Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Ứng dụng di truyền học vào chọn giống (212 câu có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.56 KB, 37 trang )

Câu 1: Trình tự nào sau đây là đúng trong kỹ thuật cấy gen ?
I. Cắt ADN của tế bào cho và cắt mở vòng plasmit.
II. Tách ADN của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào.
III. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
IV. Nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của plasmit.
Tổ hợp trả lời đúng là:
A. I, III, IV, II.
B. I, II, III, IV.
C. II, I, III, IV. D. II, I, IV, III.
Đáp án : D Trình tự kỹ thuật chuyển gen:
- Tách ADN của tế bào cho và tách plasmit từ vi khuẩn
- Cắt ADN của tế bào cho và cắt mở vòng plasmit
- Nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của plasmit
- CHuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
=> II, I, IV, III
Câu 2: Tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn chéo có thể dẫn đến điều gì:
A. Thế hệ con có nhiều kiểu gen đồng hợp tử.
B. Thế hệ con có nhiều kiểu gen dị hợp tử.
C. Thế hệ con giảm sức sống.
D. Thế hệ con có nhiều kiểu gen đồng hợp tử và có thể bị giảm sức sống.
Đáp án : D Tự thụ phấn bắt buộc làm giảm tỷ lệ dị hợp, tăng tỷ lệ đồng hợp. Trong đó, tính trạng lặn thường
quy định kiểu hình xấu có điều kiện thể hiện kiểu hình, làm giảm sức sống.
Câu 3: Giả sử có một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả
năng kháng bệnh trên, người ta thực hiện các bước sau:
1. xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc cây.
2. chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.
3. cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.
4. cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần. Quy trình tạo giống theo thứ
tự:
A. 1,3,2,4.
B. 1,2,3,4.


C. 1,3,4,2.
D. 2,3,4,1.
Đáp án : A Quy trình tạo giống:
1. Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo thành cây
3. Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh
2. chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh (những cây này đã bị đột biến)
4. cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần
Câu 4: Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính là:
A. Mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó.
B. Thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự nhiên.
C. Được sinh ra từ một tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục.
D. Có kiểu gen giống hệt cá thể cho nhân.
Đáp án : A Cá thể nhờ nhân bản vô tính được sinh ra từ tế bào xoma, không cần có nhân của tế bào sinh
dục, và có kiểu gen giống cá thể cho nhân
Câu 5: Trong những điều kiện thích hợp nhất, lợn Ỉ 9 tháng tuổi đạt 50 kg, trong khi đó, lợn Đại Bạch ở 6
tháng tuổi đã đạt 90 kg. Kết quả này nói lên:
A. Kiểu gen đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định năng suất của giống.
B. Vai trò quan trọng của môi trường trong việc quyết định cân nặng của lợn.
C. Vai trò của kĩ thuật nuôi dưỡng trong việc quyết định cân nặng của lợn.
D. Tính trạng cân nặng ở lợn Đại Bạch do nhiều gen chi phối hơn ở lợn Ỉ.
Đáp án : A Trong những điều kiện thích hợp nhất, lợn Đại Bạch vẫn cho năng suất cao hơn lợn Ỉ
=> Kiểu gen đóng vai trò trong quyết định năng suất giống
Câu 6: Ưu thế nổi bật của lai tế bào sinh dưỡng (Xôma) trong công nghệ tế bào thực vật là:
A. Tạo ra giống cây có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.
B. Tạo giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng cách tạo giống thông thường không thể tạo ra.z
C. Nhân nhanh được nhiều cây quí hiếm.
D. Tạo ra những giống cây trồng biến đổi gen.
Đáp án : B Ưu thế nổi bật của lai tế bào sinh dưỡng (Xôma) trong công nghệ tế bào thực vật:
- Tạo giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng cách tạo giống thông thường không thể tạo ra



Ví dụ: pomato: lai giữa khoai tây và cà chua
Câu 7: Ưu thế nổi bật của tạo dòng thuần chủng từ hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh thành dòng đơn bội rồi
xử lý bằng Conxixin để lưỡng bội hoá là:
A. Tạo ra cây dị hợp về tất cả các gen nên ưu thế cao.
B. Tạo ra cây ăn quả không có hạt.
C. Tạo ra cây có khả năng kháng bệnh tốt.
D. Tạo ra cây có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.
Đáp án : D Ưu thế nổi bật của tạo dòng thuần chủng từ hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh thành dòng đơn bội
rồi xử lý bằng Conxixin để lưỡng bội hoá là
- Các dòng nhận được đều thuần chủng vì được lưỡng bội hóa từ bộ gen ban đầu, tính trạng chọn lọc được sẽ
rất ổn định
Câu 8: Những cây tứ bội có thể tạo thành bằng phương thức tứ bội hoá hợp tử lưỡng bội và lai các cây tứ
bội với nhau là:
A. AAAA : AAAa : Aaaa.
B. AAAA : Aaaa : aaaa.
C. AAAa : Aaaa : aaaa.
D. AAAA : AAaa : aaaa.
Đáp án : D Lai các cây tứ bội với nhau có thể cho các kiểu gen tứ bội mang số gen trội và lặn trong kiểu gen
khác nhau
Tứ bội hóa hợp tử lưỡng bội chỉ tạo ra các kiểu gen: AAAA, AAaa, aaaa
Câu 9: Sinh vật biến đổi gen là sinh vật:
A. Hệ gen của nó được con người lai tạo cho phù hợp với lợi ích của mình.
B. Hệ gen của nó được con người tạo biến dị cho phù hợp với lợi ích của mình.
C. Hệ gen của nó được con người gây đột biến cho phù hợp với lợi ích của mình.
D. Hệ gen của nó được con người làm biến đổi cho phù hợp với lợi ích của mình.
Đáp án : D Sinh vật biến đổi gen là sinh vật mà hệ gen của nó được con người làm biến đổi cho phù hợp với
lợi ích của mình
Câu 10: Nhằm củng cố những tính trạng mong muốn ở cây trồng, người ta thường sử dụng phương pháp:
A. Lai khác dòng kép.

B. Lai khác dòng đơn.
C. Lai khác thứ.
D. Tự thụ phấn.
Đáp án : D Để củng cố những tính trạng tốt đã thu được, người ta tạo dòng thuần về tính trạng đó
Câu 11: Việc đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận là vi khuẩn E-coli trong kỹ thuật chuyển gen nhằm
mục đích:
A. Làm tăng hoạt tính của gen được ghép.
B. Để ADN tái tổ hợp kết hợp với nhân của vi khuẩn.
C. Để gen được ghép tái bản nhanh nhờ tốc độ sinh sản mạnh của vi khuẩn E-coli.
D. Để kiểm tra hoạt động của ADN tái tổ hợp.
Đáp án : C E.coli có tốc độ sinh sản nhanh nên, đưa ADN tái tổ hợp vào E.coli giúp sản phẩm ADN tái tổ
hợp được nhân lên nhanh chóng
Câu 12: Để chuyển một gen của người vào tế bào vi khuẩn E-coli nhằm tạo ra nhiều sản phẩm của
gen người trong tế bào vi khuẩn người ta phải lấy mARN của gen người cần chuyển, cho phiên mã ngược
thành ADN rồi mới gắn ADN này vào plasmit và chuyển vào vi khuẩn. Vì nếu không làm như vậy thì:
A. Gen của người có kích thước lớn không đưa vào được tế bào vi khuẩn.
B. Gen của người sẽ không thể dịch mã được trong tế bào vi khuẩn.
C. Sản phẩm được tổng hợp từ của gen của người sẽ không bình thường và không có giá trị sử dụng.
D. Gen của người sẽ không thể phiên mã được trong tế bào vi khuẩn.
Đáp án : C Vi khuẩn Ecoli là sinh vật nhân sơ, gen của nó không có intron, chỉ có exon nên khi tổng hợp
mARN không có quá trình cắt các intron và nối các exon như ở người (sinh vật nhân chuẩn). Vì vậy, phải
lấy mARN trưởng thành của gen người (chỉ có exon, không có intron), cho phiên mã ngược thành ADN rồi
cấy vào vi khuẩn thì mới có thể tổng hợp ra sản phẩm gen
Câu 13: Tạo giống cây trồng bằng công nghệ tế bào không gồm phương pháp:
A. Nuôi cấy hạt phấn, lai xôma
B. Cấy truyền phôi.
C. Chọn dòng tế bào xôma có biến dị.
D. Nuôi cấy tế bào thực vật Invitro tạo mô sẹo.
Đáp án : B Các phương pháp tạo giống của công nghệ tế bào:
- Ở thực vật: Nuôi cấy hạt phấn

Nuôi cấy in vitro tạo mô sẹo
Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xoma biến dị


Dung hợp tế bào trần
- Ở động vật: Cấy truyền phôi
Nhân bản vô tính
Câu 14: Giống bò sữa Hà Lan cho sữa cao hơn hẳn các giống bò sữa khác, có một cặp bò sữa cái đang độ
tuổi sinh sản được nhập vào nước ta, phương pháp để nhân giống bò sữa này là:
A. Nhân bản vô tính. B. Cấy truyền phôi. C. Thụ tinh nhân tạo. D. Sử dụng kỹ thuật cấy gen.
Đáp án : A Kỹ thuật nhân bản vô tính không cần có sự tham gia của nhân té bào sinh dục, chỉ cần tế bào chất
của 1 noãn bào và tế bào xoma. Nhân bản vô tính nhằm nhân nhang giống quý hiếm mà vẫn giữ được các
đặc tính của con mẹ cho nhân tế bào xoma
Câu 15: Để tạo được dòng thuần nhanh nhất người ta dùng công nghệ tế bào nào?
A. Nuôi cấy hạt phấn.
B. Tạo giống bằng chọn tế bào xoma có biến dị.
C. Nuôi cấy tế bào.
D. Dung hợp tế bào trần.
Đáp án : A Để tạo được dòng thuần nhanh nhất người ta dùng công nghệ nuôi cấy hạt phấn.
Các dòng nhận được đều được lưỡng bội hóa từ bộ gen đơn bội ban đầu
Câu 16: Những thành tựu nào thuộc về công nghệ gen:
1 . Cà chua được làm tăng thời gian chín quả.
2. Cừu đôly.
3. Gạo có chứa betacaroten “gạo vàng”.
4. Cây pomato (vừa cho quả cà chua và củ khoai tây).
5. Cừu sản xuất protein của người.
A. 1, 3, 4.
B. 2, 3, 4, 5.
C. 1, 3, 5.
D. 1, 3, 4, 5.

Đáp án : C Những thành tựu thuộc về công nghệ gen là:
1. Cà chua được làm tăng thời gian chín quả (chuyển gen bị bất hoạt sản sinh etilen)
3. Gạo có chứa betacaroten “gạo vàng”
5. Cừu sản xuất protein của người
Câu 17: Giống cà chua có gen sản sinh ra êtilen đã được bất hoạt, khiến cho quá trình chính của quả bị
chậm lại nên có thể vận chuyển đi xa hoặc không bị hỏng là thành tựu của tạo giống:
A. Bằng phương pháp gây đột biến.
B. Dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
C. Bằng công nghệ tế bào.
D. Bằng công nghệ gen.
Đáp án : D Giống cà chua có gen sản sinh ra êtilen đã được bất hoạt là thành tựu của tạo giống bằng công
nghệ gen
Câu 18: Khi nói về quy trình nuôi cấy hạt phấn, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các hạt phất có thể mọc trên môi trường nuôi cây nhân tạo để tạo thành các dòng tế bào đơn bội.
B. Sự lưỡng bội hóa các dòng tế bào đơn bội sẽ tạo ra được các dòng lưỡng bội thuần chủng.
C. Dòng tế bào đơn bôi được xử lí hóa chất (cônsixin) gây lưỡng bội hóa tạo nên dòng tế bào lưỡng bội.
D. Giống được tạo ra từ phương pháp này có kiểu gen dị hợp, thể hiện ưu thế lai cao nhất.
Đáp án : D Giống được tạo ra từ phương pháp này có kiểu gen thuần chủng vì được lưỡng bội hóa từ bộ gen
đơn bội ban đầu
Câu 19: Khi nói về ứng dụng công nghệ tế bào để tạo ra những giống vật nuôi cây trồng và sản xuất hàng
loạt các cây giống. Nhận định nào sau đây là không chính xác?
A. Trong kĩ thuật nuôi cấy hạt phấn, có thể tạo ra những dòng thuần trong một thời gian ngắn trong khi đó kĩ
thuật tạo dòng thuần cổ điển phải mất thời gian vài thể hệ trở nên.
B. Giả sử kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào invitro có thể tạo ra hàng triệu cây giống, giống nhau về đặc tính di
truyền từ một cây được lựa chọn ban đầu mang những đặc điểm tốt.
C. Với phép lai hữu tính, rất khó tạo ra những dạng con lai vì có sự cách li sinh sản. Tuy nhiên, một phương
pháp nhanh và hiệu quả được sử dụng để tạo ra dạng lai giữa các loài trong tự nhiên là dùng phương pháp
dung hợp tế bào trần.
D. Do hạn chế về mặt xã hội, việc ứng dụng công nghệ nhân bản vô tính mới chỉ được nghiên cứu trên cừu
Dolly. Chưa có loài nào khác được nhân bản thành công.

Đáp án : D Sử dụng kỹ thuật nuôi ấy mô tế bào...... có thể tạo ra hàng triệu giống cây giống nhau về đặc tính
di truyền từ một loài lai được lựa chọn ban đầu mang những đặc tính tốt.
Câu không chính xác là D vì ngoài cừu Dolly người ta còn nhân bản vô tính thành công nhiều loài khác.
Câu 20: Khi nói về hiện tượng nhân bản vô tính ở động vật, khẳng định nào sau đây là không chính xác:
A. Hiện tượng nhân bản vô tính ở động vật chỉ xảy ra trong các phòng thí nghiệm bằng các thí nghiệm tạo
cừu, lợn, bò bằng nhân bản vô tính. Không có nhân bản vô tính ở động vật đối với các loài tự nhiên.


B. Quá trinh tạo thành cừu Dolly có sự tham gia của cừu cái cho trứng và cừu mang thai.
C. Các động vật càng cao trong bậc thang tiến hóa, khả năng thực hiện nhân bản vô tính càng khó.
D. Trong quá trình nhân bản vô tính, không có sự phấn giữa tinh trùng và trứng để tạo thành hợp tử. Nhân
của một tế bào xoma được sử dụng để kích thích quá trình phát triển phôi.
Đáp án : A Có nhân bản vô tính ở động vật đối với các loài trong tự nhiên khi hợp tử trong những lần phân
chia đầu tiên vì một lí do nào đó tích thành nhiều phôi riêng biệt, những phôi này phát triển thành những cá
thể giống nhau
Câu 21: Trong trình độ khoa học của con người có thể tạo ra nhiều loài sinh vật biến đổi gen, các sinh vật
biến đổi gen còn có thể thích nghi với các điều kiện tự nhiên. Trong số các nhóm sinh vật dưới đây, nhóm
sinh vật nào không được coi là sinh vật biến đổi gen là:
A. Các sinh vật mà hệ gen có sự xen vào của một gen lạ nào đó.
B. Các sinh vật mà một số gen trong hệ gen của chúng bị đột biến thông qua quá trình chọn giống nhờ
phương pháp gây đột biến nhân tạo.
C. Các sinh vật được đưa vào sống trong một môi trường đặc biệt mà ở đó một số gen có điều kiện biểu hiện
thành kiểu hình.
D. Các sinh vật có một số gen bị loại bỏ hoặc gây bất hoạt.
Đáp án : C
Câu 22: Loại tác nhân đột biến đã được sử dụng để tạo ra giống dâu tằm đa bội có lá to và dày hơn dạng
lưỡng bội bình thường là:
A. Tia tử ngoại.
B. Cônsixin.
C. Tia X.

D. EMS (etyl mêtan sunfonat).
Đáp án : B
Câu 23: Vì sao có ít loài tam bội?
A. Thể tam bội luôn chết.
B. Chúng luôn kết cặp và sinh ra thể lục bội.
C. Nhiễm sắc thể ở sinh vật tam bội không thể phân li đều nhau trong giảm phân.
D. Nhiễm sắc thể ở sinh vật tam bội không thể phân li nhau trong nguyên phân.
Đáp án : C
Câu 24: Người ta đã tạo thành công các giống lúa mì, khoai tây đa bội có sản lượng cao, khả năng chống
chịu tốt là nhờ kết hợp giữa phương pháp lai xa với:
A. Gây đột biến gen.
B. Kĩ thuật di truyền. C. Đa bội hóa.
D. Chọn lọc.
Đáp án : C Lai xa thường tạo con lai bất thụ do NST phân li không đều. Đa bội hóa làm bộ NST nhân lên
gấp đôi, NST lại tồn tại thành cặp phân li đều về 2 cực tế bào trong phân bào
Câu 25: Trong kĩ thuật lai tế bào, các tế bào trần là những tế bào như thế nào?
A. Các tế bào sinh dưỡng tự do được tách ra khỏi cơ thể.
B. Các tế bào sinh dục tự do được tách ra khỏi cơ quan sinh sản.
C. Các tế bào xôma đã dung hợp hình thành tế bào lai.
D. Các tế bào sinh dưỡng đã xử lí hóa chất làm tan thành tế bào.
Đáp án : D Tế bào trần là những tế bào sinh dưỡng đã xử lí hóa chất làm tan thành tế bào, thường được áp
dụng ở thực vật ở loại bỏ thành xenlulozo
Câu 26: Trong kĩ thuật cấy truyền gen, phân tử ADN tái tổ hợp được tạo từ ADN của plasmit sau khi đã:
A. Cắt bỏ đi một đoạn gen của nó.
B. Thêm vào một đoạn gen của tế bào nhận.
C. Ghép vào một đoạn gen của tế bào cho
D. Đưa vào vi khuẩn E.côli.
Đáp án : C Phân tử ADN tái tổ hợp được tạo ra nối đoạn gen của tế bào cho với ADN của plasmit
Câu 27: Trong chọn giống người ta dùng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn chủ yếu nhằm:
A. Cải tiến giống có năng suất thấp.

B. Tạo giống mới.
C. Kiểm tra kiểu gen của giống cần quan tâm.
D. Củng cố các đặc tính tốt, tạo dòng thuần chủng.
Đáp án : D Trong chọn giống người ta dùng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn chủ yếu
nhằm tạo dòng thuần chủng, củng cố các đặc tính tốt
Câu 28: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai F1 vì:
A. Tỉ lệ thể dị hợp tử ở F1 cao nhất.
B. Con F1 chọn được nhiều các đặc tính tốt của bố mẹ.
C. Con F1 có điều kiện dinh dưỡng tốt hơn các thế hệ sau nó.
D. Con F1 không chịu ảnh hưởng về di truyền của bố mẹ.


Đáp án : A Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai F1 vì tỉ lệ thể dị hợp tử ở F1 cao nhất, Vì theo giả thuyết siêu
trội, ở trạng thái dị hợp về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu hình vượt trội so với các dạng bố mẹ
thuần chủng.
Câu 29: Tạo giống thuần chủng bằng phương pháp dựa trên biến dị tổ hợp chỉ áp dụng có hiệu quả với:
A. Bào tử, hạt phấn.
B. Vật nuôi, vi sinh vật.
C. Cây trồng, vi sinh vật.
D. Vật nuôi, cây trồng.
Đáp án : D Tạo giống thuần chủng bằng phương pháp dựa trên biến dị tổ hợp chỉ áp dụng có hiệu quả với
vật nuôi, cây trồng
Câu 30: Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận nghịch giữa các dòng tự thụ phấn có mục đích:
A. Đánh giá vai trò của các gen ngoài nhân lên sự biểu hiện tính trạng để tìm tổ hợp lai bố - mẹ có giá trị
kinh tế nhất.
B. Xác định vai trò của các gen không alen tương tác bổ trợ cho nhau.
C. Xác định vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính.
D. Phát hiện các tổ hợp tính trạng được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen đrr tìm tổ hợp lai bố - mẹ có giá trị
kinh tế nhất.
Đáp án : A

Câu 31: Có thể tạo được cánh tứ bội trên cây lưỡng bội bằng cách tác động cônxixin là hóa chất gây đột
biến đa bội:
A. Vào lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
B. Lên đỉnh sinh trưởng của 1 cành cây.
C. Lên tế bào sinh hạt phấn trong quá trình giảm phân của nó.
D. Lên bầu nhụy trước khi cho giao phấn.
Đáp án : B Loại trừ đáp án A. Vào lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử vì khi xử lí cônxixin vào lần nguyên
phân đầu tiên của hợp tử sẽ tạo nên cả cơ thể tứ bội.
Loại trừ đáp án C. Lên tế bào sinh hạt phấn trong quá trình giảm phân của nó vì khi sử lí cônxixin lên tế bào
hạt phấn thì sẽ tạo ra các hạt phấn lưỡng bội hoặc tứ bội qua thụ tinh sẽ hinh thành hợp tử đa bội từ đó tạo
cơ thể đa bộ chứ không phải chỉ 1 cành đa bôi trên cây lưỡng bội.
Loại trừ đáp án D. Lên bầu nhụy trước khi cho giao phấn; tương tự như trường hợp gây tác dụng lên tế bào
sinh hạt phấn sẽ hình thành cả cơ thể đa bội.
Đáp án B. Lên đỉnh sinh trưởng của 1 cành cây khi đó chỉ có cành được phát triển từ đỉnh sinh trưởng đó là
dạng tứ bội còn các bội phận còn lại của cây vẫn là dạng lưỡng bội.
Câu 32: Ở người, yếu tố có thể được xem là nguyên nhân góp phần làm tăng xuất hiện bệnh di truyền ở trẻ
được sinh ra là:
A. Trứng chậm thụ tinh sau khi rụng.
B. Người mẹ sinh con ở tuổi cao ( ngoài 35 tuổi).
C. Trẻ suy dinh dưỡng sau khi sinh.
D. Cả 3 yếu tố trên.
Đáp án : B Bệnh duy truyền là những bệnh phát sinh do đột biến gen hay đột biến NST. Những đột biến này
thường có thể phát sinh do người mẹ sinh con khi tuổi đã cao thường làm rối loại phận li NST gây ra các đột
biến NST như: hội chứng Đao, Tôcno, claiphento...
Còn trứng chậm thụ tinh sau khi rụng hoặc trẻ suy sinh dưỡng thường không gây đột biến.
Câu 33: Mục đích chủ yếu của việc gây đột biến nhân tạo ở vật nuôi và cây trồng là:
A. Tạo nguồn biến dị cho công tác chọn giống.
B. Làm tăng khả năng sinh sản của cơ thể.
C. Thúc đẩy tăng trọng ở vật nuôi và cây trồng sau khi đã được xử lí gây đột biến.
D. Làm tăng sức chống chịu của vật nuôi và cây trồng.

Đáp án : A Gây đột biến nhân tạo nhằm mục đích thay đổi vật chất di truyền của vật nuôi, cây trồng nên các
giống mới đáp ứng nhu cầu sản suất của con người.
Câu 34: Trong chọn giống, việc tạo nguồn biến dị bằng phương pháp lai hữu tính khác với phương pháp gây
đột biến nhân tạo là:
A. Chỉ áp dụng có kết quả trên đối tượng vật nuôi mà không có hết quả trên cây trồng.
B. Áp dụng được cả đối tượng vật nuôi và cây trồng nhưng kết quả thu được rất hạn chế.
C. Chỉ tạo được nguồn biến dị tổ hợp chứ không tạo ra nguồn đột biến.
D. Cho kết quả nhanh hơn phương pháp gây đột biến.


Đáp án : C Loại trừ đáp án A. Chỉ áp dụng có kết quả trên đối tượng vật nuôi mà không có hết quả trên cây
trồng vì lai hữu tính được áp dụng cả ở vật nuôi và cây trồng đạt kết quả tốt.
Loại trừ đáp án B. Áp dụng được cả đối tượng vật nuôi và cây trồng nhưng kết quả thu được rất hạn chế vì
lai hữu tính được áp dụng cả ở vật nuôi và cây trồng đạt kết quả tốt.
Loại trừ đáp án D. Cho kết quả nhanh hơn phương pháp gây đột biến vì lai hữu tính cho kết quả chậm hơn
phương pháp gây đột biến.
Câu 35: Có thể phát hiện gen trên NST thường, gen trên NST giới tính và gen trong tế bào chất bằng phép
lai nào sau đây?
A. Lai tuận nghịch.
B. Lai phân tích.
C. Tự tụ phấn ở thực vật.
D. Giao phối cận huyết ở động vật.
Đáp án : A Có thể phát hiện gen trên NST thường, gen trên NST giới tính và gen trong tế bào chất bằng
phép lai thuận nghịch:
- Nếu kết quả phép lai thuận nghịch giống nhau thì gen nằm trên NST thường.
- Nếu kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau, tính trạng biểu hiện ở 2 giới khác nhau thì gen nằm trên NST
giới tính.
- Nếu kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau, đời con có kiểu hình gióng mẹ thì gen nằm trong tế bào chất.
Câu 36: Kết quả được xem là quan trọng nhất của việc ứng dụng kĩ thuật chuyển gen là:
A. Điều chỉnh sửa chữa gen, tạo ra ADN và nhiễm sắc thể mới từ sự kết hợp các nguồn gen khác nhau.

B. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp và đột biến NST thông qua tác động bằng các tác nhân lí, hóa học phù hợp.
C. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp thông qua các quá trình lai giống ở vật nuôi hoặc cây trồng để ứng dụng vào
công tác ra giống mới.
D. Giải thích được nguồi giống của các vật nuôi và cây trồng thông qua phân tích cấu trúc của axit nuclêôtit.
Đáp án : A
Kĩ thuật chuyển gen là các thao tác nhằm đưa 1 đoạn ADN từ tế bào này sang tế bào khác cho các gen hoạt
động bình thường. Kĩ thuật này giúp có thể sửa chữa và thay thế các gen bị nỗi đặc biệt là có thể kết hợp cá
đoạn vật chất di tryền có nguồn gốc xa nhau mà bằng phương pháp lai tạo bình thường rất khó làm được.
Loại trừ đáp án B. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp và đột biến NST thông qua tác động bằng các tác nhân lí, hóa
học phù hợp. vì đây là thành tựu của phương pháp tạo giống bằng gây đột biến nhân tạo.
Loại trừ đáp án C. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp thông qua các quá trình lai giống ở vật nuôi hoặc cây trồng để
ứng dụng vào công tác ra giống mới. Vì đây là phương pháp chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp thông qua
quá trình lai hữu tính.
Loại trừ đáp án D. Giải thích được nguồi giống của các vật nuôi và cây trồng thông qua phân tích cấu trúc
của axit nuclêôtit. Vì kĩ thuật chuyển gen không sử dụng để xác định nguồn giống các loại vật nuôi và cây
trồng. Đáp án A.
Câu 37: Trong kĩ thuật chuyển gen, sau khi đưa phân tử ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận ( thường là vi
khuẩn); hoạt động của ADN tái tổ hợp là:
A. Đến kết hợp với NST của tế bào nhận.
B. Đến kết hợp với plasmit của tế bào nhận.
C. Tự nhân đôi cùng với quá trình sinh sản phân đôi của tế bào nhận.
D. Cả 3 hoạt động nói trên.
Câu 37: Trong kĩ thuật chuyển gen, sau khi đưa phân tử ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận ( thường là vi
khuẩn); hoạt động của ADN tái tổ hợp là:
A. Đến kết hợp với NST của tế bào nhận.
B. Đến kết hợp với plasmit của tế bào nhận.
C. Tự nhân đôi cùng với quá trình sinh sản phân đôi của tế bào nhận.
D. Cả 3 hoạt động nói trên.
Sau khi ADN tái tổ hợp được đưa vào tế bào nhận thì nó có khả năng tự nhân đôi và hoạt động cùng với quá
trình nhân đôi và sinh sản của tế bào nhận. Nếu thể truyền là plasmit thì nó có khả năng nhân đôi độc lập với

hệ gen của tế bào còn nếu thể truyền là virut thì có thể ADN tái tổ hợp sẽ gắn vào hệ gen của tế bào nhận và
nhân đôi cùng hệ gen của tế bào nhận.
Câu 38: Dạng sinh vật được xem như "nhà máy" sản suất các sản phẩm sinh học từ công nghệ gen là:
A. Thể thực khuẩn.
B. Vi khuẩn.
C. Nấm men.
D. Xạ khuẩn.
Đáp án : B Vi khuẩn là đối tượng được dùng phổ biến trong công nghệ gen để sản suất các chế phẩm sinh
học ở quy mô công nghệ vì:
Tế bào vi khuẩn dễ chuyển gen, nhận ADN tái tổ hợp ở dạng plasmit.


Vi khuẩn có tốc độ sinh trưởng và sinh sản nhanh nên nhanh chóng tạo lượng sinh khối lớn để chiết suất các
chế phẩm sinh học. Đáp án B.
Câu 39: Cần gây các đột biến nhân tạo nhằm:
A. Chọn ra các giống có năng suất cao.
B. Tăng mức độ đa dạng cho sinh giới
C. Tạo nguyên liệu cho quá trình lai tạo giống.
D. Cải tiến giống cũ.
Đáp án : C Người ta dùng phương pháp gây đột biến nhân tạo nhằm thay đổi vật chất di truyền của giống
cây trồng vật nuôi làm nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc và lai tạo; nhằm tạo ra giống mới có năng
suất và các đặc điểm thích nghi tốt hơn với nhu cầu thi hiếu của con người.
Câu 40: Trong công tác lai tạo giống, người ta cho tự thụ phấn ở thực vật, giao phối cận huyết ở động vật
qua nhiều thế hệ nhằm:
A. Tạo dòng thuần.
B. Tạo ưu thế lai.
C. Kiểm tra độ thuần chủng của bố mẹ.
D. Làm tăng tỉ lệ alen trội trong quần thể.
Đáp án : A Người ta cho tự thụ phấn và giao phối cận huyết để tạo dòng thuần chủng; vì khi lai cận huyết
hay tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm còn đồng hợp tăng lên.

Câu 41: Vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người là thành quả của:
A. Dùng kĩ thuật di truyền chuyển gen nhờ vectơ plasmit.
B. Lai tế bào xôma.
C. Dùng kĩ thuật vi tiêm.
D. Gây đột biến nhân tạo.
Đáp án : A Vi khuẩn E.coli sản xuất insulin cảu người là thành tưu của công nghiệp chuyển gen của người
vào vi khuẩn nhờ plamit làm vectơ chuyển gen. Đáp án A.
Lọai bỏ các đáp án:
B.Lai tế bào xôma tạo ra các tế bào lai mang bộ NSt của 2 tế bào.
C.Dùng kĩ thuật vi tiêm thường áp dụng đối với động vật ở giai đoạn nhân non.
D.Gây đột biến nhân tạo sẽ tạo ra các alen mới chứ không tạo được gen của loài này nằm trong tế bào cảu
loài khác.
Câu 42: Trong nhân bản vô tính động vật, phôi được phát triển từ:
A. Tế bào sinh trứng.
B. Trứng mang nhân tế nào sinh dưỡng.
C. Tế bào sinh tinh.
D. Tế bào sinh dưỡng.
Đáp án : BNhân bản vô tính động vật là quy trình chuyển nhân của tế bào xôma vào tế bào trứng đã lấy mât
nhân kích thích phát triển thành phôi, cấy phôi vào cơ thể mẹ phát triển thành con bình thường.
cay  vao TC
nuôi , midd
- Tế bào chất của trứng + nhân TB xôma  � TB mới � phôi
� cơ thể mới. Như vậy phôi
được phát triển từ tế bào trứng mang nhân của tế baog sinh dưỡng
Câu 43: Câu nào sau đây đúng khi nói về ưu thế lai:
A. Người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai ở các thế hệ tiếp theo thường không
đồng nhất về kiểu gen và kiểu hình.
B. Lai hai dòng thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lí luôn cho ưu thế ưu lai cao.
C. Lai các dòng thuần chùng khác xa nhau về khu vực địa lí luôn cho ưu thế lai cao.
D. Ưu thế lai không thay đổi ở các thế hệ tiếp theo.

Đáp án : A Câu nào sau đây đúng khi nói về ưu thế lai: A. Người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao
làm giống vì con lai ở các thế hệ tiếp theo thường không đồng nhất về kiểu gen và kiểu hình . Vì con lai có
ưu thế lai cao là có kiểu gen dị hợp nếu sử dụng làm giống thì chúng tiếp tục giao phối với nhau đời sau sẽ
xuất hiện kiểu gen đồng hợp đặc biệt là đồng hợp lặn biểu hiện kiểu hình xấu.
Loại bỏ các đáp án: B.Lai hai dòng thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lí luôn cho ưu thế ưu lai cao;
C.Lai các dòng thuần chùng khác xa nhau về khu vực địa lí luôn cho ưu thế lai cao - không đúng . Vì khi lai
khác dòng tương phản thì mới cho đời con có ưu thế lai cao còn phép lai nghịch không cho ưu thế lai.
D.Ưu thế lai không thay đổi ở các thế hệ tiếp theo - sai. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần
qua các thế hệ do tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng lên.
Câu 44: Hiện nay, phương pháp chủ yếu tạo động vật chuyển gen là:
A. Cấy gen cần chuyển vào hợp tử đã được thụ tinh trong ống nghiêm đẻ hợp tử phát triển thành phôi, rồi
đưa phôi vào tử cung của con cái.
B. Cấy gen chuyển vào giao tử, rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy hợp tử vào tử cung con cái.
C. Cấy gen chuyển vào hợp tử mới được hình thành trong tử cung của con cái.
D. Lấy trứng của con cái ra, cấy gen vào gen vào trứng rồi mới cho thụ tinh dùng hooc môn kích thích cho
hợp tử phân chia tạo hành phôi, sau đó đưa phôi vào tử cung của con cái.


Đáp án : APhương pháp tạo động vật chuyển gen
- Vi tiêm: tiêm ADN vào hợp tử ở giai đoạn 2 nhân chưa hòa hợp.
- Dùng tế bào gốc: Lấy tế bào gốc chuyển gen sau đó đưa tế bào gốc chở lại phôi.
- Sử dụng tinh trùng mang gen.
Trong các phương pháp cấy gen vào giai đoạn nhân non là phổ biến nhất. Người ta cho thụ tinh trong ống
nghiệm, cấy gen vào hợp tử ở giai đoạn nhân non, sau đó cấy phôi vào tử cung của động vật mang thai
Câu 45: Trong chọn giống việc tạo nguồn biến dị bằng phương pháp lai hữu tính khác với phương pháp gây
đột biến nhân tạo là:
A. Chỉ áp dụng có kết quả trên đối tượng vật nuôi mà không có kết qủa trên cây trồng.
B. Áp dụng được cả ở đối tượng vật nuôi và cây trồng nhưng kết quả thu được rất hạn chế.
C. Chỉ tạo được biến dị tổ hợp chứ không tạo ra nguồn đột biến.
D. Cho kết quả nhanh hơn phương pháp gây đột biến.

Đáp án : C Trong chọn giống việc tạo nguồn biến dị bằng phương pháp lai hưu tĩnh là cho lai giữa các cơ
thể để tạo nên đời con có kiểu gen khác nhau tạo nên nguồn biến dị tổ hợp phong phú, cung cấp nguyên liệu
cho quá trình chọn giống. Phương pháp này áp dụng cho cả vật nuôi và cây trồng. Phương pháp gây đột biến
nhân tạo là sử dụng các tác nhân gây đột biến gen và đột biến NST làm nguồn nguyên liệu cho chọn giống;
phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với cây trồng mà ít áp dụng đối với vập nuôi.
Vậy việc tạo biến dị bằng lai hữu tính khác với gay đột biến là: C. Chỉ tạo được biến dị tổ hợp chứ không tạo
ra nguồn đột biến.
Câu 46:
Mục đích của việc gây đột biến nhân tạo ở vật nuôi và cây trồng là:
A. Tạo nguồn biến dị cho chọn lọc nhân tạo.
B. Làm tăng khả năng sinh sản của cá thế.
C. Làm xuất hiện gen tốt ở một loạt cá thể.
D. Bổ sung nguồn đột biến tự nhiên.
Đáp án : A Người ta gây đột biến nhân tạo nhằm mục đích làm thay đổi vật liệu di truyền của các giống vật
nuôi cây trồng tạo nên các giống mới có năng suất cao hơn hay có các đặc điểm mới. Vậy mục đích của gây
đột biến nhân tạo là tạo nguồn nguyên liệu cho chọn lọc nhân tạo.
Câu 47:
Trong kĩ thuật lai tế bào, các tế bào trần là:
A. Các tế bào sinh dục còn non đã được đưa ra khỏi cơ quan sinh dục.
B. Các tế bào xôma còn non đã được tách rời khỏi cơ quan sinh dưỡng.
C. Các tế bào sinh dưỡng đã được làm tan thành tế bào còn màng nguyên sinh chất mỏng
D. Các tế bào xôma đã xử lý hút nhân chuẩn bị truyền nhân cho tế bào.
Đáp án : C Tế bào thực vật bên ngoài màng tế bào còn có thành tế bào bằng xenlulôzơ cứng. Khi lai tế bào
người ta dùng enzim hoặc vi phẫu tách bỏ lóp thành tế bào tạo thành tế bào trần. Sau đó người ta cho dung
hợp các tế bào trần này đế tạo thành các tế bào lai mang bộ NST của 2 tế bào.
Câu 48:
Khẳng định nào không đúng:
A. Ưu thế lai có tính di truyền không ổn định.
B. Cơ thế lai khác dòng không đồng đều cao về phẩm chất và năng suất.
C. Tiến hành tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ có thể không làm thoái hóa giống.

D. Hiện tượng ưu thế lai cũng biểu hiện khi tiến hành lai xa.
Đáp án : B Xét các đáp án: A. Ưu thế lai có tính di truyền không ổn định - đúng. Vì cơ thế có ưu thế lai có
kiểu gen dị hợp (Aa) nên đời con có sự phân tính xuẩt hiện kiểu hình lặn (aa)
B. Cơ thể lai khác dòng không đồng đều cao về phẩm chất và năng suất - sai. Cơ thế lai khác dòng có kiểu
gen dị hợp nên biểu hiện đồng nhất 1 kiểu hình; do đó có sự đồng đều cao về phẩm chất và năng suất.
C. Tiến hành tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ có thế không làm thoái hóa giống - đúng. Nếu kiểu gen ở
thế hệ ban đầu là đồng hợp hoặc kiểu hình do kiếu gen đồng hợp qui định không qui định tính trạng xẩu.
D. Hiện tượng ưu thế lai cũng biểu hiện khi tiến hành lai xa - đúng. Vì lai xa tổ hợp được vật chất di truyền
của 2 loài nên con lai có thể có các tính trạng tốt của 2 loài làm xuất hiện ưu thế lai.
Câu 49:
Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng nhằm mục đích:
A. Phát hiện các đặc điếm được hình thành do hoán vị gen để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.
B. Nhằm xác định vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính, xác định giá trị của bố mẹ.


C. Nhằm đánh giá vai trò của tế bào chất đối với kiểu hình của con lai, tìm tố hợp lai có giá trị kinh tế nhất.
D. Để tránh hiện tượng thoái hóa có thể xảy ra.
Đáp án : C Lai thuận nghịch là các phép lai thay đổi vai trò làm bố và mẹ:
- Nếu kết quả thay đổi trong đó đời con 100% giống mẹ thì tính trạng do gen trong tế bào chất qui định.
- Nếu kết quả ở đời con không thay đổi thì chứng tỏ tính trạng do gen trên NST thường qui định
- Nếu kết quả thay đổi nhưng có sự phân tính ở 2 giới thì tính trạng do gen trên NST giới tính quì định.
Trong việc tạo ưu thế lai người ta dùng phép lai thuận nghịch giữa các dòng thuần để đánh giá vai trò của tế
bào chất. Có thể phép lai thuận xuất hiện ưu thế lai còn phép lai nghịch thì không hoặc ngược lại. Từ đó
người ta bổ trí phép lai phù hợp.
Câu 50:
Điểm nào sau đây chỉ có ở kĩ thuật cấy gen mà không có ở gây đột biến gen?
A. Làm biến đổi vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử bằng tác nhân ngoại lai.
B. Làm tăng số lượng nuclêôtit của một gen chưa tốt trong tế bào của một giống.
C. Làm biển đổi định hướng trên vật liệu di truyền cấp phân tử.
D. Cần có thiết bị hiện đại, kiến thức di truyền học sâu sắc.

Đáp án : C Kĩ thuật cấy gen là các thao tác trên vật liệu di truyền là ADN do con người tiến hành 1 cách chủ
động, nhằm thay đổi vật chất di truyền cùa sinh vật theo hướng có lợi cho con người. Đột biến gen là sự thay
đổi cấu trúc của gen phát sinh 1 cách ngẫu nhiên, không theo hướng xác định có thể có lợi, có hại hoặc trung
tính.
Câu 51:
Các nhóm xạ khuẩn thường có khả năng sản xuất chất kháng sinh nhờ có gen tổng hợp kháng sinh, nhưng
người ta vẫn chuyển gen đó sang chủng vi khuẩn khác, là do:
A. Xạ khuẩn khỏ tìm thấy.
B. Xạ khuẩn sinh sản chậm.
C. Xạ khuẩn có thể gây bệnh nguy hiểm.
D. Xạ khuẩn không có khả năng tự dưỡng.
Đáp án : B Các nhóm xạ khuẩn thường có khả năng sản xuất chất kháng sinh nhờ có gen tổng hợp kháng
sinh, nhưng người ta vẫn chuyển gen đó sang chủng vi khuẩn khác, là do: Vi khuẩn có tốc độ trao đổi chất,
sinh trưởng, sinh sản nhanh hơn so với xạ khuẩn. Nên lượng chất kháng sinh do vi khuẩn tạo ra sẽ là rất lớn.
Câu 52:
Trong chọn giống người ta dùng phương pháp tự phối bắt buộc hay giao phối cận huyết nhằm mục đích
chính là để
A. Tạo dòng thuần đồng hợp tử về các gen đang quan tâm.
B. Tạo ưu thế lai.
C. Kiểm tra độ thuần chủng của giống.
D. Nhằm đánh giá chất lượng của giống, xác định hướng chọn lọc.
Đáp án : A Người ta cho tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối gần nhằm tạo ra các dòng thuần chủng. Vì khi
cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần thì ở đời con tỉ lệ kiểu gen đồng hợp sẽ tăng lên, tỉ lệ dị hợp giảm xuống
qua nhiều thế hệ sẽ phân hỏa thành các dòng thuần chủng.
Câu 53: Cơ sở di truyền học của lai cải tiến giống là:
A. Con đực ngoại cao sản mang nhiều gen trội tốt.
B. Ban đằu làm tăng tỉ lệ thể dị hợp, sau đó tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp ờ các đời lai.
C. Cho phối giữa con đực tốt nhất của giống ngoại và những con cái tốt nhất của giống địa phương.
D. Ưu thế lai biếu hiện rất cao khi lai giống ngoại với giống nội, nên đời con mang nhiều tính trạng tốt.
Đáp án : B Lai cải tiến giống là phép lai nhằm cải thiện chất lượng giống cây trồng và vật nuôi. Thông

thường người ta dùng con đực ngoại tốt lai với con cái địa phương tốt tạo F1 dị hợp; sau đó cho đời con lai
trở lại với bố mẹ để tăng dần tì lệ máu của giống tốt trong cơ thể con (thực chất là làm tăng kiểu gen đồng
hợp của các tính trạng tốt ở đời con).
Câu 54:
Plasmit của vi khuẩn có đặc điểm:
A. Là một phần của vùng nhân, tự nhân đôi cùng với ADN của nhiễm sắc thể.
B. Là phân tử ADN mạch đơn, dạng vòng kín, gồm 8 000 - 200 000 nuclêôtit.
C. Là một ADN dạng vòng, mạch kép, gòm 16 000 - 400 000 nuclêôtit.
D. Là phân tử ADN có khả năng tự xâm nhập vào tế bào nhận.


Đáp án : C Plasmit của vi khuẩn là 1 loại ADN mạch kép dạng vùng, có kích thước nhỏ; nằm trong tế bào
chất của vi khuẩn; có số lượng lớn trong tế bào. Chọn C
Loại trừ các đáp án:
A. Là một phần của vùng nhân, tự nhân đôi cùng với ADN của nhiễm sắc thể - sai. Plasmit là ADN tế bào
chất, có khả năng nhân đôi độc lập với ADN nhân.
B. Là phân tử ADN mạch đơn, dạng vòng kín, gồm 8 000 - 200 000 nuclêôtit sai. Plasmit là ADN mạch kép.
D. Là phân tử ADN có khả năng tự xâm nhập vào tế bào nhận - sai. Plasmit được sử dụng nhiều làm thể
truyền để chuyển gen nhưng nó không có khả năng tự xâm nhập vào tế bào khác.
Câu 55: Khâu nào sau đây không có trong kĩ thuật cấy truyền phôi:
A. Tách nhân ra khỏi hợp tử, sau đó phân chia thành nhiều phần nhỏ rồi lại chuyển vào hợp tử.
B. Tách phôi thành 2 hay nhiều phần, mỗi phần sau đó sẽ phát triển thành 1 phôi riêng biệt.
C. Phối hợp 2 hay nhiều phôi thành 1 thể khảm.
D. Làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi khi mới phát triển theo hướng có lợi cho con người.
Đáp án : A
Quá trình cấy truyền phôi được thực hiện qua các bước là: phôi được tách thành nhiều phần riêng biệt, phối
hợp các phần lại với nhau hoặc làm thay đổi hệ di truyền của các mẫu phôi, cấy được các mẫu phôi vào các
cơ thể mẹ khác nhau; ; mỗi phân phôi sau đó sẽ phát triển thành một phôi � riêng biệt  �  nhiều cơ thể.
Khâu không có trong kĩ thuật cấy truyền phôi là: A.Tách nhân ra khỏi hợp tử, sau đó phân chia thành nhiều
phần nhỏ rồi lại chuyển vào hợp tử

Câu 56: Giải thích nào sau đây là đúng về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ưu thế lai:
A. Do con lai không chứa gen lặn.
B. Do con lai chứa toàn gen trội.
C. Do kiểu gen dị hợp có kiểu hình vượt trội hơn so với các kiểu gen đồng hợp tử .
D. Do gen trội và gen lăn tác động với nhau theo kiểu cộng gộp.
Đáp án : C Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng phát triển cao
vượt trội so với dạng bố mẹ . Do đó khi lai các cặp bố mẹ thuần chủng tương phản thì đời con có kiểu gen dị
hợp về nhiều cặp gen biểu hiện kiểu hình ưu thế vượt trội so với các dạng đồng hợp (người ta gọi là giả
thuyết siêu trội).
Câu 57: Phương pháp thông dụng nhất để chuyển gen ở động vật là:
A. Sử dụng plasmit là thể truyền để chuyển gen.
B. Sử dụng súng bắn gen để đưa gen cần chuyển vào hợp tử.
C. Cấy nhân có gen đã cải biến vào trứng đã bị mất nhân.
D. Bơm gen cần chuyển vào nhân tinh trùng lúc chưa hòa hợp với trứng.
Đáp án : D Phương pháp tạo động vất chuyển gen
- Vi tiêm: tiêm ADN vào hợp tử ở giao đoạn 2 nhân chưa hòa hợp.
- Dùng tế bào gốc: lấy tế bào gốc chuyển gen sau đó đưa tế bào gốc trở lại phôi.
- Sử dụng tinh trùng mang gen.
Trong đó phương pháp cấy gen vào giai đoạn nhân non là phổ biến nhất.
Câu 58: Một phân tử ADN tái tổ hợp:
A. Có 2 đoạn ADN của 2 loài nhờ sử dụng 1 loại ezin restrictaza và 1 loại enzin ligaza.
B. Chứa 2 đoạn ADN của cùng một loài sinh vật.
C. Được nhân lên thành nhiều phân tử mới nhờ cơ chế phiên mã.
D. Có cấu trúc mạch thẳng, có khả năng nhân đôi độc lập với các phân tử ADN khác.
Đáp án : A ADN tái tổ hợp: LÀ đoạn ADN do các đoạn ADN từ nhiều nguồn gốc khác nhau gắn lại ( gen
cần chuyển + thể truyền) được tạo thành qua các bước:
- Tách chiết thể truyền và ADN chứa gen cần chuyển ra khỏi tế bào
- Dùng enzim cắt giới hạn( restrictaza) để cắt đoạn gen cần chuyển và ADN làm thể truyền tạo ra cùng 1 loại
đầu dính bổ sung cho nhau.
- Dùng enzin nối ( ligaza) gắn thể truyền vơi đoạn gen cần chuyển tạo ADN tái tổ hợp.

Câu 59: Để chuyển một gen của người vào tế bào vi khuẩn E.Coli nhằm tạo ra nhiều sản phẩm của gen
người trong tế bào vi khuẩn, người ta phải lấy mARN trưởng thành của gen người cần chuyển cho phiên mã
ngược thành ADN rồi mới gắn ADN này vào plasmit và chuyển và vi khuẩn. Người ta cần làm như vậy là
vì:
A. Nếu như không làm như vậy gen người sẽ không phiên mã được trong tế bào vi khuẩn.
B. Nếu như không làm như vầy gen người sẽ không dịch mã được trong tế bào vi khuẩn.


C. Gen của người quá lớn không đi vào tế bào vi khuẩn.
D. Nếu như không làm như vậy sản phẩm của gen người sẽ không bình thường và không có giá trị sử dụng.
Đáp án : D Để chuyển một gen của người vào tế bào vi khuẩn E.Coli nhằm tạo ra nhiều sản phẩm của gen
người trong tế bào vi khuẩn, người ta phải lấy mARN trưởng thành của gen người cần chuyển cho phiên mã
ngược thành ADN rồi mới gắn ADN này vào plasmit và chuyển vào vi khuẩn. Người ta cần làm như vậy là
vì: D.Nếu như không làm như vậy sản phẩm của gen người sẽ không bình thường và không có giá trị sử
dụng.
Vì gen của người là gen phân mảnh gồm các đoạn intron không mã hóa và các đoạn exon mã hóa xen kẽ
nhau, sau khi phiên mã thì các đoạn intron bị cắt bỏ các đoạn exon được nối lại thành mARN trưởng thành
để dịch mã. Còn gen ở vi khuẩn là gen không phân mảnh không có các đoạn intron nên sau khi phiên mã tất
cả các nuclêôtit trên mARN đều được đọc dịch mã. Do đó nếu cấy trực tiếp gen của người vào vi khuẩn thì
các đoạn intron cũng sẽ được đọc dịch mã tạo ra các sản phẩm không mong muốn. Việc dùng mARN sau đó
cho phiên mã ngược rồi ghép vào hệ gen của vi khuẩn thì sẽ phiên mã, dịch mã bình thường tạo nên chuối
pôlipeptit giống như ở người.
Câu 60: Câu nào dưới đây giải thích ưu thế lai là đúng?
A. Chỉ có 1 số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thế lai.
B. Người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai thường không đồng nhất về kiểu
hình.
C. Lai hai dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho ra con lai có ưu thế lai cao.
D. Lai 2 dòng thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lý luôn cho ưu thế lai cao.
Đáp án : A Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu , khả năng sinh trưởng phát triển
cao vượt trội so với các dạng bố mẹ. Người ta thường tạo giống có ưu thế lai bằng cách cho lai giữa các

dòng thuần chủng tương phản khác nhau để tạo F1 dị hợp về nhiều cặp gen. Tuy nhiên không phải lúc nào
lai khác dòng đều cho ưu thế lai nên người ta phải chon cặp bố mẹ phù hợp. Ưu thế lai thể hiện cao nhất ở
F1 sau đó giảm dần do đặc tính di truyền F1 không ổn định do đời sau xuất hiện đồng hợp đặc biệt là đồng
hợp lặn. Người ta chỉ sử dụng F1 làm sản phẩm mà không dùng làm giống
Câu 61:
Ưu thế nổi bật của lai tế bào sinh dưỡng (xôma) trong công nghệ tế bào thực vật là:
A. Tạo ra giống cây có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.
B. Tạo giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng cách tạo giống thông thường không thế tạo ra.
C. Nhân nhanh được nhiều cây quí hiếm.
D. Tạo ra những giống cây trồng biến đổi gen.
Đáp án : B Lai tế bào xôma là phương pháp kết hợp 2 tế bào xôma tạo thành tế bào lai mang bộ NST của cả
2 tế bào từ đó kích thích phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh. Phương pháp này mở ra triển vọng có thế tạo
giống mới mang đặc điểm di truyền của 2 loài, mà bằng phương pháp lai hữu tính bình thường rất khó thực
hiện. Vì các loài có hệ di truyền kín lai khác loài không có kết quả.
Câu 62:
Ưu thế nổi bật của tạo dòng thuần chủng từ hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh thành dòng đơn bội rồi xử lý
bằng cônsixin đế lưỡng bội hóa là:
A. Tạo ra cây dị hợp về tất cả các gen nên ưu thế cao.
B. Tạo ra cây ăn quả không có hạt.
C. Tạo ra cây có khả năng kháng bệnh tốt.
D. Tạo ra cây có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.
Đáp án : D Hạt phấn và noãn chưa thụ tinh mang bộ NST đơn bội n, khi xử lý cônsixin gây lưỡng bội hóa
(tức là cho NST nhân đôi mà không phân li) sẽ tạo được tế bào có kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen.
Từ đó người ta kích thích tạo dòng thuần chủng.
Ví dụ: Hạt phấn n Ab, aB � dòng thuần 2n AAbb, aaBB
Câu 63:
Sinh vật biến đổi gen là sinh vật:
A. Hệ gen của nó đưực con người lai tạo cho phù hợp với lợi ích của mình.
B. Hệ gen của nó được con người tạo biến dị cho phù hợp với lợi ích của mình
C. Hệ gen của nó được con người gây đột biến cho phù hợp với lợi ích của mình.

D. Hệ gen cùa nó được con người làm biến đổi cho phù hợp với lợi ích cùa mình.


Đáp án : D Sinh vật biến đổi gen là sinh vật có hệ gen được thay đổi phù hợp với mục đích của con người;
chủ yếu là được tạo ra do chuyển gen, ngoài ra có thế gây đột biến hay dung hợp tế bào. Sinh vật biến đổi
gen mang các gen qui đinh các đặc điểm mới.
Câu 64:
Sự nhân bản vô tính đã tạo ra giống cừu Đôli. Tính di truyền của Đôli là:
A. Mang tính di truyền của cừu cho tế bào tuyến vú.
B. Mang tính di truyền của cừu cho trứng và cừu cho tế bào tuyến vú.
C. Mang tính di truyền của cừu được cấy phôi.
D. Mang tính di truyền của cừu cho trứng.
Đáp án : A Sự nhân bản vô tính đã tạo ra giống cừu Đôli: Người ta lấy nhân của tế bào tuyến vú cấy vào tế
bào trứng đã loại bỏ nhân kích thích phát triển thành phôi, sau đó cấy phôi vào cơ thế cừu mẹ sinh ra cừu
Đôli. Như vậy cừu Đôli có hệ gen nhân của cừu cho tế bào tuyến vú; còn hệ gen tế bào chất của cừu cho tế
bào trứng. Tính di truyền của Đôli là: A. mang tính di truyền của cừu cho tế bào tuyến vú.
Câu 65: Biểu hiện ưu thế lai giảm dần từ F2 trở đi, vì:
A. Các gen có lợi bị hoà lẫn với các gen có hại
B. Các gen có lợi kém thích nghi dần
C. Xuất hiện hiện tượng phân li kiểu hình
D. Tính chất dị hợp giảm, đồng hợp tăng
Đáp án : D Ưu thẽ lai là hiện tượng con lai có kiểu gen dị hợp nên có sức sổng, năng suất, khả năng chống
chịu tốt hơn so với bố mẹ thuần chủng. Nhưng chính vì F1 có kiểu gen dị hợp có tính di truyền không ổn
định nên khi F1 giao phối với nhau thì ở F2 xuất hiện kiểu gen đồng hợp, tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm. Do đó
ưu thế lai giảm dần.
Câu 66: Đặc điểm chính của vật nuôi, cây trồng là:
A. Đa dạng và thích nghi với nhu cầu nhất định của con người
B. Thích nghi với môi trường sống
C. Có khả năng chống chịu không bằng sinh vật hoang dại
D. Phát sinh nhiều biến dị để cung cấp cho con người

Đáp án : A Vật nuôi, cây trồng là các dạng sinh vật được con người chọn lọc và nhân giống nhằm mục đích
tạo ra các giống phục vụ cho nhu cầu, thị hiếu con người. Vì vậy chúng có đặc điểm đa dạng và thích nghi
với nhu cầu nhất định của con người. Tuy nhiên nếu khi đưa chúng vào môi trường tự nhiên thì có thể chúng
không có khả năng thích ứng tốt như các sinh vật sống tự nhiên đưực chọn lọc tự nhiên chọn lọc.
Câu 67: Thế nào là dòng thuần của một tính trạng?
A. Đời con đồng loạt mang tính trạng một bên của bố hoặc của mẹ.
B. Đời con không phân li
C. Các cá thể trong dòng được xét đồng hợp tử về gen qui định tính trạng
D. Con cháu hoàn toàn giống bố mẹ
Đáp án : C Dòng thuần của một tính trạng là các cá thể kiểu gen đồng hợp về gen qui định tính trạng mà ta
xét (như AA, aa); có đặc tính di truyền ổn định nên đời con không phân tính. Khi lai gữa các dòng thuần
tương phản khác nhau thu được F1 có kiểu gen dị hợp.
Câu 68: Trong kĩ thuật di truyền về insulin người, sau khi gen tổng hợp insulin người được ghép vào ADN
vòng của plasmit thì bước tiếp theo làm gì?
A. A.Chuyển vào vi khuẩn để nó hoạt động như ADN của vi khuẩn.
B. Cho nhân đôi lên nghìn lần để làm nguồn dự trữ cấy gen.
C. Chuyển vào môi trường nuôi cấy để tổng hợp insulin.
D. Được ghép vào tay người bệnh để sinh ra insulin.
Đáp án : A Trong qui trình chuyển gen người ta thực hiện các bước sau:
- Tạo ADN tái tổ hợp
Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
Sau đó từ tế bào chứa ADN tái tố hợp người ta sản xuất sản phẩm.
Trong kĩ thuật di truyền về insulin người, sau khi gen tổng hợp insulin người được ghép vào ADN vòng cùa
plasmit thì bước tiếp theo là chuyển vào vi khuẩn để nó hoạt động như ADN của vi khuẩn.
Câu 69: Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường chọn thể truyền có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh
dấu để:
A. Phát hiện được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ hợp.



B. Tạo ra ADN tái tổ hợp dễ dàng.
C. Tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.
D. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận
Đáp án : A Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường chọn thể truyền có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh
dấu để phát hiện được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ họp. Vì gen đánh dấu hoặc dấu chuẩn là những
gen và đặc điếm nổi bật khác lạ; dựa vào đó người ta nhận biết được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ
hợp tức là có đặc điểm đó còn tế bào nào không nhận ADN tái tổ hợp là không có đặc điểm đó.
Câu 70:
Giả sử có một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng
kháng bệnh trên, người ta thực hiện các bước sau
1. Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc cây.
2. Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.
3. Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.
4. Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần.
Qui trình tạo giống theo thứ tự
A. 1,3,2,4.
B. 1,2,3,4.
C. 1,3,4,2.
D. 2,3,4,1.
Đáp án : A Trong công tác giống để tạo một giống mới người ta thực hiện các bước theo qui trình: Bước 1tạo nguồn nguyên liệu (có thế gây đột biến hay lai tạo...); bước 2- chọn lọc các cá thể phù hợp với mục đích
thường là dựa vào kiểu hình; bước 3 - tạo dòng thuần chủng để nhân rộng giống.
Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh vàng lùn từ alen
A, người ta thực hiện các bước theo qui trình sau:
xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ đế gây đột biến rồi gieo hạt mọc cây (tạo nguồn nguyên liệu) cho các cây
con nhiễm tác nhân gây bệnh chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh (chọn lọc kiếu hình phù hợp) cho
các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần (tạo dòng thuần chủng để nhân rộng
giống).
Câu 71:
Để tạo dòng thuần ổn định trong chọn giống cây trồng, phương pháp hiệu quả nhất là:
A. Lưỡng bội hóa các tế bào đơn bội của hạt phấn

B. Tứ bội hóa các tế bào thu được do lai xa
C. Lai các tế bào sinh dưỡng của 2 loài khác nhau
D. Cho tự thụ phấn bắt buộc
Đáp án : A Để tạo dòng thuần ổn định trong chọn giống cây trồng, phương pháp hiệu quả nhất là lưỡng bội
hóa các tế bào đơn bội của hạt phấn (tức là cho các tế bào đơn bội nhân đôi NST mà không cho phân li) vì
khi đó luôn tạo được giống có kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen.
Loại trừ B. Tứ bội hóa các tế bào thu được do lai xa vì cây tứ bội 4n có thể có kiểu gen dị hợp (2n Aa � 4n
AAaa).
Loại trừ C. Lai các tế bào sinh dưỡng của 2 loài khác nhau vì phương pháp này rất khó thành cởng và kiểu
gen tế bào lai có thể là dị hợp nếu các tế bào đem lai có kiểu gen dị hợp (tế bào AA + tế bào Aa = tế bào lai
AAAa dị hợp)
Loại trừ D. Cho tự thụ phấn bắt buộc vì sau khi tự thụ phấn thi tỉ lệ đồng hợp tăng tỉ lệ dị hợp giảm nhưng
không loại bỏ được hết dị hợp nên ta cần phải kiểm tra kiểu gen để xác định đồng hợp hay dòng thuần.
Câu 72:
Thể truyền là gì?
A. Plasmit của vi khuẩn
B. Thể thực khuẩn Lambda
C. Phân tử ADN có khả năng mang gen ghép và tự nhân đôi độc lập với ADN, NST D
D. NST của nấm men
Đáp án : C Thể truyền là phân tử ADN có khả năng mang gen ghép và tự nhân đôi độc lập với ADN NST.
Loại trừ A. Plasmit của vi khuẩn, B. Thể thực khuẩn Lambda vì đây chỉ là 2 dạng thể truyền được sử dụng
phổ biến chứ không phải là đặc điểm chung của thể truyền; D. NST của nấm men có kích thước lớn cấu trúc
phức tạp không tự nhân đôi độc lập được với hệ gen của tế bào nhân nên không được dùng làm thể truyền.
Câu 73: Trong kĩ thuật cấy gen với mục đích sản xuất các chế phẩm sinh học trên qui mô công nghiệp, tế
bào nhận được dùng phổ biến là vi khuẩn E.coli vì:
A. E.coli không mẫn cảm với thuốc kháng sinh
B. E.coli có tần số phát sinh đột biến gây hại cao


C. E.coli có tốc độ sinh sản nhanh

D. Môi trường dinh dưỡng nuôi E.coli rất phức tạp
Đáp án : C Trong kĩ thuật cấy gen với mục đích sản xuất chế phẩm sinh học trên qui mô công nghiệp, tế bào
nhận được dùng phổ biến là vi khuẩn E.coli vì E.coli có tốc độ sinh sản nhanh do đó tăng nhanh sinh khối
tạo lượng sản phẩm lớn đáp ứng yêu cầu sản xuất ở qui mô công nghiệp.
Câu 74: Theo quan niệm hiện nay, quần thể được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở bởi vì
A. Nó là đơn vị tồn tại thực của loài trong tự nhiên.
B. Nó là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.
C. Nó vừa là đơn vị tồn tại vừa là đơn vị sinh sản của ioài và chịu sự tác đôngj của các nhân tổ tiến hóa
D. Nó là một hệ gen mờ có vốn gen đặc trưng không chịu tác động của các nhỉ tố tiến hóa.
Đáp án : CTổ chức là đơn vị tiến hóa cơ sở phải thỏa mãn 3 điều kiện:
- Có tính toàn vẹn về không gian và thời gian
- Biến đồi cấu trúc di truyền qua các thế hệ
- Tồn tại thực trong tự nhiên
Quần thể là đơn vị tiến hóa vì: là đơn vị tồn tại, sinh sản của loài, có lịch sử phát sinh và phát triển, đa hình
nhung có cấu trúc di truyền ổn định, không cách li sinh sản tuyệt đối với quần thể lân cận nên quần thể có
khà năng biến đổi cấu trúc di truyền
Câu 75: Một phân tử ADN tái tổ hợp
A. Có hai đoạn ADN của hai loài nhờ sử dụng 1 loại enzim restrictaza và 1 lc: enzim ligaza.
B. Chứa hai đoạn ADN của cùng một loài sinh vật.
C. Được nhân lên thành nhiều phân tử mới nhờ cơ chế phiên mã.
D. Có cấu trúc mạch thẳng, có khả năng nhân đôi độc lập với các phân tử ADN khác.
Đáp án : A ADN tái tố hợp: là đoạn ADN do các đoạn ADN từ nhiều nguồn gốc khá nhau gắn lại (gen cần
chuyển+thể truyền), (lược tạo thành qua các bước:
- Tách chiết thế truyền và ADN chứa gen cần chuyển ra khỏi tế bào
- Dùng enzim cắt giới hạn (restrictaza) để cắt đoạn gen cần chuyển và ADN làrr thế truyềi. tạo ra cùng 1
loại đầu dính bổ sung cho nhau
- Dùng enzim nối (ligaza) gắn thế truyền với đoạn gen cần chuyển tạo ADN tái hợp.
Câu 76: Trong kỹ thuật chuyển gen, người ta thường chọn thể truyền có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh
dấu để:
A. Không phát hiện được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ hợp.

B. Phát hiện được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ hợp.
C. Tạo ra ADN tái tổ hợp dễ dàng.
D. Tạo điều kiện cho gen đã ghép được biếu hiện.
Đáp án : B Trong kỹ thuật chuyển gen, người ta thường chọn thế truyền có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh
đấu để phát hiện được tế bào nào đã nhân được ADN tái tổ hợp. Vì gen đánh dấu hoặc dấu chuẩn là những
gen và đặc điếm nổi bật khác lạ; dựa vào đó người ta nhận biết được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ
hợp tức là có đặc điểm đó còn tế bào nào không nhận ADN tái tổ hợp là không có đặc điểm đó.
Câu 77: Ưu điểm của phương pháp lai tế bào là:
A. Tạo ra được những thể khảm mang đặc tính giữa thực vật với động vật.
B. Tạo ra được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài rất khác xa nhau mà bằng cách tạo giống thông
thường không thể thực hiện được.
C. Tạo ra những cơ thể có nguồn gen khác xa nhau hay những thể khảm mang đặc tính của những loài rất
khác nhau thậm chí giữa động vật và thực vật.
D. Tạo ra được những thế khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau.
Đáp án : B Phương pháp lai tế bào là phương pháp tạo giống mới bằng cách cho dung hợp (lai) 2 tế bào xô
ma khác nhau tạo thành tế bào lai mang bộ NST của cả 2 tế bào sau đó nuôi cấy và kích thích tế bào lai phát
triển thành cơ thể hoàn chỉnh. Như vậy ưu điếm của phương pháp này là: tạo ra được giống rtiới mang đặc
điểm của cả 2 loài rất khác xa nhau mà bằng cách tạo giống thông thường không thể thực hiện được. Phương
pháp bỉnh thường là lai khác loài rất khó thực hiện được.
Câu 78: Cho các khâu sau:
1. Trộn 2 loại ADN với nhau và cho tiếp xúc với enzim Iigaza để tạo ADN tái tổ hợp. 2. Tách thể truyền
(plasmit) và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.
3. Đưa ADN tái tố hợp vào trong tế bào nhận.


4. Xử lí plasmit và ADN chứa gen cần chuyển bằng cùng một loại enzim cắt giới hạn. 5. Chọn lọc dòng tế
bào có ADN tái tổ hợp.
6. Nhân các dòng tế bào thành các khuẩn lạc.
Trình tự các bước trong kĩ thuật di truyền là:
A. 2,4,1,3,5,6

B. 2,4,1,5,3,6
C. 1,2,3,4,5,6.
D. 2,4,1,3, 6, 5.
Đáp án : A Trình tự các bước trong kĩ thuật di truyền là:
Bước 1: Tạo ADN tái tổ hợp.
1- Tách thế truyền (plasmit) và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.
2- Xử lí plasmit và ADN chứa gen cần chuyển bằng cùng một loại enzim cắt giới hạn.
3- Trộn 2 loại ADN với nhau và cho tiếp xúc với enzim ligaza để tạo ADN tái tổ hợp.
Bước 2: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
Bước 3: Chọn lọc dòng tế bào có ADN tái tổ hợp sau đó nhân các dòng tế bào thành các khuẩn lạc.
Câu 79: Người ta có thể tạo ra giống cà chua để vận chuyển đi xa hoặc bảo quản lâu dài mà không bị hỏng.
Đây là thành tựu của:
A. Lai hữu tính
B. Công nghệ gen
C. Gây đột biến nhân tạo
D. Công nghệ tế bào
Đáp án : B Người ta có thể tạo ra giống cà chua để vận chuyển đi xa hoặc bảo quản lâu dài mà không bị
hỏng. Vì người ta đã xử lí làm bất hoạt gen gây chín nên không tạo được êtylen làm quả chậm chín (không
bị mềm) nên dễ vận chuyến đi xa, bảo quản lâu dài mà không bị hỏng. Đây là thành tựu của B. công nghệ
gen (xử lý gen gây chín).
Câu 80: Nguồn biến dị di truyền nào sau đây dùng phổ biến trong chọn giống vật nuôi và cây trồng?
A. Nguồn biến dị tổ hợp
B. Nguồn biến dị đột biến
C. ADN tái tổ hợp và đột biến
D. Nguồn ADN tái tổ hợp
Đáp án : A Nguồn biến dị di truyền được dùng phố biến trong chọn giống vật nuôi và cây trồng là A. Nguồn
biến dị tổ hợp được tạo thành trong lai hữu tính.
Loại trừ đáp án:
B. Nguồn biến dị đột biến ít được sử dụng ờ vật nuôi vì vật nuôi rất nhạy cảm rất Khó gây đột biến.
C. ADN tái tồ hợp và đột biến: Nguồn AND tái tổ hợp chủ yếu được sử dụng ở vi sinh vật và một sổ thực vật

mà ít được dùng ở động vật; đột biến ít được sử dụng ở vật nuôi vì vật nuôi rất nhạy cảm rất khó gây đột
biến.
D. Nguồn ADN tái tổ hợp chủ yếu được sử dụng ờ vi sinh vật và một số thực vật mà ít được dùng ờ động
vật.
Câu 81: Trong chọn giống vật nuôi, người ta thường không tiến hành:
A. Tạo các giống thuần chủng
B. Lai kinh tế
C. Lai khác giống
D. Gây đột biến nhân tạo
Đáp án : D Trong công tác giống để tạo một giống mới người ta thực hiện các bước theo qui trình:
Bước 1 – tạo nguồn nguyên liệu ( có thể gây đột biến hay lai tạo...)
Bước 2 – chọn lọc cá thể phù hợp với mục đích thường là dựa vào kiểu hình
Bước 3 – tạo dòng thuần chủng để nhân rộng giống hay cho lai giữa các dòng thuần tạo các giống mới.
Tuy nhiên để tạo nguồn nguyên liệu trong chọn giống vật nuôi thì người ta chủ yếu dựa vào nguồn biến dị tổ
hợp mà không gây đột biến vì động vật rất nhạy cảm với các tác nhân gây đột biến, dễ gây chết hoặc giảm
sức sống hay mất khả năng sinh sản.
Câu 82:
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các virut để tổng hợp các gen từ nhiều vi trùng gây bệnh. Các virut này:
A. Được dùng như các vectơ trong nhân bản vô tính các gen
B. Đã được dùng đế điều trị gen đột biến cho người
C. Có thể dùng để chế tạo vacxin
D. Được dùng để đề phòng an toàn cho các phòng thí nghiệm
Đáp án : A Người ta sử dụng virut đế chuyển gen của vi trùng gây bệnh và hệ gen của vi rút tạo ADN tái tổ
hợp sau đó cho nhiễm virut vào tế bào chủ thì ADN tái tổ hợp sẽ được nhân lên cùng với tế bào chủ làm cho
gen của vi trùng gây bệnh cũng được nhân lên. -> Đáp án A.
Loại trừ các đáp án:
B. Đã đươc dùng đế điều trị gen đột biến cho người vì người ta dùng liệu pháp gen để điều trị các gen bị lỗi
tức là dùng gen lành của người đề thay thế hoặc bổ sung vào cho người bệnh chứ không dùng virut mang
gen của vi trùng để điều trị đột biến.



c. Có thể dùng để chế tạo vacxin vì vacxin là tác nhân gây bệnh đã được làm yếu hoặc khárg nguyên đế cơ
thế tạo kháng thê’ chống lại, sau đó cơ thể bị tác nhân gây bệnh tấn công thật thì đã có sẵn loại kháng thể
chống lại tác nhân đó trong cơ thế nên hạn chế khả năng bị bệnh.
D. Được dùng đế đề phòng an toàn cho các phòng thí nghiệm (sai), vì các phòng thí nghiệm được giữ ở điều
kiện an toàn là vô trùng nên người ta không dùng virut mang gen của vi trùng
Câu 83:
Có thể tạo được cành tứ bội trên cây lưỡng bội bằng cách tác động cônsixin là hóa chất gây đột biến đa bội:
A. Vào lần nguyên phân đầu tiên cùa hợp tử.
B. Lên đỉnh sinh trưởng của một cành cây.
C. Lên tế bào sinh hạt phấn trong quá trình giảm phân của nó
D. Lên bầu nhuỵ trước khi cho giao phấn.
Đáp án : B Loại trừ đáp án A. vào lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử vì khi xử lí cônsixin vào lần nguyên
phân đầu tiên của hợp tử sẽ tạo nên cả có thế tứ bội.
Loại trử đáp án C. lên tế bào sinh hạt phấn trong quá trình giảm phân của nó vì khi xử lý cônxixin lên tế bào
hạt phấn thì sẽ tạo ra các hạt phấn lưỡng bội hoặc tứ bội qua thụ tinh sẽ hình thành hợp tử đa bội từ đó tạo
cơ thế đa bội chứ không phải chỉ 1 cành đa bội trên cây lưỡng bội.
Loại trừ đáp án D. lên bầu nhuỵ trước khi cho giao phấn; tương tự như trường hợp gây tác dụng lên tế bào
sinh hạt phấn sẽ hình thành cả cơ thế đa bội.
Đáp án B. lên đinh sinh trưởng của một cành cây khi đó chỉ có cành được phát triển từ đỉnh sinh trưởng đó
là dạng tứ bội còn các bộ phận còn lại của cây vẫn là dạng lưỡng bội
Câu 84: Kết quả được xem là quan trọng nhất của việc ứng dụng kí thuật chuyển gen là:
A. Điều chỉnh sửa chữa gen, tạo ra ADN và nhiễm sắc thể mới từ sự kết hợp các nguồn gen khác nhau
B. Tạo ra nhiều đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể thông qua tác động bằng các tác nhân lí, hóa học phù
hợp
C. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp thông qua quá trình lai giống ở vật nuôi hoặc cây trồng để ứng dụng vào công
tác tạo ra giống mới
D. Giải thích được nguồn foocs của các vật nuôi và cây trồng thông qua phân tích cấu trúc của các axit
nucleotit
Đáp án : A Kĩ thuật chuyển gen là các thao tác nhằm đưa 1 đoạn ADN từ tế bào này sang tế bào khác cho

các gen hoạt động bình thường. Kĩ thuật này giúp có thể sữa chữa và thay thế các gen bị lỗi đặc biệt là có thể
kết hợp các đoạn vật chất di truyền có nguồn gốc xa nhau mà bằng phương pháp lai tạo bình thường rất khó
làm được.
Loại trừ đáp án B. tạo ra nhiều đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể thông qua tác động bằng các tác nhân
lí, hóa học phù hợp; vì đây là thành tựu của phương pháp tạo giống bằng gây đột biến nhân tạo.
Loại trừ đáp án c. tạo ra nhiều biến dị tổ hợp thông qua các quá trình lai gió!f ở vật nuôi hoặc cây trồng để
ứng dụng vào công tác tạo ra giống mới; vì đâ;. a phương pháp chọn giống từ nguồn biến dị tồ hợp thông
qua quá trình lai hoạt tính. Loại trừ đáp án D. giải thích được nguồn gốc của các vật nuô' và cây tr thông qua
phân tích cấu trúc của axit nuclêôtit; vì kĩ thuật chuyển gen không sử dụng để xác định nguồn gốc các loài
vật nuôi và cây trồng. ->
Câu 85: Dạng sinh vật được xem như "nhà máy sản xuất" các sản phẩm sinh học từ công nghệ gen là:
A. Thể thực khuẩn
B. Vi khuẩn
C. Nấm men
D. Xạ khuẩn
Đáp án : B Vi khuẩn là đối tượng được dùng phổ biến trong công nghệ gen để sàn xuất các chế phẩm sinh
học ở quỉ mô công nghiệp vì:
Tế bào vi khuẩn dễ chuyển gen, nhận ADN tái tố hợp ở dạng plasmit.
Vi khuẩn có tổc độ sinh trưởng và sinh sản nhanh nên nhanh chóng tạo lượng sinh khối lớn để chiết xuất các
chế phẩm sinh học.
Câu 86:
Mục đích chủ yếu của việc gây đột biến nhân tạo ở vật nuôi và cây trồng là:
A. Tạo nguồn biến dị cho công tác chọn giống
B. Làm tăng khả năng sinh sản của cơ thể
C. Thúc đẩy tăng trọng ở vật nuôi và cây trồng sau khi đã được xử lý gây đột biến
D. Làm tăng sức chống chịu của vật nuôi và cây trồng
Đáp án : A
Gây đột biến nhân tạo nhằm mục đích thay đổi vật chất di truyền của vát nuôi, cây trồng tạo nên các giống
mới đáp ứng nhu cầu sản xuất của con người



Câu 87: Cho các phương pháp sau đây:
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua các thế hệ
(2) Dung hợp tế bào trần khác loài
(3) Lai khác dòng
(4) Nuôi cấy hạt phấn tiến hành lưỡng bội hóa các dòng đơn bội.
Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần ở thực vật là:
A. (1) (3)
B. (2) (3)
C. (1) (4)
D. (1) (2)
Đáp án : C Kết quả đời con trong các phương pháp sau:
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua các thế hệ làm tăng tỉ lệ đồng hợp giảm tỉ lệ dị hợp, đưa đến sự hình thành các
dòng thuần chủng
(2) Dung hợp tế bào trần khác loài tạo ra các tế bào nên có thể kiểu gen đồng hợp, đưa đến sự hình thành
phụ thuộc các tế bào đem lại.
(3) Lai khác dòng tạo ra đời F1 có kiểu gen dị hợp. Phương pháp này thường áp dụng để tạo ưu thế lai.
(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hóa các dòng đơn bội là cho các NST nhân đôi nhưng không
phân li. Vì thế luôn tạo được dòng thuần chủng ( n A -> 2n AA; n a -> 2n aa)
Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần ở thực vật là cho cây tự thụ phấn liên tục và nuôi cấy
hạt phấn rồi lưỡng bội hóa
Câu 88: Qui trình kĩ thuật của liệu pháp gen không có bước nào sau đây?
A. Dùng virut sổng trong cơ thể người làm thể truyền sau khi đã loại bỏ đi những gen gây bệnh của virut.
B. Thể truyền được gắn gen lành cho xâm nhập vào tế bào của bệnh nhân.
C. Tế bào mang ADN tái tổ hợp được đưa vào cơ thể bệnh nhân để sản sinh ra những tế bào bình thường
thay thế những tế bào bệnh.
D. Dùng enzim cắt bỏ gen đột biến để chữa trị các bệnh di truyền
Đáp án : D Liệu pháp gen là việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của các gen bị
đột biến: bổ sung gen lành hoặc thay thế gen bệnh bằng gen lành. Nguời ta tiến hành bằng cách chuyển gen
lành tạo ADN tái tổ hợp sau đó cho ADN tái tổ hợp hay thể truyền mang gen lành xâm nhập vào tế bào của

cơ thế người bệnh hoặc bổ sung tế bào mang gen lành vào cơ thể người bệnh để chúng nhân lên. Mà không
tiến hành cắt gen bệnh nối gen lành trực tiếp trên cơ thể người bệnh, vì cơ thế người rất nhạy cảm rất khó để
thực biện được các thao tác này.
Câu 89: Trong tạo giống cây trồng, phương pháp nào dưới đây cho phép tạo ra cây lưỡng bội đồng hợp tử
về tất cả các gen?
A. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn.
B. Nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm tạo các mô đơn bội, sau đó xử lí bằng cônsixin
C. Lai tế bào sinh dưỡng khác loài.
D. Lai hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
Đáp án : B Đế tạo dòng thuần ổn định trong chọn giổng cây trồng, phương pháp hiệu quả nhất là lưỡng bội
hóa các tế bào đơn bội của hạt phấn (tức là cho các tế bào đơn bội nhân đôi NST mà không cho phân li) vì
khi đó luôn tạo được giống cỏ kiểu gen đồng họp về tất cả các cặp gen.
Loại trừ D. Lai hai dòng thuàn có kiểu gen khác nhau sẽ tạo được các cá thể có kiểu gen dị họp (AA x aa �
Aa).
Loại trừ C. Lai các tế bào sinh dưỡng của 2 loài khác nhau vì phương pháp này rẩt khó thành công và kiểu
gen tế bào lai có thể là dị hợp nếu các tế bào đem lai có kiểu gen dị hợp (tế bào AA + tế bào Aa = tế bào lai
AAAa dị hợp)
Loại trừ A. Cho tự thụ phấn bắt buộc vì sau khi tự thụ phấn thì tỉ lệ đồng họp tăng tỉ lệ dị họp giảm nhưng
không loại bỏ được hết dị hợp nên ta cần phải kiểm tra kiểu gen để xác định đồng hợp hay dòng thuần.
Câu 90: Ưu thế chính của lai tế bào so với lai hữu tính là
A. tố hợp được thông tin di truyền giữa các loài khác xa nhau trong bậc thang phân loại
B. hạn chế được hiện tượng thoái hóa giống
C. tạo được hiện tượng ưu thế lai tốt nhất
D. khắc phục được hiện tượng bất thụ trong lai xa
Đáp án : A Lai tế bào là phương pháp kết hợp 2 tế bào tạo thành tế bào lai mang bộ NST của 2 loài. Ưu thế
chính của lai tế bào so với lai hữu tính là A. tổ hợp được thông tin di truyền giữa các loài khác xa nhau trong
bậc thang phân loại. Vì trong thực tế các loài có sự cách li sinh sản nên lai giữa các loài rất khó để thực hiện
nên người ta cho lai tế bào sau đó kích thích tế bào lai phát triển thành cơ thế mang hệ gen của 2 loài.
Loại trừ các đáp án:



B. hạn chế được hiện tượng thoái hóa giống, (chưa họp lí). Lai hữu tính không phải lúc nào cũng gây ra
thoái hóa giống mà ngược lại cỏ những phép lai tạo được ưu thế lai cao như lai giữa các dòng thuần khác
nhau,
C. tạo được hiện tượng ưu thế lai tốt nhất. Đây là ưu điểm của lai khác dòng chứ không phải lai tế bào, nếu 2
tế bào đem lai có kiếu gen đồng hợp giống nhau thỉ sẽ không tạo được ưu thế lai
D. khắc phục được hiện tượng bất thụ trong lai xa. Đây là ưu điếm của phương pháp gây đa bội hóa mà ít
dùng lai tế bào.
Câu 91: Loại biến dị chỉ di truyền qua sinh sản sinh dưỡng và không di truyền qua sinh sản hữu tính là:
A. Thường biến và biến dị tổ hợp
B. Đột biến xoma và thường biến
C. Đột biến xoma và biến dị tổ hợp
D. Thường biến và đột biến gen
Đáp án : B Đặc điểm di truyền của các loại biến dị là:
- Thường biến không di truyền được vl thường biến là những biến đối về kiếu hình còn kiểu gen không
thay đổi.
- Đột biến gen di truyền được cho thế hệ sau nếu nó phát sinh ờ tế bào sinh dục thì có thế di truyền qua
sinh sản hữu tính còn phát sinh ở tế bào sinh dưỡng th. có thể di truyền qua sinh sản sinh dưỡng mà không di
truyền đu-ợc qua sinh sản hữu tính.
- Biến dị tồ họp là biến dị phát sinh do tổ họp lại vật chất di truyền của đời bố mẹ tạo nên các tổ hợp gen
mới; biến dị tổ hợp di truyền được qua sinh sàn hữu tính.
- Đột biến xôma là những đột biến phát sinh ở tế bào sinh dưỡng nên chỉ d. truyền được qua sinh sản sinh
dưỡng.
Câu 92: Câu có nội dung đúng sau đây là:
A. Các đoạn mang gen trong hai nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không tương đồng với nhau
B. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực hoặc tính cái, còn có các gen quy định các
tính trạng thường
C. Ở động vật đơn tính, giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới đực mang cặp nhiễm sắc thể
giới tính XY
D. Ở các loài thực vật đơn tính, giới cái mang nhiễm sắc thể giới tính XY còn giới đực manh cặp nhiễm sắc

thể giới tính XX
Đáp án : B Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực hoặc tính cái, còn có các gen quy
định các tính trạng thường
Trên X và Y có những đoạn mang gen tương đồng và không tương đồng
Không phải loài nào cũng có XX là con cái, XY là con đực
Câu 93: Tế bào nhận ADN tái tổ hợp thường là:
A. tế bào thực vật
B. tế bào động vật
C. tế bào người
D. vi khuẩn E. coli
Đáp án : D Tế bào nhận ADN tái tổ hợp thường là: D. vi khuẩn E. Coli. Vì vi khuẩn E. coli có tốc độ sinh
trưởng và phát triển nhanh, do đó nhanh chóng tạo ra sản phẩm chuyển gen. Còn các loại tế bào:
A. tế bào thực vật phát triển theo cả cơ thể thực vật có tốc độ sinh trưởng, phát triến chậm hơn nên thời gian
để tạo sản phẩm mất dài hơn.
B. tế bào động vật và C. Tế bào người là các dạng có độ nhạy cảm cao nên kĩ thuật chuyển gen (chuyển
ADN tái tổ hợp vào tế bào) rất khó thực hiện, tỉ lệ thành công thấp.
Câu 94: Loại tương tác gen thường được chú ý và áp dụng nhiều trong sản xuất là:
A. át chế giữa các gen không alen
B. bổ trợ giữa 2 loại gen không alen
C. tương tác cộng gộp
D. tương tác đa hiệu của gen
Đáp án : C Loại tương tác gen thường được chú ý và áp dụng nhiều trong sản xuất là: C. tương tác cộng
gộp. Vì trong sản xuất chù yếu người ta khai thác năng suất: trứng, sữa... thường là các tính trạng số lượng
do nhiều gen tương tác theo kiếu cộng gộp. Loại trừ các đáp án:
A. át chế giữa các gen không alen là hiện tượng gen này lấn át sự biểu hiện của gen khác.
B. bổ trợ giữa 2 loại gen không alen là hiện tượng các gen không alen cùng tác động hình thành 1 kiểu hình
khác với kiểu hình do mỗi gen riêng lẻ qui định.
D. tương tác đa hiệu của gen là hiện tượng 1 gen chi phối sự hình thành nhiều tính trạng.
Các dạng tương tác này thường chi phối sự hình thành các tính trạng không liên quan đến năng suất như:
màu sắc, hình dạng...

Câu 95: Ưu thế chính của lai tế bào so với lai hữu tính là:
A. tổ hợp được thông tin di truyền giữa các loài đúng rất xa nhau trong bậc thang phân loại
B. tạo được hiện tượng ưu thế lai tốt hơn


C. hạn chế được hiện tượng thoái hóa
D. khắc phục được hiện tượng bất thụ trong lai xa
Đáp án : A Ưu thế chính của lai tế bào so với lai hữu tính là: A. tổ hợp được thông tin di truyền giữa các loài
đứng rất xa nhau trong bậc thang phân loại. Bằng phương pháp lai tế bào người ta tạo được tế bào lai giữa 2
loài sau đó kích thích tế bao lai phát triển thành cơ thể con lai khác loài.
Loại bỏ các đáp án:
B. tạo được hiện tượng ưu thế lai tốt hơn - không đúng. Lai hữu tính khác dòng tạo nên đòi con F1 có kiểu
gen dị hợp nhiều cặp gen nên F1 có ưu thế lai cao. Còn con lai khác loài ít tạo được ưu thế lai.
C. hạn chế được hiện tượng thoái hóa - không đúng. Lai hữu tính không phải bao giờ cũng gây ra hiện
tượng thoái hóa mà còn có thể lai cải tiến giống.
D. khắc phục được hiện tượng bất thụ trong lai xa. Đây cũng là ưu điểm của lai tế bào nhưng chưa phải là ưu
thế chính. Bằng phương pháp gây đột biến đa bội người ta cũng có thể khắc phục được hiện tượng bất thụ do
lai xa.
Câu 96: Cơ chế tác động gây đột biến cùa Cônsinxin như thế nào?
A. làm rối loạn phân li NST trong quá trình phân bào
B. kích thích và ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua các tế bào sổng
C. cản trờ sự hình thành thoi vô sắc trong tế bào
D. kích thích các nguyên tử khi xuyên qua các tế bào sống
Đáp án : C Cơ chế tác động của cônsixin là: ngăn cản sự hình thành thoi tơ vô sắc nên trong quá trình phân
bào NST không thể phân li. Vì vậy NST nhân đôi mà không được phân li tạo thành dạng đa bội 2n � 4n.

Câu 97:
Chuyển gen tổng hợp insulin của người vào vi khuẩn. Bộ máy di truyền của vi khuẩn tổng hợp được prôtêin
insulin là vì mã di truyền có:
A. bộ ba kết thúc

B. tính thoái hóa
C. bộ ba khởi đầu
D. tính phổ biến
Đáp án : D Chuyền gen tổng hợp insulin của người vào vi khuẩn. Bộ máy di truyền của vi khuẩn tổng hợp
được prôtêin insulin tức là gen của người vẫn được vi khuấn đọc dịch mã bình thường. Làm được điều này
vì mã di truyền có: D. tính phổ biến. Tất cả các sinh vật đều có chung bộ mã di truyền nên cùng 1 gen ờ các
sinh vật khác nhau đọc mã di truyền giống nhau. Loại bỏ các đáp án:
A. bộ ba kết thúc chỉ làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã, nó không ảnh hưởng đến việc đọc mã di truyền ở các
sinh vật khác nhau.
B. tính thoái hóa là hiện tượng 1 axit amin có thể được mã hóa bằng nhiều bộ ba. Điều này không ảnh hưởng
vì sau khi chuyển vào vi khuẩn gen của người vẫn được giữ nguyên không bị thay đổi trình tự nuclêôtit
C. bộ ba khởi đầu làm nhiệm vụ khởi đầu dịch mã, nó không ảnh hường đến việc đọc mã di truyền ở các
sinh vật khác nhau tính thoái hóa là hiện tượng 1 axit amin có thể được mã hóa bằng nhiều bộ ba. Điều này
không ảnh hưởng vì sau khi chuyển vào vi khuẩn gen của người vẫn được giữ nguyên không bị thay đổi
trình tự nuclêôtit.
Câu 98: Lai xa thường làm cho con lai bất thụ. Nguyên nhân chù yếu là do.
A. cơ quan sinh sản của hai loài không phù hợp nhau
B. các NST của hai loài không tiếp hợp được với nhau trong giảm phân
C. số lượng gen của hai loài không giống nhau
D. số lượng NST của hai loài không bằng nhau
Đáp án : B Lai xa thường làm cho con lai bất thụ. Nguyên nhân chù yếu là do B. các NST của hai loài không
tiếp hợp được với nhau trong giảm phân. Con lai giữa 2 loài mang 2 bộ NST đơn bội của 2 loài, các NST
trong 2 bộ NST không tạo được thành các cặp tương đồng nên rối loạn trong hoạt động tiếp hợp và phân li
NST. Do đó không tạo được các giao tử bình thường.
Loại bỏ các đáp án:
A. cơ quan sinh sản của hai loài không phù hợp nhau. Khi đó sẽ không tạo được con lai khác loài.
C. số lượng gen của hai loài không giống nhau. Điều này ảnh hưởng đến quá trình tiếp hợp giữa các NST
nhưng đây không phải là lí do chính gây ra hiện tượng bất thụ.
D. số lượng NST của hai loài không bằng nhau. Nhưng nếu các NST tương đồng với nhau thì quá trình giảm
phân vẫn diễn ra bình thường và có khả năng sinh sản hữu tính.

Câu 99:
Các nhóm xạ khuẩn thường có khả năng sản xuất chất kháng sinh nhờ có gen tổng hợp kháng sinh, nhưng
người ta vẫn chuyến gen đó sang trùng vi khuẩn khác, là do:


A. Xạ khuẩn khó tìm thấy.
B. Xạ khuẩn sinh sản chậm.
C. Xạ khuẩn có thể gây bệnh nguy hiểm.
D. Xạ khuẩn không có khả năng tự dưỡng.
Đáp án : B Các nhóm xạ khuẩn thường có khả năng sản xuất chất kháng sinh nhờ có gen tổng hợp kháng
sinh, nhưng người ta vẫn chuyển gen đó sang trùng vi khuấn khác, là do: Vi khuẩn có tốc độ trao đổi chất,
sinh trưởng, sinh sản nhanh hơn so với xạ khuẩn nên lượng chất kháng sinh do vi khuẩn tạo ra sẽ là rất lớn.
Câu 100:
Vì sao phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả với vi sinh vật?
A. Vì vi sinh vật có tốc độ sinh sản nhanh nên dễ phân lập được các dòng đột biến
B. Vì vi sinh vật rất mẫn cảm với tác nhân đột biến
C. Vì việc xử lí vi sinh vật không tốn nhiều công sức và thời gian
D. Vì vi sinh vật dễ dàng đối với việc xử lí các tác nhân gây đột biến
Đáp án : A Vi sinh vật là các sinh vật có kích thước cơ thể nhỏ bé, tốc độ trao đổi chất, sinh trưởng, phát
triển và sinh sản nhanh. Do đó sau khi gây đột biến con người có thể nhanh chóng phân lập, lựa chọn các thế
đột biến phù hợp đế sử dụng.
Câu 101: Khi nói về thoái hóa giống, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Những giống có kiểu gen dị hợp nếu giao phấn ngẫu nhiên cũng gây ra thoái hóa giống.
B. Thoái hóa giống luôn biểu hiện ở phép lai của con lai giữa hai dòng thuần chủng.
C. Thoái hóa giống được biểu hiện cao nhất ở đời F1 và sau đó giảm dần ở các đời tiếp theo.
D. Thoái hóa giống là hiện tượng năng suất của giống bị giảm dần do tác động của ngoại cảnh.
Đáp án : A
A. Những giống có kiểu gen dị hợp nếu giao phấn ngẫu nhiên cũng gây thoái hóa giống, vì đời P có kiểu gen
dị hợp Aa thì đời con sẽ xuất hiện đồng hợp AA, aa cả trong trường hợp tự thụ và giao phấn.
(chọn A)

Loại trừ các đáp án
B. Thoái hóa giống luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hia dòng thuần chủng. Vì khi lai các dòng
thuần chủng AA x aa sẽ tạo ra con lai dị hợp Aa xuất hiện ưu thế lai chứ không phải thoái hóa giống.
C. Thoái hóa giống được biểu hiện cao nhất ở đời F1 và sau đó giảm dần ở các đời tiếp theo. Vì thoái hóa
giống thường tăng lên ở các đời sau. Đặc điểm "biểu hiện cao nhất ở đời F1 và sau đó giảm dần ở các đời
tiếp theo" là của ưu thế lai.
D. Thoái hóa giống là hiện tượng năng suất của giôgs bị giảm dầm do tác động của ngoại cảnh. Đây không
phải là thoái hóa giống mà là sự mềm dẻo kiểu hình hay thường biến.
Câu 102: Trong sản xuất kháng sinh bằng công nghệ tế bào, người ta sử dụng tế bào ung thư vì
A. có thể giảm được độc tính của tế bào ung thư để chữa bệnh ung thư
B. chúng có khả năng tổng hợp nhiều loại kháng thể khác nhau
C. chúng có khả năng phân chia liên tục
D. chúng dễ dàng lây bệnh vào động vật
Đáp án : C Sản xuất kháng sinh trên qui mô công nghiệp đòi hỏi tế bào phải có khả năng tăng trưởng nhanh
để tạo một lượng sản phẩm lớn trong thời gian ngắn. Vì vậy người ta sử dụng tế bào ung thư vì tế bào có khả
năng phân chia mạnh và liên tục
Câu 103: Các nhà khoa học Việt Nam đã xử lí giống lúa Mộc tuyền bằng tác nhân nào sau đây để tạo ra
giống lúa MT1 có nhiều đặc tính quý?
A. Tia gamma
B. Tia tử ngoạiC. Cônsixin
D. 5-brôm uraxin
Đáp án : A Các nhà khoa học Việt Nam đã xử lí giống lúa Mộc tuyền bằng tia gamma để tạo ra giống lúa
MT1 có nhiều đặc tính quý
Câu 104: Hiện nay, liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu để ứng dụng trong việc chữa trị
một số bệnh di truyền ở người. Việc sử dụng liệu pháp gen chỉ có thể chữa được những loại bệnh di truyền
nào sau đây?
A. Bệnh di truyền do đột biến cấu trúc NST gây ra
B. Bệnh di truyền do đột biến số lượng NST gây ra
C. Bệnh di truyền do đột biến gen lặn gây ra
D. Bệnh di truyền do đột biến gen trội gây ra



Đáp án : D Liệu pháp gen là việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của các gen bị
đột biến: bổ sung gen lành hoặc thay thế gen bệnh bằng gen lành. Liệu pháp gen nhằm mục đích phục hồi
chức năng bình thường của tế bào hay mô, khắc phục sai hỏng di truyền, thêm chức năng mới cho tế bào.
Câu 105: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?
A. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
B. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt
C. Tạo ra giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – carotene (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt.
D. Tạo ra giống cừu sản sinh protein huyết thanh của người.
Đáp án : A Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các kiểu gen . Người ta thực
hiện bằng cách nuôi cấy tế bào đơn bội sau đó gây đột biến lưỡng bội hóa. Đây là thành tựu của công nghệ
tế bào.
Câu 106: Quá trình hình thành loài lúa mì (T. aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa mì
(T.monococcum) lai với loài cỏ dại (T. speltoides) đã tạo ra con lai. Con lai này được gấp đôi bộ NST tạo
thành loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa) lai với loài cỏ dại (T.
tauschii) đã tạo ra con lai. Con lai này lại được gấp đôi bộ NST tạo thành loài lúa mì (T. aestivum). Loài lúa
mì (T. aestivum) có bộ NST gồm
A. Ba bộ NST lưỡng bội của ba loài khác nhau
B. Ba bộ NST đơn bội của ba loài khác nhau
C. Bốn bộ NST lưỡng bội của bốn loài khác nhau
D. Bốn bộ NST đơn bội của bốn loài khác nhau
Đáp án : A Loài lúa mì (T.monococcum) (có bộ NST 2n1) lai với loài cỏ dại (T. speltoides) (có bộ NST
lưỡng bội 2n2) đã tạo ra con lai mag bộ NST đơn bội của 2 loài (n1 + n2). Con lai này được gấp đôi bộ NST
tạo thành loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa) là loài song nhị bội mang bộ NST lưỡng bội của 2 loài (2n 1 +
2n2). Loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa) lai với loài cỏ dại (T. tauschii) (có bộ NST 2n3) đã tạo ra con lai
mang 3 bộ NST đơn bội của 3 loài (n1 + n2 + n3). Con lai này được gấp đôi bộ NST tạo thành loài lúa mì (T.
aestivum). Loài lúa mì (T. aestivum) có bộ NST gồm 3 bộ NST lưỡng bội của 3 loài (2n 1 + 2n2 + 2n3)
Câu 107: Phương pháp nào sau đây tạo ra được các giống mới thuần chủng về tất cả các cặp gen và có bộ
NST song nhị bội?

A. Nhân bản vô tính
B. Dung hợp tế bào trần
C. Nuôi cấy hạt phấn, sau đó gây lưỡng bội hóa
D. Lai xa kết hợp đa bội hóa
Đáp án : D Lai xa là lai giữa hai loài tạo con lai mang bộ NST đơn bội của hai loài; sau đó đa bội hóa (tức là
cho NST nhân đôi) sẽ tạo được cơ thể mang bộ NST lưỡng bội của hai loài (thể song nhị bội) và có kiểu gen
đồng hợp về tất cả các kiểu gen.
Câu 108: Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các virut để tổng hợp các gen từ nhiều vi trùng gây bệnh. Các
virut này
A. được dùng như các vecto trong nhân bản vô tính các gen
B. đã được dùng để điều trị gen đột biến cho người
C. có thể dùng để chế tạo vacxin
D. được dùng để đề phòng an toàn cho các phòng thí nghiệm
Đáp án : A Người ta sử dụng virut để chuyển gen virut gây bệnh và hệ gen của virut tạo ADN tái tổ hợp sau
đó cho nhiễm virut vào tế bào chủ ADN tái tổ hợp sẽ được nhân lên cùng với tế bào chủ làm cho gen của vi
trùng gây bệnh cũng được nhân lên cùng với cùng với tế bào chủ làm cho gen của vi trùng gây bệnh cũng
được nhân lên cùng với tế bào chủ làm cho gen của vi trùng gây bệnh cũng được nhân lên
Loại trừ các đáp án:
B. Đã được dùng để điều trị gen đột biến cho người vì người ta dùng liệu pháp gen để điều trị các gen bị lỗi
tức là dùng gen lành của người để thay thế hoặc bổ sung vào cho người bệnh chứ không dùng virut mang
gen của vi trùng để điều trị đột biến
C. Có thể dùng để chế tạo vacxin là tác nhân gây bệnh đã được làm yếu hoặc kháng nguyên để cơ chế tạo
kháng thể chống lại, sau đó cơ thế bị tác nhân gây bệnh tấn công thật thì có sẵn loại kháng thể chống lại tác
nhân đó trong cơ thể nên hạn chế khả năng bị bệnh.
D. Được dùng để đề phòng an toàn cho các phòng thí nghiệm (sai) vì các phòng thí nghiệm được giữ ở điều
kiện an toàn cho các phòng thí nghiệm được giữ ở điều kiện an toàn là vô trùng nên con người ta không
dùng virut mang gen của vi trùng


Câu 109: Người ta có thể tạo ra các quả không hạt bằng cách nào

A. Xử lí bằng hoocmon
B. Tạo cây tam bội
C. Tạo cây tứ bội
D. Tạo cây tam bội hoặc xử lí cây bằng hoocmon
Đáp án : D Quả và hạt được xem là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. Quá trình phân hóa và phát triển
của quả và hạt tạo ra để duy trì sự phát triển của quả và hạt được điều hòa bởi các loại hoocmon thực vật.
Trong đó có auxin nội sinh do hạt tạo ra để duy trì sự phát triển của quả hay bầu nhụy.
Người ta có thể tạo ra các quả không hạt bằng cách xử lí hoocmon loại bỏ hạt đồng thời bổ sung auxin ngoại
sinh duy trì sự phát triển của bầu nhụy thành quả hoặc cũng có thể tạo các dạng đa bội lẻ không có khả năng
sinh sản hữu tính nên quả không có hạt
Câu 110: Loài lúa mì hoang dại có gen qui định khả năng kháng bệnh " gỉ sắt " trên lá, Loài lúa mì trồng lại
có gen mẫn cảm với bệnh gỉ sắt. hai loài này có họ hàng gần gũi nên có thể lai với nhau và cho ra một số ít
con lai có khả năng sinh sản. Hãy cho biết làm thế nào người ta có thể tạo ra giống lúa mì trồng có gen
kháng bệnh gỉ sắt từ lúa mì hoang dại nhưng lại có đầy đủ các đặc điểm của lúa mì trồng?
A. Gây đột biến đa bội ở con lai khác loài rồi tiến hành chọn lọc.
B. Cho cây lai F1 lai trở lại với lúa mì trồng rồi tiến hành chọn lọc nhiều lần
C. Gây đột biến chuyển đoạn ở cây lai F1 rồi lai trở lại với lúa mình trồng và tiến hành chọn lọc, các thế hệ
sau lại lai trở lại với lúa mì trồng và tiếp tục chọn lọc
D. Lai tế bào xoma rồi tiến hành chịn lọc
Đáp án : C Để tạo giống lúa mì trồng có gen kháng bệnh gỉ sắt thì ta cho lai giữa 2 loài thu được con lai F1
mang 2 bộ NST đợn bội của 2 loài. Trong đó bộ NST đơn bội của lúa mì dại mang 2 bộ NST của lúa mì
trông mang gen mẫn cảm với bệnh này.
Ta tiếp tục gây đột biến chuyển đoạn nhằm chuyển gen kháng bệnh từ NST của lúa mì dại sang NST của lúa
mì trồng.
Sau đó cho lai trở lại với lúa mì trồng thu được con F2. Chọn lọc các cơ thể F2 có thể thu được các cá thể
mang đầy đủ bộ NST của lúa mì trồng nhưng có gen kháng bệnh do chuyển đoạn
Câu 111: Làm thế nào một gen đã được cắt rời có thể liên kết được với thể truyền là plazmit đã được mở
vòng khi người ta trộn chúng lại với nhau để tạo ra phần tử ADN tái tổ hợp?
A. Nhờ enzim ligaza
B. Nhờ enzym ligaza

C. Nhờ liên kết bổ sung của các nucleotit và nhờ enzym và nhờ enzym ligaza
D. Nhờ enzym ligaza và restrictaza
Đáp án : C Sau khi gen cần chuyển và thể truyền được cắt chúng đã có đầu dính bổ sung với nhau. Khi trộn
chúng lại với nhua thì theo nguyên tắc bổ sung thì chúng sẽ kết cặp với nhau. Đồng thời để nối liền mạch
của gen cần chuyển và mạch của thể truyền người ta bổ sung thêm enzym nối ligaza để tạo mối liên kết hóa
trị giữa nucleotit trên thể truyền và nucleotit trên gen cần chuyển
Câu 112: Làm thế nào để biết được một gen nào đó nằm ở đâu trong tế bào?
A. Lai thuận và lai nghịch
B. Lai trở lại
C. Lai phân tích
D. Lai tế bào xôma
Đáp án : A Gen trong tế bào chất có thể tồn tại trong nhân trên NST thường hay giới tính hoặc nằm trong tế
bào chất ( các bào quan như ti thể, lục lạp)
Để xác định vị trí của các gen trong tế bào người ta thường sử dụng phép lai thuận nghịch:
- Nếu phép lai thuận nghịch kết quả giống nhau thì gen qui định tính trạng nằm trên NST thường trong nhân
tế bào.
- Nếu phép lai thuận nghịch kết quả mà khác nhau, tính trạng biểu hiện không đều ở 2 giới thì gen qui định
tính trạng nằm trên NST giới tính trong nhân tế bào.
- Nếu phép lai thuận nghịch kết quả khác nhau, tính trạng biểu hiện 100% theo dòng mẹ thì gen qui định tính
trạng nằm trong tế bào chất.
Câu 113: Ở một trại nghiên cứu giống lợn, người ta thường tạo giống mới bằng phương pháp
A. đột biến NST
B. lai hữu tính
C. gây đột biến gen
D. lai xa kèm đa bội hóa
Đáp án : B Lợn là động vật nói chung cơ chế rất nhạy cảm nên người ta rất ít sử dụng phương pháp gây đột
biến: đột biến gen, đột biến NST hay đa bội hóa... Vì khi gây đột biến thường gây hậu quả xấu như gây chết,
giảm sức sống hay mất khả năng sinh sản. Do đó để tạo giống vật nuôi người ta thường sử dụng phương
pháp truyền thống là lai hữu tính



Câu 114: Quá trình nào dưới đây có vai trò quyết định trong việc nhân bản vô tính ở thực vật?
A. Giảm phân
B. Thụ tinh
C. Trao đổi chéo
D. Nguyên phân
Đáp án : D Nhân bản vô tính ở thực vật được hiểu là quá trình sinh sản vô tính ở thực vật. Từ 1 phần, bộ
phận sinh dưỡng của cơ thể thực vật có thể phát triển thành 1 cơ thể. Quá trình này được thực hiện nhờ có cơ
chế nguyên phân tăng số lượng tế bào duy trì ổn định bộ NST của cơ thể
Câu 115: Trong sản xuất nông nghiệp, loại tác động của gen chú ý hơn cả là:
A. tác động đa hiệu B. tương tác át chế C. tương tác bổ sung
D. tương tác cộng gộp
Đáp án : D Trong sản xuất nông nghiệp, các tính trạng năng suất là tính trạng số lượng, do nhiều gen qui
định và tương tác theo kiểu cộng gộp; mức phản ứng rộng
Câu 116: Các nhà nghiên cứu khoa học đã tạo ra giống cừu cho sữa có chứ protein ở người bằng:
A. gây đột biến chuyển đoạn NST
B. gây đột biến
C. công nghệ gen
D. công nghệ tế bào
Đáp án : C Các nhà khoa học đã tạo được sữa có chứa protein của người bằng cách chuyển gen của người
vào hợp tử của cừu ở giai đoạn nhân non (khi nhân của trứng là tinh trùng chưa hợp nhất).
Bằng kỹ thuật chuyển gen người ta cũng đã tạo ra nhiều sinh vật mang gen cảu loài khác mà không có trong
tự nhiên
Câu 117: Theo lý thuyết, cá thể sinh vật lưỡng bội thuần chủng về tất cả các gen được tạo ra bằng phương
pháp
A. lai xa kèm đa bội hóa
B. đột biến nhân tạo trên các cá thể sinh vật
C. nuôi cấy hạt phấn rồi gây đa bội hóa
D. loại bỏ thành tế bào thực vật rồi dung hợp tế bào trần
Đáp án : C Xét các đáp án:

A. Lai xa kèm đa bội hóa sẽ tạo được dạng dị đa bội( song nhị bội thể) không tạo dòng thuần).
B. Đột biến nhân tạo trên cơ thể sinh vật có thể tạo đột biến gen, đột biến NST theo nhiều hướng khác nhau
không xác định được trước nên không chắc chắn tạo được dòng thuần.
C. Nuôi cấy hạt phấn rồi gây đa bội hóa luôn tạo dòng thuần chủng về tất cả các cặp gen. Vì NST tồn tại ở
trạng thái đơn bội sau đó được nhân lên thành dạng lưỡng bội mang các cặp gen đồng hợp.
D. Loại bỏ thành tế bào thực vật rồi dung hợp tế bào trần tạo ra dạng tế bào lai có thể cùng loài (dạng tứ bội)
có thể khác loài (dị đa bội) không chắc chắn tạo dòng thuần về tất cả các cặp gen
Câu 118:
Khi đề cập đến plasmit, nội dung nào sau đây sai?
I. Nằm trong tế bào chất của vi khuẩn.
II. Dùng làm thể truyền (vectơ) trong phương pháp cấy gen.
III. Chứa từ 8000 - 200000 nuclêôtit.
IV. Nhân đôi độc lập với NST.
V. Có mạch thẳng gồm hai mạch xếp song song nhau.
Phương án đúng là:
A. I, III và V.
B. III và V.
C. II và V.
D. V.
Đáp án : B
+ Plasmit có từ 8000 - 200000 cặp nuclêôtit.
+ Plasmit có mạch vòng.
Câu 119:
Thứ tự các giai đoạn của kĩ thuật chuyển gen bằng cách dùng plasmit làm thể truyền là:
A. Phân lập ADN, tách dòng ADN, cắt và nối ADN.
B. Tạo ADN plasmit tái tổ họp, cắt và nối ADN, chuyến ADN vào tế bào nhận.
C. Phân lập ADN, tạo ADN plasmit tái tổ hợp, chuyên ADN plasmit tái tổ hợp vào tế bào nhận, phát hiện
dòng vi khuẩn có mang ADN plasmit tái tổ hợp.
D. Phân lập ADN, tạo ADN plasmit tái tổ hợp, chuyên ADN plasmit tái tổ hợp vào tế bào cho.
Đáp án : C Thứ tự các giai đoạn của kĩ thuật chuyển gen là: Phân lập ADN (tách ADN), tạo ADN tái tổ hợp,

chuyển plasmit tái tổ hợp vào tế bào nhận, phát, hiện dòng vi khuẩn có mang ADN tái tổ hợp).
Câu 120:
Kĩ thuật di truyền là kĩ thuật thao tác trên (A), và dựa vào những hiểu biết về cấu trúc hóa học của (B) và
(C). (A), (B), (C) lần lượt là:


A. ADN; virut và vi khuẩn.
B. Vật liệu di truyền; ADN và di truyền vi sinh vật.
C. Vật liệu di truyền; axit nuclêic và di truyền vi sinh vật.
D. Vật liệu di truyền; prôtêin và vi sinh.
Đáp án : C Là kĩ thuật thao tác trên vật liệu di truyền và dựa vào sự biểu hiện về cấu trúc hóa học của axit
nuclêic và di truyền vi sinh vật
Câu 121:
Công nghệ sinh học là:
A. Quá trình tổng hợp các hợp chất sinh học trong công nghệ.
B. Là công nghệ sản xuất các hợp chất sinh học trên quy mô lớn, rút ngắn thời gian và hạ giá thành hàng vạn
lần.
C. Công nghệ làm gen đột biến, cho năng suất cao.
D. Quá trình tạo ra các cơ thể sống trong công nghệ.
Đáp án : B Công nghệ sinh học lá công nghệ sản xuất các hợp chất sinh học trên quy mô lớn, rút ngắn thời
gian và hạ giá thành hàng vạn lần.
Câu 122:
Trong chọn giống, con người ưa chuộng loại đột biến nào?
A. Đột biến sinh dục, đột biến tiền phôi.
B. Đột biến sinh dưỡng.
C. Đột biến gen và đột biên lệch bội.
D. Đột biến cấu trúc NST.
Đáp án : A Trong chọn giống, con người ưa chuộng các loại biến dị di truyền được như đột biến sinh dục,
đột biến tiền phôi.
Câu 123:

Nội dung nào sau đây nói về ADN plasmit tái tổ hợp là đúng?
I. Có khoảng 150 loại enzim cắt recstrictaza khác nhau, mỗi loại cắt ADN tạị vị trí xác định, các loại engim
này đều được tìm thấy ở vi khuẩn.
II. Plasmit của tế bào nhận, nối với đoạn ADN của tế bào cho, nhờ enzim nối ligaza.
III. ADN plasmit tái tổ hợp được hình thành khi đầu đính của ADN cho và nhận khớp nhau theo nguyên tắc
bổ sung của định luật Sacgap.
IV. Các ADN được sử dụng để tạo ra ADN plasmit tái tổ hợp có thể có nguồn gốc rất xa nhau trong hệ thống
phân loại.
V. Các ADN dùng để tạo ra ADN plasmit tái tổ hợp có trong tế bào sống hay được tổng hợp invitro.
Phương án đúng là:
A. II, III và V.
B. I, III, IV và V.
C. I, II, III, IV, V.
D. II, III, IV và V.
Đáp án : D Có khoảng 150 loại enzim cắt restrictaza khác nhau, mỗi loại cắt ADN tại đơn vị mã xác định.
Hầu hết chúng được tìm thấy ở vi khuẩn, ngoài ra còn được tổng hợp nhân tạo (invitro)
Câu 124:
Trong chọn giống, người ta không dùng tia phóng xạ đế chiếu vào các cơ quan, bộ phận nào sau đây:
I. Hạt khô.
II. Đỉnh sinh trưởng của thân, cành.
III. Tinh hoàn, buồng trứng.
IV. Bao phấn, bầu nhụy.
Phương án đúng là:
A. I.
B. III.
C. II.
D. IV.
Đáp án : B Các tia phóng xạ gây đột biến không được xử lí ở tinh hoàn, buồng trứng.
Câu 125:
Tên gọi của hai loại enzim cắt và enzim nối, dùng trong kĩ thuật chuyển gen lần lượt là:

A. Restrictaza và lipaza.
B. Tranferaza và ligaza.
C. Peroxiraza và ligaza.
D. Restrictaza và ligaza.
Đáp án : D Tên gọi của loại enzim cắt enzim nối dùng trong kĩ thuật chuyển gen gọi là restrictaxa và ligaza.
Câu 126:
Somatostatin (hoocmôn sinh trưởng) có tác dụng làm cho bò:
A. Tăng trọng nhanh.
B. Miễn dịch một số bệnh.
C. Tăng sản lượng sữa nhanh chóng.
D. Đẻ được nhiều con.
Đáp án : C Sômatôstatin là kích tố sinh trưởng làm tãng nhanh sản lượng bò sữa.


Câu 127:
Thứ tự các giai đoạn của kĩ thuật chuyển gen bằng cách dùng plasmit làm thể truyền là:
A. Phân lập ADN, tách dòng ADN, cắt và nối ADN.
B. Tạo ADN plasmit tái tổ hợp, cắt và nối ADN, chuyển ADN vào tế bào nhận.
C. Phân lập ADN, tạo ADN plasmit tái tổ hợp, chuyển ADN plasmit tái tổ hợp vào tế bào nhận, sau đó phát
hiện dòng vi khuẩn chứa ADN tái tổ hợp.
D. Phân lập ADN, tạo ADN plasmit tái tổ hợp, chuyển ADN plasmit tái tổ hợp vào tế bào cho.
Đáp án : C Thứ tự các giai đoạn của kĩ thuật chuyển gen bằng cách dùng plasmit làm thế truyền là: Phân lập
ADN cúa tế bào cho và plasmit của tế bào nhận, tạo ADN tái tổ hợp, chuyến ADN tái tồ hợp vào tế bào
nhận, phát hiện dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ
hợp.
Câu 128:
Hiện nay, bằng biện pháp kĩ thuật hiện đại cho phép con người sớm phát hiện một số bệnh tật liên quan đến
vật chất di truyền từ giai đoạn:
A. Hợp tử.
B. Trước lúc sinh.

C. Sơ sinh.
D. Thiếu nhi.
Đáp án : B Trước lúc sinh, con người có thề sớm phát hiện được bệnh hoặc dị tật cỏ liên quan đến vật chất
di truyền.
Câu 129:
Điều nào sau đây, không phải vai trò của lai xa?
I. Xuất hiện ưu thể lai.
II. Tạo con lai bất thụ.
III. Tạo loài mới có năng suất cao.
IV. Khắc phục biếu hiện thoái hóa giống.
V. Tạo dòng thuần.
Phương án đúng là:
A. II.
B. II, IV, V.
C. II , V.
D. V.
Đáp án : C Mục đích của lai xa không nhằm tạo con lai bất thụ và để tạo ra dòng
thuần.
Câu 130:
Trong chọn giống thực vật, việc lai giữa cây trồng với thực vật hoang dại nhằm mục đích:
A. Tăng năng suất cây trồng.
B. Khắc phục tính thoái hóa giống và tăng khả năng chống chịu.
C. Khắc phục tính bất thụ.
D. Tăng tính chất đồng hợp của các gen quý hiếm.
Đáp án : B Mục đích việc lai giữa cây trồng với cây hoang dại nhằm khắc phục tính thoái hóa và tăng khả
năng chống chịu của cây trồng.
Câu 131:
Phương pháp lai nào sau đây có thể tạo ra loài mới, có năng suất cao?
A. Lai khác dòng , kèm đa bội hóa.
B. Lai xa và gây đột biến cấu trúc NST.

C. Lai xa và gày đột biến dị bội
D. Lai xa kèm tứ bội hóa .
Đáp án : D Lai xa kèm đa bội hóa là phương pháp nhanh nhạt có thế tạo được loài mới cho năng suất
cao.
Câu 132: Cho các thành tựu:
(1) Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người.
(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường
(3) Tạo ra giống bong và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.
(4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.
Những thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền là:
A. (1), (3)
B. (3), (4)
C. (1), (2)
D. (1), (4)
Đáp án : A
(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường là thành tựu
của phương pháp gây đột biến bằng tác nhân hóa học
(4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao là thành tựu của phương pháp gây đột
biến bằng tác nhân hóa học


×