BÀI THAM LUẬN VỀ “ĐỔI MỚI CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM”
Kính thưa quí vị đại biểu, kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể hội nghị.
Giáo viên là những người được đạo tạo để giáo dục con người. giáo dục để học sinh trở thành những
người có đầy đủ Trí – Đức- Thể - Mỹ. Vì vậy, bản thân mỗi nhà giáo phải là tấm gương cho học sinh noi
theo. Đã chọn nghề giáo thì bản thân phải giữ cho mình một tâm hồn trong sáng, một tấm lòng tận tụy, một
tình cảm nhân hậu, vị tha, một đức tính kiên nhẫn, bình tĩnh và có một trí tuệ minh mẫn. Đạt được những
điều nói trên không phải dễ. có nhiều người nói “ Thầy giáo chứ đâu phải thầy tu đâu mà khổ thế?” thiết
nghĩ, đã chọn nghề giáo là lý tưởng cho cuộc đời mình thì không thể nói rèn luyện đạo đức nhà giáo là một
sự “ khổ” mà lại thấy đó là niềm vui, là hạnh phúc của một con người. Trong nghề giáo có giây phút nào
vui hơn, hạnh phúc hơn khi nhìn những ánh mắt trông chờ, say sưa nghe như nuốt từng lời giảng của cô
thầy? Có tự hòa nào hơn khi bước lên bục giảng nhận những phần thưởng? có niềm vui nào hơn khi giữa
phố chợ tấp nập ồn ào có tiếng chào “ Thưa cô (thưa thầy)!” hay những cái cúi đầu lễ phép? Có sung sướng
nào hơn khi học sinh đậu tốt nghiệp sau những năm đèn sách? Thế nên người giáo viên trong xã hội mới
được gọi là “ cô”, là “ thầy”. và cũng chính vì vậy mà rất nhiều giáo viên đã không thể bỏ nghề mặc dù có
nhiều lúc gặp khó khăn về kinh tế buồn lòng trong công việc. và đó cũng là lý do để tôi lựa chọn chủ đề để
tham luận báo cáo với quí vị ngày hôm nay là “ Đổi mới công tác chủ nhiệm”.
Kính thưa quí vị đại biểu, thưa toàn thể hội nghị, giáo viên tức là người làm công tác trong ngành
giáo dục và giáo viên chủ nhiệm là người chủ của một lớp học và chỉ đạo mọi hoạt động trong lớp học của
mình, nhưng cũng đồng thời phải là người chịu bất kỳ những hậu quả gì mà học sinh trong lớp chủ nhiệm
của mình mang lại. chính vì vậy mà người giáo viên chủ nhiệm không những thực hiện công tác chủ nhiệm,
mà còn biết xây dựng cho mình một người cán sự lớp thật hoàn chỉnh như:
- Theo dõi đôn đốc việc học tập, thực hiện nội qui đối với tập thể lớp và các thành viên trong lớp.
- Tổ chức cho lớp tham gia đầy đủ các phong trào của các đoàn thể và nhà trường tổ chức.
- Giải quyết những vướng mắc tồn tại, những việc phát sinh khác của lớp, giữ vững đoàn kết nội bộ
trong lớp.
- Thường xuyên liên hệ phối hợp với giáo viên giảng dạy các môn học đối với lớp để nắm tình hình
học tập, rèn luyện của các bạn trong lớp.
- Báo cáo kịp thời với giáo viên chủ nhiệm về tình hình chung cũng như việc bất thường của lớp, đề
xuất các giải pháp xử lý.
- Người giáo viên chủ nhiện ngoài việc phải xây dựng cho mình một ban cán sự lớp tốt, thì người giáo
viên chủ nhiệm còn phải biết kết hợp đối với gia đình, nhà trường và xã hội:
- cần liên hệ thường xuyên với gia đình học sinh để gia đình phối hợp với giáo viên chủ nhiệm giáo dục
động viên con em mình, nêu cao tinh thần hiếu học; tạo điều kiện thuận lợi và môi trường tốt nhất cho
con em mình học tập và rèn luyện.
- các thầy giáo, cô giáo hãy là tấm gương sáng cho đàn em thân yêu của mình; bằng lương tâm và trách
nhiệm, bằng tình thương và lòng nhiệt huyết của mình truyền đạt kiến thức với phương pháp tốt nhất,
chất lượng cao nhất. không chỉ có các đồng chí giáo viên chủ nhiệm mới là người trực tiếp gần gũi,
liên hệ với PHHS, mà các đồng chí giáo viên khác cũng có trách nhiệm quan tâm giúp đỡ, để liện hệ
chặt chẽ với phụ huynh kịp thời chỉ bảo và uốn nắn các em, khích lệ các em, động viên các em học
tập và rèn luyện.
- BGH nhà trường cần tăng cường chỉ đạo việc kiểm tra, giám sát học sinh bỏ giờ, bỏ tiết, vi phạm nội
qui, qui chế nhà trường, cần có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đúng mực và dứt khoát đối với
học sinh vi phạm có hệ thống. bên cạnh đó cần tuyên dương, khen thưởng xứng đáng đúng người,
đúng việc để cổ vũ tinh thần cho những cá nhân, tập thể có thành tích nhất định trong các phong trào.
- Có biện pháp tác động đến những gia đình, các hàng quán, các tụ điểm…gần trường không được chứa
chấp học sinh trong thời gian học tập ở trường đến đánh bài, uống rượu, ăn quà vặt…
- BGH nhà trường cần xây dựng những pa nô, áp phích, khẩu hiệu, các câu danh ngôn đặt xung quanh
trường mang nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh.
- Đối với chính quyền thôn xóm cần nắm bắt kịp thời những thông tin về học tập đạo đức của học sinh,
để xử lý, uốn nắn giáo dục, đồng thời buộc gia đình phải có biện pháp quản lý giáo dục con em mình
tốt hơn.
- Đối với giáo viên chủ nhiệm còn phải biết kết với các đoàn thể trong trường học như: đoàn thanh
niên, đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh;
- GVCN cần chủ động tiếp xúc với gia đình phụ huynh học sinh, đặc biệt là những gia đình có hoàn
cảnh khó khăn, neo đơn. Qua đó tạo sự gần gũi, thân thiện giúp học sinh tự tin và yên tâm hơn trong
việc học tập và rèn luyện.
- Ngoài việc phối hợp với giáo viên bộ môn, với các đoàn thể khác, GVCN cũng cần phối hợp chặt chẽ
với Đoàn thanh niên, đôi thiếu niên trao đổi và cung cấp những thông tin về hoàn cảnh gia đình, về
tâm tư tình cảm, nguyện vọng của các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn để Đoàn, Đội có hướng xử
lý và giúp đỡ, các em sẽ thấy được sự quan tâm đối với các em là trách nhiệm của mọi người. từ đó
các em trở nên ham học hơn.
- Phải thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt đoàn, đội cho thật phong phú, phù hợp với
yêu cầu thực tiễn hiện nay. Khi tổ chức các hoạt động chúng ta không nên tổ chức theo định kỳ mà
phải thường xuyên luôn tục
- Tăng cường tuyên truyền và giáo dục đoàn, đội hiểu rõ và nhận thực đúng đắn về tổ chức đoàn, đội.
đặc biệt cần làm cho đoàn, đội thật tự hào rằng mình đang đứng trong hàng ngũ của đoàn, đội..
- Cần tăng cường công tác chỉ đạo theo hướng mạnh dạn giao nhiệm vụ cho cá nhân hoặc tập thể chi
đoàn, đội thực hiện, GVCN theo dõi, kiểm tra và giám sát.
- Khi uốn nắn giáo dục học sinh vi phạm chúng ta nên làm từ từ, tìm hiểu sự việc cho cặn kẽ, rõ ràng,
xử lý ngiệm khắc nhưng cũng mềm dẻo, tránh trường hợp dồn các em vào bước đường cùng
- Người GVCN trong trường ngoài công việc phải hoàn tất mọi hồ sơ số sách, soạn giảng có chất
lượng… còn phải biết động viên vỗ về các em.
- Phải liên hệ thường xuyên với gia đình học sinh để trao đổi về tình hình sức khỏe và học tập rèn luyện
của các em. Không phải người giáo viên cứ muốn gặp phụ huynh học sinh để trao đổi trực tiếp là
được ngay
- Kính thưa quí vị đại biểu tôi nói nhiều như vậy không phải để đề cao vai trò của nhà giáo và nhất là
những người làm công tác chủ nhiệm. tôi chỉ muốn mọi người hiểu được cuộc sống hiện tại ngày nay
việc giáo dục con trẻ không còn là việc của riêng ai mà là việc chung của toàn xã hôi, của tất cả mọi
người vì “ trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Tôi chỉ muốn kêu gọi tất cả mọi người hãy chung tay
cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Nếu phối hợp tốt cả 3 mặt Nhà trường – Gia đình – Xã hội thì như
câu tục ngữ đã nói “ Một cây là chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi
cao?
GV: Nguyễn Văn Hoà