Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Sinh học 12 bài 26: Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.2 KB, 3 trang )

Giáo án – môn sinh 12
Bài 26

HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI
I. Mục tiêu: sau khi học xong bài này học sinh phải:
1.1. Kiến thức
- Trình bày được quan niệm về tiến hóa theo thuyết THTHHĐ.
- Trình bày được nguồn nguyên liệu của tiến hóa.
- Trình bày được đặc điểm và vai trò của các nhân tố tiến hóa.
1.1. Kỹ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, so sánh và khái quát hóa
1.3. Thái độ: Hiểu được nội dung chính và những đóng góp của thuyết THTHHĐ trên cơ sở
những thành tựu về DTH hiện đại, DTH quần thể,... qua đó hình thành ở các em niềm tin vào
khoa học và thêm yêu thích chủ đề của môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Học sinh:
- Đọc trước các Bài 26
- SGK, vở ghi bài,…
2. Giáo viên:
3. Phương tiện dạy học: SGK, SGV, một số tài liệu tham khảo khác, một số hình ảnh liên
quan.
4. Thiết kế hoạt động dạy – học:
 Ổn định tổ chức:
 Kiểm tra bài cũ:
- Phân biệt chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên theo Đacuyn?
 Bài mới:
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Tìm hiểu về quan niệm tiến hóa và nguồn nguyên liệu tiến hóa của HTTHTHHĐ
CH1: Nguồn nguyên liệu của tiến hóa là gì?


- Độc lập nghiên cứu SGK mục I.2 rồi tiến hành
CH2: Vì sao đột biến được xem là nguồn NL sơ cấp còn thảo luận nhóm(5’) → trả lời CH1, 2:
BDTH mới được xem là nguồn NL thứ cấp của quá trình TH?
CH3: Quan niệm tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại là
gì ? Phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn?
- Nghiên cứu mục I.1 SGK thảo luận nhóm 10’
CH4: Vì sao thuyết tiến hóa hiện đại lại xem quần thể là → rồi trả lời
đơn vị tiến hóa cơ sở chứ không phải là loài hay cá thể ?
1. Quan niệm tiến hóa và nguồn nguyên liệu tiến hóa
1.1. Nguồn nguyên liệu tiến hóa: Nguồn biến dị di truyền của quần thể:
- Đột biến (biến dị sơ cấp) → nguồn nguyên liệu sơ cấp.
- Qua giao phối → các alen được tổ hợp ngẫu nhiên → biến dị tổ hợp (nguyên liệu thứ cấp).
- Ngoài nguồn nguyên liêu trên, nguồn biến dị của quần thể còn được bổ sung bởi sự di chuyển của các
cá thể hoặc giao tử của các quần thể khác vào (quá trình di nhập - gen).
1.2. Tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn:
1.2.1.Tiến hoá nhỏ:
- Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể).


Giáo án – môn sinh 12
- Quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô 1 quần thể dưới tác động của NTTH → biến đổi tần số alen
và thành phần kiểu gen của quần thể → xuất hiện sự CLSS với quần thể gốc → xuất hiện loài mới.
⇒ Vậy quần thể là quần thể được xem là đơn vị tiến hoá, kết thúc tiến hoá nhỏ thì loài mới xuất hiện.
1.2.2. Tiến hoá lớn:
- Là quá trình biến đổi trên quy mô lớn, diễn ra trong thời gian dài → hình thành các bậc phân loại trên loài.
- Sự hình thành loài mới cơ thể xem như là ranh giới giữa tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.
+ Hoạt động 2: Tìm hiểu về các nhân tố tiến hóa
CH5: Nguyên nhân tiến hóa theo Đacuyn là gì ?
- HS vận dụng kiến thức bài 25 vừa học để trả lời:
CH6: Vậy những yếu tố gây nên sự tiến hóa(biến đổi tần - Các nhân tố tiến hóa.

số alen và TPKG được thuyết tiến hóa THHĐ gọi là gì?
CH7: Nhân tố tiến hóa là gì ?
- HS tiến hành nghiên cứu mục II.1 SGK, thảo luận
CH8: Tại sao đột biến được coi là một nhân tố tiến hóa cơ nhóm (3’) để trả lời CH7, 8
bản? Nêu vai trò của đột biến đối với quá trình tiến hóa?
CH 9: Di – nhập gen là gì ? Nêu vai trò của di – nhập gen - HS tiến hành nghiên cứu mục II.2 SGK để trả lời
đối với quá trình tiến hóa?
CH 10: Thực chất của CLTN là gì?
- Độc lập nghiên cứu mục II.3 SGK và luận
CH 11: Hãy trình bày sự tác động và vai trò của CLTN nhóm(7’) → trả lời:
đối với sự tiến hóa của sinh vật ?
CH 12: Như vậy học thuyết tiến hóa THHĐ đã bổ sung - Bổ sung và hoàn thiện ở 1 số nội dung sau:
và hoàn chỉnh quan niệm về CLTN của Đacuyn ntn?
+ Nguyên liệu: ĐB và BDTH
+ Đơn vị tác động: dưới cá thể, cá thể và quần thể
+ Thực chất của CLTN: ............................
+ Vai trò của CLTN: ..................................
CH 13: vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với sự tiến - Độc lập nghiên cứu mục II.4 SGK và luận
hóa của sinh vật?
nhóm(3’) → trả lời:
CH 14: GPKNN có vai trò như thế nào đối với sự tiến - Độc lập nghiên cứu mục II.5 SGK và luận
hóa của sinh vật?
nhóm(3’) → trả lời:
2. Nhân tố tiến hóa
2.1. Đột biến
- Quá trình đột biến tạo nên một áp lực làm biến đổi tần số tương đối của các alen và TPKG của QT.
- Đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa
2.2. Di nhập gen
- Làm thay đổi tần số của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
- Có thể mang đến alen mới làm cho vốn gen của quần thể thêm phong phú.

2.3. Chọn lọc tự nhiên
- Thực chất của CLTN là quá trình phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen
khác nhau trong quần thể → quần thể thích nghi.
- CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi thành phần kiểu gen, biến đổi tần số các
alen của quần thể theo một hướng xác định. CLTN có thể làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm tuỳ
thuộc CLTN chống lại alen trội hay alen lặn.
- CLTN có vai trò định hướng sự tiến hoá, quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi tần số tương đối
của các alen trong quần thể.
2.4. Các yếu tố ngẫu nhiên
- Làm biến đổi tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách ngẫu nhiên,
gây ảnh hưởng lớn tới vốn gen của quần thể.
- Các yếu tố ngẫu nhiên thường có ảnh hưởng lớn đến tần số alen và TPKG của những QT có kích thước nhỏ


Giáo án – môn sinh 12
2.5. Giao phối không ngẫu nhiên
- Cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.
- Không làm thay đổi tần số các alen, nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo
hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị
Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò
- Hãy các nhân tố có thể làm phong phú thêm vốn gen quần thể và các nhân tố có thể làm
nghèo vốn gen của quần thể? Nhân tố định hướng quá trình tiến hóa?
- Về nhà các em học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK trang 117 và xem trước bài 28, 29.
5. Nhận xét, rút kinh nghiệm giảng dạy:
......................................................................................................................................................
.......................................................................
......................................................................................................................................................
.......................................................................
......................................................................................................................................................
.......................................................................




×