Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

CHỨNG MINH dấu vết HÌNH sự có VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH tội PHẠM của cơ QUAN điều TRA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.48 KB, 2 trang )

CHỨNG MINH DẤU VẾT HÌNH SỰ CÓ
VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG
HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH TỘI
PHẠM CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA
Khi một vụ việc có tính chất hình sự xảy ra, sau khi tiến
hành các hoạt động điều tra cần thiết việc làm đặt ra đối với cơ
quan điều tra là tổng hợp các kết quả điều tra, chứng minh tội
phạm. Chứng minh tội phạm chính là kết quả cuối cùng của hoạt
động điều tra của cơ quan điều tra, nó là việc đưa ra các phân tích
dựa trên các kết quả đã thu được từ việc nghiên cứu, khám
nghiệm, điều tra để có thể xác định rõ vụ việc mình điều tra có
phải là một vụ phạm tội hay không, việc phạm tội được tiến hành
như thế nào, và xác định được ai là người thực hiện hành vi phạm
tội ấy….
Để có được những kết luận này, là cả một quá trình điều tra
đầy vất vả của cơ quan điều tra. Việc tìm hiểu vụ việc, kết quả
khai thác lời khai của nhân chứng, người bị hại, kết quả khám
nghiệm hiện trường…. đều đóng góp những vai trò quan trọng vào
việc chứng minh tội phạm của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, trong
hoạt động chứng mình tội phạm của cơ quan điều tra không thể
không kể đến vai trò của “dấu vết hình sự” – nhân chứng câm
của mỗi vụ án.
Bất kỳ một tên tội phạm khi thực hiện hành vi phạm tội
cũng đều để lại dấu vết hình sự .Các dấu vết này để lại không
nhiều, không dễ phát hiện nhưng không thể thiếu để chứng minh
tội phạm. Nắm được tầm quan trọng của các dấu vết hình sự
nhóm em đã chọn đề tài: “Chứng minh: Dấu vết hình sự có ý
nghiã quan trọng đối với hoạt động chứng minh tội phạm của cơ
quan điều tra”. Mong rằng bài viết của chúng em có thể đem đến
cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này.
I. Ý NGHĨA CỦA DẤU VẾT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG


CHỨNG MINH TỘI PHẠM CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA.
1. Khái niệm, phân loại.


1.1 . Khái niệm
Trước khi có thể nêu được ý nghĩa của dấu về hình sự đối
với hoạt động chứng minh tội phạm của cơ quan điều tra ta cần
nắm được khái niệm dấu vết hình sự là gì :
“Dấu vết hình sự là những phản ánh vật chất của các vụ
phạm tội hoặc các vụ việc có tính hình sự”.
1.2. Phân loại.
Có nhiều cách phân loại dấu vết hình sự, sau đây nhóm em
xin đưa ra 2 cách phân loại phổ biến nhất (Theo Giáo trình Điều
tra tội phạm học của Trường Đại học Luật Hà Nội).
a. Phân loại theo các lĩnh vực kỹ thuật hình sự.
Theo cách phân loại này dấu vết hình sự được chia ra
thành nhiều loại: dấu vết đường vân, dấu vết đường cơ học, dấu
vết súng đạn, dấu vết sinh vật, dấu vết hơi, dấu vết hóa hình sự,
chữ viết tay, chữ ký, tài liệu in, hình dấu, chữ đánh máy.
b. Phân loại dấu vết căn cứ vào cấu trúc bề mặt của dấu vết
và cơ chế hình thành dấu vết.
Theo cách phân loại này dấu vết hình sự được chia ra
thành nhiều loại: dấu vết in, dấu vết lõm, dấu vết cắt, dấu vết
trượt, dấu vết khớp.
c. Dựa vào trọng lượng và độ lớn của dấu vết : Theo cách
phân loại này dấu vết hình sự được chia ra thành hai loại: vi vết
và vĩ vết.
d. Căn cứ vào tên của vật gây vết để gọi tên dấu vết.
Theo cách phân loại này dấu vết hình sự được chia ra
thành nhiều loại: dấu vết do sung, đạn gây ra gọi là dấu vết sung

đạn….
2. Ý nghĩa của dấu vết hình sự
2.1 Ý nghĩa chung của dấu vết hình sự.



×