Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP TRUYỆN CỔ TÍCH THÔNG QUA HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT CHÍNH – NGƯỜI MỒ CÔI TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH: TẤM CÁM, CÂY KHẾ VÀ THẠCH SANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.95 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
THI PHÁP VĂN HỌC DÂN GIAN
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP TRUYỆN CỔ TÍCH THÔNG
QUA HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT CHÍNH – NGƯỜI MỒ CÔI
TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH: TẤM CÁM, CÂY KHẾ VÀ THẠCH
SANH

Sinh viên

:Phạm Quang Tài

Ngành học

: k61 Văn học

Mã sinh viên : 16031927

---- Hà Nội 2017 -


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
I. TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH


1. Khái niệm và phân loại truyện cổ tích
1.1 . khái niệm truyện cổ tích
1.2 . phân loại truyện cổ tích
2. Hệ thống nhân vật trong truyện cổ tích
2.1. nhân vật văn học
2.2. thế giới nhân vật trong truyện cổ tích
2.3. kiểu nhân vật trong truyện cổ tích
II HÌNH TƯƠNG NHÂN VẬT CHÍNH – NGƯỜI MỒ CÔI TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH:
TẤM CÁM, CÂY KHẾ VÀ THẠCH SANH.
1 Ngôn ngữ và hành động của tuyến nhân vật người mồ côi trong truyện cổ tích
I.1 . Ngôn ngữ
I.2 . Xuất thân
I.3 . Hành động
I.4 . Kết thúc truyện
I.5 . Không gian, thời gian
2.Mâu thuẫn giữa nhân vật người mồ côi, bất hạnh đối với các nhân vật khác
trong truyện cổ tích.
3. Công thức chung xây dựng nhân vật chính – người mồ côi, bất hạnh trong
truyện cổ tích
PHẦN KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
2


PHẦN MỞ ĐẦU
******
1. Lý do chọn đề tài
Văn học dân gian giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc.
Đó là một trong những kho tàng lưu giữ những điều tinh túy nhất mà ông cha ta
để lại. Trong đó kho tàng văn học dân gian các dân tộc, truyện cổ tích là một trong

những thể loại quan trọng trong các thể loại tự sự dân gian. Thể loại này sinh ra và
phát triển trên cơ sở cuộc sống muôn hình muôn vẻ của các dân tộc và là một
trong những tấm gương trung thành nhất phản ánh cuộc sống đó. Bên cạnh đó nó
còn là một thể loại hấp dẫn, mở ra trước mắt người đọc một thế giới kì bí và
nhiều điều bí ẩn. Truyện cổ tích có sức hấp dẫn mạnh mẽ và được lưu truyền rộng
rãi từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến miền xuôi, nó thu hút tất cả các
đối tượng trong xã hội từ trẻ con đến người lớn, từ người mù chữ đến các học giả.
Truyện cổ tích được xem là: “ Công trình đan dệt bằng nghệ thuật ngôn từ (...)
những sợi tơ muôn màu của nó lan tỏa khắp bốn phương trời, phủ lên trí đất một
tấm thảm ngôn ngữ đẹp lạ lùng" (Nguyễn Đổng Chi, 2000).
Xuất phát từ lòng yêu thích, sự say mê khám phá, tiếp cận thế giới truyện
cổ tích. Em đã lựa chọn thể loại truyện này để, tìm hiểu, viết tiểu luận.
Có thể nói, đến với truyện cổ tích con người tìm thấy ở đó tình yêu khao
khát vươn tới cuộc sống hạnh phúc với biết bao điều kì lạ mà thực tại không có.
Không một bộ phận truyện dân gian nào có số lượng và thành phần đông đảo, đa
dạng và phức tạp như truyện cổ tích. Nếu như những vấn đề của hiên thực đời
sống, những xung đột mâu thuẫn trong gia đình và xã hội được phản ánh tập
trung trong các hình tượng nhân vật chính diện hay phản diện, thì những khao
3


khát và lí tưởng xã hội, thẩm mỹ của nhân dân lại được thực hiện qua hình tượng
nhân vật trung tâm của truyện cổ tích.
Trong rất nhiều vấn đề về loại hình tự sự dân gian, vấn đề nhân vật luôn
được xác định là vấn đề trọng tâm. Với truyện cổ tích dân gian, nhân vật cũng có
một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển cốt truyện. Nếu truyện
cổ tích thần kì, được xây dựng theo xu hướng thần thánh hóa, tưởng tượng ra
những khát vọng của con người thì truyện cổ tích dân gian lại gần gũi với hiện
thực thông qua các hoạt động sinh hoạt thường ngày gần gũi với cuộc sống của
nhân dân lao động. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề về nhân vật, em xác

định cho mình hướng viết về kiểu nhân vật trong truyện cổ tích.
Với sự phát triển của nền giáo dục nước nhà hiện tại, em thấy giảng dạy
truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại là rất cần thiết. Tìm hiểu truyện cổ dân gian
qua một phương diện đặc trưng – thế giới nhân vật, là cách cho em tìm hiểu sâu
hơn, kĩ hơn các phương diện khác của tiểu loại; rộng hơn là thể loại, từ đó nâng
cao năng lực nghiên cứu cũng như giảng dạy truyện cổ tích nói riêng, văn học dân
gian nói chung trong trường Đại học.
Từ những lý do trên đây, kế thừa và tiếp thu các ý kiến có tính chất gợi mở
của các nhà nghiên cứu về nhân vật trong truyện cổ tích dân gian, cùng với niềm
say mê truyện cổ tích, em lựa chon đề tài: “đặc điểm thi pháp thể truyện cổ tích
thông qua hình tương nhân vật chính – người mồ côi trong truyện cổ tích: “Tấm
Cám”, “Cây Khế “ và “Thạch Sanh.”
2. Mục đích nghiên cứu
Chọn đề tài: Đặc điểm thi pháp thể truyện cổ tích thông qua hình tương
nhân vật chính – người mồ côi trong truyện cổ tích: “Tấm Cám”, “Cây Khế “ và
“Thạch Sanh” nhằm mục đích:
4


• Khai thác sâu hơn một phương diện đặc sắc của truyện cổ tích dân gian, đi
đến những đánh giá có cơ sở khoa học về sự hiện diện của thế giới nhân vật
đa dạng trong truyện cổ tích nói chung và tuyến nhân vật mồ côi trong
truyện cổ tích nói riêng.
• Thấy được đặc điểm thi pháp truyện cổ tích thông qua các truyện đã lựa
chọn.
• Tích lũy kiến thức chuyên ngành, nâng cao năng lực nghiên cứu và học tập
văn học ở trường Đại học.
3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm thi pháp thể truyện cổ tích thông qua hình tương nhân vật chính –
người mồ côi trong truyện cổ tích: tấm cám, cây khế và thạch sanh là đối tượng

nghiên cứu chính của em trong bài tiểu luận này.
Phạm vi tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu là thông qua ba truyện:
Tấm Cám, Cây Khế và Thạch Sanh phạm vi nội dung của đề tài được giới hạn
trong việc nhận diện và phân tích đặc điểm của kiểu nhân vật chính - người mồ côi
trong truyện cổ tích.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu về, Đặc điểm thi pháp thể truyện cổ tích thông qua hình
tương nhân vật chính – người mồ côi trong truyện cổ tích: “Tấm Cám”, “Cây Khế”
và “Thạch Sanh” em kết hợp những phương pháp sau:
-

Phương pháp thống kê: sử dụng chủ yếu việc khảo cứu, thống kê, phân loại

nhân vật trong truyện cổ tích.
-

Phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong

quá trình tìm hiểu đặc điểm, chức năng, vai trò của kiểu nhân vật trong truyện cổ
tích có nhân vật chính là người mồ côi.

PHẦN NỘI DUNG
5


*****
I.

TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH.


1. Khái niệm, phân loại truyện cổ tích
1.1 Khái niệm truyện cổ tích
Theo Nhikiphorop- nhà nghiên cứu Folklore người Nga, trong bài viết có
nhan đề “Truyện cổ tích, sự lưu hành truyện cổ tích và nhứng người kể chuyện cổ
tích” trong văn hóa dân gian mấy vẫn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại
của Chu Xuân Diên đưa ra định nghĩa ngắn gọn như sau: “Truyện cổ tích là những
truyện kể truyền miệng, lưu hành trong nhân dân, có mục đích giải trí cho người
nghe, nội dung kể lại những sựu kiện khác thường (những sự kiện thường tưởng
tượng có tính chất thần kì hoặc thế sự) và mang những nét đặc trưng về hình
thức cấu tạo và phong cách thể hiện”.
Trong nghiên cứu văn học dân gian có nhiều định nghĩa về truyện cổ tích.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi, ông nhận xét: “Khi nói đến truyện
cổ tích hay truyện đời xưa chúng ta đề có sẵn quan niệm cho rằng đó là một danh
từ chung bao gồm hết thảy mọi chuyện do quần chúng vô danh sang tác và lưu
truyền qua các thời đại. Trong đó, có truyện đượm tính chất hoang đường, có
truyện gần với sự thật, có truyện ngụ một ý nghĩa sâu xa, có truyện không quan
tâm đến đạo đức triết lí, có truyện mang tính nghệ thuật cao, có truyện hãy còn
mộc mạc chưa được gia công tô điểm, có truyện nghiêm trang, có truyện buồn
cười, có truyện dài, có truyện ngắn, có truyện hãy từ ngàn xưa để lại. Có truyện
mới đặt gần đây,...v.v khái niệm truyện cổ tích như vậy rất rộng và phức tạp… Cũng
vì thế, xác định đặc trưng của từng loại truyện cổ khác nhau để đi đến phân loại
truyện cổ, vẫn là một công việc hứng thú và luôn luôn có ý nghĩa đối với nhiều nhà
nghiên cứu và sưu tầm văn học dân gian từ trước tới nay. Tuy nhiên, cho đến lúc
6


này công việc đó vẫn chưa hoàn thành, và chưa có một kiến giải nào khả dĩ gọi là
thỏa đáng.”(Nguyễn Đổng Chi, 2000)
Trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam do Đinh Gia Khánh (chủ biên),
Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, NXB Giáo dục (2008) cho rằng: “truyện cổ tích

xuất hiện phần lớn khi công xã thị tộc tan rã và được thay thế bằng gia đình riêng
lẻ, khi xã hội có phân chia giai cấp. Truyện cổ tích chủ yếu phản ánh cuộc đấu
tranh xã hội, nội dung chính của lịch sử khi ấy. Truyện cổ tích có thể đặt ra những
vấn đề liên quan đến cuộc đấu tranh giữa người với thiên nhiên, nhưng trước hết
nó chủ yếu phản ánh những mâu thuẫn giai cấp. Những truyện Thạch Sanh, Tấm
Cám, Phượng hoàng và cây khế, Người họ Liêu và Diêm Vương, Cái cân thủy
ngân… là những thí dụ tiêu biểu.”(Đinh Gia Khánh, 2008)
Giáo trình Văn học dân gian, Hoàng Tiến Tựu đã định nghĩa truyện cổ tích
như sau: “Truyện cổ tích là một loại truyện kể dân gian ra đời từ thời kì cổ đại, gắn
liền với quá trình phân hóa giai cấp trong xã hội; nó hướng vào những vấn đề cơ
bản những hiện tượng có tính phổ biến trong đời sống nhân dân, đặc biệt là
những xung đột mang tính chất riêng tư giữa người với người trong phạm vi gia
đình và xã hội. Nó dùng một thứ tưởng tượng và hư cấu riêng “có thể gọi là tưởng
tượng và hư cấu cổ tích”, kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù để phản
ánh đời sống và mơ ước của nhân dân đáp ứng nhu cầu hiện thực, thẩm mĩ giáo
dục và giải trí của nhân dân trong những thời kì lịch sử khác nhau của xã hội có
giai cấp (ở nước ta chủ yếu là xã hội phong kiến)”
Các khái niệm tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt nhưng bản chất mà các
tác giả đưa ra đều có những điểm giống nhau. Tăng Kim Ngân đã khái quát hang
loạt định nghĩa về truyện cổ tích như sau:

7


“Truyện cổ tích nảy sinh từ trong xã hội nguyên thủy do đó có nhứng yếu tố
phản ánh quan niệm thần thoại của nhân dân về các hiện tượng tự nhiên xã hội và
có ý nghĩa ma thuật. Chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề xã hội, phản ánh nhận thức
của nhân dân về những xung đột đặc trưng cho các thời kì lịch sử khi đã có chế độ
tư hữu tài sản, có gia đình riêng có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Truyện cổ tích biểu hiện cách nhìn nhận của nhân dân đối với thực tại, đồng

thời nói lên những quan điểm về công lí xã hội và ước mơ về cuộc sống tốt đẹp
hơn cuộc sống hiện tại.
Truyện cổ tích là những sản phẩm của trí tưởng tượng thần kì tạo nên đặc
trưng nổi bật rong phương pháp phản ánh hiện thực và ước mơ.”(Trịnh Thị Thu
Hà, 2015)
1.2 Phân loại truyện cổ tích
Trong cuốn Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi, ông chia
truyện cổ tích làm 3 loại chính.
“Truyện cổ tích bao gồm nhiều thứ: truyện nói về người, truyện nói về vật,
về ma quỷ, về tiên phật, cả những truyện về Thần Thánh nữa. Nhưng không nên
dựa vào đấy mà phân loại. Thực ra đối với cổ tích và ngay cả đối với truyện cổ dân
gian nói chung, bất kì một sự phân loại nào cũng chỉ có ý nghĩa chính xác tương
đối. Nếu cần phải chia, thì theo ý chúng tôi nên chia làm 3 loại sau:
- Truyện cổ tích thần kì.
- Truyện cổ tích thế sự.
- Truyện cổ tích lịch sử.
2. Hệ thống nhân vật trong truyện cổ tích
2.1. Nhân vật văn học

8


Nhân vật văn học là chủ thể phản ánh của tác phẩm văn học. Nhân vật văn
học được xem là linh hồn của tác giả gửi gắm trong đó những ý tưởng để truyền
đạt bức thông điệp vui, buồn, mãn nguyện, bất lực, giả tạo...để nói lên lăng kính
của tác giả với đời thường. Nhân vật văn học có vai trò quan trọng trong đời sống
xã hội và là chủ thể nhận thức của tác giả đưa đến cho người đọc những cảm
nhận nhận thức lý tính và mang tính hình tượng cao. Trong bất cứ một tác phẩm
văn học nào cũng đi với nó ít nhất một nhân vật để tác giả gửi gắm bức thông điệp
mang tính xã hội vào trong cuộc sống để mỗi người có những điều chỉnh về nhận

thức của mỗi cá thể trong cộng đồng. Ở đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng
chất liệu riêng là ngôn từ. Vì vậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận
dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất
cả các mối quan hệ của nó. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang
tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật. Nhân vật văn học là sự
thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người, ý nghĩa của nhân vật chỉ
có được trong hệ thống một tác phẩm cụ thể. Gắn với sáng tác ngôn ngữ của
những thời đại khác nhau, nhân vật văn học in dấu những xu hướng tiến hóa của
tư duy nghệ thuật. Thực tiễn sáng tác đã nêu lên nhiều kiểu nhân vật văn học, dựa
vào vai trò của từng nhân vật mà người ta chia ra thành nhiều kiểu nhân vật khác
nhau như: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện, nhân vật phản
diện… Như vậy, các nhà nghiên cứu lí luận văn học bằng cách này hay cách khác
khi định nghĩa về nhân vật văn học vẫn căn bản gặp nhau ở những nội dung sau:
Thứ nhất, đó là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng phương tiện
văn học.
Thứ hai, đó là những con người hoặc những con vật, đồ vật, sự vật, hiện
tượng mang linh hồn con người, đó là hình ẩn dụ về con người.
9


Thứ ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời sống
hiện thực bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của con người nghệ sĩ
tài năng.
2.2. Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích
Thế giới nhân vật là một tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng
theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả. Thế giới ấy
cũng mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn có tổ chức và sự
sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nghệ sĩ. Nằm trong thế giới nghệ
thuật, thế giới nhân vật cũng là sản phẩm tinh thần, là kết quả của trí tưởng tượng
sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện trong các tác phẩm văn học, trong sáng tác

nghệ thuật. Thế giới nhân vật là cảm nhận một cách trọn vẹn, toàn diện và sâu sắc
của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan hệ,
môi trường hoạt động của họ, ý nghĩa tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối
nhân xử thế trong giao lưu với xã hội, với gia đình.
Trong thế giới cổ tích, nhân vật hết sức phong phú và đa dạng, nó góp phần
làm cho câu chuyện thêm sinh động và là cầu nối đi tới tâm hồn của các em. Nhân
vật xuất hiện trong cổ tích bao giờ cũng nêu lên những mâu thuẫn trong quan hệ
xã hội, quan hệ gia đình.
2.3 Kiểu nhân vật trong truyện cổ tích – nhân vật mồ côi bất hạnh
Nhân vật trong truyện cổ tích đa dạng, phức tạp và mang tính hiện thực rõ
nét hơn trong nhân vật thần thoại, truyền thuyết. Nếu thần thoại là “nghệ thuật
vô ý thức” thì truyện cổ tích là “nghệ thuật đích thực”. Kiểu nhân vật bất hạnh
trong truyện cổ tích thường có hai loại: Một loại kết thúc có hậu; loại khác kết
thúc không có hậu.
Ở kiểu kết thúc có hậu, có nhiều môtíp khác nhau:
10


Kiểu nhân vật người em út (Cây khế)
Kiểu nhân vật người con riêng (Mụ dì ghẻ độc ác)
Kiểu nhân vật người mồ côi (Nàng tiên ốc)
Kiểu nhân vật người đi ở (Cây tre trăm đốt)
Các kiểu nhân vật bất hạnh thường được xây dựng theo những khuôn khổ
định sẵn. Họ có những hành động, tính cách, số phận tương đối giống nhau. Trong
đó, có hai nhóm nhân vật: Một nhóm được xây dựng như nhân vật chức năng,
nhân vật thuyết minh cho đạo đức (Tấm cám); một nhóm khác gần với đời thường
hơn (Trương chi, Hòn vọng phu).
Về nhóm nhân vật chức năng, nhân vật thuyết minh cho đạo đức có những
đặc điểm về: hành động, tính cách, số phận.
II HÌNH TƯƠNG NHÂN VẬT CHÍNH – NGƯỜI MỒ CÔI TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH:

TẤM CÁM, CÂY KHẾ VÀ THẠCH SANH.
1. Ngôn ngữ và hành động của tuyến nhân vật người mồ côi trong truyện cổ
tích.
1.1.

Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là yếu tố không thể thiếu của truyện cổ tích. Toàn bộ cốt truyện,

nhân vật, hình tượng của truyện đều được dệt qua ngôn ngữ. Ngôn ngữ ở đây hết
sức linh hoạt, tùy theo người kể. Ngôn ngữ là một trong những biện pháp cơ bản
của tác phẩm tự sự. Qua ngôn ngữ, nhân vật dần dần được hiện lên một cách đầy
đủ sinh động từ ngoại hình đến hành động, tính cách. Điều đặc biệt, khi đi vào xây
dựng từng kiểu nhân vật khác nhau, các tác giả sử dụng ngôn ngữ để làm bật
phẩm chất, tính cách của họ.
Nếu như các hình thức vần vè trong ngôn ngữ đời sống từng đi vào cổ tích,
giúp cổ tích sớm chắt lọc được những câu nói có tính định hình, mang hơi hướng
11


cổ ngữ, chẳng hạn "Ăn một quả - Trả cục vàng - May túi ba gang - Mang đi mà
đựng"(Nguyễn Đổng Chi, 2000) ,hoặc "Cót ca cót két - Lấy tranh chồng chị - Chị
khoét mắt ra"; "Phơi áo chồng tao - Phơi lao phơi sào - Chớ phơi bờ rào - Rách áo
chồng tao"(Nguyễn Đổng Chi, 2000) v.v... Thậm chí có những câu thành ngữ, tục
ngữ, vè, ví, ca dao, vốn có thể tồn tại ngoài đời trước rồi mới đi vào cổ tích sau,
như ,"Bụng làm dạ chịu", "Của thiên trả địa", "Nợ tình chưa trả cho ai - Khối tình
mang xuống tuyền đài chưa tan", "Con vợ khôn lấythằng chồng dại - Như bông
hoa lài cắm bãi cứt trâu", "Cứu vật vật trả ân - Cứu nhân nhân trả oán" v.v... thì
nhất định cũng có không ít những hình thức vần vè, những thành ngữ, tục ngữ
phải từ một truyện cổ tích cụ thể nào đấy mới đúc nên được rồi sau đó sẽ "trừu
tượng" hóa dần lên và tách khỏi cổ tích, đi vào cuộc đời.Hơn nữa, từ truyện cổ

tích còn đẻ ra cả một loạt hình dung từ mới, mang những sắc thái ngữ nghĩa rất ý
vị, được đời sống ngôn ngữ của nhân dân chấp nhận, như nói cuội, mưa ngâu, bù
chì, con trời đánh v.v...
Rõ ràng các hình thức giao tiếp phong phú, cụ thể trong sinh hoạt muôn vẻ
của quần chúng, cũng như các sự tích "địa linh nhân kiệt" không bao giờ thiếu
trên mọi vùng miền đất nước đã luôn luôn kích thích hoạt động sáng tạo truyện
cổ tích, và đến lượt nó, sự kết tinh nghệ thuật của cổ tích tới mức chắt lọc ra được
những từ ngữ, mô-típ, nhân vật điển hình, có sức khái quát rộng rãi, không thể
thay đổi, thì chúng lại thâm nhập vào cuộc sống, thấm vào từng mạch máu, thớ
thịt của đời sống dân tộc ở mọi vùng miền. Cuộc sống trở lại bắt chước cổ tích,
hay là sức mạnh của nghệ thuật dân gian đã kích thích sự sáng tạo trong tâm lý
quần chúng một lần thứ hai, để tiếp nhận và cải biên nghệ thuật cổ tích, làm giàu
thêm cho các hình thức của đời sống.

12


Có thể nói, ngôn ngữ trong tác phẩm từ sự có vai trò vô cùng quan trọng và
nó càng quan trọng hơn trong tác phẩm tự sự dân gian. Truyện cổ dân gian nói
chung và truyện cổ tích nói riêng, các tác giả không chú ý đi vào miêu tả chi tiết từ
ngoại hình đến hành động, không đi sâu vào miêu tả thế giới nội tâm nhân vật mà
dùng lời kể làm phương tiện làm cho nhân vật hiện lên rõ nét. Với lối kể chuyện
hấp dẫn linh hoạt, các kiểu loại nhân vật trong truyện cổ tích vẫn hiện lên một
cách đầy đủ, sinh động và rất gần gũi với con người với cuộc sống bình thường.
I.2.

Xuất thân

Xuất thân của các nhân vật trog truyện cổ tích dân gian hết sức bình dị, họ
là nhân dân, là những con người đã tao nên truyện cổ tích…trong truyện cổ tích

tồn tại rất nhiều người có những xuất thân khác nhau nhưng ta có thể thấy nhân
vật chính trong truyện cổ tích dân gian đa phần là người nông dân. Trong truyện
cổ tích thì mỗi hình tượng nhân vật lại mang một ý nghĩa khác nhau nên họ có
xuất thân có thể giống hoặc không giống nhau.
Hình tượng người mồ côi trong ba tác phẩm Tấm Cám, Cây khế, Thạch Sanh
là những hình tượng hết sức quen thuộc đối với mỗi chúng ta họ chính là những
người lao động bần hàn do gặp hoàn cảnh khó khăn nên phải chịu cảnh mồ côi.
Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh vừa bình thường (bố mẹ chặt củi đổi
gạo để sinh sống, hay giúp người) lại vừa khác thường. Sự khác thường thể hiện ở
các chi tiết sau: Bố mẹ già mới sinh được Thạch Sanh, mẹ có mang mấy năm mới
sinh ra Thạch Sanh.Thạch Sanh được thần trên trời "dạy cho đủ các môn võ nghệ
và mọi phép thần thông" từ khi bắt đầu biết dùng búa. Ý nghĩa của câu chuyện về
sự ra đời và lớn lên vừa bình thường vừa kì lạ của Thạch Sanh: Thạch Sanh xuất
thân từ một gia đình nghèo, lương thiện, hay giúp đỡ mọi người; sớm mồ côi cha
mẹ, phải tự lao động kiếm sống. Sự ra đời và lớn lên kì lạ như vậy hé mở và tô
13


đậm những tài năng và chiến công của nhân vật Thạch Sanh về sau, làm tăng sức
hấp dẫn của câu chuyện.
Trước tiên, truyện “Cây khế” đưa người đọc, người nghe đến với hai người
anh em trong gia đình cùng tình huống rất quen thuộc đối với nhiều gia đình Việt
Nam, đó là việc chia gia tài sau khi cha mẹ qua đời. Truyện kể rằng, ngày xưa ở
một nhà nọ có hai anh em. Cha mẹ mất sớm để lại gia tài nhà cửa, ruộng đất.
Người anh tham làm nhận hết của cải ruộng đất về mình, chỉ chia cho người em
trai mảnh vườn nhỏ có một cây khế. Người em vốn hiền lành nên vui vẻ nhận lời,
hai vợ chồng ra sống ở túp lều bên cây khế. Tác giả dân gian đã xây dựng một tình
huống chuyện rất hay và quen thuộc. Hình ảnh người anh thể hiện được một sự
thật có trong cuộc sống, đó là có những kẻ tham lam, vì tiền bạc mà không nghĩ
tới tình anh em. Qua đó, thể hiện thái độ chế giễu những kẻ tham lam, lười biếng

trong xã hội.
Trước hết về gia cảnh của Tấm, cô sinh ra trong một gia đình cũng khá giả
thế nhưng mẹ cô mất sớm, thế rồi cha cô lấy vợ hai. Mụ gì ghẻ ấy độc ác và rất
ghét con chồng, nó thể hiện được một sự thật mà cho đến ngày nay vẫn nhiều
trường hợp gì ghẻ con chồng không thể hợp nhau được. Chẳng bao lâu sau cha
Tấm cũng mất nốt Tấm bị mị gì ghẻ phân biệt đối xử với em là Cám, Tấm phải làm
lụng cả ngày và cô hay bị mắng
Ta có thấy được xuất thân mồ côi của ba nhân vật Thạch Sanh (Thạch Sanh),
cô Tấm (Tấm Cám), người em út (Cây khế) đây là ba nhân vật tiêu biểu cho tuyến
nhân vật mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Họ là những con người nghèo khổ, bất hạnh
nhưng lại là những người tốt giúp đỡ người khác hay chăm chỉ làm ăn nên số

14


phận của họ bất hạnh trong xuất thân nhưng hầu như đến khi kết thúc truyện thì
họ đều có kết thúc có hậu.
I.3.

Hành động

Hành động nhân vật là khái niệm nhằm chỉ các việc làm của nhân vật. Ðây là
phương diện đặc biệt quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật vì việc làm của
mỗi người là căn cứ quan trọng có ý nghĩa quyết định nói lên tư cách, lí tưởng,
phẩm chất cũng như những đặc điểm thuộc về thế giới tinh thần của người đó.
Hơn nữa, trong các truyện cổ tích, tính cách nhân vật không phải ngay từ đầu đã
được hình thành trọn vẹn. Chính hành động có tác dụng bộc lộ quá trình phát
triển của tính cách và thúc đẩy sự diễn biến của hệ thống cốt truyện...Thông qua
các mối quan hệ, sự đối xử giữa các nhân vật trong những tình huống khác nhau,
người đọc có thể xác định được những đặc điểm, bản chất của nhân vật.

Thông thường, khi miêu tả hành động nhân vật, nhà văn thường kết hợp
với những biểu hiện nội tâm tương ứng vì đằng sau mỗi hành động, bao giờ cũng
có một tâm trạng hoặc một động cơ nào đó. Dùng nội tâm để lí giải hành động, sử
dụng hành động để làm sáng tỏ nội tâm là một hiện tượng phổ biến trong việc
miêu tả nhân vật.
 Hành động của cô Tấm được chia làm 2 chặng chính.
• Chặng đời thứ nhất
1. Cô Tâm mồ côi vốn hiền lành, chăm chỉ, luôn luôn bị mẹ con Cám chà đạp.
-

Đầu tiên là việc đi bắt tép để được thương cái yến đỏ, Tấm bị Cám lừa trút hết

tôm tép vào giỏ Cám.
-

Nhịn bát cơm để nuôi cá bống trong giếng cũng bị mẹ con Cám bắt ăn thịt.
15


-

Khi được tin nhà vua mở hội, Tấm lại bị mẹ ghẻ hành hạ bằng cách bắt nhặt

thóc gạo trộn lẫn.
2. Mỗi lần bị hà hiếp, Tấm chỉ biết khóc: Tấm bưng mặt khóc nức nở, (...) bưng
mặt khóc òa, (...) tủi thân òa lên khóc, (...) tủi thân muốn khóc. Những tiếng khóc
trên chứng tỏ Tấm ý thức được nỗi khổ của mình. Đó là thái độ phản kháng mang
tính thụ động, chịu đựng, mềm yếu.
• Chặng đời thứ hai
1. Tấm trở thành hoàng hậu nhưng vẫn bị cái ác tiêu diệt. Cô Tấm hiền lành, lương

thiện vừa bị giết chết, một cô Tấm mạnh mẽ và quyết liệt sống dậy, trở về với cuộc
đời để đòi hạnh phúc.
-

Tấm hóa vàng anh, báo hiệu sự có mặt của mình thì bị giết chết. Tấm hóa cây

xoan đào (khung cửi), tuyên chiến với kẻ thù thì bị đốt cháy. Tấm hóa cây thị (quả
thị) trở về với đời... Cái thiện không chịu chết một cách oan ức trong im lặng đã
vùng dậy, còn cái ác cũng tìm mọi cách tiêu diệt cái thiện. Những lần chết đi sống
lại của Tấm phản ánh tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc chiến đấu giữa cái thiện
với cái ác, đồng thời thể hiện sức sống mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái
thiện.
-

Chim vàng anh, cây xoan đào (khung cửi), cây thị (quả thị) là những vật cô Tấm

gửi gắm linh hồn, cũng là những vật bình dị thân thương trong cuộc sống dân dã.
Đó là những hình ảnh đẹp, tạo ấn tượng thẩm mĩ cho câu chuyện.
2. Sau bao lần hóa thân chiến đấu chống kẻ thù, Tấm trở lại với cuộc đời. Dường
như Tấm hiểu rằng không thể có hạnh phúc trọn vẹn nếu cái ác còn tồn tại. Cô lừa
Cám để tự nó sai người đào hố, giội nước sôi, tự kết thúc đời mình. Cuối cùng Tấm
đã giành lại và hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Kết thúc đó nêu triết lí dân gian, "ở
16


hiền gặp lành", "ác giả ác báo” phù hợp với mong ước của nhân dân về sự trừng
phạt kẻ thù.
Tóm lại, cuộc chiến đấu của Tấm với mẹ con dì ghẻ thật gian nan, quyết liệt nhưng
cuối cùng Tấm đã chiến thắng. Đó là chiến thắng tất yếu của cái thiện, của lòng
nhân đạo và tinh thần lạc quan theo quan niệm của nhân dân.

3. Mấy lần hóa thân của Tấm trong chặng đời này cũng có sựtrợ giúp của yếu tố kì
ảo. Nếu ở phần một của truyện, Bụt hiện lên ban tặng vật thần kì mỗi lần Tấm
khóc, thì ở phần hai, cuộc đấu tranh quyết liệt hơn nhưng ta không còn thấy Tấm
khóc, cũng hoàn toàn không thấy sự xuất hiện của Bụt. Nhân dân gửi vào nhân vật
Tấm ý thức phải tự mình giành và giữ hạnh phúc. Khác với phần một, yếu tố kì ảo
(chim vàng anh, xoan đào, quả thị) không thay Tấm trong cuộc chiến đấu mà chỉ là
nơi Tấm hóa thân để lại đấu tranh với cái ác quyết liệt hơn.
-

Sau bao đau khổ, chết đi sống lại nhiều lần, cuối cùng Tấm đã trở về với cuộc

đời, hưởng hạnh phúc có thực và dài lâu trên trần thế. Kết thúc đó cho thấy quan
niệm về hạnh phúc của nhân dân xưa. Điều này thể hiện lòng yêu đời và gắn bó
với cuộc sống của nhân dân lao động xưa.
 Ở tác pẩm Thạch Sanh ta có thể thấy được những hành động của Thạch
Sanh được tiến triển theo những thử thách mà anh đã vượt qua.
- Những thử thách mà Thạch Sanh từng trải qua:


Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ (thực ra là thế mạng cho Lí Thông).
Thạch Sanh bổ xác chằn tinh làm hai, chặt đầu quái vật đem về; nhặt bộ
cung tên bằng vàng do quái vật để lại nhưng cũng bị Lí Thông cướp công và
lừa đuổi đi.



Theo vết máu đại bàng nên Thạch Sanh biết nơi ở của nó. Chàng tự nguyện
xuống hang trong núi sâu tiêu diệt đại bàng, cứu công chúa nhưng bị Lí
17



Thông bịt kín cửa hang không lên được. Nhưng cũng vì tìm lối lên mà Thạch
Sanh còn cứu được cả thái tử - con vua Thủy Tề - bị yêu tinh đại bàng nhốt
trong cũi sắt ở cuối hang. Thái tử mời chàng xuống chơi thủy phủ. Vua Thủy
Tề đãi Thạch Sanh rất hậu, biếu nhiều vàng nhưng chàng chỉ nhận cây đàn.


Thạch Sanh bị hồn chằn tinh và đại bàng mưu hại bị nhốt trong ngục tối.
Tiếng đàn của chàng giải bệnh cho công chúa, vạch tội ác của Lí Thông,
minh oan cho bản thân.



Hoàng Tử mười tám nước đến cầu hôn công chúa nhưng không được đã kết
binh trả thù. Thạch Sanh mang đàn thần ra gảy để lui binh.

- Các thử thách mà nhân vật trải qua ngày càng khó khăn hơn và theo đó, phẩm
chất của Thạch Sanh được bộc lộ rõ nét hơn; vẻ đẹp của nhân vật chính hiện ra
toàn diện hơn, hoàn chỉnh hơn:


Tính thật thà, chất phác (tin lời Lí Thông nhiều lần).



Tinh thần dũng cảm và tài năng (diệt chằn tinh, diệt đại bàng là những yêu
quái có nhiều phép lạ).




Lòng nhân đạo, khoan dung (tha tội chết cho mẹ con Lí Thông, hòa hiếu và
còn thiết đãi quân xâm lược thua trận).

 Hành động của người em út trong tác phẩm cây khế.
ở trong tác phẩm cây khế thì tiến triển hành động của người em út khá đơn giản
và dễ hiểu:
- Gia đình có hai anh em cha mẹ mất sớm người anh chia tài sản cho người
em chỉ có một góc vườn nhỏ với một cây khế.
- Người em chăm chỉ làm ăn chăm sóc cây khế sai quả bỗng một ngày người
em gặp được chim thần, chim thần hứa với người em là sẽ đổi khế lấy vàng
bạc từ đó người em làm ăn khấm khá lên.
18


- Người em đã chỉ bí quyết giàu nhanh cho người anh và đã đổi cây khế lấy
gia tài mà cha mẹ để lại.
- Cuối truyện người em đã giàu lên có một cuộc sống sung túc còn người anh
đã chết vì quá tham lam.
Qua hành động của người mồ côi trong ba truyện cổ tích trên ta có thể thấy được
họ đều là những người hiền lành tốt bụng luôn giúp đỡ người khác nên số phận
của họ ban đầu có gặp chút trở ngại khó khăn nhưng càng về cuối truyện thì do ăn
ở hiền lành tốt bụng chịu thương, chịu khó nên họ đều có những kết thúc viên
mãn đều đạt được những thành công trong cuộc sống.
1.4 kết thúc truyện
kết thúc ở truyện cổ tích dân gian nói chung và cái kết ở truyện cổ tích có
nhân vật chính là người mồ côi nói riêng đa phần là có hậu, những người lương
thiện tốt bụng sẽ được hưởng hạnh phúc còn những người xấu xa, độc ác, lười
biếng sẽ phải trịu những kết cục thích đáng đối với những hành động mà mình đã
gây ra.
Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn “Thạch Sanh”

được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua, Ở truyện “Tấm Cám” thì mẹ con
Cám chết và Tấm được lên ngôi hoàng hậu sống hạnh phúc đến cuối đời còn ở
truyện “Cây khế” thì người anh chết còn người em có cuộc sống sung túc hơn.
Qua cách kết thúc này, nhân dân ta đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống
công bằng (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác), những người hiền lành, tốt bụng, đấu
tranh vì chính nghĩa sẽ được sung sướng, hạnh phúc; những kẻ ác tất yếu sẽ bị
trừng trị.

19


2. Mâu thuẫn giữa nhân vật người mồ côi, bất hạnh đối với các nhân vật
khác trong truyện cổ tích.
Trong thế giới văn học dân gian, nếu như thần thoại phản ánh quan niệm và
sự nhận thức của người Việt cổ về thế giới, truyền thuyết là sự nhận thức, lí giải
về lịch sử thì truyện cổ tích lại gần gũi hơn với con người trong cách phản ánh
những vấn đề cơ bản trong xã hội có giai cấp. Đó là những mâu thuẫn xảy ra trong
cuộc sống mà con người không thể tránh khỏi, nó trở thành vấn đề của mọi giai
cấp.
Nhìn chung, xung đột nổi bật trong truyện cổ tích loài vật là xung đột giữa
kẻ yếu và kẻ mạnh; những người lương thiện với kẻ độc ác; người chăm chỉ với kẻ
lười biếng.
Mâu thuẫn trong truyện cổ tích có nhân vật chính là người mồ côi đa phần
là mâu thuẫn giữa anh - em với lợi ích trong cuộc sống: trong “Thạch Sanh” là mâu
thuẫn giữa Thạch Sanh và Lý Thông, trong “Tấm Cám” là mâu thuẫn giữa Tấm và
Cám, trong “Cây khế” là mâu thuẫn giữa anh cả và em út. Các mâu thuẫn này do
nằm ở các bối cảnh, tình huống truyện khác nhau nên ít nhiều cũng có sự khác
nhau nhưng ta có thể thấy các mâu thuẫn này thì xuất hiện ở đầu truyện, cao trào
ở giữa truyện và được giải quyết ở cuối truyện.
Trong truyện cổ tích thì mâu thuẫn truyện đóng vai trò hết sức quan trọng

nó được coi là linh hồn của câu truyện. Nếu một truyện cổ tích mà không có mâu
thuẫn thì sẽ không được gọi là truyện cổ tích. Trong truyện cổ tích có nhân vật
chính là người mồ côi cũng vậy cũng đóng vai trò là nong cốt câu truyện.
3. Công thức chung xây dựng nhân vật chính – người mồ côi, bất hạnh trong
truyện cổ tích.

20


Sau khi tìm hiểu về nhân vật chính là người mồ côi trong truyện cổ tích thường
được xây dựng theo một số sơ đồ chung nhất định. Cơ sở để xác lập sơ đồ kết cấu
truyện cổ tích là những hành động của nhân vật chính:
A: Phần đầu:
- xuất thân của nhân vật chính nghèo khổ bất hạnh, cha mẹ mất sớm, có cuộc
sống lam lũ khổ cực.
- sự xuất hiện của một số nhân vật phản diện bên cạnh nhân vật chính và đẩy họ
vào cuộc sống khổ cực hay tạo sự bất hạnh cho họ.
B Phần giữa:
1. luôn chăm chỉ làm ăn cố gắng trong cuộc sống
2. gặp những khó khăn thử thách, nhưng vẫn giữ được sự lương thiện và tốt bụng
trong tâm hồn hành vi hay cử chỉ
3. đươc thế lực siêu nhiên giúp đỡ và đã vượt qua khó khăn thử thách
B. Phần kết:
- Vượt qua khó khăn thử thách và cuối cùng cũng có được một cuộc sống hạnh
phúc
- Những kẻ ác sẽ bị trừng phạt và chịu những hình phạt thích đáng

PHẦN KẾT LUẬN
Truyện cổ tích là một thể loại đặc sắc nhất và chiến số lượng khá lớn trong
kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Nó nảy sinh từ xã hội nguyên thủy, song phát

21


triển chủ yếu trong xã hội giai cấp với chủ đề chủ yếu là chủ đề xã hội. Qua những
câu chuyện mang đậm yếu tố hoang đường kì ảo, tác giả dân gian đã biểu hiện
cách nhìn hiện thực đối với thực tại, đồng thời nói lên quan điểm đạo đức, những
quan niệm về công lí xã hội và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Mỗi câu
chuyện lại là một số phận, một cuộc đời, một hoàn cảnh sống, song tất cả đều là
những mắt xích tạo nên một chuỗi nhân vật có những đặc điểm chung nào đó về
tính cách. Truyện cổ tích có ba thế giới nhân vật chính: nhân vật loài vật, nhân vật
thần kỳ, nhân vật sinh hoạt. Với mỗi thế giới nhân vật đó, tác giả dân gian làm cho
nhân vật hiện lên rõ nét qua những hành động, tính cách, việc làm của họ.
Nhân vật chính là người mồ côi là loại truyện mang những đặc điểm hết sức
dân gian, gắn liền với cuộc sống của người dan lao động.
Nhân vật người mồ côi là một trong những nhân vật quan trọng và tiêu
biểu của thể loại truyện cổ tích. Nó ra đời sớm hơn truyện cổ tích sinh hoạt và có
những đặc trưng nổi bật của truyện cổ tích đều có thể tìm thấy trong nhóm truyện
này. Những xung đột ấy trước hết thể hiện ở mối quan hệ giữa những con người
trong gia đình với nhau, sau đó là những con người trong xã hội. kết thúc truyện
cổ tích thường có hậu cho những nhân vật mồ côi, nghèo khổ bất hạnh nhưng lại
có lòng tốt hay một ý trí phấn đấu kiên cường kì thường là có hậu, mang lại sự vui
vẻ lạc quan, thỏa mãn mơ ước của nhân dân. Những kết thúc có hậu như nhân vật
bất hạnh được đổi đời và sống hạnh phúc. Còn nhân vật ác thì bị trừng phạt một
cách thích đáng là sự biểu hiện của khát vọng, ước mơ về công bằng, cuộc sống
hạnh phúc sung túc của nhân dân lao động.
Khi xây dựng các kiểu nhân vật, tác giả dân gian đã rất chú ý làm cho
nhân vật được hiện lên rõ nét thông qua lời kể, hành động qua việc đặt nhân vật
trong mối quan hệ với không gian và thời gian và đặc biệt đặt nhân vật trong cac
22



mối xung đột. Từ đó, nhân vật bộc lộ hết phẩm chất cao đẹp, cũng như những
thói hư, tật xấu. Truyện cổ tích đi vào lòng người bởi sự gần gũi ở nhân vật, họ là
những con người của cuộc sống thường ngày mà chúng đang diễn ra.
Kho tàng truyện cổ tích dân gian với nhiều những giá trị đặc sắc về nội dung
và nghệ thuật là báu vật vô giá mà chúng ta cần trân trọng và giữ gìn.

DANH MUC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Gia Khánh. (2008). Văn học dân gian Việt Nam.

2. Nguyễn Đổng Chi. (2000). Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Nxb Giáo dục.
3. Trịnh Thị Thu Hà. (2015). Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình
nhân vật truyện cổ tích thần kì của người Việt.
4. Đặc điểm thi pháp truyện cổ tích
/>5. thế giới nhân vật trong truyện cổ tích
/>6. Truyện cổ tích Tấm Cám dưới cách nhìn của thi pháp học - Nguyễn Đình Minh
/>7.Kiểu truyện Thạch Sanh theo quan niệm tự sự học của V.Ia.Proop
/>23


8. Truyện cổ tích tấm cám dưới góc nhìn của thi pháp học
/>
24



×