Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Nhiệm vụ và đánh giá dạy học dự án ancol

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.49 KB, 5 trang )

I. Nhiệm vụ:

Rượu – những lợi ích và vấn nạn của xã hội
Trong các trang báo, thông tin hàng ngày thường xuyên thông báo về các
vụ bạo hành do say rượu: cha đánh con dã man, chồng đánh vợ, gia đình nghèo
đói … Cùng với đó là các thông tin về các vụ tai nạn giao thông gây ra do người
điều khiển phương tiện giao thông có sử dụng rượu bia … Đóng vai trò là người
hoạt động xã hội nghiên cứu về những ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng
rượu bia quá mức đối với xã hội, hãy trình bày về những lợi ích và tác hại của
rượu đối với các tệ nạn xã hội và vấn đề giao thông để khuyến cáo mọi người
xây dựng nếp sống văn hóa và chấp hành luật giao thông.
Các nhóm trình bày trên giấy A0 dưới dạng sơ đồ tư duy sau đó thuyết
trình trong khoảng thời gian là 20 phút (Có thể lồng ghép các hoạt động vui
chơi để tăng sự hứng thú)
Dưới đây là một số câu hỏi định hướng, các nhóm có thể phát triển thêm
để nội dung phong phú hơn
- Câu hỏi khái quát: Có phải sử dụng rượu luôn đem lại lợi ích cho con
người và xã hội?
- Câu hỏi bài học:
+ Rượu là gì? Thành phần và tính chất của rượu?
+ Rượu có những ứng dụng gì trong thực tiến? Những ứng dụng đó dựa
vào những tính chất nào của rượu?
+ Vai trò của rượu đối với sức khỏe của con người?
+ Người nghiện rượu có những ảnh hưởng gì đến giá đình và xã hội?
Thực trạng những ảnh hưởng này ở địa phương ra sao?
+ Vì sao có luật cấm người uống rượu bia điều khiển phương tiện tham
gia giao thông? CSGT đo nồng độ cồn trong máu bằng cách nào? Cơ sở khoa
học của dụng cụ đo nồng độ cồn?
+ Chúng ta cần làm gì để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đồng thời đẩy mạnh
ảnh hưởng tích cực của rượu?



II. Bộ tiêu chí đánh giá
- Về nội dung:
+ Đầy đủ nội dung yêu cầu.
+ Đảm bảo tính chính xác, logic, hệ thống.
- Về hình thức trình bày sơ đồ tư duy:
+ Thiết kế (các đường nét, hình khối, bố cục và màu sắc) sáng tạo và hiệu
quả, giúp người nghe dễ theo dõi.
+ Hình ảnh liên quan và bổ sung ý nghĩa cho nội dung.
- Về hình thức thuyết trình:
+ Có sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhóm.
+ Thể hiện sự tương tác với khán giả.
+ Mở đầu và kết luận hấp dẫn.
+ Sử dụng hình thức tổ chức hấp dẫn người nghe (kịch, trò chơi…).


III. Bảng kiểm
HỌC SINH: ………………………………………. NGÀY:…………
1. Nội dung:
□ A. Đầy đủ nội dung yêu cầu.
□ B. Đảm bảo tính chính xác, logic, hệ thống.
2. Hình thức trình bày sơ đồ tư duy:
□ A. Thiết kế (các đường nét, hình khối, bố cục và màu sắc) sáng tạo và
hiệu quả, giúp người nghe dễ theo dõi.
□ B. Hình ảnh liên quan và bổ sung ý nghĩa cho nội dung.
3. Hình thức thuyết trình:
□ A. Có sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhóm.
□ B. Thể hiện sự tương tác với khán giả.
□ C. Mở đầu và kết luận hấp dẫn.
□ D. Sử dụng hình thức tổ chức hấp dẫn người nghe (kịch, trò chơi…).



IV. Rubric
RUBRIC ĐÁNH GIÁ BÀI THUYẾT TRÌNH
Cấp độ 1:
+ Đầy đủ nội dung yêu cầu, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc các khái niệm liên
quan và cung cấp thêm các thông tin hữu ích khác.
+ Có tính chính xác, logic, hệ thống rõ ràng.
+ Thiết kế (các đường nét, hình khối, bố cục và màu sắc) sáng tạo và hiệu
quả, giúp người nghe dễ theo dõi bài thuyết trình.
+ Hình ảnh liên quan và bổ sung ý nghĩa cho nội dung.
+ Có sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhóm, phân chia phần thuyết
trình đồng đều, các thành viên hỗ trợ nhau trong phần thuyết trình, bài thuyết
trình mạch lạc.
+ Thể hiện sự tương tác với khán giả, đặt câu hỏi và giải đáp câu hỏi thuyết
phục người nghe.
+ Mở đầu và kết luận hấp dẫn, sử dụng những hình thức tổ chức hấp dẫn
người nghe (kịch, trò chơi…) hiệu quả.
Cấp độ 2:
+ Đầy đủ nội dung yêu cầu và thể hiện sự hiểu biết các khái niệm chủ yếu.
+ Có tính chính xác, logic, hệ thống nhưng chưa rõ ràng.
+ Thiết kế (các đường nét, hình khối, bố cục và màu sắc) sáng tạo và hiệu
quả, giúp người nghe dễ theo dõi.
+ Hình ảnh liên quan đến nội dung.
+ Có sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhóm, phân chia phần thuyết
trình đồng đều nhưng các thành viên thuyết trình rời rạc.
+ Thể hiện sự tương tác với khán giả, đặt câu hỏi thuyết phục người nghe
nhưng giải đáp câu hỏi chưa thỏa mãn, gây tranh cãi.
+ Mở đầu và kết luận hấp dẫn, có sử dụng những hình thức tổ chức hấp dẫn
người nghe (kịch, trò chơi…) nhưng chưa giúp ích nhiều cho phần thuyết

trình.
Cấp độ 3:
+ Đầy đủ nội dung yêu cầu nhưng thể hiện các lỗ hổng trong việc hiểu biết
các khái niệm..
+ Chỉ một vài chỗ có logic, hệ thống, một số chỗ khác không logic.
+ Thiết kế (các đường nét, hình khối, bố cục và màu sắc) sáng tạo nhưng chưa
khiến người nghe dễ theo dõi.
+ Ít hình ảnh liên quan đến nội dung.
+ Có sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhóm nhưng phân chia phần
thuyết trình chưa đồng đều, các thành viên thuyết trình rời rạc.
+ Ít thể hiện sự tương tác với khán giả, số lượng câu hỏi đặt cho khán giả ít,
giải đáp câu hỏi chưa thuyết phục.
+ Chỉ giới thiệu mở đầu và kết luận, không sử dụng những hình thức tổ chức
hấp dẫn người nghe (kịch, trò chơi…) .


Cấp độ 4:
+ Đầy đủ nội dung yêu cầu nhưng thể hiện các lỗ hổng trong việc hiểu biết
các khái niệm, hiểu sai ý nghĩa của khái niệm.
+ Chưa có tính chính xác, logic, hệ thống.
+ Thiết kế (các đường nét, hình khối, bố cục và màu sắc) đơn giản khiến
người nghe khó theo dõi.
+ Không sử dụng hình ảnh hoặc sử dụng hình ảnh không liên quan đến nội
dung.
+ Chưa có sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhóm, nếu có thì là một
bạn thuyết trình chính, các bạn còn lại chỉ nói 1-2 câu ngắn gọn.
+ Không thể hiện sự tương tác với khán giả, không đặt câu hỏi và giải đáp câu
hỏi.
+ Không giới thiệu mở đầu và kết luận.




×