Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

CHUYÊN ĐỀ ĐÀN GHI TA CỦA LORCA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.94 KB, 29 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …
TRƯỜNG THPT …

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA
Môn: Ngữ văn 12
Bài : Đàn ghita của Lorca – Thanh Thảo
Người viết : …
– Giáo viên …

1


CHUYÊN ĐỀ ĐÀN GHI TA CỦA LORCA
A. Mục đích – Yêu cầu
- Kiến thức : Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Gar-xi-a
Lorca.Hiểu và cảm nhận được mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa sâu sắc vừa
mãnh liệt của tác giả cùng nét độc đáo trong hình thức biểu đạt thơ mang phong
cách tượng trưng.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe – nói- đọc – viết; kĩ năng đọc hiểu một tác phẩm
thơ trữ tình, bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ; làm quen với cách biểu đạt mang
đậm dấu ấn của trường phái siêu thực, rèn kĩ năng viết bài nghị luận văn học,...
- Phương pháp : Phương pháp đọc sáng tạo, phương pháp gợi tìm, phương pháp
nghiên cứu, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề….
B. Cấu trúc
1. Đối tượng : học sinh lớp 12
2. Dự kiến số tiết dạy: 8 tiết
3. Nội dung
a. Tài liệu tham khảo
+ Tạp chí Văn học tuổi trẻ ( Nhiều kì)
+ Sách giáo viên Ngữ văn 12, SGK Ngữ văn 12.- NXB Giáo dục
+ Thiết kế Bài dạy Ngữ văn THPT – Nhiều tác giả - NXB Giáo dục


+ Hướng dẫn Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn 12, Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam
+ Hướng dẫn ôn tập thi tót nghiêp trung học phổ thông , môn Ngữ văn,
NXB Giáo dục Việt Nam.
b. Hệ thống các dạng đề đặc trưng của chuyên đề
- Dạng đề đọc hiểu
- Dạng đề nghị luận
c.Nội dung cụ thể
I. Kiến thức cần nhớ:
1. Về tác giả Thanh Thảo:
- Thanh Thảo- Hồ Thành Công, sinh 1946, tại Mộ Đức- Quảng Ngãi.
- Là một trong số gương mặt nhà thơ tiêu biểu thuộc thế hệ nhà thơ trưởng
thành trong kháng chiến chống Mỹ.
- Ông được công chúng đặc biệt chú ý bởi những bài thơ và trường ca mang diện
mạo độc đáo viết về chiến tranh thời hậu chiến.
- Tác phẩm: Dấu chân qua trảng cỏ, Những ngọn sóng mặt trời,…
- Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
- Phong cách : Thanh Thảo quan tâm và có cảm hứng nghệ thuật mãnh liệt tới
những vấn đề, nhân vật, sự kiện lớn lao, vĩ đại, anh hùng. Ông tìm đến xu hướng
cách tân thơ Việt ở cả nội dung và hình thức thể hiện.
2. Đặc điểm thơ Thanh Thảo:
- Là sự lên tiếng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và
thời đại.
2


- Thể hiện sự cách tân thơ Việt: đào sâu cái tôi nội cảm; cách biểu đạt mới với
câu thơ tự do, xoá bỏ ràng buộc khuôn sáo bằng nhịp điệu, cách gieo vần…
3.Ph.G. Lor-ca.
- Tên đầy đủ: Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a-Lor-ca (1898-1936) là một trong những tài

năng sáng chói của văn học hiện đại Tây Ban Nha. Được coi là thần đồng với
năng khiếu thiên bẩm trên nhiều lĩnh vực của nghệ thuật: Thơ ca, hội hoạ, âm
nhạc, sân khấu...
- Lor-ca cổ vũ nhân dân đấu tranh, đòi quyền sống và là người khởi xướng
những cách tân nghệ thuật
- Hoảng sợ trước ảnh hưởng xã hội to lớn của Lor-ca, năm 1936 bọn phát xít đã
bắt giam và bắn chết ông.
- Cái chết của Lor-ca đã làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ trên thế giới. Tên tuổi
Lor-ca từ đó trở thành một biểu tượng, là ngọn cờ tập hợp các nhà văn hóa Tây
Ban Nha và thế giới chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ văn hóa dân tộc
và văn minh nhân loại.
4. Bố cục bài thơ: Gồm 4 phần:
a.Câu 1 – 6: Lor-ca – con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính
trị, nghệ thuật Tây Ban Nha
b.Câu 7- 18: Lor-ca với cái chết oan khuất và nỗi xót xa về sự dang dở của khát
vọng cách tân nghệ thuật.
c.Câu 19- 22: Niềm xót thương Lor-ca.
d.Câu 23- 31: Suy tư về cuộc giải thoát và cách giã từ của Lor-ca.
5. Xuất xứ - Chủ đề:
- Xuất xứ: Rút trong tập: Khối vuông Ru – bích (1985)
- Khắc hoạ cuộc đời nghệ sĩ Lor-ca với lý tưởng cách tân nghệ thuật và cái chết
oan khuất.
- Thể hiện niềm ngưỡng mộ và xót thương của tác giả đối với Lor-ca.
6. Nghệ thuật:
- Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc.
- Sử dụng hình ảnh, biểu tượng - siêu thực có sức chứa lớn về nội dung.
- Kết hợp hài hoà hai yếu tố thơ và nhạc.
7 Nội dung:
Tác giả bày tỏ nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết oan khuất của thiên tài Lor-camột nghệ sĩ khát khao tự do, dân chủ, luôn mong muốn cách tân nghệ thuật.
Tình yêu con người, tình yêu nghệ thuật và khát vọng tự do mà Lor- ca hằng ôm

ấp, là cái đẹp mà sự tàn ác không thể nào hủy diệt được.
8. Chủ nghĩa siêu thực và chủ nghĩa tượng trưng trong thơ
- Nguyên tắc thẩm mĩ của chủ nghĩa siêu thực là hướng tới thế giới vô thức
trong mỗi con người với những linh cảm, trực cảm, giấc mơ, ảo giác...
- Các nhà thơ theo chủ nghĩa tượng trưng quan niệm: mọi sự vật hiện tượng
trong vũ trụ tồn tại chỉ như những dấu hiệu biểu trưng cho bản chất huyền bí của
tạo vật. Vì thế cho nên muốn phản ánh bản chất của thế giới thì người nghệ sĩ
phải tìm ra những thông điệp huyền bí ấy, cái bản chất ấy mới là hiện thực mà
người ta muốn tìm đến trong thơ tượng trưng.
3


- Cả hai khuynh hướng sáng tác này đều có nguyên tắc thẩm mĩ là hướng về thế
giới vô thức, nhà thơ sử dụng những “giai điệu chủ quan”. “ Giai điệu chủ
quan” là những dòng liên tưởng của tiềm thức rời rạc, gián cách, cách cắt chữ
phân câu theo một trật tự mới, thay thế thi luật cổ điển, đảo lộn cú pháp cổ điển
nhằm thể hiện những cảm nhận chủ quan của người viết.
II. Hệ thống đề minh họa
DẠNG ĐỀ 1. ĐỀ ĐỌC – HIỂU
1/ Mục tiêu:
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ, đạt chuẩn kiến thức kỹ năng của học
sinh sau khi học bài Đàn ghita của Lorca.
2/ Hình thức: Tự luận.
3/ Ma trận:
Mức độ
Chủ đề
Chủ đề
Đọc văn

Số câu

Số điểm
Tỷ lệ %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ

Nhận
Thông hiểu
biết
Nhận
Hiểu được nội
diện
dung cơ bản của
được các đoạn trích
biện
pháp
nghệ
thuật sử
dụng
trong
đoạn
trích
1
1
3
3
30%
30%
1
1

3
3
30%
30%

Biên soạn đề và gợi ý giải đề

4

Vận dụng
Vận dụng cao

Cộng

Viết đoạn
văn ngắn
bình luận
về hiệu quả
của
biện
pháp
so
sánh

chuyển đổi
cảm giác
1
4
40%
1

4
40%

3
10
100%
3
10
100%


Đề bài
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghita lá xanh biết mấy
tiếng ghita tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghita ròng ròng
máu chảy
- Trích “ Đàn ghi ta của Lorca” – Thanh Thảo
a. Nêu khái quát nội dung đoạn trích?
b. Để miêu tả giấy phút bi phẫn nhất trong cuộc đời Lorca Thanh Thảo đã sử
dụng nhiều biện biện pháp nghệ thuật. Đó là những biện pháp nghệ thuật nào?
c. Viết đoạn văn ngắn bình luận về hiệu quả của các so sánh và chuyển đổi cảm

giác trong trích đoạn?
Gợi ý
a. Nội dung đoạn trích:
- Miêu tả sự việc bi phẫn trong cuộc đời Lorca, đó là khi P. G.Lorca bị bọn phát
xít giết hại, ném xác xuống giếng để phi tang.
b. Những biện pháp nghệ thuật:
- Đối lập:
+ Tự do của người nghệ sĩ và thế lực tàn bạo của phát xít.
+ Tiếng hát yêu đời, vô tư với hiện thực phũ phàng đến kinh hoàng ( áo
choàng bê bết
đỏ)
+ Tình yêu cái đẹp với hành động tàn ác, dã man.
- Nhân cách hóa: “tiếng ghita ròng ròng máu chảy” => có sức ám ảnh.
- Hoán dụ:
+ Tiếng hát để chỉ Ga-xi-a Lorca.
+ Tấm áo choàng bê bết đỏ => chỉ cái chết
- So sánh và chuyển đổi cảm giác:
+ Tiếng gita nâu
+ Tiếng ghita lá xanh
+ Tiếng ghita tròn.
- Cũng có thể xem mỗi so sánh ấy là một ẩn dụ ( về tình yêu, về cái đẹp, về cái
chết, về nỗi đau)
5


- Điệp ngữ : tiếng ghi ta
- Liệt kê: tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước...
c. Viết đoạn văn bình luận về hiệu quả của các so sánh và chuyển đổi cảm
giác
- Mỗi so sánh này cũng làm nổi bật về tình yêu, cái đẹp, cái chết, nỗi đau trong

tư tưởng, khát vọng, tình cảm của Ga-xi-a Lorca. Cái chết của người nghệ sĩ còn
để lại nhiều suy nghĩ. Bọn phát xít không thể chấp nhận được không khí dân
chủ, khát vọng tự do trong nghệ thuật và tư tưởng của Ga-xi-a Lorca nên chúng
giết hại ông....

------------------------------------------------------------------

6


DẠNG ĐỀ 2. ĐỀ NGHỊ LUẬN
1/ Mục tiêu:
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ, đạt chuẩn kiến thức kỹ năng của
học sinh sau khi học bài Đàn ghita của Lorca.
2/ Hình thức: Tự luận.
3/ Ma trận:
Mức độ
Chủ đề
Chủ đề
Đọc văn

Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %

Nhận
biết
Nhận
biết được
những

nét đặc
biệt
trong
phong
cách
nghệ
thuật của
Thanh
Thảo
1
5
50%

Thông hiểu

Vận dụng
thấp

Vận dụng cao

Cộng

Hiểu được ý
nghĩa của lời đề
từ “Khi tôi chết
hãy chôn tôi với
cây đàn”

1
5

50%

Tổng số câu
1
1
Tổng số điểm
5
5
Tỷ lệ
50%
50%
Biên soạn đề và gợi ý giải đề
Đề bài: Phong cách nghệ thuật của nhà thơ Thanh Thảo có gì đặc biệt? Giải
thích ý nghĩa lời đề từ trong bài thơ: “Nếu tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn
ghita”?
1.Mở bài
- Vài nét về tác giả
- Vài nét về tác phẩm
- Vấn đề nghị luận : phong cách nghệ thuật của nhà thơ Thanh Thảo và ý nghĩa
lời đề từ
2. Thân bài
a. Khái niệm “ Phong cách nghệ thuật”

7

2
10
100%

2

10
100%


- Là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và
phản ánh cuộc sống, những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả các yếu tố nội
dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể.
b. Phân tích
* Về phong cách nghệ thuật của nhà thơ Thanh Thảo:
-Thơ Thanh Thảo nghiêng về suy tư triết luận với những tâm tình thực. Ông
quan niêm: “Thơ hay không phải vì thơ giáo huấn ai, cải tạo ai mà vì thơ thức
tỉnh con người trước cái trăm năm, thơ đặt con người đối diện với cái nghìn
năm, thơ cho con người một thoáng nhìn lại chính mình bằng cách bình thản”.
- Mạch suy cảm trữ tình trong thơ Thanh Thảo hướng về vẻ đẹp tinh thần: lòng
nhân ái, sự bao dung, lòng can đảm, trung thực, tinh thần tự do….
- Ông dành sự quan tâm đặc biệt của mình cho những con người sống có nghĩa
khí, có nhân cách sang ngời dù cuộc đời gặp nhiều ngang trái.
- Thanh Thảo luôn trăn trở suy tư về các vấn đề của thời đại, khước từ những lối
biểu đạt quen thuộc, dễ dãi trong thơ ca để tìm những cách biểu đạt mới
* Ý nghĩa lời đề từ trong bài thơ:
Tựa đề “Đàn ghita của Lor-ca”:
- Đàn ghita là niềm tự hào, là một phần hồn của đất nước Tây Ban Nha (nên còn
được gọi là Tây Ban cầm).
- Đàn ghita gắn bó thân thiết với Lor-ca trên những nẻo đường ca hát và sáng
tạo.
- Đàn ghita là biểu tượng cho tình yêu của Lor-ca đối với đất nước Tây Ban Nha,
cho con đường nghệ thuật của tác giả, cho khát vọng cao cả mà Lor-ca nguyện
phấn đấu suốt đời.
Lời đề từ:
- Lấy ý thơ từ câu thơ trong bài Ghi nhớ của Lorca :

“ Khi nào tôi chết hãy vùi thây tôi cùng cây đàn dưới lớp cát
Khi nào tôi chết hãy vùi thây tôi giữa rặng cây cam và đám bạc hà”
di nguyện này thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách cao quý của Lorca, đó là tình
yêu mãnh liệt của ông với nghệ thuật, thể hiện một nhân cách vĩ đại.
- Đây là di chúc của nhà thơ khi tiên cảm về cái chết , thể hiện tình yêu của
Lorca với cây đàn, với nghệ thuật, qua đó thể hiện một thông điệp nghệ thuật
cao cả:
+ Hãy chôn tôi với cây đàn - phần hồn của đất nước Tây Ban Nha => thể
hiện tình yêu Tổ quốc nồng nàn.
+ Hãy chôn tôi với cây đàn – biểu trưng cho sự nghiệp của Lor-ca =>ước
nguyện suốt đời theo đuổi sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật, mong muốn xóa
bỏ ảnh hưởng của bản thân để dọn đường cho thế hệ sau vươn tới. Sau
năm 1945, sau sự trỗi dậy của Thơ mới, nhà thơ Trần Dần đã có một tuyên
ngôn : “Hãy chôn Thơ mới” thể hiện tư tưởng cách tân thơ ca, ông muốn
thơ Việt Nam, văn học Việt Nam, nghệ thuật Việt Nam hãy vượt qua cái
bóng cao cả, kì vĩ của Thơ mới để cách tân, thay đổi.Lorca đã hình dung
một ngày nào đó sự nghiệp vĩ đại của ông sẽ thành bức tường ngăn trở sự
đổi mới cách tân và phát triển của văn học nghệ thuật Tây Ban Nha. Có lẽ
sự kính trọng của hậu thế đối với văn chương nghệ thuật của ông sẽ khiến
8


nghệ thuật Tây Ban Nha khó lòng đổi mới. Cho nên trong thông điệp của
mình Lorca muốn nói hãy vượt qua cái bóng của ông, đừng để cái bóng
của ông, sự nghiệp của ông trở thành bức tường ngăn trở sự phát triển của
nghệ thuật. Đây là thông điệp nghệ thuật cao cả của một người nghệ sĩ
chân chính.
3. Kết bài
---------------------------------------------------------


9


1/ Mục tiêu:
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ, đạt chuẩn kiến thức kỹ năng của
học sinh sau khi học bài Đàn ghita của Lorca.
2/ Hình thức: Tự luận.
3/ Ma trận:
Mức độ
Chủ đề
Chủ đề
Đọc văn

Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ

Nhận
biết
Nhận
biết được
các chi
tiết phác
họa chân
dung
Lorca.
1

5
50%
1
5
50%

Thông hiểu

Vận dụng
Vận dụng cao

Cộng

Nêu được
cảm nhận
của
bản
thân
về
người nghệ
sĩ Lorca.
1
5
50%

2
10
100%

1

5
50%

2
10
100%

Biên soạn đề và gợi ý giải đề
Đề bài: Nét phác họa về người nghệ sĩ Lorca trong 6 câu thơ đầu được thể hiện
qua các hình ảnh nào? Cảm nhận của anh(chị) về Lorca qua những nét phác họa
ấy?
1. Mở bài
- Vài nét về tác giả
- Vài nét về tác phẩm
- Vấn đề nghị luận: cảm nhận về Lorca
2. Thân bài
a. Hình ảnh tượng trưng giàu sức gợi:
tiếng đàn bọt nước
áo choàng đỏ gắt
trên yên ngựa mỏi mòn
vầng trăng chếnh choáng…
=>Gợi không gian văn hoá Tây Ban Nha, nơi nuôi dưỡng tâm hồn Lor-ca. Lorca nổi bật trên nền văn hoá đó.
10


b.Lor-ca, một con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và
nghệ thuật Tây Ban Nha:
- Áo choàng đỏ:
+ Gợi bản sắc văn hoá Tây Ban Nha.
+ Hình ảnh Lor-ca như một đấu sĩ với khát vọng dân chủ trước nền chính

trị Tây Ban Nha độc tài lúc bấy giờ.
- Tiếng đàn:
+ Ghi ta: nhạc cụ của người Tây Ban Nha.
+ Tài năng nghệ thuật của Lor-ca với khát vọng cách tân nghệ thuật
- Đi lang thang; vầng trăng chếnh choáng; yên ngựa mỏi mòn; hát nghêu ngao; li
la…:
+ Phong cách nghệ sĩ dân gian tự do.
+ Sự cô đơn của Lor-ca trước thời cuộc chính trị, trước nghệ thuật Tây
Ban Nha già cỗi.
=>Gợi hình ảnh Lor-ca, người nghệ sĩ, chiến sĩ tự do và cô đơn trong cuộc chiến
chống lại chế độ độc tài.
c.Hình tượng Lor- ca nổi bật trên nền văn hóa đó, khẳng định Lor-ca là con
người tự do, là ca sĩ dân gian. Đó là một ca sĩ đơn độc lang thang hát nghêu
ngao cùng tiếng đàn bọt nước, cùng với vầng trăng chuếnh choáng trên yên ngựa
mỏi mòn.Anh đã dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng
yêu thương của nhân dân mình.
3. Kết bài
---------------------------------------------------------------------------

11


1/ Mục tiêu:
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ, đạt chuẩn kiến thức kỹ năng của
học sinh sau khi học bài Đàn ghita của Lorca.
2/ Hình thức: Tự luận.
3/ Ma trận:
Mức độ
Chủ đề
Chủ đề

Đọc văn

Nhận
biết
Nhận
biết được
các hình
ảnh miêu
tả tiếng
đàn ghi
ta
của
Lorca.

Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %

1
5
50%

Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ

1
5
50%


Thông hiểu

Vận dụng
Vận dụng cao

Hiểu
được .
những từ ngữ
hình ảnh miêu
tả tiếng đàn
Lorca biểu hiện
điều gì. Phát
hiện được nét
mới mẻ trong
nghệ thuật miêu
tả tiếng đàn của
Thanh Thảo .
1
5
50%
1
5
50%

Biên soạn đề và gợi ý giải đề
Đề bài. Hình ảnh Lor-ca “bị điệu về bãi bắn” lại đi liền với tiếng đàn.Vậy tiếng
đàn được miêu tả như thế nào? Nó biểu hiện điều gì? Đặc biệt, nghệ thuật diễn
tả tiếng đàn của tác giả có gì mới mẻ, hiện đại?
1. Mở bài
- Vài nét về tác giả

- Vài nét về tác phẩm
- Vấn đề nghị luận
2. Thân bài
a. Hình ảnh Lor – ca “bị điệu về bãi bắn” được miêu tả cùng với tiếng đàn.
Mỗi tiếng đàn vang lên là một giai điệu riêng của cảm xúc:
- Tiếng ghita nâu =>trầm tĩnh,nghĩ suy , gợi màu nâu trầm tĩnh của đất mẹ
- Tiếng ghita lá xanh =>thiết tha hi vọng, gợi sức sống và tuổi trẻ.
12

Cộng

2
10
100%

2
10
100%


- Tiếng ghita tròn bọt nước vỡ tan =>bàng hoàng ,tức tưởi
- Tiếng ghita ròng ròng máu chảy =>đau đớn,nghẹn ngào
=> Hình ảnh Lor-ca được khắc họa với cái chết oan khuất, bi phẫn bởi những
thế lực tàn ác.
b. Nghệ thuật diễn tả tiếng đàn:
- Nhân hoá ( Tiếng ghita ròng ròng máu chảy )
- Hoán dụ ( Tiếng ghita chỉ Lor-ca; áo choàng bê bết đỏ chỉ cái chết của Lor-ca)
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, âm thanh ( tiếng ghi ta) vỡ ra thành màu sắc (nâu,
xanh ), thành hình khối (tròn bọt nước vỡ tan), thành hình ảnh động (ròng ròng
máu chảy)

=> Nghệ thuật diễn tả tiếng đàn đã góp phần khắc họa ấn tượng về cái chết đầy
bi phẫn của người nghệ sĩ chân chính trong môi trường bạo lực thống trị.
3. Kết bài
--------------------------------------------------------------

13


1/ Mục tiêu:
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ, đạt chuẩn kiến thức kỹ năng của
học sinh sau khi học bài Đàn ghita của Lorca.
2/ Hình thức: Tự luận.
3/ Ma trận:

Mức độ
Chủ đề
Chủ đề
Đọc văn

Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ

Nhận
biết
Nhận
diện

được các
biện
pháp tu
từ
sử
dụng
trong tác
phẩm.
1
5
50%
1
5
50%

Thông hiểu

Vận dụng
Vận dụng cao

Cộng

Viết đoạn
văn nói lên
cảm
xúc
của
bản
thân về cái
chết

của
Lorca.
1
5
50%

2
10
100%

1
5
50%

2
10
100%

Biên soạn đề và gợi ý giải đề
Đề bài Để miêu tả cái chết oan khuất của Lor-ca tác giả đã sử dụng những hình
ảnh và biện pháp tu từ gì? Cái chết của Lor-ca gây cảm xúc gì nơi em?
1. Mở bài
- Vài nét về tác giả
- Vài nét về tác phẩm
- Vấn đề nghị luận
2. Thân bài
a. Cái chết oan khuất của Lor- ca:
- Đấy là khi Lor-ca bị bọn phát xít Phrăng-cô giết và ném xác xuống giếng để
phi tang.
- Để miêu tả sự việc bi phẫn này, tác giả sử dụng nhiều hình ảnh thực kết hợp

với các biện pháp nghệ thuật như:
14


- Đối lập:
+ Tự do của người nghệ sĩ >< Thế lực tàn bạo của phát xít.
+ Tiếng hát yêu đời, vô tư >< Hiện thực phũ phàng đến kinh hoàng (áo
choàng bê bết máu).
+ Tình yêu, cái đẹp >< Hành động tàn ác, dã man.
- Nhân cách hóa: Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy => Tạo sức ám ảnh lớn đối
với người đọc.
- Hoán dụ:
+ Tiếng hát để chỉ Lor- ca.
+ Tấm áo choàng bê bết đỏ để chỉ cái chết.
- So sánh và chuyển đổi cảm giác: Tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng
ghi ta tròn => Mỗi so sánh này cũng làm nổi bật tình yêu, cái đẹp, cái chết, nỗi
đau trong tư tưởng, khát vọng tình cảm của Lor- ca.
b. Cảm xúc người đọc trước cái chết của Lor-ca:
Cái chết oan khuất của Lor- ca khiến người đọc hiểu hơn về hiện thực cuộc sống
khắc nghiệt của người nghệ sỹ dân gian, thêm căm thù bọn phát xít.
Người đọc cũng thêm trân trọng, cảm thương sâu sắc trước bi kịch người nghệ
sỹ.
Cũng từ sự xót thương đó, nhờ những lời thơ của Thanh Thảo mà dường như nỗi
xót thương đã được chuyển hóa thành niềm tin về sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca.
3 Kết bài
---------------------------------------------------------------------------

15



1/ Mục tiêu:
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ, đạt chuẩn kiến thức kỹ năng của
học sinh sau khi học bài Đàn ghita của Lorca.
2/ Hình thức: Tự luận.
3/ Ma trận:

Mức độ
Chủ đề
Chủ đề
Đọc văn

Nhận
biết

Thông hiểu

Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %

Vận dụng
Vận dụng cao

Cộng

Viết bài nghị
luận văn học
làm nổi bật
những đặc sắc
nghệ thuật làm

nên thành công
cho bài thơ.
1
10
100%

1
10
100%

Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ

1
10
100%

Biên soạn đề và gợi ý giải đề
Đề bài:Verlaine, nhà thơ Pháp nói: “Đọc bài Đàn ghita của Lor-ca, người đọc có
cảm giác như được nghe một bài hát ca ngợi cái chết bi tráng và sự bất tử của
Lorca do một nghệ sỹ hát rong đang ôm đàn ghita biểu diễn”. Qua nhận xét trên,
em hãy làm rõ những đặc sắc nghệ thuật làm nên thành công cho bài thơ?
1 Mở bài
- Vài nét về tác giả
- Vài nét về tác phẩm
- Vấn đề nghị luận
2. Thân bài
a. Giải thích ý kiến
b. Phân tích, chứng minh

*. Thể thơ
-Bài thơ được viết theo thể thơ tự do. Câu thơ dài ngắn không đều, số lượng từ
các dòng thơ co dãn linh hoạt. Thể thơ tự do giúp nhà thơ bộc lộ cảm xúc một
cách tự nhiên.

16


Với sự tỉnh lược gần như tối đa về ngôn từ, Thanh Thảo đã thành công trong
việc miêu tả trực tiếp hình tượng Lorca theo cảm xúc và ấn tượng riêng của nhà
thơ.
* Nghệ thuật kết cấu
- Bài thơ có kết cấu trùng điệp. Trùng điệp hình ảnh, trùng điệp âm. Giữa những
câu thơ hàm súc là những khoảng trống, những vùng lặng gợi tìm, tạo độ sâu
lắng và âm vang. Bài thơ có cấu trúc mở. Mở đầu bài thơ là tiếng đàn bọt nước.
Khép lại bài thơ những ảo thanh của tiếng đàn ngân vang: li la li la li la. Bằng
những vần thơ tượng trưng và siêu thực, bằng âm thanh tiếng đàn ngân nga
không dứt, nhà thơ bất tử hóa hình tượng Locra.
=> Chính kết cấu này là một phần không thể thiếu để tạo nên tính nhạc kỳ diệu
cho bài thơ.
* Ngôn ngữ mới mẻ, gợi cảm
-Bài thơ cô đọng, những câu thơ kiệm từ đến mức tối đa. Tính hiện đại của
ngôn ngữ thơ Thanh Thảo là “có sự im lặng giữa các từ”. Bài thơ ngắn nhưng
kết hợp được nhiều dạng thức ngôn ngữ. Có những từ giản dị đời thường. Có
những từ ước lệ, tượng trưng tạo không khí cổ (áo choàng đỏ gắt, trên yên
ngựa). Có những từ hàm chứa nhiều tầng bậc nghĩa.
Nhà thơ bộc lộ sự tinh nhạy, tài hoa trong khả năng vận dụng và phối ghép từ.
* Bài thơ giàu nhạc tính
-Bài thơ có sự kết hợp giữa sử thi và thế sự, tráng ca và bi ca. Qua tiếng đàn
ghita của Lorca, nhà thơ đã cô đúc một thời đại và bi kịch một con người. Tính

nhạc không chỉ ở nhịp điệu câu thơ, kết cấu đặc biệt của bài thơ mà còn ở âm
thanh của tiếng đàn: li la li la li la (Phân tích ý nghĩa của mỗi lần tiếng đàn xuất
hiện trong bài thơ)
3. Kết bài.
- Học sinh tự làm
----------------------------------------------------------------------

17


1/ Mục tiêu:
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ, đạt chuẩn kiến thức kỹ năng của
học sinh sau khi học bài Đàn ghita của Lorca.
2/ Hình thức: Tự luận.
3/ Ma trận:

Mức độ
Chủ đề
Chủ đề
Đọc văn

Nhận
biết

Thông hiểu

Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %


Vận dụng
Vận dụng cao

Cộng

Viết bài nghị
luận văn học
nêu cảm nhận
về ba khổ thơ
đầu bài thơ Đàn
ghita
của
Lorca.
1
10
100%

1
10
100%

Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ

1
10
100%

Biên soạn đề và gợi ý giải đề

Đề bài. Cảm nhận 3 khổ thơ đầu trong bài thơ Đàn ghi ta của Loccca – Thanh
Thảo?
1. Mở bài
- Thanh Thảo là nhà thơ thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Thơ Thanh
Thảo là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và
thời đại. Tiếng thơ ông hướng vào cái tôi sâu sắc, nội cảm, tìm kiếm các hình
thức diễn đạt mới.
- Đàn ghi ta của Locca được rút từ tập Khối vuông Rubich ( 1985), là sáng tác
tiêu biểu của Thanh Thảo: giàu chất suy tư, mãnh liệt trong cảm xúc và ảnh
hưởng từ Locca: ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng siêu thực.
- Ba khổ thơ đầu trong bài thơ khắc họa vẻ đẹp tâm hồn cao quí cũng như số
phận bi kịch của người nghệ sĩ tài hoa Locca.
2. Thân bài
a. Khái quát chung
18


- Đề tài: viết về số phận con người tài hoa nhưng gặp nhiều bất hạnh, đề tài này
trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca xưa nay:
+ Thời trung đại: Nguyễn Du đã thổn thức bên song cùng Tiểu Thanh , đã
đau đớn thay cho Kiều
+ Văn học hiện đại : Nguyễn Huy Tưởng đã day dứt, trăn trở trước số
phận bi thảm của người nghệ sĩ thiên tài Vũ Như Tô
+ Sau 1975 Thanh Thảo là một trong số những nhà thơ quan tâm đặc biệt
tới những con người có nghĩa khí, nhân cách sáng ngời như : Cao Bá
Quát, Nguyễn Đình Chiểu, G. Locca...
- Cảm hứng: bài thơ được khơi nguồn cảm hứng từ những phút giây giã biệt cõi
đời đầy bi tráng của Locca. Vẻ đẹp nhân cách và số phận người nghệ sĩ thiên tài
ấy được tái hiện rõ nét qua ba khổ thơ đầu.
b. Cảm nhận

* Thanh Thảo phác họa chân dung Locca đơn độc trong khung cảnh đất nước
Tây Ban Nha đương thời (Khổ 1)
- Mở đầu bài thơ ta bắt gặp cách kết hợp từ ngữ đầy ngẫu hứng những tiếng đàn
bọt nước. Nếu như chuỗi âm thanh những tiếng đàn gợi cuộc đời và những sáng
tạo nghệt huật của Locca thì hình ảnh bọt nước lại gợi vẻ mong manh dễ vỡ.
Thanh Thảo đã kết hợp hình ảnh và âm thanh quen thuộc thành những tiếng đàn
bọt nước tạo ra lớp nghĩa mới: cuộc đời và sự nghiệp của của người nghệ sĩ
Locca vô cùng mong manh.
- Chuỗi âm thanh ấy được đặt trong khung cảnh đất nước Tây Ban Nha đương
thời Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt:
+ Tây Ban Nha là đất nước quê hương của Locca
+ Hình ảnh áo choàng đỏ nhắc người đọc nhớ tới nhớ tới những đấu
trướng bò tót, một hoạt động văn hóa khiến đất nước Tây Ban Nha trở
thành nổi tiếng thế giới. Song hình ảnh áo choàng đỏ còn giúp người đọc
liên tưởng tới một đấu trường đặc biệt: đấu trường giữa một bên là khát
vọng dân chủ của người công dân Locca và môt bên là nền độc tài Phrang
cô, một bên là là khát vọng cách tân nghệ thuật của chàng nghệ sĩ Locca
với bên kia là nền nghệ thuật Tây Ban Nha già nua lúc bấy giờ
+ Từ chỉ mức độ đỏ gắt tạo cảm giác nhức nhối như những mâu thuẫn đã
đến độ căng thẳng không thể điều hòa.
=> Dòng thơ đã giúp người đọc hình dung sự đối nghịch cam go quyết liệt
giữa Locca với nền nghệ thuật già nua và nền chính trị xã hội Tây Ban
Nha. Trong cuộc đối đầu ấy, Locca đơn độc, số phận người nghệ sĩ Locca
cũng mong manh như bọt nước kia mà thôi
- Hình ảnh có tính chất đối lập giữa những tiếng đàn bọt nước và áo choàng đỏ
gắt cũng góp phần nói lên tình thế đơn độc của Locca. Mặc dù vậy trong Locca
chưa bao giờ nguội tắt ý chí đấu tranh vì một nền dân chủ xã hội, vì sự tiến bộ
của một nền nghệ thuật . Lắng sâu trong từng hình ảnh thơ là niềm cảm thương
sâu sắc và ngưỡng mộ cao độ của Thanh Thảo trước người nghệ sĩ sinh bất
phùng thời Locca

- Trong không khí của xã hội Tây Ban Nha nhức nhối ấy, âm thanh tiếng đàn của
Locca vẫn vang lên li la li la li la Tiếng đàn vang xa gợi những bước chân người
19


nghệ sĩ Locca, tiếng đàn ngân lên lan tỏa khắp không gian, thấm sâu vào tâm
hồn con người, phần nào tiếng đàn ấy xoa dịu màu đỏ gắt của cuộc nội chiến
đẫm máu, đã chia sẻ bao đau khổ với người dân Tây Ban Nha. Đây chính là
thiên chức của nghệ thuật chân chính.
- Khi âm thanh tiếng đàn vang lên là lúc chàng nghệ sĩ du ca lãng tử xuất hiện đi
lang thang về miền đơn độc/ với vầng trăng chếnh choáng/trên yên ngựa mỏi
mòn :
+ Cụm từ đi lang thang gợi hình ảnh Locca là con người của tự do, tự do
giữa đất trời và tự do trong sáng tạo nghệ thuật.
+ Cái đích mà Locca hướng tới là miền đơn độc. Thanh Thảo kết hợp từ
miền chỉ không gian địa lí với từ đơn độc chỉ tình cảnh éo le của con
người. Dòng thơ không chỉ gợi nỗi đơn độc của Locca trong khung cảnh
chính trị xã hội và nền nghệ thuật Tây Ban Nha đương thời mà còn cho
thấy trên hành trình sáng tạo nghệ thuật chỉ có một mình Locca miệt mài
khám phá tìm tòi, không mấy ai sẻ chia. Từng chữ của dòng thơ được viết
lên bằng sự đồng cảm sâu sắc của một nhà thơ phương Đông luôn trăn trở
cách tân thi ca với một nhà thơ phương Tây Locca.
+ Người bạn đồng hành của Locca về miền đơn độc ấy là vầng trăng
chếnh choáng . Xưa nay trăng là bạn tri kỉ của thi nhân ( Ngắm trăng –
Hồ Chí Minh) cũng là biểu tượng cho cảm hứng nghệ thuật ( Tiếng hát
con tàu – Chế Lan Viên). Từ láy chếnh choáng miêu tả trạng thái tâm lí
say sưa, ngất ngây của con người. Hình ảnh thơ gợi ra người nghệ sĩ
Locca khoonh chỉ có tâm hồn dạt dào trước thiên nhiên mà còn đam mê
cháy bỏng trên con đường cách tân nghệ thuật. Chính niềm đam mê ấy
tiếp thêm cho người nghệ sĩ bản lĩnh, khí phách để đi tới.

+ Bên cạnh đó hình ảnh Locca trên yên ngựa với vầng trăng và cây đàn đã
khắc tạc bức chân dung người nghệ sĩ thật đẹp và lãng mạn.
+ Hình ảnh yên ngựa còn làm người đọc liên tưởng tới một chiến binh
kiêu hùng luôn đấu tranh vì hòa bình. Cuộc chiến đặc biệt đã diễn ra khi
thì quyết liệt khi lại âm thầm, dai dẳng. Dường như có những giây phút
Locca cũng cảm thấy mỏi mòn vì người nghệ sĩ thiên tài ấy trước hết chỉ
là một con người trần thế. Một lần nữa ta lại bắt gặp sự đồng cảm tận độ
của Thanh Thảo với Locca.
=> Khổ đầu bài thơ đã khắc họa chân dung người nghệ sĩ Locca vô cùng lãng
mạn nhưng nổi bật hơn hết là sự đơn độc. Từng dòng thơ như được viết bằng
tấm lòng tri âm của Thanh Thảo với Loccca.
- Phải chăng Thanh Thảo đã mượn hình ảnh thơ nói trên để kí thác tâm sự của
mình cũng như khi xưa Nguyễn Du viết về Tiểu Thanh để bộc bạch nỗi lòng Nỗi
hờn kim cổ trời khôn hỏi/ Cái án phong lưu khách tự mang
* Thanh Thảo phục sinh giây phút Locca bị sát hại(Khổ 2)
- Chàng nghệ sĩ du ca lãng tử ấy đang một mình hát nghêu ngao không để ý đến
thế giới xung quanh nhưng bỗng kinh hoàng. Dòng thơ ẩn chủ ngữ đem đến
nhiều cách hiểu:

20


+ Cách 1: Có thể bản thân Locca kinh hoàng khi bất ngờ bị hạ sát. Sinh
thời Locca luôn ám ảnh về cái chết nhưng không nghĩ cái chết lại đến với
mình nhanh đến thế.
+ Cách 2: Nhân dân Tây Ban Nha kinh hoàng vì chứng kiến Locca bị sát
hại quá đột ngột dưới bàn tay hắc ám của chế độ độc tài Phrang cô.
=> Dù hiểu theo cách nào chúng ta cũng thấy cái chết đến với Locca quá
nhanh khiến người ta sửng sốt, đồng thời là niềm thương xót, tiếc nuối vô
hạn của nhân dân Tây Ban Nha trước sự ra đi của Locca khi tài năng của

ông đang ở thời kì nở rộ.
- Hình ảnh áo choàng đỏ trở lại nhưng không phải với màu đỏ gắt mà là bê bết
đỏ . Đến đây màu đỏ là sự hòa điệu của màu áo choàng và màu máu. Phép đảo
từ bê bết đỏ nhấn mạnh vào nỗi bi thảm, oan nghiệt mà Locca phải ghánh chịu
do tội ác tày trời của bọn phát xít.
- Dòng thơ thứ hai của khổ 1 được nhắc lại góp phần diễn tả sự dở dang trong
cuộc đời cũng như sự nghiệp cách tân nghệ thuật của Locca.
- Locca bị điệu về bãi bắn/ Chàng đi như người mộng du . Phép so sánh giàu sức
gợi, thân thể bị chúng lôi đi nhưng Locca không hề bận tâm tới bọn lính, chàng
đón nhận cái chết một cách bình thản, nhẹ nhàng. Thanh Thảo đã hóa thân vào
thế giới tâm trạng nhân vật trữ tình trong niềm xúc động và ngưỡng mộ cao độ.
=> Chỉ với 6 dòng thơ ngắn, Thanh Thảo đã làm sống lại giây phút cuối đời của
Locca thật bi tráng. Dằng sau đó là tấm lòng xót thương vô hạn của nhân dân
Tây Ban Nha trước những ngang trái trong cuộc đời của người nghệ sĩ thiên tài
Locca.
*Mặc dù đã ngã xuống nhưng những cung bậc tiếng đàn của Locca vẫn còn
vang mãi ( Khổ 3)
- Phép điệp âm “ âu” (nâu – bầu) ; âm “ây” (ấy – mấy) và điệp từ tiếng ghi ta
gợi ra tiếng đàn Locca như một dòng chảy âm thanh có thể đánh thức cõi sâu
tiềm thức con người đồng thời gia tăng thêm tính nhạc cho khổ thơ.
- Những cung bậc tiếng đàn của Locca được ngân lên, nét đặc sắc nhất của khổ
thơ này là âm thanh được thị giác hóa. Khác với thơ ca truyền thống, khi miêu tả
tiếng đàn thường dùng biện pháp so sánh ( Trong như tiếng hạc bay qua/ Đục
như nước suối mới sa nửa vời – Tryện Kiều – Nguyễn Du):
+ Mở đầu là tiếng ghi ta nâu, màu nâu là màu quen thuộc của cây đàn ghi
ta, cũng có thể là màu cây đàn của Locca , màu nâu còn là màu của đất
( Nâu một vùng đất mới/ Đợi tay người gieo trồng – Xuân Quỳnh). Trong
hội hoạ nâu là gam màu trầm gợi nỗi buồn thương. Qua giọng thơ tiếng
ghi ta nâu Thanh Thảo muốn tái hiện âm thanh tiếng đàn của Locca thật
da diết có thể neo đậu mãi trong tâm hồn người nghe. Cuộc đời và sự

nghiệp Locca mãi hòa vào cõi bất tử.
+ Tiếng đàn tiếp tục được thị giác hóa bầu trời cô gái ấy. Hình ảnh bầu
trời tượng trưng cho tự do, cô gái ấy có thể có thể là người yêu của
Locca, cũng có thể là tình yêu nói chung. Tiếng đàn của Locca luôn
hướng đến tự do, hướng đến tình yêu, tiếng đàn mang tinh thần nhân văn
đẹp đẽ.
21


+ Cụm từ tiếng ghi ta tiếp tục được lặp lại trong dòng thơ tiếng ghi ta lá
xanh biết mấy . Hình ảnh lá xanh truyến tới người đọc cảm giác tươi mát.
Tiếng đàn ghi ta của Locca có thể xoa dịu nỗi đau cho con người, làm dịu
bớt không khí căng thẳng của cuộc nội chiến đẫm máu đương thời trên đất
nước Tây Ban Nha. Đặt màu lá xanh bên cạnh màu đỏ gắt mới thấy hết
tiếng đàn Locca luôn cháy lên khát vọng hòa bình.
+ Kết thúc khổ thơ, tiếng đàn Locca thật bi thương Tiếng ghi ta tròn bọt
nước vỡ tan/ Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy. Hình ảnh bọt nước xuất
hiện trở lại với tính từ miêu tả tròn gợi những ngón đàn tuyệt vời, bản đàn
tuyệt diệu của Locca cũng như tài năng nghệ thuật của Locca đã đạt đến
độ viên mãn. Thủ pháp đối “ tròn – vỡ tan” gieo vào lòng người đọc cảm
giác đau đớn không gì bù đắp được trước sự dở dang của một cuộc đời ,
sự lỡ làng của một tình yêu. Giờ đây dòng chảy âm thanh tiếng đàn như
hòa cùng dòng máu chảy ròng ròng. Tiếng đàn cũng như chủ nhân của nó
phải chịu một số phận oan trái, thê lương không gì kể xiết
3. Kết bài
- Học sinh tự kết bài.

22



1/ Mục tiêu:
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ, đạt chuẩn kiến thức kỹ năng của học
sinh sau khi học bài Đàn ghita của Lorca.
2/ Hình thức: Tự luận.
3/ Ma trận:
Mức độ
Chủ đề
Chủ đề
Đọc văn

Nhận
biết

Thông hiểu

Vận dụng
Vận dụng cao
Phân tích cảm
hứng nhân văn
của Thanh Thảo
qua nài thơ Đàn
ghita của Lorca
1
10
100%

Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
Tổng số câu

Tổng số điểm
Tỷ lệ
Biên soạn đề và gợi ý giải đề

Đề bài. Phân tích cảm hứng nhân văn của Thanh Thảo qua bài thơ Đàn ghita
của Lorca?
1. Mở bài
- Vài nét về tác giả
- Vài nét về tác phẩm
- Vấn đề nghị luận
2. Thân bài
a. Khái niệm
- Nhân văn có thể hiểu là những giá trị đẹp đẽ của con người. Một tác phẩm có
tính nhân văn là tác phẩm thể hiện con người với những nét đẹp của nó, đặc biệt
là những giá trị tinh thần như trí tuệ, tâm hồn, phẩm cách; tác phẩm có tính nhân
văn còn hướng đến khẳng định và đề cao vẻ đẹp của con người.
- Tính nhân văn chính là thước đo giá trị văn học của mọi thời đại.
- Cảm hứng nhân văn cũng có những đặc điểm riêng. Nó bao
gồm những nguyên tắc đạo lí làm người, những thái độ đối xử
23

Cộng

1
10
100%
3
10
100%



tốt lành trong các mối quan hệ giữa con người với nhau, những
khát vọng sống, khát vọng về hạnh phúc. Đó còn là tấm lòng
cảm thương cho mọi kiếp người đau khổ, đặc biệt là với trẻ em,
với phụ nữ và những người lương thiện bị hãm hại, những người
hồng nhan mà bạc mệnh, những người tài hoa mà lận đận…
b. Phân tích
* Thanh Thảo ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sĩ thiên tài Lorca
- Vẻ đẹp của niềm đam mê nghệ thuật, của tình yêu quê hương Tây Ban Nha tha
thiết.
- Vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa . Locca là người nghệ sĩ yêu quê hương đất
nước Tây Ban Nha và có niềm đam mê nghệ thuật cháy bỏng
+ Lời đề từ bài thơ được Thanh Thảo lấy ý thơ trong bài Ghi nhớ của
Locca “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” Lời thơ được xem là di
nguyện của Locca. Hình ảnh cây đàn là biểu tượng cho sự nghiệp sáng tạo
nghệ thuật của Locca, hơn nữa cây đàn ghita là một trong những nét văn
hóa độc đáo của đất nước Tây Ban Nha. Lời nhắn nhủ của Locca với hậu
thế đã gói trọn tình yêu tha thiết của Locca với nghệ thuật, với đất nước
mình. Bên cạnh đó Locca còn thầm mong thế hệ sau hãy vượt qua ông để
đi tới. Đây là suy nghĩ của một người nghệ sĩ chân chính có nhân cách
đẹp đẽ
+Khi đã sang thế giới bên kia phải qua dòng sông cách trở âm dương rộng
vô cùng, Locca vẫn bơi trên chiếc ghita màu bạc dù ở thế giới bên này hay
đã sang thế giới bên kia trong Locca vẫn nguyên vẹn niềm đam mê nghệ
thuật, vẫn yêu tha thiết xứ sở Tân Ban cầm.
-Locca là người nghệ sĩ tài hoa, chế độ độc tài Phrăng-cô không buông tha cho
người nghệ sĩ, chiến sĩ luôn đấu tranh cho nền dân chủ Tây Ban Nha. Locca ngã
xuống nhưng những cung bậc tiếng đàn của Locca vẫn còn vang vọng mãi trong
lòng nhân dân Tây Ban Nha và nhân dân thế giới.
+ tiếng ghi ta nâu, màu nâu là màu quen thuộc của cây đàn ghi ta, cũng

có thể là màu cây đàn của Locca , màu nâu còn là màu của đất ( Nâu một
vùng đất mới/ Đợi tay người gieo trồng – Xuân Quỳnh). Trong hội hoạ
nâu là gam màu trầm gợi nỗi buồn thương. Qua giọng thơ tiếng ghi ta nâu
Thanh Thảo muốn tái hiện âm thanh tiếng đàn của Locca thật da diết có
thể neo đậu mãi trong tâm hồn người nghe. Cuộc đời và sự nghiệp Locca
mãi hòa vào cõi bất tử.
+ Tiếng đàn tiếp tục được thị giác hóa bầu trời cô gái ấy. Hình ảnh bầu
trời tượng trưng cho tự do, cô gái ấy có thể có thể là người yêu của
Locca, cũng có thể là tình yêu nói chung. Tiếng đàn của Locca luôn
hướng đến tự do, hướng đến tình yêu, tiếng đàn mang tinh thần nhân văn
đẹp đẽ.
+ Cụm từ tiếng ghi ta tiếp tục được lặp lại trong dòng thơ tiếng ghi ta lá
xanh biết mấy . Hình ảnh lá xanh truyền tới người đọc cảm giác tươi mát.
Tiếng đàn ghi ta của Locca có thể xoa dịu nỗi đau cho con người, làm dịu
bớt không khí căng thẳng của cuộc nội chiến đẫm máu đương thời trên đất
24


nước Tây Ban Nha. Đặt màu lá xanh bên cạnh màu đỏ gắt mới thấy hết
tiếng đàn Locca luôn cháy lên khát vọng hòa bình.
+ Kết thúc khổ thơ, tiếng đàn Locca thật bi thương Tiếng ghi ta tròn bọt
nước vỡ tan/ Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy. Hình ảnh bọt nước xuất
hiện trở lại với tính từ miêu tả tròn gợi những ngón đàn tuyệt vời, bản đàn
tuyệt diệu của Locca cũng như tài năng nghệ thuật của Locca đã đạt đến
độ viên mãn. Thủ pháp đối “ tròn – vỡ tan” gieo vào lòng người đọc cảm
giác đau đớn không gì bù đắp được trước sự dở dang của một cuộc đời ,
sự lỡ làng của một tình yêu. Giờ đây dòng chảy âm thanh tiếng đàn như
hòa cùng dòng máu chảy ròng ròng. Tiếng đàn cũng như chủ nhân của nó
phải chịu một số phận oan trái, thê lương không gì kể xiết
* Tác giả đồng cảm với khát vọng đấu tranh vì một nền dân chủ, vì sự tiến bộ

của nền nghệ thuật Tây Ban Nha ở người nghệ sĩ- chiến sĩ Lorca
- Mở đầu bài thơ ta bắt gặp cách kết hợp từ ngữ đầy ngẫu hứng những tiếng đàn
bọt nước. Nếu như chuỗi âm thanh những tiếng đàn gợi cuộc đời và những sáng
tạo nghệ thuật của Locca thì hình ảnh bọt nước lại gợi vẻ mong manh dễ vỡ.
Thanh Thảo đã kết hợp hình ảnh và âm thanh quen thuộc thành những tiếng đàn
bọt nước tạo ra lớp nghĩa mới: cuộc đời và sự nghiệp của của người nghệ sĩ
Locca vô cùng mong manh.
- Chuỗi âm thanh ấy được đặt trong khung cảnh đất nước Tây Ban Nha đương
thời Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt:
+ Tây Ban Nha là đất nước quê hương của Locca
+ Hình ảnh áo choàng đỏ nhắc người đọc nhớ tới nhớ tới những đấu
trướng bò tót, một hoạt động văn hóa khiến đất nước Tây Ban Nha trở
thành nổi tiếng thế giới. Song hình ảnh áo choàng đỏ còn giúp người đọc
liên tưởng tới một đấu trường đặc biệt: đấu trường giữa một bên là khát
vọng dân chủ của người công dân Locca và môt bên là nền độc tài Phrang
cô, một bên là là khát vọng cách tân nghệ thuật của chàng nghệ sĩ Locca
với bên kia là nền nghệ thuật Tây Ban Nha già nua lúc bấy giờ
+ Từ chỉ mức độ đỏ gắt tạo cảm giác nhức nhối như những mâu thuẫn đã
đến độ căng thẳng không thể điều hòa.
=> Dòng thơ đã giúp người đọc hình dung sự đối nghịch cam go quyết liệt
giữa Locca với nền nghệ thuật già nua và nền chính trị xã hội Tây Ban
Nha. Trong cuộc đối đầu ấy, Locca đơn độc, số phận người nghệ sĩ Locca
cũng mong manh như bọt nước kia mà thôi
- Hình ảnh có tính chất đối lập giữa những tiếng đàn bọt nước và áo choàng đỏ
gắt cũng góp phần nói lên tình thế đơn độc của Locca. Mặc dù vậy trong Locca
chưa bao giờ nguội tắt ý chí đấu tranh vì một nền dân chủ xã hội, vì sự tiến bộ
của một nền nghệ thuật . Lắng sâu trong từng hình ảnh thơ là niềm cảm thương
sâu sắc và ngưỡng mộ cao độ của Thanh Thảo trước người nghệ sĩ sinh bất
phùng thời Locca
* Thanh Thảo cảm thương sâu sắc trước số phận oan trái của Lorca

- Câu thơ Tây Ban Nha / hát nghêu ngao gợi hình ảnh chàng nghệ sĩ Locca hát
để vơi đi nỗi buồn chất chứa trong lòng, hát để ca ngợi tự do, ca ngợi tình yêu.Thế
rồi Lorca bất ngờ đón nhận cái chết bi thảm:
25


×