Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỊNH về tội PHẠM môi TRƯỜNG PHÂN TÍCH một tội PHẠM môi TRƯỜNG cụ THỂ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.32 KB, 2 trang )

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT
TRIỂN CHẾ ĐỊNH VỀ TỘI PHẠM MÔI
TRƯỜNG PHÂN TÍCH MỘT TỘI
PHẠM MÔI TRƯỜNG CỤ THỂ
Bảo vệ môi trường đã và đang là vấn đề cấp bách được Nhà nước ta đặc biệt chú trọng trong thực hiện các chiến
lược phát triển kinh tế, xã hội hướng tới phát triển bền vững.Thực tế trong nhiều năm qua, hàng loạt sai phạm trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường đã được phát hiện và xử lý.Tuy nhiên, mức độ xử lý chưa tương ứng với mức độ thiệt hại gây ra
đối với môi trường. Mặc dù, Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau đây gọi là BLHS 2009) đã có
những quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm môi trường, nhưng thực tiễn thực hiện cho thấy, những
quy định này chứa đựng nhiều vướng mắc, bất cập ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện, sức răn đe đối với tội phạm về môi
trường không cao.
Nhận thấy rõ sự bất cập, vướng mắc đó, ngày 27/11/2015, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 đã thông qua BLHS
năm 2015, trong đó, có những quy định về tội phạm môi trường tại chương XIX (từ Điều 235 đến Điều 246). Những quy
định mới này đã phần nào hạn chế được những bất cập, vướng mắc so với quy định tại BLHS năm 1999, bảo đảm cho việc
thực thi có hiệu quả trên thực tế.
Thấy rõ những điểm mới tiến bộ đó, với giới hạn chỉ phân tích và làm rõ một tội phạm về môi trường, em đã lựa
chọn tộigây ô nhiễm môi trường được quy định tại Điều 235 BLHS 2015 để phân tích, bình luận và làm sáng rõ quy định
của BLHS về tội danh này trong mối quan hệ với các quy định của pháp luật môi trường.

1. Quá trình hình thành và phát triển chế định tội phạm môi trường
1.1.

Về tội phạm môi trường
Môi trường là tất cả những gì tồn tại bao quanh con người, bao gồm các yếu tốt tự nhiên và các yếu tố nhân tạo

quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Các tội phạm về môi trường là những hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ
môi trường, qua đó gây thiệt hại cho môi trường.
Khi BLHS năm 1985 ra đời, các tội phạm về môi trường dường như chưa được quan tâm đúng mức. Tại thời điểm
đó, các tội phạm gây thiệt hại cho môi trường được hiểu như là những hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (Điều 179,
180, 181 BLHS 1985), hoặc các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính (Điều 216 BLHS 1985). Và chỉ có duy nhất một


điều luật dành để quy định tội phạm xâm hại đến môi trường là Điều 195.
BLHS năm 1999 lần đầu tiên dành hẳn một chương quy định các tội phạm về môi trường tại chương XVII, bao
gồm 10 điều luật. Sau khi được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009, BLHS có tất cả 11 điều luật, từ Điều 182 đến Điều 191a,
quy định về các tội danh cụ thể liên quan đến lĩnh vực môi trường
Sau một thời gian triển khai thực hiện BLHS 2009, đã xuất hiện nhiều bất cập, vướng mắc trong việc xử lý tội
phạm về môi trường.Để khắc phục những bất cập, hạn chế đó, BLHS năm 2015 đã có những quy định mới về tội phạm
môi trường. Cụ thể, tội phạm về môi trường tại BLHS 2015 được quy định tại chương XIX (từ Điều 235 đến Điều 246),
bao gồm các tội danh: Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235); Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều
236); Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Điều 237); Tội vi phạm quy định về
bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông(Điều 238);


Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239); Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người (Điều
240); Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 241); Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 242);
Tội hủy hoại rừng (Điều 243); Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (Điều 244); Tội vi
phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 245); Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại
(Điều 246).
1.2.
Về tội gây ô nhiễm môi trường
Khi xây dựng BLHS 1999, các nhà làm luật dành 10 điều luật để quy định các hành vi phạm tội trong lĩnh vực môi
trường tại Chương XVII. Trong đó, ba hành vi trực tiếp gây ô nhiễm môi trường là: Tội gây ô nhiễm không khí; Tội gây ô
nhiễm nguồn nước; Tội gây ô nhiễm đất.
Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế, các quy định bộc lộ một số điểm bất hợp lý như: Quy định về xử lý hình sự đối
với chủ thể phạm tội là pháp nhân; dấu hiệu “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” trong cấu thành tội phạm… Thực tế đó đã
đặt ra cho các nhà lập pháp hình sự với hai phương án lựa chọn: Một là, quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm hoặc;
Hai là, sửa đổi cấu thành tội phạm của các hành vi gây ô nhiễm môi trường.[1]
Khắc phục những hạn chế trên, BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã gộp 3 tội danh trên thành tội gây ô nhiễm môi
trường (Điều 182). Ngoài ra, nhà làm luật đã bỏ đi dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính” trong cấu thành tội phạm của tội
này.Theo đó, chỉ cần việc xả thải ra môi trường nước, không khí và đất “vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải
ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác” thì hành vi

đã cấu thành tội phạm.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, vẫn mắc phải nhiều vướng mắc, khiến quy định khó triển khai trong
thực tế. Đặc biệt là việc truy cứu trách nhiệm của pháp nhân – khi mà pháp nhân mới chính là người chủ yếu gây ra các
hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Do đó, BLHS năm 2015 đã có những quy định mới về vấn đề này nhằm siết chặt các hành vi gây ô nhiễm môi
trường và truy cứu trách nhiệm của các cá nhân và các pháp nhân thương mại



×