Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

giáo trình môn kế toán bảo hiểm - chương 4: Hạch toán các khoản thanh toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.17 KB, 39 trang )

CHƯƠNG 4
HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN
4.1. HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG
4.1.1. Nguyên tắc hạch toán
Đối với DNBH, “khách hàng” bao gồm nhiều đối tượng. Đó có thể là bên
mua bảo hiểm - những tổ chức và cá nhân có ký kết hợp đồng bảo hiểm, nộp phí
để được bồi thường, trả tiền bảo hiểm có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Đây là bộ phận
khách hàng lớn nhất của DNBH. Ngoài ra, khách hàng của DNBH còn bao gồm
các DNBH khác – đó là những doanh nghiệp được cung cấp các dịch vụ liên quan
(giám định tổn thất, xử lý hàng bồi thường 100%, yêu cầu người thứ ba bồi
hoàn ); các công ty nhận tái hoặc nhượng tái bảo hiểm; những người được cung
cấp hàng hoá, lao vụ, dịch vụ khác Chính vì vậy các khoản nợ phải thu của
khách hàng là rất đa dạng, bao gồm các khoản phải thu về phí bảo hiểm gốc, phí
nhận tái bảo hiểm, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, phí giám định, thu về đại lý
giám định tổn thất, đại lý xử lý hàng bồi thường 100%
Khi hạch toán các khỏan phải thu của khách hàng, kế toán cần phải tuân thủ
các nguyên tắc sau:
- Phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu theo từng đối tượng, từng nội
dung, theo thời hạn thanh toán (ngắn hạn hay dài hạn); thường xuyên kiểm tra đôn
đốc thu hồi các khoản nợ phải thu.
- Đối với các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ phải theo dõi chi tiết gốc
ngoại tệ riêng, quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế. Cuối niêm
độ kế toán, số dư của các khoản nợ phải thu phải được đánh giá theo giá quy định.
- Đối với các khoản nợ tồn đọng lâu ngày khó có khả năng thu hồi cần lấy
xác nhận bằng văn bản làm căn cứ lập dự phòng phải thu khó đòi.
4.1.2. Tài khoản sử dụng
Để phản ánh tình hình thanh toán với khách hàng, kế toán sử dụng tài
khoản 131 - Phải thu của khách hàng. Nội dung và kết cấu TK 131 như sau:
TK 131 - Phải thu của khách hàng
- Các khoản phải thu của khách hàng
liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo


hiểm và các khoản phải thu khác
- Số tiền phải thu về các khoản giảm chi
kinh doanh bảo hiểm gốc
- Số tiền phải thu về hoạt động đầu tư tài
chính
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng
- Số tiền khách hàng đã thanh toán
- Số tiền đã nhận trước, ứng trước của
khách hàng
- Số tiền đã giảm giá cho người mua,
doanh thu của hàng hoá, lao vụ đã bán bị
người mua trả lại
- Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết
khấu thương mại cho người mua
Số dư cuối kỳ: Số tiền còn phải thu của
khách hàng
TK 131 có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước
hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng theo chi tiết của từng đối
tượng cụ thể.
TK 131 có 7 tài khoản cấp 2:
+ TK 1311 - Phải thu về các khoản thu hoạt động bảo hiểm gốc
TK 1311 có 7 tài khoản cấp 3:
TK 13111 - Phải thu phí bảo hiểm gốc
TK 13112 - Phải thu về đại lý giám định tổn thất
TK 13113 - Phải thu về đại lý xét giải quyết bồi thường
TK 13114 - Phải thu về đại lý yêu cầu người thứ ba bồi hoàn
TK 13115 - Phải thu về đại lý xử lý hàng bồi thường 100%
TK 13116 - Thu phí giám định tổn thất
TK 13118 - Phải thu khác về hoạt động bảo hiểm gốc
+ TK 1312 - Phải thu về các khoản giảm chi bảo hiểm gốc

TK 1312 có 02 tài khoản cấp 3:
TK 13121 - Phải thu đòi người thứ ba bồi hoàn
TK 13122 - Phải thu hàng đã xử lý bồi thường 100%
+ TK 1313 - Phải thu về hoạt động nhận tái bảo hiểm
TK 1313 có 2 tài khoản cấp 3:
TK 13131 - Phải thu phí nhận tái bảo hiểm
TK 13138 - Phải thu khác về hoạt động nhận tái bảo hiểm
+ TK 1314 - Phải thu về hoạt động nhượng tái bảo hiểm
TK 1314 có 4 tài khoản cấp 3:
TK 13141 - Phải thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm
TK 13142 - Phải thu hoa hồng
TK 13143 - Phải thu về hoàn phí nhượng tái bảo hiểm
TK 13148 - Phải thu khác về hoạt động nhượng tái bảo hiểm
+ TK 1315 - Phải thu về hoạt động môi giới bảo hiểm
TK 1315 có 4 tài khoản cấp 3:
TK 13151 - Phải thu hoa hồng môi giới bảo hiểm
TK 13158 - Phải thu khác về hoạt động môi giới bảo hiểm
+ TK 1316 - Phải thu về hoạt động đầu tư tài chính
+ TK 1318 - Phải thu khác của khách hàng: Phản ánh các khoản phải thu
của khách hàng ngoài nội dung phải thu đã quy định ở các tài khoản trên.
4.1.3. Phương pháp hạch toán
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu như sau:
1. Khi phát sinh các khoản nợ phải thu về phí bảo hiểm gốc, phí giám định,
thu hàng đã xử lý bồi thường 100%, thu về nhận tái bảo hiểm, thu hoa hồng nhận
tái bảo hiểm và thu khác, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (chi tiết liên quan)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (chi tiết liên quan)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
2. Khi thực thu về các khoản nợ phải thu, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 331

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
3. Khi phát sinh các khoản nợ phải thu bồi thường phần trách nhệim tái bảo
hiểm và thu đòi người thứ ba, kế toán ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (chi tiết liên quan)
Có TK 624 (chi tiết liên quan)
4. Người tham gia bảo hiểm trả tiền trước cho nhiều năm (Hợp đồng bảo
hiểm cam kết tái tục liên tục nhiều năm, thời hạn của hợp đồng được phân định
từng năm), kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
Có TK 131 (Phí bảo hiểm trả trước)
5. Khi phát sinh hoàn phí bảo hiểm do người tham gia bảo hiểm thay đổi
hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng (chưa thanh toán phí bảo hiểm), kế toán ghi:
Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
6. Khi phát sinh các khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không thể thu hồi
nợ được phải được xử lý xoá sổ, căn cứ vào biên bản xoá nợ, ghi:
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Số đã lập dự phòng)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Số chưa lập dự phòng)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
Đồng thời ghi Nợ TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý"
7. Cuối niên độ kế toán, số dư nợ phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ
được đánh giá theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính:
- Nếu tỷ giá giao dịch bình quân lớn hơn tỷ giá phản ánh trên sổ kế toán tài
khoản 131 có gốc ngoại tệ thì số chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)

- Nếu tỷ giá giao dịch bình quân nhỏ hơn tỷ giá phản ánh trên sổ kế toán tài
khoản 131 có gốc ngoại tệ thì số chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
4.2. HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN
4.2.1. Nguyên tắc hạch toán
Trong DNBH, “các khoản phải trả cho người bán” cũng rất đa dạng, bao
gồm:
- Nợ phải trả của doanh nghiệp cho bên mua bảo hiểm (về bồi thường, trả
tiền bảo hiểm, hoàn phí, giảm phí bảo hiểm, lãi của hợp đồng trong bảo hiểm nhân
thọ )
- Nợ phải trả cho môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm (hoa hồng phí)
- Nợ phải trả cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm (phí nhượng tái bảo
hiểm, hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm ).
- Nợ phải trả cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm (hoa hồng nhận tái bảo
hiểm, bồi thường, trả tiền bảo hiểm thuộc trách nhiệm nhận tái bảo hiểm )
- Nợ phải trả cho người bán vật tư, cung cấp hàng hoá, dịch vụ, người nhận
thầu xây dựng.
- Nợ phải trả cho công ty chứng khoán, cho bên tham gia góp vốn về hoạt
động đầu tư tài chính.
- Các khoản nợ phải trả khác
Khi hạch toán các khoản nợ phải trả cho người bán, phải hạch toán chi tiết
theo từng khoản nợ phải trả, từng đối tượng, từng thời hạn. Cần kiểm tra, đôn đốc
việc thực hiện thanh toán các khoản nợ phải trả đặc biệt là các khoản nợ phải trả
cho người mua bảo hiểm theo các hợp đồng bảo hiểm đã ký kết.
4.2.2. Tài khoản sử dụng
Để phản ánh tình hình thanh toán các khoản nợ cho người bán, kế toán sử
dụng tài khoản 331 - Phải trả cho người bán
Nội dung và kết cấu TK 331 - Phải trả người bán
Tài khoản 331 - Phải trả người bán

- Số tiền đã trả cho đối tượng liên quan - Số tiền phải trả cho các đối tượng liên
đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm,
người bán vật tư, hàng hoá, người cung
cấp lao vụ, dịch vụ, người nhận thầu xây
dựng
- Số tiền ứng trước cho người bán, người
cung cấp, người nhận thầu nhưng chưa
nhận được vật tư, hàng hoá, dịch vụ.
- Số tiền người bán chấp nhận giảm giá
hàng hoá hoặc dịch vụ.
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng
quan đến hoạt động kinh doanh bảo
hiểm, người bán vật tư, hàng hoá, người
cung cấp lao vụ, dịch vụ, người nhận
thầu xây dựng
- Số tiền phải trả cho các đối tượng liên
quan để giảm thu hoạt động kinh doanh
bảo hiểm gốc
- Số tiền phải trả về hoạt động đầu tư tài
chính
- Số tiền chiết khấu thanh toán, chiết
khấu thương mại cho người mua
- Số dư cuối kỳ: Số tiền còn phải trả cho
người bán, người cung cấp, người nhận
thầu xây dựng
TK 331 - Phải trả người bán có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ phản
ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả
cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể.
TK 331 có 7 tài khoản cấp 2:
- TK 3311 - Phải trả các khoản chi phí bảo hiểm gốc

TK 3311 có 8 tài khoản cấp 3:
TK 33111 - Phải trả về chi phí bồi thường và trả tiền bảo hiểm
TK 33112 - Phải trả về hoa hồng
TK 33113 - Phải trả về phí giám định bồi thường
TK 33114 - Phải trả về chi đòi người thứ ba
TK 33115 - Phải trả về chi xử lý hàng đã bồi thường 100%
TK 33116 - Phải trả về chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm
TK 33117 - Phải trả về chi đề phòng hạn chế rủi ro, tổn thất
TK 33118 - Phải trả khác
- TK 3312 - Phải trả các khoản giảm thu bảo hiểm gốc
TK 3312 có 2 tài khoản cấp 3
TK 33121 - Phải trả về hoàn phí bảo hiểm
TK 33128 - Phải trả về giảm phí bảo hiểm
- TK 3313 - Phải trả về hoạt động nhận tái bảo hiểm
TK 3313 có 6 tài khoản cấp 3:
TK 33131 - Phải trả về chi bồi thường, trả tiền bảo hiểm
TK 33132 - Phải trả về chi hoa hồng
TK 33133 - Phải trả về đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm
TK 33134 - Phải trả về hoàn phí bảo hiểm
TK 33135 - Phải trả về giảm phí bảo hiểm
TK 33138 - Phải trả khác
- TK 3314 - Phải trả về hoạt động nhượng tái bảo hiểm
TK 3314 có 4 tài khoản cấp 3
TK 33141 - Phải trả về nhượng tái bảo hiểm
TK 33142 - Phải trả về hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm
TK 33143 - Phải trả về giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm
TK 33148 - Phải trả khác
- TK 3315 - Phải trả về hoạt động môi giới bảo hiểm
TK 3315 có 5 tài khoản cấp 3
TK 33151 - Phải trả về phí môi giới bảo hiểm

TK 33152 - Phải trả về chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
TK 33153 - Phải trả về hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm
TK 33154 - Phải trả về giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm
TK 33158 - Phải trả khác
- TK 3316 - Phải trả về hoạt động đầu tư tài chính
TK 3316 có 2 TK cấp 2
TK 33161 - Phải trả lãi cho chủ hợp đồng
TK 33168 - Phải trả khác
- TK 3318 - Phải trả khác người bán
4.2.3. Phương pháp hạch toán
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu như sau:
A. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc
1. Căn cứ thông báo giải quyết bồi thường và các chứng từ liên quan, kế
toán xác định và phản ánh số phải trả về chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm đối
với bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ, ghi:
Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (624111)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có TK 331 - Phải trả người bán (33111)
2. Khi phát sinh chi hoa hồng bảo hiểm gốc, các chi phí trực tiếp liên quan
hoạt động bảo hiểm gốc (chi giám định tổn thất, chi đòi người thứ ba ), ghi:
Nợ TK 624 (Chi tiết liên quan)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 331 - Phải trả người bán (chi tiết liên quan)
3. Căn cứ vào quy định của hợp đồng bảo hiểm, xác định số lãi phải trả cho
chủ hợp đồng (bảo hiểm nhân thọ), ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 331 - Phải trả người bán (33161)
4. Căn cứ số phí bảo hiểm gốc phải hoàn trả cho người tham gia do thay đổi
hợp đồng, ghi:
Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại (5311)

Nợ 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 331 - Phải trả người bán (33121)
5. Căn cứ vào số phí bảo hiểm giảm phải trả cho người tham gia bảo hiểm
do không xảy ra tai nạn, tổn thất theo hợp đồng cam kết, ghi:
Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán (5321)
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 331 - Phải trả người bán (33128)
6. Khi thực chi các khoản phải trả cho người bán liên quan hoạt động bảo
hiểm gốc, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả người bán (3311)
Có TK 111, 112, 131
B. Hoạt động kinh doanh nhận tái bảo hiểm
1. Khi phát sinh các khoản phải trả về chi bồi thường và chi trả tiền bảo
hiểm cho nhà nhượng tái bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (62431)
Có TK 331 - Phải trả người bán (33131)
2. Khi phát sinh phải trả về chi hoa hồng tái bảo hiểm, chi đánh giá rủi ro:
Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (62432, 62433)
Có TK 331 - Phải trả người bán (33132, 33133)
3. Phải trả về hoàn phí nhận tái bảo hiểm cho công ty nhượng tái bảo hiểm
trong trường hợp thay đổi hợp đồng cam kết, ghi:
Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại (5313)
Có TK 331 - Phải trả người bán (33134)
4. Phải trả chi phí nhận tái bảo hiểm cho công ty nhượng tái bảo hiểm trong
trường hợp không xảy ra tổn thất theo hợp đồng bảo hiểm gốc, ghi:
Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán (5323)
Có TK 331 - Phải trả người bán (33135)
5. Phát sinh các khoản phải trả cho các đối tượng có liên quan đến hoạt
động nhận tái bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (62438)

Có TK 331 - Phải trả người bán (33138)
6. Khi thực chi các khoản phải trả cho người bán liên quan đến hoạt động
nhận tái bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả người bán (Chi tiết liên quan)
Có TK 111, 112, 131
C. Hoạt động kinh doanh nhượng tái bảo hiểm
1. Căn cứ vào hợp đồng tái bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người
nhận tái bảo hiểm, xác định số phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho người
nhận tái bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (33141)
2. Phản ánh số hoa hồng nhượng tái bảo hiểm phải hoàn trả cho người nhận
tái bảo hiểm do huỷ bỏ hợp đồng nhượng tái bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại (5314)
Có TK 331 - Phải trả người bán (33142)
3. Phản ánh số phải trả về giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 532 - Hàng bán bị trả lại
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (33143)
4. Khi phát sinh các khoản chi phí trực tiếp kinh doanh liên quan đến hoạt
động nhượng tái bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (6244)
Có TK 331 - Phải trả người bán
5. Khi thực chi các khoản phải trả liên quan đến hoạt động nhượng tái bảo
hiểm, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả người bán (Chi tiết liên quan)
Có TK 111, 112, 131
4.3. HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN NỘI BỘ
Bên cạnh các quan hệ thanh toán với đối tượng bên ngoài, trong DNBH còn
có thể phát sinh các quan hệ thanh toán trong nội bộ, đó là quan hệ thanh toán giữa
đơn vị cấp trên và cấp dưới (trong cùng công ty, tổng công ty), giữa các đơn vị cấp

dưới với nhau về các khoản đã chi hộ, trả hộ, thu hộ, phải nộp, phải cấp
4.3.1. Hạch toán các khoản phải thu nội bộ
Phải thu nội bộ là các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới
(trong cùng công ty, tổng công ty), giữa các đơn vị cấp dưới với nhau về các
khoản đã chi hộ, trả hộ, thu hộ, phải nộp, phải cấp. Cụ thể, ở đơn vị cấp trên
(doanh nghiệp độc lập, tổng công ty), các khoản phải thu nội bộ bao gồm:
+ Vốn, quỹ hoặc kinh phí đã giao, đã cấp cho cấp dưới
+ Vốn kinh doanh đã cấp cho cấp dưới vay không tính lãi
+ Các khoản cấp dưới phải nộp cho cấp trên theo quy định
+ Các khoản nhờ cấp dưới thu hộ
+ Các khản đã chi, đã trả hộ cấp dưới
+ Các khoản thu vãng lai khác.
Ở đơn vị cấp dưới (doanh nghiệp thành viên trực tiếp hoặc hạch toán phụ
thuộc), các khoản phải thu nội bộ bao gồm:
+ Các khoản được đơn vị cấp trên cấp nhưng chưa nhận được (trừ vốn kinh
doanh và kinh phí)
+ Khoản cho vay vốn kinh doanh
+ Các khoản nhờ đơn vị cấp trên hoặc đơn vị nội bộ khác thu được
+ Các khoản đã chi, đã trả hộ đơn vị cấp trên và đơn vị nội bộ khác
+ Các khoản phải thu vãng lai khác
Để phản ánh các khoản phải thu nội bộ và tình hình thanh toán các khoản
nợ phải thu nội bộ, kế toán sử dụng TK 136 - Phải thu nội bộ
Nội dung và kết cấu của TK 136:
Tài khoản 136 - Phải thu nội bộ
- Số vốn kinh doanh đã cấp cho đơn vị
cấp dưới
- Các khoản đã chi hộ, trả hộ
- Số tiền đơn vị cấp trên phải thu về, các
khoản cấp dưới phải nộp
- Số tiền đơn vị cấp dưới phải thu về, các

khoản cấp trên phải cấp xuống
- Thu hồi vốn, quỹ ở đơn vị thành viên.
- Quyết toán với đơn vị thành viên về
kinh phí sự nghiệp đã cấp, đã sử dụng.
- Số tiền đã thu về các khoản phải thu
trong nội bộ
- Bù trừ phải thu với phải trả trong nội
bộ của cùng một đối tượng
- Số dư cuối kỳ: Số còn phải thu ở các
đơn vị nội bộ
TK 136 - Phải thu nội bộ có 02 tài khoản cấp 2:
- TK 1361 - Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
- TK 1368 - Phải thu nội bộ khác
TK 1361 - Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc chỉ được mở ở đơn vị cấp
trên để phản ánh số vốn kinh doanh đã giao cho đơn vị cấp dưới. Các đơn vị cấp
dưới khi nhận vốn kinh doanh của đơn vị cấp trên được ghi tăng tài sản và nguồn
vốn kinh doanh, không hạch toán vốn kinh doanh được giao vào TK phản ánh các
tài khoản phải trả nội bộ.
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
A. Ở đơn vị cấp dưới
1. Khi cấp dưới nhận được vốn do cấp trên giao xuống, kế toán phản ánh:
Nợ TK 111, 112, 211
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
2. Khi chi hộ, trả hộ cho đơn vị cấp trên và các đơn vị nội bộ khác, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)
Có TK 111, 112
3. Khi có văn bản, thông báo của cấp trên về số được chia các quỹ doanh
nghiệp, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)
Có TK 414, 415, 431

4. Số lỗ của hoạt động kinh doanh được cấp trên chấp nhận cấp bù, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)
Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
5. Khi nhận được các khoản thanh toán của cấp trên, của các đơn vị nội bộ
khác, ghi:
Nợ TK 111, 112, 152, 153
Có TK 136 Phải thu nội bộ (1368)
6. Bù trừ các khoản phải thu nội bộ với các khoản phải trả nội bộ, ghi:
Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ
Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)
B. Ở đơn vị cấp trên
1. Khi đơn vị cấp trên giao vốn kinh doanh cho đơn vị trực thuộc, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1361)
Có TK 111, 113
2. Trường hợp đơn vị cấp trên giao vốn kinh doanh cho đơn vị trực tiếp
bằng TSCĐ, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1361) (Giá trị còn lại của TSCĐ)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn của TSCĐ)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)
3. Trường hợp các đơn vị trực thuộc nhận vốn kinh doanh trực tiếp từ
NSNN theo sự uỷ quyền của đơn vị cấp trên, đơn vị cấp trên ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1361)
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
4. Căn cứ vào báo cáo của đơn vị cấp dưới nộp lên về số vốn kinh doanh
tăng do mua sắm TSCĐ bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc quỹ đầu tư
phát triển, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1361)
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
5. Khi duyệt báo cáo tài chính của đơn vị cấp dưới về số vốn kinh doanh
được bổ sung từ kết quả sản xuất kinh doanh cho đơn vị cấp dưới, ghi:

Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1361)
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
6. Trường hợp đơn vị cấp dưới phải hoàn lại vón kinh doanh cho đơn vị cấp
trên, khi nhận được tiền, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1361)
7. Khoản phải thu của đơn vị cấp dưới phải nộp cho đơn vị cấp trên về quỹ
đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi hoặc về lãi
kinh doanh phải nộp, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1361)
Có TK 414, 415, 418, 431, 421
8. Khi phát sinh các khoản chi hộ cho đơn vị cấp dưới, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)
Có TK 111, 112
9. Khi nhận được tiền của đơn vị cấp dưới nộp về các khoản cấp trên chi
hộ, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)
10. Bù trừ các khoản phải thu và nợ phải trả:
Nợ TK 136 - Phải trả nội bộ
Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)
4.3.2. Hạch toán các khoản phải trả nội bộ
Giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau
có thể phát sinh các khoản phải trả nội bộ như:
- Các khoản cấp dưới phải nộp cấp trên, các khoản cấp trên phải cấp cho
cấp dưới
- Các khoản mà đơn vị cấp trên, cấp dưới trong doanh nghiệp đã chi hộ, trả
hộ, thu hộ cấp trên, cấp dưới hoặc đơn vị thành viên khác và các khoản vãng lai
khác.
Để phản ánh các khoản phải trả nội bộ và tình hình thanh toán các khoản

phải trả nội bộ, kế toán sử dụng Tài khoản 336 - Phải trả nội bộ. Nội dung và kết
cấu của tài khoản này như sau:
Tài khoản 336 - Phải trả nội bộ
- Số tiền đã cấp cho đơn vị cấp dưới
- Các khoản đã nộp cho đơn vị cấp dưới
- Số tiền phải nộp cấp trên
- Số tiền phải cấp cho đơn vị cấp dưới
- Số tiền đã trả về các khoản mà dịch vụ
nội bộ đã chi hộ hoặc thu hộ đơn vị nội
bộ
- Bù trù các khoản phải thu với các
khoản phải trả đối với một đơn vị có
cùng quan hệ thanh toán
- Số tiền phải trả cho đơn vị khác trong
nội bộ về các khoản đã được đơn vị khác
chi hộ và các khoản thu hộ đơn vị khác.
- Số dư cuối kỳ: Số còn phải thu ở các
đơn vị nội bộ
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
A. Ở đơn vị cấp dưới
1. Định kỳ tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp số phải nộp lên cấp trên
để lập quỹ quản lý, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 336 - Phải trả nội bộ
2. Xác định số phải nộp về quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính,
quỹ khen thưởng phúc lợi theo quy định cho cấp trên, ghi:
Nợ TK 414, 415, 431
Có TK 336 - Phải trả nội bộ
3. Xác định số lợi nhuận phải nộp cho cấp trên, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối

Có TK 336 - Phải trả nội bộ
4. Số phải trả cho cấp trên và các đơn vị nội bộ khác về các khoản đã được
cấp trên và các đơn vị nội bộ khác chi hộ, trả hộ, ghi:
Nợ TK 152, 153, 211, 311, 641, 642
Có TK 336 - Phải trả nội bộ
5. Phải thu hộ tiền cấp trên và các đơn vị nội bộ khác, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 336 - Phải trả nội bộ
6. Bù trừ các khoản phải trả nội bộ với các khoản phải thu nội bộ, ghi:
Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ
Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)
B. Ở đơn vị cấp trên
1. Số quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc
lợi cấp trên phải cấp cho đơn vị trực thuộc, ghi:
Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển
Nợ TK 415 - Quỹ dự phòng tài chính
Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Có TK 336 - Phải trả nội bộ
2. Trường hợp đơn vị cấp trên phải bù lỗ về hoạt động kinh doanh cho đơn
vị trực thuộc, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 336 - Phải trả nội bộ
3. Phải trả đơn vị trực thuộc về các khoản mà đơn vị trực thuộc đã chi hộ,
trả hộ hoặc cấp trên đã thu hộ đơn vị trực thuộc, ghi:
Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211, 331, 641, 642
Có TK 336 - Phải trả nội bộ
4. Khi trả tiền cho các đơn vị trực thuộc về khoản chi hộ, trả hộ hay thu hộ,
ghi:
Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ
Có TK 111, 112

5. Bù trừ các khoản phải thu nội bộ và các khoản phải trả nội bộ, ghi:
Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ
Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)
4.4. HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN VỚI NHÀ NƯỚC
4.4.1. Hạch toán thuế GTGT
Theo quy định hiện hành, DNBH xác định thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ, trong đó thuế suất thuế GTGT đầu ra là 10%. Trong lĩnh vực kinh doanh
bảo hiểm, Nhà nước quy định các đối tượng sau không thuộc diện chịu thuế
GTGT đầu ra:
- Bảo hiểm nhân thọ bao gồm cả bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tai nạn con
người trong gói bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh và các dịch vụ bảo hiểm
con người như bảo hiểm tai nạn thuỷ thủ, thuyền viên, tai nạn con người, tai nạn
hành khách, tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe, bảo hiểm cho người đình sản,
trợ cấp nằm viện và phẫu thuật, bảo hiểm sinh mạng cá nhân, bảo hiểm người sử
dụng điện và các bảo hiểm khác liên quan đến con người.
- Bảo hiểm vật nuôi, cây trồng và các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác
- Tái bảo hiểm
Để phản ánh thuế GTGT phải nộp, kế toán sử dụng TK 333 - Thuế và các
khoản phải nộp Nhà nước (chi tiết là TK3331-Thuế GTGT phải nộp). Nội dung và
kết cấu của tài khoản này như sau:
TK 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp
- Số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ
- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại,
bị giảm giá
- Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT
hàng nhập khẩu phải nộp
- Số dư cuối kỳ: Số thuế GTGT còn phải
nộp NSNN
TK này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ của TK 3331 phản ánh số
thuế GTGT được khấu trừ nhưng chưa khấu trừ.

TK 3331 có 2 tài khoản cấp 3:
TK 33311 - Thuế giá trị gia tăng đầu ra
TK 33312 - Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu
Để phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, kế toán sử dụng TK133 - Thuế
GTGT được khấu trừ. Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau:
TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ,
không được khấu trừ, được hoàn lại
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá mua
vào đã trả lại, được giảm giá
Số dư cuối kỳ: Số thuế GTGT chưa
được thanh toán cuối kỳ
TK 133 có 02 tài khoản cấp 2:
- TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ
- TK 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
1. Khi ký kết được các hợp đồng bảo hiểm, bán được các sản phẩm, hàng
hoá thuộc diện chịu thuế GTGT, xác định số thuế GTGT khách hàng phải nộp kế
toán phản ánh:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK33311)
2. Khi nhập vật tư, hàng hoá, TSCĐ, kế toán phản ánh số thuế NK phải
nộp, tổng số tiền phải thanh toán và giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu
(chưa bao gồm thuế GTGT hàng nhập khẩu), ghi:
Nợ TK 152, 156, 211
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Có TK 111, 112, 331
Đồng thời phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu:
a. Trường hợp vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu dùng vào hoạt động kinh

doanh chịu thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312)
b. Trường hợp vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu dùng vào hoạt động kinh
doanh không chịu thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312)
3. Khi thực nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312)
Có TK 111, 112
4. Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ dùng vào kinh doanh dịch vụ,
hàng hoá thuộc diện chịu thuế GTGT, xác định số thuế đầu vào được khấu trừ, kế
toán phản ánh:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213, 641, 642 (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu vào)
Có TK 111, 112, 331 (Tổng giá thanh toán)
5. Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ dùng đồng thời hoạt động kinh
doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT nhưng
không hạch toán riêng biệt, kế toán phản ánh:
a. Khi mua:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213, 641, 642 (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu vào)
Có TK 111, 112, 331 (Tổng giá thanh toán)
b. Cuối kỳ, xác định thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ (theo tỷ lệ
doanh thu), ghi:
Nợ TK 642
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
6. Cuối kỳ, kế toán xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế
GTGT đầu ra và số thuế GTGT phải nộp trong kỳ:
a. Khấu trừ số thuế GTGT đầu vào với số thuế GTGT đầu ra, ghi:

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
b. Số thuế GTGT thực nộp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 111, 112
7. Trường hợp số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra, khi
nhận được tiền NSNN thanh toán về số tiền thuế GTGT được hoàn lại, kế toán
phản ánh:
Nợ TK 111, 112
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
8. Nếu số thuế GTGT phải nộp được giảm, được trừ vào số thuế GTGT
phải nộp trong kỳ, kế toán phản ánh:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 711 - Thu nhập khác
9. Nếu số thuế GTGT được giảm được NSNN trả lại bằng tiền, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 711 - Thu nhập khác
4.4.2. Hạch toán các loại thuế và lệ phí khác
Ngoài thuế GTGT, DNBH còn phải nộp các khoản thuế, lệ phí khác cho
Nhà nước (như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp ). Để phản
ánh các loại thuế, lệ phí khác phải nộp Nhà nước và tình hình thanh toán các
khoản thuế, lệ phí này, kế toán sử dụng Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước.
Nội dung và kết cấu của TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước:
Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
- Số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải
nộp, đã nộp vào NSNN
- Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải
nộp

- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại,
bị giảm giá
- Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT
hàng nhập khẩu phải nộp
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải
nộp NSNN
- Số dư cuối kỳ: Số thuế, phí, lệ phí còn
phải nộp NSNN
TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước có thể có số dư bên Nợ. Số
dư bên Nợ của TK 33 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn so với số
thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp
được xét miến, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.
TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước có 8 tài khoản cấp 2:
- TK 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp
TK 3331 có 2 tài khoản cấp 3:
TK 33311 - Thuế giá trị gia tăng đầu ra
TK 33312 - Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu
- TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt
- TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu
- TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
- TK 3335 - Thuế thu nhập cá nhân
- TK 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất
- TK 3338 - Các loại thuế khác: phản ánh các loại thuế khác như thuế môn
bài, thuế nộp thay cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh
tại Việt Nam
- TK 3339 - Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
1. Căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào NSNN theo quy
định, ghi:
Nợ TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
2. Thuế thu nhập cá nhân phải nộp của công nhân viên, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
Có TK 3335 - Thuế thu nhập cá nhân
3. Thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp tính vào chi phí quản lý doanh
nghiệp, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất
4. Xác định lệ phí trước bạ tính trên giá trị tài sản mua về, ghi:
Nợ TK 221 - TSCĐ hữu hình
Có TK 3339 - Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
5. Khi thực nộp thuế và các khoản phải nộp, ghi:
Nợ TK 333 (chi tiết tài khoản liên quan)
Có TK 111, 112
4.5. HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN KHÁC
4.5.1. Hạch toán thanh toán với công nhân viên
Với người lao động trong doanh nghiệp, DNBH phải thanh toán các khoản
như tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác
thuộc về thu nhập của người lao động.
Để phản ánh tình tình thanh toán các khoản này, kế toán sử dụng Tài khoản
334 - Phải trả người lao động. Nội dung, kết cấu Tài khoản 334 - Phải trả người
lao động.
Tài khoản 334 - Phải trả người lao động
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền
thưởng, BHXH và các khoản khác đã
trả, đã ứng cho người lao động.
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền
công của người lao động.
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền
thưởng, BHXH và các khoản khác phải

trả cho người lao động.
- Số dư cuối kỳ: Tiền lương, tiền công,
tiền thưởng, BHXH và các khoản khác
còn phải trả cho người lao động
Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ phản ánh số tiền đã
trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho
người lao động.
Tài khoản 334 - Phải trả người lao động có 02 TK cấp 2:
- TK 3341 - Phải trả công nhân viên
- TK 3348 - Phải trả người lao động khác
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
1. Xác định tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người
lao động:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 334 - Phải trả người lao động
2. Tiền thưởng phải trả cho công nhân viên, ghi:
Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4311)
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341)
3. Xác định tiền BHXH (ốm đau, thai sản, tai nạn) phải trả công nhân viên:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383)
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341)
4. Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của người lao động như
tiền tạm ứng, BHYT, BHXH, tiền thu bồi thường về tài sản thiếu theo quyết định
xử lý, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
Có TK 141 - Tạm ứng
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
Có TK 138 - Phải thu khác
5. Thuế thu nhập cá nhân của người lao động phải nộp, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3335)
6. Khi thanh toán các khoản phải trả cho người lao động, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
Có TK 111, 112
4.5.2. Hạch toán các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
Các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn là các khoản tiền mà DNBH nhận
của các tổ chức, cá nhân bên ngoài với thời hạn hoàn trả từ 01 năm trở lên. Các
khoản này nhằm đảm bảo thực hiện các hợp đồng kinh tế giữa các tổ chức, cá
nhân bên ngoài với DNBH.
Để phản ánh các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn, kế toán sử dụng Tài khoản
344 - Ký quỹ, ký cược dài hạn. Trường hợp nhận ký quỹ, ký cược bằng hiện vật
không phản ánh ở tài khoản này mà được theo dõi ở Tài khoản 003 - Hàng hoá
nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược (TK ngoài Bảng cân đối kế toán). Nếu các bên
vi phạm hợp đồng sẽ bị phạt trừ vào tiền ký quỹ.
Nội dung, kết cấu Tài khoản 344 - Ký quỹ, ký cược dài hạn:
Tài khoản 344 - Ký quỹ, ký cược dài hạn
- Hoàn trả tiền ký quỹ, ký cược dài hạn - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn bằng
tiền
- Số dư cuối kỳ: Tiền ký quỹ, ký cược
dài hạn chưa trả
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
1. Khi nhận tiền ký quỹ, ký cược dài hạn của đơn vị, cá nhân bên ngoài:
Nợ TK 111, 112
Có TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
2. Khi hoàn trả tiền nhận ký quỹ, ký cược dài hạn cho khách hàng, nếu
khách hàng vi phạm hợp đồng sẽ bị phạt khoản tiền trừ vào tiền ký quỹ, ký cược
và được kế toán phản ánh là thu nhập hoạt động khác:
Nợ TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
Có TK 111, 112

Có TK 711 - Thu nhập khác (Số tiền bị phạt)
4.5.3. Hạch toán các khoản vay, nợ
A. HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN VAY NGẮN HẠN
Vay ngắn hạn là các khoản DNBH vay của ngân hàng, của các đơn vị, cá
nhân trong và ngoài doanh nghiệp mà thời hạn trả là trong vòng một năm tài
chính. Để phản ánh các khoản tiền vay ngắn hạn và tình hình thanh toán các khoản
nợ vay, kế toán sử dụng Tài khoản 311 - Vay ngắn hạn. Nội dung và kết cấu của
tài khoản này như sau:
Tài khoản 311 - Vay ngắn hạn
- Số tiền đã trả các khoản vay ngắn hạn
- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm
- Số tiền vay ngắn hạn
- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng
- Số dư cuối kỳ: Số tiền còn nợ về các
khoản vay ngắn hạn chưa trả
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
1. Khi DNBH vay ngắn hạn về nhập quỹ tiền mặt, kế toán phản ánh:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 311 - Vay ngắn hạn
2. Khi DNBH vay ngắn hạn chuyển vào tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng,
kế toán phản ánh:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 311 - Vay ngắn hạn
3. Khi DNBH vay ngắn hạn để mua vật tư, hàng hoá:
- Vật tư, hàng hoá mua về phục vụ hoạt động kinh doanh chịu thuế GTGT:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 156 - Hàng hoá (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 311 - Vay ngắn hạn (Tổng giá thanh toán)

- Vật tư, hàng hoá mua về phục vụ hoạt động kinh doanh không chịu thuế
GTGT, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Tổng giá thanh toán)
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ (Tổng giá thanh toán)
Nợ TK 156 - Hàng hoá (Tổng giá thanh toán)
Có TK 311 - Vay ngắn hạn (Tổng giá thanh toán)
4. Vay tiền để trả nợ người bán, trả nợ khách hàng, trả nợ trước đó, ghi:

×