- Xác định được
kiểu gen của của
hợp tử tam bội

- Xác định được
tỉ lệ phân li kiểu
hình ở đời sau
của bố mẹ lệch
bội.

- Xác định được
các giao tử đột biến
ở thể lệch bội

Dạng 5

Dạng 6

ngun phân

- Tính được sớ loại
thể 1 kép

Dạng 3

Dạng 4

bội.


- Xác định được số
nhóm gen liên kết ở
thể 3 nhiễm.
- Xác định được
các giao tử của thể
tứ bội
- Xác định được tỉ
lệ phân li kiểu hình
ở đời con của bố
mẹ tứ bội.

- Xác định được
tỉ lệ phân li kiểu
hình ở đời con
của bố mẹ tứ bội
và lưỡng bội.

- Từ tỉ lệ phân li
kiểu hình xác
định dạng đột
biến.

Xác định được
tỉ lệ phân li kiểu
hình của cây tứ
bội có 2 cặp
gen không alen
tự thụ phấn.


- Xác định được
kiểu gen của bố mẹ
khi biếttỉ lệ phân li
kiểu hình ở thế hệ
sau.

III. CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO TỰ LUYỆN:

Đột biến lệch bội.
Câu 1. Dạng đột biến được dùng để đưa nhiễm sắc thể mong muốn vào cơ thể khác hoặc dùng
để xác định vị trí gen trên nhiễm sắc là
13


A. đa bội.
B. lệch bội.
C. dị đa bội.
D. tự đa bội.
Câu 2. Ở cà độc dược, 2n = 24 chỉ có tế bào noãn thừa 1 nhiễm sắc thể mới thụ tinh bình
thường, còn hạt phấn thừa 1 nhiễm sắc thể bị teo hoặc không nẩy ống phấn để thụ tinh được.
Cho biết thể tam nhiễm ở cặp nhiễm sắc thể sớ 1 cho quả trịn, cịn thể song nhiễm bình thường
cho dạng quả bầu dục . Cho giao phối 2 cây tam nhiễm, kết quả đời con sẽ ra sao?
A. 25% (2n) quả bầu dục : 75% (2n +1) quả tròn.
B. 50% (2n) quả bầu dục : 50% (2n +1) quả tròn.
C. 75% (2n) quả bầu dục : 25% (2n +1) quả tròn.
D. 100% (2n) quả bầu dục .
Câu 3. Ở một loài thực vật (2n = 22), cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F 1.
Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 4,
người ta đếm được trong các tế bào con có 336 crơmatít. Hợp tử bị đột biến thuộc dạng
A. Thể ba.

B. Thể bốn.
C. Thể không.
D. Thể một.
A a
Câu 4. Một cơ thể có tế bào chứa cặp NST giới tính X X . Trong quá trình giảm phân phát
sinh giao tử, ở một số tế bào cặp NST này không phân li trong lần phân bào II. Các loại giao tử
có thể được tạo ra từ cơ thể trên là
A. XAXA, XAXa, XA, Xa, O.
B. XAXa, XaXa, XA, Xa, O.
C. XAXA, XaXa, XA, Xa, O.
D. XAXa, O, XA, XAXA
Câu 5. Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b.
Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là
của thể đột biến?
A. AABb, AaBB.
B. AABb, AABb.
C. AaBb, AaBB.
D. aaBb, Aabb.
A a
A
Câu 6. Mẹ có kiểu gen X X , bố có kiểu gen X Y, con gái có kiểu gen XAXaXa. Cho biết quá
trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nst. Kết luận nào
sau đây về quá trình giảm phân ở bố và mẹ là đúng:
A. Trong giảm phân II ở mẹ, NST giới tính khơng phân li. ở bớ giảm phân bình thường.
B. Trong giảm phân I ở bố, NST giới tính khơng phân li. ở mẹ giảm phân bình thường.
C. Trong giảm phân II ở bớ, NST giới tính khơng phân li. ở mẹ giảm phân bình thường.
D. Trong giảm phân I ở mẹ, NST giới tính khơng phân li. ở bố giảm phân bình thường.
Câu 7. Khi các cơ thể của một quần thể giao phối (2n) tiến hành giảm phân hình thành giao
tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li
trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra binh thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có

thể tạo ra các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là
A. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2.
B. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n.
C. 2n-2; 2n; 2n+2+1.
D. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+1
Câu 8. Một loài thực vật có 2n =16, ở một thể đột biến xẫy ra đột biến cấu trúc NST tại 3
NST thuộc 3 cặp khác nhau. Khi giảm phân nếu các cặp phân li bình thường thì trong số các
loại giao tử tạo ra, giao tử không mang đột biến chiếm tỉ lệ là
A. 87,5%
B. 12,5%
C. 75%
D. 25%
Câu 9. Ở một loài thực vật có bộ NST 2n = 18. Nghiên cứu tiêu bản NST của một cá thể thấy
có 20 NST và hiện tượng bất thường xảy ra chỉ ở một cặp trong bộ NST. Cá thể đó mang đột
biến thuộc dạng
A. Thể ba.
B. Thể ba nhiểm kép. C. Thể bốn nhiễm.
D. thể ba kép hoặc thể bốn.
0
Câu 10. Một cặp alen Aa dài 4080A , alen A có 3120 liên kết hiđrô, alen a có 3240 liên kết
hiđrô. Do đột biến đã xuất hiện thể 2n+1 có số nuclêôtit loại A = 1320; G = 2280. Kiểu gen của
thể dị bội đó là
A. AAa.
B. aaa.
C. Aaa.
D. AAA.
14


Câu 11. Ở người, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể (NST) giới tính X, khơng

có alen tương ứng trên NST Y quy định. Một gia đình có cả bố và mẹ đều nhìn màu bình
thường, sinh ra một người con mắc hội chứng Tớcnơ và mù màu. Điều giải thích nào sau đây
là đúng?
A. Trong giảm phân I ở bớ, NST giới tính khơng phân li, các sự kiện khác diễn ra
bình thường.
B. Trong giảm phân II ở mẹ, NST giới tính khơng phân li, các sự kiện khác diễn ra
bình thường.
C. Trong giảm phân I ở mẹ, NST giới tính khơng phân li, các sự kiện khác diễn ra
bình thường.
D. Trong giảm phân I cả mẹ và bớ, NST giới tính khơng phân li, các sự kiện khác diễn ra bình
thường.
Câu 12. Ở cà độc dược có 12 cặp NST tương đồng. Có nhiều nhất bao nhiêu trường hợp thể
một kép?
A. 12.
B. 24.
C. 66.
D. 132.
Câu 13. Một cá thể dị bội dạng 2n + 1 tạo các kiểu giao tử có sức sống với tỉ lệ:
1A : 1a : 1a1 : 1Aa : 1Aa1 : 1aa1 sẽ có kiểu gen nào sau đây?
A. Aaa1
B. AAa1.
C. aaa1.
D. Aaa.
Câu 14. Cà chua có bộ NST 2n=24. Có bao nhiêu loại thể đột biến trong tế bào có một cặp
nhiễm sắc thể mang 3 nhiễm sắc thể và một cặp nhiễm sắc thể khác chỉ có 1 nhiễm sắc thể?
A. 660
B. 720
C. 120
D. 132
Câu 15. Ở người gen M: Bình thường và m: Bị bệnh mù màu. Các gen trên NST giới tính X và

khơng có alen trên NST Y. Bố mẹ đều bình thường, sinh con XO và bị bệnh mù màu. Kiểu gen
của bố mẹ là gì và đột biến lệch bội xảy ra ở bố hay mẹ?
A. XMXm  XMY đột biến ở mẹ.
B. XmXm  XMY đột biến xảy ra ở bố.
C. XmXm  XmY và đột biến xảy ra ở mẹ.
C. XmXm  XmY và đột biến xảy ra ở bố.
Câu 16. Ở người gen M: Bình thường ; gen m: mù màu. Các gen trên NST giới tính X và
khơng có alen trên NST Y. Mẹ mù màu sinh ra con mắc hội chứng claiphentơ nhưng nhìn màu
rõ. Kiểu gen của bố mẹ là gì và đột biến lệch bội xảy ra ở bố hay mẹ?
A. XmXm  XMY và đột biến xảy ra ở mẹ.
B. XmXm  XMY và đột biến xảy ra ở bố.
C. XmXm  XmY và đột biến xảy ra ở mẹ.C. XmXm  XmY và đột biến xảy ra ở bố.
Câu 17. Cho biết gen A: thân cao, gen a: thân thấp. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình
thường. Tỉ lệ kiểu hình tạo ra từ phép lai AAA x Aaa là
A. 100% thân cao
B. 75% thân cao : 25% thân thấp
C. 11 thân cao : 1 thân thấp
D. 35 thân cao : 1 thân thấp
Câu 18. Tế bào sinh hạt phấn của thể đột biến có kiểu gen AAaBb sẽ cho giao tử nào sau đây ?
A. AaB ; AAB ; AAa ; Bb.
B. AAB ; AAb ; AaB ; Aab.
C. AaB ; ABb ; aBB ; aBb.
D. AABb ; Aa ; Ab ; aBb.
Câu 19. Ở ngô, gen R quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen r quy định hạt trắng. Giả thiết
hạt phấn (n+1) không có khả năng thụ tinh, noãn (n+1) vẫn thụ tinh bình thường. Cho phép lai
P: ♂ RRr x ♀ Rrr. Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là
A. 11 đỏ: 1 trắng.
B. 3 đỏ: 1 trắng.
C. 35 đỏ: 1 trắng.
D. 5 đỏ: 1 trắng

Câu 20. Loại đột biến nhiễm sắc thể nào sau đây khơng góp phần dẫn đến hình thành lồi
mới?
15


A. Chuyển đoạn.
B. Đa bội.
C. Lệch bội.
D. Đảo đoạn.
Câu 21. Một người có 48 NST trong tế bào, gồm 45 NST thường, NST 21 gồm ba chiếc giống
nhau, NST giới tính gồm ba chiếc trong đó có hai chiếc giớng nhau. Kết luận nào sau đây
đúng?
A. Người này là nữ vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng 3X.
B. Người này là nam vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng Claiphentơ.
C. Người này là nữ vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng Claiphentơ.
D. Người này là nam vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng 3X.
Câu 22: Tế bào sinh hạt phấn của thể đột biến có kiểu gen AAaBb sẽ cho giao tử nào sau đây?
A. AaB ; AAB ; AAa ; Bb.
B. AAB ; AAb ; AaB ; Aab.
C. AaB ; ABb ; aBB ; aBb.
D. AABb ; Aa ; Ab ; aBb.
Câu 23. Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có
1200 nuclêôtit. Alen B có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen b có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng
nhau. Cho hai cây đều có kiểu gen Bb giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có
một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit loại guanin của các alen nói trên bằng 1199. Kiểu gen
của loại hợp tử này là
A. Bbbb.
B. BBb.
C. Bbb.
D. BBbb.

Câu 24. Trong tế bào, xét 1 cặp NST tương đồng chứa 1 cặp gen dị hợp Dd. Gen D chứa 450
Adenin và 300 Guanin.Gen d chứa 200 Adenin và 550 Guanin. Nếu gây đa bội thành công
trong quá trình nguyên phân của tế bào trên thì số lượng từng loại nu trong tb con tạo ra là
A. A=T=1000; G=X=2000
B. A=T=1100; G=X=2000
C. A=T=1300; G=X=1700
D. A=T=850; G=X=1400
Câu 25. Một hợp tử của gà 2n=78 nguyên phân bình thường 5 lần liên tiếp và các tế bào con
có chứa tổng số 2528 NST đơn, biết quá trình phát sinh giao tử cái xảy ra bình thường. Kết
luận nào đúng?
A. Hợp tử là thể một và xảy ra đột biến ở tế bào sinh trứng
B. Hợp tử là thể ba và xảy ra đột biến ở tế bào sinh trứng
C. Hợp tử là thể một và xảy ra đột biến ở tế bào sinh tinh
D. Hợp tử là thể ba và xảy ra đột biến ở tế bào sinh tinh
Câu 26. Giao tử bình thường của loài vịt nhà có chứa 40 NST đơn. Một hợp tử của loài vịt
nhà nguyên phân bình thường 4 lần đã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương đường 1185
NST đơn. Tên gọi đúng của hợp tử trên là
A.Thể đa bội lẻ 3n
B.Thể lưỡng bội
C.Thể một
D.Thể ba
Câu 27. Biết F1 chứa 1 cặp gen dị hợp trên 1 cặp NST thường, mỗi gen đều chứa 150 vòng
xoắn.Gen trội có 20% Adenin và gen lặn có tỉ lệ 4 loại nu giống nhau. Khi cho F1 tự thụ phấn
thấy ở F2 xuất hiện loại hợp tử chứa 1950 A.Kết luận đúng là
A. Cả 2 bên (đực và cái) F1 đều giảm phân bình thường
B. Cả 2 bên (đực và cái) F1 đều bị đột biến dị bội trong giảm phân
C. Một trong 2 bên F1 bị đột biến dị bội trong giảm phân
D. Một trong 2 bên F1 bị đột biến gen trong giảm phân
16



Câu 28. Ở 1 loài, hợp tử bình thường nguyên phân 3 lần không xảy ra đột biến, số NST chứa
trong các tế bào con bằng 624. Có 1 tế bào sinh dưỡng của loài trên chứa 77 NST. Cơ thể mang
tế bào sinh dưỡng đó có thể là
A. Thể đa bội chẵn
B. Thể đa bội lẻ
C. Thể một
D. Thể ba
Câu 29 Xét cặp alen dài 5100A 0. Alen A có 3450 liên kết hiđrô; alen a có hiệu số giữa X với loại
nuclêôtit khác chiếm 10% số nuclêôtit của gen. Do đột biến đã tạo ra kiểu gen AAaa. Số nuclêôtit từng
loại trong kiểu gen tứ bội AAaa là:

A. A = T = 2700 nuclêôtit;
B. A = T = 1650 nuclêôtit;
G = X = 3300 nuclêôtit.
G = X = 1350 nuclêôtit.
C. A = T = 3300 nuclêôtit;
D. A = T = 6600 nuclêôtit;
G = X = 2700 nuclêôtit.
G = X = 5400 nuclêôtit.
Câu 30. A là gen quy định cây chín sớm; a quy định cây chín muộn. Trong một q̀n thể có
tồn cây chín sớm dị hợp. Do đột biến số lượng NST đã xuất hiện phép lai cho tỉ lệ kiểu hình
11 cây chín sớm : 1 cây chín muộn. Từ cây lưỡng bội có kiểu gen Aa đã xuất hiện loại đột biến
nào?
I. Đột biến dị bội, thể một nhiễm.
III. Đột biến dị bội, thể ba nhiễm.
II. Đột biến thể tứ bội.
IV. Đột biến thể tam bội.
A. I, II.
B. I, III.

C. II, III.
D. II, IV.
Đột biến đa bội.
Câu 1. Điểm khác nhau giữa thể tự đa bội và thể dị đa bội là
A. Số lượng NST. B. Nguồn gớc NST. C. Hình dạng NST.
D. Kích thước NST.
Câu 2. Xét cùng một loài thì dạng đột biến nào gây mất cân bằng gen lớn nhất?
A. Đảo đồng thời nhiều đoạn trên NST
B. Mất đoạn NST
C. Chuyển đoạn trên NST
D. Đột biến lệch bội
Câu 3. Cây lai F1 từ phép lai giữa cải củ và cải bắp có đặc điểm gì?
A. Mang 2 bộ NST đơn bội nA + nB = 36, sinh trưởng phát triển được nhưng bất thụ
B. Mang 2 bộ NST đơn bội nA + nB = 18, sinh trưởng phát triển được nhưng bất thụ
C. Mang 2 bộ NST đơn bội nA + nB = 36, bất thụ và không sinh trưởng phát triển được
D. Mang 2 bộ NST đơn bội nA + nB = 18, bất thụ và không sinh trưởng phát triển được
Câu 4. Cho một cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với một cây Aa. Quá trình giảm phân
ở các cây bố mẹ xảy ra bình thường. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử ở đời con là
A. 1/2
B. 1/12
C. 1/36
D. 5/6
Câu 5. Dùng consixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội.
cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bớ mẹ giảm phân bình
thường, tính theo lí thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là
A. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.
B. 1AAAA : 8AAaa : 18AAAa : 8Aaaa : 1aaaa.
B. 1AAAA : 4AAAa : 6Aaaa : 4Aaaa : 1aaaa.
D. 1AAAA : 8AAAa : 18Aaaa : 8AAaa : 1aaaa.


17


Câu 6. Cho 1 cây cà chua tứ bội có kiểu gen Aaaa lai với 1 cây khác có kiểu gen AAaa. Quá
trình giảm phân ở các cây bố, mẹ xảy ra bình thường, các loại giao tử tạo ra đều có khả năng
thụ tinh. Tỷ lệ kiểu gen dị hợp ở đời con là
A. 9/12
B. 10/12
C. 1/12
D. 11/12
Câu 7. Có 2 loài thực vật, loài A có n=9 và loài B có n=10. Nhận xét nào sau đây đúng về thể
song nhị bội được hình thành giữa loài A và lồi B?
A. Thể song nhị bội có sớ NST và số nhóm gen liên kết đều là 38.
B. Thể song nhị bội có số NST là 38, số nhóm gen liên kết là 19.
C. Thể song nhị bội có số NST là 19, số nhóm gen liên kết là 38.
D. Thể song nhị bội có số NST và số nhóm gen liên kết đều là 19.
Câu 8. Các tế bào xôma lưỡng bội bình thường bị đột biến dẫn đến sự hinh thành các tế bào
sau đây
1. Thể không
2. Thể một
3. Thể tứ bội
4. Thể bốn
5. Thể ba
6. Thể lục bội
Công thức NST của các tế bào 1, 2, 3, 4, 5 và 6 được viết tương ứng là
A. 2n, 2n +1, 2n + 3, 2n + 4, 3n và 6n.
B. 2n, 2n – 1, 2n + 1, 2n + 2, 3n và 6n.
C. 2n – 2, 2n – 1, 2n + 2, 4n, 2n+1 và 2n + 6. D. 2n – 2, 2n – 1, 4n, 2n + 2, 2n + 1 và 6n.
Câu 9. Cho biết gen A: thân cao, gen a: thân thấp. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình
thường. Tỉ lệ kiểu hình tạo ra từ Aaaa x Aaaa là:

A. 11 thân cao : 1 thân thấp
B. 3 thân cao : 1 thân thấp
C. 9 thân cao : 7 thân thấp
D. 15 thân cao : 1 thân thấp
Câu 10. Để khắc phục hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa về mặt di truyền người ta thường tiến
hành đa bội hóa để
A. làm thay đổi số lượng NST
B. làm thay đổi cấu trúc NST
C. làm thay đổi cách sắp xếp gen trên NST
D. làm cho mỗi NST đều có 1 NST tương đồng
Câu 11. Hạt phấn của loài A có 8 nhiễm sắc thể, tế bào rễ của loài B có 24 nhiễm sắc thể. Cho
giao phấn giữa loài A và loài B được con lai F 1. Cơ thể F1 xảy ra đa bội hóa tạo cơ thể lai hữu
thụ có bộ nhiễm sắc thể trong tế bào giao tử là
A. 20.
B.16.
C. 32.
D. 40.
Câu 12. Ở phép lai ♂ AaBb x ♀AaBb, đời con đã phát sinh một cây tứ bội có kiểu gen
AaaaBBBb. Đột biến được phát sinh ở lần
A. nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
B. giảm phân II của quá trình tạo hạt phấn và tạo noãn.
C. giảm phân I của giới này và lần giảm phân II của giới kia.
D. giảm phân I của quá trình tạo hạt phấn và tạo nỗn.
Câu 13. Ở một lồi thực vật, người ta tiến hành lai giữa các cây có kiểu gen như sau: P AaBb
x AAbb. Do xảy ra đột biến trong giảm phân đã tạo ra con lai 3n. Con lai 3n có thể có những
kiểu gen nào ?
A. AAABbb; AAAbbb; AAaBbb; AAabbb. B. AAABBb; AAAbbb; AAABbb; AAabbb.
C. AAABBB; AAAbbb; AAaBbb; AAabbb. D. AAABbb; AAAbbb; AAaBBb; aaabbb.
Câu 14. Con lai trong phép lai nào sau đây là thể đa bội cùng nguồn?
A. AABB x DDEE  AABBDDEE.

B. AABB x aabb
 AAaBb.
C. AABB x DDEE  ABDE.
D. AAbb x aaBB  AAaaBBbb.
Câu 15. Trường hợp nào sau đây bộ nhiễm sắc thể của tế bào là một số lẻ?
18


(1). Tế bào đơn bội ở người.
(2). Tế bào tam bội đậu Hà Lan.
(3). Tế bào xôma ở châu chấu đực.
(4). Tế bào giao tử bình thường của ruồi giấm.
(5). Thể ba nhiễm ở ruồi giấm.
(6). Tế bào của người bị mắc hội chứng Tớcnơ.
(7). Tế bào nội nhũ ở đậu Hà Lan.
(8). Tế bào tứ bội ở củ cải.
Tổ hợp các ý đúng là
A. 1,2,3,5,6,7.
B. 1,2,4,5,7,8.
C. 1,2,3,5,7,8.
D. 1,2,3,4,6,7.
Câu 16. Gen lặn biểu hiện ra kiểu hình trong trường hợp nào?
1. Gen lặn ở thể đồng hợp lặn.
2. Gen lặn trên nhiễm sắc thể thường ở thể dị hợp.
3. Gen lặn trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X ở giới dị giao.
4. Gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X ở giới đồng giao thuộc thể dị hợp.
5. Gen lặn ở thể đơn bội. 6. Gen lặn ở thể dị hợp thuộc thể ba nhiễm.
Các phương án đúng là
A. 1,3,5.
B. 1,2,5.

C. 1,2,4.
D. 1,4,5.
Câu 17. Ở một loài thực vật, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả
vàng; gen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với gen b quy định quả chua. Biết rằng
không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có
khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBBBb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ
phân li kiểu hình ở đời con là
A. 35:1.
B. 105:35:3:1.
C. 35:35:1:1.
D. 3:3:1:1.
Câu 18. Cho hai cây cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử, một trong số các hợp
tử đó nguyên phân bình thường liên tiếp 5 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 960 nhiễm
sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố không
xảy ra đột biến và không có trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 1024 loại giao tử. Số lượng nhiễm
sắc thể có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình nguyên phân này là
A. 3n = 30
B. 2n = 16
C. 2n = 30
D. 3n = 24
Câu 19. Ở một loài thực vật, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả
vàng. Cặp gen Aa nằm trên nhiễm sắc thể thường, biết quá trình giảm phân bình thường và
không có đột biến xảy ra. Khi cho giao phấn hai cây bố mẹ tứ bội với nhau, phép lai nào sau
đây ở đời con khơng có sự phân tính về kiểu hình?
A. AAaa x Aaaa.
B. Aaaa x AAAa.
C. AAaa x Aaaa.
D. Aaaa x Aaaa.
Câu 20. Cho các sự kiện sau:
1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n.

2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n.
3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.
4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội.
5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.
Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà
được giải thích bằng chuỗi các sự kiện theo thứ tự là
A. 5 → 1 → 4.
B. 4 → 3 → 1.
C. 3 → 1 → 4.
D. 1 → 3 → 4.
Câu 21. Ở ngô, gen R quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen r quy định hạt trắng. Giả thiết
hạt phấn (n+1) không có khả năng thụ tinh, noãn (n+1) vẫn thụ tinh bình thường. Cho phép lai
P: ♂ RRr x ♀ Rrr. Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là
A. 11 đỏ: 1 trắng.
B. 3 đỏ: 1 trắng.
C. 35 đỏ: 1 trắng.
D. 5 đỏ: 1 trắng
19


Câu 22. Ở phép lai ♂ AaBb x ♀AaBb, đời con đã phát sinh một cây tứ bội có kiểu gen
AaaaBBBb. Đột biến được phát sinh ở lần
A. nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
B. giảm phân II của quá trình tạo hạt phấn và tạo noãn.
C. giảm phân I của giới này và lần giảm phân II của giới kia.
D. giảm phân I của quá trình tạo hạt phấn và tạo nỗn.
Câu 23. Ở một lồi thực vật, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả
vàng. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, cho rằng quá trình giảm phân
bình thường và không có đột biến xảy ra. Cho giao phấn 2 cây bố mẹ tứ bội với nhau, về mặt
lý thuyết thì phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình quả màu đỏ là thấp nhất ?

A. AAaa x Aaaa.
B. Aaaa x Aaaa.
C. AAaa x AAaa.
D. Aaaa x AAAa.
Câu 24. Cà chua có bộ NST 2n = 24. Có bao nhiêu trường hợp trong tế bào đồng thời có thể
ba kép và thể một?
A. 1320
B. 132
C. 660
D. 726
Câu 25. Cho biết A: Quy định quả dài; a: Quy định quả ngắn. Quá trình giảm phân đều xảy ra
bình thường. Tỉ lệ kiểu gen xuất hiện từ phép lai Aaaa  Aaaa là
A. 1AAaa : 4Aaaa : 1aaaa.
B. 1AAaa : 2Aaaa : 1aaaa.
C. 1AAAa : 5AAaa : 5Aaaa : 1aaaa.
D. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa.
Câu 26. A hoa kép; a quy định hoa đơn. Đem giao phối cây hoa kép có cùng nguồn gốc và bộ
NST đều chẵn với nhau. Kết quả thu được ở thế hệ lai 11 kép : 1 đơn. Kiểu gen P là
A. AAaa  Aaaa.
B. AAaa  aa.
C. Aaaa  aaaa.
D. B. AAaa  AA.
Câu 27. Biết A quy định quả ngọt; a quả chua. Đem lai các cây tứ bội với nhau. Nếu kết quả
phân li kiểu hình là 75% ngọt : 25% chua thì kiểu gen của P là
A. AAaa  Aaaa.
B. Aaaa  Aaaa.
C. Aaaa  aaaa.
D. AAaa  aaaa.
Câu 28. Đột biến thể đa bội là dạng đột biến:
A. Nhiễm sắc thể (NST) bị thay đổi trong cấu trúc

B. Bộ NST bị thừa 1 hoặc vài NST
C. Bộ NST tăng lên theo bội số của n và ≥2n
D. Bộ NST tăng lên theo bội số của n và >2n
Câu 29. Rối loạn phân li của toàn bộ bộ nhiễm sắc thể (NST) trong gián phân sẽ làm xuất hiện
dòng tế bào:
A. 4n
B. 2n
C. 3n
D. 2n+2
Câu 30. Rới loạn phân li trong tồn bộ bộ nhiễm sắc thể trong lần phân bào 1 của phân bào
giảm nhiễm của một tế bào sinh dụctạo ra:
A. Giao tử n và 2n
B. Giao tử 2n
C. Giao tử n
D. Giao tử 2n và 3n
IV. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST TRONG CÁC ĐỀ THI ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG:

Câu 1 (ĐH2011): Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy
định quả vàng. Dùng cơnsixin xử lí các hạt của cây lưỡng bội (P), sau đó đem gieo các hạt này
thu được các cây F1. Chọn ngẫu nhiên hai cây F1 cho giao phấn với nhau, thu được F2 gồm
1190 cây quả đỏ và 108 cây quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các
cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen của F 2 là
20


A. 5 AAA : 1AAa : 5 Aaa : 1 aaa B. 1 AAA : 5 AAa : 5 Aaa : 1 aaa
C. 5 AAA : 1 AAa : 1 Aaa : 5 aaa D. 1 AAA : 5 AAa : 1Aaa : 5 aaa
Câu 2 (ĐH2011): Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi
alen đều có 1200 nuclêôtit. Alen B có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen b có số lượng 4 loại
nuclêôtit bằng nhau. Cho hai cây đề có kiểu gen Bb giao phấn với nhau, trong số các hợp tử

thu được, có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit loại guanin của các alen nói trên bằng
1199. Kiểu gen của loại hợp tử này là:
A.Bbbb
B. BBbb
C.Bbb
D. BBb
Câu 3(ĐH2012): Ở một loài (2n = 6), trên mỗi cặp nhiễm sắc thể thường xét hai cặp gen dị
hợp, mỗi gen gồm 2 alen; trên cặp NST giới tính xét một gen có 3 alen thuộc vùng tương đồng.
Các con đực (XY) bị đột biến thể một trong quần thể có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen nếu giả
sử các thể một này đều không ảnh hưởng đến sức sống và giới tính đực được quyết định bởi
NST Y?
A. 144.
B. 1320.
C. 1020.
D. 276.
Câu 4(ĐH2012): Ở cà chua, alen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so vơi alen a qui định
quảvàng. Thực hiện một phép lai (P) giữa 2 cây lưỡng bội quả đỏ thuần chủng với cây quả
vàng thu được F1. Dùng conxixin để xử lý các hạt F1, sau đó gieo các hạt này thành cây F1.
Khi cho hai cây F1giao phấn với nhau thì tỉ lệ kiểu hình nào sau đây không thể xuất hiện nếu
quá trình tạo giao tử diễn ra bình thường và cây tứ bội chỉ có thể cho giao tử lưỡng bội?
A. 11 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng .
B. 35 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng .
C. 5 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng .
D. 3 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng .
Câu 5(ĐH2012): Có 5 tế bào (2n) của một loài cùng tiến hành nguyên phân 6 lần. Ở kỳ
giữa của lần nguyên phân thứ 4 có 2 tế bào không hình thành được thoi vô sắc. Ở các tế bào
khác và trong những lần nguyên phân khác, thoi vô sắc vẫn hình thành bình thường. Sau
khi kết thúc 6 lần nguyên phân đó, tỉ lệ tế bào bị đột biến trong tổng số tế bào được tạo ra là
bao nhiêu?
A. 1/12.

B. 1/7.
C. 1/39.
D. 3/20.
Câu 6(ĐH2013): Cơ thể có kiểu gen Dd khi phát sinh giao tử mà có một cặp NST mang các
gen này không phân li ở giảm phân II, GP I vẫn bình thường thì có thể tạo ra các loại giao tử là
A. DD và dd
B. D, d và DD, Dd, dd, O
C. D,d và DD, dd, O
D. D,d và Dd, O
Câu 7(ĐH2013): Ở một loài thực vật có bộ NST 2n = 32. Nếu các thể đột biến lệch bội sinh
sản hữu tính bình thường và các loại giao tử đều có sức sống và khả năng thụ tinh như nhau thì
khi cho thể một (2n -1) tự thụ phấn, loại hợp tử có 31 NST ở đời con chiếm tỉ lệ:
A. 75%
B. 50%
C. 100%
D. 25%
Câu 8 (ĐH2014): Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể,
xét một gen có hai alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba tương ứng với các
cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen
đang xét?
A. 108.
B. 64.
C. 144.
D. 36.
21


Câu 9 (ĐH2014): Cho phép lai P: ♀ AaBbDd �♂ AaBbdd . Trong quá trình giảm phân hình
thành giao tử đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong
giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân hình thành giao tử cái

diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai trên tạo ra F1 có tới đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 42.
B. 18.
C. 56.
D. 24.
Câu 10 (ĐH2015): Một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Do đột biến, ở một
quần thể thuộc loài này đã xuất hiện hai thể đột biến khác nhau là thể một và thể tam bội. Số
lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào sinh dưỡng của thể một và thể tam bội này lần lượt là
A. 6 và 12.
B. 11 và 18.
C. 12 và 36.
D. 6 và 13.
Câu 11 (ĐH2015): Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Cho hai cây thuộc loài
này giao phấn với nhau tạo ra các hợp tử. Giả sử từ một hợp tử trong số đó (hợp tử H) nguyên
phân liên tiếp 4 lần, ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các
tế bào con có tổng cộng 336 crômatit. Cho biết quá trình nguyên phân không xảy ra đột biến.
Hợp tử H có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa
A. giao tử n với giao tử 2n.
B. giao tử (n - 1) với giao tử n.
C. giao tử n với giao tử n.
D. giao tử (n + 1) với giao tử n.
Câu 12 (ĐH2015): Từ một tế bào xôma có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, qua một số lần
nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con. Tuy nhiên, trong một lần phân bào, ở một tế bào
con có hiện tượng tất cả các nhiễm sắc thể không phân li nên chỉ tạo ra một tế bào có bộ nhiễm
sắc thể 4n; tế bào 4n này và các tế bào con khác tiếp tục nguyên phân bình thường với chu kì tế
bào như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên tạo ra 240 tế bào con. Theo lí thuyết, trong
sớ các tế bào con tạo thành, có bao nhiêu tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n?
A. 208.
B. 212.
C. 224.

D. 128.
Câu 13( CĐ2013): Một nhóm tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaXB Y tiến hành giảm phân
hình thành giao tử, trong đó ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li
trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể giới tính phân li bình thường. Nếu giảm phân II diễn ra
bình thường thì kết thúc quá trình này sẽ tạo ra số loại giao tử tối đa là:
A. 4
B. 6
C. 8
D. 7
Câu 14 (CĐ2013): Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a
quy định hoa trắng. Biết rằng cơ thể tứ bội giảm phân bình thường cho giao tử lưỡng bội có
khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ
lệ 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng?
A. AAaa × Aaaa
B. AAAa × AAAa
C. Aaaa × Aaaa
D. AAaa × AAaa
Câu 15(CĐ2013): Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có kiểu gen AaBb, ở một số tế
bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể
mang cặp gen Bb phân li bình thường; giảm phân II diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái có kiểu
gen AABb, quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai : ♀AABb x
♂AaBb cho đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 4
B. 12
C. 6
D. 8
22


Câu 16(CĐ2013): Một hợp tử lưỡng bội tiến hành nguyên phân, trong lần nguyên phân thứ ba,

ở một tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình
thường, những lần nguyên phân tiếp theo diễn ra bình thường. Hợp tử này phát triển thành
phôi, phôi này có bao nhiêu loại tế bào khác nhau về ba nhiễm sắc thể?
A. Bốn loại
B. Ba loại
C. Hai loại
D. Một loại
Câu 17(CĐ2013): Biết rằng các thể tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ
tinh bình thường và không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con
có 5 loại kiểu gen?
A. AAaa x AAaa
B. AAaa x AAAa
C. Aaaa x Aaaa
D. Aaaa x AAaa

23


PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết quả thực nghiệm
Tiến hành dạy học thực nghiệm theo đề tài tại trường THPT ĐỘI CẤN - VĨNH PHÚC, đối
với các lớp học sinh khối 12 tôi thu được kết quả sau: có tới 70% - 85% học sinh biết cách vận
dụng và giải nhanh các bài tập mà tôi đưa ra.
2. Kết luận
Qua nghiên cứu chuyên đề, đối chiếu với nội dung và nhiệm vụ đặt ra, tôi rút ra một số kết
luận sau:
- Nghiên cứu tìm ra phương pháp giải nhanh phần bài tập đột biến số lượng nhiễm sắc
thể.
- Áp dụng được đề tài của minh vào giảng dạy học sinh khối 12 có hiệu quả hơn.

- Kết quả thực nghiệm sư phạm góp phần đánh giá hiệu quả sử dụng phương pháp giải
nhanh rất bổ ích cho học sinh, giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn khi giải bài tập trắc
nghiệm và tự luận trong kì thi THPT Quốc Gia cũng như thi học sinh giỏi cấp tỉnh, góp phần
trong việc phát huy tính tích cực trong hoạt động học tập của HS, nâng cao hiệu quả
- Qua việc giải bài tập (toán) học sinh có thể hiểu, nhớ, vận dụng kiến thức linh hoạt, sáng tạo
kiến thức với từng tình huống cụ thể. Thông qua đó học sinh có thể rèn luyện kĩ năng tư duy
lôgic, vận dụng sáng tạo kiến thức lí thuyết vào thực tiễn cuộc sớng, thêm thích học mơn sinh
học.
3. Kiến nghị
- Tiếp tục nghiên cứu, phát triển và thực nghiệm trên phạm vi rộng để tìm ra nhiều phương
pháp giải hay hơn nữa trong nhiều dạng bài tập của sinh học để giúp giáo viên có được tài liệu
dạy học thiết thực, phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Nhà trường tạo điều kiện về thời gian dành cho môn Sinh hơn nữa để giảng dạy học sinh tốt
hơn.

24


MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………… Trang 2
PHẦN II : NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ ……….…………… Trang 3
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................. Trang 24

25


×