Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

THỐNG kê các điều KHOẢN và NHẬN xét về NGUYÊN tắc CHIẾU cố TRONG bộ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.57 KB, 3 trang )

THỐNG KÊ CÁC ĐIỀU KHOẢN VÀ
NHẬN XÉT VỀ NGUYÊN TẮC CHIẾU
CỐ TRONG BỘ QUỐC TRIỀU HÌNH
LUẬT
MỞ ĐẦU
Quốc triều hình luật (còn được gọi là Luật Hồng Đức) là bộ luật hoàn chỉnh
nhất trong lịch sử pháp luật phong kiến Việt Nam. Bộ luật được xem như là văn
bản pháp luật quan trọng nhất, có vai trò to lớn trong việc cai trị đất nước hơn 300
năm của triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XV. Đồng thời, đây cũng là bộ
luật xưa nhất còn lưu giữ được đầy đủ cho đến ngày nay. Cũng như các bộ luật
phong kiến khác, hình luật là nội dung trọng yếu và có tính chất chủ đạo, bao trùm
toàn bộ nội dung của QTHL. QTHL đã thể hiện những nguyên tắc hình sự chủ yếu
như: nguyên tắc vô luật bất hình, nguyên tắc chiếu cố, nguyên tắc chuộc tội bằng
tiền,… trong đó, nguyên tắc chiếu cố vừa thể hiện tính giai cấp, vừa thể hiện tính
nhân đạo, có nhiều điểm tiến bộ so với thời đại. Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này,
em đã chọn đề tài: “Thống kê các điều khoản và nhận xét về
nguyên tắc chiếu cố trong Bộ Quốc triều hình luật” làm bài
tập cuối kì.


NỘI DUNG
I. Các điều khoản chứa đựng nguyên tắc chiếu cố
Chiếu cố là nguyên tắc khá điển hình của cổ luật Việt Nam và Trung Hoa. Đối
với QTHL, nguyên tắc chiếu cố là một trong những nguyên tắc hình sự chủ đạo,
được quy định tại các điều 1, 3 - 5, 7, 8, 10, 12, 16, 17, 680. Nguyên tắc này được
thể hiện ở một số loại người được chiếu cố và một số nội dung chiếu cố.
1. Chiếu cố theo địa vị xã hội
Điều 3 quy định tám hạng người được nghị xét giảm tội (bát nghị), gồm:
1. Nghị thân, là họ tôn thất từ hàng đản miếu (họ hàng nhà vua trong 5 thế hệ)
trở lên, họ hoàng thái hậu từ hàng phải để tang ty ma (hạng để tang ba tháng), họ
hoàng thái hậu từ tiểu công (hạng để tang năm tháng trở lên).


2. Nghị cố, là những người cố cựu (chỉ những người cũ, đã theo giúp vua lâu
ngày hoặc những người giúp vua từ triều trước).
3. Nghị hiền, là những người có đức hạnh lớn.
4. Nghị năng, là những người có tài năng lớn.
5. Nghị công, là những người có công huân lớn.
6. Nghị quý, là những quan viên có chức sự từ tam phẩm trở lên, những quan
viên tản chức (chức quan nhàn tản, như chức học quan, hàn lâm) có tước từ nhị
phẩm trở lên.


7. Nghị cần, là những người cần cù chăm chỉ.
8. Nghị tân, là con cháu các triều vua trước.
Nội dung nghị giảm được quy định cụ thể ở các điều 4, 5, 8 và 10. Theo đó,
những người thuộc diện bát nghị, trừ khi phạm tội thập ác, nếu phạm vào tội tử thì
các quan nghị án phải khai rõ tội trạng và hình phạt nên xử như thế nào, làm thành
bản tấu dâng lên để vua quyết định, nếu phạm từ tội lưu trở xuống thì được giảm
một bậc, những người thuộc nghị thân được miễn tội đánh roi, đánh trượng, thích
chữ vào mặt (riêng họ hoàng hậu thì phải dùng tiền để chuộc). Nếu người phạm tội
mà được hưởng nhiều bậc nghị giảm thì chỉ được giảm theo bậc giảm nhiều nhất
chứ không được giảm cả.
2. Chiếu cố theo tuổi tác và đối với người tàn tật, phụ nữ
Điều 16 QTHL quy định: “Những người từ 70 tuổi trở lên, từ 15
tuổi trở xuống hoặc người bị tàn phế, phạm từ tội lưu trở xuống
đều cho chuộc bằng tiền, trừ khi phạm thập ác. Từ 80 tuổi trở lên,
10 tuổi trở xuống hoặc bị ác tật, nếu phạm tội phản nghịch, giết
người đáng tội chết, thì cũng phải tâu để vua quyết định, nếu ăn
trộm và đánh người bị thương thì cho chuộc bằng tiền, còn ngoài
ra thì không bắt tội. Từ 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống dầu bị tội
chết cũng không hành hình, nếu có kẻ nào xui xiểm thì bắt tội kẻ
đó, nếu ăn trộm có tang vật thì kẻ nào chứa chấp tang vật ấy

phải bồi thường”.



×