Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Sinh học 12 bài 26: Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.53 KB, 3 trang )

Bài giảng sinh học 12

Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

Bài 26: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện
đại
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày cơ sở cho sự ra đời của thuyết tiến hóa hiện đại.
- So sánh được tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
- Giải thích thế nào quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở.
2. Kĩ năng.
- Phát triển khả năng suy luận. Phân biệt, khái quát, tóm lược, so sánh.
II. Phương tiện:
- Phiếu học tập: + Bảng so sánh tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ
+ Bảng nội dung thuyết tiến hóa trung tính
+ Bộ câu hỏi trắc nghiệm cuối bài
- Thiết bị dạy học: máy chiếu,tranh ảnh
III. Phương pháp:
- Nghiên cứu SGK (kênh hình)
- Câu hỏi thảo luận nhóm
IV. Tiến trình:
1. ổ định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số và nhắc nhở giữ trật tự:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Quan niệm ĐacUyn về biến dị và di truyền như thế nào?
- Vì sao nói Lamac chưa thành công trong việc giải thích tính hợp lý của các đặc điểm
thích nghi trên cơ thể sinh vật.
1.Quan niệm tiến hóa và nguồn nguyên liệu tiến hóa:
1.1. Quan niệm tiến hóa: tiến hóa chia thành 2 quá trình tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
+ Tiến hóa nhỏ:




Bài giảng sinh học 12

Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

- Là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi tần số alen, thành
phẩn kiểu gen của quần thể) dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
- Cấu trúc di truyền của quần thể biến đổi đến một lúc làm xuất hiện sự cách ly sinh
sản giữa quần thể đã biến đổi với quần thể gốc dẫn đến hình thành loài mới.
b. Tiến hóa lớn:
- Là quá trình biến đổi trên qui mô lớn, trải qua hàng triệu năm, hình thành các nhóm
phân loại trên loài: chi, họ, bộ, lớp, ngành.

1.2. Nguồn nguyên liệu tiến hóa:
- Là các biến dị di truyền (đột biến, biến dị tổ hợp, do di nhập gen).
- Đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp, biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp của
quá trình tiến hóa.

2. Các nhân tố tiến hóa:
2.1. Đột biến: nhân tố tiến hóa không định hướng.
- Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
- Tần số đột biến đối với từng gen rất nhỏ (10 -6 – 10-4) nhưng ở cá thể sinh vật có hàng
vạn gen, mỗi quần thể có nhiều cá thể nên số lượng alen đột biến được phát sinh trong
quần thể trên một thế hệ là tương đối lớn.
- Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu vì nó phổ biến hơn đột biến NST,
ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể.
2.2. Di nhập gen:
- Là hiện tượng trao đổi các cá thể (động vật) hoặc giao tử giữa các quần thể.
- Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.

2.3. Chọn lọc tự nhiên: là nhân tố tiến hóa có hướng.
- CLTN là quá trình phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu
gen khác nhau trong quần thể.
- Đơn vị chọn lọc: cá thể và quần thể.
- CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen qua đó
làm biến đổi tần số alen của quần thể → hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang
các kiểu gen thích nghi hơn (hình thành quần thể thích nghi)
- CLTN làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm tùy thuộc vào:


Bài giảng sinh học 12

Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

+ Chọn lọc chống lại alen trội: CLTN nhanh chóng làm thay đổi tần số alen vì gen trội
biểu biện ra kiểu hình ngay (khi ở trạng thái đồng hợp và dị hợp).
+ Chọn lọc chống lại alen lặn: chậm vì alen lặn chỉ bị đào thải khi ở trạng thái đồng hợp
tử.
Lưu ý: không bao giờ loại hết alen lặn vì alen lặn có thể tồn tại với 1 tần số thấp trong cá
thể dị hợp tử.
Tóm lại:
+ CLTN đóng vai trò sàn lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại
sẵn trong quần thể cũng như tăng cường các mức độ thích nghi bằng cách tích lũy các
alen quy định các đặc điểm thích nghi nhưng không tạo ra kiểu gen thích nghi.
+ Tốc độ quá trình hình thành quần thể thích nghi phụ thuộc vào quá trình phát sinh và
tích lũy các đột biến, quá trình sinh sản và áp lực của CLTN.
2.4. Các yếu tố ngẫu nhiên: thay đổi tần số alen không theo 1 chiều nhất định (1 alen
nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoặc ngược lại).
- Hay xảy ra đối với những quần thể có kích thước nhỏ.
- Có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.

2.5. Giao phối không ngẫu nhiên (tự thụ phấn, giao phối gần, giao phối có chọn lọc).
- Không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng lại làm thay đổi thành phần kiểu
gen theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử.
- Làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
4. Củng cố: Thảo luận câu hỏi
So sánh thuyết tiến hóa lớn và thuyết tiến hóa nhỏ?
Làm bài thảo luận nộp lại



×