Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

HỒ KAWABATA YASUNARI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.22 KB, 5 trang )

HỒ - KAWABATA YASUNARI
I.
1.

Những nét chính về tác giả Kawabata Yasunari
Tiểu sử

Kawabata Yasunari sinh ra tại ngoại ô thành phố Osaka, mồ côi cha mẹ từ năm
2 tuổi, Kawabata sống cùng ông bà ngoại và chị. Khi Kawabata Yasunari lên 7
thì bà ngoại qua đời, lên 9 thì mất chị, được 14 tuổi thì mất cả ông ngoại, ông
phải về Tokyo sống với gia đình người dì.
Ông đã tự tử vào năm 1972
2.

Sự nghiệp sáng tác

16 tuổi, Kawabata cho ra mắt tác phẩm đầu tay Nhật ký tuổi mười sáu (Juro
Kusaino Nikki).
21 tuổi Kawabata cùng bạn bè sinh viên trường đại học Tổng hợp Tokyo sáng
lập tạp chí Trào lưu mới (Sintio)
Năm 1923 ông được mời làm trong ban biên tập của tạp chí Văn nghệ xuân thu (
Bungei Shunziu) do nhà văn Kikuchia Kan sáng lập, đồng thời cùng nhà văn
Yokomitsu thành lập tạp chí Văn nghệ thời đại ( Bungei Jidai ).
Các tác phẩm quan trọng thời kì sau chiến tranh Ngàn cánh hạc (1949), Tiếng
rền của núi (1954) và Cố đô (1962) đã tôn vinh Kawabata như một nhà văn lớn
của Nhật Bản thời hiện đại.
Ông nhận giải Nobel Văn chương vào năm 1968. Kawabata Yasunari là văn
nhân Nhật Bản đầu tiên và là người châu Á thứ ba nhận giả thưởng danh giá này
sau Rabindranath Tagore và Shmuel Yosef Agnon.
II.
1.



Tác phẩm “Hồ”
Hoàn cảnh ra đời

“Hồ” được viết vào năm 1955, khi mà cuộc Đại chiến thế giới kinh hoàng đã lùi
xa, làng mạc, thành phố dần được xây dựng lại từ đống đổ nát của bom đạn.
2.

Tóm tắt tác phẩm

III.
1.

Giá trị nội dung
“Hồ” – Tấm gương soi chiếu nỗi đau Nhật Bản


Nhân vật chính của Mizuumi là Gimpei có thể xem là một bản sao “lỗi” của
Kawabata khi ông lấy chính cuộc đời mình làm nguyên mẫu xây dựng nên hình
tượng gã đàn ông quái gở có sở thích săn tìm những người phụ nữ đẹp này.
Mizuumi không phải là một tự truyện, Kawabata – một nhà văn am hiểu phật
học đã “tự đầu thai” mình trong kiếp sống của Gimpei. Kawabata đã tạo ra một
hiệu ứng cánh bướm trong tiểu thuyết Hồ khi cho Gimpei trẻ hơn mình khoảng
20 tuổi, là người trực tiếp tham gia thế chiến thứ hai – một cuộc chiến mà tác
giả đã “rũ bỏ trách nhiệm” của một người Nhật “chân chính”.
Trong Mizuumi, Gimpei không phải là kẻ hạ đẳng duy nhất khi chiến tranh đã
làm sụp đổ hoàn toàn căn tính dân tộc của Nhật Bản khi cướp đi những người
con ưu tú đẹp đẽ nhất và để lại những ông lão già nua, những nam sinh yếu đuối
và thiếu sức sống.
Cuộc kiếm tìm của Gimpei trong Mizzumi thực chất là một cuộc chạy trốn cái

xấu, cái tồi tệ của bản thân nhưng rồi hắn nhanh chóng thất vọng khi những
người đàn ông vây quanh mình cũng suy đồi, tồi tệ và hèn yếu.
Mizuumi có thể xem là cuốn tiểu thuyết đầu tiên và duy nhất Kawabata công
khai thừa nhận sự thất bại của mình trong cuộc chiến chống lại những “karma”
mà ông vẫn xem thường, vô cảm
Mizzumi và bản thân cuộc đời bi thảm của Kawabata đã chứng minh một sự
thật tuyệt vọng là cái đẹp là vô ích, không thể cứu rỗi thế giới, thay đổi xã hội
khi những kẻ truy tìm chúng chỉ là những cá nhân trống rỗng. Và đằng sau đó là
cả một câu hỏi về vai trò và ý nghĩa của nghệ thuật khi phải chăng chúng không
còn cần thiết trong một xã hội tinh thần đã hỏng hóc, rệu rã và vỡ vụn.
2.

Bức tranh thủy mặc nhuộm màu cô đơn

Bằng thứ văn phong chậm rãi, thản nhiên mà buồn tới nao lòng, Kawabata
Yasunari đã vẽ nên bức tranh thủy mặc của tâm hồn chỉ bằng một màu duy nhất.
Đó là màu xám của nỗi cô đơn.
Miyako - cô gái trẻ xinh đẹp như con chim hoàng yến được sống trong lồng
vàng nhưng không thế cất cao tiếng hót và Gimpei – kẻ vô tình nhặt được chiếc
túi xách chứa toàn bộ số tiền được đánh đổi bằng cả tuổi thanh xuân của
Miyako. Một người tiếc nuối nhưng không dám đi tìm, một người hối hận
nhưng lòng tham không cho hắn ta trả lại chiếc túi. Hai con người, hai tâm hồn
cô đơn đến tốt độ cứ thế quẩn quanh theo những suy nghĩ của riêng mình, để
những ám ảnh của quá khứ cứ thế phơi bày trong tâm tưởng.


Không chỉ có hai nhân vật trung tâm là Gimpei và Miyako, độc giả có thể cảm
nhận sự cô độc ngự trị một cách rõ ràng ở cả trong những tuyến nhân vật phụ
như ông già Arita và cô học trò Hisako. Ám ảnh bị bỏ rơi, bị coi thường, hay sự
thù hận đều kéo con người ta sợ hãi và cảm thấy cô đơn. Đáng thương hơn, khi

sâu thẳm trong tâm hồn những con người cô độc ấy luôn muốn được sẻ chia và
an ủi. Họ luôn thèm khát cảm giác an toàn, thèm khát được yêu thương đúng
nghĩa, thèm khát được tự do…
Nỗi cô đơn như mạch nguồn xuyên suốt tiểu thuyết Hồ của Kawabata Yasunari.
Tác phẩm dày không tới 200 trang nhưng vẫn lớp lang và đầy ẩn dụ.
3.

Vẻ đẹp của niềm hư ảo

Bước vào "Hồ" là theo chân Gimpei đi qua các ngõ phố, theo đuổi một vài
người con gái xinh đẹp, gặp gỡ như ảo ảnh của giấc ngủ nhiều hoài tưởng. Sự
hoài tưởng về một vẻ đẹp hoàn hảo, vẻ đẹp của khoảnh khắc giữa mê mụ. Chỉ
một khoảnh khắc khi cái đẹp bừng sáng, khiến tâm trí gã mềm mại như cỏ, hư
vô như sương, sầu muộn đau đớn trong mê vọng khao khát. Nhưng rõ ràng cái
mê vọng ấy đem lại khoái cảm cho gã, khiến gã hưng phấn ngây ngất tận hưởng
cái đẹp cứ dần xa khuất mình trong đeo đuổi.
Giữa ngây ngất mơ hồ của ảo ảnh đẹp đẽ, gã lại rơi vào một cuộc gặp gỡ với
một người đàn bà thô kệch xấu xí, khiến gã buộc phải đối diện với vẻ bề ngoài
thảm hại của mình. "Hồ" kết thúc trong một hoang tàn hiện thực.
Hồ mênh mang hư ảo. Mỗi nhân vật xuất hiện một chút trong Hồ, như những
mảnh khăn trắng cứ lơ lửng giữa bầu trời đêm, như thơ thẩn, như ngây ngất, vừa
khiến ta nhói lên sợ hãi, vừa gợi về nỗi buồn thảm diệu vợi của những đời
người.
Kawabata đã tạo nên một vùng không gian đầy huyễn tưởng ở giữa hư vô và
thực tại, vượt thoát khỏi những vùng không gian chân thực thông thường
IV.

Đặc điểm nghệ thuật độc đáo trong “Hồ - Kawabata Yasunari”

Kawabata luôn luôn là bậc thầy trong việc tuyển chọn ngôn t ừ trong các

tác phẩm của mình
Mizuumi (Hồ) là một tiểu thuyết kỳ ảo với thế giới truyện ma mị mà ranh
giới giữa thực và mộng đã bị xóa nhòa. Trong đó, yếu tố kỳ ảo d ường nh ư
chỉ là một “chiếc mặt nạ không tốt, nghệ thuật không tốt” che đậy nh ững


lời bộc bạch của Kawabata về cuộc đời ông và sự tan vỡ nh ững đ ức tin về
đất nước và con người Nhật Bản mà tác giả này từng níu gi ữ trong su ốt
thời kỳ diễn ra thế chiến thứ hai.
Không gian của cuốn tiểu thuyết tràn ngập một màu xám xịt của bầu tr ời
mùa đông âm u.
Những dòng cảm xúc đan cài giữa quá khứ và hiện tại, gi ữa đ ộc tho ại và
đối thoại, giữa thực và ảo và diễn biến theo chiều phát triển của tâm lý
nhân vật.
Giọng văn chậm rãi, thản nhiên mà trầm buồn, phảng phất s ự cô đ ơn.
V.

Nhận xét về nhân vật

Gã đàn ông xấu xí Momoi Gimpei bám theo các cô gái vì nhan sắc hay cái đẹp
khao khát “chữa lành” cái xấu xí của vẻ ngoài và sự rách nát, mục rữa trong tâm
hồn. Đó không đơn thuần là sự xấu hổ tự ti của một người đàn ông, mà đã “tiến
hóa” thành nổi ám ảnh khôn nguôi trong lòng Momoi Gimpei.
Các cô gái bào mòn sự tươi trẻ, tuổi thanh xuân, nét đẹp của mình để sống lây
lấy qua ngày và luôn cháy bỏng khát khao được yêu thương, hạnh phúc.
VI.

Tổng kết

Hồ là một khu vực địa lý trũng xuống, và có nước. Hồ cũng là hình ảnh tượng

trưng cho đôi mắt người thiếu nữ, nơi mà người đàn ông cứ muốn đắm mình
vào. Hồ cũng có thể là nơi đáy của tâm hồn, nơi người ta cất giữ những nỗi
niềm riêng. Và, hồ cũng có thể là một nơi vô định, nơi người ta phải vật lộn
“bơi” trong day dứt về đạo đức, về thân phận con người.
Tác phẩm “Hồ” của Kawabata Yasunari hầu như chứa đựng tất cả những cái
“định nghĩa” về hồ đó. Tác phẩm mở ra, rồi khép lại bằng một sợi chỉ mảnh kết
nối tất cả các nhân vật thành một vòng tròn, rất đặc trưng của văn học Nhật. Cứ
như cái vòng luẩn quẩn, u uất trong con người ta, để rồi cứ mãi loay hoay “định
nghĩa” bản thân là gì, và sẽ đi về đâu.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×