Tải bản đầy đủ (.ppt) (59 trang)

NHAN XET MANG LUOI DO THI VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 59 trang )

Chủ đề 8:

Nhận xét mạng lưới đô thị Việt Nam và
sự khác biệt mạng lưới đô thị theo vùng - Giải thích
nguyên nhân sự khác biệt và Phân tích ảnh hưởng
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
GVHD: TS.Phạm Thị Xuân Thọ
HVTH: Dương Thị Hà
Nguyễn Thị Phương Hà
1


I.NỘI DUNG CHÍNH:
1.
2.
3.

4.

5.

6.

Phân loại đô thị ở Việt Nam.
Hệ thống đô thị Việt Nam.
Nhận xét mạng lưới đô thị Việt Nam và
khác biệt mạng lưới đô thị theo vùng.
Nguyên nhân của sự khác biệt mạng lưới
thị theo vùng.
Ảnh hưởng của sự khác biệt mạng lưới đô
theo vùng đối với sự phát triển kinh tế hội.


Định hướng phát triển - Giải pháp.
2

sự
đô
thị



II.NỘI DUNG CỤ THỂ:
1. PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM:


Phân loại đô thị có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản
lí đô thị. Hệ thống phân loại đô thị với tiêu chí cụ thể
giúp các địa phương tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng
vật chất kĩ thuật để nâng cấp đô thị.



Theo theo nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày 5/10/2001 về
việc phân loại đô thị và cấp quản lí đô thị, mạng lưới đô
thị của nước ta được phân thành 6 loại dựa vào các tiêu
chí cơ bản như số dân, chức năng, mật độ DS, tỉ lệ dân
tham gia vào hoạt động sx phi NN. 6 loại đó là: loại đặc
biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV, loại V. Cụ thể như sau:
3


1.PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM (tt):

1.1.Đô thị loại đặc biệt:
Đô thị loại đặc biệt phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây :
1)

Thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hoá, khoa học - kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông,
giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội của cả nước;

2)

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên;

3)

Có cơ sở hạ tầng được xây dựng về cơ bản đồng bộ và hoàn chỉnh;

4)

Quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên;

5)

Mật độ dân số bình quân từ 15.000 người/km2 trở lên.
4


1.PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM (tt):
1.2.Đô thị loại I:
Đô thị loại I phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

1)

Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa
học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong
nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước;

2)

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở
lên;

3)

Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;

4)

Quy mô dân số từ 50 vạn người trở lên;

5)

Mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km2 trở lên.

5


1.PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM (tt):
1.3. Đô thị loại II:
Đô thị loại II phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây :

1)

Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá,
khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao
lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ
liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước;

2)

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80%
trở lên;

3)

Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối
đồng bộ và hoàn chỉnh;

4)

Quy mô dân số từ 25 vạn người trở lên;

5)

Mật độ dân số bình quân từ 10.000 người/km trở lên.
2

6



1.PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM (tt):
1.4. Đô thị loại III:
Đô thị loại III phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây :
1)

Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học
kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên
tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc
một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh;

2)

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên;

3)

Có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;

4)

Quy mô dân số từ 10 vạn người trở lên;

5)

Mật độ dân số bình quân từ 8.000 người/km2 trở lên.
7


1.PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM (tt):
1.5. Đô thị loại IV:

Đô thị loại IV phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:


Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về
chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao
thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh;



Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 70% trở
lên;



Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng bộ và
hoàn chỉnh;



Quy mô dân số từ 5 vạn người trở lên;



Mật độ dân số bình quân từ 6.000 người/km2 trở lên.

8


1.PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM (tt):
1.6. Đô thị loại V:

Đô thị loại V phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
1)

Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về
chính trị, kinh tế, văn hoá và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế xã hội của một huyện hoặc một cụm xã;

2)

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên;

3)

Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng nhưng chưa đồng bộ
và hoàn chỉnh;

4)

Quy mô dân số từ 4.000 người trở lên;

5)

Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên.
9


1.PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM (tt):
*** Tiêu chuẩn phân loại đô thị áp dụng cho các trường hợp đặc
biệt (đối với một số đô thị loại III, loại IV và loại V):



Đối với các đô thị ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa và
hải đảo thì các tiêu chuẩn quy định cho từng loại đô thị có thể
thấp hơn, nhưng phải đảm bảo mức tối thiểu bằng 70% mức
tiêu chuẩn quy định tại các mục trên.



Đối với các đô thị có chức năng nghỉ mát, du lịch, điều dưỡng,
các đô thị nghiên cứu khoa học, đào tạo thì tiêu chuẩn quy mô
dân số thường trú có thể thấp hơn, nhưng phải đạt 70% so với
mức quy định; riêng tiêu chuẩn mật độ dân số bình quân của
các đô thị nghỉ mát du lịch và điều dưỡng cho phép thấp hơn,
nhưng tối thiểu phải đạt 50% so với mức quy định tại các mục
trên.
10


2.HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM:
Trong những năm qua, các đô thị nước ta đã phát triển nhanh cả về số
lượng lẫn chất lượng.





Năm 1989: 500 điểm đô thị, số dân đô thị: 12.919 nghìn người.
Năm 2003: 661 điểm đô thị, số dân đô thị: 20.512,3 nghìn
người.
Năm 2006: 689 điểm đô thị, số dân đô thị: 22.824 nghìn người.

Năm 2007: 729 đô thị với dân số khoảng 25 triệu người,chiếm
gần 28% dân số cả nước, trong đó có:
+ 2 đô thị đặc biệt: Hà Nội và TP.HCM, trực thuộc Trung ương.
+ 4 đô thị loại I: Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ.
+ 13 đô thị loại II.
+ 36 đô thị loại III: các TP còn lại và các thị xã: Vĩnh Long, Thủ
Dầu Một, Châu Đốc, Tân An, Đông Hà, Kon Tum, Bà Rịa, Bạc Liêu, Sa
Đéc, Bến Tre, Bảo Lộc, Cửa Lò.
+ 39 đô thị loại IV, là các thị xã của các tỉnh còn lại.
+ 639 đô thị loại V: các thị trấn.
11


2.HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM (tt):


Các đô thị đã đảm nhiệm được vai trò là trung tâm phát triển
của ngành kinh tế quốc dân và các mặt của đời sống xã hội,
trong đó các thành phố giữ vai trò hạt nhân tạo vùng kinh tế.
Đến năm 2008 đã có 50 thành phố:
+ 2 đô thị loại đặc biệt: Hà Nội, TP.HCM
+ 4 đô thị loại I: Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ.
+ 13 đô thị loại II: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Nam Định,
Thanh Hóa, Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt,
Biên Hòa, Mỹ Tho, Vũng Tàu.
+ 31 đô thị loại III: Lào Cai, Lạng Sơn, Yên Bái, Bắc Giang, Điện
Biên Phủ, Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Cẩm Phả, Sơn La, Hòa
Bình, Thái Bình, Đồng Hới, Hà Tĩnh, Tam Kì, Quảng Ngãi, Tuy
Hòa, Pleicu, Phan Rang-Tháp Chàm, Phan Thiết, Cao Lãnh, Sóc
Trăng, Cà Mau, Rạch Giá, Sơn Tây, Phủ Lý, Tân An, Hội An, Hà

Đông, Ninh Bình, Long Xuyên.
12


3.NHẬN XÉT MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ VIỆT NAM VÀ SỰ KHÁC BIỆT
MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ THEO VÙNG:
Phân bố đô thị và số dân đô thị năm 2006:

Các vùng

Cả nước
1.Trung du và miền núi Bắc
Bộ
2.Đồng bằng sông Hồng
3.Bắc Trung Bộ
4.Duyên hải Nam Trung Bộ
5.Tây Nguyên
6.Đông Nam Bộ
7.Đồng bằng sông Cửu Long

Số
lượn
g
đô
thị
689
167
118
98
69

54
50
133

Trong đó
TP

Thị


Thị
trấn

DS đô thị
(nghìn
người)

38
9
7
4
7
3
3
5

54
13
8
7

4
4
5
13

597
145
103
87
58
47
42
115

22.824,0
2.151,0
4.547,0
1.463,0
2.769,0
1.368,0
6.928,0
3.598,0

13


3.NHẬN XÉT MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ VIỆT NAM VÀ SỰ KHÁC BIỆT
MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ THEO VÙNG:
Số
lượng

đô
thị

Số dân
đô thị
(nghìn
người)
(năm
2006)

Tỉ lệ dân
đô thị
của các
vùng so với
TS dân ĐT
cả nước (%)

Cả nước

689

22.824

100

1.Đồng bằng sông Hồng

118

4.547


19,9

2.Trung du và miền núi Bắc Bộ

167

2.151

9,4

3.Bắc Trung Bộ

98

1.463

6,4

4.Duyên hải Nam Trung Bộ

69

2.769

12,1

5.Tây Nguyên

54


1.368

6,0

6.Đông Nam Bộ

50

6.928

30,4

133

3.598

Vùng

7.Đồng bằng sông Cửu Long

14

15,8


3.NHẬN XÉT MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ VIỆT NAM VÀ SỰ KHÁC BIỆT
MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ THEO VÙNG:



Xét một số tỉnh, thành phố có số dân đô thị nhiều nhất trong cả nước:
năm 2007:

- TP.HCM: 5.425,5 nghìn người = 85,5 % dân số trong TP, = 23,2% DS đô
thị cả nước.
- Hà Hội (cộng thêm dân đô thị của Hà Tây): 2451,1 nghìn người = 41,9%
DS của TP, = 10,5% DS ĐT cả nước.
- Hải Phòng: 747,7 nghìn người = 40,5% DS của TP, = 3,2% DS ĐT cả
nước.
- Đà Nẵng: 698 nghìn người = 86,7% DS của TP, = 3% DS ĐT cả nước.
- Thừa Thiên – Huế: 363,6 nghìn người = 31,6% DS trong tỉnh, = 1,6% DS
ĐT cả nước.
- Cần Thơ: 582,7 nghìn người = 50,5% DS của TP, = 2,5 DS ĐT cả nước.
15


3.NHẬN XÉT MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ VIỆT NAM VÀ SỰ KHÁC BIỆT
MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ THEO VÙNG (tt)

*** Quan sát một số lược đồ để thấy sự phân bố mạng
lưới đô thị Việt Nam:






Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam năm
1999.
Lược đồ mạng lưới đô thị theo qui mô dân số nội

thành năm 1999.
Lược đồ tỉ lệ dân thành thị theo từng tỉnh năm 1999.
Lược đồ mật độ điểm đô thị năm 2004.
Lược đồ mạng lưới đô thị theo quan hệ hành chính
tỉnh.
16


3.NHẬN XÉT MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ VIỆT NAM VÀ SỰ KHÁC BIỆT
MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ THEO VÙNG (tt)

1.1.Nhìn chung:
-



Nước ta có mạng lưới đô thị ngày càng tăng, vừa rải tương đối
đều khắp cả nước, vừa tập trung vào các vùng phát triển hơn,
nhưng phần lớn là các đô thị nhỏ và trung bình.
Các thành phố lớn về quy mô dân số và tiềm lực kinh tế đều
tập trung chủ yếu ở 3 vùng kinh tế trọng điểm. Ở đó, các thành
phố, đô thị đang nhanh chóng chỉnh trang bộ mặt đô thị cũng
như việc mở rộng về quy mô diện tích, dân số:
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: gồm TP.HCM, Đồng Nai,
Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An,
Tiền Giang với diện tích 30,6 ngàn km2, dân số 15,2 triệu người
(năm 2006), chiếm khoảng hơn 30% dân số đô thị cả nước
(riêng TP.HCM: 23,2% DS ĐT cả nước – 2007).
(Tháng 9/2005, Thủ tướng Chính Phủ chấp thuận bổ sung Tiền Giang
vào vùng KTTĐ phía Nam-công văn số 4973/VPCP-ĐP).

17


3.NHẬN XÉT MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ VIỆT NAM VÀ SỰ KHÁC BIỆT
MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ THEO VÙNG (tt)
+ TP.HCM có quy mô dân số và tiềm lực kinh tế lớn nhất, là trung tâm
vùng và cấp quốc gia, với diện tích 2.093 km2, số dân chiếm 6,6% DS
toàn quốc năm 1999 nhưng chiếm 19% GDP và 30% giá trị sản lượng
công nghiệp toàn quốc.
Đến năm 2005, DS TP.HCM tăng lên 6,239 triệu người, chiếm 7% DS,
20,24% GDP và 24,42% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. Trong
tương lai, TP.HCM sẽ trở thành siêu đô thị với quy mô trên 8 triệu dân
vào năm 2015.
Các đô thị đối trọng với TP.HCM là Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tam
Phước, Nhơn Trạch, Hiệp Phước, Bến Lức, Tân An.
+ Các đô thị khu vực Bà Rịa-Vũng Tàu: TP.Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa. Đô
thị mới Phú Mĩ sẽ phát triển mạnh, đến năm 2020 có quy mô DS
khoảng 1 – 1,5 triệu người.
+ Khu vực còn lại thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước,
Tây Ninh, Tiền Giang sẽ phát triển các đô thị vừa và nhỏ.

18


3.NHẬN XÉT MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ VIỆT NAM VÀ SỰ KHÁC BIỆT
MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ THEO VÙNG (tt)


Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: gồm thủ đô Hà Nội, Hà Tây, TP.Hải
Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên với

diện tích 15,3 ngàn km2, DS 13,7 triệu người (năm 2006).
VKTTĐ Bắc Bộ là khu vực tập trung nhiều đô thị có lịch sử phát
triển lâu dài và các đô thị mới thành lập, tốc độ phát triển đô thị
khá nhanh chóng. Trong đó thủ đô Hà Nội là đô thị đầu tàu chủ lực
của vùng, cùng với TP.Hải Phòng, TP.Hạ Long, TP.Hải Dương, TP.Nam
Định, TP Phủ Lí và các thị xã, thị trấn của các tỉnh trong vùng.
+Thủ đô Hà Nội với diện tích 3.421 km2 (từ năm 2008), DS 6,5 triệu
người là trung tâm hành chính, văn hóa, khoa học-kĩ thuật lớn nhất
cả nước; đồng thời là trung tâm kinh tế và giao dịch quốc tế của cả
nước.
Các đô thị đối trọng hỗ trợ cho Hà Nội là TP.Sơn Tây, TP.Hòa Bình,
Xuân Mai, Xuân Hòa, Phúc Yên, Sóc Sơn.
(Từ ngày 1/8/2008, Hà Nội đã sáp nhập thêm tỉnh Hà Tây, huyện
Mê Linh của Vĩnh Phúc, một phần huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa
Bình gồm 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung).

19


3.NHẬN XÉT MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ VIỆT NAM VÀ SỰ KHÁC BIỆT
MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ THEO VÙNG (tt)



+ TP Hải Phòng là đô thị trực thuộc Trung ương với chức năng cảng, công
nghiệp, dịch vụ, du lịch của cả nước. Các TP khác có chức năng công
nghiệp và du lịch có khả năng phát triển mạnh trong tương lai.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: gồm Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, diện tích 27,9 ngàn km 2, dân số 6,3
triệu (năm 2006).

+ Huế (đô thị cấp I): trong tương lai (năm 2020) quy mô DS khoảng 0,8
triệu người. Chức năng của TP.Huế là trung tâm kinh tế, dịch vụ, đầu mối
giao thông của vùng và cả nước. Hướng mở rộng ra cảng Chân Mây,
Thuận An để khai thác thế mạnh cảng, dịch vụ và công nghiệp.
+ TP.Đà Nẵng (đô thị cấp I): là trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch, dịch vụ.
TP.Đà Nẵng là đô thị hat nhân của tam giác tăng trưởng kinh tế miền Trung,
TP phát triển gắn với đô thị: như Tam Kì, Điện Nam-Điện Ngọc. Đà Nẵng
với chức năng cảng, du lịch biển và công nghiệp. TP.Đà Nẵng phát triển
gắn với các thành phố công nghiệp hóa chất dầu mỏ như TP.Chu Lai, khu
công nghiệp hóa dầu Dung Quất.
20


3.NHẬN XÉT MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ VIỆT NAM VÀ SỰ KHÁC BIỆT
MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ THEO VÙNG (tt)

- Các đô thị quy mô vừa và nhỏ đang được chú
trọng phát triển trên phạm vi toàn quốc nhằm
phát triển kinh tế, tiến hành công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và thành lập các đô thị vệ tinh,
các đô thị mới, thực hiện mục tiêu đạt tỉ lệ
dân số đô thị 45% ở nước ta vào năm 2020.
Đồng thời tránh được sự di dân nông thôn đô
thị, tận dụng được tài nguyên thiên nhiên và
nhân lực, tránh được sự phát triển đô thị chủ
đạo với quy mô dân số quá lớn.
21


3.NHẬN XÉT MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ VIỆT NAM VÀ SỰ KHÁC BIỆT

MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ THEO VÙNG (tt)
3.2.Sự khác biệt mạng lưới đô thị theo vùng:
- Sự khác biệt giữa mạng lưới đô thị ở các vùng KTTĐ và các vùng còn lại trong
nước.
So với các vùng có mạng lưới đô thị còn kém, Đồng bằng sông Cửu Long tuy có
mạng lưới đô thị dày hơn nhưng đa số là đô thị nhỏ nên tỉ lệ dân đô thị còn rất
thấp.
-

Giữa các vùng KTTĐ:
+ Vùng KTTĐ miền Trung: không có đô thị loại đặc biệt như ở VKTTĐ phía Bắc và
phía Nam, mật độ điểm đô thị, số lượng dân đô thị cũng thấp hơn hai vùng này.
+ Vùng KTTĐ miền Bắc: mạng lưới đô thị dày đặc nhất cả nước nhưng số lượng,
tỉ lệ dân đô thị không bằng ở vùng KTTĐ miền Nam. Nơi đây có thủ đô Hà Nội là
đô thị đặc biệt có số dân đô thị lớn thứ hai trong nước nhưng tỉ lệ dân đô thị của
thủ đô còn thấp hơn TP.HCM và TP.Đà Nẵng.
+ Vùng KTTĐ miền Nam: có số lượng, tỉ lệ dân đô thị lớn nhất cả nước. TP.HCM là
đô thị loại đặc biệt, có số lượng, tỉ lệ dân đô thị lớn nhất so với các tỉnh, TP khác
trong nước.

22


3.NHẬN XÉT MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ VIỆT NAM VÀ SỰ KHÁC BIỆT
MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ THEO VÙNG (tt)
+ Hai TP lớn nhất là Hà Nội và TP.HCM đã tạo ra hai chùm đô thị với phạm
vi ảnh hưởng ngày càng mở rộng cùng với sự phát triển của giao thông
vận tải và số lượng chức năng về dịch vụ ngày càng lớn.
-


Nếu xét theo quan hệ quản lí hành chính (các TP, thị xã tỉnh lị phục vụ
các đơn vị hành chính của tỉnh) thì sẽ thấy sự bất đối xứng trong trong
mạng lưới đô thị của hầu hết các tỉnh, TP:
+ Phần lớn các TP, thị xã tỉnh lị phân bố ven các dòng sông lớn, các
vùng cửa sông ven biển. Các dòng sông, trong nhiều trường hợp lại là
địa giới tự nhiên giữa các tỉnh, và điều này làm hạn chế khả năng lan
tỏa ảnh hưởng của các đô thị tương đối lớn do các tư duy về hành
chính.
+ Trong khi đó, ở những huyện xa xôi của các tỉnh, các dịch vụ lại
nghèo nàn. Ở các tỉnh miền núi có DT lớn như Tây Nguyên, Tây Bắc,
mạng lưới điểm đô thị thưa thớt, đô thị nhỏ, thì ảnh hưởng càng hạn
chế.
23


3.NHẬN XÉT MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ VIỆT NAM VÀ SỰ KHÁC BIỆT
MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ THEO VÙNG (tt):

-

Mặc dù có sự gia tăng các đô thị, tuy nhiên sự gia tăng này tập trung chủ yếu
ở đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long, thưa nhất tại Tây
Nguyên và Trung du Miền núi phía Bắc. Đô thị phát triển cả về quy mô đất đai
và dân số nhưng sự phát triển này còn dài trải, thiếu bản sắc và chưa thực sự
chất lượng, mạng lưới các đô thị còn thiếu tính liên kết.

-

Nếu xét riêng theo từng tỉnh thì tỉ lệ dân đô thị cũng rất không đồng
đều:

+ Những tỉnh, TP có tỉ lệ dân đô thị cao: TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội,
Quảng Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ.
+ Những tỉnh, TP có tỉ lệ dân đô thị khá cao: Hải Phòng, Khánh Hòa,
Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Lâm Đồng, Thừa Thiên-Huế, Đồng
Nai…
+ Những tỉnh có tỉ lệ dân đô thị thấp: Thái Bình, Hà Nam, Tuyên
Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,…
*** TP.HCM và Hà Nội là hai TP có số dân đô thị lớn nhất cả nước tạo
thành hai cực phát triển rất rõ rệt.

24


4.NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ KHÁC BIỆT MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ
THEO VÙNG:
4.1.Do sự phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa có sự khác
nhau và do truyền thống lao động của dân cư.
- Ở các vùng miền núi, trung du, vùng sâu vùng xa: quá trình đô
thị hóa gặp nhiều khó khăn do KT kém phát triển vì thiếu vốn,
KH-KT, lao động có trình độ, vị trí địa lí, địa hình không thuận
lợi, cơ sở hạ tầng còn thấp kém; dân cư còn sống chủ yếu bằng
nghề nông.


Ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển mạnh, đô thị hóa
diễn ra chậm.



Mặt khác, hầu như các đô thị ở đây còn mang nặng tính hành

chính, chưa phải là những đô thị có CN, DV phát triển mạnh nên
khả năng thu hút dân cư, lao động, đặc biệt là lao động có trình
độ cao, cũng như khả năng thu hút đầu tư còn kém…Do vậy,
kinh tế phát triển chậm nên chưa có nhiều cơ hội để mở mang,
phát triển thêm các đô thị.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×