Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

quan niệm tình êu của thơ xuân diệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.38 KB, 26 trang )

LỜI CẢM ƠN
Thực tế luôn cho thấy, sự thành công nào cũng đều gắn liền với những sự
hỗ trợ giúp đỡ cuả những người xung quanh, dù cho sự giúp đỡ ấy là nhiều hay
ít, là trực tiếp hay gián tiếp.
Trước hết, với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
thầy giáo Lương Hồng Văn đã tận tâm tận tình hướng dẫn, cung cấp tài liệu, chỉ
dạy và giúp đỡ em trong quá trình học tập nghiên cứu hoàn thành bài tiểu luận
này. Xin gửi lời tri ân đến cô đã dạy dỗ, rèn luyện, truyền đạt những kiến thức
quý báu cho em trong suốt quá trình học tập vừa qua .
Em cũng xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý thầy, cô khoa
Khoa học xã hội, quý thầy cô gáo ở trung tâm học liệu trường Đại học Quảng
Bình đã cung cấp nhiều tài liệu hay và bổ ích. Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để
em bồi dưỡng tri thức và hoàn thành kì học của mình .
Em xin chân thành cảm ơn !

1


A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học Việt Nam cũng như văn học của các nước trên thế giới đều có
những thăng trầm trong quá trình hình thành và phát triển. Tuy nhiên, có một
điều rất lạ ở Việt Nam là khi xã hội có những biến động lớn lao thì văn học lại có
những bước phát triển vượt bậc.
Khi nhắc đến văn học lãng mạn giai đoạn 1930 -1945 không thể không nhắc
đến Phong trào Thơ mới với tên tuổi và đóng góp của “ông hoàng thơ tình” Xuân
Diệu bởi những sáng tác của ông đã thực sự làm phong phú thêm hương sắc cho
“vườn hoa” thi ca Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Cùng với những bậc “đàn
anh” trong làng Thơ mới như Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Lưu Trọng Lư, cùng với
những người đồng trang lứa như Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Huy
Cận,… Xuân Diệu đã thực sự làm một cuộc bức phá ngoạn mục trong những tác


phẩm của mình. Hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió là kết tinh của tinh thần
lao động sáng tạo miệt mài và bản lĩnh nghệ thuật của ông trước cách mạng
tháng Tám -1945. Nhiều bài thơ trong hai tập thơ này đã thực sự trở thành “mẫu
số vĩnh hằng” của hồn thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám-1945 nói
riêng và Phong trào Thơ mới nói chung bởi sự mới mẻ, hiện đại của chúng ở cả
khía cạnh nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Thơ ông thời kỳ này đa phần đề cập
đến tình yêu với những cung bậc và sắc màu tình cảm rất tinh tế, phong phú và
đa dạng. Trong Phong trào Thơ mới, có nhiều nhà thơ sáng tác thơ tình song có
lẽ không ai có thể vượt qua Xuân Diệu về số lượng và chất lượng. Thơ tình của
ông thời kỳ này có những bài, những câu thơ cũng “đeo” nỗi buồn của cái tôi cô
đơn, lẻ loi, trơ trọi trong tình yêu song nó không hề ủy mị, sướt mướt mà luôn
luôn hướng lòng về với trần thế, nhân gian với khát khao giao cảm với đời đến
“cháy lòng”, “cháy dạ”.Tình yêu trong thơ ông thời kỳ này được nâng lên
thành trếit lý của sự sống:
“ Làm sao sống được mà không yêu.
Không nhớ không thương một kẻ nào”.
Trong suốt cuộc đời văn nghiệp, Xuân Diệu đã để lại cho đời gần 450 bài
2


thơ tình. Điều này chứng tỏ sự vinh danh ông là “ông hoàng của thơ tình” của
giới nghiên cứu, phê bình không phải mang tính nhất thời mà là thể hiện trân
trọng của họ đối với hồn thơ Xuân Diệu.
Ngày hôm nay, mặc dù Xuân Diệu đã đi xa nhưng những bài thơ tình của
ông vẫn là món ăn tinh thần của những người trẻ tuổi, của những người yêu quý
ông, yêu quý thơ ông. Đã có biết bao bài nghiên cứu, bao công trình vẫn tiếp tục
phân tích, bàn luận về thơ tình của ông với mong muốn khai thác thêm những
tầng vỉa mới trong “kho quặng” thơ tình của ông. Ít, nhiều trong những bài viết
đó cũng đã đề cập đến quan niệm tình yêu trong thơ của Xuân Diệu trước và
sau cách mạng tháng Tám- 1945. Vì vậy, việc chọn đề tài “Quan niệm tình yêu

trong thơ Xuân Diệu” của chúng tôi thực sự cũng có những thuận lợi nhất định.
Với việc triển khai đề tài này, trước hết chúng tôi có cơ hội hiểu sâu những vẻ
đẹp tinh túy trong thơ tình của Xuân Diệu qua các thời kỳ, sau là trân trọng, kính
yêu một con người đã sống hết lòng vì văn chương nghệ thuật, hết lòng vì cuộc
đời.
2.Lịch sử vấn đề
Phải nói rằng cuộc cách mạng về thi ca trong Phong trào Thơ mới là một
bước chuyển biến rất quan trọng trong quá trình hiện đại hóa thi ca Việt Nam
những thập niên 30 – 40 của thế kỉ XX.
Đến Xuân Diệu, ta thật sự ngỡ ngàng, tình yêu trong thơ ông không hề dè
dặt mà cuồng nhiệt thể hiện được tâm tư, khát vọng của đại đa số lớp trẻ bấy
giờ. Là một thi sĩ, Xuân Diệu luôn hết mình vì nghệ thuật với tấm lòng đầ y nhiệt
huyết và say mê.
Trước năm 1945, hai tập thơ: Thơ thơ và Gửi hương cho gió của Xuân
Diệu đã thực sự tạo được ấn tượng mạnh mẻ đối với người đọc cũng như giới
nghiên cứu phê bình. Khen có, chê có nhưng hầu hết họ đều phải công nhận
Xuân Diệu là nhà thơ rất mới. Trong lời tựa cho tập Thơ thơ, Thế Lữ đã nhận xét
về “khí chất” lãng mạn của Xuân Diệu: “Nhà thi sĩ ấy là một chàng trai trẻ hồn
hậu và say mê, tóc như vướng trên đài trán thơ ngây, mắt như bao luyến mọi
người và miệng cười như một tấm lòng sẵn sàng ân ái” [16;142]. Riêng các
3


công trình nghiên cứu lớn chuyên sâu vào mảng thơ tình trước năm 1945 rất ít.
Họa chăng mãi sau này mới xuất hiện Lý Hoài Thu với công trình nghiên cứu
“Thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám 1945 (qua hai tập Thơ Thơ và Gửi
hương cho gió) là đi sâu tìm hiểu, phân tích cái tôi trữ tình, phương thức nghệ
thuật, phương thức thể hiện đi liền với sự biểu hiện tình yêu trong thơ Xuân
Diệu.
Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, với bao chuyển

biến thăng trầm của đất nước đã tác động một cách sâu đậm vào tư tưởng của
Xuân Diệu. Thơ của ông đã bước sang một “khu vườn” mới hiện thực hơn. Ở đó
không chỉ là “hoa thơm”, “cỏ lạ” hay những gì đẹp nhất, lãng mạn nhất mà
thêm vào là những “cây cỏ” dại bình thường, dung dị và gần gũi. Xuân Diệu đã
hòa mình vào “khu vườn” chung đó không e dè. . Hoàng Trung Thông nhìn nhận
sự đổi hướng của Xuân Diệu qua bài viết “ Xuân Diệu từ nhà thơ lãng mạn chủ
nghĩa đến nhà thơ hiện thực xã hội chủ nghĩa” tác giả đã nêu ra những đổi thay
từ phong cách sáng tác đến quan niệm tình yêu cũng khác, đây cũng có thể gọi là
sự “lột xác” lớn đối với Xuân Diệu. Sau này, có rất nhiều nhà phê bình đã nhìn
lại cuộc đời thơ của Xuân Diệu và đánh giá khá toàn diện về những đóng góp
của ông. Họ đều cho rằng, ông là cây đại thụ của nền thơ ca Việt Nam hiện đại
Thông qua những ý kiến, bài viết, tiểu luận, công trình phê bình và những
công t rình nghiên cứu về thơ Xuân Diệu ta có thể thấy vị trí quan trọng cũng
như những đóng góp của ông trong nền văn học nước nhà. Trước năm 1945, các
nhà phê bình tập trung vào “cái tôi” cá nhân, “cái tôi” tình yêu trong thơ Xuân
Diệu. Các nhà nghiên cứu và ph ê bình cũng đồng ý rằng Xuân Diệu là “Ông
hoàng của thơ tình yêu” . Nhưng sau Cách mạng Tháng tám năm 1945, thơ Xuân
Diệu có sự thay đổi, ông đã thực hiện cuộc hành trình từ “cái tôi” sang “cái ta”
trong thơ của mình. Tuy nhiên, thời kì này Xuân Diệu vẫn có những bài thơ tình
gây xúc động đối với công chúng và người đọc bằng sự lắng đọng, sâu sắc và
chững chạc của nó.
Tổng quan lại những công trình phê bình này đã đánh giá một cách khá
toàn vẹn từ nội dung đến hình thức nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu. Khi
4


bàn về thơ tình cũng có nhiều bài viết, tuy nhiên những bài viết này chưa đi
sâu vào nghiên cứu về quan niệm tình yêu trong thơ Xuân Diệu. Song với những
công trình này, đã thực sự gợi ý, gợi mở rất nhiều cho chúng tôi có cơ sở đúng
đắn khi thực hiện đề tài: “Quan niệm tình yêu trong thơ Xuân Diệu”.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Tìm hiểu và nghiên cứu quan niệm tình yêu trong thơ Xuân Diệu để hiểu
thêm về con người (cá tính, tính cách…), những tâm tư, tình cảm và thái độ nhìn
nhận cuộc sống của một nhà thơ đầy tài năng trong phong trào Thơ mới.
- Quan niệm tình yêu ở mỗi giai đoạn văn học sẽ có những quan niệm
riêng, mục đích của luận văn là chỉ ra điểm riêng và chung trong quan niệm tình
yêu của Xuân Diệu so với các nhà thơ khác cũn g như đại diện cho từng giai
đoạn. Bên cạnh đó thấy được những biểu hiện và sự đa dạng của tình yêu.
- Khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi chủ yếu khảo sát các tập thơ của
Xuân Diệu trước và sau năm 1945 nhưng tiêu biểu nhất là các tập thơ: Thơ Thơ
(1938), Gửi hương cho gió (1945), Ngọn quốc kỳ (1945), Hội nghị non sông
(1946), Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau – Cầm tay (1962), Một khối hồng
(1964), Tôi giàu đôi mắt (1970), Hồn tôi đôi cánh (1976).
- Tìm hiểu thêm thơ tình của các nhà thơ trong Phong trào Thơ mới (Thế
Lữ, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Ngu yễn Bính…) cũng như liên hệ với thơ tình
yêu ở các giai đoạn trước.
- Khảo sát các bài viết, bài nghiên cứu viết về thơ tình yêu của Xuân Diệu.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử: Để thấy được sự vận động trong quan niệm tình
yêu của hồn thơ Xuân Diệu trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Phương pháp so sánh: Nhìn thấy được sự giống nhau cũng như khác
nhau trong quan niệm tình yêu của Xuân Diệu với Phong trào Thơ mới.

5


- Phương pháp phân tích: Làm rõ hơn những sắc màu, cung bậc tình cảm
của Xuân Diệu khi viết về tình yêu.
- Phương pháp chứng minh: Làm rõ hơn những luận điểm, luận cứ, luận chứng
trong luận văn.

5. Đóng góp của đề tài
- Tìm hiểu và nghiên cứu quan niệm tình yêu trong thơ Xuân Diệu. Quan
niệm tình yêu ở mỗi giai đoạn văn học sẽ có những quan niệm riêng, mục đích
của luận văn là chỉ ra điểm riêng và chung trong quan niệm tình yêu của Xuân
Diệu so với các nhà thơ khác cũn g như đại diện cho từng giai đoạn. Bên cạnh đó
thấy được những biểu hiện và sự đa dạng của tình yêu.
- Thấy được những đóng góp về mảng thơ tình yêu của Xuân Diệu đối với
Phong trào Thơ mới nói chung và nền thơ ca dân tộc nói chung.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài của chúng tôi gồm có hai chương
Chương 1 : Những vấn đề chung
Chương 2 : Quan niệm tình yêu trong thơ Xuân Diệu

6


7


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Những vấn đề chung
1.1 Vài nét về nhà thơ Xuân Diệu
1.1.1Tiểu sử
Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu (bút danh là Trảo Nha), ông sinh
ngày 2 tháng 2 năm 1916 tại làng Vạn Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước,
tỉnh Bình Định (cũ). Cha là Ngô Xuân Thọ một thầy giáo dạy cả chữ Hán và chữ
quốc ngữ, ông kết duyên thêm người vợ kế là bà Nguyễn Thị Hiệp (mẹ Xuân
Diệu) – một cô hàng nước mắm. Do là con vợ kế, nên lúc nhỏ Xuân Diệu ở với
mẹ, còn học thì với cha. Ông cố gắng học tập, rèn luyện bản thân vì ông biết
rằng không có gì giúp mình vươn lên chiến thắng số phận bằng học vấn. Điều

này khiến cho nhà thơ nhận thức cuộc sống với nhiều khía cạnh và tâm hồn nhạy
cảm tinh tế để rồi hình thành nên vốn sống, xúc cảm tinh tế trong ông.
Năm 1927, ông xuống Quy Nhơn học .Trong những tháng ngày học ở đây,
ông đã gặp Huy Cận (dưới Xuân Diệu hai lớp), vào một dịp tình cờ hai người xa
lạ không hẹn mà gặp này đã cùng nhau đọc, bình và trao đổi về thơ… Hai tâm
hồn đồng điệu nhanh chóng kết thân ngay lần “ngẫu hứng” ấy. Sau khi học
xong tú tài phần thứ hai, ông chuyển ra sống với Huy Cận ở gác nhà số 40 hàng
Than, Hà Nội. Thời gian này, ông vừa sáng tác vừa dạy học ở Trường tư thục
Thăng Long. Ông đã được Nhà xuất bản Đời nay in tập Thơ Thơ vào tháng 12
năm 1938. Không lâu sau đó, năm 1940 ông và Huy Cận cùng nhau tái bản tập
Thơ Thơ với tên Nhà xuất bản Xuân - Huy. Năm 1940, Xuân Diệu có bằng cử
nhân luật, đỗ tham tá nha Thương chính vào làm ở ti Thương chính Mỹ Tho
(nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Sau bốn năm làm công chức, ông thôi việc, ra Hà
Nội sống bằng nghề viết văn cùng với Huy Cận. Lúc này Huy Cận đã tốt nghiệp
kỹ sư canh nông. Vào khoảng năm 1944, Xuân Diệu cùng Huy Cận gia nhập
Hội văn hóa cứu quốc trong mặt trận Việt Minh phục vụ cách mạng - đây là
động lực mạnh mẽ thôi thúc hồn thơ Xuân Diệu sáng tác nên những vần thơ
thấm đẫm tình dân tộc sau này
8


Xuân Diệu sinh ra và lớn lên ngay thời đại đầy biến động - thời đại mà nền
Hán học đang dần lùi về phía sau khi luồng gió mới của Tây học thổi tới. Biến
động này đã góp phần phát triển khả năng tiềm tàng nơi Xuân Diệu. Rồi đến một
lúc sau đó, nụ chồi “thiên tài” của Xuân Diệu sẽ bung nở. Ngay từ khi Xuân
Diệu mới xuất hiện trên thi đàn Việt Nam hiện đại đến sau này, ông luôn là một
thi sĩ hăng say, đầy nhiệt huyết với thơ và đưa thơ từ cõi “mơ theo trăng và thơ
thẩn cùng mây” đến với cuộc sống cách mạng sôi động của nhân dân.
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Xuân Diệu là một tác gia lớn trong văn học Việt Nam hiện đại với một

phong cách riêng đặc sắc. Ông không chỉ làm thơ mà còn viết truyện ngắn,
trường ca, tiểu luận, dịch thuật… Ở mảng nào ông cũng tỏ ra dồi dào cả âm lực
và trí lực
Hơn 50 năm lao động cho nghệ thuật, ông đã để lại một di sản đồ sộ. Về
thơ ca gồm 15 tập thơ: Thơ Thơ (1938), Gửi hương cho gió (1938), Ngọn quốc
kỳ (1945), Hội nghị non sông (1946), Dưới sao vàng (1949), Sáng (1953), Mẹ
con (1954), Ngôi sao (1955), Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - Cầm tay
(1962), Một khối hồng (1964), Hai đợt sóng (1967), Tôi giàu đôi mắt (1970),
Hồn tôi đôi cánh (1976), Thanh ca (1982). Về văn xuôi, ông có tác phẩm Phấn
thông vàng. Các bài tiểu luận, phê bình: Thanh niên với quốc văn (1945), Tiếng
thơ (1951), Những bước đường tư tưởng của tô i (1958), Ba thi hào dân ộtc
(1959), Phê bình giới thiệu thơ (1960), Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm
(1961), Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ (1961), Dao có mài mới sắc (1963),
Thi hào dân tộc Nguyễn Du (1996), Đi trên đường lớn (1968), Thơ Trần Tế
Xương (1970), Đọc thơ Nguyễn Khuyến (1971), Và cây đời mãi mãi xanh tươi
(1971), Mài sắt nên kim (1977), Các nhà thơ cổ điển việt nam (tập I, 1981, tập II,
1982), Tìm hiểu Tản Đà (1982). Ngoài ra còn dịch nhiều tác phẩm thơ nước
ngoài: Thi hào Nadim Hichnet (1962), V.I Lênin (maiakôpxki, 1967), Vây giữa
tình yêu (B.Đimitrôva, 1968), Việt Nam hồn tôi (1974), Những nhà thơ Bungari
(1978), Nhà thơ Ncôla Ghiden (1981). Đặc điểm nổi bật trong văn xuôi thời kỳ
này là chất trữ tình lãng mạn. Những trang văn thật đẹp với những câu văn,
9


những hình ảnh được trau chuốt, gọt giũa kỹ càng. Câu văn giàu nhạc điệu, luôn
luôn tạo được âm hưởng riêng. Bằng vốn hiểu biết phong phú và sự tinh tế nhạy
cảm và lối viết tràn đầy cảm xúc và nhiệt tình nên đã tạo những nét riêng trong
sáng tác của thơ ông.
Qua những chặng đường sáng tác văn chương của Xuân Diệu trước và sau
Cách mạng tháng Tám ta thấy ở ông tồn tại hai khuynh hướng sáng tác từ nhà

thơ lãng mạn sang nhà thơ của công dân đây là bước tiến quan trọng giúp cho
Xuân Diệu không dễ phai nhòa mà còn bắt kịp xu hướng thời đại. Xét lại ngay
thời điểm 30 - 45 là sự chuyển giao và đấu tranh cho một lối thơ mới và nhu cầu
của công chúng là nhìn “thấy mình” cũng như được thỏa mãn những tâm tư,
nguyện vọng mà người đem đến là các nhà thơ, nhà văn. Vì thế, phái thơ mới
được đón tiếp rất nồng hậu bởi nội dung phản ánh nắm bắt ngay tâm lý chung
của công chúng lúc bấy giờ đó là những cái tôi được tự do bộc lộ, thể hiện qua
nhiều góc độ. Nhưng khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ và thành công, nhu cầu
của công chúng không cònđơn thuần là những tình, cảm sự việc riêng tư , cá
nhân nữa. Cái chính bấy giờ là vận mệnh dân tộc và đời sống chung của cộng
đồng. Nhiều nhà thơ còn chưa thoát được “cái tôi” của mình, hoặc giả hòa mình
vào những cõi hư vô, mộng mị, còn Xuân Diệu ông bám sát đời sống thực tế
sáng tác ra nhiều tập thơ và văn xuôi mang đậm chất liệu cuộc sống.
1.2.Quan điểm nghệ thuật
Quan điểm nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong quá trình sáng tạo của
người nghệ sĩ. Là cái nhìn về người cầm bút cũng như hướng đi của nghệ thuật.
Thời gian đầu (trước Cách mạng tháng Tám), Xuân Diệu chịu sự ảnh hưởng
mạnh mẻ của quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật. Thơ ca phải hướng đến những
vẻ đẹp hoàn mĩ, hiện thực cuộc sống được “tô hồng” bởi chất lãng mạn.
Về quá trình cầm bút sáng tạo, theo Xuân Diệu, người nghệ sĩ phải tranh
thủ những gì đang vận động, thu thập những tài liệu từ cuộc sống, vốn hiểu biết
của mình để sáng tác, ông từng nói: “Sau khi phấn đấu trong từng công việc cụ
thể, người ta còn cần biết tập trung sức lực tạo nên những thành quả đích đáng
như năm ngón tay dồn lại thành một quả đấm” đây là quan điểm, thái độ viết của
10


ông.
Thời kì này, Xuân Diệu (cũng như các nhà thơ lãng mạn khác) bắt tay vào
sáng tác bằng thái độ say xưa và đầy tâm huyết, vốn dĩ ngoài đời Xuân Diệu là

một chàng trai mang đậm chất “thi sĩ” và có tâm hồn tràn trề nhựa sống, ông
từng bộc lộ cái nhìn của mình về thơ: “Thơ là tinh nhất, là “cái nhụy” của đời
sống, hướng tới sự biểu hiện một cách tập trung nhất vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm
con người”
Những sáng tạo nghệ thuật sẽ thật lạc lõng, nếu như nó thiếu sự hòa hợp
giữa cuộc đời và con người. Dù chỉ là một “cái tôi” nhỏ bé giữa vũ trụ, Xuân
Diệu cũng không ngần ngại khẳng định sức hút của mình:
“Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật là muôn đá nam châm”
(Cảm xúc)
Xuân Diệu muốn đứng giữa đời mà tận hưởng mọi nét đẹp mà tạo hóa ban
tặng bằng mọi giác quan. Dường như trong thơ ông rất hạn chế thể hiện những
hình ảnh, nội dung theo khuynh hướng bi lụy, đau thương và xa rời thực tế. Thơ
ca càng mang đậm sắc màu cuộc sống thì càng làm cho ta thanh lọc tâm hồn.
Sau cách mạng tháng Tám, quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật bị chỉ trích
nặng nề và không còn chỗ đứng trên thi đàn. Giữa lúc đất nước đang trong hoàn
cảnh “dầu sôi lửa bỏng” thì những nghệ sĩ này chỉ lo cho cái đẹp mộng ảo mà
không phản ánh đúng thực tại. Các nhà thơ thuộc trường phái lãng mạn đã phải
trải qua cơn choáng và chao đảo cho hướng đi sau này của mình. Xuân Diệu
cũng không tránh khỏi những giây phút dằn xé nhưng cách mạng đã soi đường
cho ông.
“Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt
máu;
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao”

11


(Những đêm hành quân)

Vẫn tinh thần nhiệt huyết, say mê với nghề như trước đây nhưng đối tượng
phản ánh trong thơ của ông không chỉ tập trung vào những gì đẹp nhất mà là
hiện thực cuộc sống, phong vị lãng mạn trước đây dần nhạt nhòa thay vào đó là
lý tưởng sống và viết cống hiến cho nhân dân, đất nước. Có thể nói giai đoạn sau
này nội dung thơ văn của ông không còn chất nghệ thuật vị nghệ thuật nữa mà
có phần nghiêng về hiện thực nhiều hơn, sống giữa cuộc đời, phản ánh chân
thực những gì tồn tại đó là quan điểm sau này của ông.
1.3 Phong cách nghệ thuật
Sự thành công hay không của tác phẩm văn chương phụ thuộc rất lớn vào
nội dung tư tưởng và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Trong quá trình sáng
tạo nghệ thuật, việc lựa chọn đề tài, nội dung nào cho thật phù hợp, đòi hỏi
người nghệ sĩ phải có óc tư duy phân tích và cân đo đong đếm sự nặng nhẹ của
đối tượng sáng tác mà lựa chọn hình thức cho phù hợp
Nếu một nghệ sĩ mà không để lại dấu ấn phong cách nghệ thuật cho riêng
mình, vì thế, phong cách nghệ thuật đóng vai trò rất quan trọng, góp phần khẳng
định sự thành công của người nghệ sĩ và tác phẩm văn chương.
Phong cách nghệ thuật là một dấu ấn hay nét riêng của người nghệ sĩ, thể
hiện trong tác phẩm dưới một hệ thống hình tượng, tư tưởng nghệ thuật được
thể hiện qua một sở trường, một lối viết riêng của cá nhân đó. Trong quá trình
sáng tác nghệ thuật, mức độ thể hiện đậm hay nhạt về giá trị nội dung tư tưởng,
giá trị nghệ thuật qua tác phẩm sẽ là một trong những yếu tố làm nổi bật phong
cách riêng của nghệ sĩ.
Ta thấy được phong cách nghệ thuật của thi sĩ là do đặc điểm nội dung và
nghệ thuật được chuyển tải theo phong cách và sở trường riêng của thi sĩ. Xét
qua những sáng tác của Xuân Diệu phong cách nghệ thuật được biểu hiện qua
những đặc điểm sau:
Ảnh hưởng văn học Pháp (thơ tượng trưng) và kế thừa tinh hoa truyền
thống dân tộc tạo nên nét riêng biệt trong phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu.
12



Ngay từ khi còn trên ghế nhà trường Xuân Diệu đã có cơ hội tiếp xúc và
học tập văn học phương Tây điển hình là văn học Pháp. Luồng văn hóa này có
sức mạnh ghê gớm, đã thổi vào tư tưởng giới trí thức đương thời xuôi theo
những trường phái văn học như: chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tượng trưng, chủ
nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện thực. Xuân Diệu được biết đến là một nhà thơ
lãng mạn, đây là điều hiển nhiên vì hầu hết những sáng tác của ông tràn trề ý vị
say đắm, thơ mộng. Bên cạnh đó, ông cũng chịu ảnh hưởng bởi lối thơ tượng
trưng Pháp tiêu biểu qua các thi tài như: Charles Baudelaire, Paul, Varlaire,
Arthus Rimbaud… góp phần làm cho hồn thơ Xuân Diệu trẻ trung tươi thắm và
được diễn tả với cách cảm cách nghĩ, cách biểu hiện mới mẻ.
Ông ít chịu sự ràng buộc nào của hệ thống thi pháp cũ về sáng tạo hình
ảnh, thể thơ, vần điệu. Thơ Xuân Diệu là một dòng chảy tinh khiết, chân thực và
tươi trẻ, không có những gò bó, quy phạm ước lệ làm cho mạch thơ khô khan,
thiếu hấp dẫn.
“Này lắng nghe em khúc nhạc thơm Say người như rượu tối tân hôn “
(Huyền diệu) –
“Cái tôi” say mê giao cảm ngoại giới với đối tượng quen thuộc: tình yêu,
thời gian và tuổi trẻ.
Xuân Diệu được mệnh danh là nhà thơ của tình yêu, thời gian và tuổi trẻ.
Ba đối tượng này không chỉ xuất hiện riêng trong thơ ông mà ũcng là đối
tượng sáng tác của không ít nhà thơ cùng thời. Nhưng chưa nhà thơ nào đạt đến
độ “chín” vể sự chiếm lĩnh hài hòa giữa tình yêu, thời gian và tuổi trẻ như ông.
Sở trường của ông là thiên về tình yêu, không nhà thơ nào diễn tả đư ợc những
xúc cảm tình yêu qua Xuân Diệu mà giới phê bình không sai khi gọi ông là:
“Ông hoàng của thơ tình yêu” những cung bậc trạng thái :
“giục giã”, “lo âu”, “cô đơn”, “tương tư”, “xa cách”, “bâng khuâng”,
“khao khát”, “sung sướng ”, “đau khổ ”, “trách móc”, “vĩnh cửu”… được thể
hiện bằng giọng điệu chân thành và tâm thế cổ vũ tình yêu hết mình:
“Làm sao sống được mà không yêu Không nhớ không thương một kẻ nào

Hãy đốt đời ta muôn thứ lửa
13


Cho từng tia mắt đọ tia sao”
(Bài thơ tuổi nhỏ)
– Bên cạnh đó Xuân Diệu sử dụng ngôn ngữ đầy sáng tạo, luôn có sự tìm
tòi mới mẻ, tạo nên sức gợi hình, gợi cảm. Sự thành công của Xuân Diệu một
phần cũng nhờ lớp từ ngữ được dùng gấy cảm giác mới lạ và đặc biệt. Tác giả
khai thác triệt để các hư từ (“mà”, “và”, “rằng”, “như”, “để”, “vì”…), động từ
nên ngữ điệu cuồng nhiệt, sôi nổi tạo nên giá trị nghệ thuật cho câu thơ (“Ôm”,
“riết”, “tắt”, “buộc”, “bấu”, “cắn”…). Sử dụng những lớp từ này làm phong
phú và dễi n tả sâu sắc cảm xúc mà Xuân Diệu muốn bộc lộ kết hợp với nhiều
hình ảnh (“hoa”, “vườn”, “trăng”, “chim” …) càng tô đậm tài năng và để lại
dấu ấn riêng biệt của tác giả.

14


CHƯƠNG 2. QUAN NIỆM TÌNH YÊU TRONG THƠ XUÂN DIỆU
2.1.Trước cách mạng tháng Tám.
2.1.1.Thể hiện sự chân thành, chung thủy.
Tình yêu là một trạng thái cảm xúc chiếm hữu một phần không nhỏ trong
thế giới tinh thần của con người. Đôi khi đến bất chợt trong giây lát, hoặc được
thử thách với thời gian nhưng một khi đã ngự trị lâu dài trong con tim của ta thì
tình yêu là một liều thuốc thần dược đem lại hạnh phúc và niềm tin giúp con
người sống thật với cảm xúc của mình. Đó là điều kì diệu mà ai ít nhiều cũng đã
từng một lần rung động vì nó, ngay cả Chí Phèo vốn được xem là “con quỷ làng
Vũ Đại” cũng đã yêu và ước mơ một cuộc sống hạnh phúc lâu dài với Thị Nở
hay trong lịch sử văn học có biết bao chuyện tình với muôn vàn sắc thái được

đưa vào sử sách, văn chương. Tình yêu là đề tài muôn thuở, dù ở thời đại nào nó
cũng được khai thác tương ứng với quan niệm chung, phù hợp với nét văn hóa
đương thời.
Đến với Xuân Diệu, tình yêu là một phần không thể thiếu trong “đời phiêu
lãng” của thi sĩ. Không cầu kỳ, hoa mỹ hay bị chi phối bởi những quan niệm
khắt khe của chế độ xưa mà Xuân Diệu đã thể hiện một tình yêu mới mẻ, tự do
với lý trí và tự do với chính con tim của mình. Trong hai tập thơ đầu tay Thơ thơ
và Gửi hương cho gió Xuân Diệu đã để lại dấu ấn của một “cái tôi” trẻ trung
tràn trề nhựa sống với khát vọng giao cảm, hòa mình vào ngoại giới và trái tim
không thôi táo bạo và quyết liệt trong tình yêu.
Tinh binh đắc lực trong Phong trào Thơ mới, Xuân Diệu là người đã làm
sôi nổi bầu không khí của làng thơ mới đang trên đà cách tân, bức p há. Chưa ai
“tham yêu”, “tham sống”, “tham tận hưởng” đặc biệt như ông, từng mạnh dạng
tuyên bố:
“Làm sao sống được mà không yêu, Không nhớ, không thương một kẻ
nào?”
Trước tiên, muốn “chiếm hữu” tình yêu phải có sự chân thành với chính
cảm xúc của mình, nghĩa là khi đã xác định yêu một ai đòi hỏi phải có sự “rung
15


cảm” của con tim. Thi sĩ không thể đùa bởn với “ái tình” được, ông thành thật
với lòng mình:
“Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá
Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì.”
(Vì sao )
Xuân Diệu tuy là đa tình, luôn muốn tận hưởng mọi thú vui yêu đương trên
đời nhưng ông rất chung thủy. Để tìm được một tình yêu có sự đồng điệu g iữa
hai tâm hồn cần phải trải qua nhiều gian nan thử thách chính vì vậy với ông đã
yêu mặn nồng tha thiết thì hãy giữ vững lòng tin yêu đó. Đã nhiều lần Xuân Diệu

thấy hoài nghi và rơi vào trạng thái đau khổ, hụt hẫng cho tình yêu của mình, vì
nhiều lý do khác nhau thi sĩ và người yêu không thể đi cùng nhau đến cuối con
đường tình ái mà nguyên nhân không phải do Xuân Diệu:
“Hôm nay tôi đã chết trong người Xưa hẹn nghìn năm yêu mến tôi; Với
bóng hình xưa, tăm tiếng cũ, Cách xa chôn hết nhớ thương rồi.”
(Ý thu)
Xuân Diệu luôn hết mình vì tình yêu, không có gì khiến tình yêu đẹp hơn
ngoài sự chân thành, chung thủy của chính bản thân khi yêu, vì thế một khi con
tim đã rung động thì hãy yêu và dành trọn những gì tốt đẹp nhất cho người yêu,
có như thế mới vươn đến tính yêu đích thực.
2.1.2 Thể hiện khát khao tận hưởng.
Tình yêu là một món quà hấp dẫn mà tạo hóa đã trao tặng cho mỗi chúng ta,
ai cũng có quyền được yêu và hạnh phúc với “nửa kia” của mình. Nhưng tư
tưởng này chỉ thực sự giải phóng khi văn học hiện đại ra đời qua sự đấu tranh
cho quyền tự do cá nhân, những Đoạn tuyệt, Gánh hàng hoa, Nửa chừng xuân
… cho đến những tuyệt tác trong phong trào thơ mới Tình già, Vội vàng… đã làm
sống dậy những khát vọng yêu đương mãnh liệt bị kiềm hãm trong những khuôn
khổ khắt khe. Xuân Diệu là một hiện tượng nổi bật trong làn thơ mới, với trái
tim đa cảm ông luôn chân thành, chung thủy – đây là sự kế thừa nét đẹp trong
tình yêu của cha ông ta – và cũng không kém phần táo bạo, quyết liệt trong tình
16


yêu. Lý Hoài Thu từng nhận xét Xuân Diệu trong bài nghiên cứu của mình: “…
với Xuân Diệu, “cái tôi” cá nhân được ý thức sâu sắc và mới mẻ hơn. Lần đầu
tiên trên thi đàn; “cái tôi” tiểu tư sản mạnh dạn bày tỏ những tâm tư thầm kín,
những xúc cảm yêu thương tuôn trào, những khát vọng được hưởng thụ không
dứt, khôn nguôi hoa thơm trái ngọt của cuộc đời trần thế” [13;11].
Phần lớn những bài thơ trong Thơ thơ và Gửi hương cho gió không ít lần
nhắc đến những giây phút thần tiên bên nhau giữa hai tâm hồn, dường như giữa

họ không còn khoảng cách nào ngăn trở. Những hành động, ước muốn được
miêu tả bằng những từ ngữ cổ vũ cho sự chiếm hữu như: “Mau đi thôi”,
“Mau với chứ”, “Vội vàng lên với chứ”, “Gấp đi em”, “Xa là chết”, “Tuôn
âu yếm’, “Lùa mơn trớn”, “Uống hồn em”… sự nhiệt thành ấy minh chứng cho
“cái tôi” đầy tích cực trong tình yêu. Đã xa rồi tình yêu trong nhớ nhung, mơ
tưởng chưa một lần dám nắm tay, dám nhìn và dám hôn nhẹ lên môi, mỗi người
có cách tận hưởng tình yêu riêng đôi khi chỉ thầm lặng như thế cũng đủ làm họ
mãn nguyện nhưng Xuân Diệu không thể đứng nhìn tình yêu lặng lẽ trôi đi như
thế, thật uổng phí một đời nếu như yêu mà không tận hưởng được “mật ngọt”
đắm say này. Vì thế ông luôn đi đầu trong việc chinh phục và chiếm lĩnh:
“Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho
hương đừng bay đi”
(vội vàng)
Vậy thì Xuân Diệu đã tận hưởng tình yêu như thế nào? Ông xem tình yêu
như
một dòng nước tinh khiết mát lạnh sẽ làm xoa dịu và tan chảy cơn khát tình
hừng hực:
“Cô hãy là nơi mấy khóm dừa
Dầm chân trong nước, đứng say sưa, Để tôi là kẻ qua sa mạc
Tạm lánh hè gay, - thế cũng vừa”
(Vì sao)
Hay xem tình yêu như một thứ hương thơm mật ngọt mà tuổi trẻ có quyền
tận hưởng:
17


18


“Em vui đi răng nở ánh trăng rằm

Anh hút nhụy của mỗi giờ tình tự”
(Giục giã)
Chính vì tình yêu là một khu vườn đầy hương sắc, mật ngọt nên chàng thi
sĩ không tránh khỏi ngỡ ngàng, làm sao cưỡng lại lời mời gọi thiết tha, hấp dẫn
của thần ái tình dưới những cám dỗ ngọt ngào đến ngây ngất.
2.1.3. Thể hiện khát khao được cảm thông chia sẻ
Tình yêu có muôn vàn sắc thái cảm xúc, khi yêu dường như ta không làm
chủ hoàn toàn lý trí mà đi theo tiếng gọi của com tim. Những hờn giận vu vơ,
những trách móc nhẹ nhàng đến những phút lặng nhìn nhau trong vòng ghen
tuông… đó là những trạng thái cảm xúc, là một thứ gia vị góp phần làm mặn
mà thêm cho tình yêu đôi lứa. Khi yêu người ta thường bỏ qua tất cả thành kiến
cá nhân hay những khuyết điểm của người yêu, thậm chí càng yêu thương những
“điểm xấu” nhỏ nhặt ấy, vì trong tình yêu rất cần sự thấu hiểu chia sẻ và cảm
thông.
Buồn và cô đơn là một tâm trạng riêng lẻ của một cá thể nhưng lại là nét
chung của các nhà thơ mới. Xuân Diệu cũng không ngoại lệ, dường như nỗi buồn
đã “ăn sâu” vào tâm thức tự bao giờ. Đến một phút nào đó nỗi buồn chợt dâng
lên, mà thi sĩ cũng không giải thích được:
“Hôm nay, trời nhẹ lên cao,
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn…”.
Nỗi buồn và sự cô đơn không chỉ tồn tại trong suy nghĩ mà lan rộng đến
tình yêu. Tâm trạng của Xuân Diệu nhiều lúc rơi vào trạng thái chán nản, hoài
nghi vì chính sự thờ ơ, lạnh lùng của người yêu đã không quan tâm, chia sẻ
những nỗi niềm tâm sự hay những đau khổ vất vả trong cuộc đời. Trước tấm
chân tình dành tặng cho người yêu đổi lại bởi sự hờ hững đó thi sĩ không cầm
được sự trách móc:
Khi yêu ta luôn muốn biết “Lòng ta trống lắm, lòng ta sụp Như túp nhà
không bốn vách xiêu; Em chẳng cứu giùm, em bỏ mặc Mưa đưa ta đến bến Đìu
hiu”
19



(Bên ấy bên này)
Khi yêu ta cần biết người yêu nghĩ gì, cần gì, trên tinh thần đó ta phải chan
hòa tình cảm, dùng tấm lòng chân thật cảm nhận tình yêu của đối phương dành
cho ta, Xuân Diệu đã hành động như thế, khi yêu ông không muốn giữ riêng
trong lòng mà càng không muốn người yêu cảm nhận rằng mình vô tâm, hời hợt
ông muốn minh chứng rằng với tình yêu ông luôn dành trọn tất cả tận hưởng hết
mình và dâng hiến hết mình, chỉ có chia sẻ những cảm xúc khi yêu, những vui
buồn tâm tư tình cảm mới chính thức đạt dến tình yêu vô biên, tuyệt đỉnh:
“Hãy ngó sâu vào tận mắt anh Đọc bài thơ mới chưa làm thành; Lòng anh
rạo rực không duyên cớ Khi nắng chiều tơ dởn với cành”
(Có những bài thơ)
Trong tình yêu ấý cần sự cảm thông, chia sẻ với nhau những vui buồn trong
cuộc sống. Đó là yếu tố kỳ diệu giúp gắn kết hai tâm hồn xích lại gần nhau hơn.
Không chỉ nói bằng lời mà còn dùng cả con tim thấu hiểu và cảm nhận tình yêu.
2.2 Tình yêu sau cách mạng tháng Tám.
2.2.1 Tình yêu đôi lứa gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.
Nếu như trước kia những cây bút đắc lực trong phong trào thơ mới tiêu
biểu là Xuân Diệu đã say sưa ca ngợi và tôn thờ chủ nghĩa cá nhân mang dấu ấn
tầng lớp tiểu tư sản, thì giờ đây tư tưởng này đã nhận không ít lời chỉ trích cho
quan điểm cá nhân đó. Dưới sự soi sáng của lý tưởng cách mạng phần lớn các thi
sĩ cũng đ ã tìmđược cứu cánh cho con đường riêng của mình. Xuân Diệu cũng
không ngoại lệ, thật ra nếu xem xét sâu hơn thì không phải đến tận bây giờ Xuân
Diệu mới nhận ra cách mạng là nguồn sáng mới. Ngay khoảng thời gian trước
Xuân Diệu đã tham gia vào một số hoạt động bí mật của cách mạng. Nhà thơ gửi
gắm những nỗi niềm thầm kín đó vào tình yêu thiết tha cuộc sống và hướng tới
sự toàn vẹn trong tình yêu đôi lứa. Có thể nói chính cách mạng đã giúp Xuân
Diệu bước ra khỏi cuộc khủng hoảng, lạc lõng với khí thế của một người chưa
đầy 30 tuổi, ông như bắt đầu một cuộc tái sinh

20


“Tôi đi trên đất nước thân yêu
Không biết bao nhiêu, chỉ biết nhiều ngói mới
Muốn trùm hạnh phúc dưới trời xanh
Có lẽ tôi cũng hóa thành ngói mới”
(Ngói mới )
Xuân Diệu không nhắc nhiều đến tình yêu lứa đôi như giai đoạn trước
nhưng thông qua những vần thơ ca ngợi cuộc sống mới, ta bắt gặp một mạch
nguồn như lan tỏa “Đi giữa dòng người” Xuân Diệu thốt lên “Trời ơi quần
chúng hóa tình nhân”. Tình yêu lứa đôi không còn là tình cảm của hai vủ trụ nhỏ
cô đơn m à đã có sự hòa hợp với mọi người. Đã bớt đi trong thơ những tình cảm
sôi nổi ban đầu của tuổi trẻ yêu đương. Thay vào đó cảm hứng công dân trong
thơ hiện ra như người bạn đồng hành dẫn dắt tình cảm lứa đôi theo tiếng gọi của
tổ quốc. Thơ tình Xuân Diệu giai đoạn này ít xao xuyến và biến hóa hơn trước
nhưng trở nên cao đẹp hơn khi lứa đôi hiểu rõ giữa họ và cuộc đời có mối quan
hệ thắm thiết, bền chặt hơn, Ông không ca ngợi tình yêu một cách chung
chung mà bao giờ cũng gắn với một hoàn cảnh, một sự việc tạo nên một tình
cảm chân thực,lắng nghe lòng mình và ghi lại đủ thứ rung động:
“Đời đáng yêu nhiều lúc có gì đâu Miếng ván chênh vênh giữa nhịp cầu
Một buổi chiều sương nghe chó sủa Sân hè thóc trải, lượn bồ câu. Và thật đáng
yêu hương vị của làng quê”
Có thể khẳng định rằng tình yêu trong thơ Xuân Diệu sau cách mạng tháng
Tám có sự thay đổi so với trước. Tình yêu được hình thành từ những gì bình dị
nhất và gắn liền với hình ảnh quê hương, đất nước. Vì độc lập dân tộc, những
đôi lứa yêu nhau sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cá nhân để thực hiện nghĩa vụ của
mình. “Cái tôi” trong tình yêu giờ đây không còn một mình bơ vơ giữa đỉnh cao
tình ái màđã hoàn toàn hóa thân vào “cái ta” chung của cộng đồng
2.2.2 Tình yêu trong tình nghĩa vợ chồng.

Xuân Diệu và “người thương” sẽ kết tóc se duyên, mặn nồng trong tình
nghĩa vợ chồng dưới một mái nhà đơn sơ nhưng ạhnh phúc. Nhũng bài thơ tiêu
biểu như: “Anh thương em ngủ”, “Đứa con của tình yêu”, “Dấu nằm”, “Đứng
21


chờ em”,, “Quả trứng và lòng đỏ”, “Mượn nhà vũ trụ”… được sáng tác từ
những cảm xúc chân thành dành cho tình yêu. Xuân Diệu nhắc nhiều đến sự
thủy chung trong tình yêu nhưng khác với tình yêu trước cách mạng, sự chung
thủy này hiểu theo nghĩa lâu dài. Đó là chung thủy bền chặt với thời gian, không
chỉ ở hiện tại mà còn vĩnh cửu tới tương lai. Ngay từ những chi tiết thường nhật,
Xuân Diệu không quên người từng hẹn ước:
“Nguyện miếng ngon đừng vắng bóng em
Nguyện cảnh đẹp có em bên cạnh”
(Nguyện)
Trong tâm thức của ông người yêu bé nhỏ luôn hiện hữu như một người
bạn đời thủy chung, thân thiết. Cách thể hiện tình yêu của ông không chỉ là tình
cảm của trai gái đang yêu mà còn là sự quan tâm chăm sóc như vợ chồng dành
cho nhau, một tình yêu bền chặt, chung thủy:
“Hơn là nhắn cá gửi chim
Nhờ mưa đưa bức chăn êm tới người
Thôi em nghĩ việc khuya rồi
Chăn mưa em đắp cùng trời với anh”
(Mưa)
Xuân Diệu nhấn mạnh đến một tình yêu trong sáng, không lệ thuộc vào vẻ
đẹp hình thức, không đắm đuối một cách ích kỷ cho riêng mình như ngày xưa
“cô hãy là nơi mấy khóm dừa”. Giờ đây, “người yêu” của mình chỉ cần thật lòng
yêu thương mình, mang những nét đẹp bình dị của người vợ. Sớm hôm chăm
sóc, kề cận cùng nhau vui thú với hạnh phúc nhỏ nhoi ấy, đôi khi chỉ là một bữa
cơm đạm bạc:

“Tâm thành cơm nước dọn bưng ra Một tuần mong đến, hôm nay tiếp Vào
bát cho em vị đậm đà.”
(Đứng chờ em)
Tình yêu cũng là chuyện đồng điệu về tâm hồn qua những cảm nghĩ về sự
việc cụ thể. Xuân Diệu lấy cái cụ thể trong đời sống hằng ngày mà nói về tình
22


yêu: nhìn em ngủ, chờ em ăn cơm, một đôi đũa mun kỷ niệm, một lần tạm biệt đi
xa… Không chỉ nhìn về hiện tại có những lúc Xuân Diệu nghĩ đến tương lai sau
này, tình yêu của họ sẽ đơm hoa kết trái, những đứa con bụ bẫm ra đời minh
chứng cho tình yêu mặn nồng của họ:
“Anh ước đôi ta có con
Con giống em đẹp nhìn không chán Giống đôi mắt, giống hình gương trán
Con mang tình xán lạn đôi ta.
(Đứa con của tình yêu)
Người ta thường nói, tình nghĩa vợ chồng là cùng nhau xây dựng tổ ấm gia
đình, cùng vui buồn, vượt qua những thử thách trên đường đời. Chính vì thế,
Xuân Diệu mong muốn tình yêu của mình sẽ đi đến cuối cùng đường đời. Đây là
một sự khác biệt trong tình yêu trước và sau cách mạng tháng tám, nếu trước
đây Xuân Diệu yêu với tâm thế như một cuộc phiêu lưu tận hưởng mọi vẻ đẹp
trên đời, cho không uổng phí tuổi thanh xuân hay để tìm quên những nỗi đau
thời cuộc. Có thể nói tình yêu trong thơ Xuân Diệu giai đoạn này rất bình dị và
gần gũi với đời thường. Không cần đạt đến tình yêu lý tưởng về vật chất hay
hoàn hảo về mọi thứ, chỉ cần thật lòng yêu nhau cùng chung tay góp sức xây
dựng một tình yêu hướng tới sự sum vầy, hạnh phúc. Không những phải hiểu
nhau mà còn quan tâm chăm sóc nhau ngay cả những chi tiết nhỏ nhặt trong
cuộc sống thường nhật.

23



C.PHẦN KẾT LUẬN
Trong quá trình tìm hểi u, nghiên cứu đề tài luậ n văn Quan niệm tình yêu
trong thơ Xuân Diệu, người viết đã sử dụng nhiều phương pháp: phân tích,
chứng minh, so sánh… đê làm rõ tình yêu trong thơ Xuân Diệu. Luận văn gồm
ba phần chính: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Ở phần mở đầu,
người viết tìm hiểu sơ lược về lý do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, mục đích nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghên cứu. Ở phần nội dung, người viết
tiến hành đi sâu tìm hiểu đề tài với những đặc điểm và các phương thức nghệ
thuật thể hiện quan niệm tình yêu trong thơ Xuân Diệu. Và cuối cùng là phần
kết luận, ngưới viết tiến hành tổng kết lại các vần đề mà mình đã làm.
Nghiên cứu thơ Xuân Diệu, có nghĩa là nghiên cứu một hiện tượng nghệ
thuật điển hình, một vận mệnh thơ ca tiêu biểu cho cả thế hệ thi nhân tiền chiến
1932 – 1945 ở hai thời kì trước và sau cách mạng tháng tám. Với nửa thế kỉ
hành trình sáng tạo, Xuân Diệu đã để lại trong kho tàng văn học dân tộc một di
sản lớn. Đóng góp của ông vào tiến trình phát triển của nền văn học hiện đại
Việt Nam diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau (sáng tác, phê bình, dịch thuật). .
Để lại 15 tập thơ và hơn 450 bài thơ tình, ông đã đóng góp cho nền văn học
nước nhà những giá trị tình thần to lớn.
Xuân Diệu được mệnh danh là “Ông hoàng thơ tình yêu” , tình yêu trong
thơ ông đa sắc thái, được thể hiện qua nhiều cung bậc khác nhau. Trước Cách
mạng Tháng tám, với tâm thế của chàng trai trẻ đầy nhiệt huyết, Xuân Diệu đã
sáng tác nên những vần thơ tình nồng nhiệt và tạo được tiếng vang lớn. Tình yêu
trong thơ ông không bị ràng buộc, gò bó bởi những luật lệ khắt khe nào. Nó xuất
phát từ tấm lòng chân thành của thi sĩ. Yêu phải chân thành, say đắm và phải
cảm thông chia sẻ, bên cạnh đó tình yêu cần có nhu cầu tận hưởng, đây là quan
niệm tình yêu của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng tám. Sau Cách mạng, tình
yêu trong thơ Xuân Diệu sâu lắng hơn, hướng đến cái ta chung của cộng đồng.
Sự thay đổi này đánh dấu tài năng vượt bật của tác giả, chuyển từ nhà thơ lãng

mạn sang nhà thơ công dân, phục vụ nhân dân.

24


D.TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Cự Đệ( 2004) - Văn học Việt Nam thế kỉ XX - Nxb Giáo dục,
2. Hà Minh Đức –( 2002) Một thời đại trong thi ca về Phong trào Thơ mới
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
3. Bích Hà (2006) Xuân Diệu một cái tôi khao khát nồng nàn – Nxb Hội
Nhà văn, Hà Nội.
4. Lê Quang Hưng ( 1999) Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời kì trước
1945 - Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
5.Mã Giang Lân –(1999)Thơ Xuân Diệu và những lời bình - Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội,
6.Lý Hoài Thu (1999)Thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám 1945
(Thơ thơ và Gửi hướng cho gió) - Nxb Giáo dục
7. Trần Đình Sử ( 2002) Văn học và thời gian - Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội.
8.Từ Sơn( 1999) Hoài Thanh toàn tập - Nxb Văn học, Hà Nội.
9. Hạ Vinh T- Vũ Thanh Việt( 2002) - Thơ mới lãng mạn và những lời
bình - Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
10. HẠ Vinh Thi (2000) Xuân Diệu: Hoàng tử của thi ca Việt Nam hiện đại
- Nxb Hà Nội,
11.Trần Đình Sử -(2002)Văn học và thời gian - Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội,
12. Từ Sơn (1999) Hoài Thanh toàn tập - Nxb Văn học, Hà Nội.

25



×