Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tham luận về công tác chủ nhiệm trường thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.08 KB, 2 trang )

TRƯỜNG THPT ĐƯỜNG AN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THAM LUẬN VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Kính thưa các quý vị đại biểu. Kính thưa toàn thể đại hội!
Trước hết tôi hoàn toàn nhất trí với bản báo cáo và dự thảo phương hướng
của đồng chí…. Sau đây, tôi xin tham luận về một số biện pháp để làm tốt công
tác chủ nhiệm lớp.
Như chúng ta đã biết, giáo viên chủ nhiệm lớp có một vai trò hết sức quan
trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục HS. GVCN là cầu nối giữa nhà
trường với học sinh, là sợi dây liên kết không thể thiếu với phụ huynh học sinh; là
người chịu trách nhiệm trước nhà trường về mọi hoạt động của lớp, mọi hành vi
của học sinh. Ngoài ra, theo tôi, GVCN còn có một trọng trách cao cả: dạy các em
làm người, giúp các em phát triển toàn diện cả về trí thức và nhân cách. Chính vì
những trách nhiệm nặng nề này mà nếu giáo viên chủ nhiệm không thực hiện tốt
thì chẳng những ảnh hưởng đến kết quả công tác chủ nhiệm, ảnh hưởng đến công
tác giảng dạy, mà còn ảnh hưởng đến tương lai các em sau này. Vậy làm sao để
làm tốt vai trò của GVCN trong hoạt động dạy học của nhà trường là một nỗi trăn
trở của mỗi GV khi làm công tác chủ nhiệm. Tham gia với hội nghị hôm nay tôi
xin đóng góp một vài ý kiến mang tính gợi ý để các đ/c GVCN tham khảo cho
công tác chủ nhiệm của mình. Cụ thể như sau:
1. Điều tra thông tin HS ngay từ khi nhận lớp để nắm chắc lí lịch của học
sinh như số điện thoại, địa chỉ, hoàn cảnh gia đình, về sức khỏe, trình độ học tập
của HS, để hiểu rõ về từng em cũng như có thể liên hệ, trao đổi ngay với cha mẹ
HS khi cần thiết.
2. Xây dựng đội ngũ cán sự lớp có uy tín, có trách nhiệm, có năng lực, bản
lĩnh. Trao quyền lực, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên ban cán sự
lớp như lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng… GV phải thường xuyên kiểm tra đôn
đốc HS thực hiện.


3. Đề ra nội quy lớp, quy định về thưởng phạt. Tổ chức thi đua giữa các
thành viên trong lớp, giữa các tổ. Khen chê, thưởng phạt phải công khai, đúng
mực, kịp thời.
4. Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt lớp và các hoạt động ngoại khoá khác.
Thông qua các buổi sinh hoạt lớp, các em được bộc lộ suy nghĩ của mình, từ đó
GV nắm bắt được nguyện vọng của các em, giải quyết kịp thời các vấn đề nảy
sinh trong tuần. GV cần lắng nghe và thấu hiểu, có cách giải quyết thỏa đáng. Qua
đó cũng tăng thêm mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa GV với HS. Tổ chức tốt
các hoạt động ngoại khóa cũng giúp cho các em có thêm tinh thần tập thể, sự đoàn
kết gắn bó, biết cách hợp tác trong công việc góp phần xây dựng một tập thể lớp
đoàn kết, có tinh thần tương thân tương ái.

1


5. Thường xuyên liên hệ với gia đình HS qua các cuộc họp phụ huynh, qua
điện thoại... trao đổi với các giáo viên bộ môn, đoàn trường,... để cùng phối hợp
trong việc giáo dục HS, nhất là những HS có năng khiếu và HS cá biệt.
6. Điều quan trọng nhất góp phần làm nên thành công của GVCN là: mỗi
GVCN phải là một tấm gương sáng cho HS noi theo, phải nhiệt tình, hăng say với
nghề nghiệp, yêu thương, gần gũi với học sinh, coi HS như con em của mình. Cần
giáo dục HS bằng cả tình thương và trách nhiệm. Giáo viên phải công bằng, xử
phạt nghiêm minh, khen thưởng kịp thời, nói là làm, làm là phải lựa, biết kết hợp
cương - nhu trong mọi tình huống, luôn quan tâm sâu sát đến mọi đối tượng HS.
Đối với HS giỏi cần động viên các em tích cực tìm tòi, học hỏi để nâng cao năng
lực của bản thân. Đối với HS yếu, cần quan tâm chỉ bảo ân cần, bình tĩnh và kiên
nhẫn. Đối với những HS cá biệt, hay trốn học, bỏ giờ... cần tìm hiểu rõ nguyên
nhân và hoàn cảnh dẫn đến những đặc điểm cá biệt đó để có biện pháp giáo dục
thích hợp giúp cho các em hòa đồng với tập thể, không xa lánh, trù dập, ghét bỏ
các em. Hạn chế tối đa các trường hợp HS bỏ học, vì nếu các em bỏ học sẽ ảnh

hưởng rất lớn đến tương lai các em sau này.
Công tác chủ nhiệm là một công tác quan trọng nhằm giúp nhà trường thực
hiện tốt nhiệm vụ giáo dục HS. Một người giáo viên chủ nhiệm tốt sẽ góp phần
xây dựng nên một tập thể lớp tốt; nhiều giáo viên chủ nhiệm tốt sẽ xây dựng nên
một nhà trường vững mạnh.
Bên cạnh đó, tôi cũng có một ý kiến kiến nghị với BGH nhà trường về công
tác chủ nhiệm là không nên thay đổi GVCN mỗi năm, nên để GVCN theo lớp 3
năm. Lý do thứ nhất là GVCN đã nắm được đặc điểm tình hình của lớp, hiểu rõ
từng đối tượng HS, nếu thay đổi GVCN thì GVCN mới phải làm quen, tìm hiểu
lại lớp từ đầu, như vậy rất mất thời gian và gây khó khăn cho công tác chủ nhiệm.
Thứ 2, nhiệm vụ chủ nhiệm, như tôi đánh giá, còn là nhiệm vụ dạy các em làm
người, và việc dạy làm người không thể chỉ một sớm một chiều mà cần có thời
gian, có khi là từ năm trước đến năm sau.
Trên đây là một vài ý kiến tham luận của tôi nhằm làm tốt công tác chủ
nhiệm. Kính mong sự đóng góp ý kiến của BGH nhà trường, các quý vị đại biểu
và các đ/c GV để bản tham luận thêm đầy đủ.
Cuối cùng tôi xin kính chúc các vị đại biểu dồi dào sức khoẻ, gia đình hạnh
phúc. Chúc các đồng chí cán bộ công chức hoàn thành tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ năm
học. Chúc đại hội thành công tốt đẹp!
Xin trân trọng cảm ơn.

2



×