Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Nguyên lý quản lý kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.67 KB, 25 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUÊN TRUYỀN
KHOA KINH TÊ
HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP
MÔN NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ
(chương trình 45 tiết – 60 tiết)
1. Phân tích bản chất hai mặt của quản lý kinh tế, và cho biết ý nghĩa thực
tiễn của vấn đề.
2. Trình bày triết lý quản lý của WinslowTaylo và của Henrypayol; ý nghĩa
thực tiễn của các triết lý đó?
3. Trình bày những đặc điểm của hoạt động quản lý kinh tế; những đặc điểm
đó đòi hỏi nhà quản lý trong thực tiễn quản lý phải đặc biệt chú ý những vấn
đề gì?
4. Trình bày các chức năng chung của quản lý kinh tế, và cho biết vị trí của
từng chức năng trong thực tiễn quản lý.
5. Trình bày các nguyên tắc chung của quản lý kinh tế, và cho biết ý nghĩa
của việc tuân thủ các nguyên tắc đó trong thực tiễn quản lý.
6. Phân tích yêu cầu và nội dung của cơ chế quản lý kinh tế trong nền kinh tế
thị trường; hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam hiện nay?
7. Các công cụ quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường?
phân tích đặc điểm và tác dụng của công cụ kế hoạch.
8. Trình bày đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm của từng loại hình cơ cấu tổ
chức quản lý và mô tả các loại hình cơ cấu tổ chức quản lý đó bằng sơ đồ;
mỗi loại hình cơ cấu tổ chức đó thường được sử dụng để quản lý loại công
việc nào?
9. Tình bày chức năng, nhiệm vụ, vai trò và nội dung của quản lý nhà nước
về kinh tế.


10. Trình bày nội dung của quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh
nghiệp và hướng đổi mới của quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh
nghiệp ở Việt Nam hiện nay


11.Trình bày khái niệm doanh nghiệp; có mấy cách phân loại doanh nghiệp?
theo những cách phân loại đó thì hiện nay ở Việt Nam có những loại hình
doanh nghiệp nào? ý nghĩa quản lý của việc phân loại doanh nghiệp?
12. Các nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường và
những vấn đề đặt ra đối với quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay?
13. Những nội dung cơ bản của quản lý doanh nghiệp? phân tích yêu cầu của
từng nội dung và cách thực hiện.
14. Trình bày khái niệm quyết định quản lý kinh tế, các loại quyết định quản
lý kinh tế và những yêu cầu chung đối với một quyết định quản lý kinh tế.
15. Vì sao phải vận dụng các nguyên lý thông tin vào quá trình ra quyết định
quản lý kinh tế? sự vận dụng từng nguyên lý đó được thể hiện cụ thể như thế
nào?
16. Từ những đặc điểm của hoạt động quản lý kinh tế hãy rút ra những yêu
cầu đối với cán bộ quản lý kinh tế nói chung.
Hà nội ngày 28 tháng 9 năm 2013
Trưởng Khoa

Đồng Văn Phường


Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khoa kinh tế
Phần II: ĐÁP ÁN CHI TIẾT CHO 18 VẤN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP
(PHẦN CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ)
1. Bản chất hai mặt của QLKT và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề
- QLKT là hoạt động điều hoà, phối hợp các hoạt động sản xuất & trao
đổi vật chất để nâng cao hiệu quả của các hoạt động đó, mang lại lơi ích
cho chủ sở hữu; nó mang bản chất hai mặt: mặt tổ chức kỹ thuật và mặt
kinh tế xã hội
+ QLKT ra đời trước hết là tất yếu về tổ chức – kỹ thuật, vì:

-> Hoạt động kinh tế bao giờ cũng được tiến hành trong một kiện vật chất-kỹ
thuật nhất định
-> Ở một điều kiện vật chất-kỹ thuật nhất định, để sản xuất được và sản xuất
có hiệu quả thì người ta phải căn cứ vào điều kiện kỹ thuật hiện tai của sản
xuất để tổ chức sản xuất, không thể tùy tiện
-> Khi nhiều người cùng tham gia vào một quá trình sản xuất được tổ chức
thì tất yếu phải có người tách ra (không trực tiếp sản xuất) để làm nhiệm vụ
điều hòa phối hợp các hoạt động sản xuất trong tổ chức- Đó là hoạt động
QLKT
-> Khi điều kiện vật chất-kỹ thuật của sản xuất thay đổi, thì viêc tổ chức sản
xuất cũng thay đổi, do đó việc tổ chức quản lý phải thay đổi theo
@.Như vậy QLKT ra đời, tồn tại và biến đổi trước hết là do mặt tổ chức kỹ
thuật của sản xuất và do kỹ thuật của sản xuất quy định.
+ QLKT ra đời không chỉ là một tất yếu về tổ chức – kỹ thuật, mà còn là
một tất yếu về kinh tế-xã hội, do quan hệ sở hữu quy định
-> QLKT hiệu quả không phải vì hiểu quả, mà là vì để mang lại lợi ích cho
chủ sở hữu; là cách để thực hiện sở hữu trên thực tế, vì bản chất của sở hữu
thể hiện trước hết ở lợi ích.
-> Do đó, sở hữu khác nhau thì tổ chức quản lý khác nhau, sở hữu thay đổi
thì tổ chức quản lý kinh tế phải thay đổi “chủ nào thì rào giậu ấy”
- Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề:
-> Trong thực tiễn, để tổ chức quản lý kinh tế hiệu quả thì phải từ quy trình
kỹ thuật của sản phẩm (phải từ việc) để tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý
(phải từ việc để định tổ chức định cán bộ)- đó nguyên lý
-> Muốn giải thích triệt để sự ra đời, thay đổi của một hình thức tổ chức
quản lý kinh tế thì phải xuất phát từ hai mặt đó..


- Ví dụ: Cổ phần hoá d/nghiệp nhà nước là giải pháp cơ bản để đổi mới
quản lý doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Vì

+ Các biện pháp đã làm như đổi mới kỹ thuật, sắp xếp, hợp nhất, sát nhập…
không tạo chuyển biến cơ bản vì chưa đề cập đến mặt sở hữu (chưa đề cập
đến mặt bản chất kinh tế xã hội của quản lý)
+ Cổ phần hoá DNNN đã làm cho kết cấu sở hữu của DNNN thay đổi (từ sở
hữu đơn nhất chuyển thành sở hữu hỗn hợp). Khi mặt bản chất kinh tế-xã
hội của quản lý thay đổi thì tổ chức quản lý của doanh nghiệp phải thay đổi
cơ bản
+ Tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp thay đổi..
+ Quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp thay đổi).
2. Triết lý quản lý của WinslowTaylo, của Henrypayol và ý nghĩa thực
tiễn của các triết lý đó
- Triết lý quản lý của WinslowTaylo và ý nghĩa thực tiễn
+ Triết lý quản lý của WinslowTaylo xuất phát từ quan điểm của Ông về
công việc và về con người:
-> Bất kỳ công việc gì (dù nhỏ nhặt đến đâu) cũng đều có một khoa học để
tiến hành …
->. Để con người làm việc tích cực, không trốn việc thì phải có những ràng
buộc đối với con người, “ bản chất con người là trốn việc”, “ con người thích
làm việc theo kiểu trại lính”
+ Triết lý quản lý của WinslowTaylo là lấy khoa học (kỹ thuật) của công
việc để quản lý con người, bắt con người phụ thuộc vào kỹ thuật của công
việc “phương pháp kỹ trị”, bằng cách:
-> Phân chia công việc triệt để; công việc được chia thành nhiều việc nhỏ
khác nhau, chia đến khi nào không chia được thì thôi…
-> Phân công triệt để; mỗi người làm một việc khác nhau để tạo ra sự tất
yếu trong công việc, để con người phụ thuộc vào công việc, để biến quản lý
thành quá trình tự quản lý, qua đó mà nâng cao hiệu quả ….
+ Ý nghĩa thực tiễn:
->. Nhà quản lý phải hiểu công việc mà họ quản lý, phải từ việc để bố trí
người, để định cán bộ (điều này rất quan trọng trong công tác cán bộ…)

->. Phải từ việc (từ quy trình kỹ thuật của sản phẩm) để tổ chức sản xuất và
tổ chức quản lý, việc tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý phải phù hợp với
thiết kế kỹ thuật hay “phải từ việc mà sinh ra tổ chức”…
-> Phải phân công, phân cấp triệt để, không để ai làm toàn bộ một công việc
(0,25)
- Triết lý quản lý của Henrypayol và ý nghĩa thực tiễn


+ Triết lý quản lý của Henrypayol dựa trên cơ sở phê phán những hạn chế
của phương pháp kỹ trị:
-> Phương pháp kỹ trị đã biến người lao động thành một “bộ phận” của máy
móc, không chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của con người…
->. Phương pháp kỹ trị không phát huy được tính chủ động sáng tạo của
người lao động….do đó không phải là phương pháp tối ưu …
+ Triết lý quản lý của Henrypayol:
Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người lao động, của những
người dưới quyền thì phải quản lý bằng:
-> Xác định và đưa ra nguyên tắc hoạt động cho từng loại công việc
-> Xác định và đưa ra định mức kinh tế- kỹ thuật cho từng việc
-> Xác định rõ ràng quyền và nghĩa vu cho từng người và từng chức danh
quản lý; quyền đi liền và tương xứng với nghĩa vụ…
Vì nguyên tắc, định mức, quyền và nghĩa vụ là những ràng buộc mang tính
định hướng (tính quản lý); còn trong phạm vi nguyên tắc, định mức, quyền
& nghĩa vụ, người lao động và những người dưới quyền toàn quyền hoạt
động (tính tích cực chủ động sáng tạo)
+ Thực ra triết lý quản lý của Henrypayol chỉ là sự bổ sung cho triết lý quản
lý của WinslowTaylo; vì việc xác định nguyên tắc, định múc, quyền và nghĩa
vụ lại phải căn cứ vào việc (phải căn cứ vào kỹ thuật và tính chất của việc).
+ Ý nghĩa thực tiễn:
-> Trước khi thực hiện điều hành công việc, nhà quản lý phải xây dựng được

hệ thống nguyên tắc, hệ thống định mức kinh tế kỹ - thuật cho từng việc…
-> Trước khi thực hiện điều hành quản lý công việc, nhà quản lý phải xác
định được quyền và nghĩa vụ của từng người và của từng chức danh quản
lý….
-> Quyền phải gắn liền và tương xứng với nghĩa vụ, trách nhiệm để hạn chế
tình trạng lạm quyền và không đủ quyển….
-> Quyền và nghĩa vụ khác nhau nên sinh ra trên và dưới, vì vậy quyền và
nghĩa vụ phải rõ ràng thì “trên mới ra trên” “dưới mới ra dưới” để nâng cao
hiệu lực của quẩn lý….
3. Đặc điểm của hoạt động quản lý kinh tế và ý nghĩa thực tiễn của vấn
đề
- Khái niệm về quản lý kinh tế: là hoạt động điều hoà, phối hợp các hoạt
động sản xuất & trao đổi vật chất để nâng cao hiệu quả của các hoạt động
đó, mang lại lơi ích cho chủ sở hữu; nó mang bản chất hai mặt: mặt tổ chức
kỹ thuật và mặt kinh tế xã hội
- Tính khoa học:


Có thể rút ra những khái niệm, phạm trù, tính quy luật và quy luật về sự hình
thành và phát triển của các quan hệ QLKT  nhà QL vận dụng vào điều kiện
cụ thể của đất nước, từng địa phương, ngành kinh tế và các đơn vị kinh tế cơ
sở để đưa ra quyết định quản lý phù hợp với thực tế.
• Hệ thống các mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp về QLKT được hình
thành trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật kết quả, đường lối kinh
tế của Đảng và pháp luật của Nhà nước, trào lưu phát triển kinh tế của thời
đại và thực tiễn đất nước. Nhà Quản lý đề ra những giải pháp để tăng trưởng
kinh tế và thực hiện công bằng xã hội.
} Do đối tượng của QLKT quy định…
} Do phải sử dụng kết luận các khoa học..
} Do gắn với tổng kết thực tiễn…

=> Hoạt động quản lý (nhất là các quyết định quản lý) không thể tùy tiện,
nhà quản lý phải có hiểu biết và có kinh nghiệm quản lý, có khả năng quan
sát và biết tổng kết thực tiễn
- Tính nghệ thuật:
Cách thức giải quyết mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý các cấp cũng
như phương pháp “đối nhân xử thế” trong phạm vi doanh nghiệp.
Đòi hỏi nhà quản lý phải xử lý thường xuyên những thông tin về thị trường
để kịp thời đưa ra các quyết định quản lý có cơ sở khoa học  năng động,
linh hoạt.
Đòi hỏi các chủ thể kinh doanh dám chấp nhận rủi ro, dám mạo hiểm để khai
phá những lĩnh vực mới thu lợi nhuận cao.
Phụ thuộc vào: năng khiếu, sở trường và tài nghệ của từng nhà quản lý.
} Không phải ai cũng làm được…
} Phải có tư chất thích hợp…
} Không phải biết là làm được…
} Có khả năng giao tiếp, ứng xử…
=> Nhà quản lý phải có tư chất thích hợp…
- Tính quyền uy:
} Є Quyền lực của tổ chức…
} Є Quyền lực kinh tế…
} Є Quyền lực trí tuệ & đạo đức…
=> Nhà quản lý phải có những thẩm quyền cần thiết, phải minh và sáng,
không được để mất uy…
- Tính thông tin:
-> Gắn với thu thập thông tin…
-> Gắn với xử lý thông tin..
-> Gắn với truyền, bảo vệ tin !!!


=> Nhà quản lý phải có phẩm chất chịu nghe và biết nghe, phẩm chất chịu

nghe và biết nghe phải là tiêu chuẩn quan trọng để lựa chọn cán bộ quản
lý…
- Tính phức tạp:
-> Gắn với bản lĩnh…
-> Gắn với sức chụi đựng…
-> Gắn với sự hiểu biết & trải nghiệm…
=> Nhà quản lý phải được rèn luyện, thử thách và lao động quản lý phải
được xã hội đánh giá đúng, đãi ngộ cao….
4. Các chức năng chung của QLKT, vị trí và yêu cầu của từng chức
năng trong thực tiễn quản lý
- Chức năng quản lý kinh tế là những phương diện hoạt động mà nhà quản
lý phải thực hiện, để thông qua các phương diện hoạt động đó, tác động vào
đối tượng, hướng đối tương tới mục tiêu.
+ Theo cấp độ: QLKT vĩ mô & QLKT vi mô
+ Theo tính chất: QLNN về kinh tế & QL sản xuất kinh doanh
+ Theo lĩnh vực: QL tài chính, QL nhân sự vv…
+ Theo quá trình QL: Các chức năng chung:
- Chức năng chung của quản lý kinh tế là những chức năng mà bất kỳ lĩnh
vực quản lý và cấp quản lý nào cũng phải thực hiện
- Chức năng dự báo
Dự báo là hoạt động xác định những trở ngại, những khuynh hướng của đối
tượng; trên cở sở phân tích thực trạng, kinh nghiệm quá khứ, và dựa trên
những tiền đề khoa học xác định. (thể hiện “cái tầm” của nhà quản lý)
+ Yêu cầu của dự báo:
-> Bao quát đối tượng & môi trường …
-> Đảm bảo cả định tính & định lượng
+Ví dụ về nội dung dự báo…
+ Dự báo thị trường: dự báo quy mô, đặc tính, cơ cấu, áp lực cạnh tranh và
khuynh hướng vận động của thị trường,…
+ Dự báo sự điều chỉnh chính sách từ bên ngoài.

+ Dự báo về sự thay đổi và tiến bộ khoa học – công nghệ
+ Dự báo nguồn lực và sự biến động các yếu tố đầu vào.
● Chức năng hoạch định
Là việc xác định mục tiêu, thiết kế khuôn khổ nhiệm vụ và công việc, bảo
đảm các nguồn lực, xác lập tiến trình và các biện pháp thực hiện. (thực chất
là những quyết định mang tính lựa chọn của nhà quản lý) (Thể hiện thế chủ
động của nhà quản lý)
+Yêu cầu :
Để khả thi, Kế hoạch phải là sự lựa chọn phù hợp, chứ không phải là sự
lựa chọn “tốt” nhất …


Hoạch định dựa trên các nguyên tắc: Nguyên tắc tư duy mới; Nguyên tắc gắn với
thị trường; Nguyên tắc kì hạn; Nguyên tắc mục đích; Nguyên tắc tham gia;
Nguyên tắc 4 tính (tính khả thi, tính kinh tế, tính linh hoạt, tính minh họa).
+ Ví dụ nội dung hoạch định: Thiết lập mục tiêu; Thiết kế nhiệm vụ trọng
yếu; Xác định hệ thống nguyên tắc chỉ đạo; Quy định hệ thống các tiêu
chuẩn và định mức; Phân công quy trình triển khai thực hiện; Bảo đảm các
điều kiện và nguồn lực
● Chức năng tổ chức
+ Đó là hoạt động liên kết, phối hợp các hoạt động và sử dụng lực lượng của
nhà quản lý (Khác chức năng lãnh đạo). (khả năng kết nối, sử dụng lực
lượng)
+ Yêu cầu
-> Từ việc để định tổ chức, định người…
-> Chức năng, quyền hạn rõ ràng…
> Quyền gắn liền & tương xứng trách nhiệm…
> Ví dụ về nội dung tổ chức: Phân tích và lựa chọn cơ cấu tổ chức phù hợp;
Lựa chọn, sắp xếp bố trí cán bộ; Thiết lập nguyên tắc và cơ chế vận hành bộ
máy quản lý; Xây dựng quy trình, thủ tục quản lý chung.

●Chức năng kiểm tra
+ Kiểm tra là hoạt động thể hiện trách nhiệm & quyết tâm đi đến cùng của
nhà quản lý đối với công việc & các quyết định của họ; nó thúc đẩy hành vi
của người dưới quyền & hạn chế sự quan liêu )… thể hiện trách nhiệm và
tâm của của nhà quản lý…
+ Yêu cầu & nội dung kiểm tra:
-> Kiểm tra thực hiện quyết định & kiểm tra quyết định…
-> Kiểm tra thực tế & kiểm tra các chỉ tiêu…
“Lãnh đạo, quản lý mà không kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo, quản
lý”
+ Nội dung kiểm tra
o Kiểm tra quá trình thực hiện quyết định và tính thực tế của quyết định.
o Kiểm tra việc sử dụng nguồn lực có đúng nguyên tắc, đúng pháp luật
không.
+ Phương châm:
o Kiểm tra phòng ngừa
o Kiểm tra công việc
o Kiểm tra điều chỉnh
o Kiểm tra thường xuyên
o Kiểm tra trọng điểm
●Chức năng điều chỉnh
+Thực chất là quyết định bổ sung của nhà quản lý do kiểm tra phát hiện
trong quá trình thực thi quyết định không đúng. Những vấn đề phát sinh mà


khi hoạch định chưa dự báo được hết. (thể hiện sự mẫn cảm, năng động của
nhà quản lý…)
+Yêu cầu: Phải kịp thời & phải thực sự cần thiết…
+Nội dung điều chỉnh:
} Điều chỉnh thực hiện quyết định…

} Điều chỉnh nội dung quyết định…
} Điều chỉnh các chỉ tiêu…
●Chức năng hạch toán
- Là hoạt động phân tích, đnáh giá các phương án hoặc giải pháp treenc ơ sở
các tiêu chí QLKT, qua đó nhận diện hiện tại và định hướng cho các quyết
định của tương lai.( thể hiện óc thực tế & phẩm chất thương gia của nhà
quản lý )
- Các loại hạch toán…
- Nội dung:
+ Cung cấp thông tin cho nhà quản lý thông qua 3 nghiệp vụ hạch toán (hạch
toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ) nhằm đánh giá hiệu
quả của nhiệm vụ và công việc đang thực hiện.
+ Trên cơ sở phân tích hoạt động kinh tế đã, đang diễn ra mà phân tích kịch
bản có thể trong tương lai trước cơ hội và thách thức, lấy quan điểm và các
chỉ tiêu hiệu quả kinh tế để lựa chọn.
 Các chức năng QLKT tạo thành một chỉnh thể thống nhất, trong đó từng
chức năng
vừa có tính độc lập tương đối, vừa có mối quan hệ phụ thuộc vào các chức
năng khác.
5. Các nguyên tắc chung của QLKT, cơ sở và và yêu cầu của từng
nguyên tắc trong thực tiễn quản lý
- Nguyên tắc QLKT là những luận điểm với tư cách là tiêu chuẩn của hành
động đúng mà nhà quản lý buộc phải tuân theo
Nguyên tắc QLKT chí có tính định hướng về phương châm hoạt động cho
hoạt động quản lý kinh tế phải tuân theo, song lại không làm mất đi tính tự
chủ, sang tạo của các bộ phận và cá thể trong hệ thống quản lý kinh tế.
+Nguyên tắc là sự ràng buộc & sự định hướng của nhà quản lý
+ Quản lý luôn gắn liền với nguyên tắc…
+ Nguyên tắc chỉ thực sự là tiêu chuẩn của hành động khi nó phù hợp với
cuộc sống. Tức nguyên tắc phải được xác lập trên cơ sở yêu cầu của các quy

luật, kinh nghiệm đúc rút từ thực tế và giá trị truyền thống, văn hoá cộng
đồng…
+ Tuân thủ nguyên tắc QLKT không đơn giản chỉ là tuân thủ ý chí của nhà
QL, mà còn là tuân thủ quy luật, tuân thủ kinh nghiệm & những giá trị văn
hóa…của cộng đồng!
- Những vấn đề phải chú ý khi vận dụng nguyên tắc quản lý kinh tế


+ Khi nguyên tắc (luận điểm) được thừa nhận rộng rãi (đã phù hợp), thì nhà
QL phải biết tuân thủ để hạn chế thất bại.
+ Nguyên tắc nếu phù hợp thì cũng chỉ phù hợp một cách cơ bản & đại thể,
nguyên tắc không bao quát hết cuộc sống; cuộc sống phong phú hơn nguyên
tắc. Nên tuân thủ, vận dụng phải tính đế khía cạnh cụ thể của cuộc sống…
●Nguyên tắc thống nhất giữa kinh tế & chính trị trong QLKT
+ Cơ sở của nguyên tắc
-> Do mối quan hệ giữa kinh tế & chính trị…
-> Do thất bại kinh tế trước tiên bắt đầu bởi chính trị- xã hội…
-> Chính trị - xã hội là môi trường của kinh tế…
-> Kinh tế là nền tảng hạ tầng và “chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế.
+Yêu cầu của nguyên tắc này là nhà quản lý kinh tế trong thực tiễn phải đặc
biệt quan tâm:
-> Nhận thức đúng mối quan hệ biện chứng giữa chính trị và kinh tế cũng
như vai trò quyết định thuộc về kinh tế: làm chính trị bằng kinh tế.
-> Nhà nước thông qua chức năng kinh tế để củng cố quyền lực chính trị.
-> Sự ổn định của pháp luật, chính sách và sự thay đổi nhân sự trong bộ máy
chính quyền nhà nước.
-> phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế nhằm xây dựng nền
kinh tế độc lập, tự chủ.
-> Thái độ của số đông người dưới, thái độ của cộng đồng & thái độ của
chính quyền

->Tôn trọng & biết thân thiện với chính quyền, với văn hoá, với truyền
thống của cộng đồng.
+Nội dung:
-> Các quyết đinh chính trị phải có cơ sở kinh tế
-> Các quyết định kinh tế phải có quan điểm chính trị
-> Lãnh đạo chính trị hải đặt trọngt âm vào lãnh đạo kinh tế, quyết tâm chính
trị phải nhất quán, khách quan, khoa học.
● Nguyên tắc tập trung dân chủ trong QLKT
+ Chú ý phân biệt: tập trung tập quyền, tập trung dân chủ và tập trung dân
chủ hình thức…
+ Cơ sở của nguyên tắc:
} Do bản chất của QLKT…
} Do quan hệ giữa các lợi ích…
} Do quan hệ cạnh tranh - độc quyền
+ Yêu cầu của nguyên tắc đối với nhà quản lý trong thưc tiễn phải:
} Phân công, phân cấp triệt để trên cơ sở quyền, nghĩa vụ & các định mức
kinh tế -kỹ thuật là cách cơ bản để thực hiên nguyên tắc tập trung dân chủ
trong thực tế quản lý…
} Hoạt động theo định hướng của thị trường nhưng phải có tiếng nói chung
cần thiết (..!)


} Giải quyết tốt quan hệ giữa cạnh tranh & độc quyền, giữa tách & nhập
doanh nghiệp theo điều kiện thực tế
} Giải quyết tốt mối quan hệ giữa quản lý ngành & quản lý vùng, lãnh thổ…
- Xóa bỏ đặc quyền (xin-cho), tách bạch quyền lực kinh tế và quyền lực
chính trị.
+Nội dung:
• Nhà nước tập trung vào nhiệm vụ QLKT vĩ mô, làm tốt vai trò “nhạc
trưởng” để quản lý thống nhất và phát huy sức mạnh, lợi ích chung của cả

nền kinh tế.
• Phân công phân cấp phải bảo đảm cân bằng giữa quyền hạn vói trách
nhiệm, đồng thời với hệ thống giám sát quyền lực hữu hiệu
• Phát huy tính tự chủ sáng tạo của các chủ thể sản xuất – kinh doanh theo
sự dẫn dắt của cơ chế thị trường, trong khuôn khổ pháp luật.
● Nguyên tắc kết hợp khuyến khích lợi ích vật chất & tinh thần trong
QLKT
+ Cơ sở của nguyên tắc:
Do sự thống nhất giữa lợi ích vật chất & lợi ích tinh thần trong đời sống &
mục đích của con người (..!)
+Yêu cầu của nguyên tắc đối với nhà quản lý trong thực tiễn
} Phải kết hợp tốt giữa thưởng & khen (..!)
} Phải hiểu khen, thưởng là để tạo môi trường tâm lý thúc đẩy hành vi của
cả cộng đồng, chứ không đơn giản chỉ là thúc đẩy hành vi của người được
khen, được thưởng (..!)
} Phải phân biệt căn cứ khen thưởng với căn cứ trả công để khen đúng,
thưởng đúng (..!)
} Phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa các loai quỹ & các quan hệ cơ bản
của đời sống con người
+Nội dung:
- chính sách tiền công, tiền lương, tiền thưởng phải công bằng, mang tính
khuyến khích cao.
- tạo lập và duy trì môi trường làm việc thân thiện, có tính cạnh tranh, có cơ
hội cống hiến, có cảm hứng sáng tạo phát triển
- kết hợp và phối hợp hợp lí 2 động lực một cách tối ưu, một cách hợp lý.
● Nguyên tắc tiết kiệm & hiệu quả
+ Cơ sở của nguyên tắc: Do quy luật giá trị & bản chất của QLKT quy
định…
+ Yêu cầu của nguyên tắc trong thực tiễn
} Phải xác định được các định mức kinh tế - kỹ thuật cho cho từng công

việc & hệ tiêu chuẩn của tổ chức, vì “tiết kiệm là chi phí hợp lý”
} Hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào tiết kiệm mà còn phụ thuộc thị trường,
nên quản lý cần quán triệt các quan điểm:


-> SP tốt chưa chắc là hàng hoá tốt…
-> Người tiêu dùng không phải khi nào cũng biết cần gì ,mà chính nhà quản
lý phải hướng dẫn cầu…
> Không phải người ta không mua đựơc hàng, mà là không có hàng phù hợp
để họ mua…
-> Cơ cấu tiêu dùng tương đối ổn định, nhưng cơ câu mặt hàng không nhất
thiết phải ổn định…
-> Viêt nam phải khắc phục tình trạng vô chủ...
Nội dung
• Áp dụng triệt để chế độ hạch toán kinh tế
• Xây dựng và áp dụng hệ thống chỉ tiêu định mức kinh tế - kỹ thuật tiên
tiến đối với việc sử dụng các nguồn lực đầu vào của hệ thống kinh tế
• Hiệu quả và tiết kiệm phải là chỉ tiêu chủ yếu nhất để đánh giá, thẩm định
các quyết định QLKT.
Câu 6. Yêu cầu và nội dung cơ bản của cơ chế quản lý kinh tế trong nền
kinh tế thị trường
- Cơ chế, cơ chế quản lý, cơ chế thị trường và hướng điều tiết cử cơ chế
thị trường
+ Cơ chế là một hệ thống ràng buộc, mà trong hệ thống ràng buộc đó, đối
tượng chỉ có thể vận động thế này, khó có thể vận động thế khác.
+ Nếu hệ thống ràng buộc là những yếu tố khách quan, thì đó là cơ chế vận
động khách quan (cơ chế vận động của các thực thể tự nhiên và xã hội).
VD…
+ Nếu hệ thống ràng buộc là những yếu tố chủ quan do con người tạo ra
nhằm mục đích ràng buộc đối tượng nào đó, thì đó là cơ chế quản lý. VD

- Cơ chế thị trường, hướng điều tiết của cơ chế thị trường đối với các
hoạt động kinh tế và mục tiêu của QLKT
+ Cơ chế thị trường là cơ chế một giá….
+ Giá cả thị trường thống nhất do áp lực cạnh tranh xác lập là thước đo
khách quan buộc doanh nghiệp phải: phải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý,
giảm chi phí…Đây cũng chính là mục tiêu trực mà quản lý kinh tế hướng tới
+ Canh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường vê giá cả, về giá trị sử
dụng và tổ chức tiệu thụ… buộc các doanh nghiệp phải không ngừng tìm
cách giảm chi phí, nâng cao chất lượng và hình thức mẫu mã sản phẩm…
Đây cũng chính là mục tiêu trực mà quản lý kinh tế hướng tới
+ Các hình thức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường như quảng
cáo, môi giới tiếp thị… làm cho cung găp cầu, hàng bán nhanh, vốn quay
vòng nhanh, nâng ca hiệu quả sử dụng vốn… Đây cũng chính là mục tiêu
trực mà quản lý kinh tế hướng tới
KL: Về cơ bản, cơ chế thị trường cũng hướng các hoạt động kinh tế vào
những mục tiêu trực tiếp của QLKT


- Yêu cầu và nội dung cơ bản của cơ chế quản lý kinh tế trong nền kinh
tế thị trường
- QLKT không được cản trở sự điều tiết của cơ chế thị trường, phải biết
sử dụng cơ chế thị trường để đạt mục tiêu
} Vì về cơ bản, cơ chế thị trường cũng hướng các hoạt động kinh tế vào
những mục tiêu của QLKT …} Để thực hiện yêu cầu trên, xã hội phải thừa nhận, tôn trọng & bảo vệ các
quan hệ, các nhân tố kinh tế khách quan của thị trường bằng cách hợp pháp
hoá chúng dưới dạng ý chí Nhà nước…)
=> Đây chính là nội dung QLKT bằng Pháp luật, & nguyên lý của pháp luật
kinh tế chính là tạo hành lang pháp lý cho thị trường hoạt động và kinh
doanh theo cơ chế thị trường…
} Khó khăn lớn nhất trong việc xây dựng hệ thống pháp luật QLKT theo

yêu cầu trên là nhận thức của xã hội về nội dung kinh tế khách quan & vai
trò đích thực của các yếu tố thị trường..
- QLKT hướng vào giải quyết điều kiện hoạt động của thị trường &
điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường
} Vì về cơ bản, thị trường cũng hướng các hoạt động kinh tế vào những
mục tiêu của QLKT ). Nhưng sự hoạt động của cơ chế thị trường lại bị giới
hạn bởi những điều kiện KT-XH nhất định…
} Những điều kiện đó là: Cơ sở hạ tầng, lao động, vốn, công nghệ, sức mua
(mang tính phổ biến…
} Giải quyết những vấn đề trên chính là nội dung QLKT bằng các kế hoạch.
(Kế hoạch xây dựng CSHT, kế hoạch về nhân lực, về vốn, về công nghệ, kế
hoạch tạo lập mở rộng thị trường…)
} Như vậy kế hoạch phải xuất phát từ thị trường & vì thị trường, thị trường
vừa là đối tượng vừa là căn cứ của KH; “kế hoạch mang tính tháo gỡ”! (đó
là nguên lý của kế hoạch trong cơ chế thị trường)…
+ QLKT phải hướng vào giải quyết những vấn đề do thị trường đặt ra
} Thị trường điều tiết các hoạt động kinh tế thông qua các hình thức kinh tế
khách quan như giá, Z, P; nhưng bản thân giá, Z, P có thể bị sai lệch do tác
động nhất thời của điều kiện kinh tế xã hội…
} Thực hiện yêu cầu này chính là nội dung QLKT bằng các chính sách như
chính sách giá cả, chính sách thuế, chính sách tiền tệ…
} Điều khó khăn trong việc thực hiện các chính sách là xác định nội dung
khách quan của giá, của Z, của P…(0,25)
} Nguyên lý của chính sách kinh tế là giải quyết các vấn đề do thị trường đặt
ra…
+ QLKT phải đảm bảo & hoàn thiện chức năng giám đốc của đồng tiền
} Tiền là yếu tố kinh tế khách quan & cơ bản nhất của thị trường “tiền là
đại biểu chung của của cải, là của cải của mọi của cải”…



} Mọi hoạt động kinh tế đều sử dụng tiền làm thước đo để ghi chép , đối
chiếu, so sánh (đều dùng tiền để hạch toán)
=> Tiền tự nó sẽ kiểm soát (giám đốc) các hoạt động kinh tế,phải biết
dùng tiền và thông qua tiền để quản lý…
} Để hạch toán đúng & đầy đủ (để hoàn thiện chức năng giám đốc của
tiền), QLKT phải xây dựng được chế độ hạch toán khoa học (chế độ hạch
toán phải là một nội dung cơ bản của cơ chế QLKT)!
=>Đảm bảo & hoàn thiện chức năng giám đốc của tiền là yêu cầu mang
tính nguyên lý của chế độ hạch toán
Ngoài hạch toán kế toán, QLKT còn sử dụng các hạch toán khác: Hạch
toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ. ..
- Thực chất của cơ chế quản lý kinh tế trong cơ chế thị trường và
hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam hiện nay(6 điểm)
- Để sử dụng cơ chế thị trường đạt mục tiêu quản lý & để quản lý hiệu quả,
cơ chế QL KT phải đáp ứng được 4 yêu cầu (nêu 4 yêu cầu…
- Thực hiện 4 yêu cầu khách quan chính là 4 nội dung cơ bản của cơ chế
QLKT (nêu 4 nội dung..
- Pháp luật, kế hoạch, chính sách, chế độ hạch toán là những can thiệp có
tính phổ biến để hoàn thiện cơ chế thị trường & sử dụng cơ chế thị trường
vào QLKT. Cụ thể là:
+ Pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho thị trường hoạt động và kinh doanh…
+ Kế hoạch tháo gỡ những vấn đề thuộc điều kiện hoạt động của cơ chế thị
trường và điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường…
+ Chính sách giải quyết các vấn đề do thị trường đặt ra…
+ Chế độ hạch toán nâng cao vai trò giám đốc của đồng tiền đối với các hoạt
động kinh tế…
(Đó là nguyên lý của pháp luật, của kế hoạch, của chính sách và của chế
độ hạch toán trong cơ chế thị trường)…
è Như vậy, về thực chất, cơ chế QLKT trong điều kiện cơ chế thị trường
chính là cơ chế thị trường được nhà quản lý sử dụng có ý thức vào mục đích

quản lý…
- Hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam
- Tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường & các loại thị trường…
- Đảm bảo thị trường thực sự là người hướng dẫn các đơn vị lựa chọn lĩnh
vực & phương án kinh doanh hiệu quả…
- Đổi mới pháp luật theo hướng pháp luật tạo hành lang pháp lý cho thị
trường hoạt động và kinh doanh theo cơ chế thị trường …
- Đổi mới kế hoạch theo hướng kế hoạch“tháo gỡ” những vấn đề thuộc về
điều kiện hoạt động của cơ chế thị trường và điều kiện kinh doanh theo cơ
chế thị trường…
- Đổi mới chính sách theo hướng chính sách giải quyết những vấn đề do thị
trường đặt ra (chính sách giá, thuế, lãi suất…)


- Đổi mới chế độ hạch toán theo hướng đảm bảo và hoàn thiện chức năng
giám đốc của đông tiền…(
- so sánh với PL, KH, CS và chế độ hạch toán trong cơ chế quản lý tập trung
bao cấp…
Câu 7. Các công cụ quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị
trường
Nhà nước tác động vào thi trường chủ yếu bằng pháp luật, kế hoạch và
chính sách
- Công cụ pháp luật: đó là hệ thống văn bản có nội dung trực tiếp liên quan
đến sự tồn tại và vận hành của nền kinh tế
+ Đối tượng tác động của pháp luật là những QHKT cơ bản, quan trọng &
chung nhất; khác phương pháp hành chính (ít quan trọng hơn, cụ thể và khu
biệt hơn)…
+ Cách tác động bằng xác định quyền - nghĩa vụ & đảm bảo thực hiện; khác
PPHC (mệnh lệnh đơn phương) …
+ Cơ sở là dựa vào quyền uy khách quan kết hợp với quyền uy Nhà nước;

khác PPHC (dựa vào thẩm quyền)
+ Đặc điểm là Phổ quát & công bằng; khác PPHC (khu biệt, bất binh đẳng)
+ Vai trò của công cụ pháp luật:
} Đưa tính trật tự, tính tổ chức vào nền kinh tế & vào các hoạt động kinh tế,
vì quản lý bằng quyền & nghĩa vụ luôn hàm chứa:
-> Sự phân cấp
-> Thẩm quyền
-> Điều kiện thực hiện
-> Phạm vi thực hiện
-> Trình tự thực hiện
-> Được làm & không.
} Tuân thủ pháp luật làm nảy sinh các quyết định quản lý (nhất là quyết
định áp dụng pháp luât)…
- Công cụ kế hoach: đó là chương trình hành động của chủ thể quản lý; trong
đó xác định rõ các mục tiêu phải đạt, các việc phải làm, các biện pháp thực
hiện, điều kiện thực hiện và tiến độ hoàn thành vv
+ Tâc dụng (vai trò) của công kế hoach:
} Tạo tâm thế chủ động hành động (thứ ngôn ngữ chung)
} Là cái khung khống chế để đảm hành động được tiến hành, được phối hợp
một cách có tính toán, nhờ đó mà giảm thiểu bất trắc, trùng lặp
} Là căn cứ để tổ chức công việc, để kiểm tra…
+ Đặc điểm của công cụ kế hoạch
} Dễ tạo lối mòn trong suy nghĩ & hành động…


} Dễ mất đi tính mền dẻo, năng động…
} Tính quyền uy >< tính hiệu quả (lấy hiệu quả là chủ yếu)…
} Là cái khung khống chế, nếu kế hoạch không đúng thì hậu quả rất nghiêm
trọng
=>Không nên tuyệt đối hóa kế hoạch, kế hoạch ên chỉ bao gồn những nội

dung đủ định hướng và mang tính tháo gỡ những vấn đề đã đặt ra…
- Công cụ chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả nhằm can thiệp vào thị trường
để giải quyết những vấn đề do thị trường đặt ra…
+ Chính sách thuế đó là việc nhà nước quy định các khoản tiền mà tổ chức,
cá nhân phải đóng góp theo nghĩa vụ, do luật định vào ngân sách.(chỉ nhà
nước mới có quyền đặt ra các loại thuế, việc ban hành thuế phải theo trình tự
do luật định và dưới hình thức văn bản luật). Thuế mang nặng tính quyền lực
về hình thức, nhưng mang bản chất kinh tế sâu sắc: )
} Điều chỉnh đầu tư cá nhân & đầu tư cộng đồng…
} Điều chỉnh sức mua của tiền tệ & giá cả…
}. Thu hút vốn đầu tư, phát triển qua hệ kinh tế quốc tế…
} Kiểm soát hiệu quả Kinh tế & hoạt đông kinh doanh…)
+ Chính sách giá cả. Thị trường điều tiết các hoạt động kinh tế chủ yếu
thông qua giá cả, nên ổn định giá cả là cách (là cộng cụ) để ổn định nền kinh
tế. Có 4 biện pháp để ổn đinh giá
} Biện pháp định giá trực tiếp (quy định giá) để quản lý giá của hàng hóa
thuộc các ngành độc quyền (như Fe, điện, than, dầu…) và giá của hàng hóa
thuộc các ngành phúc lợi chung; trên cơ sở giá ở điều kiện bình thường..
} Biện pháp hướng dẫn giá cả bằng cách dựa vào mức giá bình quân để đưa
ra các giới hạn càn thiết về giá (như giá trần, giá sàn, giá tiêu biểu) để các
chủ thể trong nền kinh tế tham khảo….
} Biện pháp khống chế tổng mức giá cả bằng cách đảm bảo tương quan H-T
qua quỹ dự trữ bắt buộc & nghiệp vụ thị trường công khai…
} Biện pháp hoàn thiện cơ chế giá bằng luật chống độc quyền lũng đoạn,
chống cạnh tranh gian dối và bằng thông tin giá cả thường xuyên cho công
chúng …
+ Chính sách lãi suất: Thông qua điều chỉnh lãi suất để điều chỉnh tiền lưu
thông để kểm soát lạm phát và điều chỉnh đầu tư của xã hội ).
Câu 8. Các loại hình cơ cấu tổ chức quản lý chủ yếu và hướng vận dụng
vào thực tiễn quản lý kinh tế

- Căn cứ để phân định các loại hình cơ cấu tổ cức quản lý:
Trong thực tế quản lý có những quan hệ chủ yếu sau:
● Quan hệ quản lý trực tuyến
● Quan hệ quản lý chức năng


● Quan hệ tham mưu cố vấn
● Quan hệ phối thuộc, hợp tác.
Dựa vào các quan hệ thực tế trên, khoa học QLKT phân thành các loai
hình cơ cấu tổ chức quản lý tương ứng để nghiên cứu, để làm rõ ưu nhược
điểm của từng loại hình và đưa ra lời khuyên là mỗi loại hình nên áp dụng để
quản lý đối với loại công việc nào
- Cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến.
+ Đặc điểm
} Tổ chức theo quan hệ trực tuyến (quan hệ trên dưới)
} Mỗi cấp quản lý chỉ có một cấp trên
} Người quản cấp trên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hoạt động của
người dưới quyền
+ Vẽ sơ đồ
+ Ưu, nhược điểm
} Quyền & trách nhiệm rõ ràng, hiệu lực cao…
} Dễ quan liêu
} Dễ quan liêu
ó Quản việc đơn giản, gấp…
- Cơ cấu tổ chức theo chức năng (theo chuyên môn)
+ Đặc điểm (
+Tổ chức theo quan hệ chức năng (quan hệ chuyên môn)
+ Nhân viên thuộc cơ quan chức năng am hiểu chuyên môn và nghiệp vụ
+ Vẽ so đồ
+ Ưu, nhược điểm

} Quyết định có chất lượng cao…
} Dễ bị rối loạn thông tin !
} Cấp dưới phải xử lý nhiều quyết định-> khó->tuỳ tiện
} Trách nhiệm không rõ !
Quản lý việc có chuyên môn sâu…
- Cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến tham mưu
+ Đặc điểm
} Tổ chức theo quan hệ trực tuyến (q/hệ trên dưới là chủ yếu)
} Mỗi cấp quản lý đều có cơ quan tham mưu
} Tham mưu không có quyền ra quyết định.
+ vẽ sơ đồ
+ Ưu, nhược điểm
} Đảm bảo chế độ một thủ trưởng mà quyết định vẫn có chất lượng…
} Bộ máy cồng kềnh, tăng biên chế
} Tham mưu thụ động !
} Chọn tham mưu !!!


ó Được dùng phổ biến…
- Cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng
+ Đặc điểm
} Mỗi cấp đêù có cơ quan chức năng
} Mỗi cơ quan chức năng chịu trách nhiệm nhiên cứu về một lĩnh vực
chuyên môn
} Cơ quan chức năng có quyền ra quyết định hạn chế.
+ Vẽ sơ đồ
+ Ưu, nhược điểm
} Quản lý thống nhất theo cấp
} Vừa phân cấp cần thiết để…
} Cơ quan chức năng dễ lạm quyền…

} Phải xử lý tình trạng không ăn khớp trong bộ máy!!!
ó Dùng phổ biến…
Câu 9. Chức năng, vai trò và nội dung quản lý nhà nước về kinh tế
- Chức năng, nhiệm vụ & vai trò QLKT của nhà nước
● Chức năng ổn định nền kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững; thông qua
thực hiện các nhiệm vụ:
} Đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý ……
} Đảm bảo cán cân thu-chi hợp lý…
} Đảm bảo cán cân xuất-nhập…
} Ổ định dân số…
} Giải quyết việc làm (Thất nghiệp < 5%)…
} Giảm tỷ lệ đói nghèo…
} Bảo vệ môi trường…
● Chức năng phát triển, đảm bảo sự hiệu quả xã hội của quá trình phát triển;
thông qua thực hiện các nhiệm vụ:
} Phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn …
} Phát triển các ngành kinh tế dân sinh….
● Chức năng định hướng nền kinh tế, thực hiện các mục tiêu quốc gia; thông
qua thức hienj các nhiệm vụ:
} Kiểm kê, gám sát các hoạt động kinh tế…
} Kiểm soát, hướng dẫn các hoạt động kinh tế….
- Nội dung quản lý Nhà nước về kinh tế:
+ Xây dựng hệ thống pháp luật QLKT…
+ Xây dựng chiến lược, chính sách & chương trình phát triển kinh tế…
+ Xây dựng hệ thống nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc gia…


+ Xác định quyền & nghĩa vụ của các cơ quan QLNN về kinh tế…
+ Xây dựng các mô hình kinh tế về tài chính, ngân hàng, thông tin,tư vấn…
+Thực hành kiểm tra, kiểm soát, giám sát, xử lý…

QLNN về kinh tế trên cả ba phương diện: Lập pháp, Hành pháp, Tư
pháp.
Câu 10. Nội dung của quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh
nghiệp và hướng đổi mới quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh
nghiệp ở Việt Nam hiện nay
- Khái niệm doanh nghiệp…
- Nội dung QLNN đối với các loại hình doanh nghiệp.
+ Tạo cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp ra đời & hoạt động…
+ Ban hành tiêu chuẩn, định mức & đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn, định
mức..
+ Thực hiện các thủ tục: cấp giấy phép, đăng ký kinh doanh, cấp dấu; đình
chỉ, thu hồi…
+ Đảm bảo doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ: thuế, lệ phí, phí…
+ Giám sát, xử lý tranh chấp, phá sản, tách- nhập…
=>Nhà nước quản lý DN trên cả ba mặt: lập pháp, hành pháp và tư pháp…
- Hướng đổi mới QLNN đối với các DN
+ Đảm bảo cạnh tranh bình đẳng (thuế, cơ hội, Z’)…
+ Cải tiến các thủ tục: Thành lập, kiểm tra, xử lý tranh chấp, phá sản; chuyển
từ xin - cho sang đăng ký,hạn chế giấy phép con…
+Tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho những loại hình doanh nghiệp mới ra đời
& chuyển đổi dễ dàng…
+ Đổi mới quan hệ tài chính giữa nhà nước & doanh nghiệp, như:
Thực hiện nguyên tắc tài chính có phân biệt…
Chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm (tự khai..)…
. Thuế đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu & phát triển…
+ Cấu trúc lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước theo hướng hạn chế đầu tư
dàn trải, tập trung vào những ngành nghề lĩnh vực then chốt để làm tốt vai
trò chủ đạo bằng cách đưa lại điều kiện và môi trường thuận lợi cho các loại
hình doanh nghiệp khác hoạt đông chứ không phải cạnh tranh lại với chúng
như hiện nay….

KL: Doanh nghiệp là tế bào cơ bản của nền kinh tế, sức khỏe của nền kinh tế
phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp; vì vậy, tạo điều
kiện cho các loại hình doanh nghiệp ra đời và hoạt động là hướng cơ bản của
đổi mới quản lý kinh tế và quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay…
Câu 11. Doanh nghiệp, các loại doanh nghiệp và ý nghĩa quản lý của
việc phân loại doanh nghiệp
- Khái niệm doanh nghiệp….


+ DN là tổ chức kinh tế hợp pháp ( kháctổ chức kinh tế ngầm…)
+ DN có tư cách pháp lý độc lập (khác bộ phận của DN…
+ DN lấy HĐKD là M chính (khác đơn vị H/chính Sự nghiệp…
(Kinh doanh là tiến hành một, một số hay toàn bộ các khâu của quá trình
TSX, hoặc thực hiện một dịch vụ nào đó nhằm mục đích kiếm lời)…
- Các loại doanh nghiệp.
+ Dưới góc độ QLKT, việc phân loại doanh nghiệp chính là cơ sở để xác
định cơ chế quản lý cho phù hợp với từng loại…
+ Theo SH: DNNN, DNTT, CTyTNHH, CTyCP, CTyHD, CTy1TV,
DNTNtn, DNTNnn (công ty là DN sở hữu hỗn hợp)
+ Theo tư cách chủ thể: Pháp nhân & thể nhân (Pháp nhân là tổ chức của
nhiều người…
+Theo trách nhiệm tài chính: Hữu hạn & vô hạn
Chịu trách nhiệm VH là chủ DN phải chịu trách nhiệm đến cùng về h/động
của DN bằng toàn bộ tài sản của họ)…
Chịu trách nhiệm HH là chủ DN chỉ chịu trách nhiệm trong khuôn khổ tài
sản mà họ có trong doanh nghiệp…
+ Theo quy mô: DN vừa, DN nhỏ, DN lớn…
+ Theo ngành: DN công nghiệp, DN dịch vụ…
+ Phân định loại doanh nghiệp theo các tiêu chí:
Loại DN

PNkd
TNkd
HHtc
VHtc
- DNNN
*
*
- DNTT
*
*
- CTyTNHH
*
*
- CTyCPh
*
*
- CTyHd
*
*
- CTy1TV
*
*
- DNTNtn
*
*
- DNTNnn
*
*
Câu 12. Nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường
và những vấn đề đặt ra đối với quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam hiện

nay
- Khái niệm doanh nghiệp…
- Nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường:
+ Làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm…
+ Hạch toán độc lập…
+ Cạnh tranh để tồn tại…
+ Hoạt động theo định hướng của thị trường…
- Những vấn đề đặt ra đối với quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam hiện
nay


+ Tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp ra đời (hiện nay sự ra đời
và hoạt đông của các doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các loại
giấy phép con do luật chưa cụ thể rõ ràng, phần lớn văn bản luật phải có
“hương dẫn” mới thực hiện được …
+ Tạo cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp kinh doanh theo cơ chế thị trường,
hiện nay ở nhiều lĩnh vực, các doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong
phạm vi những mặt hàng đã đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp chưa được
kinh doanh tất cả nhưng gì mà pháp luật không cấm ..
+ Loại bỏ những can thiệp quá sâu của các cơ quan nhà nước vào hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp (nhất hạn chế tối đa các giấy phép con của các
bộ và các cấp)..
“sự nguy hại lớn nhất hiện nay là mối quan hệ giữa chính quyền và doanh
nghiệp còn qua chặt chẽ”, vì điều đó là làm hạn chế rất lớn đến tính độc lập
của doanh nghiệp)
+ Đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiêp (bình đẳng
về thuế, về cơ hội, về Z’), nhất là bình đẳng về cơ hôi.
+ Hiện nay, cơ hội tham gia và được kinh doanh của các doanh nghiệp ở
một số lĩnh vực như kinh doanh thuốc tân dược, xăng dầu, xuất bản vv…
chưa thật sự bình đẳng về cơ hội do hệ quả của quá trình chuyển đổi mà độc

quyền nhà nước trước đây giờ biến thành đặc quyền của một số doanh
nghiệp, hoặc do cơ chế đấu thầu chưa thực chất hay chưa minh bạch (nhất là
trong lĩnh vực đầu thầu xây dựng ) vv…
Câu 13. Nội dung cơ bản của quản lý doanh nghiệp
- Quản lý vốn sản xuất
+Vốn sản xuất là giá trị của những tài sản trực tiếp phục vụ sản xuất (như
giá trị nhà xưởng, máy móc, thiết bị vv…
+ Quản lý vốn sản xuất là quản lý năng lực suất xuất thực tế)
+ Yêu cầu (nguyên lý) của quản lý vốn sản xuất:
-> Đảm bảo khai thác hiệu quả năng lực sản xuất hiện có để phục vụ lợi ích
của chủ sở hữu … Vì bản chất sở hữu thể hiện trước hết ở lợi ích…
-> Ai khai thác vốn sản xuất hiệu quả nhất, phục vụ tốt nhất lợi ích của chủ
sở hữu thì được sử dụng vốn sản xuất…
-> Quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng không nhất thiết phải là
một…
+ Các hình thức quản lý vốn sản xuất:
-> Chủ SH trực tiếp quản lý & sử dụng…
-> Chủ SH thuê lao động & trực tiếp quản lý…
-> Chủ SH thuê lao động & thuê quản lý…
-> Chủ SH bán quyền sử dụng vốn sản xuất…
+ Các hình thức cải hoá DNNN :
-> Cổ phần hóa d/nghiệp…


-> Khoán doanh nghiệp…
-> Cho thuê doah nghiệp vv…
- Quản lý các quá trình lao động
+ Yêu cầu (nguyên lý) của quản lý các quá trình lao động:
Đảm bảo các quá trình LĐ được thực hiện tích cực, chủ động, nhưng đúng
hướng.

(Do bản chất QLKT quy định, nhưng đầy mâu thuẫn…)
+Thực hiện bằng:
-> Xác định nguyên tắc hoạt động cho từng loại việc…
-> Xác định các định mức kinh tế kỹ thuật cho từng việc…
-> Xác định quyền, nghĩa vu…co từng chúc danh quản lý…
Vì nguyên tắc, định mức, quyền và nghĩa vụ là những ràng buộc mang tính
định hướng (tập trung). Còn trong phạm vi nguyên tắc, định mức, quyền &
nghĩa vụ; người dưới quyền, toàn quyền hoạt động (dân chủ)…
- Quản lý kết quả sản xuất
+ Yêu cầu (nguyên lý) của quản lý kết quả sản xuất là đảm bảo quyền định
đoạt của chủ sở hữu đối với kết quả sản xuất…
+. Cụ thể là quyền định đoạt 3 quỹ
-> Quỹ bù đắp (quỹ khấu hao)…
-> Quỹ tích luỹ…
-> Quỹ tiêu dung……
14. Quyết định quản lý kinh tế và các loại quyết định quản lý kinh tế
- Quyết định quản lý kinh tế (QĐQLKT).
+ Xét về quản lý, thì QĐQLKT là hình thái cơ bản của quyền uy (thể hiện ý
chí & quyền lực, thái độ của nhà quản lý… )
+ Xét về bản chất, QĐQLKT là một loại thông tin (là tin ra đời từ nhiều
tin…)
+ Xét về nguồn gốc, QĐQLKT là sản phẩm trực tiếp của lao động quản lý
(căn cứ đánh giá cán bộ quản lý)
- Các loại QĐQLKT
● QĐ chiến lược…
● QĐ điều hành tác nghiệp…
● QĐ vĩ mô …
● QĐ vi mô…
● QĐ quản lý Nhà nước về knh tế …
● QĐ sản xuất kinh doanh …

- QĐQLKT đảm bảo yêu cầu :
● Quyết định phải hiệu quả (phải có những thông tin cần):
-> Thông tin về lịch sử đối tượng…
-> Thông tin thực trạng đối tượng…
-> Thông tin dự báo về đối tượng….


● Quyết định phải đúng thẩm quyền (phải có các thông tin đủ):
> Thông tin về văn bản các văn bản pháp luật liên quan …
-> Thông tin về quyết định của cấp trên trên liên quan
-> Thông tin về quy định của điều lệ doanh nghiêp…
(Đảm bảo tính hợp pháp của hoạt động quản lý).
15. Vận dụng các nguyên lý thông tin vào quá trình ra quyết định quản

- Quyết định là một loại thông tin (là tin ra đời từ tin…) nên việc ban hành
các quyết định quản lý phải tuân thủ các nguyên lý của thông tin…
- Vận dụng nguyên lý hệ thống
+ Hệ thống là một nguyên lý của thông tin…
+ Với tư cách là thông tin, khi ban hành QĐ, nhà quản lý phải đảm bảo:
-> Tính hệ thống giữa các QĐ…
-> Tính hệ thống về nội dung trong từng QĐ…
-> Sẽ đảm bảo tính đồng bộ, hạn chế sự chồng chéo, trùng lặp giữa các QĐ
và thực hiện các QĐ…
- Vận dụng nguyên lý trật tự
+ Trật tự là một nguyên lý của thông tin…
+ Với tư cách là thông tin, khi ban hành QĐ, nhà quản lý phải đảm bảo:
-> Tính trật tự, tính lôgíc giữa các QĐ…
-> Tính trật tự, tính lôgíc về nội dung trong từng QĐ…
-> Đảm bảo các hoạt động kinh tế diễn ra có trình tự, có nề nếp; hạn chế
những rối loạn…

- Vận dụng nguyên lý về sự hỗn loạn
+ Hỗn loạn là một nguyên lý của thông tin…
+ Với tư cách là thông tin, khi quản lý kém hiệu lực, chứng tỏ:
-> Hệ thống QĐ quản lý không còn phù hợp…
-> Đến lúc phải thay đổi hệ thống quản lý…
-> Có thể gây ra sự rối loạn nhất định trong hoạt động kinh tế & hoạt động
quản lý; sự rối loạn đó là khó tránh khỏi, phải dũng cảm chấp nhận…
- Vận dụng nguyên lý Liên hệ ngược
+ Tính hai chiều (xuôi- ngược) là một nguyên lý của thông tin…
+ Với tư cách là thông tin, quyết định của nhà quản lý chỉ là một chiều…
-> nhà quản lý cần phải có những thông tin ngược mang tính phản biện để
hoàn thiện quản lý không ngừng…
-> Nhà quản lý phải có phẩm chất “chịu nghe & biết nghe”…
-> Phẩm chất chụi nghe & biết nghe phải trở thành tiêu chí quan trọng đẻ lựa
chọn cán bộ quản lý (nhất là lựa chọn cán bộ thực quyền …)
3.5 Vận dụng nguyên lý đa dạng
- Đa dạng là một nguyên lý của thông tin…


- Với tư cách là quá trình thông tin, để nâng cao hiệu quả của từng QĐ, thì
quản lý phải bao gồm nhiều loại quyết định tác động đồng bộ lên đối
tượng…
16. Cán bộ quản lý kinh tế và những yêu cầu chung đối với cán bộ quản
lý kinh tế.
Cán bộ quản lý kinh tế là tất cả các cá nhân thực hiện chức năng quản lý
nhất định trong bộ máy quản lý kinh tế.
- Cơ cấu cán bộ quản lý kinh tế gồm:
+ Cán bộ quản lý điều hành là người có quyền ra quyết định, tổ chức thực
hiện quyết định & chịu trách nhiệm về các quyết định…
+ Cán bộ chuyên môn là người có nhiệm vụ chuẩn bị các đề án giúp cán bộ

quản lý điều hành lựa chọn & ra quyết định…
+ Nhân viên nghiệp vụ là những người thu thập, xử lý thông tin & làm các
công việc hành chính khác…
+ Quan niệm đúng về cơ cấu cán bộ quản lý kih tế liên quan đến chế độ tiền
công và khen thưởng của doanh nghiệp…
- Lao động quản lý và sản phẩm của lao đông quản lý kinh tế
+ Sản phẩm trực tiếp của lao động quản lý là các quyết định quản lý, không
phải là hàng hoá dưới dạng vật chất nhưng lại trực tiếp tham gia vào quá
trình tạo ra giá trị & lợi nhuận…
+ Lao động quản lý kinh tế không nằm ngoài, mà nằm trong quá trình sản
xuất & tái sản xuất vật chất…
-- Những yêu cầu chung đối với cán bộ QLKT
+ Yêu cầu chung đối với cán bộ quản lý kinh tế xuất phát từ đặc điểm của
lao động quản lý kinh tế và do đặc điểm của lao động quản lý kinh tế quy
định…
+ Lao động quản lý kinh tế gắn liền với thông tin nên nhà quản lý kinh tế
phải có phảm chất “chịu nghe & biết nghe”…
+Tính khoa học & tính nghệ thuật của lao động quản lý đòi hỏi nhà quản lý
không chỉ có kiến thức…mà còn phải có tư chất, không chỉ có hiểu biết mà
còn phải có phong cách……
+ Lao động quản lý kinh tế gắn với lĩnh vực sản xuất nhất định, vì vậy nhà
quản lý phải có chuyên môn để tổ chức điều hành…
+ Lao động quản lý dựa vào quyền uy của quyền lực hợp pháp, nên nhà
quản lý ngoài năng lực, còn phải có phẩm chất chính trị và dạo đức…
+ Lao động quản lý là loại lao động phức tạp, do đó mà nhà quản lý phải có
sức khoẻ cần thiết và có bản lĩnh của một thương nhân văn minh…
Hà nôi, ngày 22 tháng 4 năm 2015
Người biên soạn



TS. Đồng Văn Phường


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×