Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

CHUYÊN ĐỀ: BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN MÔN NGỮ VĂN THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.13 KB, 65 trang )

TRƯỜNG THPT ……………..
TỔ VĂN – GDCD
CHUYÊN ĐỀ: BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN MÔN NGỮ VĂN THPT
ĐỐI TƯỢNG: HS LỚP 12 THI THPT QG
SỐ LƯỢNG: 20 TIẾT
A. MỞ ĐẦU
I.Vị trí, phạm vi của phân môn đọc- hiểu trong đề thi Ngữ văn.
1. Nằm ở phần đầu của đề thi.
2. Câu số 1 trong tổng số 3 câu của đề thi.
3. Thuộc dạng câu hỏi mới đưa vào kì thi trong 02 năm gần đây.
4. Đọc hiểu văn bản nghệ thuật, văn bản nhật dụng…..bất kì trong sách giáo khoa hoặc
ngoài sách giáo khoa, chính khóa hay đọc thêm, văn xuôi hoặc thơ, các bài báo, các bài
phát biểu, bài nghị luận, bài kêu gọi……
II. Vai trò, mục đích của câu hỏi đọc hiểu văn bản:
1.Câu hỏi đọc hiểu thường chiếm 3 điểm/ 10 điểm của đề.
2. Có tác dụng kiểm tra kĩ năng đọc và hiểu, kĩ năng tư duy, vận dụng của học sinh khi
tiếp xúc với một văn bản, tránh hiện tượng học sinh học tủ học vẹt hoặc ghi nhớ kiến thức
máy móc như trước đây.
3.Học sinh thường dễ ghi được điểm nhờ câu hỏi này.
III. Vì sao cần chú trọng xây dựng bài tập chuyên đề đọc hiểu văn bản?
1.Vì đây là bài tập chuyên đề bắt buộc trong đề thi THPT QG ( bên cạnh 2 chuyên đề nghị
luận xã hội và nghị luận văn học).
2. Số điểm chiếm tới gần 1/3 tổng số điểm bài thi.
3. Học sinh có khả năng lấy điểm dễ hơn so với 2 chuyên đề còn lại.
4. Trước nay học sinh quen với việc ghi nhớ kiến thức máy móc, yếu kĩ năng đọc- hiểu
sáng tạo nên cần thiết phải rèn cho các em thành thạo kĩ năng này.

1


5. Đây là chuyên đề mới có trong đề thi 02 năm nay nên tài liệu tham khảo còn ít, nên


nhất thiết cần phải tập hợp, xây dựng để có 1 chuyên đề dần hoàn thiện làm tài liệu thiết
yếu cho thầy cô và học sinh trong quá trình dạy-học.
IV. Các dạng bài tập đề cập tới trong chuyên đề đọc hiểu:
1. Khái quát nội dung văn bản.
2. Đặt nhan đề cho văn bản, viết đoạn văn theo yêu cầu.
3. Các phép liên kết và các hình thức kết cấu của văn bản
4. Các biện pháp, thủ pháp nghệ thuật
5. Các kiểu câu trong văn bản
6.Các phương thức biểu đạt
7. Các kiểu phong cách ngôn ngữ
8. Sửa lỗi chính tả, dùng từ, câu, diễn đạt….trong văn bản.
9. Các thể thơ, cách gieo vần.
10. Ý nghĩa những hình ảnh thơ, những chi tiết văn xuôi.
11. Các thao tác lập luận……
V. Những lưu ý quan trọng khi xây dựng bài tập chuyên đề đọc hiểu văn bản:
Để làm tốt phần đọc hiểu, giáo viên cần giúp học sinh
1.Nắm được thế nào là đọc- hiểu một văn bản;
2.Các yêu cầu và hình thức kiểm tra cụ thể về đọc hiểu;
3.Lựa chọn những văn bản phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực của học sinh để
làm ngữ liệu hướng dẫn đọc hiểu;
4.Xây dựng các loại câu hỏi và hướng dẫn chấm một cách phù hợp với mục đích và đối
tượng học sinh. Các câu hỏi phần đọc hiểu tập trung vào một số khía cạnh như:
+ Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên
văn bản;
+ Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản;
+ Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng.
B. CÁC BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU CÓ HƯỚNG DẪN
* Lưu ý chung: Do đặc thù của bài tập đọc hiểu có nhiều câu hỏi nhỏ, các câu hỏi đã
phân sẵn ra các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao…..theo
thứ tự từ dễ đến khó. Do vậy hầu như bài tập đọc hiểu nào cũng hội tụ 4 kĩ năng đó.

Về cơ bản các câu hỏi của bài tập đọc hiểu sẽ nằm trong bảng mô tả sau đây:
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp
2

Vận dụng cao


Nhận biết được biện
pháp, thủ pháp nghệ
thuật tiêu biểu.

Nhận rõ các phép
liên kết, các hình
thức kết cấu của văn
bản, các phương
thức biểu đạt, các
kiểu phong cách
ngôn ngữ, hoặc các
thao tác lập luận
Nhận rõ các lỗi
thường gặp trong
dùng từ, đặt câu diễn
đạt và sửa lại cho
đúng.
Chỉ ra được thể thơ,
cách gieo vần trong

đoạn/ bài thơ…

Hiểu được nội dung
của văn bản
Nêu khái quát được
chủ đề của đoạn văn
đoạn thơ
Đặt nhan đề cho
đoạn văn hoặc thơ
đã cho.
Hiểu được tác dụng
của các biện pháp,
thủ pháp nghệ thuật
sử dụng trong văn
bản

Vận dụng liên hệ mở
rộng vấn đề ra thực tiễn
đời sống trên cơ sở ý
nghĩa của đoạn văn
đoạn thơ đã cho

Vận dụng viết
đoạn văn trình bày
suy nghĩ, thái độ,
cách nhìn nhận,
đánh giá của bản
thân em trước vấn
đề đặt ra trong văn
bản.


Từ đoạn văn hoặc đoạn
thơ học sinh khái quát
những nét chính về
phong cách văn chương
của tác giả

Hiểu rõ ý nghĩa của
các hình ảnh, chi
tiết thơ hoặc văn
xuôi, các từ ngữ
mang giá trị biểu
cảm. Chỉ ra được
tác dụng biểu cảm
của chúng.

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN XUÔI
Bài 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa
đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn
sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất
cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
( Hồ Chí Minh)
1. Anh/ chị hãy đặt tên cho đoạn trích.
2. Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn.
3. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu "Nó
kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước" ? Với hai cụm động từ "lướt
qua"... và "nhấn chìm"..., tác giả đã khẳng định điều gì ở lòng yêu nước? Sự khẳng định
đó đã được chứng minh như thế nào trong lịch sử giữ nước oanh liệt của dân tộc?

4. Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lòng yêu nước của con
người Việt Nam thời hiện đại?
3


Hướng dẫn trả lời
1.Đặt tên cho đoạn trích.:Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
2.Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn: Phép thế với các đại từ " đó,
ấy, nó"
3.Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với
" một làn sóng..."; sử dụng phép điệp trong cấu trúc " Nó kết thành... nó lướt qua... nó
nhấn chìm...", trong điệp từ " nó"; phép liệt kê trong cả ba vế câu...
- Với hai cụm động từ "lướt qua"... và "nhấn chìm"..., tác giả đã khẳng định sức mạnh vô
địch của lòng yêu nước giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng
mọi kẻ thù đe dọa chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.
- Có thể chứng minh bằng những trang sử hào hùng của dân tộc, từ những cuộc chiến
chống Tống, Nguyên, Minh, Thanh... tới hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ...,
khi chúng ta là một nước nhỏ nhưng chưa hề khuất phục trước bất cứ kẻ thù xâm lược
nào.
4. Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lòng yêu nước của con
người Việt Nam thời hiện đại?
Bài luận có thể tham khảo một số ý sau đây:
- Giải thích khái niệm: Lòng yêu nước là sự biểu hiện mối quan hệ tình cảm tích cực của
mỗi công dân với đất nước.
- Biểu hiện: Lòng yêu nước là tình cảm mang tính truyền thống của người VN. Khi đất
nước có chiến tranh, lòng yêu nước thể hiện ở lòng căm thù giặc, ý chí bất khuất kiên
cường chống giặc ngoại xâm, ý thức về chủ quyền dân tộc…; khi đất nước hòa bình, lòng
yêu nước thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, con người, lòng tự hào dân tộc......
- Trong thời hiện đại, là thời kì của kinh tế thị trường, hội nhập…, con người Việt Nam
vừa tiếp nối truyền thống cha ông, thể hiện lòng yêu nước trong ý thức bảo vệ, giữ gìn

chủ quyền thiêng liêng của dân tộc; vừa có ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa, những giá
trị tinh thần của dân tộc như phong tục, tập quán, những di sản văn hóa vật thể và phi vật
thể; thể hiện ý thức tự tôn dân tộc bằng những hành động cụ thể, thiết thực; xây dựng đất
nước giàu mạnh để có thể tự hào sánh vai các cường quốc trên thế giới; bảo vệ danh dự
con người Việt Nam trước cộng đồng quốc tế...
Bài 2: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:
4


...."Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính
đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi
luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ,
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều
thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó."
(Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)
1. Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì?
2. Nội dung đó được thể hiện chủ yếu qua phép liên kết nào?
3. Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào?
4. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định:" Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không
chịu làm nô lệ.".Anh/ chị hãy tìm ra thông điệp chung của hai văn bản? Thông điệp đó đã
thể hiện sâu sắc truyền thống cao quý nào trong đời sống tinh thần, tình cảm của dân tộc?
Hướng dẫn trả lời:
1. Nội dung cơ bản của đoạn trích là:
Khẳng định ý chí kiên quyết bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước.
2. Nội dung đó được thể hiện chủ yếu qua phép liên kết:
Phép lặp với các từ ngữ: chủ quyền, thiêng liêng, lãnh thổ, biển đảo, ..
3.Văn bản chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Phương thức nghị luận.
4.- Thông điệp chung của cả hai văn bản đều khẳng định ý chí bảo vệ chủ quyền thiêng

liêng của đất nước với bất cứ giá nào, vì " không có gì quí hơn độc lập, tự do!"
- Thông điệp đó đã thể hiện sâu sắc truyền thống yêu nước cao quý trong đời sống tinh
thần, tình cảm của dân tộc..
Bài 3: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:
Chữ và tiếng trong thơ phải còn có một giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm. Người làm
thơ chọn chữ và tiếng không những vì ý nghĩa của nó, cái nghĩa thế nào là thế ấy, đóng
lại trong một khung sắt. Điều kỳ diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của
nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến chung quanh
nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra chung quanh nó một vùng ánh
sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy. Câu thơ hay, có cái gì làm
rung những chiếc cốc kia trên bàn, làm lay động ánh trăng kia trên bờ đê. “Chim hôm
thoi thót về rừng..”. Chúng ta đọc mà thấy rõ buổi chiều như hơi thở tắt dần, câu thơ
5


không còn là một ý, một bức ảnh gắng gượng chụp lại cảnh chiều, nó đã bao phủ một
vầng linh động truyền sang lòng ta cái nhịp phập phồng của buổi chiều. Mỗi chữ như một
ngón nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành một vùng sáng chung. Ánh
sáng không những ở đầu ngọn nến, nó ở tất cả chung quanh những ngọn nến. Ý thơ
không những trong những chữ, nó vây bọc chung quanh. Người xưa nói: Thi tại ngôn
ngoại.
(Trích Mấy ý nghĩ về thơ. Tuyển tác phẩm văn học Nguyễn Đình Thi. Tiểu luận-Bút kí.
NXB Văn học, Hà Nội, 2001)
1. Nêu những ý chính của đoạn trích văn bản trên?
2. Người viết đã sử dụng kết hợp các thao tác lập luận nào trong đoạn trích trên? Xác định
thao tác lập luận chính.?
3. Xác định và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu
văn sau: Mỗi chữ như một ngón nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành
một vùng sáng chung.
4. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: “Thi tại ngôn ngoại”? Hãy chỉ ra phần “Thi tại ngôn

ngoại” trong 2 câu thơ:
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
( Đất nước- Nguyễn Đình Thi)
Hướng dẫn trả lời
1.Những ý chính của đoạn trích văn bản:
- Chữ và tiếng trong thơ phải có một giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm. Ngoài công dụng
gọi tên sự vật, nó còn có khả năng gợi hình, gợi cảm cao.
- Nghĩa của câu thơ, bài thơ, không chỉ là nghĩa cộng của những chữ, những tiếng tạo nên
câu thơ, bài thơ mà là nghĩa tổng hợp trong mối quan hệ đa chiều của những tiếng, những
chữ tạo nên câu thơ, bài thơ ấy.
2.Người viết đã sửng dụng kết hợp các thao tác : Bình luận, chứng minh
Bình luận là thao tác lập luận chính
Biểu hiện: Có nhiều câu văn thể hiện quan điểm, ý kiến của người viết về vấn đề chữ và
tiếng trong thơ.
3. -Biện pháp so sánh: Mỗi chữ như một ngọn nến đang cháy.
Hiệu quả nghệ thuật: Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm. Có cảm giác mỗi chữ không còn là
một cái vỏ ngôn ngữ vô hồn, bất động mà lung linh, sinh động, có sức sống đang toả nhiệt
6


và truyền hơi ấm sang người đọc
- Biện pháp ẩn dụ: Hình ảnh một vùng sáng chung.
Hiệu quả nghệ thuật: Đó là nghĩa của những tiếng, những chữ ( nói chung là từ ngữ)
trong mối quan hệ tương tác, hoà hợp, bổ sung lẫn nhau để tạo nên những ý nghĩa ngoài ý
nghĩa riêng của mỗi tiếng, mỗi chữ. Làm tăng tính gợi hình cho các diễn đạt.
4. Thi tại ngôn ngoại nghĩa là : Ý thơ ở ngoài lời thơ
Phần Thi tại ngôn ngoại trong hai câu thơ:
- Tiếng nói thiêng liêng của lịch sử cha ông luôn vọng về nhắc nhở.
- Sức mạnh truyền thống của lịch sử dân tộc tạo nên động lực, niềm tự hào cho thế hệ

hiện tại trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp xâm lược.
Bài 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“... Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm
chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó
cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức … và nhiều
mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân. Do được
sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều “ngôn ngữ mạng” trở nên vô
trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa… Không ít kẻ tung lên Facebook những ngôn
ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác. Chưa kể đến những hiện
tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những
chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của
tiếng Việt…
Facebook kết nối thế giới ảo nhưng lại làm xói mòn và ảnh hưởng đến cách con
người giao tiếp, thể hiện tình cảm. Nhiều bạn trẻ mải nói chuyện với người trên
mạng mà quên giao tiếp với người thân, chỉ đắm chìm trong thế giới ảo mà thờ ơ, dửng
dưng với mọi người, không muốn và không biết cách giao tiếp, thậm chí mất niềm tin
nơi cuộc đời thực, có khi dẫn đến mặc cảm trong cô đơn, thu mình lại. Nhiều ông bà,
cha mẹ thấy cô đơn khi con cháu họ chỉ “ôm” điện thoại, laptop…”
(Trích “Bàn về Facebook với học sinh”, Lomonoxop. Edu.vn>Tin tức)
1. Đoạn văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?
2. Đoạn văn bản đề cập đến những tác hại nào của mạng xã hội Facebook?
3. Bên cạnh tác hại khó lường, Facebook cũng có những tác dụng hữu ích.
Anh/chị hãy tưởng tượng mình là tác giả bài viết trên để viết tiếp một đoạn văn (khoảng 5
– 7 câu) bàn về việc sử dụng mạng xã hội Facebook sao cho hiệu quả.
7


Hướng dẫn trả lời
1.Đoạn văn bản viết theo phương thức lập luận ( nghị luận) là chính.
(Lưu ý: Đoạn văn bản sử dụng kết hợp phương thức lập luận và biểu cảm nhưng lập luận

là phương thức chính. Thí sinh nêu chính xác, GK mới cho điểm)
2. Đoạn văn bản đề cập đến những tác hại của mạng xã hội Facebook:
- Facebook chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật gây nguy hại đến
nhiều mặt đời sống của quốc gia, tập thể hoặc cá nhân.
- Gây ảnh hưởng xấu đến sự trong sáng của ngôn ngữ tiếng Việt.
- Mở rộng giao tiếp ảo và khiến giao tiếp thực tế bị thu hẹp, làm ảnh hưởng đến đời sống
tâm lí của con người.
3. HS thể hiện kĩ năng viết đoạn văn: diễn đạt theo kiểu diễn dịch (hay quy nạp, tổng
phân hợp …) và trình bày ngắn gọn suy nghĩ của mình theo hướng:
- Tuổi trẻ cần nhận thức rõ mặt lợi, hại của Facebook để luôn là người dùng thông minh,
hiệu quả, hướng đến cái đẹp, lành mạnh, có ích.
- Chỉ dùng Facebook một cách có mức độ cần thiết, không kết bạn dễ dãi, không đưa lên
đó những nội dung xấu, tuyệt đối không làm ảnh hưởng xấu tới người khác.
- Không để lộ mình quá nhiều. Phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Bài 5: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Hỡi đồng bào cả nước!
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ những quyền không ai
có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu
ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng
có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
"Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình
đẳng về quyền lợi".
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
1. Đoạn văn trích trong tác phẩm nào?Của ai?Nêu những ý chính của văn bản.
8



2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Việc dùng từ “Suy rộng ra” có ý nghĩa
như thế nào?
3. Nêu ý nghĩa của đoạn trích văn bản trên.
Hướng dẫn trả lời:
1.Đoạn văn trích trong tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ chí Minh.
Nội dung chính phần mở đầu của bản “Tuyên ngôn Độc lập”: trích dẫn bản “Tuyên
ngôn độc lập”của người Mỹ ( 1776), nói về quyền tự do, bình đẳng của “mọi người”. Suy
rộng ra từ quyền tự do, bình đẳng của “mọi người” thành quyền tự do, bình đẳng của “tất
cả các dân tộc trên thế giới”. Trích dẫn bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của
cách mạng Pháp (1791) , nói về quyền tự do, bình đẳng của con người. Khẳng định “đó là
những lẽ phải không ai chối cãi được”.
2. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. Việc dùng từ “Suy rộng ra” có ý
nghĩa: Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, Hồ Chí Minh suy rộng ra về quyền
đẳng, tự do của các dân tộc. Đây là một đóng góp riêng của Người vào lịch sử tư tưởng
nhân loại.
3.Ý nghĩa: Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp nhằm đề cao giá trị tư tưởng nhân
đạo và văn minh nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo.
Bài 6: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi
chiều. Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp
tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng
ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên
lặng bên mấy quả thuốc sơn đen ; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của
buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị ; Liên không hiểu sao, nhưng chị
thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn."
(Trích "Hai đứa trẻ" - Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11 tập 1, NXBGD năm 2014)
1.Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nêu nội dung của đoạn văn?
3. Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn? Tác dụng?

9


4. Vẻ đẹp văn phong Thạch Lam qua đoạn văn trên.
Hướng dẫn trả lời:
1.Đoạn văn được viết theo phương thức miêu tả.
2.Đoạn văn miêu tả cảnh chiều tà nơi phố huyện nghèo dưới đôi mắt quan sát của nhân
vật Liên: tiếng trống, hoàng hôn, ánh mây, dãy tre làng, tiếng ếch nhái, muỗi vo ve….
3. Những nét đặc sắc nghệ thuật:
-Hình ảnh so sánh độc đáo: Phương Tây đỏ rực như …..sắp tàn, một chiều êm ả như ru,
….
- Ngôn ngữ nhẹ nhàng, thấm sâu vào lòng người.
4. Vẻ đẹp văn phong của Thạch Lam:
- Giọng văn nhẹ nhàng, đằm thắm
-Văn phong tinh tế, sâu lắng, có sức lay động.
Bài 7: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi
lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu
khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng
đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa
cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn,
thấy sóng bọt đã trắng xoá cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết
trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà
quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm
cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm
méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này.
( Trích Tuỳ bút Sông Đà-Nguyễn Tuân)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Trong đoạn văn trên, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều biện pháp tu từ về từ. Xác định biểu

hiện các phép tu từ đó và nêu tác dụng của hình thức nghệ thuật này là gì ?
4. Đoạn văn bản trên Nguyễn Tuân đã sử dụng tổng hợp tri thức của những ngành nào ?
Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng đó là gì ?
10


Hướng dẫn trả lời:
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức miêu tả là chính.
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là : tả về thác nước và đá ở sông Đà ( hay còn gọi
là thạch thuỷ trận)
3. Trong đoạn văn trên, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều biện pháp tu từ về từ. Đó là :
- So sánh : thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu
khích, giọng gằn mà chế nhạo..
- Nhân hoá: oán trách , van xin, khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo.., rống lên , mai
phục ,nhổm cả dậy ,ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó
Tác dụng của hình thức nghệ thuật này là : gợi hình ảnh con sông Đà hùng vĩ, dữ dội.
Không còn là con sông bình thường, Sông Đà như có linh hồn, đầy tâm địa, nham hiểm.
Qua đó, ta thấy được phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân.
4. Đoạn văn bản trên Nguyễn Tuân đã sử dụng tổng hợp tri thức của nhiều ngành . Cụ
thể :
- Âm nhạc : tả âm thanh tiếng thác : nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên…
- Hội hoạ : vẽ bộ mặt của Đá : nhăn nhúm méo mó
- Quân sự: mai phục
Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng đó là : thể hiện phong cách tài hoa, uyên bác
của Nguyễn Tuân khi tả dòng sông Đà. Con sông được nhìn ở nhiều góc độ, trở nên sống
động, mạnh mẽ, ấn tượng, thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu đậm của nhà văn.
Bài 8: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Ngồi trước bản thống kê với hơn 1.000 kết quả xét nghiệm huyết học được dùng cho ít
nhất 2.000 bệnh nhân (trung bình một kết quả phiếu xét nghiệm được sử dụng cho 2-5
bệnh nhân), chúng tôi không khỏi giật mình vì sự liều lĩnh của phòng Xét nghiệm –Bệnh

viện Đa khoa Hoài Đức.
Đọc kỹ hồ sơ, chúng tôi càng choáng, bởi lẽ, nhiều bệnh nhân khác xa nhau về
bệnh án, về lứa tuổi, nhưng đều được dùng chung một kết quả xét nghiệm.
Thí dụ, một kết quả xét nghiệm huyết học vào hồi 9h30 phút ngày 19.2.2013 được
dùng cho 4 bệnh nhân: Nguyễn Thị Nguyên - 70 tuổi, chẩn đoán lao phổi; Nguyễn Trung
Nghĩa - 27 tuổi, chẩn đoán ápxe cạnh hậu môn; Lý Thị Vân - 61 tuổi, chẩn đoán viêm phế
11


quản của người bệnh cao huyết áp đang nằm ở khoa Hồi sức cấp cứu và cháu Lương
Kiều Trang - 12 tuổi, chẩn đoán viêm ruột thừa.
Với cách làm này, hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân như thế nào ai cũng có
thể hình dung được!
(Theo Dân trí)
1.Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
2. Nội dung của văn bản trên là gì? Đặt nhan đề.
Hướng dẫn trả lời
1.Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí.
2.-Nội dung: Lên án việc bệnh viện Đa khoa Hoài Đức nhân bản xét nghiệm làm sai lệch
hồ sơ bệnh án gây hậu quả nghiêm trọng. Bài báo đã quyết liệt lên án và phản đối việc
làm thiếu y đức của Bệnh viện Hoài Đức gây dư luận xấu cho ngành y.
- Đặt nhan đề: Nhân bản xét nghiệm hoặc Lương tâm ngành y ở đâu.
Bài 9: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Nhật kí trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ nước. Chân bước đi trên đất Bắc mà lòng
vẫn hướng về Nam. Nhớ đồng bào trong hoàn cảnh lầm than, có lẽ nhớ cả tiếng khóc của
bao nhiêu em bé Việt Nam qua tiếng khóc của một em bé Trung Quốc. Nhớ người đồng
chí đưa tiễn bên sông, nhớ lá cờ nghĩa tung bay phấp phới. Nhớ lúc tỉnh và nhớ cả trong
lúc mơ.
(Hoài thanh)
1. Nội dung văn bản trên. Đặt tiêu đề cho văn bản?

2. Nêu chủ đề của đoạn văn. Đoạn văn được viết theo phương pháp lập luận nào?
3. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng
Hướng dẫn trả lời
1. Nội dung văn bản trên. Đặt tiêu đề cho văn bản?
- Nội dung: tấm lòng nhớ nước, thương dân, tình cảm sâu nặng với đồng bào, với kháng
chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người bị giam cầm trong nhà lao Tưởng Giới Thạch.
- Nhan đề: “Nhớ nước” hoặc “Tình nhà trong Bác”
2. Nêu chủ đề của đoạn văn. Đoạn văn được viết theo phương pháp lập luận nào?
- Câu chủ đề của đoạn: Nhật kí trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ nước.
12


- Đoạn văn được viết theo phương pháp diễn dịch.
3. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên? Nêu tác
dụng?
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất là điệp từ “nhớ” (7lần); liệt kê (nhớ đồng
bào, nhớ tiếng khóc, nhớ đồng chí, nhớ là cờ...)
- Tác dụng: khắc hoạ sâu sắc tình cảm của lãnh tụ Hồ Chí Minh Người đã sống cho tất cả
chỉ quên mình.
Bài 10: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Con yêu quí của cha, suốt mấy tháng qua con vùi đầu vào mớ bài học, bài tập thật là
vất vả. Nhìn con nhiều lúc mệt mỏi ngủ gục trên bàn học, lòng cha cũng thấy xót xa vô
cùng. Nhưng cuộc đời là như thế con ạ, sống là phải đối diện với những thử thách và
vượt qua nó. Rồi con lại bước vào kì thi quan trọng của cuộc đời mình với biết bao nhiêu
khó nhọc. Khi con vào trường thi, cha chỉ biết cầu chúc cho con được nhiều may mắn để
có thể đạt kết quả tốt nhất. Quan sát nét mặt những phụ huynh đứng ngồi la liệt trước
cổng trường, cha thấy rõ được biết bao nhiêu là tâm trạng lo âu, thổn thức, mong
ngóng... của họ. Điều đó là tất yếu vì những đứa con luôn là niềm tự hào to lớn, là cuộc
sống của bậc sinh thành.
Con đa tham dự tới mấy đợt thi để cốt tìm kiếm cho mình tấm vé an toàn tại giảng

đường đại học. Cái sự học khó nhọc không phải của riêng con mà của biết bao bạn bè
cùng trang lứa khắp mọi miền đất nước. Ngưỡng cửa của đại học đối với nhiều bạn là
niềm mơ ước, niềm khao khát hay cũng là cơ hội đổi đời, là bước ngoạt của cả đời người.
Và con của cha cũng không ngoại lệ, con đã được trải nghiệm cạnh tranh quyết liệt đầu
đời. Từ nay cha mẹ sẽ buông tay con ra để con tự do khám phá và quyết định cuộc đời
mình. Đã đến lúc cha mẹ lui về chỗ đứng của mình để thế hệ con em tiến lên. Nhưng con
cứ yên tâm, bên cạnh con cha mẹ luôn luôn hiện diện như những vị cố vấn, như một chỗ
dựa tinh thần vững chắc bất cứ khi nào con cần tới.
(Trích “Thư gửi con mùa thi ĐH 2013” trên netchunetnguoi.com).
1. Văn bản trên viết bằng phong cách ngôn ngữ nào?
2. Nêu nội dung cho văn bản? Đặt tên cho văn bản.
Hướng dẫn trả lời
13


1. Văn bản trên viết bằng phong cách ngôn ngữ nào?
- VB trên được viết theo PCNN sinh hoạt (hình thức một lá thư)
2. Nêu nội dung cho văn bản? Đặt tên cho văn bản.
- ND: là lời tâm sự, động viên của một người cha dành cho một người con. Người cha
dùng những lời lẽ yêu thương, trách nhiệm, dùng những lời hay lẽ phải, những điều chí
tình để khuyên con trước kì thi Đại học. Lời văn xúc động gây ấn tượng mạnh đối với
người đọc vì tình cha con cao đẹp và trách nhiệm của người làm cha mẹ đối với con cái.
- Nhan đề: Tình cha.
Bài 11:Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
....“Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã
gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu
trời. Cũng có ít loại cây ham ánh áng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp
lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trên rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp,
lóng lánh vô số hạt bụi từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn
ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong,

chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét ra mãi, năm mười hôm thì cây
chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như
những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết
thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất
nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn
của mình ra, che chở cho làng...”
(Trích Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành)
1. Nội dung của đoạn văn trên nói về vấn đề gì? Đặt tên cho đoạn văn.
2. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn văn và tác dụng của chúng?
Hướng dẫn trả lời:
1. Nội dung của đoạn văn trên nói về vấn đề gì? Đặt tên cho đoạn văn.
- Nội dung: nói về đặc tính của cây xà nu:
+ Là loài cây ham ánh sáng mặt trời, sinh sôi và nảy nở nhanh và khoẻ.

14


+ Khi bị đạn đại bác bắn, cây xà nu bị chặt đứt ngang thân, đổ ào ào như một trận bão,
cây chết. Nhưng một số cây khác vết thương chóng lành, cạnh một cây xà nu ngã gục đã
có bốn năm cây con mọc lên...
2. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn văn và tác dụng của chúng.
- Các biện pháp tu từ:
+ So sánh:
Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những
con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương
của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng.
+ Nhân hoá:
Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...
- Tác dụng:
+ So sánh; miêu tả sinh động hình ảnh và đặc tính của cây xà nu

+ Nhân hoá: nhấn mạnh ý nghĩa biểu trưng của cây xà nu: gắn bò mật thiết và che chở,
bảo vệ cho người dân Xô Man, Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ.
Bài 12: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3. mẹ anh
sống cách anh khoảng 300 km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc
bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc – Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng
mẹ cháu- nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá hoa hồng đến 20 đola. Anh
mỉm cười và nói với nó – Đến đây, chú sẽ mua cho cháu. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có đi
nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời – Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà
mẹ cháu. Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp.
Nó chỉ vào ngôi mộ và nói – Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa
hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa huỷ bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua
một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300 km về nhà để trao tận
tay mẹ bó hoa.
(Quà tặng cuộc sống)
1. Nội dung câu chuyện trên là gì? Đặt tên cho câu chuyện?
2. Theo em, nhân vật em bé và anh thanh niên, ai là người con hiếu thảo? Vì sao?
3. Từ “nhà’ trong câu “Đây là nhà của mẹ cháu” được hiểu theo nghĩa nào?
15


4. Tại sao người thanh niên lại huỷ dịch vụ gửi hoa để lái xe về trao tận tay mẹ bó hoa?
5. Thông điệp mà văn bản muốn gửi lại cho chúng ta là gì?
6. Đọc xong văn bản trên, em nghĩ đến câu tục ngữ, ca dao nào? Hãy ghi lại những câu
tục ngữ, ca dao đó?
Hướng dẫn trả lời
1. Nội dung câu chuyện trên là gì? Đặt tên cho câu chuyện?
- Nội dung: ca ngợi lòng hiếu thảo của cô bé mồ côi và bài học về cách ứng xử với các
đấng sinh thành trong cuộc sống.
2. Theo em, nhân vật em bé và anh thanh niên, ai là người con hiếu thảo? Vì sao?

Trong câu chuyện: cả cô bé và anh thanh niên đều là người con hiếu thảo. Vì cả hai đều
nhớ đến mẹ, đều biết cách lòng biết ơn đến mẹ. Tuy nhiên lòng biết ơn của hai người lại
bộc lộ theo 2 cách khác nhau: mẹ cô bé đã mất, cô bé muốn tự tay đặt bó hoa hồng lên mộ
mẹ. Anh thanh niên muốn tặng mẹ hoa, nhưng vì xa xôi nên anh muốn dùng dịch vụ gửi
quà. Nhưng sau khi chứng kiến tình cảm của cô bé dánh cho mẹ, anh đã nhận ra ý nghĩa
thực sự của món quà.
3. Từ “nhà’ trong câu “Đây là nhà của mẹ cháu” được hiểu theo nghĩa nào?
- Từ “nhà” chỉ ngôi mộ mẹ cô bé, nhưng cô bé nói ngôi mộ là nhà có nghĩa là cô bé xem
mẹ em chưa bao giờ mất, mẹ em vẫn còn sống, vẫn ở bên em, vẫn đang chờ em về.
4. Tại sao người thanh niên lại huỷ dịch vụ gửi hoa để lái xe về trao tận tay mẹ bó hoa?
- Vì anh được đánh thức bởi hành động cảm động của cô bé. Vì anh hiểu ra rằng, bó hoa
kia có lẽ không mang lại hạnh phúc và niềm vui bằng việc anh xuất hiện cùng với tình
cảm chân thành của mình dành cho mẹ. Và điều mẹ cần ở anh là thấy anh mạnh khoẻ, an
toàn. Đó là món quà ý nghĩa nhất đối với mẹ.
5. Thông điệp mà văn bản muốn gửi lại cho chúng ta là gì?
- Cần yêu thương, trân trọng đấng sinh thành, nhất là người mẹ đã chịu nhiều vất vả, hi
sinh, đắng cay vì mình. Trao tặng là cần thiết nhưng trao tặng như thế nào mới là ý nghĩa
là điều mà không phải ai cũng làm được.
6. Đọc xong văn bản trên, em nghĩ đến câu tục ngữ, ca dao nào? Hãy ghi lại những câu
tục ngữ, ca dao đó?
Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
16


Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi
Ngó không thấy mẹ, bùi ngùi nhớ thương.
Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con
Mẹ già ở chốn lều tranh
Đói no chẳng biết, rách lành chẳng hay.
Mẹ gì đầu bạc nhơ tơ
Lưng đau con đỡ, mắt mờ con nuôi.

Bài 13: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Gần ba chục tuổi cô mới đi lấy chồng, không lấy một ông quan nào hết, cũng chẳng
hứa hẹn gì với đám nghệ sĩ văn nhân, đùa vui một thời còn son trẻ thế là đủ, bây giờ phải
làm vợ làm mẹ, cô chọn bạn chăm năm là một ông giáo cấp tiểu học hiền lành, chăm chỉ
khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc. Có gì mà kinh ngạc, cô đã tính trước cả. Sau khi sinh
đứa con gái út, người con thứ năm, cô nói với chồng: “Từ nay là chấm dứt chuyện sinh
đẻ, bốn mươi tuổi rồi, nếu ông và tôi sống đến sáu chục thì con út đã hai mươi, có thể tự
lập, khỏi sống bám vào các anh chị”. Là thôi hẳn.
Cô bảo: “Mày bắt nạt vợ mày quá, không để nó tự quyết bất cứ việc gì, vậy là hỏng.
Người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chẳng ra sao”. Khi các con
còn nhỏ, ngồi vào bàn ăn, cô thường chú ý sửa chữa cách ngồi, cách cầm bát cầm đũa,
cách múc canh, cách nói chuyện trong bữa ăn. Cô vẫn răn lũ con tôi “Chúng mày là
người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông
17


tuồng”. Có lần tôi cãi “Chúng tôi là người thời loạn, các cụ lại bắt dạy con cái theo thời
bình là khó lắm”. Cô ngồi ngẩn ra một lúc, rồi bảo “Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng,
biết xấu hổ còn say này muốn sống ra sao thì tuỳ”
(Trích Một người Hà Nội – Nguyễn Khải)

1. Văn bản trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
2. Tính cách của nhân vật cô Hiền trong đoạn văn trên, theo anh/chị là có phù hợp với phụ
nữ hay không? Vì sao?
3. Cô nói “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải chuẩn”. Từ
“chuẩn” có ý nghĩa gì?
Hướng dẫn trả lời
1. Văn bản trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
- VB trên được viết theo PCNN nghệ thuật và PCNN sinh hoạt.
2. Tính cách của nhân vật cô Hiền trong đoạn văn trên, theo anh/chị là có phù hợp với
phụ nữ hay không? Vì sao?
- Tính cách bà Hiền trong đoạn trích trên, hoàn toàn phù hợp với hình ảnh người phụ nữ
Việt Nam hiện đại: quyết đoán, mẫu mực, hiện đại và biết thu xếp công việc gia đình. Cô
là hình mẫu lí tưởng của người phụ nữ thế kỉ mới.
3. Cô nói “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải chuẩn”. Từ
“chuẩn” có ý nghĩa gì?
- “chuẩn”: ở đây có nghĩa là chuẩn mực, là phù hợp với lối sống, cốt cách văn hoá người
Hà Nội. Sống phải khuôn phép, mẫu mực, có trước có sau, biết kính trên, nhường dưới, có
đạo đức, có tự trọng... Bởi vậy, cô dạy các con ăn uống phải biết cách cầm môi, cầm
muỗng, cả cách nói chuyện trong bữa ăn, không được tuỳ tiện, buông tuồng...
Bài 14: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
Đầu 1965, Hà Nội có đợt tuyển quân vào chiến đấu trong Nam, là đợt đầu tiên nên
tuyển chọn rất kĩ càng, lứa tuổi từ 18 đến 25, diễn viên cải lương và kịch nói có, hoạ sĩ
có, giáo viên trường trung học rất đông, là những chàng trai ưu tú của Hà Nội. Nghe nói
có khoảng 660 người. Người con trai của cô hiền vừa tốt nghiệp trung học, tình nguyện
đăng kí xin đi đánh Mĩ. Tháng 4 năm 1965, lên Thái Nguyên huấn luyện. Tháng 7 rời
Thái Nguyên vào Nam.
18


Họ dừng lại ở Hà Nội vài giờ vào lúc tối, nhưng không một ai biết. Tôi hỏi cô “cô bằng

lòng cho em đi chiến đấu chứ?”. Cô trả lời “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì không muốn
nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”. Ba năm cô
không nhận được tin tức gì về đứa con đã ra đi, lại đến thằng con kế làm đơn xin tòng
quân, cũng đòi vào chiến trường phía trong để gặp anh, nếu anh đã hi sinh thì tiếp nối
chí hướng của anh. Tôi hỏi lại cô “Cô cũng đồng ý cho nó đi à?”. Cô trả lời buồn bã:
“Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống
để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”. Rồi cô chép miệng: “Tao cũng
muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ thì có
hay hớm gì”.
(Trích Một người Hà Nội – Nguyễn Khải)
1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
2. Tạo sao khi nhân vật xưng “tôi”, hỏi “cô bằng lòng cho em đi chiến đấu chứ?” thì cô
trả lời “tao đau đớn mà bằng lòng”. Tại sao cô Hiền lại nói thế?
3. Những suy nghĩ của cô Hiền trong đoạn văn trên cho thấy cô là người như thế nào?
4. Viết bài văn ngắn nói lên suy nghĩ của anh/chị về lòng tự trọng.
Hướng dẫn trả lời:
1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
- VB trên được viết theo PCNN nghệ thuật và PCNN sinh hoạt.
2. Tạo sao khi nhân vật xưng “tôi”, hỏi “cô bàng lòng cho em đi chiến đấu chứ?”thì cô trả
lời “tao đau đớn mà bằng lòng”. Tại sao cô Hiền lại nói thế?
- Cô Hiền nói “tao đau đớn mà bằng lòng” là một câu trả lời rất chân thành. Vì chiến
tranh, ra đi là không trở lại thử hỏi có người mẹ nào là không đau đớn. Nhưng dù “đau
đớn” nhưng cô cũng phải “bằng lòng” vì đây là ước nguyện của cậu con trai. Và cũng vì
một lẽ, cô dạy cho con cô lòng tự trọng. Lòng tự trọng mách bảo những chàng trai Hà Nội
sống mà ăn bám vào sự hi sinh của người khác là sống nhục. Tìm con đường sống để bạn
bè chết cũng là một cách tự giết chết mình. Vậy nên, việc Dũng xin tòng quân chiến đấu
đã cho thấy con trai cô rất xứng đáng với cách dạy dỗ của cô. Đó là vẻ đẹp của con người
có lòng tự trọng và coi trọng danh dự của người con trai thời chiến.
3. Những suy nghĩ của cô Hiền trong đoạn văn trên cho thấy cô là người như thế nào?
19



- Cô là người sống rất tình cảm, thẳng thắn, chân thành. Cô là con người coi trọng danh
dự, luốn coi trọng lòng tự trọng là thước đo phẩm giá cao quí nhất của con người.
4. Viết bài văn ngắn nói lên suy nghĩ của anh/chị về lòng tự trọng.
(tự viết)
Bài 15: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi
Mùa hè năm nọ, bão vào Hà Nội gào rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn ra đền Ngọc
Sơn mà hãi. Cây si cổ thụ đổ nghiêng tán cây đề lên hậu cung, một phần bộ rễ bật gốc
chỏng ngược lên trời. Lập tức cô nghĩ ngay tới sự khác thường, sự rời đổi, điềm xấu, là
sự ra đi của một thời.
Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có thời
vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mọi
lứa tuổi. Cô nói với tôi thế, đã biết nói thế đâu phải đã già. Mấy ngày sau, cô kể tiếp,
thành phố cho máy cẩu tới đặt bên kia bờ, quàng dây tời vào thân cây si rồi kéo dần lên,
mỗi ngày một tí. Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều
thế hệ Hà Nội, cứ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. Cô nói thêm:
“Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”.
Cô muốn mở rộng sự tính toán vốn dĩ đã rất khôn ngoan của mình lên thêm một tầng
nữa chăng, cái tầng vô hình, không thể biết, nhưng phải biết là trên đời này còn có nhiều
lí sự không thể biết để khỏi bị bó vào những cái có thể biết. Bà già vẫn giỏi quá, bà khiêm
tốn và rộng lượng quá. Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của
Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi
góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng.
(Trích Một người Hà Nội – Nguyễn Khải)
1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
2. Hình tượng cây si trong văn bản có ý nghĩa gì?
3. Tại sao tác giả lại gọi cô Hiền là “hạt bụi vàng”? Ý nghĩa của hình ảnh “hạt bụi vàng”?
Hướng dẫn trả lời
1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Văn bản trên viết theo PCNN nghệ thuật.
2. Hình tượng cây si trong văn bản có ý nghĩa gì?
20


- Hình tượng cây si bị bão đánh bật rễ lại hồi sinh gợi nhiều suy nghĩ về lẽ đời, về qui luật
bất biến của sự sống...
- Cây si lâu năm ở Hà Nội gợi sự bền vững, bám chắc, khi cây si đổ, cô Hiền nghĩ đến
một điềm xấu, sự ra đi của thời vàng son của mình.
- Dù bị bật một phần rễ nhưng cây si ấy lại hồi sinh, lại trổ cành xanh lá là nhờ ý thức bảo
vệ của con người. Sức sống và vẻ đẹp truyền thống văn hoá của Hà Nội cũng trường tồn
như vậy. Chuyện cây si ở đền Ngọc Sơn đã biểu hiện một nét phong cách quen thuộc của
Nguyễn Khải: khắc hoạ hình ảnh không chỉ để miêu tả sự vật, kể lại sự việc mà chủ yếu là
để triết luận về hiện thực.
3. Tại sao tác giả lại gọi cô Hiền là “hạt bụi vàng”? Ý nghĩa của hình ảnh “hạt bụi
vàng”?
- Bởi vì trong tác phẩm cô Hiền là nhân vật chính, nhà văn đã xây dựng nhân vật này
bằng tất cả sự yêu thương, lòng kính trọng, cảm hứng ngợi ca. Cô là đại diện cho tình yêu
Hà Nội, văn hoá Hà Nội, tinh tuý Hà Nội nên rất xứng đáng được tác giả gọi là “ hạt bụi
vàng”.
- Nếu ban đầu tác giả nghi ngại về cô Hiền thì ở cuối tác giả phải thốt lên ca ngợi, cảm
phục, so sánh cô với “hạt bụi vàng”. Hạt bụi bé nhỏ nhưng quí hiếm, những hạt bụi ấy
góp phần làm đẹp cho Hà Nội.
Bài 16:Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Ðịnh,
Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và
nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong
làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không
khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân)

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Các từ láy: lũ lượt, dắt díu, xanh xám,ngổn ngang,rác rưởi đạt hiệu quả nghệ thuật như
thế nào khi diễn tả cái đói ở xóm ngụ cư ?
4. Xác định biện pháp tu từ về từ trong văn bản ? Ý nghĩa nghệ thuật của biện pháp đó là
gì ?
21


Hướng dẫn trả lời:
1.Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính.
2. Đoạn văn kể về cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư, gây ra cái chết thê thảm cho người
nông dân Việt Nam.
3.Các từ láy được gạch chân: lũ lượt, dắt díu, xanh xám, ngổn ngang,rác rưởi đạt
hiệu quả nghệ thuật: diễn tả gợi hình ảnh cái đói thật khủng khiếp. Đó là bức tranh hiện
thực có sức tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân phát xít gây ra vào năm Ất Dậu ( 1945)
4.Biện pháp tu từ trong văn bản là so sánh tu từ : xanh xám như những bóng ma;Người
chết như ngả rạ..Ý nghĩa nghệ thuật : thể hiện bút pháp tả thực đến trần trụi, tạo ám ảnh
khi tả người sống liền kề người chết, hao hao nhau, từa tựa nhau, nhấn mạnh ấn tượng về
ranh giới mong manh giữa sống và chết, cõi âm và cõi dương.
Bài 17:Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Nhìn theo bóng Tràng và bóng người đàn bà lủi thủi đi về bến, người trong xóm lạ
lắm. Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán. Hình như họ cũng hiểu được đôi
phần. Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ
lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ. Một người thở dài.
Người khác khẽ thì thầm hỏi:
- Ai đấy nhỉ? ... Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên?
- Chả phải, từ ngày còn mồ ma ông cụ Tứ có thấy họ mạc nào lên thăm đâu.
- Quái nhỉ?
Im một lúc, có người bỗng lại cười lên rung rúc:

- Hay là vợ anh cu Tràng? ừ khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thèn
thẹn hay đáo để.
- Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được
cái thì này không?
Họ cùng nín lặng.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân)
1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
22


3. Câu văn Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì
lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ được sử dụng biện
pháp tu từ gì? Ý nghĩa nghệ thuật biện pháp tu từ đó?
4. Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình làng nghĩa xóm trong cuộc sống hôm
nay ?
Hướng dẫn trả lời :
1. Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ sinh
hoạt.
2. Đoạn văn kể về những lời bàn tán của dân xóm ngụ cư khi nhân vật Tràng dẫn thị
( người vợ nhặt) về.
3. Câu văn sử dụng biện pháp tu từ đối lập : khuôn mặt hốc hác u tối-rạng rỡ ; đói
khát, tăm tối -lạ lùng và tươi mát . Ý nghĩa nghệ thuật: Nhà văn khẳng định: chính khát
vọng sống còn và khát vọng hạnh phúc trước mọi ý thức tuyệt vọng và tê liệt vì nạn đói,
có tác dụng làm cho tâm hồn của người dân đói khổ, chết chóc đã rạng rỡ hẳn lên.
4.Đoạn văn cần đảm bảo các ý:
-Dẫn ý bằng chính nội dung đoạn trích: người dân xóm ngụ cư kẻ mừng người lo
khi thấy nhân vật Tràng dẫn thị về
- Tình làng nghĩa xóm là gì?
- Ý nghĩa của tình làng nghĩa xóm?

- Phê phán lối sống thực dụng đèn nhà ai nhà nấy sáng và nêu hậu quả.
- Bài học nhận thức và hành động?
Bài 18:Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:
Ai có thể đếm được đã bao năm tháng, bao đời người đã đi qua mà cái Tết về đại thể vẫn
là một?
Tết gia đình.
Tết dân tộc.
Tết đậm đà phong vị cộng đồng, quãng giải lao giữa hai chặng đường vất vả, gian nan.
Vẫn là ngày hăm ba cúng ông Táo, đêm ba mươi cúng tất niên, hái cành lộc. Vẫn là ngày
mồng một he hé cửa đón đợi người xông nhà, dặn dò nhau ý tứ giữ gìn kiêng cữ cho
khỏi dông cả năm dài. Ngày đầu xuân, cơm nguội không rang để cho đời khỏi khô
kháo, nhà không quét cho tài lộc khỏi thất tán. Vẫn là mùi hương hoa ngan ngát nơi
23


bàn thờ ấy. Vẫn là làn không khí mới mẻ, hơi bỡ ngỡ, trịnh trọng ấy. Vẫn những
gương mặt cởi mở, chan hòa giữa khung cảnh trời đất tươi đẹp vì được niềm phấn
chấn của con người thâm nhập giao hòa.
(Trích Mùa lá rụng trong vườn - Ma Văn Kháng)
1.Đoạn văn trên nói về nội dung gì? Anh/ chị hãy đặt nhan đề phù hợp cho đoạn văn?
2.Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu nhất trong đoạn văn? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật
đó?
3.Anh/ chị hiểu như thế nào về cụm từ: quãng giải lao giữa hai chặng đường vất vả, gian
nan?
4.Trong tâm thức của anh/ chị, Tết cổ truyền có ý nghĩa như thế nào?
Hướng dẫn trả lời
1.- Nội dung đoạn văn: Những nét đẹp của Tết cổ truyền bao đời nay vẫn lưu giữ những
bản sắc riêng độc đáo.
- Nhan đề: Học sinh có thể có các cách đặt nhan đề khác nhau nhưng phải khái quát cô
đọng nội dung đoạn văn.

Ví dụ: Tết cổ truyền của dân tộc; Tết cổ truyền- những giá trị vững bền; Tết cổ truyền và
bản sắc Việt….
2.- Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong đoạn văn trên là điệp cấu trúc câu: Tết…..; Vẫn
là……
- Tác dụng: Nhấn mạnh những nét đẹp truyền thống, những bản sắc Việt trong ngày Tết
cổ truyền qua bao tháng, bao năm, bao đời nay vẫn không hề thay đổi
3.Được hiểu là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ qua đi, năm mới sẽ về. Năm cũ qua đi,
năm mới sẽ đến, dù có nhiều gian nan vất vả nhưng mỗi người phải bước tiếp trên cuộc
hành trình dài của cuộc đời.
4.Học sinh có những cảm nhận của riêng mình về ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền. Giám
khảo ghi nhận ý kiến đúng đắn, mang tính nhân văn trong quan niệm của các em.
Bài 19:Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Có hề gì? Trời
có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng
là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ:
24


“chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức
chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng
cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không?
Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải
đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng
Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn
không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…
(Trích “Chí Phèo” – Nam Cao).
1.Văn bản trên nói về điều gì?
2.Tác giả đã sử dụng những kiểu câu nào?
3.Trong văn bản trên, Chí Phèo đã chửi những ai? Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa gì?
4.Đặt tiêu đề cho văn bản trên.

Hướng dẫn trả lời:
1.Văn bản trên nói về tiếng chửi của Chí Phèo, một thằng say rượu.
2.Tác giả đã sừ dụng rất nhiều kiểu câu khác nhau: Câu trần thuật (câu kể, câu miêu tả),
câu hỏi (câu nghi vấn), câu cảm thán.
3.Chí Phèo chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau
với hắn, chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn. Tiếng chửi của Chí Phèo đã tạo ra một
màn ra mắt độc đáo cho nhân vật, gợi sự chú ý đặc biệt của người đọc về nhân vật. Tiếng
chửi ấy vừa gợi ra một con người tha hóa đến độ lại vừa hé lộ bi kịch lớn nhất trong cuộc
đời nhân vật này. Chí dường như đã bị đẩy ra khỏi xã hội loài người. Không ai thèm quan
tâm, không ai thèm ra điều. Chí khao khát được giao hòa với đồng loại, dù là bằng cách
tồi tệ nhất là mong được ai đó chửi vào mặt mình, nhưng cũng không được.
4. Học sinh có nhiều cách đặt nhan đề: Tiếng chửi của Chí Phèo, thằng say và tiếng chửi
cô độc….
Bài 20: Đây là một đoạn văn nháp, trong đó còn mắc phải một số lỗi về ngữ pháp,
chính tả, dùng từ, logic... Anh, chị hãy chỉ ra những sai sót đó.
“Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhà văn Nguyên Ngọc – Nguyễn Trung
Thành đã sống, gắn bó và chiến đấu ở mảnh đất tây Nguyên. Truyện ngắn “Rừng xà nu”
của ông là một truyện ngắn xuất sắc của Văn học Việt Nam thời chống Pháp đến chống
25


×