Tải bản đầy đủ (.doc) (159 trang)

Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng NNPTNT việt nam chi nhánh hải châu thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.77 MB, 159 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HUỲNH THỊ TÚ TRINH

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG
NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH
DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Đà Nẵng- Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HUỲNH THỊ TÚ TRINH

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG
NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH
DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HỒ HỮU TIẾN



Đà Nẵng- Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Huỳnh Thị Tú Trinh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài................................................................................2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu............................................................4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................5
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu...........................7
6. Bố cục của luận văn..............................................................................8
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu...........................................................8
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG
NỘI BỘ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

THƢƠNG MẠI.............................................................................................19
1.1. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI................................................................................................................. 19
1.1.1. Khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại.......19

1.1.2. Hoạt động tín dụng ngân hàng đối với khách hàng cá nhân kinh
doanh...............................................................................................................19
1.1.3. Rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với khách
hàng cá nhân kinh doanh.................................................................................21
1.2. CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI..................... 26
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc của xếp hạng tín dụng nội bộ
khách hàng cá nhân kinh doanh...................................................................... 26
1.2.2 Bản chất hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng thƣơng
mại...................................................................................................................28


1.2.3. Mục đích của công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá
nhân kinh doanh..............................................................................................29
1.2.4. Nội dung công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân
kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại...........................................................31
1.2.5. Tiêu chí phản ánh kết quả công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách
hàng cá nhân kinh doanh.................................................................................34
1.2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác xếp hạng tín dụng nội bộ
khách hàng cá nhân kinh doanh tại ngân hàng thƣơng mại............................37
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...............................................................................40
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI

BỘ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH HẢI CHÂU.....................................................................................41
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI CHÂU.............................. 41
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.................................................... 41
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của Agribank chi nhánh Hải Châu......42

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh......................................... 43
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Hải Châu
qua 5 năm 2012-2016......................................................................................45
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ KHÁCH

HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI CHÂU......52
2.2.1. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân kinh doanh
của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam...................52


2.2.2. Tình hình thực hiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng
cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam – Chi nhánh Hải Châu............................................................................61
2.2.3. Kết quả công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân
kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –
Chi nhánh Hải Châu........................................................................................70
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI
CHÂU..............................................................................................................79
2.3.1. Thành công................................................................................... 79
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân.................................................................80
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...............................................................................85
CHƢƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP
HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI CHÂU....................................................86
3.1. CĂN CỨ KHUYẾN NGHỊ......................................................................86

3.1.1. Định hƣớng chung của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Hải Châu....................................................86
3.1.2. Định hƣớng hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách
hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam - chi nhánh Hải Châu......................................................................88
3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN
DỤNG NỘI BỘ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI

NHÁNH HẢI CHÂU......................................................................................89


3.2.1. Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam - chi nhánh Hải Châu..............................................................89
3.2.2. Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam................................................................................................. 99
3.2.3. Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc............................... 104
KẾT LUẬN.................................................................................................. 108
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
QUYẾT ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH TÊN ĐỀ TÀI (Bản sao)
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN (Bản sao)
NHẬN XÉT PHẢN BIỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ (Bản sao)
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Agribank


Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

BIDV

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và phát triển Việt Nam

CBTD

Cán bộ tín dụng

CIC

Trung tâm thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

CN

Cá nhân

CNKD

Cá nhân kinh doanh

IPCAS

Hệ thống thanh toán và kế toàn khách hàng của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

KH

Khách hàng


KHKD

Kế hoạch kinh doanh

KHCN

Khách hàng cá nhân

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

MB

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội Việt Nam

NH

Ngân hàng

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

NCB

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc Dân Việt Nam

PAKD


Phƣơng án kinh doanh



Quyết định

TCTD

Tổ chức tín dụng

TSĐB

Tài sản đảm bảo

XHTD

Xếp hạng tín dụng

XHTDNB

Xếp hạng tín dụng nội bộ

XLRR

Xử lý rủi ro


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

bảng

Tên bảng

Trang

2.1.

Kết quả huy động vốn tại Agribank CN Hải Châu giai
đoạn 2012-2016

46

2.2.

Tình hình dƣ nợ cho vay tại Agribank CN Hải Châu
giai đoạn 2012-2016

48

2.3.

Kết quả tài chính của Agribank Hải Châu từ năm
2012- 2016.

50

2.4.

Kết quả chấm điểm cá nhân kinh doanh


57

2.5.

Phân loại nợ theo xếp hạng của Agribank Việt Nam

57

2.6.

Kết quả chấm điểm tài sản bảo đảm

67

2.7.

Đánh giá tổng hợp từ điểm xếp hạng tổng hợp và
điểm xếp hạng tài sản đảm bảo của Agribank Việt

67

Nam
2.8.

Số lƣợng KHCNKD đƣợc xếp
Agribank Hải Châu từ 2012-2016

hạng tín dụng tại


70

2.9.

Số lƣợng KHCNKD phát sinh nợ xấu theo hạng
khách hàng từ năm 2012 đến năm 2016

74

2.10.

Số lƣợng KHCNKD đƣợc xếp hạng và dƣ nợ xấu
KHCNKD tại Agribank Hải Châu từ 2012 đến 2016

77

3.1.

Xếp loại lƣơng tƣơng ứng với dƣ nợ xấu của
KHCNKD

96


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ

Tên sơ đồ


Trang

2.1.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Agribank CN Hải Châu

42

2.2.

Quy trình chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ và
phân loại nợ khách hàng cá nhân của NHNo&PTNT

59

Việt Nam
3.1

Quy trình thu thập thông tin đối với khách hàng cá
nhân kinh doanh tại NH NNo&PTNT Việt Nam – chi
nhánh Hải Châu

92


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động kinh doanh tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt

động kinh doanh ngân hàng nói riêng cũng nhƣ mối quan hệ giữa ngân hàng
với các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế nói chung. Để nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh ngân hàng, các công cụ quản trị rủi ro tín dụng là
thật sự cần thiết. Xếp hạng tín dụng là một khâu quan trọng đối với các ngân
hàng thƣơng mại nhằm đo lƣờng rủi ro tín dụng của từng khách hàng. Vì vậy
việc nghiên cứu hoàn thiện công tác XHTD nội bộ không những đóng vai trò
quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thƣơng mại mà còn hỗ trợ
cho việc ra quyết định cho vay của các ngân hàng.
Hiện nay hầu hết các nghiên cứu tại Việt Nam đều tập trung hoàn thiện
công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp, trong khi đó các nghiên
cứu về công tác xếp hạng tín dụng cá nhân kinh doanh chƣa đƣợc quan tâm
nhiều. Nguyên nhân là do gặp phải nhiều khó khăn về nguồn thông tin sử
dụng cho công tác xếp hạng tín dụng nội bộ. Hơn nữa việc vận dụng mô hình
chấm điểm tín dụng cho đối tƣợng khách hàng cá nhân kinh doanh giữa các
ngân hàng còn nhiều điểm khác nhau và chƣa có sự thống nhất cụ thể giữa
các Ngân hàng thƣơng mại. Trong điều kiện thực tiễn tại Việt Nam, công tác
xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân kinh doanh của NHTM vẫn còn
nhiều hạn chế về nội dung, quy trình thực hiện và hệ thống chỉ tiêu đánh giá
còn gặp nhiều khó khăn vƣớng mắc về nguồn thông tin, điều kiện áp dụng,…
Theo quyết định số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/11/2011, Agribank đã
đƣa vào sử dụng, vận hành hệ thống XHTDNB do công ty Enrst&Young tƣ vấn
xây dựng từ năm 2007, công tác XHTDNB đã có nhiều đóng góp tích cực trong
việc hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank. Hệ thống XHTD nội bộ của Agribank
đã đƣợc xây dựng cụ thể cho từng nhóm đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp, cá


2

nhân tiêu dùng, cá nhân kinh doanh và tổ chức kinh tế. Tuy nhiên vì là một
trong những ngân hàng chiếm thị phần khá lớn trên thị trƣờng cung cấp dịch

vụ tài chính của Việt Nam nên mạng lƣới khách hàng cá nhân kinh doanh
rộng lớn và số lƣợng khách hàng cá nhân kinh doanh nhiều là một trong
những trở ngại cho công tác XHTD nội bộ KH cá nhân kinh doanh.
Tại Agribank chi nhánh Hải Châu, mặc dù đã áp dụng hai hệ thống
XHTDNB dành cho KH cá nhân vay tiêu dùng và KH cá nhân vay kinh doanh
nhƣng công tác XHTD nội bộ khách hàng CNKD còn tồn tại nhiều vƣớng mắc,
trở ngại về quy trình thực hiện công tác, hệ thống các chỉ tiêu, kết quả XHTDNB
chƣa phản ánh chính xác mức độ rủi ro tín dụng của KH cá nhân kinh doanh.
Các cán bộ tín dụng trực tiếp thực hiện công tác này vẫn chƣa nắm rõ đƣợc mục
đích và tầm quan trọng của hoạt động này dẫn đến công tác XHTD nội bộ đối
với KH cá nhân kinh doanh tại Chi nhánh còn nhiều bất cập. Do đó, để khắc
phục những khó khăn, đồng thời đƣa ra những khuyến nghị hoàn thiện công tác
XHTD nội bộ đối với KH cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Hải Châu, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn
thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân kinh
doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi
nhánh Hải Châu, thành phố Đà Nẵng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát:
Phân tích thực trạng công tác XHTD nội bộ đối với KH cá nhân kinh
doanh, làm rõ những thành công, hạn chế còn tồn tại, nhận định nguyên nhân;
từ đó đề xuất các khuyến nghị hoàn thiện công tác XHTD nội bộ đối với KH
cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam – chi nhánh Hải Châu.


3

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối
với khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại
- Phân tích thực trạng công tác XHTD nội bộ đối với khách hàng cá nhân
kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh
Hải Châu. Làm rõ những vấn đề còn hạn chế trong công tác XHTD nội bộ
KHCNKD và nguyên nhân .
- Đề xuất những khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác XHTD nội bộ
đối với khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Hải Châu.
Câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, nội dung của luận văn phải giải quyết đƣợc
các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Bản chất và đặc điểm, nguyên tắc, mục đích của xếp hạng tín dụng nội
bộ khách hàng cá nhân kinh doanh của NHTM là gì?
- Nội dung công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân kinh
doanh bao gồm những vấn đề gì? Tiêu chí nào phản ánh kết quả công tác xếp
hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân kinh doanh của NHTM?
- Thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ KHCNKD tại Agribank
nhƣ thế nào?
- Thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân kinh
doanh tại Agribank Hải Châu nhƣ thế nào? Những thành công đạt đƣợc và
hạn chế còn tồn tại trong công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá
nhân kinh doanh tại Agribank Hải Châu là gì? Vì sao tồn tại những hạn chế?
- Agribank Hải Châu cần làm gì để hoàn thiện công tác xếp hạng tín
dụng nội bộ khách hàng cá nhân kinh doanh của mình?
- Agribank Việt Nam cần làm gì để hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín


4


dụng nội bộ khách hàng cá nhân kinh doanh, hỗ trợ hoàn thiện công tác này
tại Agribank chi nhánh Hải Châu?
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là lý luận về XHTDNB khách hàng
CNKD của NHTM và thực tiễn công tác XHTDNB khách hàng CNKD tại
Agribank Chi nhánh Hải Châu.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung:
Về mặt lý luận, luận văn sẽ làm rõ: đặc điểm của hoạt động tín dụng KH
CNKD, RRTD trong hoạt động tín dụng KH CNKD của NHTM; khái niệm,
đặc điểm nguyên tắc, mục đích XHTDNB KH CNKD; công tác XHTDNB
KH CNKD, các tiêu chí phản ánh kết quả công tác này và các nhân tố ảnh
hƣởng đến công tác XHTDNB KHCNKD của NHTM.
Về mặt thực tiễn, luận văn tập trung phân tích thực trạng công tác xếp
hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân kinh doanh tại Agribank Hải
Châu qua các nội dung: hệ thống XHTDNB khách hàng CNKD của Agribank,
đặc điểm XHTDNB khách hàng CNKD của Chi nhánh, công tác xếp hạng tín
dụng nội bộ (xây dựng hệ thống, triển khai quy trình xếp hạng tín dụng nội
bộ, sử dụng kết quả XHTD nội bộ, đánh giá công tác XHTDNB), qua đó đánh
giá kết quả thực hiện công tác, xác định những thành công và hạn chế, đề xuất
khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác XHTNB KH cá nhân kinh doanh tại
Chi nhánh.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng
công tác XHTD nội bộ đối với KH cá nhân kinh doanh tại Agribank chi
nhánh Hải Châu gồm trụ sở chính và 5 phòng giao dịch trực thuộc (PGD 2/9,
PGD Hòa Cƣờng, PGD Nguyễn Tri Phƣơng, PGD Nguyễn Văn Linh, PGD


5


Thuận Phƣớc).
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Luận văn nghiên cứu công tác XHTD
nội bộ đối với KH cá nhân kinh doanh trong khoảng thời gian 5 năm từ 2012
đến 2016.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn thực hiện nghiên cứu đề tài theo hƣớng ứng dụng, dựa trên cơ
sở kết hợp những nghiên cứu thực chứng và các thông tin thu thập đƣợc từ
thực tế của công tác XHTD nội bộ KH CNKD, từ đó phát hiện ra những vấn
đề còn tồn tại và đề xuất khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác XHTDNB
khách hàng CNKD tại Chi nhánh.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng các phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa
Nội dung: Tổng hợp những thông tin đa dạng về cơ sở lý luận
XHTDNB, thực trạng công tác XHTDNB tại Agribank Hải Châu từ các
nguồn tài liệu khác nhau và sắp xếp thành hệ thống các nội dung theo trình tự
chặt chẽ có liên quan với nhau từ tổng quan đến chi tiết, từ nguyên nhân đến
kết quả.
Mục đích: Có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về nội dung của công tác
XHTDNB KH CNKD, rút ra nguyên nhân của các hạn chế còn tồn tại của
công tác XHTDNB đối với KH CNKD. Rút ra những kết luận logic chặt chẽ
từ thực trạng đến thành công đạt đƣợc, hạn chế còn tồn tại, phân tích để nhìn
thấy những nguyên nhân của các hạn chế.
- Phƣơng pháp tổng hợp lý luận
Nội dung: Thực hiện phân tích và tổng hợp lý thuyết từ những nguồn tài
liệu khác nhau bao gồm:
+ Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại trƣờng Đại học Kinh Tế - Đại học Đà
Nẵng trong 3 năm từ 2014 đến năm 2016.



6

+ Các báo cáo khoa học, bài đăng tạp chí trên những tạp chí thuộc danh
sách giới hạn theo yêu cầu của khoa Tài chính – Ngân hàng
+ Tài liệu nội bộ về xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam
Mục đích: Tổng hợp nguồn thông tin từ dữ liệu thu thập đƣợc để tiến
hành phân tích, đánh giá hoạt động của công tác XHTD nội bộ đối với KH cá
nhân kinh doanh. Tìm ra cấu trúc, xu hƣớng nghiên cứu của công tác XHTD
nội bộ tại Việt Nam. Tổng hợp những nội dung lý thuyết cho phần trình bày
cơ sở lý luận sau đó.
- Phƣơng pháp chuyên gia
Nội dung: phỏng vấn với các cán bộ tín dụng trực tiếp thực hiện công tác
về sự khác biệt giữa mô hình XHTD nội bộ cũ (năm 2007) và mô hình mới
(năm 2011), quy trình thực hiện, sử dụng kết quả của hệ thống XHTD nội bộ
nhƣ thế nào, trong quá trình thực hiện công tác có khó khăn vƣớng mắt gì
hay không…
Mục đích: Làm rõ những vấn đề còn tồn tại khi quan sát, thu thập đƣợc
những thông tin đánh giá khách quan của cán bộ nhân viên mà các tài liệu
nghiên cứu không thể cung cấp.
- Phƣơng pháp so sánh
Nội dung: So sánh thời gian dữ liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của
Agribank chi nhánh Hải Châu, dữ liệu kết quả công tác XHTD nội bộ đối với
KH cá nhân KD qua các năm. So sánh không gian về công tác XHTD nội bộ
của Agribank chi nhánh Hải Châu với các NHTM khác. Thực hiện phân tích
số liệu bằng cả hai phƣơng pháp so sánh tƣơng đối và so sánh tuyệt đối.
Mục đích: tìm hiểu điểm tƣơng đồng và khác biệt về công tác XHTD nội
bộ KH cá nhân KD giữa Agribank Hải Châu với các tổ chức khác. So sánh tuyệt
đối để thấy đƣợc mức độ biểu hiện quy mô, khối lƣợng giá trị về các chỉ



7

tiêu đánh giá kết quả công tác XHTD nội bộ. So sánh tƣơng đối để thấy đƣợc
tốc độ phát triển, xu hƣớng biến động của các dữ liệu về kết quả kinh doanh.
- Phƣơng pháp nhân quả
Nội dung: Dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập và phân tích đƣợc, thực hiện
rút ra những kết luận về thành công và tồn tại của công tác XHTD nội bộ đối
với KH cá nhân KD tại Chi nhánh. Sau đó phân tích những nhân tố ảnh
hƣởng đến công tác XHTD nội bộ đối với KH cá nhân KD, những nhân tố
nào là nguyên nhân dẫn đến tồn tại đã trình bày.
Mục đích: Xác định mối liên hệ giữa nguyên nhân và những tồn tại cần
khắc phục của công tác XHTD nội bộ đối với KH CNKD, từ đó phân tích
đƣa ra những khuyến nghị liên quan đến các nguyên nhân đã nêu nhằm khắc
phục những tồn tại của công tác này tại Chi nhánh.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Về mặt khoa học, luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác xếp
hạng tín dụng nội bộ đối với KH cá nhân kinh doanh gồm nội dung của công
tác, bản chất của công tác trong việc đo lƣờng rủi ro tín dụng, những tiêu chí
đánh giá hiệu quả của công tác XHTD nội bộ đối với KH cá nhân kinh doanh
tại các NHTM
Về mặt thực tiễn, luận văn phân tích thực trạng công tác XHTD nội bộ
KH cá nhân kinh doanh tại Agribank chi nhánh Hải Châu, đƣa ra những đánh
giá về kết quả công tác, rút ra những thành tựu và hạn chế còn tồn tại của
công tác này tại Chi nhánh. Từ đó đề xuất những khuyến nghị nhằm hoàn
thiện công tác XHTD nội bộ đối với KHCN kinh doanh tại Agribank Hải
Châu.


8


6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
cơ bản của luận văn đƣợc chia làm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với
khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại
Chƣơng 2: Thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách
hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam – chi nhánh Hải Châu.
Chƣơng 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng
nội bộ khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hải Châu.
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Để có nguồn thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn, tác giả đã
tham khảo từ một số nghiên cứu đi trƣớc cũng nhƣ các tài liệu trong và ngoài
nƣớc, từ đó rút ra kinh nghiệm và định hƣớng nghiên cứu cho đề tài của
mình, cụ thể nhƣ sau:
Đối với những nghiên cứu trong nƣớc, tác giả tham khảo từ những luận
văn Thạc sỹ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ba
năm gần đây bao gồm:
Đề tài “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng
cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, tác giả
Lê Nguyễn Ngọc Quyên, luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng (2014). Đề tài đã
trình bày khái quát cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng từ đó chỉ ra xếp hạng tín dụng
nội bộ là một trong những phƣơng thức đo lƣờng rủi ro tín dụng, bên cạnh đó đề
tài cũng trình bày điểm khác biệt của XHTD nội bộ đối với khách hàng cá nhân
so với khách hàng doanh nghiệp qua đó cho thấy sự cần thiết của việc hoàn thiện
hệ thống XHTD nội bộ đối với khách hàng cá nhân. Một số mô



9

hình XHTD đối với khách hàng cá nhân nhƣ mô hình FICO, nghiên cứu của
Stefanie Kleimeier, hệ thống XHTD nội bộ KH cá nhân của Vietinbank, E&Y đã
đƣợc so sánh để chỉ ra những điểm chung và khác biệt của các mô hình. Từ đó
khi thực hiện đánh giá hệ thống XHTD nội bộ đối với KH cá nhân tại Agribank
từ năm 2010 đến năm 2013, tác giả đã phân tích hệ thống này và so sánh với các
hệ thống XHTD nội bộ đã nêu trên nhằm đƣa ra những khuyến nghị mà hệ thống
XHTD nội bộ của Agribank cần tham khảo từ các mô hình khác. Một trong
những điểm mới của đề tài là thực hiện đánh giá hệ thống dựa vào phƣơng pháp
phỏng vấn, thu thập ý kiến từ các chuyên gia, các CBTD trực tiếp thực hiện công
việc này, phân loại và ƣu tiên lựa chọn những ý kiến của các CBTD có kinh
nghiệm công tác từ 2011 đến 2013 vì Agribank ban hành hệ thống mới từ năm
2011. Tác giả tập trung phân tích bộ chỉ tiêu của hệ thống XHTD KH cá nhân và
đánh giá dựa trên cơ sở là mô hình của Stefanie Kleimeier, đề tài phân tích cụ thể
hạn chế của mỗi nhóm chỉ tiêu và đƣa ra những nhận định loại bỏ hoặc thay thế
bằng một chỉ tiêu khác thích hợp hơn. Từ những phân tích và đánh giá, tác giả
đƣa ra nhóm giải pháp cụ thể về chỉ tiêu và trọng số của hệ thống nhƣ bổ sung
thêm chỉ tiêu “số món vay của KH”, “tài khoản tiết kiệm” hay việc thay đổi
trọng số cho từng đối tƣợng khách hàng cá nhân khác nhau. Ngoài ra, tác giả còn
đƣa ra những giải pháp bổ trợ về thu thập thông tin, tham khảo ý kiến từ CBTD.
Tuy nhiên khi đánh giá hệ thống, đề tài chỉ dừng lại ở việc nêu những thành tựu
và hạn chế của mô hình XHTD tại Agribank mà vẫn chƣa phân tích nguyên nhân
của những hạn chế đó. Những nội dung đƣợc trình bày trong phần lý luận vẫn
chƣa đủ chặt chẽ và logic để làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng và đề xuất
các giải pháp.

Đề tài “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá
nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam”, tác giả Trƣơng
Quốc Phƣơng, luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng (2014). Đề tài tập trung



10

phân tích theo hƣớng hoàn thiện bộ chỉ tiêu của hệ thống XHTD KH cá nhân tại
BIDV, đƣa ra cơ sở lý luận về hệ thống XHTD, các mô hình XHTD cá nhân của
các nghiên cứu, tổ chức quốc tế, từ đó phân tích thực trạng hệ thống XHTD nội
bộ đối với KH cá nhân tại BIDV kết hợp so sánh với mô hình XHTD của
Vietinbank, kiểm toán E&Y và trung tâm thông tin tín dụng CIC. Để hiểu rõ hơn
về hệ thống XHTD KH cá nhân của BIDV thông qua bộ chỉ tiêu chấm điểm, tác
giả còn đƣa ra hai tình hống xếp hạng đối với KH cá nhân vay tiêu dùng và KH
cá nhân vay kinh doanh, thông qua đó phân tích làm rõ vai trò của từng chỉ tiêu
trong hệ thống và sự khác biệt của nhóm chỉ tiêu tƣơng ứng với từng đối tƣợng
khách hàng. Ngoài những kết quả đạt đƣợc về nâng cao chất lƣợng tín dụng, khả
năng phòng ngừa rủi ro tín dụng, chính sách khách hàng hợp lý,…hệ thống
XHTD nội bộ KH cá nhân của BIDV còn tồn tại những hạn chế về bộ chỉ tiêu
đánh giá, quy trình xếp hạng, chính sách khách hàng,… từ đó đề xuất những giải
pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống XHTD KH cá nhân của BIDV. Đặc biệt,
đề tài đã đề xuất xây dựng hệ thống XHTD nội bộ KH cá nhân mới thay thế cho
hệ thống XHTD hiện hành với những thay đổi về từng nhóm chỉ tiêu và trọng số
chấm điểm. Đồng thời tiến hành kiểm chứng kết quả của hệ thống XHTD mới,
qua đó cho kết quả hệ thống XHTD sau khi điều chỉnh phản ánh khách quan và
chính xác hơn về KH vay vốn.
Đề tài “Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng
doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Đà
Nẵng”, tác giả Lê Thị Bình Minh, luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng (2014).
Luận văn đã trình bày cụ thể, rõ ràng cơ sở lý luận về XHTD nội bộ KHDN, bản
chất, vai trò của XHTD, nguyên tắc và các chỉ tiêu XHTD nội bộ đối với KHDN,
đồng thời nêu rõ nội dung công tác XHTD nội bộ đối với KHDN và các tiêu chí
đánh giá công tác này, một số nhân tố ảnh hƣởng đến công tác. Từ đó đề tài đi

sâu phân tích thực tế công tác XHTD nội bộ đối với KHDN tại


11

Vietcombank Đà Nẵng từ năm 2011 đến 2013 thông qua các nội dung của
công tác đã nêu bao gồm hoạt động triển khai công tác XHTD nội bộ đối với
KHDN tại Vietcombank Đà Nẵng, sử dụng kết quả XHTD, kiểm tra đánh giá
công tác. Tuy nhiên khi phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác XHTD
nội bộ đối với KHDN tại Vietcombank Đà Nẵng, tác giả chỉ dừng lại ở bƣớc
nêu tình hình thực tế của các nhân tố đó mà không đi sâu phân tích mức độ
ảnh hƣởng của các nhân tố đến công tác XHTD nội bộ. Trong quá trình phân
tích, tác giả đã đƣa ra những nhận xét cụ thể ƣu nhƣợc điểm của công tác và
phân tích nguyên nhân, đây là cơ sở cho những đề xuất khuyến nghị nhằm
hoàn thiện công tác XHTD nội bộ đối với KHDN tại Vietcombank Đà Nẵng.
Đề tài tập trung đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác XHTD nội bộ nhƣ
hoàn thiện tổ chức thực hiện công tác XHTD nội bộ, bảo đảm chất lƣợng thu
thập thông tin đầu vào, tăng cƣờng sử dụng kết quả XHTD nội bộ cho các nội
dung của hoạt động tín dụng, tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát. Nhìn
chung, đề tài tập trung hƣớng nghiên cứu tổng quát về công tác XHTD nội bộ
đối với KHDN mà không đi sâu vào phân tích bộ chỉ tiêu và trọng số của hệ
thống XHTD, luận văn có sự liên kết chặt chẽ các nội dung từ cơ sở lý luận
đến phân tích thực trạng và đƣa ra giải pháp.
Đề tài “Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng
doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –
chi nhánh Đà Nẵng”, tác giả Lê Anh Minh, luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng
(2016). Đề tài hệ thống hóa các vấn đề lý luận về xếp hạng tín dụng nội bộ bao
gồm hậu quả của rủi ro tín dụng, vai trò và sự cần thiết của công tác XHTD nội
bộ KH doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của NHTM. Từ đó, luận văn đi
sâu phân tích đánh giá thực trạng công tác XHTD khách hàng doanh nghiệp tại

Agribank chi nhánh Đà Nẵng năm 2012 đến 2014 từ mục tiêu, nguyên tắc
XHTD đến bộ chỉ tiêu, quy trình, sử dụng kết quả XHTD nội bộ đối với


12

KHDN tại Agribank Đà Nẵng. Đặc biệt đề tài đã chọn hai ví dụ doanh nghiệp
cụ thể để phân tích kết quả chấm điểm và tình hình thực hiện công tác XHTD
nội bộ KHDN tại Agribank Đà Nẵng, đƣa ra những nhận xét về ƣu nhƣợc
điểm của bộ chỉ tiêu dựa trên hai ví dụ cụ thể đó. Trên cơ sở những hạn chế và
nguyên nhân đã nêu, luận văn đề xuất nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác XHTD nội bộ hỗ trợ hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhƣ hoàn thiện
bộ chỉ tiêu XHTD, nâng cao trình độ CBTD, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
tin học. Đề tài đã phân tích đầy đủ các nội dung và đƣa ra các giải pháp hoàn
thiện hệ thống XHTD đối với DN tại Agribank, đặc biệt đã tập trung đề xuất
giải pháp về bộ chỉ tiêu và trọng số chấm điểm chứ không chỉ dừng lại ở mức
phân tích tổng quan về công tác XHTD nội bộ nhƣ đề tài của tác giả Lê Thị
Bình Minh. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhƣ sau: trong quá trình
phân tích thực trạng công tác XHTD nội bộ đối với KHDN tại Chi nhánh, đề
tài vẫn chƣa đi sâu vào phân tích và so sánh với các mô hình XHTD khác đã
đề cập trong cơ sở lý luận; ngoài ra luận văn cũng chỉ trình bày số liệu về kết
quả thực hiện công tác mà không phân tích, đánh giá kết quả đạt đƣợc của
công tác XHTD nội bộ đối với KHDN tại Chi nhánh.
Đề tài “Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng
Thương Mại Cổ Phần Quân Đội – chi nhánh Đắk Lắk”, tác giả Phạm Thu Kiều
Quyên, luận vặn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng (2016). Thông qua phƣơng pháp
thống kê, phân tích và tổng hợp, đề tài đã tập trung phân tích phƣơng thức và
quy trình XHTD tại MB Đăk Lăk theo từng hệ thống chỉ tiêu: chỉ tiêu tài chính
và chỉ tiêu phi tài chính. Tác giả đã trình bày rõ ràng hệ thống chỉ tiêu gồm nội
dung các chỉ tiêu, công thức tính, cách thức áp dụng để chấm điểm, các công

việc cần thiết của CBTD nhƣng chƣa đƣa ra nhận xét cụ thể cho từng nhóm chỉ
tiêu. Bên cạnh đó, tƣơng tự nhƣ đề tài của tác giả Lê Anh Minh, luận văn không
so sánh mô hình XHTD tại MB Đăk Lăk với các mô hình đã nêu


13

trong phần cơ sở lý luận. Tác giả vẫn chƣa xây dựng đƣợc một cơ sở lý luận
chặt chẽ và logic nhằm làm rõ bản chất của công tác XHTD nội bộ là để đo
lƣờng trƣớc rủi ro tín dụng, điển hình là việc không đề cập đến các tiêu chí
đánh giá kết quả công tác XHTD nội bộ, vì vậy khi đến phần đánh giá kết quả
của công tác này tại MB Đăk Lăk đề tài chỉ nêu tổng quan số liệu, chƣa có
những đánh giá phân tích cụ thể. Nhìn chung, luận văn đã trình bày đầy đủ
các nội dung của công tác XHTD nội bộ từ cơ sở lý luận đến phân tích thực
trạng và đƣa ra những giải pháp kiến nghị tại MB Đăk Lăk, có đƣa ra những
giải pháp về bộ chỉ tiêu và trọng số của hệ thống, tuy nhiên tác giả chỉ giới
hạn phạm vi nghiên cứu là hệ thống XHTD nội bộ đối với KH doanh nghiệp,
không đề cập đến đối tƣợng khách hàng cá nhân của MB Đăk Lăk.
Đề tài “Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân
tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân – thành phố Đà Nẵng”,
tác giả Ngô Bình, luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng (2016). Luận văn đã hệ
thống hóa cơ sở lý luận về xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân của
NHTM một cách chặt chẽ và logic, thể hiện đầy đủ những nội dung cơ bản và
chi tiết của công tác XHTD nội bộ KH cá nhân, làm rõ đƣợc bản chất vai trò của
công tác XHTD nội bộ đối với rủi ro tín dụng. Trên cơ sở đó phân tích tình hình
xếp hạng tín dụng nội bộ KHCN tại Ngân hàng Quốc Dân – chi nhánh Đà Nẵng
đồng thời đánh giá đƣa ra những ƣu điểm và hạn chế của công tác này. Hệ thống
XHTD nội bộ đối với KH cá nhân đƣợc tác giả trình bày chi tiết đầy đủ các nội
dung về công tác triển khai, quy trình thực hiện, bộ chỉ tiêu xếp hạng, sử dụng
kết quả và kiểm tra đánh giá sau khi xếp hạng, trong từng nội dung tác giả đƣa ra

nhận xét đánh giá tình hình thực tế tại NCB từ 2013 đến 2015, từ đó đƣa ra
những nhận xét phân tích cụ thể về kết quả đạt đƣợc của công tác XHTD nội bộ
đối với KH cá nhân tại NCB ĐÀ Nẵng. Tuy nhiên luận văn chƣa nêu ra các mô
hình XHTD khách hàng cá nhân tại các NHTM khác


14

để so sánh đánh giá cụ thể hơn, một số nội dung trong đề tài bị trùng lặp nhƣ
quy trình và nội dung thực hiện của hệ thống XHTD nội bộ đối với KHCN tại
NCB nêu lặp lại nội dung đã trình bày trƣớc đó. Đề tài chƣa đƣa ra đánh giá
về công tác kiểm tra sau khi xếp hạng tại NCB đã đƣợc trình bày tổng quan
tại phần cơ sở lý luận. Về cơ bản, đề tài tiếp cận theo hƣớng nghiên cứu tổng
quan về công tác XHTD nội bộ KHCN nhƣng không đi sâu phân tích bộ chỉ
tiêu chấm điểm khác hàng cá nhân tại NCB cũng nhƣ không đề cập đến giải
pháp về hệ thống chỉ tiêu và trọng số nhƣ các đề tài khác.
Tính đến thời điểm hiện tại, không có công trình nghiên cứu về công tác
xếp hạng tín dụng nội bộ đƣợc thực hiện tại Agribank chi nhánh Hải Châu,
vậy nên tác giả không phân tích phần này.
Tiếp theo là những bài báo khoa học có liên quan đến đề tài tác giả
nghiên cứu, bao gồm:
Tạp chí Kinh tế & phát triển số 230 (II) tháng 8/2016, tác giả Lê Phong
Châu, Khúc Thế Anh “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp dựa
trên trường hợp nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam, chi nhánh Bắc Nam Định”. Bài viết sử dụng mô hình logistic với 4 chỉ
tiêu chính là khả năng thanh toán nhanh, đòn bẩy tài chính, vòng quay tổng tài
sản và ROE dựa trên dữ liệu thu thập đƣợc tại Agribank chi nhánh Bắc Nam
Định từ năm 2011 đến hết năm 2015. Từ kết quả nghiên cứu đƣợc, tác giả đƣa
ra một số kết luận nhƣ sau: thứ nhất đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
tại Việt Nam khả năng thanh toán trong ngắn hạn có tác động âm đến kết quả

XHTD, tác giả cho rằng đây là đóng góp mới vì nó khác biệt so với các nghiên
cứu trƣớc đây; thứ hai là đòn bẩy tài chính có tác động cùng chiều đến khả năng
trả nợ, hai biến còn lại là vòng quay tổng tài sản và ROE có tác động ngƣợc
chiều. Kết quả nghiên cứu của tác giả góp phần chứng minh sự quan trọng của
dòng tiền: một doanh nghiệp có ROE cao chƣa chắc có khả


15

năng trả nợ tốt, mà phụ thuộc và dòng tiền hiện hành. Ngoài phƣơng pháp
phân tích và phƣơng pháp thu thập dữ liệu đƣợc tác giả sử dụng cho mô hình,
bài viết sử dụng phƣơng pháp so sánh mô hình logistic với kết quả từ hệ
thống XHTD nội bộ của Agribank, qua đó rút ra một số hàm ý về chính sách
cân nhắc đƣa ra quyết định cho vay dựa trên điều kiện mô hình logistic trong
một số trƣờng hợp nhất định, khi kết quả XHTD nội bộ từ chối giải ngân.
Tạp chí tài chính kì I tháng 12/2016, tác giả Lê Thị Thanh Tân, TS. Đặng
Thị Việt Đức “Xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại trung tâm thông tin
tín dụng quốc gia Việt Nam”. Bài viết nêu lên sự cần thiết của việc xếp hạng tín
dụng khách hàng thể nhân đồng thời phân tích ƣu nhƣợc điểm của các phƣơng
pháp xếp hạng tín dụng KH thể nhân đang đƣợc áp dụng nhƣ phƣơng pháp chỉ
tiêu tài chính và phi tài chính, phƣơng pháp chuyên gia, phƣơng pháp thống kê.
Qua đó phân tích thực trạng và đánh giá hoạt động xếp hạng tín dụng thể nhân
tại CIC. Bài viết đã trình bày đầy đủ và cụ thể nội dung của hệ thống XHTD
khách hàng thể nhân tại CIC gồm quy trình thực hiện, phƣơng pháp xếp hạng,
bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng. Từ đó đƣa ra những đánh giá về hoạt động XHTD
thể nhân tại CIC và so sánh với hệ thống XHTD khác đƣợc áp dụng tại Việt
Nam nhƣ việc CIC không sử dụng chỉ tiêu thân nhân nhƣ nhiều tổ chức tín dụng
khác mà sử dụng chỉ tiêu tài chính. Tác giả rút ra những điểm hạn chế của hệ
thống XHTD nội bộ KH thể nhân tại CIC, làm cơ sở đề xuất một số kiến nghị để
nâng cao chất lƣợng xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân.


Đối với những đề tài nƣớc ngoài, tác giả thực hiện tham khảo các công
trình nghiên cứu sau:
Dinh Thi Huyen Thanh & Stefanie Kleimeier (2006), “Credit scoring for
Viet Nam’s Retail Banking Market”, Maastricht University. Bài viết đƣa ra mô
hình chấm điểm tín dụng (CSM) cho khách hàng cá nhân áp dụng cho các ngân
hàng bán lẻ tại Việt Nam. Tác giả thực hiện việc chọn biến và hồi quy trên


×