Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 MÔN: HÓA – LỚP 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.53 KB, 4 trang )

TRƯỜNG THPT LÊ XOAY
Năm học: 2017 – 2018

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2
MÔN: HÓA – LỚP 11
Thời gian làm bài: 50 phút;
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 132

Họ, tên thí sinh:.....................................................................SBD............................
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca =
40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Sr = 88; Ag = 108; Sn = 119; Ba = 137;
Rb = 85; Cs = 133; Li = 7.

Thí sinh không được sử dụng tài liệu (kể cả bảng tuần hoàn)
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Câu 1: Cho 10,0 ml dung dịch NaOH 0,1M vào cốc đựng 15,0 ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch
tạo thành sẽ làm cho
A. phenolphtalein không màu chuyển thành màu đỏ.
B. phenolphtalein không màu chuyển thành màu xanh.
C. giấy quỳ tím hóa đỏ.
D. giấy quỳ tím không chuyển màu.
Câu 2: Cặp khí nào sau đây được thu bằng phương pháp dời chỗ nước?
A. O2 và SO2
B. Cl2 và HCl
C. O2 và N2
D. O2 và Cl2
Câu 3: Hợp chất nào sau đây trong phân tử có liên kết ion?
A. H2S.
B. NaF.


C. H2SO4.
D. HBr.
Câu 4: Trong số các chất sau, chất nào có thể dùng để làm khô khí NH3 bị ẩm?
A. P2O5.
B. CuSO4 khan.
C. CaO.
D. H2SO4 đặc
Câu 5: Cho 10,8 gam Al tan hết trong dung dịch HNO 3 loãng thu được sản phẩm duy nhất là 3,36
lít khí X (đktc). CTPT của khí X là
A. N2O
B. NO2
C. NO
D. N2
Câu 6: Cho 5 gam hỗn hợp X gồm Al và Cu vào dung dịch H 2SO4(loãng, dư) tới phản ứng hoàn
toàn, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là
A. 36%.
B. 18%.
C. 54%.
D. 27%.
Câu 7: Có phản ứng hoá học xảy ra như sau: H2S + 4Cl2 + 4H2O →H2SO4 + 8 HCl
Câu nào diễn tả đúng tính chất các chất phản ứng ?
A. Cl2 là chất oxi hoá, H2S là chất khử.
B. H2S là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử.
C. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hoá
D. Cl2 là chất oxi hoá, H2O là chất khử.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK.
B. Phân lân cung cấp nitơ hoá hợp cho cây dưới dạng ion nitrat (NO3-) và ion amoni (NH4+).
C. Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3.
D. Phân urê có công thức là (NH4)2CO3.

Câu 9: Công thức hóa học của Supephotphat kép là
A. Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
B. CaHPO4.
C. Ca3(PO4)2.
D. Ca(H2PO4)2.
Câu 10: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. H2S tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit yếu.
B. Oxi và ozon là hai dạng thù hình của oxi.
C. Ở nhiệt độ thường lưu huỳnh là chất lỏng, có màu vàng.
D. Oxi có thể oxi hóa được kim loại vàng Au ở nhiệt độ cao.
Câu 11: Khí clo không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
Trang 1/4 - Mã đề thi 132


A. NaBr.
B. H2S.
C. FeCl3.
Câu 12: Câu nào sau đây sai?
A. Các halogen đều có 7 electron lớp ngoài cùng.
B. Các halogen là những phi kim mạnh nhất trong mỗi chu kỳ.
C. Tính oxi hoá của các halogen giảm dần từ flo đến iot.
D. Các halogen đều có số oxi hóa là -1; 0; +1; +3; +5; +7.

D. KOH.

Câu 13: Nhiệt phân hoàn toàn muối AgNO3
A. Ag, NO, O2.
B. Ag2O, NO2, O2
C. Ag, NO2, O2.
D. AgNO2, O2.

Câu 14: Mệnh đề nào dưới đây là đúng?
A. Sự điện li là quá trình oxi hóa - khử.
B. Sự điện li là sự hoà tan một chất vào nước thành dung dịch.
C. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.
D. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở
trạng thái nóng chảy.
Câu 15: Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện?
A. Dung dịch rượu.
B. Dung dịch muối ăn.
C. Dung dịch đường.
D. Dung dịch benzen trong ancol.
Câu 16: Khí nào sau đây khi hít thở phải một lượng quá lớn sẽ dẫn tới thương tổn do giảm oxi
trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong?
A. N2.
B. H2.
C. O2.
D. CO.
Câu 17: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. C2H5OH.
B. Al(OH)3.
C. CuSO4.
D. CH3COOH.
Câu 18: Hoà tan hoàn toàn 24,3 gam Al vào dung dịch HNO 3 loãng dư thu được V lít hỗn hợp khí
(đktc) gồm NO và N2O có tỉ khối hơi so với H2 là 20,25. Giá trị của V là
A. 2,24.
B. 8,96.
C. 6,72.
D. 11,20.
Câu 19: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Cho Al vào dung dịch NaOH loãng.

B. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
C. Cho Na vào H2O.
D. Cho Cu vào dung dịch HNO3.
Câu 20: Biện pháp nào dưới đây không làm tăng tốc độ phản ứng?
A. Cho lượng Fe bột tác dụng với 100 ml HCl 1M, sau đó thay bằng 200 ml HCl 1M.
B. Thay thế Zn hạt bằng Zn bột khi cho tác dụng với dung dịch HCl 1M ở cùng 25oC
C. Nén hỗn hợp khí N2 và H2 ở áp suất cao để tổng hợp amoniac
D. Đưa lưu huỳnh đang cháy ngoài không khí vào bình chứa khí oxi.
Câu 21: Trộn lẫn 200 ml dung dịch HCl 0,125M với 300 ml dung dịch NaOH 0,1M thu được dung
dịch X. pH của dung dịch X là
A. 13.
B. 12.
C. 11.
D. 2.
Câu 22: Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu được có các chất:
A. K3PO4, KOH.
B. K3PO4, K2HPO4.
C. K2HPO4, KH2PO4. D. H3PO4, KH2PO4.
Câu 23: Phát biểu sai là
A. Khí NH3 dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước
B. Liên kết giữa N và 3 nguyên tử H là liên kết cộng hoá trị có cực
C. Trong điều kiện thường, NH3 là khí không màu, mùi khai.
D. Khí NH3 nặng hơn không khí.
Câu 24: Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO 3)2, dung dịch HNO3
(đặc,nguội). Kim loại M là
A. Zn.
B. Ag.
C. Fe.
D. Al.
Câu 25: Chia 28,4 gam hỗn hợp gồm (Cu, Zn, Al) thành hai phần bằng nhau. Phần 1 được đốt cháy

hoàn toàn trong O2 dư thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Phần hai hòa tan trong HNO 3 loãng dư thu
được V lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là
A. 10,27.
B. 14,93.
C. 7,47.
D. 11,20.
Trang 2/4 - Mã đề thi 132


Câu 26: Các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên
(1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành các thí nghiệm, kết quả được ghi lại trong bảng sau:
Dung dịch
(1)
(2)
(4)
(5)
(1)

khí thoát ra

(2)

khí thoát ra

(4)

có kết tủa

(5)


có kết tủa
có kết tủa

có kết tủa

có kết tủa
có kết tủa

Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là
A. H2SO4, MgCl2, BaCl2.
B. Na2CO3, BaCl2, BaCl2.
C. Na2CO3, NaOH, BaCl2.
D. H2SO4, NaOH, MgCl2.
Câu 27: Cho các chất sau: NaHCO3, Na2CO3; KOH; HCl; CuO; SO2; MgCl2. Số chất tác dụng được
với dung dịch Ba(OH)2 là
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 6.
Câu 28: Trường hợp nào dưới đây thu được kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?
A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.
B. Sục CO2 dư vào dung dịch Ba(OH)2 dư
C. Cho CaCO3 vào dung dịch HNO3 dư.
D. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
Câu 29: Hoà tan 104,25 gam hỗn hợp NaCl, NaI vào nước, cho khí clo dư lội qua sau đó cô cạn
dung dịch cho đến hết hơi màu tím được bã rắn nặng 58,5 gam. Phần trăm khối lượng NaCl trong
hỗn hợp ban đầu là
A. 33,72%.
B. 28,06%.
C. 71,94%.

D. 50%.
Câu 30: Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2 M, thu được dung dịch X và khí H 2.
Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5) và m gam kết
tủa, Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 9,15
.
B. 8,61.
C. 7,36.
D. 10,23.
Câu 31: Các chất khí X, Y, Z, T được điều chế trong phòng thí nghiệm và được thu theo các hình
vẽ dưới đây
X
Z
T

Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Y là amoniac
B. X là oxi.
C. T là amoniac
D. Z là cacbon đioxit.
Câu 32: Cho 3,23 gam hỗn hợp muối NaX, NaY (X, Y là 2 halogen ở 2 chu kỳ liên tiếp, M X < MY)
vào dung dịch AgNO3 dư thu được 6,63 gam hỗn hợp kết tủa, Tính phần trăm khối lượng NaY trong
hỗn hợp ban đầu?
A. 63,78%.
B. 36,22%.
C. 50,00%.
D. 64,40%.
Câu 33: Đốt cháy 10,8 gam Mg bằng oxi thu được 13,2 gam chất rắn X. Cho X vào dung dịch
HNO3 dư thu được 1,568 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và N 2O có tỉ khối so với H2 là 18. Cô cạn dung
dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 69,00 gam.
B. 66,60 gam
C. 25,68 gam.
D. 46,80 gam
Câu 34: Cho dãy các chất: FeS2, Cu, Na2SO3, S, Fe2O3, FeSO4, Fe(OH)2, FeO, Al2O3. Số chất tác
dụng với H2SO4 đặc nóng dư tạo ra khí SO2 là
A. 6.
B. 5.
C. 7.
D. 4.
Câu 35: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2
(b) Cho FeS vào dung dịch HCl.
(c) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
Trang 3/4 - Mã đề thi 132


(d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaCl.
(e) Sục khí CO2 vào dung dịch NaCl.
(f) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 3.
B. 6.
C. 4.
D. 5.
Câu 36: Hoà tan hoàn toàn 24,84 gam Al bằng dung dịch HNO 3 loãng dư, thu được dung dịch X và
2,688 lit khí (ở đktc) hỗn hợp Y gồm 2 khí là N2O và N2. Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí Y so với H2 là
18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 195,96.
B. 212,76.

C. 76,68.
D. 68,16.
Câu 37: Cho m gam hỗn hợp A gồm Mg và Al có tỷ lệ mol 4:5 vào dung dịch HNO 3 20%. Sau khi
các kim loại tan hết có 6,72 lít hỗn hợp X gồm NO, N 2O, N2 bay ra (đktc) và được dung dịch X1.
Thêm một lượng O2 vừa đủ vào X, sau phản ứng được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch
KOH dư, có 4,48 lít hỗn hợp khí Z đi ra (đktc). Tỉ khối của Z đối với H 2 bằng 20. Nếu cho dung
dịch NaOH vào dung dịch X1 thì lượng kết tủa lớn nhất thu được là (m + 39,1) gam. Biết HNO 3
dùng dư 20 % so với lượng cần thiết. Nồng độ % của Al(NO 3)3 trong X1 gần nhất với giá trị nào
sau đây?
A. 9,6%.
B. 9,7%.
C. 9,4%.
D. 9,5%.
Câu 38: Cho 27,04 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe 3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa
0,88 mol HCl và 0,04 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung
dịch Y (không chứa ion NH4+) và 0,12 mol hỗn hợp khí Z gồm NO 2 và N2O. Cho dung dịch AgNO3
đến dư vào dung dịch Y, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu
được 133,84 gam kết tủa. Biết tỷ lệ mol của FeO, Fe 3O4, Fe2O3 trong X lần lượt là 3 : 2 : 1. Phần
trăm khối lượng của Fe có trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 17%.
B. 38%.
C. 27%.
D. 29%.
Câu 39: Cho 20,0 gam bột sắt vào dung dịch hỗn hợp NaNO 3 và HCl, khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn thì thu được 5,6 lít (đktc) hỗn hợp hai khí đều không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài
không khí và x gam kim loại. Hỗn hợp khí này có tỷ khối hơi so với H 2 bằng 6,6. Cô cạn dung dịch
sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 59,85.
B. 72,60.
C. 43,95.

D. 39,80.
Câu 40: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS2 và Fe3O4 bằng 100 gam dung dịch HNO3 x% (vừa
đủ) thu được 15,344 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO 2 có khối lượng 31,35 gam và dung dịch chỉ
chứa 30,15 gam hỗn hợp muối (không có muối amoni). Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau
đây?
A. 63.
B. 43.
C. 46.
D. 57.
-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

Trang 4/4 - Mã đề thi 132



×