Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi HSG văn 8 có đáp án kèm theo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.16 KB, 6 trang )

Tuần 8 Văn bản:
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
( Trích Đôn ki-hô-tê)) - Ô Hen-riI. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
2. Kĩ năng :
3.Thái độ :
II. CHUẨN BỊ
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ: (4')
* Câu hỏi: Từ hình tượng 2 nhân vật Đôn-ki hô -tê và Xan-chô Pan xa trong
văn bản "Đánh nhau với cối xay gió" em rút ra cho mình bài học gì cho bản thân?
* Đáp án:
- Trong cuộc sống cần sống có lí tưởng nhưng khơng nên quá hoang đường,
mê muội.
+ Cần sống tỉnh táo, thực tế nhưng khơng nên quá thực dụng.
* Đặt vấn đề vào bài mới (2')
Giáo viên: Chiếu Side một số hình ảnh về nước Mĩ và đặt câu hỏi: Đây là
những biểu tượng gì? Của đất nước nào?
- Nước Mỹ
Gv: Qua những bức tranh trên, em có nhận xét gì về nước Mỹ?
- Hs: Rất phát triển.....
Gv: Mỗi đất nước đều có những tác phẩm phản ánh con người và cuộc sống
của đất nước mình. Truyện "Chiếc lá cuối cùng" của nhà văn Mỹ O-hen-ri được
đánh giá là một trong những truyện ngắn hay nhất thế giới. Đây là một câu chuyện
cảm động về tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ với nhau.
Đoạn trích chúng ta học hôm nay là phần cuối của truyện ngắn "Chiếc lá cuối
cùng"
2. Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo GV
Hoạt động của HS
I. Đọc và tìm hiểu chung


1. Tác giả, tác phẩm (5')
Dựa vào phần chú thích trong Sgk. Hãy
nêu những hiểu biết của em về tác giả
O-hen-ri?
- O Hen-ri( 1862 -1910). Là nhà văn Mĩ,
chuyên viết truyện ngắn.
Gv: Chiếu side hình ảnh của O-hen-ri.
- Quan sát
Gv: Cha là thầy thuốc, mẹ qua đời khi
mới 3 tuổi, từ nhỏ đã không được học
hành nhiều, đã làm nhiều nghề khác
nhau để kiếm sống. Số lượng sáng tác


của ông rất lớn: hơn 100 truyện ngắn.
Nhiều truyện đã để lại cho độc giả
những ấn tượng sâu sắc như: Căn gác
xép, Cái cửa xanh, Khi người ta yêu
nhau..... Truyện của ông đa dạng phong
phú về đề tài nhưng phần lớn hướng vào
cuộc sống nghèo khổ của người dân Mỹ.
Hãy cho biết vị trí của đoạn đoạn trích ?

- Đoạn trích thuộc phần cuối của truyện
ngắn “Chiếc lá cuối cùng”.

Gv: Đó là một truyện ngắn hay, tiêu
biểu cho phong cách nghệ thuật của Ohen-ri
2. Đọc, tìm hiểu chú thích (10')
Gv: Hướng dẫn đọc: Khi đọc các em

cần chú ý phân biệt lời kể, tả của tác giả
với những câu, đoạn đặt trong dấu
ngoặc kép. Chú ý đoạn cuối khi Xiu kể
về cái chết của cụ Bơ-men giọng cảm
động, nghẹn ngào.
Gv: Tóm tắt phần bị lược bỏ của tác
phẩm
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp văn bản.
Gv: Cho Hs tìm hiểu chú thích:
1,4,6,8
3. Tóm tắt. (5')
Văn bản đã sử dụng những PTBĐ nào?
PT chủ đạo nào làm nên sức hấp dẫn
của tác phẩm?
- Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
Gv: Một văn thường viết theo phương
thức tự sự nhưng không thể thiếu các
yếu tố miểu tả và biểu cảm. Ở vb nay
tác giả còn sử dụng cả yếu tố nghị luận,
tức là những bài học, ý nghĩa mà vb
mạng lại.
Gv: Lưu ý khi tóm tắt vb cần lược bỏ
hết các yếu tố miêu tả, biểu cảm đi
Gv: Chiếu Side kết quả
Gv: Chiếu câu hỏi thảo luận
Từ các sự việc chính trên em hãy tóm - Thảo luận nhóm bàn (2')
tắt văn bản ?
- Đại diện trình bày
Gv: Chiếu nội dung tóm tắt:



Gv: Giôn xi ốm nặng và nằm đợi chiếc
lá cuối cùng của cây thường xuân bên
cửa sổ rụng, khi đó cô sẽ chết .Nhưng
qua một buổi sáng và một đêm mưa gió
phũ phàng, chiếc lá cuối cùng vẫn
không rụng . Điều đó khiến Giôn-xi
thóat khỏi ý nghĩ về cái chết . Xiu đã
cho Giôn xi biết chiếc lá cuối cùng
chính là bức tranh của họa sĩ già Bơmen đã bí mật vẽ trong một đêm mưa
gió để cứu Giôn-xi , và cụ đã bị chết vì
sưng phổi .
4. Bố cục: (4')
Qua phần nội dung tóm tắ em hãy cho - Thảo luận nhóm bàn: (3')
biết văn bản có thể chia làm mấy phần? - Đại diện trình bày
Nội dung chính của từng phần là gì?
Gv: Chiếu side về bố cục
- Gồm 3 phần.
- Phần 1: Từ đầu -> tảng đá: Cụ Bơmen và Xiu lên gác thăm Giôn-xi.
- Phần 2 : Tiếp theo -> thế thôi: Hai
ngày đã trôi qua, chiếc lá cuối cùng
vẫn không rụng, Giôn-xi đã qua cơn
nguy kịch.
- Phần 3 : Còn lại: Xiu kể cho Giôn-xi
nghe về cái chết bất ngờ của cụ Bơmen.(Kiệt tác của cụ Bơ-men)
II. Tìm hiểu văn bản
Truyện có mấy nhân vật? Đó là nhân vật
nào?
- 3 nhân vật
1. Nhân vật Giôn-xi. (12')

a. Hoàn ảnh sống
Qua phần đọc và tóm tắt văn bản em
biết gì về hoàn cảnh sống của Giôn-xi?
(nghề nghiệp, cuộc sống?)
- Là họa sĩ nghèo
- Mắc bệnh sưng phổi
Qua nhưng thông tin đó em có nhận xét
gì về hoàn cảnh sống của Giôn-xi lúc
bấy giờ?
- Nghèo túng và bệnh tật
Gv: Đó là một căn bệnh nguy hiểm cần
phải tích cực chữa trị.
b. Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi
Nằm trên giường bệnh cho ngày tháng
trôi đi, Giôn-xi có những biểu hiện và


hành động gì?

- Mắt thẫn thờ
- Giọng nói thều thào, không muốn ăn
uống.
- Ra lệnh kéo rèm: Đếm lá thường xuân
theo chiều ngược lại.

Trong tình trạng sức khỏe yếu ớt và gần
như cạn kiệt sức sống Giôn-xi đã nảy
sinh ý nghĩ gì?
- Khi nào chiếc lá trên cây thường xuân
rụng thì cô cũng sẽ buông xuôi, lìa đời.

Đó là một ý nghĩ như thế nào?
- Ngớ ngẩn, kì lạ và đáng thương.
Gv: Gắn cuộc sống của mình với những
chiếc lá mà lại là lá của cây thường
xuân- loại cây rụng lá vào mùa đông. Cô
không mong muốn gì hơn là được nhìn
thấy giây phút chiếc lá cuối cùng lìa
cành.
Điều đó chứng tỏ cô là một người như
thế nào?
- Thiếu nghị lực, thiếu niềm tin và cuộc
sống.
Gv: Chiếu đoạn trích: Giôn-xi nói: "Đó
là chiếc lá cuối cùng, em cứ tưởng là
nhất định trong đêm qua nó đã rụng.
Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ
rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ
chết”.
Qua đó em thấy Giôn-xi đang ở trong
tâm trạng như thế nào?
- Giôn-xi: Chán nản, mệt mỏi, thất
vọng, thiếu nghị lực, sẵn sàng đón
nhận cái chết.
Gv: Bệnh tật đánh gục cô về thể xác, sự
tuyệt vọng đánh gục cô về tinh thần.
Một con người khi đang mắc bệnh hiểm
nghèo mà lại có tâm trạng như vậy thì
thuốc men và các biện pháp khoa học
đành bất lực, bó tay.
Hình ảnh cây thường xuân lúc này: đã

già, rễ mục nát, thân..., 3 ngày trước cây
còn đến hơn 30 chiếc lá. Vậy mà bây
giờ chỉ còn có 1 chiếc. Mưa gió thì đang
vùi dập như vậy, chắc chắn rằng, chỉ
đêm nay thôi, chiếc lá cuối cùng sẽ rụng
xuống.
Hãy theo dõi tiếp câu chuyện. Điều bất
ngờ gì đã xảy ra sau 1 đêm mưa gió vùi


dập phũ phàng?

- Chiếc lá cuối cùng vẫn còn.

Khi nhìn thấy chiếc lá còn bám trên
cành Giôn-xi có thái độ như thế nào?
- Giôn- xi:
+ Thấy mình như có tội.
+ Xin cháo, sữa, rượu .
+ Hy vọng sẽ được vẽ vịnh Na-lpơ.
Tâm trạng của Giôn- xi lúc này như thế
nào? Có thay đổi gì không ?
- Tâm trạng hồi sinh, sức khoẻ phục
hồi đã vượt qua cái chết.
Gv: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đảo
ngược tình huống: Lúc đầu Giôn-xi cứ
như ngày càng tiến gần đến cái chết,
khiến người đọc lo lắng, cảm thương
nhưng về cuối Giôn-xi khỏi bệnh nguy
hiểm trở lại yêu đời, yêu cuộc sống. Đó

là lần đảo ngược tình huống đầu tiên.
Gv: Chiếu side câu hỏi: Vậy nguyên - Thảo luận theo cặp (2')
nhân nào khiến Giôn-xi khỏi bệnh?
- Đại diện trình bày
Gv: Chiếu kết quả:

- Sự khâm phục, sự gan góc kiên cường
của chiếc mỏng manh mà lầm lì chống
chọi với gió tuyết thiên nhiên khắc
nghiệt trái ngược với thái độ buông
xuôi, muốn chết của cô.

Mỗi lần mắc bệnh em sẽ làm gì?
- Liên hệ
Từ đây chúng ta có thể rút ra bài học gì
cho bản thân?
- Nghị lực và tình yêu cuộc sống sẽ
giúp con người chiến thắng được bệnh
tật, khó khăn.
Gv: Nêu một số hình ảnh, tấm gương
của những người vượt khó: Nguyễn
Ngọc Ký,
Tại sao khi nghe kể chuyện về cái chết - Giôn-xi không tỏ thái độ gì đó là tác
của cụ Bơ-men tác giả không để Giôn-xi giả sắp đặt như vậy để người đọc cũng
có thái độ gì?
bâng khuâng tiếc nhớ và cảm phục một
lão nghệ sĩ, một con người
- Giôn-xi im lặng cho sự cảm động sâu
xa thấm thía thấm vào tâm hồn cô và
tâm hồn người đọc.



Gv: Chiếc lá cuối cùng mỏng manh
chứa đựng một sức sống bền bỉ, mãnh
liệt đã giúp Giôn-xi vượt qua cái chết.
Vì sao chiếc lá không rụng, tiết sau ta sẽ
tiếp tục tìm hiểu.
c. Củng cố, luyện tập và hướng dẫn học sinh tự học (3')
* Gv: Chiếu bài tập củng cố - Hs quan sát trả lời
* Hướng dẫn học sinh tự học
- Đọc lại văn bản, kể tóm tắt văn bản
- Nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
- Nắm được diễn biến tâm trạng của Giôn xi
Chuẩn bị tiết sau: Chiếc lá cuối cùng ( tiếp theo)
- Tình cảm của Xiu đối với Giôn-xi.
- Nhân vật Bơ-men và kiệt tác chiếc lá cuối cùng
- Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần.



×