Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

Phân tích tính ổn định của các thành phần dòng tiền đến dự báo dòng tiền của các công ty trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.79 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------

LÊ THỊ HOÀNG LINH

PHÂN TÍCH TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA CÁC
THÀNH PHẦN DÒNG TIỀN ĐẾN DỰ BÁO DÒNG TIỀN
CỦA CÁC CÔNG TY TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT
HÀNG TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đình Khôi Nguyên

Đà Nẵng, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Lê Thị Hoàng Linh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1


1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ........................................... 4
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: ...................................... 5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 5
5. Bố cục luận văn ....................................................................................... 5
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................ 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA
DÕNG TIỀN .................................................................................................. 11
1.1. VAI TRÕ CỦA BÁO CÁO LƢU CHUYỂN TIỀN TỆ TRONG DỰ
BÁO TÀI CHÍNH ........................................................................................... 11
1.1.1. Các khái niệm có liên quan ............................................................. 11
1.1.2 Đặc điểm các khoản mục trong Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ ........... 12
1.1.3. Vai trò của Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ trong dự báo tài chính ...... 15
1.2. CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA DÕNG TIỀN
ĐẾN DỰ BÁO DÕNG TIỀN TRONG TƢƠNG LAI .................................... 17
1.2.1. Mô hình của Angela Frino, Richard Heaney và David Service
(2005) ........................................................................................................ 17
1.2.2. Mô hình của C. S. Agnes Cheng và Dana Hollie (2007) ...............19
1.3. CÁC THÀNH PHẦN DÕNG TIỀN ĐỐI VỚI DỰ BÁO DÕNG TIỀN
TRONG TƢƠNG LAI .................................................................................... 21
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................ 24
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................... 25
2.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH SẢN XUẤT
HÀNG TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM .............................................................. 25
2.2. PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ....................................... 26
2.3. THIẾT KẾ MÔ HÌNH VÀ CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ................... 27


2.4. THIẾT KẾ ĐO LƢỜNG CÁC BIẾN......................................................30
2.5. CHỌN MẪU VÀ THU THẬP DỮ LIỆU................................................32

2.6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...............................................................................35
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................36
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC THÀNH PHẦN DÕNG TIỀN CỦA CÁC
CÔNG TY SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG...............................................36
3.2. PHÂN TÍCH TƢƠNG QUAN................................................................39
3.3. KẾT QUẢ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU....................................................42
3.3.1. Kết quả hồi quy mô hình dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
từ dòng tiền hoạt động kinh doanh trong quá khứ....................................42
3.3.2. Kết quả hồi quy mô hình dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
từ các thành phần dòng tiền hoạt động kinh doanh trong quá khứ...........48
3.3.3. Kết quả hồi quy mô hình dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
từ các thành phần dồn tích kết hợp với dòng tiền hoạt động kinh doanh
trong quá khứ............................................................................................57
3.3.4. Kết quả hồi quy mô hình dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh từ

các thành phần dòng tiền kết hợp với biến dồn tích gộp trong quá khứ...67
3.4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................75
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3...............................................................................80
CHƢƠNG 4. CÁC KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN.............................81
4.1. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ......................................................................81
4.2. ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN.....................................83
4.3. MỘT SỐ GỢI Ý NGHIÊN CỨU TRONG TƢƠNG LAI.......................84
KẾT LUẬN....................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................86
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FASB


Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ

FEM

Mô hình tác động cố định

HNX

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

OLS

Ƣớc lƣợng bình phƣơng bé nhất

REM

Mô hình tác động ngẫu nhiên

VAS

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu


Tên bảng

Trang

bảng
1.1

Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến dòng tiền trong
tƣơng lai của doanh nghiệp

8

3.1

Thống kê mô tả dữ liệu các công ty ngành sản xuất hàng
tiêu dùng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.

36

3.2

Ma trận tƣơng quan giữa dòng tiền hoạt động kinh doanh
và các thành phần dòng tiền.

40

3.3

Ma trận tƣơng quan giữa các biến trong mô hình dự báo

dòng tiền từ các thành phần dồn tích.

41

3.4

Kết quả hồi quy OLS mô hình dự báo trên cơ sở dòng tiền
hoạt động kinh doanh trong quá khứ (thông tin chung)

43

3.5

Kết quả hồi quy OLS mô hình dự báo trên cơ sở dòng tiền
hoạt động kinh doanh trong quá khứ (thông tin chi tiết)

44

3.6

Kết quả hồi quy FEM mô hình dự báo trên cơ sở dòng tiền
hoạt động kinh doanh trong quá khứ (thông tin chung)

45

3.7

Kết quả hồi quy FEM mô hình dự báo trên cơ sở dòng tiền
hoạt động kinh doanh trong quá khứ (thông tin chi tiết)


46

3.8

Kết quả hồi quy REM mô hình dự báo trên cơ sở dòng tiền
hoạt động kinh doanh trong quá khứ (thông tin chung)

47

3.9

Kết quả hồi quy REM mô hình dự báo trên cơ sở dòng tiền
hoạt động kinh doanh trong quá khứ (thông tin chi tiết)

48

3.10

Kết quả hồi quy OLS mô hình dự báo trên cơ sở các thành
phần dòng tiền hoạt động kinh doanh trong quá khứ (thông
tin chung)

49


Số hiệu

Tên bảng

Trang


Kết quả hồi quy OLS mô hình dự báo trên cơ sở các thành
phần dòng tiền hoạt động kinh doanh trong quá khứ (thông

50

bảng
3.11

tin chi tiết)
3.12

Kết quả hồi quy FEM mô hình dự báo trên cơ sở các thành
phần dòng tiền hoạt động kinh doanh trong quá khứ (thông

52

tin chung)
3.13

Kết quả hồi quy FEM mô hình dự báo trên cơ sở các thành
phần dòng tiền hoạt động kinh doanh trong quá khứ (thông

53

tin chi tiết)
3.14

Kết quả hồi quy REM mô hình dự báo trên cơ sở các thành
phần dòng tiền hoạt động kinh doanh trong quá khứ (thông


54

tin chung)
3.15

Kết quả hồi quy REM mô hình dự báo trên cơ sở các thành
phần dòng tiền hoạt động kinh doanh trong quá khứ (thông

55

tin chi tiết)
3.16

Kết quả hồi quy OLS mô hình dự báo trên cơ sở các thành
phần dồn tích kết hợp với dòng tiền hoạt động kinh doanh

58

trong quá khứ (thông tin chung)
3.17

Kết quả hồi quy OLS mô hình dự báo trên cơ sở các thành
phần dồn tích kết hợp với dòng tiền hoạt động kinh doanh

59

trong quá khứ (thông tin chi tiết)
3.18


Kết quả hồi quy FEM mô hình dự báo trên cơ sở các thành
phần dồn tích kết hợp với dòng tiền hoạt động kinh doanh
trong quá khứ (thông tin chung)

61


Số hiệu

Tên bảng

Trang

Kết quả hồi quy FEM mô hình dự báo trên cơ sở các thành
phần dồn tích kết hợp với dòng tiền hoạt động kinh doanh

62

bảng
3.19

trong quá khứ (thông tin chi tiết)
3.20

Kết quả hồi quy REM mô hình dự báo trên cơ sở các thành
phần dồn tích kết hợp với dòng tiền hoạt động kinh doanh

64

trong quá khứ (thông tin chung)

3.21

Kết quả hồi quy REM mô hình dự báo trên cơ sở thành
phần dồn tích kết hợp với dòng tiền hoạt động kinh doanh

64

trong quá khứ (thông tin chi tiết)
3.22

Kết quả hồi quy OLS mô hình dự báo trên cơ sở các thành
phần dòng tiền kết hợp với biến dồn tích gộp trong quá

68

khứ (thông tin chung)
3.23

Kết quả hồi quy OLS mô hình dự báo trên cơ sở các thành
phần dòng tiền kết hợp với biến dồn tích gộp trong quá

69

khứ (thông tin chi tiết)
3.24

Kết quả hồi quy FEM mô hình dự báo trên cơ sở các thành
phần dòng tiền kết hợp với biến dồn tích gộp trong quá

70


khứ (thông tin chung)
3.25

Kết quả hồi quy FEM mô hình dự báo trên cơ sở các thành
phần dòng tiền kết hợp với biến dồn tích gộp trong quá

71

khứ (thông tin chi tiết)
3.26

Kết quả hồi quy REM mô hình dự báo trên cơ sở các thành
phần dòng tiền kết hợp với biến dồn tích gộp trong quá
khứ (thông tin chung)

73


Số hiệu

Tên bảng

Trang

Kết quả hồi quy REM mô hình dự báo trên cơ sở các thành
phần dòng tiền kết hợp với biến dồn tích gộp trong quá

73


bảng
3.27

khứ (thông tin chi tiết)
3.28

Kết quả kiểm định Hausman Test của các mô hình

75

3.29

Giá trị hệ số hồi quy điều chỉnh của các mô hình (trƣớc khi
sắp xếp)

76

3.30

Giá trị hệ số hồi quy điều chỉnh của các mô hình (sau khi
sắp xếp)

78


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ là một trong số báo cáo tài chính quan trọng

khi xem xét đến tình trạng sức khỏe của doanh nghiệp, chúng giúp tăng khả
năng đánh giá chính xác sự minh bạch, sức mạnh về tài chính. Báo cáo lƣu
chuyển tiền tệ cung cấp thông tin để phân tích xu hƣớng tài chính trong một
công ty tốt hơn so với Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh vì có thể loại trừ ảnh hƣởng của hoạt động không cốt lõi và báo cáo
này dựa trên cơ sở tiền. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ giúp cho các đối tƣợng sử
dụng biết doanh nghiệp đã tạo ra tiền từ những nguồn nào và chi tiêu tiền cho
những mục đích gì. Trên cơ sở đó, Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ cung cấp
những thông tin bổ sung để đánh giá về hiệu quả hoạt động trong kì hiện tại
và dự báo dòng tiền của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Nếu dòng tiền thiếu
hụt sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc duy trì hoạt động sản xuất ,
ngƣợc lại nếu dòng tiền sử dụng không hiệu quả gây thừa thãi lại cho thấy
vấn đề yếu kém trong hoạt động quản trị của doanh nghiệp.
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy dòng tiền là căn cứ quan trọng để các nhà
đầu tƣ, nhà quản lý đánh giá hoạt động của doanh nghiệp và ra các quyết định
kinh tế. Việc dự báo và phân loại những công ty phá sản hay không phá sản sẽ
đƣợc cải thiện rõ rệt khi căn cứ vào dòng tiền hoạt động và các chỉ số tài
chính liên quan đến tiền mặt vì dòng tiền hoạt động cung cấp trực tiếp thông
tin về khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng nhƣ trả lãi vay
và nợ gốc của doanh nghiệp đối với chủ nợ. Do đó, việc dự báo chính xác
dòng tiền tƣơng lai từ thu nhập là một việc làm quan trọng của các doanh
nghiệp.


2

Đã có nhiều b ng chứng thực nghiệm trên thế giới cho thấy các thành
phần dồn tích, thu nhập và dòng tiền hoạt động đều có khả năng dự báo dòng
tiền tƣơng lai cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu thực
nghiệm đã không thể hiện sự thống nhất. Theo nghiên cứu của Bowen,

Burgstahler và Daley (1986) [4]; Greenberg, Johnson và Ramesh (1986) [12];
Murdoch và Krause (1990) [14]; Dechow (1994) [8] đều cho r ng thu nhập
hiện hành có khả năng vƣợt trội hơn so với dòng tiền hoạt động hiện hành
trong việc dự báo dòng tiền tƣơng lai cho doanh nghiệp. Trái ngƣợc với kết
quả nghiên cứu trên các nghiên cứu của Agnes Cheng, Joseph Johnston
(2013) [1], Finger (1994) [11], Quirin và cộng sự (1999) [15]; Subramanyam
và Venkatachalam (2007) [16] đƣa ra b ng chứng cho r ng các dòng tiền thực
tế từ hoạt động có khả năng dự báo tốt hơn thu nhập trong việc dự báo dòng
tiền hoạt động tƣơng lai của doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn có những nghiên
cứu xem xét các thành phần dồn tích phối hợp với dòng tiền hoạt động trong
khả năng dự báo dòng tiền trong tƣơng lai của doanh nghiệp nhƣ nghiên cứu
của Dechow, Kothari và Watts (1998) [9] đƣa ra một mô hình thu nhập, dòng
tiền và các thành phần dồn tích đƣợc phát triển dựa trên giả định bƣớc đi
ngẫu nhiên của doanh thu bán hàng, chi phí hoạt động biến đổi, chi phí hoạt
động cố định, và các thành phần dồn tích, bao gồm khoản phải thu khách
hàng, khoản phải trả ngƣời bán và hàng tồn kho để dự báo thu nhập cho
doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho r ng thu nhập hiện hành dự báo dòng
tiền hoạt động trong tƣơng lai tốt hơn là dòng tiền hoạt động hiện tại và kết
quả thực nghiệm của họ phù hợp với các dự đoán mô hình. Kế tiếp là nghiên
cứu của Barth, Cram và Nelson (2001) [3] (sau đây gọi tắt là BCN) cho thấy
r ng việc tách nhỏ các thành phần dồn tích thành những thành phần chính đã
tăng cƣờng đáng kể khả năng dự báo dòng tiền tƣơng lai của doanh nghiệp.
Dựa trên mô hình nghiên cứu của BCN, nghiên cứu của CS Cheng & Dana


3

Hollie (2005) [5] chia tách dòng tiền từ hoạt động kinh doanh thành các phần
khác nhau và xem xét mức độ ổn định của các thành phần dòng tiền đến dự
báo dòng tiền tƣơng lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc chia dòng tiền hoạt

động kinh doanh thành các dòng tiền thành phần và đƣa vào mô hình dự báo
dòng tiền làm tăng hiệu suất dự báo so với dòng tiền hoạt động kinh doanh
tổng hợp. Chính những sự không thống nhất này đòi hỏi phải có những nghiên
cứu tiếp theo ở các nƣớc, đặc biệt ở nƣớc ta khi mà việc lập và sử dụng báo
cáo lƣu chuyển tiền tệ còn chƣa đƣợc coi trọng đúng mức.
Ngành sản xuất hàng tiêu dùng là một ngành quan trọng trong nền kinh
tế của nƣớc ta vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con ngƣời, là ngành giải
quyết đƣợc nhiều việc làm cho xã hội. Tuy nhiên đối mặt với những biến
động không ngừng của nền kinh tế thế giới, ngành sản xuất hàng tiêu dùng
đang đứng trƣớc những cơ hội và thách thức rất lớn và có thể nói dòng tiền có
ảnh hƣởng quan trọng đến quyết định đầu tƣ của các nhà đầu tƣ và các quyết
định quản trị của các lãnh đạo doanh nghiệp. Vì thế việc dự báo dòng tiền
trong tƣơng lai của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng là
rất cần thiết cho các nhà quản trị có những quyết định đúng đắn trong quá
trình điều hành doanh nghiệp.
Việc nghiên cứu giúp xác định nhân tố có khả năng dự báo dòng tiền sẽ
thực sự có ích cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng ở
Việt Nam. Tuy nhiên công tác dự báo dòng tiền ở nƣớc ta chƣa thực hiện đầy
đủ chỉ mới dừng ở lập dự toán tiền mặt hay dự toán ngân quỹ với những giả
định nhất định; chƣa thực sự đánh giá đúng mức những nhân tố ảnh hƣởng
tới dòng tiền của doanh nghiệp; phƣơng pháp dự báo dòng tiền còn đơn giản
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của nhân viên. Vì vậy, luận văn chọn đề tài
“Phân tích tính ổn định của các thành phần dòng tiền đến dự báo dòng tiền


4

của các công ty trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị
trƣờng chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Luận văn hƣớng đến các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Thứ nhất, xây dựng và kiểm định mô hình dự báo dòng tiền từ hoạt
động kinh doanh của các công ty trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng niêm
yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trên cơ sở các dòng tiền thành phần
từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ.
Thứ hai, xây dựng và kiểm định mô hình dự báo dòng tiền từ hoạt động
kinh doanh của các công ty trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết
trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trên cơ sở kết hợp dòng tiền từ hoạt
động kinh doanh trong quá khứ và thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích.
Thứ ba, xác định mô hình có khả năng dự báo dòng tiền từ hoạt động
kinh doanh của các công ty trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết
trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam tốt nhất.
Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu, luận văn đặt ra các câu hỏi nghiên
cứu cụ thể sau:
Sự ổn định của các dòng tiền thành phần từ hoạt động kinh doanh trong
quá khứ có khả năng dự báo đáng kể dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong
tƣơng lai hay không?
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ kết hợp với các thông
tin kế toán dồn tích cụ thể có khả năng dự báo đáng kể dòng tiền từ hoạt động
kinh doanh trong tƣơng lai của các công ty hay không?
Các dòng tiền thành phần hay các dữ liệu kế toán dồn tích giải thích tốt
hơn dòng tiền dự báo trong tƣơng lai?


5

3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tƣợng nghiên cứu: Dòng tiền của các công ty niêm yết trong lĩnh
vực sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam thể hiện
qua Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ đã đƣợc kiểm toán và công bố, trong giai

đoạn 2010-2015.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: Các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết
trên thị trƣờng chứng khoán tại Việt Nam niêm yết trên cả 2 sàn giao dịch
HOSE và HNX.
+ Phạm vi về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn 6 năm 2010 – 2015
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Về mẫu nghiên cứu: luận văn chọn các doanh nghiệp yết giá thuộc ngành
sản xuất hàng tiêu dùng theo cách phân loại hiện nay của Ủy ban chứng khoán
trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Báo cáo tài chính của 50 doanh
nghiệp này trong giai đoạn 2010-2015 đƣợc chọn lựa để phân tích, trong đó
tập trung chủ yếu vào báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. Một số thông tin liên quan
đến cơ sở dồn tích về hàng tồn kho, nợ phải thu và nợ phải trả ….cũng đƣợc
thu thập để phục vụ mô hình nghiên cứu. Những doanh nghiệp đƣợc chọn là
những doanh nghiệp có đầy đủ báo cáo tài chính trong giai đoạn trên.
Về phƣơng pháp xử lí số liệu: Phƣơng pháp phân tích hồi qui theo dữ
liệu bảng (panel data) đƣợc lựa chọn để kiểm định các giả thuyết và xây dựng
mô hình phù hợp về dự báo dòng tiền tƣơng lai trên cơ sở dòng tiền quá khứ.
5. Bố cục luận văn
Phần mở đầu:
Phần này bao gồm tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu và câu
hỏi nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp
nghiên cứu, bố cục luận văn và tổng quan tài liệu nghiên cứu.


6

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phân tích tính ổn định của dòng tiền
Chƣơng 1 luận văn đã trình bày những lí luận cơ bản về dòng tiền và vai
trò của báo cáo lƣu chuyển tiền tệ đối với công tác dự báo dòng tiền của các

công ty. Luận văn đã nêu vai trò quan trọng của dự báo dòng tiền và các nhân
tố ảnh hƣởng đến dự báo dòng tiền.
Chƣơng 2: Thiết kế nghiên cứu
Chƣơng này xây dựng các giải thuyết và mô hình nghiên cứu về dự báo
dòng tiền của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam. Sau đó, trình bày quy trình thực hiện nghiên cứu,
chọn mẫu và phƣơng pháp phân tích dữ liệu.
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
Chƣơng 3 tiến hành phân tích kết quả nghiên cứu.
Chƣơng 4: Các khuyến nghị và kết luận
Chƣơng này đƣa ra các kết luận và một số kiến nghị cho ngƣời sử dụng
Báo cáo tài chính.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tính đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu dự báo dòng tiền từ hoạt
động kinh doanh. Những nghiên cứu đó có ý nghĩa trong những bối cảnh kinh
tế, xã hội khác nhau, ở các quốc gia khác nhau nên các nhân tố dự báo đƣợc
lựa chọn là không giống nhau và cho dù các nhân tố dự báo có giống nhau thì
kết quả thu đƣợc cũng có thể khác nhau. Các nghiên cứu trƣớc đây đã sử
dụng nhiều mô hình dự báo dòng tiền và tìm ra mô hình dự báo dòng tiền tốt
nhất trong số các mô hình: sử dụng dòng tiền ƣớc tính theo cách truyền thống,
sử dụng dòng tiền trực tiếp từ Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, sử dụng lợi nhuận
quá khứ, sử dụng dòng tiền quá khứ kết hợp tổng giá trị các thành phần thông
tin kế toán dồn tích quá khứ, sử dụng dòng tiền quá khứ kết hợp với các thành
phần thông tin kế toán dồn tích cụ thể nhƣ: sự thay đổi


7

khoản phải thu, hàng tồn kho, nợ phải trả, chi phí khấu hao tài sản cố định.
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm ở các nƣớc đã xem xét ảnh hƣởng các nhân tố

đối với dự báo dòng tiền trong tƣơng lai. Một cách tổng quát nhất, có thể thấy
nổi lên các nhân tố sau:
Thu nhập quá khứ là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng
đến dự báo dòng tiền. Bảng 1.1 cho thấy hầu hết tất cả các nghiên cứu cho
thấy mối quan hệ thuận chiều giữa thu nhập quá khứ và dòng tiền tƣơng lai.
Nói cách khác, lợi nhuận trong quá khứ càng lớn thì dòng tiền tƣơng lai đƣợc
dự báo là bền vững.
Dòng tiền hoạt động kinh doanh trong quá khứ là thành phần cơ bản ảnh
hƣởng đến dòng tiền trong tƣơng lai và ảnh hƣởng theo chiều hƣớng thuận.
Nói cách khác, dòng tiền kinh doanh là dòng tiền quan trọng nhất trong
nghiên cứu thực nghiệm ở các nƣớc.
Dòng tiền từ doanh thu cũng có tính nhất quán cao và có quan hệ thuận
chiều đối với dòng tiền tƣơng lai của doanh nghiệp. Điều này phù hợp với
những qui luật cốt lõi của hoạt động kinh doanh nói chung và doanh thu của
doanh nghiệp nói riêng, khi đây là nhân tố quyết định đến sự thành công của
doanh nghiệp, cũng nhƣ tạo sự ổn định dòng tiền trong tƣơng lai trong công
tác dự báo
Ngoài những nhân tố cơ bản trên, các nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ
ra các dòng tiền ra có ảnh hƣởng đến dự báo dòng tiền trong tƣơng lai. Nói
cách khác, đó là những tham chiếu quan trọng để ngƣời sử dụng báo cáo tài
chính có thể dự báo dòng tiền chi ra của một tổ chức. Bảng 1.1 dƣới đây tổng
hợp các nhân tố để ngƣời sử dụng báo cáo tài chính có cách nhìn tổng hợp về
khả năng dự báo các dòng tiền của doanh nghiệp.


8

Bảng 1.1 Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến dòng tiền trong tƣơng
lai của doanh nghiệp
Nhân tố

Thu nhập
quá khứ

Quan hệ thuận chiều
Quan hệ ngƣợc chiều
Bowen,
Burgstahler và
Daley
(1986)[4]; Greenberg, Johnson và
Ramesh
(1986)[12]; Murdoch

Krause (1990)[14]; Dechow và Cộng
sự (1994)[8]; Barth, Cram và Nelson
(2001)[3]; CS Cheng & Dana Hollie
(2005)[5]; Shadi Farshadfar và Reza
Momen (2012)[17]; TS. Nguyễn Thị
Uyên Uyên & ThS. Từ Thị Kim Thoa
(2015)[20]
Dòng tiền Bowen,
Burgstahler và
Daley
hoạt động (1986)[4]; Greenberg, Johnson và
kinh doanh Ramesh
(1986)[12]; Murdoch

trong quá
Krause (1990)[14]; Dechow và Cộng
khứ
sự (1994)[8]; Barth, Cram và Nelson

(2001)[3]; CS Cheng & Dana Hollie
(2005)[5]; Shadi Farshadfar và Reza
Momen (2012)[189]; TS. Nguyễn Thị
Uyên Uyên & ThS. Từ Thị Kim Thoa
(2015)[20]
Dòng tiền CS Cheng & Dana Hollie (2005)[5]
liên quan
đến doanh
thu
Dòng tiền CS Cheng & Dana Hollie (2005)[5]
liên quan
đến giá
vốn
Dòng tiền CS Cheng & Dana Hollie (2005)[5]
liên quan
đến chi phí
hoạt động


9

Nhân tố
Quan hệ thuận chiều
Dòng tiền CS Cheng & Dana Hollie (2005)[5];
liên quan
Shadi Farshadfar và Reza Momen
đến lãi vay (2012)[17]
phải trả
Dòng tiền
liên quan

đến thuế
phải nộp

CS Cheng & Dana Hollie (2005)[5];
Shadi Farshadfar và Reza Momen
(2012)[17]; TS. Nguyễn Thị Uyên
Uyên & ThS. Từ Thị Kim Thoa
(2015)[20]
Dòng tiền Shadi Farshadfar và Reza Momen
nhận từ
(2012)[17]; TS. Nguyễn Thị Uyên
khách hàng Uyên & ThS. Từ Thị Kim Thoa
(2015)[20]
Dòng tiền
trả cho nhà
cung cấp
và ngƣời
lao động

Quan hệ ngƣợc chiều
TS. Nguyễn Thị Uyên
Uyên & ThS. Từ Thị
Kim Thoa (2015)[20]
CS Cheng
& Dana
Hollie (2005)[5]; Shadi
Farshadfar và
Reza
Momen (2012)[17]; TS.
Nguyễn Thị Uyên Uyên

& ThS. Từ Thị Kim
Thoa (2015)[20]

Dòng tiền
liên quan
đến hoạt
động khác

Thành
phần dồn
tích tổng
hợp

Shadi Farshadfar

Reza
Momen
(2012)[17];
TS.
Nguyễn Thị Uyên Uyên
& ThS. Từ Thị Kim
Thoa (2015)[20]
Barth, Cram và Nelson
(2001)[3]; CS Cheng &
Dana Hollie (2005)[5];
Shadi Farshadfar

Reza
Momen
(2012)[17];

TS.
Nguyễn Thị Uyên Uyên
&ThS. Từ Thị Kim
Thoa (2015)[20]


10

Nhân tố
Sự tăng
giảm
khoản phải
thu

Quan hệ thuận chiều
CS Cheng & Dana Hollie (2005)[5];
Shadi Farshadfar và Reza Momen
(2012)[17]; TS. Nguyễn Thị Uyên
Uyên & ThS. Từ Thị Kim Thoa
(2015)[20]

Sự tăng
giảm
khoản phải
trả

Sự tăng
giảm hàng
tồn kho
Chi phí

khấu hao
TSCĐ
Chi phí
khấu hao
trả trƣớc
Các khoản
dồn tích
khác

Quan hệ ngƣợc chiều

CS Cheng
& Dana
Hollie (2005)[5]; Shadi
Farshadfar
và Reza
Momen (2012)[17]; TS.
Nguyễn Thị Uyên Uyên
& ThS. Từ Thị Kim
Thoa (2015)[20]
CS Cheng & Dana Hollie (2005)[5];
Shadi Farshadfar và Reza Momen
(2012)[17]; TS. Nguyễn Thị Uyên
Uyên & ThS. Từ Thị Kim Thoa
(2015)[20]
CS Cheng & Dana Hollie (2005)[5];
Shadi Farshadfar và Reza Momen
(2012)[17]; TS. Nguyễn Thị Uyên
Uyên & ThS. Từ Thị Kim Thoa
(2015)[20]

CS Cheng & Dana Hollie (2005)[5];
Shadi Farshadfar và Reza Momen
(2012)[17]; TS. Nguyễn Thị Uyên
Uyên & ThS. Từ Thị Kim Thoa
(2015)[20]
CS Cheng & Dana Hollie (2005)[5];
Shadi Farshadfar và Reza Momen
(2012)[17]; TS. Nguyễn Thị Uyên
Uyên & ThS. Từ Thị Kim Thoa
(2015)[20]
Nguồn: Tác giả tổng hợp


11

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA
DÕNG TIỀN
1.1. VAI TRÒ CỦA BÁO CÁO LƢU CHUYỂN TIỀN TỆ TRONG DỰ
BÁO TÀI CHÍNH
1.1.1. Các khái niệm có liên quan
Theo đoạn 3 chuẩn mực kế toán Việt Nam số 24 [19]: “Báo cáo lƣu
chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính, nó cung cấp
thông tin giúp ngƣời sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu
tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và
khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình
hoạt động. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan
tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa
các doanh nghiệp vì nó loại trừ đƣợc các ảnh hƣởng của việc sử dụng các

phƣơng pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tƣợng. Báo cáo
lƣu chuyển tiền tệ dùng để xem xét và dự đoán khả năng về số lƣợng, thời
gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tƣơng lai; dùng để kiểm tra lại các
đánh giá, dự đoán trƣớc đây về các luồng tiền; kiểm tra mối quan hệ giữa khả
năng sinh lời với lƣợng lƣu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi
giá cả”. Nhƣ vậy Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ là báo cáo tổng hợp, phản ánh
việc hình thành và sử dụng luồng tiền phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp.
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ là cơ sở để ngƣời sử dụng đánh giá khả năng tạo
ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đó trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin liên quan tới ba hoạt động
chính tạo ra và sử dụng tiền là: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu


12

tƣ và hoạt động tài chính. Để hiểu đƣợc nội dung của Báo cáo lƣu chuyển
tiền tệ ta cần hiểu rõ một số thuật ngữ sau: tiền, tƣơng đƣơng tiền, luồng tiền,
hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tƣ, hoạt động tài chính. Theo chuẩn
mực kế toán Việt Nam số 24 về “Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ” [19], các thuật
ngữ trên đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
Tiền bao gồm tiền tại quỹ, tiền đang chuyển và các khoản tiền gửi không
kỳ hạn.
Tƣơng đƣơng tiền: Là các khoản đầu tƣ ngắn hạn (không quá 3 tháng),
có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lƣợng tiền xác định và không có
nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.
Luồng tiền: Là luồng vào và luồng ra của tiền và tƣơng đƣơng tiền,
không bao gồm chuyển dịch nội bộ giữa các khoản tiền và tƣơng đƣơng tiền
trong doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh: Là các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của

doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là các hoạt động đầu tƣ hay
hoạt động tài chính.
Hoạt động đầu tƣ: Là các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý,
nhƣợng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tƣ khác không thuộc các
khoản tƣơng đƣơng tiền.
Hoạt động tài chính: Là các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và
kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.
1.1.2 Đặc điểm các khoản mục trong Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh:
Các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh chủ yếu bắt nguồn từ các hoạt động
kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp. Bởi vậy, luồng tiền này là kết quả của các
giao dịch và sự kiện có tham gia vào việc xác định lãi hoặc lỗ ròng của hoạt
động kinh doanh. Các luồng từ các hoạt động kinh doanh thƣờng bao


13

gồm: tiền nhận đƣợc từ việc bán hàng hay cung cấp dịch vụ; tiền nhận đƣợc
từ bản quyền, phí, hoa hồng và các doanh thu khác; tiền trả cho ngƣời lao
động; tiền trả hay khoản hoàn thuế thu nhập (trừ trƣờng hợp chúng có thể
đƣợc xác định cụ thể là hoạt động đầu tƣ hay tài chính); tiền nhận hay trả từ
các hợp đồng dùng cho các mục đích mua bán hay thƣơng mại; các giao dịch
mua bán máy móc hay mua bán các trái phiếu cho mục đích thƣơng mại...
cũng đƣợc xem là các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh.
Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh phản ánh toàn bộ dòng tiền
thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Thông tin về các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh khi kết hợp với
các thông tin khác sẽ giúp ngƣời sử dụng dự đoán đƣợc luồng tiền từ hoạt
động kinh doanh trong tƣơng lai. Doanh nghiệp có thể sử dụng một trong hai
phƣơng pháp để xác định dòng tiền từ hoạt động kinh doanh:

Phương pháp gián tiếp: dựa trên sự phù hợp giữa lợi nhuận thuần với
các dòng tiền mặt khác của hoạt động kinh doanh. Bắt đầu từ lợi nhuận thuần
hoạt động kinh doanh, kế toán điều chỉnh các khoản chi phí hoặc thu nhập
không là tiền (khấu hao TSCĐ, dự phòng hay hoàn nhập dự phòng), các
khoản lãi (lỗ) không phải thuộc hoạt động kinh doanh và các thay đổi trong kỳ
về hàng tồn kho và các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh.
Phương pháp trực tiếp: trình bày tổng các luồng tiền thu và tổng các
khoản tiền chi liên quan đến hoạt động kinh doanh. Dòng tiền của hoạt động
kinh doanh thể hiện sự chênh lệch giữa các khoản thu, chi tiền b ng tiền nhƣ
là các khoản thu từ bán hàng, các khoản chi thanh toán lƣơng, chi hàng hoá
dịch vụ mua vào, chi trả lãi tiền vay và thuế cùng các khoản chi kinh doanh
khác. Với cách tiếp cận đó, phƣơng pháp trực tiếp cung cấp các thông tin có
thể hữu dụng trong việc dự đoán các luồng tiền trong tƣơng lai và các thông
tin này không đƣợc cung cấp rõ ràng từ phƣơng pháp gián tiếp.


14

Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tƣ:
Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tƣ phản ánh toàn bộ dòng tiền thu
vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp.
Dòng tiền phát sinh từ các hoạt động đầu tƣ thể hiện phạm vi mà các khoản
chi đã đƣợc thực hiện cho các nguồn lực dài hạn sẽ tạo ra lợi nhuận và các
luồng tiền trong tƣơng lai. Hoạt động đầu tƣ bao gồm hai phần:
- Đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật cho bản thân doanh nghiệp nhƣ hoạt
động xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định.
- Đầu tƣ vào các đơn vị khác dƣới hình thức góp vốn kinh doanh, đầu tƣ
vào các công ty liên doanh, liên kết, công ty con; đầu tƣ trái phiếu, cho vay
với các đối tƣợng khác.
Tƣơng ứng với các hoạt động đầu tƣ, dòng tiền lƣu chuyển phản ánh từ

hoạt động đầu tƣ gồm các khoản:
- Các khoản chi trả tiền mua nhà xƣởng, máy móc, thiết bị, tài sản vô
hình, các tài sản dài hạn khác liên quan đến các chi phí tăng đã đƣợc vốn hoá
và các nhà xƣởng máy móc thiết bị tự tạo; các khoản tiền nhận từ việc bán
các nhà xƣởng, máy móc thiết bị, tài sản vô hình và các tài sản dài hạn khác.
- Trả tiền để mua cổ phần hay các công cụ nợ của các doanh nghiệp khác
và tiền lợi tức nhận đƣợc trong đầu tƣ tài chính; tiền thu từ việc bán lại cổ
phần hay các công cụ nợ từ các doanh nghiệp khác và lợi tức trong các liên
doanh.
- Tiền trả cho các hợp đồng trong tƣơng lai, tiền thu từ các hoạt động
trong tƣơng lai, các hợp đồng có kỳ hạn.
Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: Luồng tiền từ các hoạt
động tài chính đƣợc xác định b ng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các
khoản thu vào và chi ra liên quan đến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và
các khoản vay. Luồng tiền từ hoạt động tài chính rất hữu dụng trong việc dự


15

đoán các khoản mà những ngƣời cung cấp vốn cho doanh nghiệp đòi hỏi
trong các luồng tiền tƣơng lai. Các luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính
bao gồm: tiền ròng thu đƣợc từ phát hành cổ phiếu hay các công cụ vốn khác;
tiền trả cho chủ sỡ hữu để mua hay thanh toán các cổ phiếu của doanh nghiệp;
tiền ròng thu đƣợc từ phát hành trái phiếu, nợ, thƣơng phiếu, tín phiếu, thế
chấp và các khoản vay ngắn và dài hạn khác; tiền trả cho các khoản đã vay.
Ngoài các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động
đầu tƣ, hoạt động tài chính trong doanh nghiệp còn phát sinh các luồng tiền
liên quan đến các khoản mục bất thƣờng hay những trƣờng hợp đƣợc xem là
đặc biệt nhƣ các luồng tiền có nguồn gốc từ ngoại tệ. Các khoản tiền liên
quan tới các khoản mục này đƣợc trình bày riêng trong Báo cáo lƣu chuyển

tiền tệ nh m giúp ngƣời sử dụng hiểu đƣợc bản chất và ảnh hƣởng của chúng
tới luồng tiền của doanh nghiệp trong hiện tại và tƣơng lai.
1.1.3. Vai trò của Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ trong dự báo tài chính
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ rất quan trọng trong việc cung cấp cái nhìn
tổng thể về tình hình tài chính của doanh nghiệp b ng việc chỉ ra dòng tiền vào
và ra của các hoạt động: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tƣ,
hoạt động tài chính trong doanh nghiệp nhƣ thế nào và lợi nhuận của tổ chức
đƣợc chuyển thành dòng tiền ra sao. Đồng thời, phân tích Báo cáo lƣu
chuyển tiền tệ cũng đánh giá đƣợc hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, khả
năng tạo tiền trong tƣơng lai, khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn;
khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thông qua việc xem xét các chỉ
tiêu tài chính có sử dụng thƣớc đo dòng tiền đề đánh giá.
Việc căn cứ vào thu nhập để dự báo dòng tiền hoạt động tƣơng lai của
doanh nghiệp là một vấn đề đƣợc quan tâm trong những quyết định tài chính
của doanh nghiệp bởi vì thu nhập là một yếu tố căn bản cho chi trả cổ tức, chi
trả lãi vay và các khoản phải trả khác. Dự báo đƣợc dòng tiền trong tƣơng lai


16

từ thu nhập của công ty phát hành cổ phiếu cần thiết để các nhà đầu tƣ và
phân tích chứng khoán ƣớc lƣợng đƣợc tỉ suất sinh lời từ khoản đầu tƣ gồm
tiền mặt từ cả cổ tức và thặng dƣ vốn khi cổ phiếu đƣợc bán đi. Các nhà phân
tích còn căn cứ vào dòng tiền để đánh giá hiệu quả hoạt động bên cạnh lợi
nhuận thuần trên báo cáo kết quả kinh doanh bởi vì lợi nhuận thuần không
bao quát hết thông tin trong khi dòng tiền thì luôn có sẵn trong báo cáo lƣu
chuyển tiền tệ.
Thu nhập là chỉ báo cho thấy tình trạng tài chính của công ty vay nợ để
công ty cho vay căn cứ dự phòng khả năng phá sản của ngƣời đi vay để
phòng ngừa các khoản nợ xấu, nợ khó đòi. Ngoài ra, đối với hoạt động quản

trị doanh nghiệp, việc dự báo dòng tiền tƣơng lai từ thu nhập của doanh
nghiệp có thể giúp doanh nghiệp xác định lƣợng tiền cần nắm giữ và lƣợng
tiền cần để đáp ứng các nhu cầu cần thiết nhƣ trả các khoản nợ phải trả, mua
tài sản cố định và trang trải các khoản chi phí khác. Vì dòng tiền luôn đƣợc
xem là huyết mạch của doanh nghiệp nên việc quản trị tiền tốt hay không là
rất quan trọng để doanh nghiệp sống còn và phát triển. Bên cạnh đó, sự khác
nhau giữa thu nhập dự báo và dòng tiền thực cũng cần đƣợc doanh nghiệp
phân tích kĩ lƣỡng để hiểu và đo lƣờng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Dự báo dòng tiền đến từ thu nhập của doanh nghiệp cũng liên quan tới
những quyết định đầu tƣ nội bộ, phân tích, lập kế hoạch huy động và sử dụng
nguồn vốn. Các dự án đầu tƣ sản xuất sản phẩm mới, thay thế tài sản đang sử
dụng hoặc mở rộng dây chuyền sản xuất đƣợc thẩm định cũng đòi hỏi sự
chuẩn xác trong việc dự báo dòng tiền thuần phát sinh trong tƣơng lai của dự
án.
Việc dự báo dòng tiền từ thu nhập cũng đƣợc ủng hộ bởi các chuẩn mực
kế toán, cả FASB (Financial Accounting Standard Board), IASC
(International Accounting Standard Committee) và VAS (Chuẩn mực kế toán


×