Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tham luận về công tác giáo viên chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.56 KB, 6 trang )

TRƯỜNG THCS HỮU LIÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hữu Liên, ngày 25 tháng 10 năm 2010
BÁO CÁO THAM LUẬN
Về công tác chủ nhiệm lớp
Như chúng ta đã biết, việc giáo dục phát triển nhân cách học sinh là một nhu
cầu cần thiết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập,
hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm năng của học sinh được
phát triển dưới sự giáo dục của giáo viên chủ nhiệm.
Thực chất vai trò của giáo viên chủ nhiệm cũng như người làm vườn, trồng
cây, tuy không đúng hoàn toàn nhưng hoạt động của giáo viên chủ nhiệm gần như
người trồng cây, chăm sóc, vun trồng cây giống. Người làm vườn không thể cầm
ngọn cây kéo lên mà phải chăm sóc tạo điều kiện cho hạt giống nẩy mầm. Cho nên,
bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn tâm niệm dạy dỗ giáo dục cho các
em trở thành những con người hữu ích cho xã hội để xứng đáng với những hình ảnh
đẹp mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề
cao quí nhất trong tất cả các nghề cao quí vì nó sáng tạo ra những con người sáng
tạo”.
Trong thời đại mở cửa của nền kinh tế hiện nay, học sinh luôn có xu hướng đua
đòi chưng diện luôn bị những cám bẫy trong xã hội lôi cuốn. Nó ảnh hưỡng không ít
đến việc học tập của học sinh. Vì vậy, xuất phát từ tình hình thực tế ấy tôi quyết tâm
thực hiện tốt “Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS Hữu Liên”. Cố gắng giáo dục
tốt những học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm góp phần đưa phong trào nhà trường vững
mạnh và xã hội có những công đân tốt, là những đứa con ngoan trong gia đình.
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
- Lớp 8A có tổng số 20 học sinh. Trong đó
+ Học sinh là nam: 12/20 = 60%
+ Học sinh là nữ: 8/20 = 40%
+ Học sinh là dân tộc thiểu số: 9/20 = 45% (nữ dân tộc: 03/20 = 15%)
+ Học sinh là dân tộc kinh: 11/20 = 55%
+ Học sinh thuộc diện hộ nghèo: 01/20 = 5%


1. Thuận lợi
- Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu Nhà trường và của tổ chuyên
môn về công tác chủ nhiệm
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường và của lớp học ngày một cải thiện,
đầy đủ, đảm bảo cho dạy và học.
- Kinh tế phát triển, học sinh được quan tâm và chăm sóc tốt hơn.
- Phần lớn học sinh đã có ý thức, chăm chỉ học tập, có ý thức vươn lên về tu
dưỡng đạo đức.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ đã hỗ trợ cho giáo viên chủ nhiệm và
phụ huynh trong việc liên lạc, trao đổi, nắm bắt nhanh những thông tin cần thiết trong
phối hợp cùng giáo dục
- Đã có sự phối kết hợp giữa giáo viên bộ môn, đoàn, đội trong việc giáo dục
học sinh.
2. Khó khăn
a. Giáo viên
- Giáo viên chủ nhiệm chỉ dạy 1 bộ môn của lớp, mỗi tuần số tiết tiếp xúc với
các em trong việc học tập, rèn luyện đạo đức không nhiều như ở cấp Tiểu học
- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm, chăm lo và đôn đốc con em học
tập, còn phó thác cho nhà trường và thầy cô.
- Công tác chủ nhiệm chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa có một khoá đào tạo chính
thức nào dành cho GVCN.
- Thời gian phụ huynh gặp gỡ, trao đổi với GVCN rất ít.
- Số tiết dành cho GVCN còn quá ít, chỉ 4 tiết / tuần, chưa tương xứng công
sức giáo viên đầu tư vào công tác chủ nhiệm
b. Học sinh
- Một số học sinh chưa chịu khó học tập, phương pháp học tập chưa khoa học
- Số ít học sinh lười suy nghĩ, còn trông chờ vào bạn, vào tài liệu. Do đó trình
độ tư duy vốn kiến thức cơ bản của các em con hạn chế.
- Mặt trái của nền kinh tế thị trường và các biểu hiện tiêu cực ngoài xã hội đã
có những ảnh hưởng xấu tới công tác giáo dục đạo đức học sinh.

- Nhiều cám dỗ, trò tiêu khiển (trò chơi điện tử, xèng... ), ham chơi, bỏ giò, bỏ
tiết đã làm cho một số học sinh giảm đi sự chuyên cần
- Một số gia đình học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em
mình.
II. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN LÀM CÔNG TÁC CHỦ
NHIỆM
1. Nội dung
- Nghiên cứu nắm vững đường lối quan điểm, lí luận giáo dục để vận dụng vào
công tác chủ nhiệm lớp. Đặc biệt cần nắm vững phương pháp, nghệ thuật sư phạm
(các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách, vai trò của giáo dục, hoạt động.
Mối quan hệ giữa thầy giáo và học sinh, các phương pháp tác động song song, tác
động tay đôi, bùng nổ sư phạm… )
- Nắm vững mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu lớp học, kế hoạch, nhiệm
vụ, giáo dục, dạy học của năm học của đơn vị trường.
- Hiểu sâu sắc chức năng nhiệm vụ của các tổ chức trong nhà trường, hiểu cán
bộ phụ trách các mặt hoạt động và đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn học ở lớp
chủ nhiệm. Hiểu biết đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn học để thường xuyên liên
hệ năm tình hình học tập, rèn luyện của học sinh, tổ chức việc học tập của tập thể lớp
để có phương pháp ứng xử phù hợp, tận dụng, lôi cuốn mọi người vào hoạt động giáo
dục của lớp chủ nhiệm.
- Có kế hoạch nghiên cứu đặc điểm gia đình và đặc điểm của từng học sinh của
lớp chủ nhiệm, biết phân loại học sinh theo các đặc điểm để có giải pháp tác động
phù hợp.
- Lập kế hoạch chủ nhiệm cho từng tháng, cho năm học của lớp chủ nhiệm để
đảm bảo tính hệ thống, phát triển giáo dục nhân cách học sinh. Kế hoạch chủ nhiệm
lớp cần thể hiện một số nội dung sau:
+ Khái quát chung về đặc điểm học sinh lớp chủ nhiệm.
+ Có kế hoạch bồi dưỡng học sinh khá, giỏi.
+ Có kế hoạch phụ đạo học sinh học kém các môn.
+ Xây dựng chương trình hoạt động toàn diện của lớp chủ nhiệm theo từng

tháng, học kì, năm học, đây là nội dung chủ yếu được giáo viên chủ nhiệm quan tâm.
2. Phương pháp
GVCN phải có nghệ thuật giáo dục trong cách ứng sử đối với HS. Có biện
pháp GD thích hợp với từng đối tượng HS, nhất là đối với HS đặc biệt (HS cá biệt)
HS có hoàn cảnh đặc biệt (con mồ côi, nhà nghèo…).
Từ đó phát huy khả năng dân chủ, tự quản của HS. GVCN là trung tâm tập hợp
các lực lượng GD gia đình, nhà trường và XH. GVCN phải thực sự là cố vấn của HS
(như ứng sử đúng mực, quan hệ với mọi người xung quanh để các em tự hoàn thiện
mình vể phẩm chất và đạo đức). Hành vi ngôn ngữ ứng sử của GVCN phải mẫu mực.
III. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC LÀM
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
1. Điều tra cơ bản tình hình lớp chủ nhiệm:
Khi được phân công làm công tác chủ nhiệm, giáo viên cho học sinh viết bản
sơ yếu lý lịch ghi rõ địa chỉ, nguyện vọng cá nhân (thậm chí cả những điều các em
muốn tâm sự riêng với thầy cô giáo), số điện thoại gia đình, của cha mẹ, địa chỉ và có
thể ghi số điện thoại của một bạn trong trường (lớp) có chỗ ở gần nhất, kết quả năm
học trước (đăng ký phấn đấu năm học này) thông qua đó GVCN nắm bắt được về cơ
bản tình hình của từng học sinh trong lớp.
2. Xây dựng cơ cấu tổ chức lớp khoa học, đội ngũ cán bộ lớp liên kết chặt chẽ,
có khả năng tổ chức, thuyết phục cao:
GV cho học sinh bâù cán bộ lớp thông qua bỏ phiếu kín, chọn cho được đội
ngũ cán bộ lớp có đủ uy tin , năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (thực hiện
và đầu năm học)
3. Lập kế hoạch chủ nhiệm:
Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm dựa trên kế hoạch của nhà trường. Kế hoạch
phải được xây dựng cụ thể từng tuần, tháng, học kỳ.
4. Xây dựng các tiêu chí thi đua:
Cụ thể, chính xác, công khai, minh bạch và tổ chức thi đua theo từng tuần,
tháng, học kỳ và cả năm học sao cho phù hợp với đặc điểm điều kiện của lớp chủ
nhiệm, đồng thời thường xuyên khuyến khích được tinh thần phấn đấu vươn lên của

học sinh.
Có hình thức khen thưởng, phê bình, kỷ luật, đúng người, đúng việc, kịp thời,
đúng mức .Từ đó tạo ra một môi trường học tập thật tốt trong lớp, cũng như khích lệ
học sinh tích cực tham gia học tập tại gia đình.
5. GVCN quan tâm sát sao, nhiệt tình, có trách nhiệm tới từng học sinh.
- GVCN sắp xếp thời gian hợp lý để có điều kiện gặp gỡ học sinh thường
xuyên và theo dõi mọi hoạt động của lớp.
- Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa GVCN và học sinh, giữa học sinh với
học sinh trên tinh thần hiểu biết, lắng nghe, thông cảm, chia sẻ. Tạo được sự tin cậy
đối với học trò để các em dám chia sẻ. GVCN là trung tâm, hạt nhân trong việc xây
dựng quan hệ thầy - trò lành mạnh, trong sáng.
- Quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh cá biệt để có kế
hoạch cụ thể giúp đỡ và phương án giáo dục phù hợp.
- GV nên có "Nhật ký giáo viên chủ nhiệm" ghi chép về ưu, nhược điểm, tính
cách, sở trường, hiện tượng vi phạm, sự tiến bộ,... của từng học sinh. Đây chính là
nguồn tư liệu đánh giá khoa học về học sinh một cách có hệ thống và cũng là nguồn
tư liệu về tâm lý học.
6. Tổ chức tốt các nội dung giáo dục toàn diện cho học sinh.
Thành lập nhóm học tâp, các câu lạc bộ, tạo bầu không khí thi đua học tập tốt.
Tăng cường ý thức học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh thông qua tiết sinh hoạt
chủ nhiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá.
7. Nắm vững kế hoạch giảng dạy, giáo dục đạo đức học sinh, quy chế đánh giá
xếp loại hạnh kiểm, học lực của học sinh, các hoạt động hướng nghiệp- ngoài giờ lên
lớp.
Nhận định, đánh giá chính xác khách quan quá trình rèn luyện phấn đấu tu
dưỡng của từng học sinh trong lớp, xếp loại hạnh kiểm học sinh theo tinh thần dân
chủ, công khai đúng quy trình.
8. Phối kết hợp với phụ huynh học sinh.
Thường xuyên trao đổi thông tin kịp thời đến phụ huynh học sinh để phối kết
hợp hợp cùng giáo dục.

Cần trao đổi qua lại giữa giáo viên với phụ huynh theo định kỳ ít nhất hai lần /
tháng.
Hàng tuần có thể mời trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp tham dự giờ
sinh hoạt lớp, qua đó cha mẹ học sinh trực tiếp nắm bắt được kết quả học tập, rèn
luyện đạo đức của con em mình trong tuần, từ đó phối hợp cùng GVCN có biện pháp
giáo dục thích hợp.
9. Phối hợp giữa giáo viên bộ môn và các đoàn thể.
Thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình của lớp, về khả năng
của học sinh.
Thông qua giáo viên bộ môn và các hoạt động đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm
sẽ nắm bắt học sinh một cách toàn diện hơn.
Cùng với nhà trường, phối hợp với các lực lượng xã hội khác tổ chức cho học
sinh có điều kiện tham gia vào các hoạt động của cộng đồng địa phương và hoạt động
xã hội.
Thông qua đó, phát huy tác dụng của nhà trường trong xã hội, góp phần vào sự
nghiệp đổi mới xây dựng quê hương đất nước, giáo dục tình yêu và trách nhiệm với
quê hương đất nước của các em.
IV. KINH NGHIỆM CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Từ khi chuyển về trường đến nay tôi được Ban giám hiệu phân công làm công
tác chủ nhiệm. Không thể không có khó khăn nhưng tôi nghĩ đó là cơ hội may mắn
để giáo viên có điều kiện tiếp xúc với các em hơn so với GV bộ môn trực tiếp giảng
dạy.
Qua hai năm làm công tác chủ nhiệm, tôi nghiệm ra rằng chỉ có thầy cô chủ
nhiệm mới thực sự gần gũi với học sinh (HS), hiểu các em hơn ai hết. qua 2 năm tôi
được nhà trường phân công phụ trách chủ nhiệm (năm trước là lớp 7 và năm nay là
lớp 8). Các em học sinh hầu hết là con em địa phương có những đặc thù riêng, nhìn
chung đều ngoan, hiền, dễ nói, dễ dạy bảo và hầu như có ít HS cá biệt
Từ kinh nghiệm của tôi cho thấy lớp có thành tích học tập tốt, phong trào thi
đua mạnh thì không thể không kể đến công lao của GV chủ nhiệm. Bởi vì trong tập
thể lớp GV chủ nhiệm chính là “người dẫn đường” định hướng cho các em thực hiện

tốt các nhiệm vụ. Quan tâm phong trào của lớp là phải “để ý” từ việc lớn đến chuyện
nhỏ, không chỉ trong giờ học mà cả lúc xếp hàng vào lớp, trong giờ ra chơi, sinh hoạt
ngoài trời… Một GV bộ môn chỉ biết dạy trên lớp hết giờ thì ra về nhưng với GV chủ
nhiệm thì hầu như không bao giờ xa rời các em. Tuy nhiên, là người bám sát lớp
nhưng GV chủ nhiệm cũng không phải là người làm thay cho các em mọi việc.
Một GV chủ nhiệm giỏi là phải biết đào tạo được đội ngũ cán bộ lớp vững về
cách quản lý lớp học. Chính các em là những người thay GV chủ nhiệm điều hành

×