Tải bản đầy đủ (.doc) (165 trang)

Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ văn phòng ở huyện sô lô tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 165 trang )

ĐẠI HỌC THÁ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRIỆU TOÀN TĂNG

TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG
GIAO TIẾP CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ VĂN
PHÒNG
Ở HUYỆN SÔNG LÔ - TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>

ĐẠI HỌC THÁ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRIỆU TOÀN TĂNG

TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG
GIAO TIẾP CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ VĂN
PHÒNG
Ở HUYỆN SÔNG LÔ - TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ TÍNH



THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả. Các
số liệu và kết quả đưa ra trong Luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được
công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận văn

Triệu Toàn Tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3i

/>

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu
lý luận và tích lũy kinh nghiệm thực tế của tác giả. Những kiến thức quý báu
mà các thầy cô giáo đã truyền đạt trong quá trình học tập đã làm sáng tỏ ý
tưởng, tư duy của tác giả trong suốt thời gian hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Đào tạo sau đại học
trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn Thị Tính, cô
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này.

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi còn nhận được sự giúp đỡ và cộng
tác của các cá nhân và tập thể: Đảng ủy, UBND và cán bộ làm văn phòng
huyện Sông Lô đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu,
cũng như nghiên cứu thực hiện đề tài, tôi xin trân thành cảm ơn.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và gia
đình đã giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.
Tác giả luận văn

Triệu Toàn Tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4i

/>

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................. 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3
5. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3

8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG KỸ
NĂNG GIAO TIẾP CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ VĂN PHÒNG Ở
CẤP HUYỆN.......................................................................................... . 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................ 5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu của một số nước trên thế giới..................... 5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu của Việt Nam ............................................. 5
1.2. Một số khái niệm công cụ............................................................................. 7
1.2.1. Giao tiếp, giao tiếp công vụ................................................................... 7
1.2.2. Kỹ năng giao tiếp công vụ ................................................................... 11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3

/>

1.2.3. Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ Văn phòng cấp huyện
...... 13
1.3. Những vấn đề cơ bản về kỹ năng giao tiếp công vụ của cán bộ văn
phòng ở cấp huyện ............................................................................................. 15
1.3.1. Vai trò của kỹ năng giao tiếp công vụ trong hoạt động văn phòng .... 15
1.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp công vụ của cán bộ
với nhân dân trong thực thi công vụ ................................................................
19
1.4. Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ văn phòng ở
cấp huyện ........................................................................................................... 22
1.4.1. Lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng ......................................................... 22
1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng ............................................... 31
1.4.3. Các biện pháp chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng......................... 33
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng ................................................. 35

1.4.5. Vai trò của Chánh Văn phòng huyện đối với hoạt động bồi dưỡng
kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ văn phòng ......................................... 36
Kết luận chương 1.............................................................................................. 37
Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG
GIAO TIẾP CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ VĂN PHÒNG Ở HUYỆN
SÔNG LÔ - TỈNH VĨNH PHÚC.................................................................... 39
2.1. Tổ chức khảo sát ......................................................................................... 39
2.1.1. Một vài nét về khách thể khảo sát...........................................................
39
2.1.2. Tổ chức khảo sát .................................................................................. 43
2.2. Kết quả khảo sát ......................................................................................... 44
2.2.1. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ cán bộ văn phòng cấp cơ sở huyện
Sông Lô.......................................................................................................... 44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4

/>

2.2.2. Thực trạng kỹ năng giao tiếp công vụ của cán bộ văn phòng ở
huyện tỉnh Vĩnh Phúc .................................................................................... 46
2.2.3. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho
nhân viên văn phòng ở Huyện Sông Lô - Vĩnh Phúc.................................... 57

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5

/>


Kết luận chương 2.............................................................................................. 63
Chương 3. BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ VĂN PHÒNG Ở HUYỆN SÔNG LÔ
TỈNH VĨNH PHÚC ......................................................................................... 64
3.1. Nguyên tắc lựa chọn các biện pháp ............................................................ 64
3.1.1. Đảm bảo tính đối tượng ....................................................................... 64
3.1.2. Phù hợp với thực tế công việc ............................................................. 64
3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống ........................................................................ 65
3.1.4. Đảm bảo tính toàn diện........................................................................ 65
3.1.5. Đảm bảo tính hiệu quả......................................................................... 66
3.2. Các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ văn
phòng huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc .............................................................. 66
3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ văn phòng về kỹ năng giao tiếp
công vụ ........................................................................................................... 66
3.2.2. Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng, lập kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng giao
tiếp công vụ cho cán bộ văn phòng ở huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc...........
69
3.2.3. Huy động nguồn lực, xây dựng lực lượng báo cáo viên bồi dưỡng
cho cán bộ văn phòng ở huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc........................... 74
3.2.4. Cải thiện môi trường làm việc, tạo động lực cho cán bộ văn
phòng tự hoàn thiện kỹ năng giao tiếp công vụ............................................. 78
3.2.5. Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức bồi dưỡng theo hướng
phát huy vai trò chủ thể của cán bộ văn phòng tham gia bồi dưỡng ................
81
3.2.6. Xây dựng các chế độ hỗ trợ về tài chính, cơ sở vật chất cho hoạt
động bồi dưỡng .............................................................................................. 85
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6


/>

3.2.7. Lấy ý kiến phản hồi từ nhân dân về thái độ và hành vi phục vụ
của cán bộ văn phòng, giúp cán bộ văn phòng tự hoàn thiện ....................... 86
3.2.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp .......................................................... 88
3.3. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp.............................................. 89
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm ........................................................................ 89
3.3.2. Nội dung khảo nghiệm ........................................................................ 89
3.3.3. Phương pháp khảo nghiệm .................................................................. 89
3.3.4. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................... 89
Kết luận chương 3.............................................................................................. 91
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 92
1. Kết luận.......................................................................................................... 92
2. Khuyến nghị................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 94

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7

/>

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CLB

:

Câu lạc bộ


CNH-ĐHH

:

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CT - HC

:

Chính trị - Hành chính

HCQG

:

Hành chính quốc gia

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

NXB

:

Nhà xuất bản


TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TTBD

:

Trung tâm bồi dưỡng

UBMTTQ

:

Ủy ban mặt trận tổ

quốc UBND

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

:

Ủy ban nhân dân

iv
v

/>


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thực trạng nhận thức của cán bộ văn phòng về tầm quan
trọng của kỹ năng giao tiếp công vụ .............................................. 46
Bảng 2.2: Thực trạng nhận thức của cán bộ văn phòng về các kĩ năng
giao tiếp công vụ của cán bộ văn phòng ........................................ 47
Bảng 2.3: Mức độ quan tâm của cán bộ văn phòng cấp xã tới nội dung
giao tiếp công vụ ............................................................................ 48
Bảng 2.4: Thực trạng tự đánh giá về kỹ năng giao tiếp công vụ của cán
bộ văn phòng cấp xã....................................................................... 50
Bảng 2.5: Thực trạng về thái độ phục vụ của nhân viên văn phòng trong
giao tiếp công vụ ............................................................................ 54
Bảng 2.6: Thực trạng công tác tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công
vụ cho cán bộ văn phòng ở huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc ......... 59
Bảng 2.7: Thực trạng công tác chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực
giao tiếp công vụ của cán bộ văn phòng ........................................ 61
Bảng 3.1:

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi, tính hiệu quả của các biện
pháp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ văn phòng
........ 90

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
v

/>

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Kĩ năng giao tiếp công vụ có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống
hoạt động của con người, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành đạt của con người
trong lĩnh vực lao động nghề nghiệp. Nhờ có kĩ năng giao tiếp công vụ mà
chúng ta hiểu về mọi người xung quanh ta, biết cách chia sẻ với họ những buồn
vui và khó khăn của cuộc sống, biết hành động hợp tác cùng người khác để tạo
ra sự thành công cho tập thể và cá nhân, cộng đồng.
Cùng với hoạt động xã hội kĩ năng giao tiếp công vụ là một hoạt động
không thể thiếu trong đời sống con người, giúp cho con người có cơ hội gắn kết
trong cộng đồng và hoạt động thành công, hiệu quả vì mục đích chung. Đó là
một trong những phương tiện có ý nghĩa nhất để con người giao lưu và phát
triển nhân cách, để con người hợp tác và tiến hành các loại hoạt động sản xuất
và hoạt động xã hội khác để khẳng định vị trí xã hội của con người.
Đối với cá nhân, kĩ năng giao tiếp là điều kiện tồn tại và là một nhân tố
phát triển tâm lý, nhân cách của họ. Việc nghiên cứu các vấn đề về Kĩ năng
hoạt động giao tiếp để tìm hiểu các quy luật trao đổi thông tin, tương tác lẫn
nhau giữa các cá nhân trong quá trình hoạt động sẽ đem lại hiệu quả cao trong
lao động sản xuất, lao động nghề nghiệp, trong hoạt động cộng đồng. Để hoạt
động cộng đồng thành công, đòi hỏi chủ thể hoạt động cần phải có kĩ năng giao
tiếp nhằm gắn kết các thành viên trong cộng đồng theo mục đích hoạt động
chung, tạo ra sự chia sẻ, hợp tác trong hành động.
Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ văn phòng là
hoạt động nhằm giúp cho người cán bộ văn phòng có kiến thức hiểu biết về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
1

/>


giao tiếp, đồng thời phải có kĩ năng giao tiếp với cá nhân, cộng đồng trong thi
hành nhiệm vụ, công vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
1

/>

Huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc - một huyện mới được thành lập còn
rất nhiều khó khăn, đặc biệt là cán bộ, công chức Văn phòng còn trẻ, mới được
điều động, tuyển dụng vào làm việc - thì cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng về
chuyên môn, nghiệp vụ, vấn đề bồi dưỡng các kỹ năng giao tiếp công vụ cần
được sự ưu tiên, quan tâm đặc biệt để đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động của cơ quan Văn phòng. Trong những năm qua kỹ năng
giao tiếp công vụ của cán bộ văn phòng ở Huyện Sông Lô - Tỉnh Vĩnh Phúc,
đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong các hoạt động chung, tuy nhiên
bên cạnh đó hoạt động của đội ngũ này chưa được sâu rộng và hiệu quả cao một
phần do năng lực giao tiếp của cán bộ còn hạn chế đặc biệt là kỹ năng giao tiếp
công vụ của cán bộ chưa được quan tâm, tập huấn nghiệp vụ thường xuyên.
Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng
giao tiếp công vụ cho cán bộ văn phòng ở Huyện Sông Lô - Tỉnh Vĩnh
Phúc”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về kỹ năng và bồi dưỡng kỹ
năng giao tiếp công vụ cho cán bộ văn phòng ở huyện đề tài đề xuất các biện
pháp tổ chức bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ văn phòng ở
Huyện Sông Lô - Tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm hoàn thiện và phát triển năng lực hoạt

động cho cán bộ văn phòng ở Huyện Sông Lô - Tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là quá trình bồi dưỡng kĩ năng hoạt
động giao tiếp của cán bộ văn phòng ở Huyện Sông Lô.
3.2. Đối tượng nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
1

/>

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các biện pháp tổ chức bồi dưỡng kĩ
năng giao tiếp công vụ của Chánh Văn phòng huyện cho cán bộ văn phòng cơ
sở ở Huyện Sông Lô - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
1

/>

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công
vụ cho cán bộ văn phòng cấp huyện.
Khảo sát thực trạng tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán
bộ Văn phòng ở cấp huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc.

Đề xuất hệ thống các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho
cán bộ văn phòng ở huyện tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Giả thuyết khoa học
Hiệu quả hoạt động của cán bộ văn phòng ở huyện phụ thuộc một phần
vào năng lực công tác của cán bộ văn phòng nói chung và kỹ năng giao tiếp
công vụ của cán bộ văn phòng nói riêng, nếu đánh giá đúng kỹ năng giao tiếp
của cán bộ văn phòng và đề xuất được các biện pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ
năng giao tiếp công vụ cho cán bộ văn phòng cấp huyện tỉnh Vĩnh Phúc thì sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ văn phòng các cấp
trong tỉnh Vĩnh Phúc.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp của Chánh văn phòng huyện
nhằm tổ chức bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ, hướng dẫn cho cán bộ văn
phòng cấp huyện thuộc cấp cơ sở huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện kỹ
năng giao tiếp công vụ bằng ngôn ngữ nói. Đề tài tiến hành khảo sát trên cán bộ
văn phòng của Huyện và các xã: Lãng Công, Tân Lập, Đồng Thịnh, Nhạo sơn,
Đức Bác, Hải Lựu, Thị trấn Tam Sơn…
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp sau đây:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
14

/>

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh…hệ thống hóa, khái
quát hóa các tài liệu về kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ văn phòng cấp

huyện nhằm xây dựng khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
15

/>

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra, khảo sát thực tế bằng các phiếu hỏi, thu thập thông tin, xử
lý số liệu nhằm mô tả thực trạng kĩ năng giao tiếp công vụ và thực trạng
bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ văn phòng cấp huyện tỉnh
Vĩnh Phúc.
- Phỏng vấn trực tiếp cán bộ văn phòng cấp xã nhằm bổ sung cho kết
quả điều tra bằng phiếu hỏi.
- Nghiên cứu thực tế, tổng kết kinh nghiệm về bồi dưỡng kỹ năng giao
tiếp công vụ cho cán bộ Văn phòng cấp huyện.
- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia nhằm khảo nghiệm tính hiệu quả,
tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
7.3. Phương pháp bổ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê toán học và phần mềm tin học để xử lý
số liệu và phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị đề tài gồm 3 chương:
Chương1: cơ sở lý luận về tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ
cho cán bộ văn phòng cấp huyện
Chương 2: Thực trạng tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho
cán bộ Văn phòng ở huyện tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 3: Các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán

bộ văn phòng ở huyện tỉnh Vĩnh Phúc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
16

/>

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG KỸ
NĂNG GIAO TIẾP CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ
VĂN PHÒNG Ở CẤP HUYỆN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các công trình nghiên cứu của một số nước trên thế giới
- Các công trình nghiên cứu của một số nước trên thế giới
Vấn đề giao tiếp đã được con người xem xét từ thời cổ đại, nhà triết học
Socrate (470-399TCN) và Platon (428-347 TCN) đã nói tới đối thoại như là sự
giao tiếp trí tuệ, phản ánh mối quan hệ qua lại giữa con người với con
người. Khoa học ngày càng phát triển, những tri thức về lĩnh vực giao tiếp cũng
không ngừng tăng lên. Các nhà triết học, xã hội học, tâm lý học… càng quan
tâm nghiên cứu đến vấn đề này, chúng tôi thấy nổi lên một số hướng nghiên cứu
sau đây:
- Hướng thứ nhất: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về giao tiếp
như: bản chất, cấu trúc, cơ chế, phương pháp luận nghiên cứu giao tiếp, mối
quan hệ giữa giao tiếp và hoạt động…Thuộc xu hướng này có công trình của
A.A.Bođaliov, Xacopnhin, A.A.Léonchiev, B.Ph.Lomov...
- Hướng thứ hai: Nghiên cứu giao tiếp với nhân cách, có công trình của
A.A.Bohnheva…

- Hướng thứ ba: Nghiên cứu các dạng giao tiếp nghề nghiệp, có công
trình của A.A.Leonchiev, A.V.Petropxki, V.A.Krutetxki, Ph.N.Gonobolin…
- Hướng thứ tư: Nghiên cứu các dạng giao tiếp như KNGT trong quản lý,
trong kinh doanh và những bí quyết trong quan hệ giao tiếp có công trình của
Allan Pease, Derak Torrington…
1.1.2. Các công trình nghiên cứu của Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
17

/>

Ở nước ta, vấn đề giao tiếp được nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ
XX, có thể phân thành một số hướng nghiên cứu sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
18

/>

- Hướng thứ nhất: Nghiên cứu bản chất tâm lý học của giao tiếp, đặc
điểm giao tiếp của con người, chỉ ra nội dung, hiệu quả, phương tiện giao tiếp…
có công trình của GS. Viện sỹ Phạm Minh Hạc, các tác giả Ngô Công Hoàn,
Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Ngọc Bích, Trần Trọng Thuỷ, Nguyễn Sinh
Huy…
- Hướng thứ hai: Nghiên cứu giao tiếp như là một tiến trình truyền đạt

thông tin, các đặc điểm giao tiếp của người tham gia vào truyền thông, hướng
này có các công trình nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Văn Lê, Nguyễn
Thị Oanh, Nguyễn Khắc Viện…
- Hướng thứ ba: Nghiên cứu thực trạng đặc điểm giao tiếp của một số đối
tượng đặc biệt là Sinh viên Sư phạm, đề xuất những tác động nhằm nâng cao
hiệu quả giao tiếp của họ như đề tài của Tống Duy Riêm, Bùi Ngọc Thiết, Trần
Thị Kim Thoa…
- Hướng thứ tư: Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp trong lãnh đạo, quản lý
kinh tế, kinh doanh, du lịch, sư phạm….Có công trình của Mai Hữu Khuê,
Nguyễn Thạc và Hoàng Anh, Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Văn Đính…
Như vậy, vấn đề giao tiếp đã được nhiều nhà Xã hội học, Tâm lý học
nghiên cứu trên bình diện lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, nhìn chung các
công trình đã được đề cập đến những vấn đề lý luận về giao tiếp trong tâm lý
học như quan niệm về giao tiếp, vai trò, ý nghĩa của giao tiếp đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách con người. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều
quan điểm không thống nhất về giao tiếp.
Về mặt thực tiễn, các công trình, đề tài nghiên cứu về giao tiếp rất nhiều.
Nhiều công trình đã đề cập đến những vấn đề rèn luyện kỹ năng giao tiếp,
những tác động nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp cho nhiều đối tượng nghiên
cứu, trong đó có giao tiếp công vụ. Những công trình nghiên cứu ngày càng đi
sâu vào những đối tượng nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, về kỹ năng giao tiếp và
bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho cán bộ, công chức văn phòng cấp huyện đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
19

/>


nay chưa có công trình nghiên cứu nào. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác
giả sẽ tiếp thu những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
20

/>

thành quả nghiên cứu của các công trình đi trước để thực hiện, đồng thời gắn
với điều kiện thực tiễn của Văn phòng huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.2. Một số khái niệm công cụ
1.2.1. Giao tiếp, giao tiếp công vụ
i. Khái niệm giao tiếp
Khi quan niệm về giao tiếp các nhà Tâm lý học, Xã hội học có nhiều
định nghĩa khác nhau về giao tiếp.
+ B.V.Xôcôlov, xem giao tiếp như là một yếu tố chung có cả người và
động vật, ông cho rằng: Giao tiếp là sự tác động lẫn nhau giữa những con người
với nhau và những động vật có tâm lý với nhau, nếu thu hẹp hơn thì có thể coi
giao tiếp là mối quan hệ giữa con người và những động vật nuôi trong nhà.
Quan niệm này có xu hướng mở rộng khái niệm giao tiếp:
+ A.A Leonchiev định nghĩa giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa con
người với con người, trong đó con người trao đổi thông tin, trao đổi cảm xúc,
tri giác lẫn nhau, đưa đến ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau và ông đã mở
rộng khái niệm chủ thể giao tiếp đến toàn xã hội. Tuy nhiên, ông chưa phân
biệt rõ trong quan hệ giao tiếp ai là chủ thể, ai là khách thể. Ông cho rằng giao
tiếp là dạng hoạt động hoặc là phương thức, điều kiện của hoạt động.
+ B.Ph.Lômôv cho giao tiếp là sự tác động qua lại của những con người
tham gia vào đó như những chủ thể và luôn có sự chuyển hoá giữa chủ thể và

khách thể. Với sự tác động qua lại như vậy thì giao tiếp tối thiểu phải từ hai
người trở lên.. B.Ph.Lômôv cho rằng giao tiếp là hoạt động là hai phạm trù
tương đối độc lập của quá trình thống nhất của đời sống con người. Phạm trù
“hoạt động” phản ánh mối quan hệ chủ thể, khách thể, còn phạm trù “giao tiếp”
phản ánh mối quan hệ chủ thể - chủ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
21

/>

Quan niệm về giao tiếp của A.A.Leonchiev và B.Ph.Lômôv đều có điểm
hợp lý và chưa hợp lý. Leonchiev khi bảo vệ quan điểm cho rằng giao tiếp là
một dạng đặc biệt của hoạt động có đối tượng đã lý giải chưa thoả đáng về đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
22

/>

tượng, động cơ, chủ thể của hoạt động này. Còn Lômôv lại quá nhấn mạnh đến
phạm trù giao tiếp cũng đi đến chỗ khó giải thích một số trường hợp giao tiếp
tham gia vào hoạt động có đối tượng như là điều kiện thiết yếu của hoạt động.
Từ đó nhiều nhà tâm lý học cho rằng, hoạt động là quy luật chung nhất của tâm
lý người. Giao tiếp là một dạng hoạt động phản ánh mối quan hệ chủ thể - chủ
thể. Hoạt động có đối tượng phản ánh mối quan hệ chủ thể - khách thể. Hai

khái niệm này ngang bằng nhau và có mối quan hệ gắn bó khắng khít với nhau
trong phạm trù hoạt động, là hai mặt thống nhất của cuộc sống con người, của
sự phát triển tâm lý.
Tác giả Diệp Quang Bình và Đinh Trọng Lạc quan niệm về giao tiếp
rộng hơn, cả hai tác giả cho rằng động vật cũng có giao tiếp. Hai ông quan
niệm: Giao tiếp là sự tiếp xúc với nhau giữa cá thể này với cá thể khác trong
cộng đồng xã hội. Loài động vật cũng có thể làm thành những xã hội vì chúng
sống có giao tiếp với nhau như xã hội loài ong, xã hội loài kiến.
Tác giả Trần Trọng Thủy và tác giả Nguyễn Sinh Huy cho rằng:Giao tiếp
của con người là một quá trình chủ đích hay không có chủ đích, có ý thức hay
không có ý thức mà trong đó các cảm xúc và tư tưởng được diễn đạt trong các
thông điệp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ.
Hai tác giả Nguyễn Thạc và Hoàng Anh quan niệm: Giao tiếp là hình
thức đặc biệt cho mối quan hệ giữa con người với con người mà qua đó nảy
sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết,
rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau.
Tác giả Nguyễn Ngọc Bích trong giáo trình “Tâm lý xã hội” viết: Giao
tiếp là sự tiếp xúc giữa hai người hay nhiều người thông qua phương tiện
ngôn ngữ nhằm trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết tác động qua lại và
điều chỉnh lẫn nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
23

/>

×