Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

Sử dụng phối hợp dạy học theo góc và dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học chương khúc xạ ánh sáng vật lý 11 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 153 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

SỬ DỤNG PHỐI HỢP DẠY HỌC THEO GÓC VÀ DẠY HỌC
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG
“KHÚC XẠ ÁNH SÁNG” VẬT LÝ 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI
HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

SỬ DỤNG PHỐI HỢP DẠY HỌC THEO GÓC VÀ DẠY HỌC GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG
“KHÚC XẠ ÁNH SÁNG” VẬT LÝ 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Vật lí
Mã số: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TẠ TRI PHƯƠNG

HÀ NỘI - 2017



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, phòng Sau đại học cùng quý
thầy cô Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để
giúp tôi hoàn thành khóa học.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo
PGS. TS Tạ Tri Phương đã dành nhiều thời gian, tận tình hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trường
THPT Xuân Giang, xã Xuân Giang, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã tạo
điều kiện cho tôi được học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các đồng chí giáo viên tổ Vật
lý và các em học sinh lớp 11B, 11C trường THPT Xuân Giang đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực nghiệm.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và các học viên lớp
LL&PPDHBM Vật lý K19 đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 8 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cam đoan: Luận văn là công trình nghiên cứu của chính bản thân
dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS. TS Tạ Tri Phương; đề tài nghiên cứu
không trùng lặp với bất cứ công trình nghiên cứu của tác giả nào đã công bố
trước đó. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 8 tháng 9 năm 2017

Tác giả luận văn

VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG


BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt

Giáo viên

GV

Học sinh

HS

Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học hiện đại
Dạy học theo góc
Dạy học giải quyết vấn đề

PPDH
PPDHHĐ
DHTG
DHGQVĐ


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 4
3. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................
4
4. Giả thuyết khoa học........................................................................................ 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................
5
7. Đóng góp của đề tài........................................................................................ 5
8. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................... 6
Chương I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU . 7
1.1. Dạy học theo góc ......................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm dạy học theo góc ..................................................................... 7
1.1.2. Cơ sở của dạy học theo góc ...................................................................... 8
1.1.2.1. Dạy học theo góc đáp ứng các phong cách học tập của người học .........
8
1.1.2.2. Dạy học theo góc phát triển năng lực tự học, tính chủ động, sáng tạo
của học sinh
.............................................................................................................. 9
1.1.3. Đặc điểm của dạy học theo góc ............................................................... 9
1.1.4. Các loại hình dạy học theo góc ............................................................... 10
1.1.5. Các tiêu chí của dạy học theo góc ........................................................... 13
1.1.6. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học theo góc ....................... 15
1.1.7. Qui trình tổ chức dạy học theo góc .........................................................
16
1.1.7.1. Chọn nội dung, không gian lớp học phù hợp ....................................... 16
1.1.7. 2. Thiết kế kế hoạch bài học ................................................................... 16
1.1.7.3. Tổ chức dạy học theo góc .................................................................... 17



1.1.8. Ưu – nhược điểm của dạy học theo góc ..................................................
22
1.1.9. Khả năng vận dụng dạy học theo góc vào dạy học ở trường phổ thông...
24


1.1.9.1. Điều kiện vận dụng dạy học theo góc .................................................. 24
1.1.9.2. Loại kiến thức áp dụng đối với dạy học theo góc ................................. 24
1.2. Tổ chức hoạt động giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học vật lí ......
24
1.2.1. Cơ sở khoa học của việc tổ chức hoạt động giải quyết vấn đề của học sinh
......................................................................................................................... 26
1.2.1.1. Chu trình sáng tạo khoa học................................................................. 26
1.2.1.2. Tiến trình khoa học giải quyết vấn đề .................................................. 27
1.2.1.3. Dạy học giải quyết vấn đề.................................................................... 28
1.2.1.4. Cơ sở định hướng việc tổ chức hoạt động giải quyết vấn đề của học
sinh
......................................................................................................................... 30
1.2.2. Các pha của tiến trình dạy học giải quyết vấn đề .................................... 32
1.2.3. Ưu điểm nổi bật của dạy học GQVĐ ..................................................... 34
1.3. Phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh khi vận dụng phối hợp dạy
học theo góc và dạy học giải quyết vấn đề.
............................................................. 35
1.3.1. Năng lực ................................................................................................. 35
1.3.2. Sáng tạo .................................................................................................. 35
1.3.3. Khái niệm năng lực sáng tạo................................................................... 36
1.3.4. Năng lực sáng tạo và những biểu hiện của năng lực sáng tạo..................
36
1.3.5. Các biện pháp hình thành và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. .

38
1.3.6. Tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo ........................................................ 39
1.3.7. Đề xuất các tiêu chí của năng lực sáng tạo khi kết hợp dạy học theo góc
và dạy học giải quyết vấn đề
................................................................................. 40
1.3.7.1. Cơ sở ................................................................................................... 40
1.3.7.2. Xây dựng tiêu chí để đánh giá ............................................................. 40


1.4. Sự phối hợp dạy học theo góc và dạy học giải quyết vấn đề ...................... 41
1.5. Thực trạng của việc sử dụng các PPDH hiện đại ở trường phổ thông. ....... 42
1.5.1. Mục đích điều tra.................................................................................... 42


1.5.2. Cách thức điều tra...................................................................................
42
1.5.3. Kết quả ................................................................................................... 43
KẾT LUẬN CHƯƠNG I.................................................................................. 45
Chương II. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC
CHƯƠNG “KHÚC XẠ ÁNH SÁNG” - VẬT LÝ 11 THPT KHI SỬ DỤNG PHỐI HỢP
DẠY HỌC THEO GÓC VÀ ............................................. 46
DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. ............................................................... 46
2.1. Nội dung kiến thức chương “Khúc xạ ánh sáng”. ...................................... 46
2.1.1. Nội dung kiến thức – kỹ năng cơ bản chương “Khúc xạ ánh sáng”......... 46
2.1.1.1. Vị trí, tầm quan trọng kiến thức của chương trong chương trình vật

THPT. .............................................................................................................. 46
2.1.1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Khúc xạ ánh sáng”. .........................
48
2.1.1.3. Kiến thức, kỹ năng cần đạt được chương “Khúc xạ ánh sáng”. ............

49
2.1.2. Phân tích một số nội dung kiến thức chương “Khúc xạ ánh sáng” - Vật lý
11 THPT. ......................................................................................................... 50
2.1.2.1. Nội dung kiến thức bài “Khúc xạ ánh sáng”. ....................................... 50
2.1.2.2. Phân biệt nội dung bài “Phản xạ toàn phần”. .......................................
50
2.1.3. Tìm hiểu thực tế dạy học nội dung kiến thức chương “Khúc xạ ánh sáng”Vật lý 11 THPT. ............................................................................................... 51
2.1.3.1. Mục đích điều tra .................................................................................
51
2.1.3.2. Phương pháp điều tra. ..........................................................................
51
2.1.3.3. Kết quả điều tra. ..................................................................................
52


2.2. Những mục tiêu cần đạt được khi tổ chức dạy học chương “Khúc xạ ánh
sáng”. ............................................................................................................... 53
2.2.1. Kiến thức. ...............................................................................................
53
2.2.2. Kỹ năng. ................................................................................................. 53


2.3. Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học kiến thức chương “Khúc xạ ánh sáng” –
Vật lý 11 THPT với việc phối hợp dạy học theo góc và dạy học giải quyết vấn
đề.

....................................................................................................................

54
2.3.1. Soạn thảo tiến trình dạy học bài “Khúc xạ ánh sáng” theo các giai đoạn

với việc sử dụng phối hợp dạy học theo góc và dạy học giải quyết vấn đề. ......
54
2.3.1.1. Mục tiêu bài học. .................................................................................
54
2.3.1.2. Lập sơ đồ xây dựng kiến thức khoa học ...............................................
56
2.3.1.3. Hoạt động dạy học tại các góc .............................................................
57
2.3.2. Soạn thảo tiến trình dạy học bài “Phản xạ toàn phần” theo các giai đoạn
với việc sử dụng phối hợp dạy học theo góc và dạy học giải quyết vấn đề. ......
70
2.3.2.1. Mục tiêu bài học. .................................................................................
70
2.3.2.2. Lập sơ đồ xây dựng kiến thức khoa học. ..............................................
72
2.3.2.3. Hoạt động dạy học tại các góc. ............................................................
74
KẾT LUẬN CHƯƠNG II ................................................................................ 91
Chương III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................ 92
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm.................................................................
92
3.1.1. Mục đích ................................................................................................ 92
3.1.2. Nhiệm vụ ................................................................................................
92
3.2. Đối tượng thực nghiệm..............................................................................
93


3.3. Thời điểm thực nghiệm .............................................................................
94

3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ...........................................................
94
3.5. Các bước tiến hành thực nghiệm ...............................................................
94
3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm ...................................................................
95
3.6.1. Phân tích kết quả thực nghiệm về mặt định tính .....................................
95
3.6.1.1. Tính khả thi của phương án thiết kế bài học.........................................
95
3.6.1.2. Phân tích kết quả đối với việc phát huy tính sáng tạo của học sinh
trong
tập.............................................................................................................. 99

học


3.6.2. Phân tích kết quả thực nghiệm về mặt định lượng ................................
102
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................. 109
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 114
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ngày nay trong sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật trên

toàn thế giới, trong đó nổi bật là cuộc cách mạng công nghệ thông tin diễn ra
rất sôi động, có tác động sâu sắc và trực tiếp đến mọi hoạt động kinh tế xã hội
của hầu hết các quốc gia trên thế giới, mở ra một thời kì phát triển mới của
nhân loại - đó là thời kì của nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá. Công cuộc
đổi mới cần những con người có năng lực hành động, tnh năng động, sáng
tạo, tính tự lực và trách nhiệm cũng như năng lực cộng tác làm việc, năng
lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Thực tiễn đó đặt ra mục tiêu phải đổi mới
nền giáo dục đào tạo về mọi mặt, trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học
có một vị trí đặc biệt quan trọng góp phần thúc đẩy những đổi mới khác
trong giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Để khẳng định tầm quan trọng của công cuộc đổi mới phương pháp
dạy học, hội nghị lần thứ 2 ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt
Nam khoá VIII đã chỉ rõ :"Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo,
khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của
người học. Từng bước áp dụng phương pháp tên tiến và phương pháp hiện
đại vào quá trình dạy học để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo,
năng lực tự giải quyết vấn đề". [6,tr.41]. Thực tế chúng ta đang thực hiện
đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở hầu hết các cấp học. Phương
pháp dạy học ở bậc phổ thông phải hướng tới hoạt động học tập tích cực,
chủ động, sáng tạo, thói quen và khả năng tự học, tnh thần hợp tác; tạo
niềm tin, niềm vui, hứng thú; thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang
dạy học theo “Phương pháp dạy học tch cực”. Luật Giáo dục 2005, tại khoản 2
điều 28, quy định “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tnh tch
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng


phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tễn; tác động đến tnh cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học
tập cho học sinh”. [1]

1.2. Quan điểm dạy học tích cực đã được nhà giáo dục người Mỹ Robert
Marzano nêu lên trong công trình A Diferent Kind of Classroom: Teaching with
Dimension of Learning do Association for Supervision and Curriculum
Development xuất bản. Dạy và học tích cực cũng đã được Dự án Việt – Bỉ, là
Dự án song phương giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam với Cơ quan Hợp
tác Kĩ thuật Bỉ triển khai áp dụng tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Đã
có nhiều phương pháp dạy học tích cực được nghiên cứu và áp dụng thành
công ở nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam cũng đang từng bước triển khai
áp dụng. Trong đề tài này, chúng tôi đề cập đến việc nghiên cứu và sử dụng
phối hợp phương pháp dạy học theo góc và dạy học giải quyết vấn đề,
hiện đang còn tương đối mới ở Việt Nam. Đã có một vài báo cáo khoa học
nghiên cứu và chỉ ra những ưu điểm khi sử dụng các phương pháp dạy học
này, nhưng rất ít luận văn đi theo hướng nghiên cứu sử dụng phối hợp hai
phương pháp trên.
Cũng giống như người lớn thường không kiên nhẫn và thử sử dụng các
thiết bị kĩ thuật mà không cần đọc hướng dẫn sử dụng; trẻ em thường
không kiên nhẫn khi bắt đầu chu trình học của mình: các em lập tức muốn
thực hiện các hoạt động. Do đó trong dạy học cần để các em có thời gian cũng
như không gian để khám phá và trải nghiệm để có thể tiếp thu các nội dung
học tập một cách sáng tạo. Đó chính là ý tưởng tổ chức sử dụng phối hợp dạy
học theo góc và dạy học giải quyết vấn đề. Dạy học theo góc giúp học sinh
tham gia tích cực vào hoạt động học nhằm học sâu, hiểu rõ kiến thức, vì cùng
một vấn đề học sinh sẽ thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, với các phong cách
học khác nhau. Nội dung kiến thức có thể không chỉ bó hẹp trong sách giáo


khoa mà có thể vượt ra ngoài kiến thức giáo khoa, liên hệ chặt chẽ với các
vấn đề của thực tiễn. Dạy



học theo góc đòi hỏi giáo viên với cùng một nội dung kiến thức cần thiết kế các
nhiệm vụ để người học xây dựng kiến thức theo các con đường khác nhau.
Dạy học giải quyết vấn đề giúp học sinh phát hiện vấn đề, nghiên cứu vấn đề
và tm câu trả lời cho vấn đề. Trong quá trình đó học sinh tự chiếm lĩnh kiến
thức, rèn khả năng tự lập, sáng tạo và kĩ năng giải quyết vấn đề. Nếu sử dụng
phối hợp DHTG và DHGQVĐ trong dạy học Vật lí sẽ giúp học sinh nhận thấy
mình tìm ra kiến thức, mình là người chiếm lĩnh kiến thức thì hiệu quả tiếp
thu kiến thức sẽ cao hơn.
1.3. Trong những năm qua, đã có rất nhiều đề tài khoa học nghiên cứu
về các phương pháp dạy học hiện đại như: vận dụng lý thuyết kiến tạo trong
dạy học vật lý, dạy học theo phương pháp thực nghiệm, dạy học giải quyết
vấn đề, dạy học theo góc... Tuy nhiên trong các đề tài nghiên cứu có rất ít các
đề tài nghiên cứu phối hợp các phương pháp dạy học với nhau. Bên cạnh đó,
trong chương trình Vật lí 11 THPT thì chương “Khúc xạ ánh sáng” là chương rất
quan trọng về mặt kiến thức lý thuyết và có ứng dụng thực tiễn rất lớn. Kiến
thức của chương rất gần gũi với học sinh và có nhiều cơ sở về nội dung dạy
học và thiết bị dạy học để tổ chức dạy học phối hợp dạy học theo góc và dạy
học giải quyết vấn đề. Sử dụng phối hợp hai phương pháp này phát huy tính
chủ động, sáng tạo của học sinh và hình thành ở học sinh niềm tin về bản
chất khoa học của các hiện tượng tự nhiên cũng như khả năng nhận thức của
con người, khả năng ứng dụng khoa học để đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời
sống. Tuy nhiên chưa có luận văn nào nghiên cứu sử dụng phối hợp dạy học
theo góc và dạy học giải quyết vấn đề vào chương “Khúc xạ ánh sáng” Vật lí 11
THPT.
Trên cơ sở đó chúng tôi chọn đề tài: Sử dụng phối hợp dạy học theo
góc và dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học chương “Khúc xạ ánh sáng”
Vật lý 11 THPT, để góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học Vật
lý trong trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng dạy học hiện nay.



2. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng phối hợp dạy học theo góc và dạy học giải quyết vấn đề để tổ
chức dạy học một số kiến thức chương “Khúc xạ ánh sáng” Vật lý 11 THPT
nhằm đạt được các mục tiêu kiến thức và phát triển năng lực sáng tạo của
học sinh trong học tập.
3. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy và học trong quá trình nghiên cứu đề tài: Sử dụng phối
hợp dạy học theo góc và dạy học giải quyết vấn đề chương “Khúc xạ ánh
sáng” - Vật lý 11 THPT.
4. Giả thuyết khoa học
Dạy học theo góc và dạy học giải quyết vấn đề có những đặc trưng riêng
biệt điển hình. Sự vận dụng phối hợp một cách linh hoạt, phù hợp của
hai phương pháp này cho phép đồng thời đạt được các mục tiêu kiến thức và
phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí thuyết của dạy học theo góc và dạy học giải quyết
vấn đề; những đặc trưng điển hình của từng phương pháp; những ưu điểm
nổi bật khi có sự phối hợp hai phương pháp…
- Xác định mục tiêu dạy học chương “Khúc xạ ánh sáng” Vật lí 11 THPT.
- Phân tích nội dung kiến thức chương “Khúc xạ ánh sáng”, Vật lí 11
THPT. Xác định mục tiêu hướng tới, điều kiện cần thiết tổ chức dạy học theo
phương pháp hiện đại. Những khó khăn mà GV và HS gặp phải và cách giải
quyết.
- Tìm hiểu thực trạng dạy học chương “Khúc xạ ánh sáng” ở trường THPT
hiện nay.
- Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học một số kiến thức chương “Khúc xạ
ánh sáng”, Vật lí 11 THPT với việc sử dụng phối hợp dạy học theo góc và dạy


học giải quyết vấn đề nhằm nâng cao chất lượng dạy học Vật lý.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT nhằm đánh giá tính khả
thi và hiệu quả của tiến trình tổ chức dạy học đã được đề xuất.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các tài liệu lý luận dạy học nhằm sáng tỏ cở sở lý luận của
phương pháp dạy học theo góc, dạy học giải quyết vấn đề.
- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập và
các tài liệu tham khảo để phân tích cấu trúc logic nội dung các kiến thức của
chương mà học sinh cần nắm vững.
6.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế dạy học chương “Khúc xạ ánh
sáng”
- Quan sát sư phạm kết hợp với điều tra cơ bản, dự giờ của giáo viên,
trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh về việc dạy và học chương “Khúc xạ
ánh sáng” để tìm ra những khó khăn, sai lầm mà giáo viên và học sinh hay mắc
phải. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục.
6.3. Phương pháp thực nghiệm
- Thực nghiệm sư phạm được sử dụng để đánh giá tính khả thi và hiệu
quả của phương pháp nghiên cứu.
6.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
- Thống kê toán học được sử dụng để trình bày kết quả thực nghiệm sư
phạm và kiểm định giả thuyết thống kê và kết quả học tập của lớp đối chứng
và lớp thực nghiệm.
7. Đóng góp của đề tài
7.1. Đóng góp về mặt lí luận
- Làm rõ và hệ thống hóa cơ sở lí luận của phương pháp dạy học theo
góc và dạy học giải quyết vấn đề. Làm xuất hiện những ưu điểm nổi bật khi sử
dụng


phối hợp hai phương pháp trên vào thực tiễn dạy học.

7.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
- Vận dụng phối hợp phương pháp dạy học theo góc và dạy học giải
quyết vấn đề vào thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Khúc
xạ ánh sáng”, Vật lí 11 THPT.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên phổ thông, sinh
viên và học viên chuyên ngành lí luận và phương pháp dạy học Vật lí.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn
gồm có 3 chương.
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của phương hướng nghiên cứu.
Chương II: Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học một số kiến thức chương
“Khúc xạ ánh sáng”, Vật lí 11 THPT với việc phối hợp dạy học theo góc và
dạy học giải quyết vấn đề.
Chương III: Thực nghiệm sư phạm


Chương I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Nhận thức Vật lí là nhận thức chân lý khách quan. V.I.Lênin đã chỉ ra
quy luật chung nhất của hoạt động nhận thức là: “Từ trực quan sinh động đến
tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”.
Đối với mỗi ngành khoa học, quá trình nhận thức cũng có những nét
đặc thù riêng, tùy thuộc vào đối tượng nhận thức cụ thể. Mỗi khoa học chỉ trở
thành một khoa học thực sự khi nó một hệ thống khái niệm rõ ràng và một
phương pháp nghiên cứu hiệu quả. Trong nghiên cứu Vật lí người ta sử dụng
nhiều phương pháp khác nhau trong đó có các phương pháp đặc thù như
phương pháp tiên đề, phương pháp tương tự, phương pháp mô hình,
phương pháp thực nghiệm… Trong dạy học Vật lí thì người ta sử dụng
phương pháp dạy học đặc thù như phương pháp thực nghiệm, hình thức dạy
học theo góc, phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề…

1.1. Dạy học theo góc
Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực (dạy học tích cực)
chính là phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong nhận thức của
học sinh. Trong dạy học tích cực, dưới sự thiết kế, định hướng của giáo viên,
người học được tham gia vào quá trình học tập từ khâu phát hiện vấn đề, tm
giải pháp cho vấn đề đặt ra, thực hiện các giải pháp và rút ra kết luận. Quá
trình đó giúp người học lĩnh hội nội dung học tập đồng thời phát triển năng lực
sáng tạo.
Dạy học theo góc là một trong nhiều hình thức dạy học tích cực giúp
học sinh phát huy được tnh tích cực, chủ động, sáng tạo.
1.1.1. Khái niệm dạy học theo góc
Dạy học theo góc là một phương pháp dạy học theo đó học sinh thực hiện
các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng
cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác


nhau.
Khi tổ chức dạy học theo góc, chúng ta tạo ra một môi trường học
tập trong đó, tại các góc học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau nhằm đạt
được mục têu dạy học hoặc có thể thực hiện cùng một nhiệm vụ nhưng theo
các cách tếp cận khác nhau .[5, tr.16,17]
1.1.2. Cơ sở của dạy học theo góc
1.1.2.1. Dạy học theo góc đáp ứng các phong cách học tập của người học
Chúng ta biết mỗi học sinh thường có phong cách học khác nhau. Có
học sinh thích học qua phân tích (nghiên cứu tài liệu, đọc sách để rút ra kết
luận hoặc thu nhận kiến thức); có học sinh thích học qua quan sát (quan sát
người khác làm, quan sát qua hình ảnh để rút ra kết luận hoặc thu nhận kiến
thức); có học sinh thích học qua trải nghiệm khám phá (khám phá, làm thử để
rút ra kết luận hoặc thu nhận kiến thức); có học sinh thích học qua thực hành
áp dụng (học thông qua hành động để rút ra kết luận hoặc thu nhận kiến thức).

Học theo góc thể hiện sự đa dạng, do đó học sinh có sở thích và năng
lực khác nhau, nhịp độ học tập và phong cách học khác nhau đều có thể tự tìm
cách để thích ứng và thể hiện năng lực của mình. Điều này cho phép giáo viên
giải quyết vấn đề đa dạng trong hoạt động học tập của học sinh.[5, tr.16,17]
Ví dụ: Các phong cách học của học sinh

Sơ đồ 1.1: Các phong cách học của học sinh


1.1.2.2. Dạy học theo góc phát triển năng lực tự học, tnh chủ động, sáng
tạo của học sinh
Khi thực hiện nhiệm vụ học tại các góc, học sinh sẽ bị cuốn vào việc học
tập tích cực, không chỉ với việc thực hành các nội dung học tập mà còn khám
phá các cơ hội học tập mới mẻ. Việc trải nghiệm và khám phá trong học tập sẽ
có nhiều cơ hội được phát huy hơn. Học sinh sẽ có nhiều cơ hội gần gũi hơn với
các tư liệu học tập. Mỗi học sinh đều có cơ hội để phát triển năng lực cá nhân
theo các cách khác nhau.
1.1.3. Đặc điểm của dạy học theo góc
Khi nói tới học theo góc, chúng ta tạo ra một môi trường học tập có tính
khuyến khích hoạt động và thúc đẩy việc học tập. Các hoạt động có tính đa
dạng cao về nội dung và bản chất, hướng tới việc thực hành, khám phá
và thực nghiệm.
Khi tổ chức dạy học theo góc, chúng ta tạo ra một môi trường học tập
trong đó có một cấu trúc cụ thể được đưa vào
Quá trình học được chia thành các khu vực (các góc) bằng cách phân chia
nhiệm vụ và tư liệu học tập, để có một cái nhìn tổng quát tốt, một cấu trúc
rõ ràng sẽ được áp dụng nhằm giúp học sinh có thể độc lập lựa chọn cách thức
học tập riêng trong nhiệm vụ chung. Các em biết những khu vực nào đang sẵn
sàng và cần làm gì khi hoàn thành nhiệm vụ: liệu các em có cần các tư liệu để
tự sửa chữa, trong điều kiện nào các em có thể tự chuyển sang một khu vực

khác vv. Tất cả đều được tổ chức để tạo ra một bầu không khí nhẹ nhàng và
không ồn ào. Có thể áp dụng cách vẽ hình như một biện pháp hỗ trợ thực
hiện nhằm khuyến khích hoạt động và thúc đẩy việc học tập.


Dạy học theo góc nhằm khuyến khích họat động và thúc đẩy việc học tập
Các tư liệu và nhiệm vụ học tập là những thử thách, là những tình huống
có vấn đề, những mâu thuẫn nhận thức mà học sinh cần phải giải quyết. Mục
đích là để học sinh khám phá các giới hạn của việc học và tăng cường sự tiến
bộ của các em.
Các hoạt động có tính đa dạng cao về nội dung và bản chất
Mỗi khu vực các nhiệm vụ học tập đều đa dạng về cả nội dung lẫn hình
thức tổ chức, do đó học sinh có sở thích và năng lực khác nhau, nhịp độ học
tập và phong cách học khác nhau đều có thể tự tm cách để thích ứng và thể
hiện năng lực của mình. Điều này cho phép giáo viên giải quyết vấn đề đa
dạng trong nhóm.
Hướng tới việc thực hành, khám phá và thực nghiệm
Học sinh sẽ bị cuốn vào việc học tập một cách tích cực, không chỉ với việc
thực hành các nội dung học tập mà còn khám phá các cơ hội học tập mới mẻ.
Việc trải nghiệm và khám phá trong học tập sẽ có nhiều cơ hội được phát huy
hơn khi học theo góc. Học sinh sẽ có cảm giác gần gũi hơn với tư liệu. Mỗi học
sinh đều có cơ hội để phát triển “câu chuyện” về mình theo những cách khác
nhau. [21, tr.34-36]
1.1.4. Các loại hình dạy học theo góc
Tổ chức hoạt động học tập tại các góc theo cách luân chuyển
Giáo viên có thể tổ chức hoạt động học theo hệ thống luân chuyển
theo vòng tròn và nối tiếp. Giáo viên sẽ tạo ra nhiều góc học tập với các nhiệm
vụ khác nhau: tiến hành thí nghiệm để thu nhận kiến thức, vận dụng lý
thuyết đã học để giải bài tập, nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa để rút ra kết
luận, quan sát mô hình, hiện tượng để rút ra kết luận…Nói cách khác: giáo

viên sẽ đưa ra các nhiệm vụ để giải quyết các kĩ năng và mức năng lực khác
nhau. Tại các góc học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau nhằm đạt được
mục tiêu dạy học hoặc có


×