Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Phân tích đầu tư viễn thông vào thị trường campuchia của viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.96 KB, 8 trang )

PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ VIỄN THÔNG VÀO THỊ TRƯỜNG
CAMPUCHIA CỦA VIETTEL
I. Lý do chọn thị trường Campuchia để đầu tư
II. Lý do chọn lĩnh vực viễn thông để đầu tư tại Campuchia
III. Kế hoạch cạnh tranh sẽ thực hiện tại Campuchia
IV. Những điểm mạnh và điểm yếu khi đầu tư viễn thông vào thị trường Campuchia
V. Kết Luận

Theo James C.Collins “Nắm bắt thời cơ và nhanh chóng hoạt động chính là chìa
khóa thành công cho mọi doanh nghiệp hiện đại”. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu
hóa, việc các doanh nghiệp chỉ cạnh tranh “trên sân nhà” không thôi là chưa đủ, những
doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược sẽ mở rộng thị trường của họ ra phạm vi xa hơn nữa
và có thể là cả ở nước ngoài. Trong nội dung bài luận này, tôi sẽ đứng ở góc độ Viettel để
đầu tư lĩnh vực viễn thông vào thị trường Campuchia.
I. Lý do chọn thị trường Campuchia để đầu tư
a. Môi trường đầu tư:
Campuchia ngày nay đang thực thi chính sách mở cửa kinh tế, hội nhập khu vực và thế
giới , tích cực thúc đẩy chính sách phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Môi
trường đầu tư ở Campuchia có những thuận lợi và khó khăn sau:
Thuận lợi:
- Hiện tại Campuchia đang thực hiện một chính sách kinh tế mở khá thông thoáng với tất
cả các nhà đầu tư, không phân biệt nước ngoài hay trong nước. Họ mở cửa cả những lĩnh
vực nhạy cảm như bảo hiểm, viễn thông, ngân hàng... vốn là những lĩnh vực mà nhiều
quốc gia khác yêu cầu phải có doanh nghiệp nội địa tham gia góp vốn. Thủ tướng Hun
Sen thậm chí cam kết biến Campuchia thành nước có môi trường kinh doanh tốt nhất khu
vực và đảm bảo với các nhà đầu tư về một môi trường có lợi và thúc đẩy đầu tư.
- Từ sau khi có hiệp định hòa bình về Campuchia năm 1991, quan hệ của Campuchia với
các nước tài trợ, với giới kinh doanh, đặc biệt là khu vực tư nhân được duy trì tốt. Các
nhà tài trợ luôn dành cho Campuchia những cam kết viện trợ đáng kể. Trung bình mỗi
năm Campuchia nhận được 500 triệu USD tiền viện trợ từ các nước tài trợ.



- Campuchia có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, Ở Campuchia có cả mỏ đá
vôi, cao lanh, thiếc, bạc, vàng, quặng sắt và thậm chí cả đá quý ở Pailin và Bokeo. Gần
đây còn phát hiện có dầu mỏ ngoài khơi và tại khu vực Biển Hồ. Ngoài ra, Campuchia
nằm ở khu vực trung tâm Đông Nam Á, một khu vực có nền kinh tế phát triển nhanh và
năng động với một thị trường đầy tiềm năng của trên 14 triệu dân. Đầu tư vào
Campuchia, các nhà đầu tư không chỉ được hưởng lợi từ thị trường nội địa của
Campuchia mà còn có cơ hội xâm nhập vào thị trường ASEAN và được ưu đãi tiếp cận
thị trường châu Âu và các nước phát triển khác vì Campuchia là thành viên của WTO.
Khó khăn
- Hạ tầng cơ sở và hệ thống dịch vụ còn yếu. Nhiều tuyến đường chưa được trải nhựa,
nhất là khu vực nông thôn, vùng xâu vùng xa, hệ thống tưới tiêu kém, dịch vụ y tế chưa
phát triển…
- Hệ thống pháp luật còn thiếu, một số đạo luật liên quan đến các hoạt động kinh tế được
ban hành nhưng chưa có nghị định hướng dẫn thực hiện.
- Tỷ lệ mù chữa cao ( chiếm 26,4%), thiếu nguồn lao động có tay nghề, trình độ kỹ thuật
- Giá cả sinh hoạt như điện, nước, viễn thông và vận tải cao so với các nước láng giềng
trong khu vực
- Sự yếu kém về quản lý, hành chính quan liêu và tham nhũng là một vấn đề nổi cộm làm
tăng chi phí kinh doanh ở Campuchia.
b. Campuchia - thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng cho nhà đầu tư Việt Nam
- Campuchia vừa là thị trường nhiều tiềm năng với doanh nghiệp Việt Nam do có nhiều
thuận lợi về điều kiện địa lý, có quá trình quan hệ làm ăn lâu dài
- Trong năm 2011, Campuchia đã đạt được nhiều thành tựu mới trong công cuộc xây
dựng đất nước. Nền kinh tế nước này đã thoát khỏi nạn khủng hoảng kinh tế thế giới năm
2010. Tháng 12/2011, tổng sản phẩm quốc nội của nước này lên 7%, còn lạm phát vẫn
còn ổn định ở mức 5% trong năm 2011. Campuchia đã giảm tỷ lệ đói nghèo xuống 26%
và có thể giảm xuống còn 19,5% vào năm 2015. Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2012
đạt 6,5% nhờ tốc độ mở rộng khả quan của lĩnh vực du lịch, xuất khẩu may mặc xây
dựng và nông nghiệp

- Theo số liệu thống kê của Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC), Campuchia đã thu
hút vốn đầu tư lên tới 880 triệu USD từ các nước ASEAN trong năm 2011. Trong đó, Việt


Nam là nước đầu tư lớn nhất trong ASEAN vào Campuchia với vốn cam kết là 631 triệu
USD trong 17 dự án.
- Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế khi đầu tư vào Campuchia hơn Thái Lan,
Trung Quốc, do vị trí địa lý gần, vận chuyển hàng hóa thuận lợi khi có cả đường sông,
đường bộ, đường biển. Đặc biệt có rất nhiều cửa khẩu quốc tế thuận tiện cho di chuyển
nhân sự, hàng hóa qua lại giữa hai nước một cách nhanh chóng.
- Quan hệ Campuchia – Việt Nam đang phát triển về mọi mặt theo phương châm “Láng
giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” là nền tảng
quan trọng và thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam tận dụng để tăng cường đầu tư và
thúc đẩy thương mại.
- Theo Tiến sĩ Sok Touch, nhà phân tích chính trị độc lập, chuyên gia nghiên cứu và tham
gia quan sát sự kiện nhận xét rằng việc Việt Nam tăng cường đầu tư vào Campuchia vì
nước này đã có chính sách kinh tế, chính trị và chiến lược đầu tư rõ ràng. Thứ nhất, Việt
Nam đã thấu hiểu đặc điểm địa lý và điều kiện tự nhiên Campuchia sau 10 năm quản lý
(1979 – 1989). Thứ hai, dân số Campuchia vẫn còn ít (15 triệu). Thị trường Campuchia
vẫn còn rất nhiều tiềm năng, đặc biệt trong những lĩnh vực cơ sở hạ tầng, du lịch, công
nghệ thông tin viễn thông, hàng không, công – nông nghiệp, tuy nhiên nguồn nhân lực và
trình độ Đại học, kinh nghiệm vẫn thiếu. Thứ ba, hệ thống cửa khẩu Campuchia – Việt
Nam thuận tiện, hệ thống đường giao thông được cải thiện.
II. Lý do chọn lĩnh vực viễn thông để đầu tư tại Campuchia
- Campuchia có thị trường viễn thông đầy tiềm năng bởi người dân chủ yếu dùng di
động (chỉ có 5% dân số sử dụng điện thoại cố định). Bên cạnh đấy, các công ty viễn
thông vẫn còn hời hợt khi đầu tư vào thị trường này.
Hạ tầng viễn thông Campuchia
• Thuê bao điện thoại cố định gần 35.000 thuê bao do 3 nhà cung cấp chính: Telecom
Cambodia, Camintel, Camshin.

• Số thuê bao điện thoại không dây dạt gần 3 triệu với 8 nhà cung cấp dịch vụ: TMIC,
Excell, Metfone, Latelz, Camshin, GSM, Applifone, Cadcomms
• Hơn 15 nhà cung cấp dịch vụ thoại Internet (VoIP)
• Internet băng thông rộng qua vệ tinh (SBI): Vệ tinh iPSTAR, Hybrid Ku/Ka band,
Orbital, Camnet, Camshin


Số thuê bao di động tại Lào và Campuchia tính đến hết năm 2008
(Nguồn : )

- Thế mạnh lớn nhất của Campuchia là dân số trẻ, trong độ tuổi lao động, chịu khó tiếp
thu công nghệ mới... Trong những năm qua, ứng dụng CNTT, sử dụng Internet trong
các cơ quan chính phủ và gia đình ngày càng được cải thiện.
- Trong những năm trở lại đây, một vài công ty Việt Nam đã tìm hiểu thị trường
Campuchia và nhận thấy thị trường vẫn còn rất sơ khai. Trong lĩnh vực viễn thông,
hạ tầng viễn thông tại các thành phố lớn của Campuchia tương đối tốt nhưng các tỉnh
thì vẫn còn hạn chế
III.

Kế hoạch cạnh tranh sẽ thực hiện tại Campuchia

Chúng ta xây dựng kế hoạch cạnh tranh tại Campuchia giựa vào mô hình 4P
1. Product
- Ở thị trường Campuchia này, Viettel nên đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ để khách
hàng có nhiều lựa chọn hơn. Thêm các tiện ích qua mạng điện thoại như tin nhắn trúng
thưởng, nhắn tin tìm bài hát…


- Khai thác nhiều hơn tiềm năng của các gói cước MetTravel – dành cho khách du lịch,
Met4ever- gói cước gọi nghe mãi mãi, gói cước Student và High – School dành cho sinh

viên, học sinh.
- Ưu đãi hơn nữa các khách hàng là doanh nghiệp thông qua các dịch vụ về Internet,
mạng cable quang tốc độ cao, dịch vụ hội nghị từ xa qua Video Conference.
2. Pricing
- Giúp người dân tiết kiệm tiền điện thoại thông qua việc tính cước theo từng giây.
- Có chính sách nghe cũng được tiền  Chính sách chia sẻ lợi nhuận của doanh nghiệp
với khách hàng, giúp khách hàng gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp.
3. Promotion
- Cung cấp dịch vụ interrnet miễn phí cho các trường học để tạo được ấn tượng tốt đẹp
trong lòng người dân Campuchia cũng như quảng bá được chất lượng dịch vụ cung cấp
cũng như hình ảnh và thương hiệu
-Nỗ lực tạo lập mối quan hệ tốt với các cơ quan chính quyền, quân đội, với nhân dân bản
địa. Giúp xây dựng hình ảnh, củng cố và tăng cường uy tín của Metfone, tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác sản xuất, kinh doanh.
-Đẩy mạnh những hoạt động xã hội như quỹ người nghèo, ủng hộ các trường học, các
bệnh viện.
4. Placement
- Sự khác biệt lớn nhất của Viettel so với các nhà mạng khác tại Việt Nam là ở chỗ phạm
vi phủ sóng sâu, rộng nhất, từ những vùng hải đảo, vùng núi hay những miền xa xôi nhất
của Tổ Quốc. Với cách thức đã thành công ở Việt Nam, Viettel cũng nên nghĩ đến việc áp
dụng điều đó tại thị trường Campuchia. Mở rộng và phủ kín phạm vi phủ sóng tới cả
nông thông, điều đó sẽ mang lại thêm cho Viettel khách hàng tiềm năng trước các nhà
mạng khác.
Đối với các đối thủ cạnh tranh, dùng chiến thuật đòn bẩy để cạnh tranh.
Việc cạnh tranh về giá cước không phải là một giải pháp khả thi khi các đối thủ khác đều
hạ thấp giá cước để có thể làm cho các đối thủ yếu hơn phải rời bỏ cuộc chơi. Viettel nên
dùng các nhà mạng nhỏ để làm “ đòn bẩy” phát triển thị trường, tạo một sự so sánh trong
lòng khách hàng bằng chất lượng cuộc gọi, phạm vi phủ sóng, dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc



khách hàng… Bên cạnh đấy phải quảng bá thương hiệu của mình mạnh mẽ hơn nữa
không chỉ ở trung tâm mà ở cả các vùng xâu, vùng xa.
IV. Những điểm mạnh và điểm yếu khi đầu tư viễn thông vào thị trường Campuchia
A.Điểm mạnh
1. Thị trường di động Campuchia vẫn còn nhiều tiềm năng và đang ở giai đoạn phát
triển:


Quy mô dân số: Campuchia là nước có dân số trung bình, với dân số trẻ và có nhu
cầu sử dụng điện thoại di động cao (từ 15 đến 60 tuổi) chiếm trên 65% dân số.



Thị trường di động tại Campuchia đang chuẩn bị ở giai đoạn bùng nổ và phát triển
nhanh, tuy nhiên mật độ điện thoại di động tại Campuchia vẫn còn ở mức trung
bình.



Người tiêu dùng có thói quen và ưu chuộng hình thức sử dụng nhiều mạng di
động:



Thị trường di động tại vùng nông thôn vẫn còn sơ khai, tỷ lệ người dân sử dụng
dịch vụ di động tại vùng nông thôn còn thấp.

2. Quy mô hạ tầng mạng lưới của Metfone rộng khắp trong khi các đối thủ thì còn
nhiều hạn chế:



Vùng phủ và trạm BTS: hiện nay Metfone là mạng có BTS lớn nhất, có vùng phủ
lớn nhất tại Campuchia



Phân bố trạm ở 6 thành phố/tỉnh thành lớn: hầu hết trạm của Metfone nhiều gấp
gần 2 lần so với đối thủ.

3. Metfone nhận được sự ủng hộ của chính phủ và người dân Campuchia


Sau hơn 1 năm kinh doanh dịch vụ đến nay người dân Campuchia đã biết nhiều về
Metfone và cảm nhận được Mefone là mạng của người dân Campuchia và vì
người dân Campuchia.



Ngoài ra Metfone còn được sự ủng hộ của Chính phủ, được các cơ quan chính phủ
tin dùng

4. Mạng lưới kênh phân phối rộng khắp và hệ thống callcenter lớn nhất Campuchia


Metfone là mạng duy nhất có các cửa hàng từ các tỉnh đến tuyến huyện trong khi
các mạng khác chỉ có các cửa hàng ở các tỉnh thành phố lớn.



Metfone là mạng duy nhất đang xây dựng hệ thống nhân viên Metfone làng xã để

phân phối sản phẩm và chăm sóc khách hàng.




Viettel có một hệ thống Callcenter lớn nhất Campuchia với hơn 200 agent.

B. Điểm yếu:
- Trong lĩnh vực viễn thông di động, Campuchia có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ như
TMIC, Excell, Latelz, Camshin, Applifone... Các nhà cung cấp này chủ yếu đến từ nước
ngoài ( Thụy Điển, Thái Lan, Na Uy…) nên có kinh nghiệm cũng như tiềm lực tài chính.
- Tổng số giấy phép di động tại Cambodia năm 2010 là 11 giấy phép, thị trường di động
tại Campuchia cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.
- Chi phí sản xuất tại Campuchia khá cao vì nhiều nới chưa có điện nên doanh nghiệp
phải chạy máy nổ bằng xăng dầu. Vì vậy, việc giảm bớt thuế và các chi phí tần số...sẽ
giúp giảm gánh nặng cho doanh nghiệp trong thời buổi khó khăn kinh tế như hiện nay.
Năm 2011, Viettel đóng góp khoảng 41,4 triệu USD tiền thuế và 16,7 triệu USD tiền phí
tần số. "Hiện các khoản thuế đóng góp thì chiếm tới 20% doanh thu của Viettel tại
Campuchia, thế những ở những thị trường khác các khoản thuế này chỉ khoảng 10%.
- Khó khăn về nguồn nhân lực: Viettel phải đào tạo toàn bộ từ đầu do đó sẽ mất nhiều
thời gian, chi phí và gặp khó khăn do yếu tố ngôn ngữ, văn hóa
- Rào cản về ngôn ngữ : Ngôn ngữ Khmer gây khó khăn trong việc truyền thông, nhất là
truyền thông qua tin nhắn -> hiệu quả truyền thông không cao và hiệu ứng truyền thông
thấp -> kinh doanh bị ảnh hưởng.
- Môi trường pháp lý hỗ trợ lỏng lẻo, thiếu minh bạch: Các quy định và quy chế pháp luật
về viễn thông chưa rõ ràng chặt chẽ, còn bảo thủ
V. Kết Luận
Việc đầu tư lĩnh vực viễn thông vào thị trường tiềm năng Campuchia là một cơ hội cũng
như thách thức của Viettel trong môi trường kinh doanh cạnh tranh quốc tế. Để có thể tồn
tại và phát triển, ngoài việc thích ứng với môi trường kinh doanh của nước sở tại, khắc

phục rào cản về văn hóa và tác phong làm việc, Viettel còn phải thường xuyên nghiên
cứu, cập nhật các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, thị hiếu khách hàng, đối thủ
cạnh tranh… để có sách lược đúng đắn cho việc phát triển doanh nghiệp tại Campuchia.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang web Viettel
2. Bộ tài chính Campuchia
3. Bộ thông tin truyền thông Việt Nam
4. Đài Á Châu Tự Do
5. />6.



×