Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của VN vào thị trường châu phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.05 KB, 11 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VN VÀO THỊ
TRƯỜNG CHÂU PHI

Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là từ
khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
năm 2007 và mối quan hệ bang giao giữa Việt Nam với các nước châu Phi được
tăng cường và rộng mở đó tạo ra những cơ hội thuận lợi để mở rộng quan hệ kinh
tế, thương mại giữa Việt Nam và các nước châu Phi, đặc biệt là mở rộng thị trường
hàng hoá nói chung và mặt hàng gạo của Việt Nam nói riêng tại châu Phi.

 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHÂU PHI
Châu Phi có diện tích khoảng 30.244.050 km2 (đứng thứ ba thế giới sau châu
Á, châu Mỹ), dân số khoảng 994 triệu người (2011)(đứng thứ hai thế giới sau châu
Á) sinh sống ở 54 quốc gia. Châu Phi được mọi người biết đến là châu lục nghèo
khổ và thiếu lương thực trầm trọng. Có thể nói, châu Phi là thị trường nhập khẩu
hàng hoá giàu tiềm năng, nhất là mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

Châu Phi được bao bọc đa phần bởi các đại dương lớn với độ dài của bờ biển

26.000km. Ở phía Bắc, châu Phi tiếp giáp với Địa Trung Hải, phía Tây với Đại Tây
Dương, phía Đông là Ấn Độ Dương và ở phía Đông Bắc, châu Phi tiệm cận với khu
vực Trung Đông, tách với bán đảo Ả Rập bởi Hồng Hải.


Do có vị trí khá đối xứng nhau về hai bán cầu Bắc và Nam, khí hậu của châu Phi có
thể được chia làm 6 vùng chính. Trước tiên là khu vực trung tâm gần xích đạo và
quốc đảo Ma-đa-gat-xca có khí hậu đặc trưng nhiệt đới nóng ẩm, với lượng mưa
lớn và nhiệt độ cao quanh năm. Tiếp đó là hai vành đai nhiệt đới ở phía Bắc và
Nam với khí hậu savan, nhiệt độ cao và lượng mưa phân bố chủ yếu vào mùa hè.
Tiến về hai cực là vùng khí hậu thảo nguyên nửa sa mạc, với lượng mưa cũng tập
trung về mùa hè nhưng hạn chế hơn. Giáp với hai khu vực này là vùng khí hậu sa


mạc đặc trưng với sa mạc Sa-ha-ra ở phía Bắc và sa mạc Ka-la-ha-ri ở phía Nam.
Tận cùng của hai vùng sa mạc này là vành đai khí hậu thảo nguyên bán sa mạc với
lượng mưa tập trung về mùa đông. Cuối cùng ở hai cực Bắc và Nam của châu lục là
những dải đất hẹp có khí hậu cận nhiệt đới kiểu Địa Trung Hải với thời tiết ôn hòa.
Do có sự phân chia của điều kiện tự nhiên và các vùng khí hậu theo khu vực địa lý
như vậy đó ảnh hưởng phần nào đến sự phân hóa về kinh tế của các nước trong mỗi
khu vực, dẫn đến có nước có nhiều thuận lợi để phát triển các ngành nông nghiệp,
thủy sản… nhưng đồng thời cũng tồn tại nhiều quốc gia không thể tự đảm bảo các
nhu cầu thiết yếu của mình về lương thực, thực phẩm


về kinh tế

Trừ một số nước đang phát triển như Nam Phi, Ni-giê-ri-a, thỡ đại bộ phận châu
Phi vẫn đang là khu vực lạc hậu và chậm phát triển nhất của thế giới. Để cải thiện
tình hình này, với quyết tâm tiến hành cải cách của từng nước và nỗ lực chung của
châu lục, ở mức độ khác nhau, nhiều nước châu Phi đó vượt qua được thời kỳ suy
thoái, trì trệ, tạo được sự ổn định để phát triển kinh tế.Cộng với sự hỗ trợ của cộng
đồng quốc tế, nhiều nước châu Phi đó và đang đạt được những thành công bước
đầu trong nỗ lực phát triển.

 về chính trị, văn hoá, xã hội.
Bước vào thập kỷ 90 của thế kỷ XX, các xung đột khu vực ở châu Phi đó dần được
cải thiện. Tuy nhiên, một số điểm nóng mới đó xuất hiện, các cuộc xung đột nội bộ,


mâu thuẫn sắc tộc - tôn giáo, tranh giành quyền lực lại bùng nổ ở nhiều nơi. Từ
năm 1990 đến nay đó có hơn 40 quốc gia châu Phi thực thi chế độ dân chủ đa đảng,
thông qua việc sửa đổi hiến pháp, điều chỉnh cơ cấu lãnh đạo, tiến hành các cuộc
bầu cử tự do. Việc chuyển đổi này có mặt tích cực là giảm thiểu được chế độ độc tài

quân phiệt tại các nước châu Phi, phát huy các tiềm năng sẵn có, tạo điều kiện thúc
đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, việc áp đặt những giá trị dân chủ theo mô hình
phương Tây vào các quốc gia kém phát triển, trình độ dân trí thấp, tập quán chính
trị lạc hậu với những đặc thù văn hóa riêng không những không mang lại kết quả
khả quan mà còn đẩy nhiều nước châu Phi vào tình trạng bất ổn định hơn. Sau
nhiều thập kỷ dưới chế độ độc tài, khi chuyển sang dân chủ đa nguyên đa đảng, ở
châu Phi đó xuất hiện hàng loạt các đảng phái hoạt động theo tiêu chí địa phương,
tôn giáo, bộ tộc. Những mâu thuẫn, thù địch giữa các bộ tộc, tôn giáo và tranh chấp
lãnh thổ, biên giới
quốc gia lại được dịp bùng phát. Nhiều cuộc nội chiến, xung đột sắc tộc, tôn giáo
và các cuộc chiến tranh đó nổ ra tại Xu-đăng, Xô-ma-li, Ê-ti-ô-pi-a, Trung Phi,
Ăng-gôla,

Bu-run-đi, Li-bê-ri-a, khủng hoảng vùng Hồ lớn… đó một lần nữa

tàn phế nền kinh tế các nước này, tác động tiêu cực đến tình hình chính trị và môi
trường phát triển kinh tế của châu Phi. Châu Phi có một lượng lớn các nền văn hóa
pha tạp lẫn nhau. Sự khác biệt thông
thường nhất là giữa châu Phi hạ Sa-ha-ra và các nước còn lại ở phía bắc từ Ai Cập
tới
Ma-rốc, những nước này thường tự gắn họ với văn hóa Ả Rập. Trong sự so sánh
này thì các
quốc gia về phía nam sa mạc Sa-ha-ra được coi là có nhiều nền văn hóa, cụ thể là
các nền
văn hóa trong nhóm ngôn ngữ Ban-tu.
Tại các nước châu Phi nghèo đói, nơi có hàng chục triệu người lúc nào cũng
bị đói


triền miên. Cuộc khủng hoảng lương thực giữa năm 2008 làm gia tăng tình trạng

nghèo
đói của châu lục này. Các nước châu Phi nam Sa-ha-ra có thể vẫn còn nghèo đói
cho đến
năm 2015 (hiện có 2/5 dân số châu Phi vẫn còn sống dưới mức 1 USD/ngày). Khi
giá
lương thực cao thì người nghèo càng khó khăn hơn và 60% chi tiêu của họ giành
cho
lương thực

 Lựa chọn sản phẩm :
Từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, bên cạnh một số sản phẩm nông sản
mang tính truyền thống như lạc nhân, hạt tiêu, cà phê, đỗ tương, gạo đã trở thành
một mặt hàng nông sản mang về cho đất nước một nguồn ngoại tệ xuất khẩu rất
lớn. Tốc độ tăng trưởng về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu “gạo” tăng lên một
cách đáng kinh ngạc.
Năm 2007,
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, lượng gạo cả nước xuất
khẩu đến nay đã đạt mức 4,5 triệu tấn với kim ngạch trị giá 1,5 tỷ USD. Đặc biệt
trong năm này, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng đáng kể và lần đầu tiên
ngang giá với gạo Thái Lan. Năm 2008 xuất khẩu gạo đạt 4,7 triệu tấn, kim ngạch
đạt 2,9 tỉ đô la Mỹ (tính ra, giá bán bình quân 617,02 đô la Mỹ/tấn).
Năm 2009, thị trường hàng hoá thế giới chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế nghiêm trọng, trong đó có lúa gạo. Dưới sự điều hành
xuất khẩu linh hoạt của Chính phủ, năm 2009 cả nước đã xuất khẩu được 6,052
triệu tấn gạo, kim ngạch xuất khẩu gần 2,7 tỉ USD, đây là năm có số lượng xuất


khẩu nhiều nhất từ trước đến nay; trong đó chủng loại gạo cao cấp chiếm đến 40,
25%. Tổng giá trị xuất khẩu đạt 2,463 tỉ USD (giá FOB); về số lượng tăng 29,35%
so năm 2008. Đặc biệt, tỷ lệ gạo cao cấp XK đã đạt 50% (những năm trước chỉ

khoảng 34%). Như vậy, mặc dù năm 2009 xuất khẩu nhiều hơn năm 2008 đến
1,352 triệu tấn gạo, nhưng kim ngạch xuất khẩu giảm 200.000 đô la Mỹ, giá bán
giảm 183,69 đô la Mỹ/tấn.
Thị trường châu Phi tiêu thụ từ 10 - 30% sản lượng gạo Việt Nam xuất
khẩu hàng năm. tỷ lệ xuất khẩu sang châu Phi ngày càng tăng mạnh, người dân
châu Phi đã quen thuộc với gạo Việt Nam
Gạo của Việt Nam xuất sang châu Phi chủ yếu là gạo tẻ thường trắng hạt
dài(5%,
10%, 15%, 25%, tấm). Các loại gạo trên so với gạo mà châu Phi nhập của các
nước khác (chủ yếu là Thái Lan, Ấn Độ, Pakixtan...) đều có chất lượng ngang
bằng, thậm chí là cao hơn so với gạo của Ấn Độ và Pakixtan về độ dinh dưỡng,
độ dẻo...

Xuất khẩu gạo của Việt Nam từ mùa vụ 2005 đến mùa vụ 2011 (đơn vị: nghìn
tấn)


Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi từ mùa vụ 2005 đến mùa vụ 2010
(đơn vị: nghìn tấn)

 Kế hoạch của công ty du lịch thương mại kiên giang
Trên phương diện kinh tế, mặc dù có những khó khăn, cách trở về địa lý,
nhưng thời gian qua đó chứng kiến những bước tiến không ngừng trong quan hệ
Việt Nam với Châu Phi. Nếu như năm 2009, kim ngạch thương mại giữa hai bên


mới 2,07 tỷ USD thì năm 2010 là gần 2,6 tỷ USD. Đó là sự tăng trưởng ngoạn
mục. năm 2011 là 3,5 tỷ USD.Các nước Châu Phi mong muốn hợp tác với Việt
Nam. Sắp tới đây sẽ có nhiều nhà lãnh đạo Châu Phi tới Việt Nam để bàn về
quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị, mở rộng quan hệ với Việt Nam. Đây cũng là

hướng phát triển cần được chúng ta quan tâm.
Người tiêu dùng châu Phi ngày càng quen thuộc với gạo Việt Nam và nhu
cầu tiêu dùng của khu vực này ngày càng tăng. Dự báo, châu Phi với khả năng
nhập khẩu 8 - 10 triệu tấn gạo mỗi năm sẽ là thị trường tiềm năng của Việt
Nam.
Để khai thác tiềm năng to lớn của thị trường châu Phi, và cũng để phát
huy thế mạnh vốn có của mình trong việc xuất khẩu gạo, Công ty cần có những
phương hướng thiết thực nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào thị trường châu Phi
như sau:
-Thứ nhất, đẩy mạnh xuất khẩu gạo thường có phẩm cấp trung bình với
giá cả cạnh tranh.
Để nâng cao sức cạnh tranh doanh nghiệp nên chú trọng vào xuất khẩu các
loại gạo thường với giá thành rẻ, đặc biệt là các loại gạo có phẩm cấp trung bình
và thấp: gạo 25% - 35% tấm hoặc 100% tấm. Tuy xuất khẩu sản phẩm có giá trị
thấp, nhưng với số lượng lớn tin chắc rằng doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội xâm
nhập sâu vào lục địa này.
-Thứ hai, chú trọng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo
quy định của châu Phi.
Châu Phi rất cần gạo, nhưng không vì thế mà được phép lơ là về chất
lượng vệ sinh an tòan thực phẩm (gạo) khi xuất khẩu vào đây. Mỗi nước ở châu
Phi hay trong mỗi khối kinh tế hộ đều có những qui định về vệ sinh, an tòan thực
phẩm: Qui định về qui tắc


xuất sứ của sản phẩm; Qui định về nhập khẩu hàng biến đổi gen (GMOs); Tiêu
chuẩn về an tòan cho người sử dụng; Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường...
Tất cả những qui định, những tiêu chuẩn này doanh nghiệp cần phải tuân thủ
khi xuất khẩu gạo vào đây. Ngòai ra, chúng ta còn phải thực hiện nghiêm túc
các qui định, tiêu chuẩn về vệ sinh an tòan thực phẩm của WTO và của Việt Nam
-Thứ ba, mở rộng thị trường tại các khu vực trọng yếu của châu Phi

Đến nay, trong quan hệ thương mại, Việt Nam đó trở thành đối tác của tất cả các
quốc gia thuộc châu Phi. Riêng về lúa gạo, nước ta có quan hệ với hơn 30
nước, tuy nhiên, nó chưa tương xứng với tiềm năng gạo của Việt Nam và chưa
đáp ứng được nhu cầu của người dân châu Phi. Vì vậy công tác phát triển thị
trường trong đó phát triển một số thị trường trọng điểm gạo ở châu Phi là điều
hết sức cần thiết trong phương hướng xuất khẩu gạo vào thị trường châu Phi
của chúng ta
-Thứ tư ,Hoàn thiện marketing, quảng bá sản phẩm. Đảm bảo uy tín trong
kinh doanh
 Đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa. Hàng hóa khi giao cho
bên mua (cụ thể là các doanh nghiệp và người dân châu Phi) phải
đúng những gì đã cam kết trong hợp đồng: phẩm cấp gạo, độ dinh
dưỡng có trong gạo...
 Đảm bảo mẫu mã bao bì của sản phẩm
 Đảm bảo an tòan vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn của WTO và
theo tiêu chuẩn của mỗi quốc gia nhập khẩu gạo.


 Thời gian giao nhận hàng.
-Thứ năm, Liên kết chặt với các doanh nghiệp, nhà kinh doanh
Nền kinh tế thị trường ngày nay, không một ai có thể tự mình phát triển
một cách độc lập. Đối với những người sản xuất xuất ra sản phẩm, nếu muốn
bán được nhiều, muốn bán được giá cao thu được nhiều lợi nhuận cần phải có
sự liên kết với các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh (thương nhân) chuyên
buôn bán loại sản phẩm đó. Ngược lại, thương nhân muốn có lợi nhuận cao cũng
phải liên kết chặt chẽ với người sản xuất. Vấn đề này đối với ngành lúa/gạo lại
càng quan trọng.

 Điểm mạnh:
- Việt Nam nằm trên tuyến giao thông quốc tế quan trọng và có hệ thống

biển là cửa ngõ của Việt Nam cũng như nền kinh tế các quốc gia khác. Do đó
tạo diều kiện thuận lợi lớn cho xuất khẩu gạo ở Việt Nam. Thêm vào dó, nuớc
ta có một số cảng biển lớn, có giá trị kinh tế cao, lâu dời giúp giảm chi phí cho
việc vận chuyển đi các nuớc.

- Nuớc ta có tổng diện tích tự nhiên là trên 33,1 triệu ha, trong đó có
khoảng 4,1 triệu ha dất đang đuợc sử dụng để trồng lúa. Diện tích đất có khả
năng làm nông nghiệp ở nuớc ta có trên 10 triệu ha, trong đó dất có khả năng
trồng lúa khoảng 8,5 triệu ha. Như vậy quỹ đất chua sử dụng vẫn còn rất lớn.
- Dân số châu phi đông đồng thời cũng tồn tại nhiều quốc gia không thể tự
đảm


bảo các nhu cầu thiết yếu của mình về lương thực, thực phẩm tạo điều kiện cho
việc xuất khẩu gạo sang châu phi
 Điểm yếu:
- Việc xuất khẩu gạo của nước ta sang khu vực này còn gặp những khó
khăn, đặc biệt là miền Trung và Tây Phi. Một trong những nguyên nhân chính là
trao đổi thương mại gạo giữa hai bên hầu hết là gián tiếp, phải thông qua các
thương nhân quốc tế, chưa có sự tiếp cận trực tiếp giữa doanh nghiệp cung cấp
và tiêu thụ, nên tình hình cung cầu và giá cả thị trường chưa được phản ảnh
trung thực, ảnh hưởng lợi ích của người sản xuất, tiêu thụ cũng như của doanh
nghiệp.
- Thiếu thông tin trực tiếp
- Cạnh tranh về giá thành sản phẩm đang là điểm yếu của các doanh nghiệp
nước ta trên thị trường châu Phi.

Kết luận
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đọan cất cánh, hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới. Để quá trình hội nhập của nước ta tiến nhanh hơn và đạt

hiệu quả cao, việc mở rộng quan hệ thương mại với các nước trên thế giới nói
chung và châu Phi nói riêng là hết sức cần thiết.
Châu Phi được mọi người biết đến là một châu lục đông dân, nghèo khó
nhưng có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú. Với lợi thế là nước có nhiều
lọai hàng hóa xuất khẩu với giá cả cạnh tranh như: gạo, hàng dệt may, cà phê,
giày dép… đặc biệt là mặt hàng gạo, Việt Nam cần phải nhanh chóng đưa hàng


hóa của mình vào đây.
Gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được các nhà
hoạch định chính sách xếp vào nhóm hàng hóa có sức cạnh tranh cao. Sự
phát triển lúa gạo là một trong những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong
công cuộc đổi mới về kinh tế. Xác định châu Phi là thị trường đầy tiềm năng
cho gạo xuất khẩu của Việt Nam: thị trường đông dân; không quá khắt khe đối
với gạo nhập khẩu; thường nhập khẩu các lọai gạo có phẩm cấp trung bình…,
trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đó có những định hướng mang tính
chiến lược cho việc xuất khẩu gạo sang thị trường này thông qua các Nghị quyết
của các kỳ Đại hội Đảng. Gạo của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Phi
đều tăng hàng năm cả về số lượng và kim ngạch. Tuy nhiên vẫn còn chiếm tỷ
trọng thấp so với nhập khẩu của châu Phi. Đến nay, quan hệ thương mại giữa
Việt Nam và châu Phi thì Việt Nam chủ yếu vẫn là xuất siêu.

Tai liệu
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online








×