Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Câu hỏi sinh hoạt chuyên đề môn Hóa học lớp 10 tuần 28

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.87 KB, 2 trang )

CÂU HỎI CHUYÊN ĐỀ MÔN HÓA HỌC TUẦN 28
Câu 1.
Axit gì nhận biết
Bằng quỳ tím đổi màu
Thêm vào bạc nitrat
Tạo kết tủa trắng phau.
Đáp án: Axit HCl ( axit clohidric)
- Làm quỳ tím hóa đỏ
- Tác dụng với AgNO3 cho kết tủa trắng AgCl
HCl + AgNO3 → AgCl↓
Câu 2
Những năm gần đây loại đũa ăn một lần trở nên khá quen thuộc với cuộc sống chúng
ta, nó có nhiều trong các bữa tiễ, đám cưới… gần đây có 1 số hãng sản xuất loại đũa này có
in thêm dòng chữ “ Đũa không có lưu huỳnh” trên bao bì sản phẩm. Vậy nhà sản xuất đã
dùng lưu huỳnh vào đũa trước khi đem bán với mục đích gì và tác hại của nó như thế nào?
Đáp án:
Sử dụng bột lưu huỳnh để tẩy trắng và diệt nấm mốc, chống mốc cho đũa. Tuy nhiên
nếu sử dụng lưu huỳnh có nồng độ cao, lâu dài sẽ gây tổn hại đén hệ thần kinh, ảnh hưởng
đến tuần hoàn tim mạch, sinh sản, miễn dịch
Câu 3
Vì sao sau những cơn giông không khí trở nên trong lành mát mẻ hơn ?
Đáp án
Sau cơn mưa, nếu bạn dạo bước trên đường phố hoặc trên đồng ruộng bạn sẽ cảm
thấy không khí trong lành hơn. Đó là vì hai nguyên nhân:
Một là, nước mưa đã rửa sạch hầu hết các luồng bụi bẩn trôi nổi trong không khí.
Hai là, tia sét gây nên các biến đổi hóa học, trong đó có một lượng oxy biến đổi thành
ozone. Khí Ozone có tính khử độc cao do đó sau cơn mưa có sấm sét bầu không khí trở nên
trong lành hơn.
3O2

tia


luadien
→

2O3

Câu 4
Cặp nhiệt độ là một dụng cụ quen thuộc trong tủ thuốc gia đình. Nhược điểm của cặp
nhiệt độ là rất dễ vỡ, đặc biệt khi vỡ chất thủy ngân trong cặp nhiệt độ sẽ tràn ra ngoài và
đây là một chất độc cực mạnh.
Thủy ngân trong cặp nhiệt độ dù với một lượng rất ít nhưng khí độc của nó có thể ảnh
hưởng mạnh đến phổi của mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ trong nhà. Vì thế khi thủy ngân
trong cặp nhiệt độ bị vỡ chảy ra nhà, nên nhanh chóng rắc nhanh chất bột gì vào chỗ thủy
ngân vỡ? Tại sao?
Đáp án:


Bột lưu huỳnh. Vì lưu huỳnh có thể phản ứng ngay với Hg ở điều kiện thường, tạo
thành HgS kết tủa, có màu đen, ít độc hại hơn, dễ thu gom
Hg + S → HgS↓ (đen)



×