Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh cảnh quan môi trường khu vực nội thị, thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN VĂN NHÃ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY XANH CẢNH
QUAN MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NỘI THỊ,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên, năm 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN VĂN NHÃ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY XANH CẢNH
QUAN MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NỘI THỊ,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Mã số : 6044 03 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG



Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Khắc Thái Sơn

Thái Nguyên, năm 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực
sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức và sự
nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS. Nguyễn Khắc Thái Sơn.
Các số liệu, mô hình và những kết quả trong luận văn là trung thực, các
đề
xuất đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, chưa từng được công bố
dưới bất cứ hình thức nào trước khi trình, bảo vệ và công nhận bởi Hội đồng
đánh giá luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ..
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.

Thái nguyên, ngày

tháng 11 năm 2014

Học viên

Trần Văn Nhã



ii

LỜI CẢM ƠN
Cây xanh có vai trò quan trọng trong đời sống con người, hệ thống cây
xanh từ lâu được coi như lá phổi, nó có tác dụng cải thiện và bảo vệ môi
trường, môi sinh. Cây xanh bóng mát lại càng quan trọng hơn đối với những
thành phố lớn, có mật độ dân số đông và hoạt động công nghiệp phát triển
mạnh. Cây xanh, mặt nước có vai trò quan trọng trong không gian đô thị, có
tác dụng tạo bộ mặt cho cảnh quan đô thị, cải thiện môi trường đô thị.
Hiểu rõ vai trò cây xanh bóng mát với đô thị nói chung và thành phố
Thái Nguyên nói riêng, cùng với mức cấp thiết của quá trình phát triển cây
xanh bóng mát phù hợp với phát triển chung của thành phố Thái Nguyên,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải
pháp phát triển cây xanh cảnh quan môi trường khu vực nội thị, thành phố
Thái Nguyên”.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, phòng quản lý đào
tạo Sau Đại học – trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng toàn thể các
thầy cô giáo đã truyền đạt cho em những kiến thức trong thời gian học tập và
rèn luyện trong nhà trường.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Khắc
Thái Sơn giảng viên của khoa Tài nguyên & Môi trường - Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình
thực hiện và đến nay hoàn thành đề tài khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014
Sinh viên

Trần Văn Nhã



3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT ................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iix
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài...................................................................................... 2
3.1 Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
3.2 Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................... 4
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................... 4
1.1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................ 5
1.2. Khái quát về cây xanh cảnh quan môi trường ....................................... 5
1.2.1. Vai trò của cây xanh........................................................................ 5
1.2.2. Phân loại hệ thống cây xanh đô thị ................................................. 7
1.2.3. Đặc điểm môi trường sinh trưởng của cây xanh đô thị................... 8
1.2.4. Tiêu chuẩn cây xanh đô thị ............................................................. 9
1.2.5. Các nguyên tắc bố trí cây trồng .................................................... 14

1.3. Những nghiên cứu về cây xanh cảnh quan môi trường trên thế giới và
Việt Nam ..................................................................................................... 14


4

1.3.1 Những nghiên cứu trên thế giới ..................................................... 14
1.3.2.Những nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................... 17
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu .................................... 19
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 19
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu........................................................................ 19
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................... 19
2.2.1 Thời gian nghiên cứu ..................................................................... 19
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 20
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 22
2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp .............................. 22
2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp ............................... 22
2.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu ........................... 23
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................25
3.1. Khái quát tình hình cơ bản vùng nghiên cứu ....................................... 25
3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới hành chính ................................................. 25
3.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng .................................................................... 25
3.1.3. Khí hậu .......................................................................................... 26
3.1.4. Thủy văn........................................................................................ 31
3.1.5 Tình hình dân sinh kinh tế.............................................................. 32
3.2. Thực trạng cây xanh cảnh quan môi trường khu vực nội thị thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ................................................................. 33

3.2.1 Phân loại và xác định các loại hình cây xanh bóng mát nội thành,
thành phố Thái Nguyên ........................................................................... 33
3.2.2 Thành phần loài, dạng sống của các loại hình cây xanh bóng mát
nội thành, thành phố Thái Nguyên .......................................................... 34


5

3.2.3. Sinh trưởng cây xanh bóng mát nội thành, thành phố Thái Nguyên
................................................................................................................. 43
3.2.4. Chất lượng các loại hình cây xanh bóng mát nội thành thành phố
Thái Nguyên ............................................................................................ 49
3.3. Đánh giá các chỉ tiêu về môi trường tại các khu vực cây xanh nội thị
thành phố Thái Nguyên. .............................................................................. 57
3.3.1. So sánh nhiệt độ không khí ........................................................... 57
3.3.2. So sánh độ ẩm không khí .............................................................. 58
3.3.3. So sánh tốc độ gió ......................................................................... 60
3.4 Nghiên cứu lựa chọn mô hình cây xanh có hiệu quả cho đô thị khu vực
nội thị, thành phố Thái Nguyên .................................................................. 61
3.5. Đề xuất giải pháp phát triển cây xanh cảnh quan môi trường khu vực
nội thị, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên .................................... 63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67


6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT

CS


: Cộng sự

DHTN

: Đại học Thái Nguyên

ĐHQG

: Đại học Quốc gia

NN & PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Nxb

: Nhà xuất bản

UBND

: Ủy ban nhân dân

TP.TN

: Thành phố Thái Nguyên



: Quyết định



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Nhiệt độ, độ ẩm, tổng số giờ nắng và lượng mưa trung bình
tháng tỉnh Thái Nguyên năm 2012................................................. 27
Bảng 3.2: Thành phần loài cây xanh bóng mát nội thành, thành phố
Thái Nguyên .................................................................................. 35
Bảng 3.3: Số họ, chi, loài cây xanh bóng mát nội thành thành phố
Thái Nguyên .................................................................................. 40
Bảng 3.4: Các nhóm dạng sống của cây xanh bóng mát nội thành,
thành phố Thái Nguyên ................................................................. 42
Bảng 3.5: Sinh trưởng cây trồng trên các đường phố xây dựng trước
năm 1980 ........................................................................................ 45
Bảng 3.6: Sinh trưởng của một số loài cây trồng sau năm 1990 ................... 46
Bảng 3.7: Sinh trưởng cây xanh bóng mát trong công sở, trường học .......... 47
Bảng 3.8: Sinh trưởng cây xanh chức năng khu vực nội thành, thành
phố Thái Nguyên ........................................................................... 48
Bảng 3.9: Chất lượng cây xanh đường phố TP.TN trước năm 1980 ............ 52
Bảng 3.10: Chất lượng cây xanh đường phố thành phố Thái Nguyên
trồng sau năm 1990 ....................................................................... 53
Bảng 3.11: Chất lượng cây xanh bóng mát trường học, công sở .................. 55
Bảng 3.12: Chất lượng cây xanh chức năng ................................................. 56
Bảng 3.13: So sánh chỉ tiêu nhiệt độ ở các vùng nghiên cứu được
quan trắc vào tháng 2/2014 ........................................................... 57
Bảng 3.14: So sánh chỉ tiêu nhiệt độ ở các vùng nghiên cứu được
quan trắc vào tháng 6/2014 ............................................................ 57
Bảng 3.15: So sánh chỉ tiêu độ ẩm không khí ở các vùng nghiên cứu
được quan trắc vào tháng 2/2014 ................................................... 58



8

Bảng 3.16: So sánh chỉ tiêu độ ẩm không khí ở các vùng nghiên cứu
được quan trắc vào tháng 6/2014 ................................................... 59
Bảng 3.17: So sánh tốc độ gió ở các vùng nghiên cứu được quan trắc
vào tháng 2/2014 ............................................................................ 60
Bảng 3.18: So sánh tốc độ gió ở các vùng nghiên cứu được quan trắc
vào tháng 6/2014 ............................................................................ 60


9

DANH MỤC CÁC HÌNH

3.1. Biểu đồ nhiệt độ trung bình tháng ở Thái Nguyên năm 2012 ........ 28
3.2. Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng ở Thái Nguyên năm 2012 .... 29
3.3. Biểu đồ độ ẩm trung bình tháng ở Thái Nguyên năm 2012 ........... 30
3.4. Biểu đồ số giờ nắng trung bình tháng ở Thái Nguyên năm 2012 ... 30


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị từ thủa sơ khai luôn có mối quan hệ thuận hoà giữa các yếu tố
cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo. Thời kỳ đầu do quá trình đô thị nhỏ, dân
cư ít, cây xanh cũng đã được sử dụng trong đô thị nhưng chưa được xem là
một thành phần quan trọng của cấu trúc đô thị. Ngày nay do sự phát triển

mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã đẩy mạnh quá trình đô thị hoá, làm cho
dân số đô thị ngày một tăng, khiến cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề.
Cây xanh có vai trò quan trọng trong đời sống con người, hệ thống cây
xanh từ lâu được coi như lá phổi, nó có tác dụng cải thiện và bảo vệ môi
trường, môi sinh. Cây xanh bóng mát lại càng quan trọng hơn đối với những
thành phố lớn, có mật độ dân số đông và hoạt động công nghiệp phát triển
mạnh. Cây xanh, mặt nước có vai trò quan trọng trong không gian đô thị, có
tác dụng tạo bộ mặt cho cảnh quan đô thị, cải thiện môi trường đô thị. [29]
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá - hiện đại hoá,
quá trình đô thị hoá ở thành phố Thái Nguyên cũng diễn ra nhanh chóng, bộ
mặt đô thị được cải thiện, đổi mới từng ngày. Thành phố Thái Nguyên là
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh Thái Nguyên, nơi tập
trung nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, nhiều nhà
máy lớn nhỏ đang hoạt động sản xuất kinh doanh với đủ các ngành nghề khác
nhau, tác động của con người đến môi trường ngày càng tăng về quy mô,
cũng như mức độ ô nhiễm môi trường thành phố ngày một tăng. Do đó, công
tác bảo vệ môi trường để làm xanh sạch đẹp thành phố là một yêu cầu rất cần
thiết. Ngày 27/4/2009, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã ra ban hành
Quy định về trách nhiệm quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên [19]. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với tất cả các cấp
các ngành, đặc biệt đối với ngành tài nguyên môi trường.


2

Hiểu rõ vai trò cây xanh bóng mát với đô thị nói chung và thành phố
Thái Nguyên nói riêng, cùng với mức cấp thiết của quá trình phát triển cây
xanh bóng mát phù hợp với phát triển chung của thành phố Thái Nguyên,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải
pháp phát triển cây xanh cảnh quan môi trường khu vực nội thị, thành phố

Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh cảnh quan
môi trường.
Đánh giá khả năng sinh trưởng, chất lượng của các loại hình cây xanh
bóng mát từ đó xác lập những cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất hệ thống
các giải pháp (khoa học, công nghệ, cơ chế, chính sách phát triển...) và bảo vệ
cây xanh bóng mát nội thành, thành phố Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được các loại hình cây xanh đô thị, đặc điểm về thành phần
loài, thành phần dạng sống của các loại hình cây xanh bóng mát nội thành
thành phố Thái Nguyên.
- Qua quan trắc biết được chỉ số các chỉ tiêu môi trường tại các khu vực
nghiên cứu
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài nói lên tầm quan trọng và lợi ích của cây xanh mang lại cho con
người. Ở các khu vực nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây xanh giúp cho môi trường
trong lành hơn và giảm bớt những điều kiện khắc nghiệt từ môi trường.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Qua nghiên cứu đánh giá đề tài làm cơ sở cho các nhà quy hoạch đô thị
tham khảo và lựa chọn mô hình cho phù hợp với điều kiện cảnh quan.


3

Cần bố trí hợp lý các loại cây cho từng công trình phù hợp.
Giúp cho mọi người biết được về việc tồn tại và phát triển các loại cây
xanh trong khu vực thành phố Thái Nguyên.

Đề tài thống kê lại hiện trạng của các cây xanh trong khu vực nội thành
thành phố Thái Nguyên, từ đó giúp thuận tiện trong việc quản lý, bảo vệ cây.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận
Theo quy hoạch đô thị thì cây xanh được trồng dọc theo vỉa hè đường
phố, cứ 9 đến10m (2 lô đất) có 1 cây xanh [18]. Khi cây lớn, khoảng 4 đến 5
tuổi sẽ cho bóng mát, giúp khu phố được mát mẻ, mỹ quan, giảm tiếng ồn và
ô nhiễm. Ngày nay, cây xanh được ươm trồng ở vườn ươm đến khi đã lớn,
khoảng 4 đến 5 năm tuổi mới đem trồng nên sự phát triển của chúng rất nhanh
và còn tránh được các tác nhân gây hư hỏng khi cây còn nhỏ. Cây xanh đường
phố sẽ giúp chúng ta tiết kiệm năng lượng theo những cách chính sau đây:
- Ngăn chặn sự hấp thụ năng lượng từ ánh nắng mặt trời và tạo bóng râm mát
vào mùa hè.
- Hấp thụ năng lượng mặt trời và làm mát không khí.
- Làm giảm việc luân chuyển khối không khí nóng vào mùa hè và chắn
gió lạnh vào mùa đông.
Những điều này rất dễ hiểu nếu chúng ta tưởng tượng đang sống trong
một ngôi nhà mặt phố ở hướng Tây, với các trường hợp vỉa hè có trồng cây
xanh và không trồng cây xanh. Ở thành phố Thái Nguyên và nhiều thành phố
khác, mặc dù các đơn vị quản lý đô thị đã đầu tư trồng cây trên các vỉa hè
nhưng người dân vẫn sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để trồng thay cây mới lớn
hơn, tạo bóng mát ở vỉa hè đường, ngay trước cửa nhà, nhằm tạo mỹ quan và
tiết kiệm năng lượng.. Rõ ràng, mọi người dân đều ý thức được nếu nhà nhà
trồng cây xanh thì bộ mặt của đô thị không những được cải thiện mà các hộ

gia đình còn giảm được việc sử dụng máy điều hòa, quạt làm mát, sẽ tiết kiệm
được năng lượng tiêu thụ trong mùa hè. [17]


5

Vấn đề cây xanh và tiết kiệm năng lượng đã được kiểm chứng qua nhiều
nghiên cứu trong và ngoài nước. Nghiên cứu của tổ chức USDA Forest
Service, Center of Urban Forest Research là một ví dụ điển hình. Theo đó, tổ
chức này đưa ra kết luận rằng, khi đầu tư 1$ cho cây xanh sẽ mang lại 1,31$.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Cây xanh đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội như: điều hòa
môi trường không khí, hấp thụ các chất thải độc hại, khói bụi, diệt vi khuẩn,
giảm tiếng ồn,… góp phần bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, cây xanh với đặc điểm tự nhiên, cùng các công trình kiến trúc khác
tạo nên những sắc thái văn hóa đặc trưng, góp phần làm tăng vẻ đẹp cảnh
quan đô thị, làm phong phú cuộc sống văn hoá tinh thần của cư dân đô
thị.[16]
1.2. Khái quát về cây xanh cảnh quan môi trường
1.2.1. Vai trò của cây xanh
Khác với các hệ sinh thái tự nhiên khác, ngoài hai thành phần cơ bản là
hữu sinh và vô sinh, hệ sinh thái đô thị còn có thành phần thứ ba đó là thành
phần công nghệ. Nó bao gồm các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, các cơ sở sản
xuất... [14]
Thành phần công nghệ có vai trò quyết định và chi phối dòng năng
lượng qua hệ sinh thái. Về cấu trúc không gian, hệ sinh thái đô thị gồm có
phần trung tâm (nội thành) và vùng ngoại thành. Phần trung tâm là nơi tập
trung dân cư lớn nên rất dễ dẫn đến những thay đổi về môi trường theo chiều
hướng xấu có ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Mức độ tập trung dân
cư càng đông thì nguy cơ thay đổi về môi trường càng lớn. Vùng ngoại thành

được coi như là vùng đệm chuyển tiếp từ hệ sinh thái tự nhiên sang hệ sinh
thái nhân tạo. Do tập trung dân cư đông và công nghiệp phát triển dẫn đến ô
nhiễm môi trường ngày càng tăng. Nguồn gây ô nhiễm chính là: các phương
tiện giao thông, các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất và rác thải sinh
hoạt hàng ngày. Các chất gây ô nhiễm là: bụi, khói, khí độc, các chất thải,


6

tiếng ồn.... Đối tượng dễ bị ô nhiễm nhất là không khí và nguồn nước. Để bảo
vệ môi trường, ngoài các biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm thì cây xanh có
vai trò vô cùng quan trọng vì hệ thống cây xanh có những chức năng sau [4]:
Trước hết, hệ thống cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu vì chúng có
khả năng ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước,
giữ độ ẩm đất và độ ẩm không khí thông qua việc hạn chế bốc hơi nước, kiểm
soát gió và lưu thông gió.
Cây xanh có tác dụng bảo vệ môi trường: cây xanh có thể giảm thiểu các
chất độc hại trong không khí (CO2, SO2, CO…) và dưới đất (Chì (Pb), Sắt
(Fe), Kẽm (Zn)…) giảm nồng độ bụi, hạn chế tiếng ồn, giảm nhiệt, tạo đối
lưu không khí, sinh nguồn gió mát, tăng lượng oxy…Ví dụ cây Hoè hoa vàng
rất phù hợp trồng trên đường phố, mỗi năm 1 cây Hoè có thể giữ được 2.156
tấn bụi trên lá và bụi trên bãi cỏ dưới cây có thể lưu lại 1/6 đến 1/3 so với
bình thường [12].
Cây xanh có vai trò quan trọng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan.
Những tính chất của cây xanh như: hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá,
hoa, thân cây, trạng mùa của lá...) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trị
thẩm mỹ của công trình kiến trúc cũng như cảnh quan chung.[23]
Ngoài chức năng trang trí, tăng thêm vẻ đẹp thẩm mỹ cây xanh còn có tác
dụng kiểm soát giao thông và phòng hộ an toàn. Việc kiểm soát giao thông bao
gồm cả xe cơ giới và người đi bộ. Các bụi thấp, bờ dậu, đường viền cây xanh

trong vườn hoa công viên vừa có tác dụng trang trí vừa có tác dụng định hướng
cho người đi bộ. Ví dụ, hàng cây bên đường có tác dụng định hướng nhờ các
gốc cây được sơn vôi trắng là những tín hiệu chỉ dẫn cho người đi đường.
Số lượng cành nhánh chặt tỉa và đốn hạ những cây già cỗi không còn tác
dụng là nguồn cung cấp gỗ củi cho dân dụng.
Như vậy, ngoài chức năng là sinh vật sản xuất như trong các hệ sinh thái
khác (hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái nông nghiệp...) cây xanh trong hệ sinh


7

thái đô thị còn có chức năng quan trọng hơn đó là bảo vệ môi trường và trang
trí cảnh quan.
1.2.2. Phân loại hệ thống cây xanh đô thị
Hiện nay trên thế giới cũng như trong nước đang có những phương pháp
phân loại để xác định thành phần hệ thống cây xanh đô thị như sau [22]:
- Theo nguồn gốc: gồm có cây trồng nhân tạo và cây tự nhiên.
- Theo dạng sống thực vật:
+ Theo hình thái lá: cây lá rộng, cây lá kim.
+ Theo trạng mùa: cây rụng lá, bán rụng lá, cây thường xanh.
+ Theo hình dạng tán lá: cây tán rộng, cây tán hẹp; cây tán dày, cây tán
thưa; tán hình chóp, hình trứng, hình dù...
+ Theo kích thước: cây gỗ, cây bụi, cây thảo và dây leo. Trong nhóm cây
gỗ lại có thể phân chia thành cây gỗ lớn có H>20m, cây gỗ trung bình có
H=15-20m, cây gỗ nhỡ H=10-15m và cây gỗ nhỏ H=6-10m. Cây bụi có chiều
cao H<6m.
- Theo mục đích sử dụng: gồm có cây che bóng, cây phủ xanh, cây trang
trí...
- Theo tuổi thọ: cây lâu năm, cây một năm; cây có đời sống dài, cây có
đời sống ngắn; cây dài ngày, cây ngắn ngày...

- Kết hợp dạng sống và chức năng sử dụng có thể phân chia thành các
nhóm: cây đại mộc, cây rào che, cây rào chắn, cây dạng bụi, dây leo, cỏ, cây
che phủ nền và hoa ngắn ngày.
- Phân chia theo qui hoạch môi trường đô thị có:
+ Cây xanh tập trung: là rừng trồng hỗn giao hay thuần loại tạo thành
vành đai xanh có tác dụng phòng hộ bảo vệ môi trường và phục vụ các nhu
cầu vui chơi giải trí, nghỉ ngơi của các tầng lớp nhân dân. Ngoài ra còn có tác
dụng phục phụ cho công tác học tập và nghiên cứu khoa học.
+ Cây xanh đường phố: chức năng chính là che bóng, trang trí và bảo vệ
môi trường.


8

+ Cây xanh công viên và vườn hoa: bảo vệ môi trường, điều hoà khí hậu,
trang trí cảnh quan phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí và nghỉ ngơi của
nhân dân.
+ Cây xanh chuyên dụng: bảo vệ các công trình kiến trúc văn hoá, các
khu di tích lịch sử.
+ Cây xanh khu chức năng: là hệ thống cây xanh trong các khu công
nghiệp, các cơ sở sản xuất, nhà máy... có chức năng chính là ngăn cản khí
độc, bụi, điều hoà khí hậu...
+ Cây xanh trường học và công sở: chủ yếu là che bóng, điều hoà khí
hậu, phục vụ công tác giáo dục và học tập...
+ Cây xanh vườn hộ và biệt thự: là hệ thống cây ăn quả, cây trang trí.
Như vậy, có nhiều phương pháp xác định thành phần hệ thống cây xanh
đô thị. Trong đó phương pháp xác định theo qui hoạch môi trường đô thị là
thích hợp hơn cả, đang được sử dụng rộng rãi. Để điều tra, đánh giá hiện trạng
và đề xuất các giải pháp phát triển hệ thống cây xanh bóng mát nội thành,
thành phố Thái Nguyên tôi cũng sử dụng cách phân chia này.

1.2.3. Đặc điểm môi trường sinh trưởng của cây xanh đô thị


9

. Cụ thể:
- Cây xanh đư

. Môi trường sống bị ô nhiễm do vật
liệu xây dựng, khói bụi do các phương tiện giao thông thải ra. Sau khi trồng,
luôn luôn bị tác động do việc xây dựng cải tạo các công trình có liên quan, do
các hoạt động của con người hàng ngày. Không gian sinh trưởng bị hạn chế
do chiều cao của các công trình xây dựng. Nhiều nơi thường bị ngập nước vào
mùa mưa do hệ thống thoát nước kém.


- Cây xanh vườn hoa công viên: Môi trường sống bị thay đổi, ô nhiễm do
vật liệu xây dựng, điều kiện lập địa bị biến đổi do công tác xây dựng. Môi
trường không khí ít bị ảnh hưởng, nhưng đây là nơi có nhiều người qua lại
nên sẽ bị tác động chủ yếu do con người.
- Cây xanh công sở trường học: cũng như các loại hình trên, điều kiện lập
địa cũng bị biến đổi, môi trường đất bị ô nhiễm hoặc biến dạng trong quá trình
thi công xây dựng công trình. Những tác động sau khi trồng chủ yếu do không
gian sinh trưởng bị hạn chế, nền đất bị tác động do hoạt động của con người.
- Cây xanh khu chức năng: ngoài môi trường đất bị ô nhiễm và biến
dạng, cây xanh ở đây còn bị ô nhiễm bởi khói bụi của nhà máy, xí nghiệp.
Không gian sinh trưởng bị thu hẹp. Những bức xạ và nhiệt độ không khí tăng
do sự phản xạ của các công trình nhà máy có tác động đáng kể đến đời sống
của cây trồng.
- Cây xanh chuyên dụng: đây là nhóm cây ít bị tác động nhất so với các

loại hình khác. Những ảnh hưởng chủ yếu do tác động của con người trong
việc xây dựng cải tạo, hoặc do các công trình xây dựng làm thu hẹp không
gian sống của cây.
- Cây xanh vườn hộ, biệt thự: Mặc dù được chăm sóc tốt nhưng cây xanh
vườn hộ, biệt thự vẫn bị nhiều tác động làm ảnh hưởng đến sinh trưỏng của
cây. Trong khu vực nội thành hiện nay những ảnh hưởng này ngày càng gia
tăng và các điều kiện sinh trưởng của cây cũng ngày càng bị vi phạm do quĩ
đất bị thu hẹp và tốc độ đô thị hoá.
1.2.4. Tiêu chuẩn cây xanh đô thị
Cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị gồm 3 loại:
- Cây xanh công viên: Là khu cây xanh lớn phục vụ cho mục tiêu sinh
hoạt ngoài trời cho người dân đô thị vui chơi giải trí, triển khai các hoạt động
văn hóa quần chúng, tiếp xúc với thiên nhiên, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần...


- Cây xanh vườn hoa: Là diện tích cây xanh chủ yếu để người đi bộ đến
dạo chơi và nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn. Diện tích vườn hoa không
lớn, từ vài ba ha trở xuống. Nội dung chủ yếu gồm hoa, lá, cỏ, cây và các
công trình xây dựng tương đối đơn giản.
- Cây xanh đường phố: Thường bao gồm bulơva, dải cây xanh ven
đường đi bộ (vỉa hè), dải cây xanh trang trí, dải cây xanh ngăn cách giữa các
đường, hướng giao thông...
Chất lượng cây là nội dung quan trọng, đảm bảo cho hệ thống cây trồng
sống sót và phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay, những nghiên cứu về lĩnh vực
này còn rất hạn chế. Đỗ Hữu Thư và cộng sự [27], Lê Đồng Tấn (2003) [20]
đã nghiên cứu và đề xuất tiêu chuẩn hình thái sinh thái cho các loại hình cây
xanh đô thị như sau:
- Tiêu chuẩn cây xanh đường phố
+ Về kích thước: cây trưởng thành có kích thước là cây gỗ lớn, trung

bình hay gỗ nhỏ.
+ Về yêu cầu sinh thái: cây ưa sáng, có khả năng sống sót và sinh trưởng
tốt trong môi trường không khí bị ô nhiễm nặng (khói, bụi, tiếng ồn), đất đai
bị biến dạng, điều kiện lập địa thấp, thoát nước kém.
+ Về trạng mùa: cây lá rộng thường xanh, có rụng lá thì chỉ từng phần.
+ Về hình dáng: có dáng đẹp, tán lá cân đối, tỉa cành cao; hoa lá có màu
sắc xinh tươi, đẹp.
+ Các tiêu chuẩn khác: Hạn chế cây có mủ độc. Không có cành nhánh
giòn dễ gẫy, ít hay không có gai. Rễ ăn sâu để có khả năng đứng vững khi gió
bão, không có rễ ăn ngang phá hỏng mặt đường và các công trình ngầm. Lá
không quá nhỏ, nhưng dày mập có nhiều lông tơ để giữ các hạt bụi càng tốt.
Hoa lá có khả năng tiết các chất thơm càng tốt. Ít hoặc không sâu bệnh.
- Tiêu chuẩn cây xanh vườn hoa, công viên


+ Về kích thước: cây trưởng thành có kích thước là cây gỗ lớn, trung
bình, gỗ nhỏ và cây bụi.
+ Về yêu cầu sinh thái: cây ưa sáng, ưa bóng, có khả sinh trưởng tốt
trong môi trường, đất đai bị biến dạng, điều kiện lập địa thấp, thoát nước kém.
+ Về trạng mùa: cây lá rộng thường xanh, rụng lá, bán rụng lá.
+ Về hình dáng: có dáng đẹp, tán lá cân đối, tỉa cành cao, hoa lá có màu
sắc xinh tươi, đẹp. Trong vườn hoa công viên, cây xanh được bố trí theo
nhiều cách, vì vậy tiêu chuẩn cho các đối tượng này cũng phải khác nhau:
Cây đứng độc lập: có hình khối dáng dấp, màu sắc hài hoà độc đáo,
kích thước vừa phải, không được quá lớn, tán lá thích hợp cho việc phát triển
tự nhiên hay cắt xén để tạo hình.
Cây trồng theo đám hay rừng nhỏ: có thể cây gỗ, cây bụi; cây lá kim
hay cây lá rộng thường xanh, rụng lá, bán rụng lá.
Cây trồng theo hàng: có kích thước lớn, tạo nên tán lá vòm đổ xuống
(như Phượng vĩ), cây cao, thẳng.

+ Các tiêu chuẩn khác: Hạn chế cây có mủ độc. Không có cành nhánh
giòn dễ gẫy, ít hay không có gai. Rễ ăn sâu có khả năng đứng vững khi gió
bão. Lá dày mập có nhiều lông tơ để giữ các hạt bụi càng tốt. Cây có khả
năng tiết các chất thơm, các chất phitoxit diệt khuẩn càng tốt.
- Tiêu chuẩn cây xanh trường học, công sở
+ Về kích thước: cây trưởng thành có kích thước là cây gỗ lớn, trung
bình, gỗ nhỏ và cây bụi.
+ Về yêu cầu sinh thái: cây ưa sáng, ưa bóng, có khả sinh trưởng tốt
trong môi trường, đất đai bị biến dạng, điều kiện lập địa cao hay thấp, thoát
nước tốt hay kém.
+ Về trạng mùa: cây lá rộng thường xanh, nếu rụng lá thì chỉ từng phần.
+ Về hình dáng: có dáng đẹp, tán lá cân đối, tỉa cành cao; hoa lá có màu
sắc xinh tươi, đẹp; có hình khối dáng dấp, màu sắc hài hoà độc đáo, kích


thước vừa phải, không được quá lớn, tán lá thích hợp cho việc phát triển tự
nhiên hay cắt xén để tạo hình; có kích thước lớn, tạo nên tán lá vòm đổ xuống
(như phượng vĩ), cây cao, thẳng.
+ Các tiêu chuẩn khác: cây không có mủ độc, không có cành nhánh giòn
dễ gẫy, không có gai. Rễ phát triển có khả năng đứng vững khi gió bão, có
khả năng tiết các chất thơm, các chất phitoxit diệt khuẩn càng tốt.
- Tiêu chuẩn cây xanh chức năng
+ Về kích thước: cây trưởng thành có kích thước là cây gỗ lớn, trung
bình, gỗ nhỏ và cây bụi.
+ Về yêu cầu sinh thái: cây ưa sáng, ưa bóng; mọc nhanh hay mọc chậm,
có khả năng thích nghi, sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường độc hại,
bị ô nhiễm nặng bởi khí độc do nhà máy thải ra, đất đai bị biến dạng, điều
kiện lập địa cao hay thấp, thoát nước tốt hay kém.
+ Về trạng mùa: cây lá rộng thường xanh, nếu rụng lá thì chỉ từng phần.
+ Về hình dáng: có dáng đẹp, tán lá cân đối, tỉa cành cao; hoa lá có màu

sắc xinh tươi, đẹp; cây lá rộng, lá kim đều thích hợp.
+ Các tiêu chuẩn khác: không có mủ độc, không có cành nhánh giòn dễ
gẫy, không có gai, rễ ăn sâu có khả năng đứng vững khi gió bão; có lá dày,
mập, tán lá rậm rạp, nhiều lông tơ để giữ lại tối đa bụi, khí thải; hoa quả
không có mùi hôi, không có nhựa mủ độc; có khả năng tiết các chất thơm, các
chất phitoxit diệt khuẩn càng tốt.
Cây cách ly khu công nghiệp, nhà máy, khu sản xuất ngoài các tiêu
chuẩn trên, để nhanh chóng phát huy tác dụng: ngăn chặn khói, bụi và các hạt
chất lơ lửng trong không khí, cây phải sinh trưởng nhanh, có lá thường xanh,
mập, dày có nhiều lông tơ càng tốt.
- Tiêu chuẩn cây xanh chuyên dụng
+ Về kích thước: cây trưởng thành có kích thước là cây gỗ lớn, trung
bình, gỗ nhỏ.


+ Về yêu cầu sinh thái: cây ưa sáng, ưa bóng; mọc nhanh hay mọc chậm,
có khả năng thích nghi, sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường đất đai
và không khí bị ô nhiễm, lập địa thấp, thoát nước kém.
+ Về trạng mùa: cây lá rộng thường xanh, nếu rụng lá thì chỉ từng phần.
+ Về hình dáng: có dáng đẹp, tán lá cân đối, tỉa cành cao; hoa lá có màu
sắc xinh tươi, đẹp; cây lá rộng, lá kim đều thích hợp.
+ Các tiêu chuẩn khác: không có mủ độc, không có cành nhánh giòn dễ
gẫy, không có gai, đứng vững khi gió bão; có lá dày, mập, tán lá rậm rạp,
nhiều lông tơ để giữ lại tối đa bụi, khí thải; hoa quả không có mùi hôi, không
có nhựa mủ độc; có khả năng tiết các chất thơm, các chất phitoxit diệt khuẩn
càng tốt.
Cây ven sông, ven hồ: Các loại cây trồng ở đây rất đa dạng có thể là cây
gỗ lớn, gỗ trung bình, gỗ nhỏ hay các loại thân thảo, thân tre...Các loại cây
này có bộ rễ phát triển mạnh trống xói mòn, phát triển nhanh, tán lá dầy rậm
có thể giữ được các chất bụi. Ngoài ra, nơi đây còn là nơi sinh sống của các

loài sinh vật làm tăng tính đa dạng sinh học.
- Tiêu chuẩn cây xanh vườn hộ, biệt thự
+ Về kích thước: cây trưởng thành có kích thước là cây gỗ lớn, trung
bình, gỗ nhỏ và cây bụi.
+ Về yêu cầu sinh thái: cây ưa sáng, ưa bóng, có khả sinh trưởng tốt
điều kiện lập địa cao hay thấp, thoát nước tốt hay kém.
+ Về trạng mùa: cây lá rộng thường xanh, rụng lá, bán rụng lá.
+ Về hình dáng: có dáng đẹp, tán lá cân đối, tỉa cành cao; hoa lá có màu
sắc xinh tươi, đẹp.
+ Các tiêu chuẩn khác: cây không có mủ độc, không có cành nhánh giòn
dễ gẫy, ít hay không có gai, có khả năng tiết các chất thơm, các chất phitoxit
diệt khuẩn.


×