Tải bản đầy đủ (.ppt) (53 trang)

Chương 4: THI HÀNH CÁC LOẠI HÌNH PHẠTTHI HÀNH CÁC LOẠI HÌNH PHẠt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.02 KB, 53 trang )

Chương 4:
THI HÀNH CÁC LOẠI HÌNH PHẠT


I. Thi hành án hình phạt tù
1. Quyết định thi hành án phạt tù (Điều 21 Luật THAHS)
Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu
lực pháp luật, Chánh án Toà án đã xét xử sơ thẩm ra quyết
định thi hành án hoặc ủy thác cho Tòa án khác. (Điều 256
BLTTHS)
- Đối với người bị kết án đang tại ngoại, QĐ Thi hành án phải
ghi rõ: trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận quyết định,
người bị kết án phải có mặt tại cơ quan Thi hành án hình sự
Công an huyện nơi người đó cư trú.


- Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày ra quyết định Thi hành án
phạt tù và hình phạt bổ sung, Toà án đã ra quyết định phải gởi
quyết định cho:
+ Người chấp hành án;
+ Viện kiểm sát cùng cấp;
+ Cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh
+ Trại tạm giam nơi người chấp hành án đang bị tạm giam;
+ Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người
phải chấp hành án đang tạm giam tại nhà tạm giữ hoặc đang
tại ngoại;
+ Sở tư pháp nơi Toà án đã ra quyết định thi hành án có trụ
sở.


2. Thi hành quyết định Thi hành án phạt tù


a. Đối với người bị kết án đang bị tạm giam
- Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi
hành án, trại tạm giam thuộc công an cấp tỉnh, CQ Thi hành
án hình sự công an cấp huyện phải tống đạt quyết định thi
hành án cho người bị kết án và báo cho cơ quan thi hành án
hình sự công an cấp tỉnh.
- Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận báo cáo, CQ Thi
hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ, lập danh
sách người chấp hành án phạt tù để báo cáo CQ quản lý thi
hành án hình sự thuộc Bộ Công an.
- Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận báo cáo của CQ Thi
hành án hình sự Công an cấp tỉnh, CQ quản lý thi hành án
hình sự thuộc Bộ Công an ra quyết định đưa người chấp hành
án đi chấp hành án.


b. Đối với người bị kết án đang tại ngoại
- Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận quyết định Thi hành
án, người bị kết án phải có mặt tại trụ sở CQ thi hành án hình
sự Công an cấp huyện được ghi trong quyết định thi hành án.

- Quá thời hạn 7 ngày, nếu người bị kết án không có mặt thì
sẽ bị áp giải Thi hành án.


3. Hoãn thi hành án phạt tù (Điều 23, 24 Luật THAHS)
- Các trường hợp được hoãn chấp hành án phạt tù (Điều 61 BLHS)
Chỉ được áp dụng quy định về hoãn thi hành hình phạt tù đối
với người đang được tại ngoại thuộc các trường hợp sau đây:
- Người bị kết án phạt tù đang bị bệnh nặng như bị suy tim

nặng, lao nặng, suy thận nặng, ung thư, bại liệt...

- Người bị kết án phạt tù là phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang
nuôi con dưới 36 tháng tuổi.


- Người bị kết án phạt tù là người lao động duy nhất trong gia
đình (họ là lao động chính có trách nhiệm nuôi dưỡng, chu
cấp cho những người khác trong gia đình họ) nếu phải chấp
hành án phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, trừ
trường hợp người bị kết án phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tội
phạm rất nghiêm trọng hoặc các tội xâm phạm an ninh quốc
gia.
- Người bị kết án về tội ít nghiêm trọng do có nhu cầu công vụ.

- Các trường hợp được hoãn chấp hành án phạt tù (Điều 61 BLHS)


Thủ tục đề nghị Hoãn thi hành án (Điều 23 Luật THAHS)
- Thẩm quyền đề nghị

+ Người bị kết án
+ Viện Kiếm sát cùng cấp
+ CQTHACA cấp huyện, CQTHA cấp quân khu
- Thẩm quyền quyết định

Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án


Thủ tục hoãn chấp hành án

- Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận đơn hoặc văn bản đề
nghị, Chánh án Toà án ra quyết định Thi hành án phải quyết
định việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị;

- Trong thời hạn 3 ngày kể từ này ra quyết định hoãn chấp
hành án phạt tù, Toà án đã ra quyết định hoãn phải gởi quyết
định đó cho các nhân, tổ chức luật định (Khoản 3 Điều 23).


- Thi hành quyết định hoãn (Điều 24 Luật Thi hành án hình sự)
+ Khi nhận được quyết định hoãn thi hành án của Toà án, CQ
Thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải ngưng việc làm
thủ tục đưa người chấp hành án phạt tù đi chấp hành án
+ UBND xã, phường có nhiệm vụ quản lý người được hoãn thi
hành án, 3 tháng 1 lần CQ này phải báo cáo việc quản lý
người được hoãn thi hành án với CQ thi hành án hình sự
Công an cấp huyện để thông báo cho Tòa án đã ra quyết định
hoãn thi hành án phạt tù.
+ Người được hoãn thi hành án không được đi khỏi nơi cư trú
nếu không có sự đồng ý của UBND xã, phường đang quản lý
họ;


+ Nếu người được hoãn thi hành án có hành vi vi phạm pháp
luật nghiêm trọng hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn
thì UBND xã báo cáo CQ Thi hành án hình sự Công an cấp
huyện để đề nghị Chánh án Tòa án đã ra quyết định hoãn hủy
bỏ quyết định đó;
+ Ngay sau khi có quyết định hủy, cảnh sát hỗ trợ tư pháp áp
giải người chấp hành án để thi hành án. Nếu họ bỏ trốn thì CQ

Thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh ra quyết định truy nã;
+ Chậm nhất là 7 ngày trước khi hết thời hạn hoãn thi hành án
phạt tù, Chánh án Tòa án đã ra quyết định hoãn phải thông
báo bằng văn bản và gởi ngay thông báo đó cho người chấp
hành án và UBND xã quản lý người được hoãn Thi hành án.


4. Tạm đình chỉ Thi hành án phạt tù
a. Các trường hợp tạm đình chỉ (Điều 62 BLHS)
Người đang chấp hành phạt tù có thể được tạm đình chỉ chấp
hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
+ Người bị kết án ốm nặng;
+ Là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
+ Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp
hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt;
+ Người bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ.


b. Thủ tục đề nghị Tạm đình chỉ thi hành án (Điều 31 Luật THAHS)
- Thẩm quyền đề nghị
+ Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng
+ Cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, quân khu;
+ VKSND cấp tỉnh, VKSQS cấp quân khu
- Thủ tục
+ Cơ quan có thẩm quyền nơi phạm nhân đang chấp hành án
(ở trên) có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ thi hành
án phạt tù và chuyển Tòa án có thẩm quyền xem xét quyết
định;
+ Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị,
Chánh án Tòa án cấp tỉnh nơi phạm nhân đang chấp hành án

phải xem xét, quyết định.


c. Thi hành quyết định tạm đình chỉ thi hành án phạt tù (Điều 32
Luât THAHS)
- Tòa án đã quyết định tạm đình chỉ thi hành án phạt tù phải
gởi ngay quyết định đó cho cá nhân, cơ quan, tổ chức được
quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Thi hành án hình sự;
- Trại giam, trại tạm giam, CQTHA hình sự Công an cấp huyện
nơi trực tiếp quản lý người được tạm đình chỉ giao người
được tạm đình chỉ THA phạt tù cho UBND cấp xã nơi người
đó về cư trú; thân nhân của người được tạm đình chỉ THA
phạt tù có nghĩa vụ tiếp nhận người được tạm đình chỉ THA.
- UBND cấp xã được giao quản lý người tạm đình chỉ THA có
nhiệm vụ theo dõi, giám sát người được tạm đình chỉ và giải
quyết cho người đó được đi khỏi nơi cư trú làm việc.


- Chậm nhất là 7 ngày trước khi hết hạn tạm đình chỉ, CQTHA
hình sự Công an cấp huyện nơi người tạm đình chỉ về cư trú
có trách nhiệm thông báo cho người đang được tạm đình chỉ
biết và yêu cầu người đó có mặt tại nơi chấp hành án đúng
thời hạn quy định;
- Quá hạn 7 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm đình chỉ mà họ
không có mặt tại nơi tiếp tục chấp hành án mà không có lý do
chính đáng thì Thủ trưởng CQTHA hình sự quyết định áp giải
thi hành án;


- Trong thời gian tạm đình chỉ THA mà người được tạm đình

chỉ có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có căn cứ
cho rằng người đó có thể bỏ trốn thì UBND cấp xã nơi người
được tạm đình chỉ cư trú thông báo cho CQTHA hình sự Công
an huyện để cơ quan này thông báo cho chánh án Toà án đã
ra quyết định tạm đình chỉ THA. Trong thời gian 3 ngày kể từ
ngày nhận được thông báo, Chánh án Toà án đã ra quyết định
tạm đình chỉ THA phải xem xét quyết định chấm dứt việc tạm
đình chỉ THA và gởi cho CQTHAHS Công án huyện để áp giải
THA.

-TTLT số 03/2013/TLTT- BCA-TANDTC-VKSNDTCBQP-BYT ngày 15/5/2013


5. Thủ tục giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và
miễn chấp hành án phạt tù
a. Thủ tục giảm thời hạn chấp hành án phạt tù (Điều 33 Luật
THAHS)
- Thẩm quyền đề nghị
+ Trại giam; trại tạm giam thuộc Bộ Công an; trại tạm giam
thuộc Bộ Quốc phòng;
+ Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi
hành án hình sự cấp quân khu;


- Thủ tục
+ Cơ quan có quyền đề nghị lập hồ sơ và chuyển TAND cấp
tỉnh, TAQS cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án
xem xét, quyết định;
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề
nghị xem xét giảm, TAND tỉnh, TAQS cấp quân khu nơi phạm

nhân đang chấp hành án phải mở phiên họp xét giảm. Nếu hồ
sơ phải bổ sung thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày
nhận hồ sơ bổ sung;
+ Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày ra quyết định giảm thời
hạn, Toà án phải gởi quyết định đó cho người được giảm và
cơ quan theo luật định (Khoản 4 Điều 33 Luật THAHS)

LT Số 02/2013/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BQP Ngày 15/5/2013


b. Thủ tục miễn chấp hành án phạt tù (Điều 34 Luật THAHS)
- Thẩm quyền đề nghị
Viện kiểm sát nơi người chấp hành án phạt tù đang cư trú
hoặc làm việc có quyền lập hồ sơ đề nghị TAND cấp tỉnh xét
miễn chấp hành án phạt tù.
- Thủ tục
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Toà án có
thẩm quyền phải mở phiên họp xét miễn chấp hành án phạt
tù, có sự tham gia của KSV VKS cùng cấp;


+ Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày ra quyết định miễn chấp
hành án phạt tù, Toà án đã ra quyết định phải gởi quyết định
này cho người được miễn và cơ quan khác theo quy định của
pháp luật;
+ Ngay sau khi nhận được quyết định, CQTHS hình sự Công
an huyện, trại giam, trại tạm giam phải làm thủ tục trả tự do
cho người được miễn chấp hành án phạt tù.



6. Thông báo tình hình chấp hành án và trả tự do cho
phạm nhân
a. Thông báo tình hình chấp hành án (Điều 39 Luật THAHS)
- Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, CQTHAHS Công
an cấp tỉnh có trách nhiệm đình kỳ 6 tháng 1 lần thông báo
việc chấp hành án của phạm nhân cho thân nhân của họ;

- Tạm giam, trại tạm giam, CQTHAHS Công an cấp huyện
phối hợp với gia đình phạm nhân, chính quyền địa phương,
cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm động viên phạm nhân.


b. Trả tự do cho phạm nhân (Điều 40 Luật THAHS)
- Hai tháng trước khi phạm nhân hết hạn chấp hành án phạt tù
thì trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, CQTHAHS
Công an cấp tỉnh thông báo cho CQTHAHS Công an cấp
huyện, UBND xã, cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành xong
án phạt tù về cư trú, làm việc;
- Nếu không xác định được nơi người chấp hành xong án phạt
tù về cư trú thì cơ quan này đề nghị UBND xã nơi phạm nhân
chấp hành án hoặc cơ quan, tổ chức khác để tiếp nhận về cư
trú;


- Vào ngày cuối cùng của thời hạn chấp hành án phạt tù, cơ
quan có thẩm quyền hoàn chỉnh thục tục trả tự do cho phạm
nhân; cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù, cấp
tiền hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng, tiền tàu xe, tiền ăn; trả lại
giấy tờ, đồ vật, tiền, tài sản khác mà phạm nhân đã gởi lại nơi
chấp hành án phạt tù quản lý;


- Phạm nhân là người nước ngoài đã chấp hành xong án phạt
tù được cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù
và được lưu trú tại cơ sở lưu trú do cơ quan quản lý thi hành
án chỉ định chờ làm thủ tục xuất cảnh.


II. Thi hành án tử hình (Điều 54 – Điều 60 Luật
THAHS)

-Điều 54 – Điều 60 Luật THAHS)
- Nghị Định 82/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011
-Nghị Định số 47/2013/NĐ-CP ngày 13/5/2013
-Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BCABQP-BYT-TANDTC-VKSNDTC ngày 6/6/2013


a) Thẩm quyền thi hành hình phạt tử hình (Điều 54 Luật THAHS)
Thẩm quyền thi hành hình phạt tử hình là của Hội đồng thi
hành án tử hình.
Hội đồng thi hành án tử hình gồm đại diện Viện kiểm sát, Toà
án, Cơ quan THAHS Công an tỉnh hoặc cơ quan THAHS cấp
quân khu.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi hành án tử hình (Điều
56 Luật THAHS)


×