Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 2 MÔN: SINH HỌC 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.66 KB, 4 trang )

TRƯỜNG THPT LÊ XOAY

Đề thi gồm 4 trang

ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 2
MÔN: SINH HỌC 11

Thời gian làm bài:50 phút, không kể thời gian giao đề
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 132

Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Các loại prôtêin hoà tan trong máu gồm
A. fibrinôgen, glôbulin, albumin.
B. estrogen, progesteron, testosteron.
C. Insulin, hêmôglôbin, myôzin.
D. Insulin, andosteron, prôtêin histon.
Câu 2: Nhận định nào sau đây đúng?
A. nhịp tim của chuột cao hơn nhịp tim của voi.
B. nhịp tim tỉ lệ thuận với khối lượng cơ thể.
C. Từ động mạch chủ đến tĩnh mạch chủ huyết áp tăng dần.
D. Vận tốc máu chảy trong mao mạch là lớn nhất.
Câu 3: Người ta thường sử dụng bình khí O2 trong bao nhiêu trường hợp sau đây?
(1) Thợ lặn xuống nước.
(2) Công nhân mỏ đá.
(3) Bệnh nhân khó thở.
(4) Cứu người bị đuối nước.
(5) Lính cứu hoả tiếp cận đám cháy.
A. 1.
B. 2.


C. 3.
D. 4.
Câu 4: Khi chuyển từ đồng bằng lên núi cao sống sẽ xảy ra những biến đổi nào sau đây?
A. Lượng máu lưu thông qua tim giảm, mao mạch dưới da co lại.
B. Vận tốc máu giảm, huyết áp giảm, tim giảm lực co.
C. Nhịp tim, nhịp thở bình thường, số lượng hồng cầu tăng gấp đôi.
D. Nhịp tim, nhịp thở nhanh, số lượng hồng cầu tăng.
Câu 5: Có 3 loài cây gồm: I. Xương rồng; II. Ngô; III. Lúa mì với các đặc điểm sinh lí:
(1)
Có mô dự trữ nước gồm các tế bào có không bào lớn.
(2)
Hạt grana ở lục lạp tế bào bao bó mạch bị tiêu giảm.
(3)
Thích nghi với khí hậu sa mạc.
(4)
Khí khổng mở vào ban đêm, đóng vào ban ngày.
(5)
Có điểm bù ánh sáng cao, cường độ quang hợp cao, năng suất sinh học cao.
(6)
Cường độ quang hợp giảm mạnh vào lúc giữa trưa có nắng gắt.
Các đặc điểm đúng với mỗi loài thực vật trên là
A. I (2,3); II (1,6); III (4,5).
B. I (3,4); II (2,5); III (1,6).
C. I (3,4); II (2,6); III (2,5).
D. I (1,3); II (2,5); III (4,6).
Câu 6: Phản ứng hướng động ở thực vật giúp thực vật
A. nhận được nhiều chất dinh dưỡng.
B. thích nghi với điều kiện môi trường.
C. nhận được nhiều ánh sáng cho quang hợp. D. ra hoa, tạo quả nhiều.
Câu 7: Những cây trồng dày thường có chiều cao cây cao hơn cây trồng thưa liên quan đến hình thức cảm

ứng
A. hướng nước ở thực vật.
B. hướng trọng lực ở thực vật.
C. hướng sáng ở thực vật..
D. vận động không sinh trưởng ở thực vật.
Câu 8: Có bao nhiêu nhận định dưới đây đúng?
(1) O2, CO2 khuếch tán ra và vào lá cây qua khí khổng.
(2) Các ion Na+, K+ vận chuyển vào tế bào lông hút cần ATP.
(3) Khi dịch đất giàu H+ thì khả năng hút khoáng của cây sẽ giảm.
(4) Cây hút khoáng tốt khi đất có nhiều mùn.
(5) Đất giàu O2 sẽ ức chế quá trình hút khoáng của cây.
A. 2.
B. 4.
C. 5.
D. 3.
Câu 9: Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng và kích thước cơ thể. Có bao nhiêu giải thích dưới đây đúng?
(1) Tim có kích thước nhỏ, lượng máu lưu thông ít.
Trang 1/4 - Mã đề thi 132


(2) Con đường đi của máu ngắn.
(3) Lượng máu nuôi tim lớn, giàu O2, giàu chất dinh dưỡng.
(4) Cơ thể toả nhiệt ra môi trường lớn nên hoạt động trao đổi chất diễn ra mạnh để bù nhiệt.
(5) Tim hoạt động có tính tự động.
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Câu 10: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về hô hấp kị khí ở thực vật?
A. Hô hấp kị khí nguyên liệu là glucôzơ sẽ tạo ra CO2, H2O, 2ATP.

B. Hô hấp kị khí tạo nhiều ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào.
C. Sản phẩm của hô hấp kị khí glucôzơ là 2 axit lăctic, 38 ATP.
D. Hô hấp kị khí thường xảy ra khi hạt nảy mầm bị ngâm trong nước.
Câu 11: Cơ chế dẫn đến hiện tượng lá cây trinh nữ có thể cụp xuống hoặc xoè trở lại là do
A. thay đổi sức trương nước của tế bào thể gối. B. thay đổi vị trí kích thích.
C. thay đổi áp suất rễ.
D. sự sinh trưởng không đều ở hai phía cơ quan.
Câu 12: Tại sao enzim amilaza ở tuyến nước bọt của động vật ăn tạp chỉ tiêu hoá tinh bột ở dạ dày thêm
một thời gian ngắn?
A. Vì enzim pepsin ức chế enzim amilaza.
B. Vì enzim amilaza hoạt động yếu trong môi trường kiềm ở dạ dày.
C. Vì pH ở dạ dày không thích hợp với hoạt động của enzim amilaza.
D. Vì HCl ở dạ dày làm cho các phân tử tinh bột bị biến tính.
Câu 13: Ở thực vật, tế bào ở cơ quan nào hoặc giai đoạn sinh trưởng nào có cường độ hô hấp mạnh nhất?
A. Hạt đang nảy mầm.
B. Rễ cây bị thiếu oxi do ngập úng nhiều ngày.
C. Hoa nở trong điều kiện nhiệt độ thấp.
D. Quả đang chín.
Câu 14: Tại sao người bị cắt bỏ 2/3 dạ dày vẫn tiêu hoá được thức ăn?
A. Vì dạ dày co bóp mạnh, nghiền nát thức ăn nên chứa được nhiều thức ăn.
B. Vì ruột non là cơ quan dài nhất của ống tiêu hoá.
C. Vì dạ dày chỉ chứa thức ăn mà không tiêu hoá thức ăn.
D. Vì ruột non là cơ quan tiêu hoá chủ yếu.
Câu 15: Với các đặc điểm sinh lí:
1. Các mô dự trữ nước gồm các tế bào có không bào lớn.
2. Lục lạp tế bào bao bó mạch chứa ít hạt grana.
3. Hàm lượng đường trong cây cao nhất vào chiều tối.
4. Khí khổng mở vào ban đêm.
5. Năng suất sinh học cao.
6. Khi được chiếu sáng liên tục thì cường độ quang hợp giảm dần.

Cây xương rồng gồm các đặc điểm nào?
A. 2, 3, 4, 5.
B. 1, 3, 4, 6.
C. 3, 4, 5, 6.
D. 1, 2, 4, 5.
Câu 16: Ăn mặn kéo dài dễ mắc bệnh cao huyết áp, vì
A. ion Na+ và Cl- làm tăng thời gian của một chu kì tim.
B. tim và thận phải làm việc nhiều để thải lượng muối thừa.
C. độ quánh của máu tăng lên.
D. tiết diện của lòng mạch giảm.
Câu 17: Phản ứng cụp lá, xoè lá ở cây trinh nữ khi có va chạm cơ học thuộc kiểu cảm ứng
A. hướng động do tiếp xúc.
B. hướng động do va chạm.
C. ứng động không sinh trưởng.
D. ứng động sinh trưởng.
Câu 18: Bón loại đạm nào sau đây sẽ làm pH của đất giảm?
A. (NH2)2CO, KNO3. B. Ca(NO3)2, KNO3.
C. NaNO3, NH4NO3. D. NH4Cl, (NH4)2SO4.
Câu 19: Cơ chế cân bằng glucôzơ máu được thực hiện chủ yếu nhờ hoocmôn
A. insulin, adrenalin.
B. insulin và glucagon.
C. andosteron, noradrenalin.
D. vasopesin, andosteron.
Câu 20: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về hô hấp ở chim?
A. Phổi chim không có khí cặn như phổi thú.
B. Ở chim hô hấp nhờ phổi và hệ thống các túi khí.
C. Ở chim diễn ra hô hấp kép.
D. Cả khi hít vào và thở ra các túi khí ở chim đều xẹp.
Trang 2/4 - Mã đề thi 132



Câu 21: Có bao nhiêu đặc điểm dưới đây giúp những động vật hô hấp bằng phổi hô hấp hiệu quả khi ở
trên cạn?
(1) Số lượng phế nang lớn.
(2) Thành phế nang mỏng, ẩm ướt.
(3) Bao quanh phế nang có nhiều mao mạch chứa nhiều sắc tố hô hấp.
(4) Tế bào phế nang chứa nhiều hêmôglôbin.
(5) Có sự chênh lệch phân áp khí O2, CO2 giữa phế nang vào mao mạch.
(6) Dịch tuần hoàn ở mao mạch chứa nhiều sắc tố hô hấp là hêmôglôbin.
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Câu 22: Phần lớn ôxi trong máu được vận chuyển dưới dạng
A. kết hợp với myôglôbin trong hồng cầu.
B. kết hợp dưới dạng NaHCO3.
C. kết hợp với hêmôglôbin trong hồng cầu.
D. hoà tan trong máu.
Câu 23: Nguyên liệu chủ yếu trong hô hấp hiếu khí ở sinh vật là
A. glucôzơ.
B. prôtêin.
C. dầu, mỡ.
D. tinh bột.
Câu 24: Hạn sinh lí là hiện tượng
A. cây không hút được nước khi ánh sáng quá mạnh.
B. cây không còn tế bào lông hút nên không hút được nước.
C. nước có nhiều trong đất nhưng cây không hút được nên héo và chết.
D. đất thiếu nước ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lí của cây.
Câu 25: Giải thích nào sau đây đúng khi nhiệt độ của quả dưa chuột luôn nhỏ hơn nhiệt độ không khí xung
quanh?

(1) Vì quả dưa chuột hấp thụ nhiệt tốt.
(2) Vì khối lượng quả dưa chuột lớn
(3) Vì diện tích thoát hơi nước của quả dưa chuột lơn so với khối lượng của nó.
(4) Vì hàm lượng nước của quả dưa chuột rất cao, khả năng điều nhiệt độ tốt và khả năng thoát hơi nước
cao.
A. (2), (3).
B. (1), (4).
C. (3), (4).
D. (2), (4).
Câu 26: Khi đưa tế bào động vật sống vào ngăn đá ở tủ lạnh, tế bào sẽ
A. teo nhỏ lại do tế bào bị mất nước.
B. vẫn giữ nguyên hình dạng nhưng lượng nước trong tế bào tăng lên
C. bị phồng lên do tế bào tích nước.
D. bị vỡ, do nước trong tế bào đóng băng làm tăng thể tích.
Câu 27: Ở thực vật khi cây được chiếu sáng từ một phía thì
A. ngọn cây mọc cong hướng lên trên.
B. ngọn cây mọc tránh ánh sáng.
C. ngọn cây mọc cong hướng sáng.
D. rễ cây hướng xuống đất.
Câu 28: Tỉ lệ thoát hơi nước qua khí khổng và qua lớp cutin tương đương nhau xảy ra ở đối tượng thực vật
nào dưới đây?
(1) Cây chịu hạn. (2) Cây còn non.
(3) Cây ưa bóng.
(4) Cây già hoá.
A. 3, 4.
B. 2, 3.
C. 1, 4.
D. 1, 3.
Câu 29: Những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gồm
A. người già, béo phì, lười vận động.

B. người béo phì, ăn mặn kéo dài, ăn nhiều đường.
C. người già, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh di truyền.
D. người béo phì, người bị bưới cổ, trẻ mắc hội chứng Đao.
Câu 30: Khi cơ thể lao động chân tay với cường độ cao, kéo dài thì
A. pH máu hơi ngả về phía axit.
B. hàm lượng axit lactic trong máu giảm dần.
C. lực co cơ tăng.
D. nhịp tim và nhịp thở giảm để tiết kiệm năng lượng.
Câu 31: Sự biểu hiện của cây khi thiếu nitơ là
A. lá màu vàng, sinh trưởng chậm.
B. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
C. lá có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
Trang 3/4 - Mã đề thi 132


D. lá màu lục đậm, thân không bình thường, sinh trưởng rễ giảm.
Câu 32: Vận dụng tính hướng sáng ở thực vật để tăng năng suất cây trồng cần
A. tăng cường bón phân, tưới nước.
B. thường xuyên bấm ngọn, tỉa cành.
C. tăng thời gian chiếu sáng.
D. thiết kế mật độ cây trồng hợp lí.
Câu 33: Đặt 3 cành rong trong bình thuỷ tinh có dủ nước và chiếu sáng, rồi đếm số bọt khí xuất hiện trong
bình. Thay đổi yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến số lượng bọt khí thoát ra trong 1 đơn vị thời gian?
A. Lượng khí CO2 hoà tan trong nước.
B. Cường độ ánh sáng.
C. Số lá trên cành rong và nhiệt độ của bình.
D. Thể tích bình.
Câu 34: Cơ chế giải thích tính hướng sáng ở ngọn của cây là
A. phía được chiếu sáng có nồng độ auxin cao kích thích sinh trưởng mạnh hơn phía khuất ánh sáng làm
ngọn mọc cong hướng sáng.

B. phía khuất ánh sáng có nồng độ auxin cao kích thích sinh trưởng mạnh hơn phía được chiếu sáng làm
ngọn mọc cong hướng sáng.
C. do tốc độ sinh trưởng không đều ở thực vật.
D. do sự thay đổi sức trương nước của tế bào thực vật.
Câu 35: Để tăng khả năng hấp thụ vitamin A, D, E, K thì khẩu phần ăn của động vật và người cần bổ sung
A. chất béo.
B. chất xơ..
C. chất khoáng.
D. đường.
Câu 36: Đất bị chua cây thường khó hút khoáng. Vì:
A. nhiều muối khoáng hoà tan chuyển thành dạng khoáng khó tan và không tan.
B. chất dinh dưỡng bị rửa trôi làm đất nghèo dinh dưỡng.
C. nồng độ H+ thấp làm giảm quá trình hút bám trao đổi.
D. đất có áp suất thẩm thấu quá cao.
Câu 37: Một số loài cây chỉ nở hoa vào thời gian nhất định trong ngày. Ví dụ, hoa mười giờ nở vào
khoảng 8-10 giờ sáng. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Nếu cây không được chiếu sáng 8-10 giờ thì hoa 10 giờ sẽ không nở.
B. Hoa 10 giờ luôn luôn nở vào trước 10 giờ sáng và không bao giờ nở muộn quá 10 giờ sáng.
C. Có thể điều chỉnh hoa 10 giờ nở vào ban đêm nếu điều chỉnh ánh sáng và nhiệt độ thích hợp.
D. Hoa 10 giờ có thời gian nở kéo dài khoảng 10 giờ và cụp lại khi trời chạng vạng tối.
Câu 38: Ống tiêu hoá của động vật ăn thực vật thường lớn và rất dài vì
A. thức ăn thường dai và cứng.
B. thức ăn nghèo chất dinh dưỡng.
C. các enzim tiêu hoá của chúng hoạt động yếu.
D. quá trình biến đổi sinh học diễn ra chậm.
Câu 39: Biện pháp tăng năng suất cây trồng nào sau đây đem lại hiệu quả cao nhất?
A. Tăng hệ số kinh tế.
B. Sử dụng cây C4 có cường độ quang hợp cao.
C. Tăng diện tích lá gấp 5-7 lần diện tích đất.
D. Trồng cây trong nhà kính có sử dụng ánh sáng nhân tạo, điều chỉnh lượng nước, phân bón phù hợp.

Câu 40: Trong môi trường dinh dưỡng chứa 14C. Nhận thấy 1 phân tử gram glucôzơ được oxi hoá hoàn toàn cần 6
phân tử gram O2 và tạo được 38 phân tử gram ATP. Nhận dịnh nào dưới đây không đúng?
A. Độ phóng xạ của hợp chất cần phải đo là CO2 để khẳng định glucôzơ đã bị oxi hoá hoàn toàn hay chưa.

B. Quá trình trên là hô hấp hiếu khí.
C. Khi lượng O2 bằng không thì nấm men không thể hô hấp nên sẽ chết.
D. Khi đưa nấm men sang môi trường kị khí thu được 2ATP cho mỗi phân tử glucôzơ, sản phẩm có CO 2,
C2H5OH.

----------- HẾT ----------

Trang 4/4 - Mã đề thi 132



×