Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Nghiên cứu sự tham gia của hội nông dân trong hoạt động vay vốn ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 129 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ BÍCH YÊN

NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA HỘI NÔNG DÂN
TRONG HOẠT ĐỘNG VAY VỐN ỦY THÁC
CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Phạm Bảo Dương

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Phạm Thị Bích Yên

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động
viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới Phó giáo sư, Tiến sỹ Phạm Bảo Dương - người thầy giáo đã
tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển
nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các đồng chí Lãnh đạo Huyện ủy, Ủy Ban
nhân dân huyện Yên Dũng, các phòng ban chuyên môn: Hội Nông dân, Ngân
hàng Chính sách xã hội, Chi cục Thống kê, Phòng Tài Chính - Kế hoạch, Phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng
Kinh tế - Hạ tầng huyện Yên Dũng; Lãnh đạo Ủy Ban nhân dân và cán bộ Hội

Nông dân các xã, thị trấn trong huyện đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi
hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Thị Bích Yên

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục hình, sơ đồ, đồ thị, hộp ................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................ xiii
1.1


Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................. 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 4


1.5.

Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của hội nông dân trong hoạt
động vay vốn ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội ............................. 6
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 6

2.1.1.

Một số khái niệm ............................................................................................... 6

2.1.2.

Vai trò sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động vay vốn ủy thác
của Ngân hàng Chính sách xã hội ...................................................................... 9

2.1.3.

Đặc điểm sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động vay vốn ủy thác của
Ngân hàng Chính sách xã hội .......................................................................... 10

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động vay vốn
ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội ....................................................... 11

2.1.5.


Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động vay
vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội ................................................ 15

2.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 18
iii


2.2.1.

Kinh nghiệm về sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội trong tín dụng
vi mô cho người nghèo ở một số nước trên thế giới ........................................ 18

2.2.2.

Kinh nghiệm về sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động vay vốn ủy
thác của Ngân hàng Chính sách xã hội ở một số địa phương ở Việt Nam ...... 20

2.2.3.

Một số bài học kinh nghiệm ............................................................................ 29

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 30
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 30

3.1.1.


Đặc điểm điều kiện tự nhiên ............................................................................ 30

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................. 33

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 41

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................ 41

3.2.2.

Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu.............................................................. 42

3.2.3.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ........................................................... 44

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu..................................................................... 45

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 47
4.1.


Thực trạng sự tham gia của hội nông dân trong hoạt động vay vốn ủy thác
của ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang ............... 47

4.1.1.

Giới thiệu về mô hình tổ chức hoạt động nhận ủy thác tại Hội Nông dân
tỉnh Bắc Giang ................................................................................................. 47

4.1.2.

Sự tham gia của Hội Nông dân trong việc thành lập Tổ TK&VV .................. 54

4.1.3.

Sự tham gia của Hội Nông dân trong việc xác định nhu cầu vay vốn của
hội viên ............................................................................................................ 59

4.1.4.

Sự tham gia của Hội Nông dân trong công tác giải ngân vốn vay của
Ngân hàng Chính sách xã hội .......................................................................... 67

4.1.5.

Sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động kiểm tra, giám sát
quá trình sử dụng vốn vay của hội viên ........................................................... 73

4.1.6.

Sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động thu nợ và xử lý nợ xấu ........ 77


4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của hội nông dân trong hoạt động
vay vốn ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Dũng ............... 80

4.2.1.

Các yếu tố khách quan ..................................................................................... 80

4.2.2.

Các yếu tố chủ quan ......................................................................................... 82

iv


4.3.

Định hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của hội nông
dân trong hoạt động vay vốn ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội huyện
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang thời gian tới .......................................................... 86

4.3.1.

Định hướng ...................................................................................................... 86

4.3.2.

Hệ thống các giải pháp..................................................................................... 87


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 98
5.1.

Kết luận ........................................................................................................... 98

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 100

5.2.1.

Đối với tổ chức Hội Nông dân ....................................................................... 100

5.2.2.

Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội ........................................................... 100

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 101
Phụ lục ....................................................................................................................... 104

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Nghĩa Tiếng Việt
Bình quân
Cơ cấu
Đơn vị tính

Ngân hàng Grameen
Hội đồng quản trị
Hội Nông dân
Học sinh sinh viên

Chữ viết tắt
BQ
CC
ĐVT
GB
HĐQT
HND
HSSV
HTX
KT-XH

Hợp tác xã
Kinh tế- xã hội


LĐTB&XH
MTQG
NHCSXH
NHNN
NN&PTNT
NS&VSMT


Lao động
Lao động thương binh và xã hội

Mục tiêu quốc gia
Ngân hàng Chính sách xã hội
Ngân hàng Nhà nước
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nước sạch và vệ sinh môi trường
Quyết định

SXKD
SXNN
TDƯĐ
TK&VV

Sản xuất kinh doanh
Sản xuất nông nghiệp
Tín dụng ưu đãi
Tiết kiệm và vay vốn

TP
TTCN

Thành phố
Tiểu thủ công nghiệp

UBND
UD
VAC
XDCB
XKLĐ

Ủy Ban nhân dân

Uni Desa/ngân hàng làng xã
Vườn ao chuồng
Xây dựng cơ bản
Xuất khẩu lao động

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các hình thức của sự tham gia phối hợp từ các giác độ ................................... 7
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng và phân bổ đất đai trong 3 năm 2013 - 2015 .................... 34
Bảng 3.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Yên Dũng năm 2013 - 2015 .... 39
Bảng 3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Yên Dũng, năm 2015 ................... 40
Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra tại các điểm nghiên cứu ............................................. 43
Bảng 4.1. Thông tin chung về hội viên điều tra .............................................................. 55
Bảng 4.2. Sự tham gia của Hội Nông dân huyện Yên Dũng trong việc thành lập
Tổ tiết kiệm và vay vốn (2013 - 2015) ............................................................ 56
Bảng 4.3. Sự tham gia của cán bộ Hội cơ sở trong các lớp tập huấn (2013 - 2015) ...... 60
Bảng 4.4. Sự tham gia của cán bộ Hội Nông dân ở các xã nghiên cứu trong các
lớp tập huấn (2013 - 2015)............................................................................... 61
Bảng 4.5. Kết quả tiếp nhận thông tin tuyên truyền của hội viên nông dân ở các
xã nghiên cứu ................................................................................................... 62
Bảng 4.6. Kết quả hiểu biết về tác dụng và ý nghĩa của hoạt động vay vốn của hội viên
nông dân ở các xã nghiên cứu .......................................................................... 64
Bảng 4.7. Sự tham gia của Hội Nông dân trong việc bình xét cho vay công khai
(2013 - 2015) ................................................................................................... 65
Bảng 4.8. Đánh giá của hội viên về số lượng vốn vay đáp ứng nhu cầu vay vốn ......... 66
Bảng 4.9. Đánh giá của hội viên nông dân về một số chỉ tiêu trong vay vốn ................ 66
Bảng 4.10. Sự tham gia của Hội Nông dân trong công tác giải ngân vốn vay của các
tổ chức tín dụng năm 2015 .............................................................................. 67

Bảng 4.11. Sự tham gia của Hội Nông dân ở các xã nghiên cứu trong công tác
giải ngân vốn vay từ các tổ chức tín dụng ....................................................... 69
Bảng 4.12. Sự tham gia của Hội Nông dân trong công tác giải ngân vốn vay của
Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2015 ......................................................... 71
Bảng 4.13. Sự tham gia của Hội Nông dân trong công tác giải ngân vốn của
Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2013 - 2015 ...................................... 72
Bảng 4.14. Kết quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Hội
(2013 - 2015) ................................................................................................... 74

vii


Bảng 4.15.Kết quả kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay theo mục đích vay của
hội viên ở các xã nghiên cứu ........................................................................... 75
Bảng 4.16. Kết quả thực hiện thu nợ gốc, lãi và tiền gửi tiết kiệm của hội viên các
xã nghiên cứu ................................................................................................... 77
Bảng 4.17. Kết quả hoạt động tiền gửi tiết kiệm của hội viên các xã nghiên cứu ......... 78
Bảng 4.18. Tỷ lệ nợ quá hạn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua tổ
chức Hội Nông dân huyện Yên Dũng (2013 - 2015) ....................................... 79
Bảng 4.19. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến hoạt động tham gia
của Hội Nông dân trong việc nhận ủy thác cho vay từ Ngân hàng
Chính sách xã hội ............................................................................................. 81
Bảng 4.20. Trình độ năng lực cán bộ Hội Nông dân các cấp ......................................... 82
Bảng 4.21. Nhu cầu cần được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ quản lý vay
vốn của cán bộ Hội các cấp ............................................................................. 83
Bảng 4.22. Sự am hiểu của cán bộ Hội các cấp về hoạt động nhận ủy thác vay vốn từ
Ngân hàng Chính sách xã hội .......................................................................... 84
Bảng 4.23. Kết quả tư vấn hỗ trợ của cán bộ Hội và cán bộ Ngân hàng Chính sách xã
hội đối với hội viên vay vốn ............................................................................ 85
Bảng 4.24. Đánh giá về sự phối kết hợp giữa cán bộ hội và cán bộ ngân hàng, chính

quyền địa phương trong hoạt động nhận ủy thác cho vay ............................... 86

viii


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HỘP

Hình 3.1.

Bản đồ hành chính huyện Yên Dũng ......................................................... 30

Hình 3.1.

Cơ cấu đất đai của huyện Yên Dũng, năm 2015 ....................................... 33

Hình 4.1.

Số Tổ TK&VV của Hội Nông dân huyện Yên Dũng được thành lập
trong giai đoạn 2013 - 2015....................................................................... 57

Sơ đồ 3.1.

Mô hình tổ chức hoạt động nhận ủy thác .................................................. 48

Biểu đồ 3.1. Tình hình KT-XH Yên Dũng 5 năm 2011 - 2015 ..................................... 36
Biểu đồ 4.1. Các hình thức tiếp nhận thông tin tuyên truyền của hội viên .................... 63
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ giải ngân vốn vay của Hội Nông dân qua hoạt động nhận ủy
thác của các tổ chức tín dụng năm 2015 .................................................... 68
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ hội viên tham gia vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội ở các
xã nghiên cứu............................................................................................. 71

Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ giải ngân vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội qua Hội
Nông dân ở các xã nghiên cứu .................................................................. 71
Biểu đồ 4.5. Tình hình sử dụng vốn vay của hội viên điều tra ...................................... 76
Hộp 4.1.

Sự tham gia của hội viên vào Tổ TK&VV ................................................ 58

Hộp 4.2.

Ý kiến của hội viên vay vốn ...................................................................... 73

Hộp 4.3.

Đánh giá của cán bộ Ngân hàng về việc quản lý, giám sát bằng hồ
sơ, sổ sách của cán bộ Hội Nông dân ........................................................ 75

Hộp 4.4.

Đánh giá của chính quyền địa phương về công tác quản lý, giám sát
vốn vay của Hội Nông dân ........................................................................ 76

Hộp 4.5.

Đánh giá của Ngân hàng về hoạt động thu hồi nợ..................................... 78

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Thị Bích Yên

Tên luận văn: “Nghiên cứu sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt
động vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Dũng, tỉnh
Bắc Giang”.
Ngành: Kinh tế Nông nghiệp;

Mã số: 60620115

Tên cở sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Yên Dũng là một huyện miền núi và cũng là huyện còn nhiều khó khăn trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang. Trong những năm qua, huyện Yên Dũng đã triển khai
nhiều chương trình cho vay vốn hỗ trợ cho nông dân với mục tiêu giúp nông hộ
có điều kiện phát triển kinh tế, kết quả đã đạt được những thành công nhất định.
Tuy nhiên, sự tham gia vay vốn của các nông hộ trên địa bàn huyện Yên Dũng
vẫn còn thấp, nhất là đối với nhóm hộ nghèo và cận nghèo ở các xã còn nhiều
khó khăn trên địa bàn. Đến hết năm 2015, Ngân hàng Chính sách xã hội có tổng
dư nợ trên địa bàn huyện Yên Dũng là 250,026 tỷ đồng cho 10.318 hộ vay vốn
thông qua 300 Tổ tiết kiệm và vay vốn. Hội Nông dân huyện Yên Dũng nhận ủy
thác vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng dư nợ là 78.227 tỷ đồng,
cho 3.446 hội viên vay vốn thông qua 103 Tổ TK&VV. Tuy nhiên, sự tham gia
của Hội Nông dân huyện Yên Dũng trong hoạt động nhận ủy thác cho vay từ
Ngân hàng Chính sách xã hội trong thời gian qua cũng đã bộc lộ một số tồn tại
vướng mắc. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động vay vốn ủy thác của
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” Mục tiêu của đề
tài là đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của
Hội Nông dân trong hoạt động vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội
huyện Yên Dũng thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng
cường sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động vay vốn ủy thác của Ngân
hàng Chính sách xã hội huyện Yên Dũng thời gian tới.
Nghiên cứu đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sự

tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động vay vốn ủy thác của Ngân hàng
CSXH: khái niệm, vai trò, đặc điểm, nội dung nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng
đến sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động vay vốn ủy thác của Ngân
hàng CSXH; thực tiễn sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội trong hoạt
x


động tín dụng cho người nghèo ở các nước trên thế giới, kinh nghiệm ở một tỉnh
thành trong nước, trên cơ sở đó nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng
vào nghiên cứu sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động vay vốn ủy thác
của Ngân hàng CSXH huyện Yên Dũng.
Trong nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp: chọn điểm nghiên
cứu; phương pháp thu thập tài liệu, số liệu đã công bố và phương pháp thu thập
số liệu mới với tổng số phiếu điều tra là 175 phiếu ở 4 nhóm đối tượng: hội viên
Hội Nông dân, tổ trưởng Tổ TK&VV, cán bộ Hội Nông dân các cấp và lãnh đạo
địa phương; trong phương pháp phân tích và xử lý số liệu nghiên cứu sử dụng
phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phương pháp chuyên gia
chuyên khảo; trong hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đã thực hiện 5 nhóm chỉ tiêu
chính, gồm: chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu
phản ánh sự tham gia của Hội Nông dân trong xác định nhu cầu vay vốn, chỉ tiêu
phản ánh sự tham gia của Hội Nông dân trong lập kế hoạch, chỉ tiêu phản ánh sự
tham gia của Hội Nông dân trong kiểm tra giám sát và xử lý nợ xấu, nợ quá hạn.
Đánh giá thực trạng sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động vay vốn
ủy thác của Ngân hàng CSXH huyện Yên Dũng, kết quả cho thấy: Hội Nông dân
huyện Yên Dũng đã tham gia thành lập 103 Tổ TK&VV (năm 2015), chiếm tỷ lệ
7,7% trong tổng số Tổ TK&VV của Hội Nông dân huyện Yên Dũng. Năm 2015,
Hội Nông dân huyện Yên Dũng đã tham gia giải ngân 78.227 tỷ đồng cho 3.446
hội viên từ nguồn vốn vay ủy thác của Ngân hàng CSXH. Trong hoạt động kiểm
tra, giám sát quá trình sử dụng vốn sau vay, Hội Nông dân đã phối hợp cùng với
Ngân hàng CSXH và chính quyền địa phương tổ chức được 42 đợt kiểm tra hoạt

động của Hội Nông dân cơ sở (cấp xã) và 206 đợt kiểm tra đến các Tổ TK&VV.
Tỷ lệ nợ quá hạn của hội viên Hội Nông dân trong 3 năm gần đây đang có xu
hướng giảm từ 0,35% xuống còn 0,28%. Ở các xã nghiên cứu không có trường
hợp nào để xảy ra nợ quá hạn, số tiền gửi tiết kiệm ở Ngân hàng CSXH bình
quân là 1,15 triệu đồng/hộ. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của
Hội Nông dân trong hoạt động vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội
huyện Yên Dũng cho thấy có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng chính: các yếu tố khách
quan như về trình độ phát triển của nền kinh tế và môi trường pháp lý; các yếu tố
chủ quan như năng lực của cán bộ Hội Nông dân các cấp, sự am hiểu của cán bộ hội
về hoạt động vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội, năng lực trình độ
của hội viên ảnh hưởng đến quá trình sử dụng vốn sau khi vay, và sự phối kết hợp
giữa cán bộ hội với ngân hàng và chính quyền địa phương.

xi


Để khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong sự tham gia của Hội Nông
dân trong hoạt động vay vốn ủy thác của Ngân hàng CSXH huyện Yên Dũng
thời gian qua, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia
của Hội Nông dân, gồm: giải pháp tăng cường sự tham gia của Hội Nông dân
trong việc thành lập Tổ TK&VV, tăng cường sự tham gia của Hội Nông dân
trong việc xác định nhu cầu vay vốn của hội viên, trong hoạt động giải ngân vốn,
trong công tác quản lý và giám sát việc sử dụng vốn và tăng cường sự tham gia
trong hoạt động thu nợ, xử lý nợ xấu. Những giải pháp trên cần được thực hiện
một cách đồng bộ, kịp thời và cần sự vận dụng linh hoạt cho từng nội dung tham
gia cũng như cho từng đơn vị tổ chức Hội.

xii



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Thi Bich Yen
Thesis title: Research on the participation of Farmer Union in entrusted
lending of the Bank for Social Policy in Yen Dung district, Bac Giang province.
Major: Agricultural Economics

Code: 60620115

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Yen Dung is a mountainous district of Bac Giang province and the people
livings are very difficult. Over the past years, the district government has
implemented many programs to support loans to farmers for improving economic
conditions, and the results achieved some successes. Yet the farmers’ credit
access remains low, especially difficult for the poor and near-poor household
farmers. By the end of 2015, the Bank for Social Policy (BSP) has total loans of
250,026 billion dongs for 10,318 households through 300 groups of saving and
borrowing. The Yen Dung Farmer Union takes lending entrustment from the
Bank for Social Policy with total entrusted loans of 78,227 billion dongs for
3,446 members through 103 groups of savings and loans. However, the
participation of the district Farmers Union in taking lending entrustment from the
BSP has still remained limited. Therefore it was filled the gap by doing
“Research on the participation of Farmer Union in entrusted lending of the Bank
for Social Policy in Yen Dung district, Bac Giang province”. The overall purpose
was to assess the current situation and analyze factors influencing the
participation of Farmer Union in entrusted lending of the BSP in recent years,
then to propose solutions for strengthening the Farmer Union’s roles and
participation in entrusted lending in next years. The specific objectives were: (1)
sysmtematize theory and practice on Farmer Union’s participation in taking
lending enstrustment from the BSP; (2) assessing the current situation and
identifying factors influencing the Farmer Union’s participation in taking lending

entrustment from the BSP; (3) proposing solutions to strengthen the participation
of Farmer Union in lending entrustment taking from the BSP.
In our study, primary and secondary data were both used for the analyses.
The secondary data was collected from the previous reports, documents of the
government officials, the BSP and the Farmer Union. Meanwhile, the primary
data was gathered by taking survey of 175 participants including members of the
xiii


Farmer Union, heads of saving and loan groups, the Farmer Union’s officials,
and local government. Descriptive and comparative statistics and expert
consultancy were applied. Research indicator system for analyses was classified
as 5 main groups: socio-economic development of local area; the Farmer Union’s
participation in identifying loan demand; the Farmer Union’s participation in
planning about entrusted loans; the Farmer Union’s participation in monitoring,
checking and solving “bad debts” or overdue loans.
The results showed that the district Farmer Union played an import role in
taking lending entrustment from the BSP through specific activities. The Farmer
Union established 103 groups of saving and borrowing (2015) accounting for
7.7% total the groups in the district. Total amount of entrusted loans undertaken
by the Farmer Union was 78,227 billion dongs for 3,446 members from the
BSP’s entrustment. During the inspection and monitoring the use of the entrusted
loans, the Farmer Union had cooperation with the BSP to organize 42 inspections
toward the grass-root Farmer Unions and 206 inspections toward groups of
savings and loans. The ratio of overdue loans of the Farmer Union’s members
decreased from 0.35% to 0.28% in the last 3 years. The household farmers had
saving accounts in the BSP with the average amount of 1.15 million dongs per
household. In addition, factors influencing the Farmer Union’s participation in
lending entrustment of the BSP included: the economic development and legal
environment of local areas; ability of the Farmer Union’s officials at grass-root

levels; knowledge of the Farmer Union’s officials about lending entrustment;
ability to efficiently use entrusted loans from farmers and coordination among
the Farmer Union, banks and local government.
From the findings above, some solutions to strengthen the Farmer Union’s
participation in taking lending entrustment from the BSP were proposed as:
enhancing the participation of the Farmer Union in establishing groups of saving
and borrowing; strengthening the Farmer Union’s participation in identifying
loan demand of the members, managing and monitoring use of loan; and
boosting the Farmer Union’s participation in recovering a debt and solving bad
debts. These solutions need to be comprehensively and timely, and to be flexible
in each situation and to each union.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tại các nước đang phát triển, một bộ phận quan trọng của chiến lược phát
triển là hoạt động xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Trong đó
hoạt động cho vay vốn là cách kích thích các hoạt động tạo thu nhập để giúp
người nghèo vượt khỏi đói nghèo. Cho vay tín dụng ưu đãi không giống như các
yếu tố đầu vào thông thường như hạt giống hay phân bón, tín dụng giúp người
nghèo nắm quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên, có tiếng nói trọng lượng hơn
trong các giao dịch kinh tế cũng như quan hệ xã hội. Trong lý thuyết phát triển
kinh tế, sự tham gia tín dụng ưu đãi của người dân nông thôn là một yếu tố quan
trọng để “trao quyền” cho người dân.
Ở Việt Nam, xóa đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ vừa cấp
bách, vừa lâu dài của Đảng, của toàn dân ta. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ
trương, chính sách hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo và các vùng nghèo đói vươn lên
thoát nghèo. Một trong những chính sách đó là chính sách tín dụng ưu đãi. Ngày

4/10/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với
hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quyết định số 131/TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (trên cơ sở
tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo được thành lập theo Quyết định số
230/QĐ-NH5, ngày 1/9/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) để
thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
(Khổng Minh Toại, 2015).
Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các
đối tượng chính sách của Hội Nông dân Việt Nam ngày 24 tháng 5 năm 2013 đã
nêu rõ: 10 năm qua, Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Ngân
hàng Chính sách xã hội và chính quyền địa phương tiến hành sắp xếp, củng cố,
kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Hiện nay, Hội Nông dân Việt
Nam đang quản lý 69.170 Tổ tiết kiệm và vay vốn với gần 2,5 triệu thành viên,
tổng dư nợ đạt 37.990 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 34% tổng dư nợ ủy thác của Ngân
hàng Chính sách xã hội cho 4 tổ chức hội, đoàn thể (Đoàn Thanh niên, Hội Cựu
chiến binh, Hội Nông dân và Hội Phụ nữ). Dư nợ này tập trung tại 14 chương
trình tín dụng chính sách, bình quân 18,56 triệu đồng/hộ vay vốn. Bên cạnh đó,
thời gian qua, Hội Nông dân Việt Nam còn làm tốt công tác quản lý và thu hồi
1


các khoản nợ vay, huy động tiền gửi của các thành viên thông qua Tổ tiết kiệm
và vay vốn do Hội quản lý với số dư đạt trên 700 tỷ đồng.
Yên Dũng là một huyện miền núi và cũng là huyện còn nhiều khó khăn
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Trong những năm qua, huyện Yên Dũng đã triển
khai nhiều chương trình cho vay vốn hỗ trợ cho nông dân với mục tiêu giúp nông
hộ có điều kiện phát triển kinh tế, kết quả đã đạt được những thành công nhất
định. Tuy nhiên, sự tham gia vay vốn của các nông hộ trên địa bàn huyện Yên
Dũng vẫn còn thấp, nhất là đối với nhóm hộ nghèo và cận nghèo ở các xã còn
nhiều khó khăn trên địa bàn.

Đến hết năm 2015, Ngân hàng Chính sách xã hội có tổng dư nợ trên địa
bàn huyện Yên Dũng là 250,026 tỷ đồng cho 10.318 hộ vay vốn thông qua 300
Tổ tiết kiệm và vay vốn. Hội Nông dân huyện Yên Dũng nhận vốn vay ủy thác
của Ngân hàng Chính sách xã hội với số dư nợ là 78,227 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ
31,2% tổng dư nợ ủy thác của ngân hàng cho 4 tổ chức hội, đoàn thể; có số hội
viên tham gia vay vốn là 3.446 hộ, chiếm tỷ lệ 33,6%, thông qua 103 Tổ tiết
kiệm và vay vốn, chiếm tỷ lệ 34,3%. Tuy nhiên, sự tham gia của Hội Nông dân
huyện Yên Dũng trong hoạt động nhận ủy thác cho vay từ Ngân hàng Chính sách
xã hội trong thời gian qua cũng đã bộc lộ một số tồn tại vướng mắc nhất là trong
khâu kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn đúng mục đích của hội viên sau
vay để có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ vay. Cho đến nay cũng chưa có
một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu về sự tham gia của Hội Nông dân huyện
Yên Dũng trong hoạt động vay vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội trên
địa bàn huyện (Hội Nông dân huyện Yên Dũng, 2015).
Là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân, Hội Nông dân Việt
Nam nói chung và Hội Nông dân huyện Yên Dũng nói riêng có vai trò quan
trọng trong việc tổ chức vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia góp
phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Là
một người con của huyện Yên Dũng, là một cán bộ Hội Nông dân huyện
luôn trăn trở trước những khó khăn vướng mắc của tổ chức Hội và với tâm
huyết mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển của
tổ chức Hội nói chung và sự phát triển của kinh tế hội viên nói riêng, tôi lựa
chọn đề tài “Nghiên cứu sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động
vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Dũng, tỉnh
Bắc Giang” làm đề tài thạc sĩ.
2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng sự tham gia của Hội Nông dân trong
hoạt động vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Dũng
thời gian qua, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia
của Hội Nông dân trong hoạt động vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã
hội huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sự tham gia
của Hội Nông dân trong hoạt động vay vốn ủy thác của ngân hàng;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia
của Hội Nông dân trong hoạt động vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã
hội huyện Yên Dũng;
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia
của Hội Nông dân trong hoạt động vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã
hội huyện Yên Dũng thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động vay
vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
Đối tượng điều tra khảo sát là cán bộ hội viên nông dân các cấp: cán
bộ Hội Nông dân huyện, Hội Nông dân xã, thị trấn, Chi Hội Nông dân các
thôn, tiểu khu, các cán bộ là Tổ trưởng Tổ TK&VV và hội viên đang vay vốn
Ngân hàng Chính sách xã hội.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu sự tham gia của Hội Nông dân trong
hoạt động vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Dũng,
tỉnh Bắc Giang bao gồm: sự tham gia của Hội Nông dân trong công tác tuyên
truyền về chính sách cho vay vốn ưu đãi của ngân hàng; sự tham gia trong tổ chức
thực hiện hoạt động vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội; sự tham
gia trong quản lý, giám sát hoạt động vay vốn ủy thác của ngân hàng
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện

3


Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thu thập từ các tài liệu đã công bố trong
khoảng thời gian từ năm 2013 - 2015; số liệu khảo sát thực trạng được điều tra
trong năm 2015; các giải pháp đề xuất đến năm 2020.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động vay vốn ủy thác của Ngân
hàng, có những vấn đề lý luận và thực tiễn nào cần phải tìm hiểu nghiên cứu?
- Thực trạng sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động vay vốn ủy
thác của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Dũng thời gian qua như thế
nào? Trong từng nội dung tham gia, tổ chức Hội Nông dân gặp phải những khó
khăn, vướng mắc gì? Những nội dung nào đã được tổ chức Hội thực hiện tốt,
những nội dung nào được đánh giá là thực hiện chưa tốt?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia của Hội Nông dân trong
hoạt động vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Dũng?
- Để tăng cường sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động vay vốn
ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Dũng thời gian tới cần tập
trung vào những giải pháp nào? Thứ tự ưu tiên thực hiện các giải pháp đó như
thế nào?
1.5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Luận giải và phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của Hội
Nông dân trong hoạt động vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội;
làm rõ từng nội dung trong sự tham gia của tổ chức Hội Nông dân;
- Đánh giá thực trạng sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động vay
vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội, phân tích để thấy rõ những thuận
lợi và khó khăn trong sự tham gia của tổ chức Hội Nông dân các cấp, những tồn
tại, vướng mắc cần phải khắc phục trong thời gian tới. Mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến sự tham gia của tổ chức Hội

Nông dân trong hoạt động vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của tổ chức Hội
Nông dân các cấp trong hoạt động vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách
xã hội, trong đó tập trung vào các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại,
vướng mắc, tháo gỡ khó khăn làm ảnh hưởng đến sự tham gia của tổ chức Hội
Nông dân;
4


- Những kết luận được đưa ra trong luận văn là cơ sở khoa học và thực
tiễn cho cán bộ tổ chức Hội Nông dân các cấp, cho Ngân hàng Chính sách xã hội
và chính quyền các địa phương đề ra những định hướng, chính sách, giải pháp
phù hợp để sự liên kết giữa tổ chức Hội Nông dân và Ngân hàng Chính sách xã
hội ngày một chặt chẽ và hiệu quả hơn trong hoạt động vay vốn tín dụng cho
người nghèo và đối tượng gia đình chính sách.

5


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA
HỘI NÔNG DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG VAY VỐN ỦY THÁC CỦA
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về sự tham gia
a. Khái niệm sự tham gia
Theo cách hiểu chung thì tham gia là góp phần hoạt động của mình vào
một hoạt động, một tổ chức chung nào đó. Cách hiểu này tương đối đơn giản và
không khái quát được bản chất, nội dung của tham gia trong tổng thể các mối
quan hệ của nó, đặc biệt là trong phát triển cộng đồng.

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu phát triển, tham gia
(Participation) là một triết lý đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu phát triển cộng
đồng. Theo Oakley P. (1989) cho rằng, tham gia là một quá trình tạo khả năng
nhạy cảm của người dân và làm tăng khả năng tiếp thu vào năng lực của người
dân nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển cũng như khích lệ các sáng kiến địa
phương. Quá trình này hướng tới sự tăng cường năng lực tự kiểm soát các nguồn
lực và tổ chức điều hành trong những hoàn cảnh nhất định. Tham gia bao hàm
việc ra quyết định, thực hiện, phân chia lợi ích và đánh giá các hoạt động phát
triển của người dân (Trích bởi Nguyễn Ngọc Hợi, 2003).
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện phát triển theo định hướng cộng
đồng từ những năm 1970 thì các khái niệm như “sự tham gia” hay “tăng cường
quyền lực” đã được sử dụng rất phổ biến, nhất là trong các tài liệu về các biện
pháp xoá đói giảm nghèo và cải thiện hiệu quả và tính bền vững của các biện
pháp thúc đẩy sự phát triển. Tuy vậy không có một định nghĩa duy nhất về “sự
tham gia” để có thể áp dụng cho tất cả các chương trình hay dự án phát triển, việc
diễn giải bản chất cũng như quá trình tham gia phụ thuộc vào yêu cầu phát triển
của mỗi tổ chức (Trích bởi Nguyễn Ngọc Hợi, 2003).
Các lĩnh vực tham gia thay đổi tùy theo mục tiêu của người nghiên cứu.
Tuy nhiên, việc ra quyết định luôn được xem là lĩnh vực quyết định nhất cho bất
kì mục tiêu nào và không đựơc bỏ qua. Cohen và Uphoff (1979) đã đưa ra khung
phân tích để giám sát vai trò của tham gia trong các dự án và chương trình phát
triển. Họ thấy có 4 lĩnh vực tham gia: (1) ra quyết định, (2) Thực hiện, (3) Hưởng
6


lợi, (4) Đánh giá (Cohen và Uphoff, 1979, trích bởi Lê Cao Sơn, 2005).
Trong khi đó, Finsterbusch và Wiclin (1987) nhận thấy dự án có 3 pha và
5 hình thức tham gia là (1) Lập kế hoạch (nguyên gốc và thiết kế), (2) Thực hiện
(thực hiện và thiết kế lại), và (3) bảo dưỡng. Khung phân tích Cohen và Uphoff
có mục tiêu tham gia và khung phân Finsterbusch và Wiclin có mục tiêu dự án,

nhưng chúng tương hợp để phù hợp với thực tế (Finsterbusch và Wiclin, 1987,
trích bởi Lê Hiền, 2012).
Như vậy, với phạm vi nghiên cứu của đề tài về sự tham gia của Hội Nông
dân trong hoạt động vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội cũng
mang đầy đủ những nội dung và tính chất của sự tham gia như trong bất kỳ sự
phát triển nào. Trong nghiên cứu này, sự tham gia của Hội Nông dân được hiểu
là sự tham gia của tổ chức Hội và của cả các hội viên trong tổ chức Hội vào các
hoạt động vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội.
b. Các hình thức tham gia
Bảng 2.1. Các hình thức của sự tham gia phối hợp từ các giác độ
Sự tham gia từ bên ngoài
Sự tham gia từ
trên xuống

- Vai trò quyết định

- Vai trò thụ động

- Nắm giữ quyền ra quyết định

- Không tham gia, hoặc tham
gia gián tiếp

- Thay thế sự tham gia công
dân bằng hình thức vận động,
liệu pháp tâm lý
Sự tham gia từ
dưới lên

Sự tham gia từ bên trong


- Thụ động chấp nhận các kế
hoạch

- Vai trò nguồn lực

- Vai trò quyết định

- Hỗ trợ cộng đồng thực hiện

- Huy động nguồn lực từ bên
ngoài để giải quyết

Nguồn: Tổng hợp từ các quan điểm nghiên cứu (2016)

c. Tiêu chí đánh giá sự tham gia
- Tính minh bạch và công khai.
- Tính công bằng.
- Tính hiệu quả.
- Tính bền vững.
2.1.1.2. Khái niệm hoạt động vay vốn ủy thác
Tại Quyết định số 742/2002/QĐ-NHNN ngày 17/7/2002 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Quyết định về ủy thác và nhận ủy thác cho vay vốn của tổ
7


chức tín dụng có quy định rõ về hoạt động nhận ủy thác cho vay như sau:
”Ủy thác cho vay là việc bên ủy thác giao vốn cho bên nhận ủy thác thông
qua hợp đồng ủy thác cho vay để trực tiếp cho vay đến các đối tượng khách hàng,
bên ủy thác trả phí ủy thác cho bên nhận ủy thác”.

”Hợp đồng ủy thác cho vay vốn là thỏa thuận bằng văn bản giữa bên ủy
thác và bên nhận ủy thác cho vay để bên nhận ủy thác trực tiếp cho vay, thu nợ
đối với khách hàng”
* Nguyên tắc ủy thác
- Hoạt động ủy thác phải được thỏa thuận bằng hợp đồng uỷ thác ký kết
giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác phù hợp với quy định hiện hành.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là bên ủy thác chỉ
được ủy thác cho tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác,
tổ chức được kinh doanh trái phiếu theo quy định của pháp luật để thực hiện một
hoặc một số hoạt động ngân hàng mà bên ủy thác và bên nhận ủy thác được thực
hiện theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là bên nhận ủy thác
chỉ được nhận ủy thác từ tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
khác, tổ chức, cá nhân để thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng mà
bên nhận ủy thác và bên ủy thác được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Bên nhận uỷ thác không được thực hiện việc uỷ thác lại cho bên thứ ba.
- Bên nhận uỷ thác không được sử dụng vốn uỷ thác trái với mục đích, nội
dung của hoạt động uỷ thác được quy định tại hợp đồng uỷ thác.
- Việc chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác của ngân hàng mẹ để cho
vay, mua trái phiếu phải tuân thủ quy định của pháp luật về vay trả nợ nước ngoài.
- Các khoản ủy thác là tài sản của bên ủy thác. Tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài phải tính số dư ủy thác vào dư nợ cấp tín dụng khi
xác định các giới hạn và tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Bên ủy thác là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải
thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
đối với số dư ủy thác theo quy định của pháp luật.
Bên nhận ủy thác là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
không phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử
8



lý rủi ro đối với số dư nhận ủy thác theo quy định của pháp luật.
- Bên ủy thác, bên nhận ủy thác phải tuân thủ các quy định của pháp luật
về hoạt động ngân hàng.
2.1.2. Vai trò sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động vay vốn ủy
thác của Ngân hàng Chính sách xã hội
Sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động nhận ủy thác cho vay từ
Ngân hàng Chính sách xã hội là một hoạt động có vai trò, ý nghĩa quan trọng không
chỉ đối với tổ chức Hội Nông dân mà cả về phía Ngân hàng Chính sách xã hội.
Một là, sự tham gia này phát huy được sức mạnh tổng hợp giữa khối ngân
hàng với tổ chức Hội Nông dân và chính quyền địa phương, trong đó ngân hàng là
tổ chức tín dụng cung cấp nguồn vốn; tổ chức Hội Nông dân là kênh dẫn vốn đến
với người nông dân; tổ chức Hội Nông dân kết hợp với chính quyền địa phương
cùng kiểm tra, giám sát, quản lý vốn vay của hộ.
Hai là, sự tham gia này thông qua tổ chức Hội Nông dân xác định được đúng
đối tượng thụ hưởng (đối tượng có nhu cầu vay vốn và đảm bảo các điều kiện của
vay vốn) trên cơ sở đó tuyên truyền để người dân hiểu về quyền lợi của mình khi
tham gia vay vốn. Qua đó, về phía ngân hàng có thể công khai hóa hoạt động cho
vay, đồng thời nâng cao được chất lượng của hoạt động tín dụng, củng cố thêm mối
quan hệ chặt chẽ giữa Ngân hàng Chính sách xã hội với tổ chức Hội Nông dân.
Ba là, thông qua sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động vay vốn ủy
thác của Ngân hàng Chính sách xã hội giúp cho Hội Nông dân củng cố được hoạt
động của tổ chức Hội. Trong 9 nội dung công việc trong quy trình cho vay vốn của
Ngân hàng Chính sách xã hội thì có 6 nội dung công việc mà tổ chức Hội Nông dân
phải tham gia thực hiện. Các nội dung này được tổ chức Hội thực hiện lồng ghép
trong các buổi sinh hoạt Hội và đây cũng là cơ hội để cán bộ Hội Nông dân các cấp
có điều kiện quan tâm hơn đến hội viên trong tổ chức của mình.
Bốn là, với sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động vay vốn ủy thác
của Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và

các gia đình thuộc đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận với các hoạt động
vay vốn và tiền gửi tiếp kiệm của Ngân hàng Chính sách xã hội một cách nhanh
chóng, thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí của hội viên
khi vay vốn. Cán bộ Hội các cấp có trách nhiệm hỗ trợ, hướng dẫn và giúp hội
viên làm các thủ tục liên quan đến vay vốn. Đối với nhóm các hộ nghèo và hộ
9


cận nghèo, họ thường có tâm lý e ngại trong việc tiếp cận làm việc với ngân
hàng để làm thủ tục xin vay, tuy nhiên, nếu thông qua tổ chức Hội Nông dân
mà trực tiếp là cán bộ hội cấp cơ sở hướng dẫn và giúp đỡ họ trong việc làm thủ
tục thì họ sẽ cảm thấy tự tin hơn trong việc vay vốn cũng như tiền gửi tiết kiệm
tại ngân hàng.
Như vậy, có thể thấy vai trò của Hội Nông dân trong việc nhận ủy thác
cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội là rất quan trọng, tổ chức Hội Nông dân
là cầu nối trong quy trình cho vay vốn của ngân hàng đến người dân (trong đó
đặc biệt phải kể đến nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo và các gia đình thuộc đối
tượng chính sách), thông qua tổ chức Hội Nông dân, người vay có cơ hội tiếp cận
được với nguồn vốn vay một cách nhanh chóng hơn. Về phía ngân hàng, nhờ tổ
chức Hội Nông dân các cấp, trong đó đặc biệt phải kể đến tổ chức hội cấp cơ sở
có thể xem là mạng lưới chân rết của ngân hàng tại các địa phương giúp họ tiếp
cận được các đối tượng có nhu cầu vay vốn (thông qua việc bình chọn hộ đủ điều
kiện vay từ Tổ TK&VV), ngân hàng không mất nhiều thời gian và chi phí đầu tư
cho việc xây dựng mạng lưới ngân hàng cơ sở, đặc biệt là ở những vùng còn gặp
nhiều khó khăn; việc cho vay vốn của ngân hàng cũng có sự đảm bảo hơn thông
qua việc ủy thác cho vay sang tổ chức Hội Nông dân (Đinh Hương Sơn, 2014).
2.1.3. Đặc điểm sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động vay vốn ủy
thác của Ngân hàng Chính sách xã hội
Sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động vay vốn ủy thác của Ngân
hàng Chính sách xã hội được thực hiện thông qua việc tăng cường năng lực cho

tổ chức hội và cán bộ hội viên nông dân để họ tham gia thực sự vào các hoạt
động cho vay vốn của ngân hàng. Tùy thuộc vào trình độ nhận thức, văn hóa,
điều kiện kinh tế, địa lý của từng vùng miền khác nhau mà mức độ tham gia của
tổ chức hội nói chung và của từng cán bộ hội viên nói riêng vào các chương trình
cho vay tín dụng của ngân hàng có sự khác nhau.
Sự tham gia của Hội Nông dân trong hoạt động vay vốn ủy thác của Ngân
hàng Chính sách xã hội mang một số đặc điểm sau:
Một là, sự tham gia của hội viên vào tổ chức Hội Nông dân có mức bao
phủ rộng hơn các tổ chức chính trị xã hội khác ở địa phương, mọi đối tượng từ 18
tuổi trở lên đều có thể tham gia vào tổ chức Hội Nông dân; còn với các tổ chức
khác như Hội Phụ nữ thì đối tượng tham gia liên quan đến giới tính, Hội Cựu
chiến binh thì đối tượng tham gia phải là những người đã đi bộ đội về, và Đoàn
10


×