Tải bản đầy đủ (.doc) (250 trang)

Hoàn thiện công tác thẩm định dự án trong cho vay đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 250 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN HOÀNG GIANG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
TRONG CHO VAY ĐẦU TƯ TẠI QUỸ ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Đà Nẵng - Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN HOÀNG GIANG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
TRONG CHO VAY ĐẦU TƯ TẠI QUỸ ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: TS HỒ HỮU TIẾN

Đà Nẵng - Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

TRẦN HOÀNG GIANG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 3
5. Bố cục đề tài.......................................................................................................................... 5
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu..................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
TRONG CHO VAY ĐẦU TƯ CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA
PHƯƠNG............................................................................................................................................ 13
1.1. QUỸ ĐẦU TƯ........................................................................................................................ 13
1.1.1. Khái niệm Quỹ Đầu tư.......................................................................................... 13
1.1.2. Phân loại các Quỹ Đầu tư.................................................................................... 13
1.2. QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG..................................................... 15
1.2.1. Khái niệm Quỹ đầu tư phát triển địa phương........................................... 15
1.2.2. Đặc điểm Quỹ đầu tư phát triển địa phương............................................. 15
1.2.3. Hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương [4], [5]................17
1.3. CHO VAY ĐẦU TƯ CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA
PHƯƠNG............................................................................................................................................ 19
1.3.1. Khái niệm cho vay đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương19

1.3.2. Đặc điểm cho vay đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương . 19

1.3.3. Thẩm định dự án trong cho vay đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển
địa phương................................................................................................................................ 22
1.4. CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY ĐẦU TƯ CỦA
QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG.............................................................. 25


1.4.1. Tổ chức thẩm định dự án trong cho vay đầu tư của Quỹ Đầu tư
phát triển địa phương.......................................................................................................... 25
1.4.2. Nội dung công tác thẩm định dự án trong cho vay đầu tư của Quỹ
Đầu tư phát triển địa phương.......................................................................................... 26
1.4.3. Tiêu chí phản ánh kết quả công tác thẩm định dự án trong cho vay
đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương........................................................ 39
1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ
ÁN TRONG CHO VAY ĐẦU TƯ CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA
PHƯƠNG............................................................................................................................................ 41
1.5.1. Nhân tố bên trong ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án trong
cho vay đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương:.................................... 41
1.5.2. Nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án trong
cho vay đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương...................................... 45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................................... 49
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
TRONG CHO VAY ĐẦU TƯ TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.......................................................................................................... 50
2.1. QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG............................. 50
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Quỹ Đầu tư phát triển thành phố
Đà Nẵng..................................................................................................................................... 50
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng
......................................................................................................................................................... 51


2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ......................................................................... 53
2.1.4. Kết quả hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng
trong từ 2012-2017............................................................................................................... 54
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TRONG CHO
VAY ĐẦU TƯ TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG................................................................................................................................................... 63


2.2.1. Công tác tổ chức thẩm định dự án trong cho vay đầu tư tại Quỹ
Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng......................................................................... 63
2.2.2. Quy trình thẩm định dự án trong cho vay đầu tư tại Quỹ Đầu tư
phát triển thành phố Đà Nẵng......................................................................................... 64
2.2.3. Thực trạng công tác thẩm định dự án trong cho vay đầu tư tại Quỹ
Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng......................................................................... 66
2.2.4. Kết quả công tác thẩm định dự án trong cho vay đầu tư tại Quỹ
Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng......................................................................... 80
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TRONG
CHO VAY ĐẦU TƯ TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG................................................................................................................................................... 86
2.3.1. Thành công đạt được.............................................................................................. 86
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân...................................................................................... 88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................................... 92
CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM
ĐỊNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY ĐẦU TƯ TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG......................................................................................... 93
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ..................................................................... 93
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng đến
năm 2020 [13]......................................................................................................................... 93
3.1.2. Định hướng phát triển của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà

Nẵng đến năm 2020 [22]................................................................................................... 95
3.1.3. Định hướng hoạt động cho vay đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển
thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới...................................................................... 98
3.1.4. Định hướng cho công tác thẩm định dự án trong cho vay đầu tư
trong thời gian tới............................................................................................................... 100


3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN TRONG CHO VAY ĐẦU TƯ TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG....................................................................................................... 101
3.2.1. Đối với Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng............................102
3.2.2. Đối với Chủ Đầu tư.............................................................................................. 110
3.2.3. Đối với UBND, Sở ban ngành thành phố Đà Nẵng............................111
3.2.4. Khuyến nghị khác................................................................................................. 113
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................................... 117
KẾT LUẬN..................................................................................................................................... 118
PHỤ LỤC SỐ 01................................................................................................................................. i
PHỤ LỤC SỐ 02.............................................................................................................................. iv
PHỤ LỤC SỐ 03.................................................................................................................... xxxvii
PHỤ LỤC SỐ 04....................................................................................................................... lxviii
PHỤ LỤC SỐ 05............................................................................................................................. cv
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
GIẤY ĐỀ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN (Bản sao)
KIỂM DUYỆT HÌNH THỨC LUẬN VĂN


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFD


Cơ quan phát triển Pháp

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

BT

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao

BCTC

Báo cáo tài chính

BCTĐ

Báo cáo thẩm định

CIC

Trung tâm Thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà
nước

CĐT

Chủ đầu tư

CVTĐ

Chuyên viên thẩm định


HĐQT

Hội đồng quản trị

HĐTV

Hội đồng thành viên

HĐQL

Hội đồng quản lý

IRR

Tỷ suất sinh lợi nội bộ

IIB

Ngân hàng Đầu tư quốc tế

JICA

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

KCN

Khu công nghiệp

Phòng Kế hoạch &

NCPT

Phòng Kế hoạch và Nghiên cứu phát triển

KFW

Ngân hàng Tái thiết Đức

NH

Ngân hàng

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NPV

Giá trị hiện tại ròng

ODA

Vốn vay ưu đãi từ các tổ chức quốc tế

QĐTPTĐP


Quỹ Đầu tư phát triển địa phương


TMCP

Thương mại cổ phần

PPP

Mô hình hợp tác công tư

TCTD

Tổ chức tín dụng

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

UBND

Uỷ ban nhân dân

WB

World Bank/ Ngân hàng Thế Giới

WACC

Chi phí sử dụng vốn bình quân


Quỹ BLTD DNNVV

Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

ROE

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

TVĐT

Tổng vốn đầu tư


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Tình hình nguồn vốn hoạt động của Quỹ 2012-2017

54

2.2


Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ giai
đoạn 2012-2017

62

2.3

Số lượng dự án đầu tư thẩm định, phê duyệt cho vay,
không thu hồi được nợ đúng hạn

81

2.4

Tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu cho vay đầu tư từ 2012-2017

83

2.5

Thời gian thẩm định dự án một hồ sơ cho vay đầu tư

83

2.6

Tình hình dư nợ cho vay đầu tư tại Quỹ theo nhóm nợ từ
2012-2017

84



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình
vẽ/ đồ thị

Tên hình vẽ/đồ thị

Trang

2.1

Tổ chức của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng

52

2.2

Tình hình nguồn vốn hoạt động qua các năm 2012-2017

55

2.3

Lĩnh vực đầu tư qua các năm 2012-2017

56

2.4


Dư nợ cho vay qua các năm 2012-2017

57

2.5

Kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ từ 2012-2017

61

2.6

Quy trình thẩm định dự án trong cho vay đầu tư tại Quỹ

64


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua 10 năm kể từ khi thành lập và phát triển, hoạt động của Quỹ
luôn tuân theo đúng các quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và Nghị
định 37/2013/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư
phát triển địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố Đà Nẵng.
Đồng thời, tiếp tục củng cố Quỹ là một tổ chức tài chính vững mạnh và
chuyên nghiệp, đảm bảo đủ năng lực để thực hiện có hiệu quả các chính sách
huy động vốn và đầu tư theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
và các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh, thành phố giao. Ngoài ra, tham gia xã
hội hóa đầu tư trên một số lĩnh vực như giáo dục, y tế, cầu đường… góp phần

nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách thông qua việc đầu tư các
công trình, dự án kết cấu hạ tầng trên địa bàn thành phố.
Để đạt được những thành tựu và bước tiến đáng kể trong thời gian qua,
một trong những mắc xích không thể thiếu trong hoạt động tại Quỹ đó chính
là công tác thẩm định dự án trong cho vay đầu tư. Bởi lẽ kết quả thẩm định sẽ
là cơ sở tham mưu cho Ban Giám đốc, HĐQL, cũng như UBND tỉnh, thành
phố xem xét, quyết định dự án có đủ điều kiện để được phê duyệt đầu tư hay
không?. Đồng thời, với nguyên tắc hoạt động cho vay của Quỹ là phải đảm
bảo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn thì công tác thẩm định dự án đóng
vai trò rất quan trọng trong việc ra quyết định cho vay nhằm bảo toàn vốn nhà
nước, nhất là trong khi nguồn vốn ngân sách chi đầu tư phát triển còn nhiều
hạn chế, tình trạng thâm hụt ngân sách, nợ công cao.Thế nhưng, trong quá
trình hoạt động cho vay thì một vài dự án chưa thực sự mang lại hiệu quả, vẫn
tồn tại một số hạn chế mang tính khách quan và chủ quan trong công tác thẩm
định nhưng vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu sát để tìm ra
các giải pháp hạn chế, khắc phục.


2

Xuất phát từ thực trạng nêu trên, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác
thẩm định dự án trong cho vay đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà
Nẵng”.
0 Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung
Nghiên cứu công tác thẩm định dự án trong cho vay đầu tư của Quỹ Đầu
tư phát triển thành phố Đà Nẵng để đề xuất khuyến nghị hoàn thiện công tác
này của Quỹ.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
0 Hệ thống hóa lý luận cơ bản về công tác thẩm định dự án trong cho vay

đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương.
1 Phân tích, đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án trong cho vay
đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng, nhận định những thành
công, hạn chế và nguyên nhân.
2Từ thực trạng trên, nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện
công tác thẩm định dự án trong cho vay đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển thành
phố Đà Nẵng trong thời gian đến.
c. Câu hỏi nghiên cứu
Từ các mục tiêu trên, luận văn sẽ tập trung giải quyết các vấn đề sau:
0 Hoạt động cho vay đầu tư của QĐTPTĐP bao gồm những nội dung và
đặc điểm gì?
1 Đặc điểm, mục tiêu của thẩm định dự án trong cho vay đầu tư của
QĐTPTĐP? Và công tác tổ chức bao gồm các công việc gì ?
2 Kết quả công tác thẩm định dự án trong cho vay đầu tư của QĐTPTĐP
được phản ánh qua các tiêu chí nào? Nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác
thẩm định dự án trong cho vay đầu tư của QĐTPTĐP ?


3

5888

Thực trạng công tác thẩm định dự án trong cho vay đầu tư

QĐTPT thành phố Đà Nẵng? Có những thành công, hạn chế và nguyên nhân
gì?
5889

QĐTPT thành phố Đà Nẵng và các chủ thể liên quan cần làm gì


để hoàn thiện công tác thẩm định dự án trong cho vay đầu tư của Quỹ trong thời
gian tới?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
23 Đối tượng nghiên cứu: lý luận về thẩm định dự án trong cho vay đầu
tư của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương và thực tiễn công tác thẩm định dự
án trong cho vay đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng.
24 Phạm vi nghiên cứu:
5888

Nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về công tác thẩm

định dự án trong hoạt động cho vay đầu tư. Đề tài chỉ nghiên cứu công tác
thẩm định dự án trong thẩm định lần đầu phục vụ trực tiếp cho việc ra quyết
định cho vay, không nghiên cứu công tác tái thẩm định. Ngoài ra, trong công
tác thẩm định dự án trong hoạt động cho vay thì đề tài tập trung về công tác
thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội, hiệu quả tài chính của dự án. Những nội
dung khác của dự án luận văn chỉ quan tâm đến việc thẩm định những khía
cạnh có liên quan đến hiệu quả kinh tế - xã hội, hiệu quả tài chính của dự án
và rủi ro của dự án.
5889
Không gian: nghiên cứu tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà
Nẵng.
5890

Về thời gian: đề tài nghiên cứu thực trạng công tác thẩm định

dự án trong cho vay đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng trong
thời gian 2012 - 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu luận văn sẽ sử dụng các phương pháp cụ
thể sau:


23 Phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa: nghiên cứu các giáo trình, các
bài luận nghiên cứu trước đây để chọn lọc, sắp xếp hệ thống hoá các cơ sở lý
luận để làm nền tảng thực hiện nghiên cứu cho Chương 1 của luận văn.


4

5888

Các phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu, so sánh, phân tích

sẽ được thực hiện trong Chương 2 của luận văn:
5889

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: thu thập và xử lý dữ

liệu về tình hình hoạt động hệ thống Quỹ Đầu tư phát triển địa phương theo
văn bản của các cấp thẩm quyền hay của cơ quan quản lý nhà nước và báo cáo
về tổng kết 10 năm hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng;
số liệu thứ cấp sẽ là các số liệu có sẵn, được công bố về hoạt động của các
Quỹ Đầu tư phát triển địa phương và các số liệu tại Quỹ Đầu tư phát triển
thành phố Đà Nẵng tại các BCTĐ, báo cáo quý, báo cáo năm; số liệu về quyết
toán chênh lệch thu chi các năm của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà
Nẵng do UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt.
5890


Phương pháp so sánh: so sánh theo thời gian, không gian. Thực

hiện so sánh tuyệt đối về quy mô, số lượng cho vay qua thời gian..., so sánh
tương đối như về tốc độ tăng, giảm số lượng dự án, dư nợ cho vay qua thời
gian; số liệu tương đối của số dự án được duyệt theo thực tế so với kế hoạch
đề ra…
5891

Phương pháp phân tích, diễn giải: sử dụng để lý giải các nhận

định, nguyên nhân.
- Phương pháp phỏng vấn, thu thập để thực hiện Chương 2 và chương 3:
5892

Phương pháp phỏng vấn: Thực hiện phỏng vấn lãnh đạo Quỹ,

lãnh đạo Phòng Thẩm định, Ban kiểm soát, các CVTĐ lâu năm để nắm bắt
tình hình hoạt động của Quỹ trong một thời gian dài hoạt động, tham vấn về
định hướng phát triển và mục tiêu phấn đấu của Quỹ trong thời gian đến để
làm cơ sở thực hiện Chương III.
5893

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu, thông tin: thu thập,

nghiên cứu các quy định, quy chế cho vay tại các NHTM lớn tại thành phố Đà
Nẵng để tham khảo đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm
định trong cho vay tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng.


5


5. Bố cục đề tài
Kết cấu đề tài gồm phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục và 3
chương:
23 Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác thẩm định dự án trong cho
vay đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương.
24 Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định dự án trong cho vay đầu
tư tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng.
25 Chương 3: Khuyến nghị hoàn thiện công tác thẩm định dự án
trong cho vay đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn, tác giả đã tham khảo,
chọn lọc và kế thừa một số nghiên cứu sau:
5888

Tổng thuật các bài báo khoa học:

Bài viết “Thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay của ngân hàng
thương mại” của Nghiêm Văn Bảy (Tạp chí Tài chính kế toán số 02-2017).
Tác giả đã nêu lên các lý luận về tầm quan trọng của việc thẩm định tài chính
dự án trong hoạt động cho vay của NHTM bởi hoạt động cho vay mang lại rất
nhiều rủi ro tiềm ẩn, đặc biệt là cho vay trung và dài hạn. Theo đó, tác giả đưa
ra bài học khi tiến hành thẩm định đó là: kết quả thẩm định phải độc lập với
tất cả những ý muốn chủ quan cho dù đến từ bất kỳ phía nào và cũng đưa ra
lợi ích của thẩm định tài chính dự án tại NHTM. Tuy nhiên, bài viết chưa đi
sâu và làm nổi bật phân tích nội dung công tác thẩm định tài chính dự án.
Bài viết “Vấn đề thẩm định tài chính đối với các dự án đầu tư” (Thân Như Hà,
Tài chính kế toán số 01-2017): Khác với bài viết của Nghiêm Văn Bảy nêu trên,
Thân Như Hà đưa ra khá tổng quát các nội dung trong công tác thẩm định tài chính
dự án đầu tư như thẩm định nguồn vốn đầu tư, chi phí và lợi nhuận, các chỉ tiêu

đánh giá như thời gian thu hồi vốn, điểm hoàn vốn... Tuy nhiên, bài


6

viết chưa tách bạch cụ thể cách thức thẩm định tài chính đối với dự án đầu tư
theo quan điểm chủ sở hữu hay tổng đầu tư (do bài viết đang hướng đến góc độ
thẩm định của doanh nghiệp và của Ngân hàng) cũng như chưa nêu rõ được thực
trạng việc tính toán trong thực tế. Hơn nữa việc xác định thời gian thu hồi vốn dự
án mà bài viết đề cập sẽ không được sử dụng phổ biến trong thực tế, nguyên
nhân cách tính toán nêu ra không tính đến sự thay đổi giá trị theo thời gian của
dòng tiền khi tính toán khoản thu nhập để chi trả vốn đầu tư.

Bài viết “Bàn về thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng thương mại” của
Ths.Nguyễn Minh Châu (Tạp chí Tài chính kế toán số 04-2016) cũng đưa ra
khá cụ thể các chỉ tiêu để thẩm định dự án đầu tư NHTM. Tuy nhiên, tác giả
hầu như tập trung chi tiết đến các nội dung ảnh hưởng đến tài chính dự án
cũng như khả năng trả nợ cho Ngân hàng chứ không đề cập đến các nội dung
về pháp lý, mục tiêu của dự án, cung cầu thị trường, hiệu quả kinh tế - xã hội
…mà dự án mang lại. Dù sao, đây cũng là một bài viết phù hợp để tham khảo
và làm cơ sở nghiên cứu đề tài của tôi.
Mặc dù các bài viết tại tạp chí ít phân tích các hạn chế và bài học kinh
nghiệm đúc kết được hoặc trao đổi về những khó khăn trong công tác thẩm định
dự án tuy nhiên hầu hết các bài viết đều đã đưa ra những cơ sở lý luận vai trò
quan trọng của việc thẩm định dự án, trong đó có thẩm định tài chính dự án.

- Tổng thuật về luận văn thạc sĩ
Luận văn “Phân tích tài chính dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Ba,
thành phố Đà Nẵng” của tác giả Phạm Thái Hùng, năm 2017 tại Đại học kinh tế
Đà Nẵng. Tác giả đã tổng hợp khá đầy đủ cơ sở lý luận các vấn đề liên quan đến

công tác thẩm định tài chính dự án theo quan điểm của CĐT, từ đó nêu lên thực
trạng đối với 01 dự án điển hình để đưa ra những mặt đạt được, hạn chế và
nguyên nhân cả về chủ quan và khách quan. Sau đó, đề xuất những kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả phân tích tài chính dự án đầu tư tại Công ty.


7

Ngoài những hạn chế luận văn đã nêu, nhận thấy một số hạn chế như
sau: việc tính toán TVĐT chưa chính xác như dự phòng tính 15% TVĐT thay
vì theo quy định 10%TVĐT, lãi vay trong thời gian xây dựng thuộc chi phí
khác theo quy định, việc tính toán khấu hao hết trong năm thứ 17 nhưng
không tái đầu tư mà tính toán bằng 0 trong thời gian còn lại trong khi dự kiến
doanh thu hằng năm bằng nhau trong suốt vòng đời dự án (với dự kiến sản
lượng điện, đơn giá bán điện bằng nhau) là chưa hợp lý, việc tính toán doanh
thu cần được tính toán kỹ về công suất khai thác của nhà máy.
Ngoài ra, tác giả chưa đưa ra được hạn chế về các nội dung như: ngành
nghề của Công ty có ngành quản lý dự án các công trình thủy điện nhỏ và vừa, tư
vấn điều tra thu thập tính toán dự báo…tuy nhiên, công tác chính trong phân tích
tài chính dự án lại do PhòngTài chính - Kế toán có trách nhiệm chính, trong đó
các nội dung như tính toán chi phí đầu tư và nguồn vốn đầu tư,..Nhận thấy, công
việc này nên giao chính cho Phòng Kinh tế - Kế hoạch của Công ty cùng với
việc tuyển dụng các nhân viên có lĩnh vực trong Quản lý dự án, kinh tế xây dựng
có năng lực trong việc lập TVĐT, đồng thời đó phối hợp với các đơn vị tư vấn để
tính toán thủy văn và nhu cầu về sử dụng điện.

Mặt khác, dự án huy động vốn vay NHTM với giá trị lớn gần 200 tỷ
đồng nhưng không phân tích khả năng trả nợ trực tiếp từ dự án. Trong khi đây
là nội dung quan trọng mà CĐT cân nhắc khi quyết định đầu tư.
Luận văn “Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay khách hàng doanh

nghiệp tại Văn phòng khu vực Bắc Trung Bộ - Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín” của Trần Văn Nam, năm 2017, Đại học Kinh tế Đà Nẵng: Tác
giả đã trình bày những kiến thức chung về đặc điểm, vai trò của doanh
nghiệp, phương thức cho vay, những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng trong
hoạt động cho vay doanh nghiệp và hậu quả của rủi ro tín dụng đó khi đứng
trên khía cạnh Ngân hàng và CĐT.


8

Đề tài đã đề cập đến nội dung đối với công tác thẩm định cho vay đối với
khách hàng doanh nghiệp, tuy nhiên khi bàn về nội dung cơ sở lý luận và thực
trạng công tác thẩm định của Ngân hàng, tác giả không đề cập đến việc thẩm
định uy tín, việc xem xét xếp hạng tín dụng doanh nghiệp đã từng phát sinh
quan hệ tín dụng tại Ngân hàng hoặc tình hình trả nợ tại các tổ chức tín dụng
khác. Đối với nội dung thẩm định TSBĐ, chưa thấy nêu lên nội dung tỷ lệ
TSBĐ cho khoản vay, việc đánh giá định kỳ hoặc bất thường trong trường
hợp tình hình thị trường gặp biến động…Như vậy, đối với hiện trạng trong
công tác thẩm định cho vay còn nhiều bất cập nhưng chưa thấy tác giả đưa ra
nội dung hạn chế và các kiến nghị đề xuất.
Luận văn “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong cho vay tại
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) - Chi nhánh Đà Nẵng” của Phan Thị Hoài
Dung, 2013, Đại học kinh tế Đà Nẵng. Nhìn chung đề tài đã làm rõ các vấn đề
liên quan đến thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân
hàng, tiêu chí đánh giá kết quả và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác cho
vay, những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Các nội dung được
phân tích rất cụ thể, qua đó làm rõ được thực trạng hiện nay của ngân hàng.
Các giải pháp tác giả đưa ra đã cơ bản khắc phục được các hạn chế, đồng thời
các kiến nghị đưa ra là sát với các vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, đối với
nội dung thực trạng thẩm định tài chính, tác giả chưa đưa ra minh họa cụ thể

nhằm làm rõ một số nội dung khi thẩm định dự án. Bên cạnh đó, hạn chế
trong việc thẩm định là gặp khó khăn trong việc khảo sát thực tế do dự án ở
xa hoặc chưa tích cực khảo sát thực tế mà chỉ dựa vào thông tin CĐT cung
cấp hoặc có những nhân viên ngại khó nên không thu thập đủ các dữ liệu. Đây
là nội dung quan trọng cốt yếu trong việc thẩm định tài chính dự án nhưng tác
giả chưa đưa ra được giải pháp cụ thể. Ngoài ra, luận văn đưa ra các nguyên
nhân khách quan còn chung chung và mơ hồ chưa làm rõ và phân tích cụ thể.


9

Luận văn “Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại
Ngân hàng TMCP Bản Việt” của tác giá Nguyễn Ngọc Hà, 2016, Đại học Đà
Nẵng: nhìn chung đề tài đã góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản đầy đủ các
cơ sở lý luận về thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay. Từ đó đưa ra
đánh giá về thực trạng công tác thẩm định tài chính, kết quả, hạn chế và
nguyên nhân và khuyến nghị hoàn thiện công tác thẩm định. Ưu điểm của đề
tài là tác giả đã thống kê và phân tích khá cụ thể những số liệu thể hiện kết
quả đạt được về công tác thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng qua các
năm. Tuy nhiên, luận văn lại chưa nêu lên các lý luận về sự cần thiết và mục
tiêu đối với công tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay tại ngân
hàng. Đồng thời, sự khó khăn trong thẩm định nguồn vốn của dự tài trợ dự án,
thu thập thông tin dữ liệu. Thế nhưng, luận văn chưa đưa ra được đề xuất khắc
phục nội dung này trong khi đây là nội dung thẩm định khá quan trọng vì ảnh
hưởng đến kết quả thẩm định cũng như khả năng trả nợ vay cho Ngân hàng.
- Các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan trực tiếp đến Quỹ Đầu tư
phát triển thành phố Đà Nẵng
Đối với các đề tài liên quan hoạt động tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà
Nẵng, những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu như: “Hoàn thiện công tác thẩm
định tài chính trong hoạt động đầu tư tại QĐTPT thành phố Đà Nẵng” của Đỗ Thị

Hồng Thy (năm 2011); “Giải pháp phát triển hoạt động của QĐTPT thành phố Đà
Nẵng giai đoạn 2011-2015” của Lê Thị Bạch Yến (năm 2012); “Giải pháp tăng
cường huy động vốn của QĐTPT thành phố Đà Nẵng” của Huỳnh Thị Thu Nhung
(năm 2013); “Phân tích hoạt động cho vay của QĐTPT thành phố Đà Nẵng” của
Phan Thị Ngọc Huyền (năm 2016); “Hoàn thiện công tác cho vay đầu tư tại QĐTPT
thành phố Đà Nẵng” của Đỗ Lê Bữu Trân (năm 2017), trong đó:

Luận văn “Giải pháp phát triển hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển
thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2015” tác giả Lê Thị Bạch Yến (năm


10

2012). Tác giả đưa ra khá chi tiết các lý luận về hoạt động của QĐTPTĐP cũng
như các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động.

Về thực tiễn: qua việc phân tích thực trạng về hoạt động của QĐTPT
thành phố Đà Nẵng trong 04 năm hoạt động, trong đó đưa ra các số liệu cụ thể
và phân tích những hạn chế, giải pháp đối với hoạt động của Quỹ. Tuy nhiên,
đề tài nghiên cứu khá rộng về các hoạt động của QĐTPTĐP nên tác giả chỉ
đánh giá tình hình và giải pháp chung, không đi sâu trong phân tích một hoạt
động đặc thù nhằm hoàn thiện chức năng hay nhiệm vụ nào đó tại Quỹ. Tuy
đề tài không liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu của tác giả, nhưng tác
giả có thể tham khảo những nội dung phân tích thực trạng hoạt động của Quỹ
qua 04 năm hoạt động (2008 - 2011), trong đó biết được những hạn chế,
nguyên nhân tại thời điểm Nghị định 138/2007/NĐ-CP chưa được sửa đổi bổ
sung. Vì vậy, sau khi Nghị định 37/2013/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định 138/2007/NĐ-CP có hiệu lực, tác giả sẽ tham khảo
những nội dung liên quan đến hoạt động cho vay đầu tư luận văn này đã nêu
ra để xem xét, hướng đến hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình.

Luận văn “Hoàn thiện công tác cho vay đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển
thành phố Đà Nẵng”, của Đỗ Lê Bữu Trân, năm 2017: luận văn nghiên cứu các nội
dung cơ bản như vai trò, đặc điểm, mục tiêu và các tiêu chí đánh giá kết quả, nhân
tố ảnh hưởng công tác cho vay của QĐTPTĐP. Về mặt thực tiễn, luận văn đã phân
tích thực trạng hoạt động cho vay đầu tư trong 5 năm gần nhất, qua đó đánh giá
những thành công, hạn chế và đưa ra những nguyên nhân đối với hoạt động cho vay
đầu tư của QĐTPT thành phố Đà Nẵng. Đối với nguyên nhân về hạn chế hoạt động
cho vay, tác giả nêu còn chung chung không đưa được cụ thể việc chồng chéo trong
công việc giữa các phòng ban hay môi trường pháp lý chưa đồng bộ, thiếu ổn định
như thế nào dẫn đến ảnh hưởng kết quả hoạt động vừa qua


11

tại Quỹ. Ngoài ra, tác giả chưa đưa được hạn chế, bất cập của bộ phận xúc
tiến hồ sơ, bộ phận thẩm định ảnh hưởng đến công tác cho vay như thế nào.
Mặc dù nội dung đề tài không sát với đề tài mà tác giả đang thực hiện
nghiên cứu, tuy nhiên đây là đề tài mới được nghiên cứu gần đây nhất tại
Quỹ, phù hợp để tham khảo khi nghiên cứu hoàn thiện đề tài của tôi.
Luận văn “Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính trong hoạt động đầu tư
tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng” của Đỗ Thị Hồng Thy (năm
2011). Đề tài này khá gần với đề tài mà tác giả nghiên cứu, tuy nhiên luận văn đã
được nghiên cứu khá lâu (năm 2011). Các nội dung về công tác thẩm định tài
chính đã nghiên cứu trước đây không còn phù hợp để áp dụng thực tiễn. Bên
cạnh đó, luận văn được nghiên cứu vào thời điểm Quỹ đi vào hoạt động mới gần
04 năm, do đó việc phân tích, thẩm định tài chính của đề tài nêu ra còn sơ sài,
chưa chính xác và chưa đi sâu vào phân tích cụ thể các nội dung thẩm định.
Ngoài ra, luận văn chỉ giải quyết một số vấn đề bất cập trong công tác thẩm định
tài chính mà chưa đề cấp đến tầm quan trọng của việc đánh giá khả năng trả nợ
hay đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội mà dự án mang lại. Trong khi đó, đây là

điểm khác biệt trong việc quyết định cho vay tại Quỹ so với các NHTM.
Nhìn chung đối với các đề tài hoàn thiện công tác thẩm định dự án hay thẩm
định tài chính dự án trong cho vay thì NHTM chủ yếu chỉ dựa vào những kết quả
thẩm định tài chính khi dự án có NPV ≥ 0, IRR> WACC mà chưa đề cập việc giải
quyết đối với các dự án không thể phân tích được hiệu quả hoặc dự án không mang
lại nguồn thu trực tiếp để trả nợ. Điều này đồng nghĩa với việc các luận văn chưa
nhấn mạnh được tầm quan trọng của việc phân tích khả năng trả nợ của dự án khi
quyết định cho vay cũng như hiệu quả kinh tế - xã hội mà dự án mang lại. Ngoài ra,
các luận văn trước đây chưa có nghiên cứu về sự khác biệt trong công tác thẩm định
dự án đầu tư so với các NHTM dưới góc độ cùng là đơn vị cấp tín dụng, như sự
khác biệt về nguồn vốn tài trợ cho vay, do Quỹ Đầu tư phát triển có


12

thể tài trợ dự án từ nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn huy động từ ODA thông
qua Bộ Tài Chính như WB, AFD; thậm chí chưa đề cập đến việc thẩm định dự
án phải xem xét không được tài trợ Thuế đối với các dự án được khấu trừ hay
hoàn thuế vì đây là khoản ngân sách Nhà nước bắt buộc phải nộp. Như vậy,
bản thân các luận văn trước đây nghiên cứu tại QĐTPT phố Đà Nẵng vẫn
chưa giải quyết được vấn đề này.
Các nghiên cứu gần đây về QĐTPT thành phố Đà Nẵng hầu hết nghiên
cứu chung về mô hình hoạt động của Quỹ hoặc cụ thể như hoàn thiện công tác
huy động vốn, công tác cho vay đầu tư, phân tích hoạt động cho vay mà chưa
có nghiên cứu nào đi sâu về hoàn thiện công tác thẩm định dự án - bước quan
trọng trong việc đưa ra quyết định trong hoạt động cho vay đầu tư. Đặc biệt
thời điểm nghiên cứu là khi Quỹ đã đi vào hoạt động được 10 năm, đây không
phải là khoảng thời gian quá dài nhưng cũng đủ để đúc kết những hạn chế,
nguyên nhân trong thời gian qua, đồng thời đề xuất những kiến nghị để hoàn
thiện công tác thẩm định trong thời gian đến.

Đề tài nghiên cứu về thẩm định dự án trong cho vay đầu tưtại các NHTM
không quá xa lạ với người đọc, tuy nhiên đối với công tác thẩm định trong
cho vay đầu tư của QĐTPTĐP nói chung và QĐTPT thành phố Đà Nẵng nói
riêng sẽ là một đề tài mới mẻ.
Xuất phát từ các nội dung chưa hoàn thiện nêu trên, việc nghiên cứu,
đánh giá và đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự
án trong hoạt động cho vay đầu tư tại QĐTPT thành phố Đà Nẵng là cần thiết.


13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
TRONG CHO VAY ĐẦU TƯ CỦA QUỸ ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG
1.1. QUỸ ĐẦU TƯ
1.1.1. Khái niệm Quỹ Đầu tư
Quỹ Đầu tư là một loại hình định chế tài chính, trong đó một nhóm các
cá nhân hay các công ty để cùng nhau góp vốn đầu tư theo mục tiêu đầu tư
xác định. Bằng cách tổng hợp vốn, những nhà đầu tư có thể chia sẻ chi phí và
lợi ích từ những khoản tiền đầu tư lớn, bao gồm khả năng đa dạng hóa một số
lượng các tài sản khác nhau và chia sẻ rủi ro của họ. Có nhiều sự sắp xếp có
thể trong cách thiết lập và vận hành một quỹ đầu tư, thường tùy thuộc vào nhu
cầu của các nhà đầu tư vốn [26]
1.1.2. Phân loại các Quỹ Đầu tư
Quỹ đầu tư được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau:
Quỹ Đầu tư phân theo nguồn huy động vốn
Quỹ công chúng: quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra
công chúng. Nhà đầu tư có thể là cá nhân hay pháp nhưng đa phần là các nhà

đầu tư riêng lẻ. Quỹ công chúng cung cấp cho các nhà đầu tư nhỏ phương tiện
đầu tư đảm bảo đa dạng hóa đầu tư, giảm thiểu rủi ro và chi phí đầu tư thấp
với hiệu quả cao do tính chuyên nghiệp của đầu tư mang lại.
Quỹ thành viên (cá nhân): huy động vốn bằng phương thức phát hành
riêng lẻ cho một nhóm nhỏ các nhà đầu tư, có thể được lựa chọn trước, là các
cá nhân hay các định chế tài chính hoặc các tập đoàn kinh tế lớn, do vậy tính
thanh khoản của quỹ này sẽ thấp hơn quỹ công chúng. Các nhà đầu tư vào quỹ
cá nhân thường với lượng vốn lớn và đổi lại họ có thể tham gia vào việc kiểm
soát đầu tư của quỹ.


×