Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Phân tích tình hình xuất khẩu thuỷ sản của việt nam sang thị trường nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.26 KB, 38 trang )

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Phân tích thị trường Nhật Bản, thị trường Việt Nam...........................................4
1.1

Thị trường Nhật Bản............................................................................................4

1.1.1

Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản về mặt hàng thủy sản........4

1.1.2

Những quy định của thị trường Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản nhập khẩu
5

1.1.3
1.2

Thuế quan của thị trường Nhật Bản khi nhập khẩu thủy sản............................6
Thị trường Việt Nam............................................................................................9

1.2.1

Nguồn lợi thủy sản Việt Nam...........................................................................9

1.2.2

Thuận lợi và khó khăn trong việc đánh bắt và nuôi trồng...............................11



1.2.2.1 Thuận lợi.........................................................................................................11
1.2.2.2 Những khó khăn.............................................................................................12
1.2.3

Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam trong việc đánh bắt và nuôi

trồng thủy sản..............................................................................................................13
1.2.3.1 Đánh bắt thuỷ sản...........................................................................................14
1.2.3.2 Nuôi trồng thuỷ sản........................................................................................17
2. Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản...18
2.1

Kim ngạch xuất khẩu.........................................................................................18

2.2

Chất lượng thủy sản xuất khẩu...........................................................................20

2.3

Giá xuất khẩu.....................................................................................................27

2.4

Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản. .28

2.4.1

Kinh tế............................................................................................................28


2.4.2

Khoa học – Kỹ thuật.......................................................................................29

2.4.3

Toàn cầu hóa...................................................................................................30

2.4.4

Văn hóa xã hội................................................................................................30

3. Sự thay đổi trong việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản trước
và sau khi Việt Nam gia nhập WTO...........................................................................31
3.1

Trước khi giai nhập WTO...................................................................................31

3.2

Sau khi gia nhập WTO.......................................................................................33

GVHD: PHẠM NGUYỄN HÒA AN

1


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN


4. Giải pháp hợp lý để nâng cao việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật
Bản.............................................................................................................................. 35
4.1
4.1.1

Về phía nhà nước và các hiệp hội......................................................................35
Về phía nhà nước............................................................................................35

4.1.1.1 Giải pháp về hoàn thiện, đổi mới cơ chế và quản lý nhà nước........................35
4.1.1.2 Giải pháp hỗ trợ nâng cao chất lượng thủy sản xuất khẩu..............................37
4.1.1.3 Giải pháp về hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực...................................................37
4.1.2
4.2

Về phía các hiệp hội.......................................................................................38
Về phía người đánh bắt nuôi trồng và nhà kinh doanh thủy sản........................38

KẾT LUẬN
DANH MỤC THAM KHẢO

GVHD: PHẠM NGUYỄN HÒA AN

2


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt Nam đã có
những thành công đáng khích lệ. Kinh tế tăng trưởng nhanh hơn, thu nhập của người

dân tăng cao, các doanh nghiệp phát triển hơn về số lượng, chất lượng cũng như hiệu
quả hơn trong hoạt động kinh doanh. Đóng góp vào những thành tích này, phải kể đén
vai trò của ngành kinh tế đã vươn lên khẳng định tiềm năng phát triển của mình không
chỉ trên phạm vi trong nước mà còn trên bình diện quốc tế. Đó là ngành chế biến thủy
sản.Với phương châm xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế, những năm qua xuất khẩu
thuỷ sản nước ta đã có những chuyển biến tích cực, cho đến nay các mặt hàng thuỷ sản
xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng, cũng như tỷ trọng khá cao trong cơ cấu xuất khẩu của
Việt nam , kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch xuất
khẩu của cả nước và là một trong những nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nước ta.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn đang ở giai đoạn đầu của quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá giá trị xuất khẩu hàng hoá công nghiệp còn thấp thì việc
không ngừng tăng nhanh giá trị xuất khẩu hàng hoá thuỷ sản có ý nghĩa quan trọng
không chỉ với hiện tại mà cho cả tương lai. Hàng thuỷ sản Việt nam hiện đã có mặt
trên 60 quốc gia và Nhật Bản là một trong những bạn hàng lớn của Việt nam trong
lĩnh vực này. Nhật Bản là một trong những khách hàng có tiềm năng. Vì vậy chúng ta
cần phải đưa ra cái biện pháp, kế hoạch để ngày một nâng cao sản lượng xuất khẩu
thuỷ sản sang Nhật Bản. Để làm được điều đó, chúng ta cần phải biết được nhu cầu thị
hiếu của người dân Nhật Bản, lợi thế của nước ta, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
xuất khẩu. Nhận thấy điều đó, em xin chọn đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu
thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” để thực hiện bài đề án của mình.

GVHD: PHẠM NGUYỄN HÒA AN

3


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

NỘI DUNG
1. Phân tích thị trường Nhật Bản, thị trường Việt Nam

1.1 Thị trường Nhật Bản
1.1.1 Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản về mặt hàng thủy sản.
Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới suốt nhiều
năm qua. Người dân Nhật Bản có thói quen ăn nhiều thủy hải sản trong bữa ăn, thường là
dùng các loại cá biển, các loại hải sản tôm, mực...với những cách chế biến đặc biệt, ít
dùng các loại cá sông, cá nước ngọt. Tôm là loại hải sản được người Nhật đặc biệt ưa
chuộng và xem trọng. Một năm người dân Nhật Bản tiêu thụ khoảng 70kg hải sản/người.
Người dân Nhật Bản cần một lượng cá ngừ và tôm lớn để làm Susi – món ăn truyền thống
Nhật Bản. Nhu cầu tiêu thụ tôm và hải sản tăng mạnh trong các ngày lễ tại Nhật Bản
như Tuần lễ Vàng (đầu tháng 5), Lễ hội mùa hè (tháng 7, 8) và năm mới Dương lịch.
Vùng tiêu thụ nhiều tôm nhất ở Nhật Bản là vùng Kansai (Osaka, Kyoto, Kobe…).
Những năm gần đây người dân Nhật Bản không dám ăn thủy sản trong nước do bị
nhiễm chất phóng xạ. Việc khai thác thủy sản của họ cũng bị hạn chế. Chính điều này mà
lượng thủy sản nhập khẩu vào Nhật Bản ngày càng nhiều.
Mặt khác, trong những năm qua Nhật Bản mất mùa cá biển và do nguồn lợi cá trích,
cá thu, cá tuyết… bị cạn kiệt nhanh chóng nên nghề khai thác thủy sản hùng mạnh vào
bậc nhất trên Thế Giới của nước này chao đảo, tổng thủy sản, tổng sản lượng thủy sản của
Nhật Bản giảm sút nhanh chống. Do nhu cầu về thủy sản trong nước rất cao và luôn tăng
lên, cho nên Nhật Bản phải nhập khẩu một khối lượng khổng lồ hàng thủy sản. Ngoài các
mặt hàng cao cấp như tôm, cá ngừ, mực. Thị trường Nhật Bản đang nhập khẩu nhiều loại
cá tươi cá đông.
Người dân Nhật Bản đòi hỏi cao về chất lượng: Đời sống của họ cao vì vậy họ sẳn
sàng chi trả một số tiền lớn hơn để mua một thức phẩm có chất lượng tốt. Đối với mặt
hàng thực phẩm thì họ khắc khe hơn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Khi chọn
mặt hàng thủy sản họ chú ý đến màu sắc cũng như độ tươi. Còn đối với thủy sản đông
lạnh thì họ thường chọn những sản phẩm an toàn và uy tín và được chính phủ Nhật Bản
chứng nhận là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

GVHD: PHẠM NGUYỄN HÒA AN


4


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

Người Nhật nhạy cảm với giá tiêu dùng hàng ngày: họ không chỉ yêu cầu hàng
hóa chất lượng cao, bao bì đảm bảo, dịch vụ bán hàng và sau bán hàng phải tốt mà còn
muốn mua với giá cả hợp lý.
Người Nhật ưa chuộng sự da dạng của sản phẩm: hàng hóa có mẫu mã đa dạng,
phong phú sẽ thu hút được người tiêu dùng Nhật Bản. Nhưng họ lại chỉ mua với số
lượng ít vì không gian chỗ ở nhỏ và để tiện thay đổi cho phù hợp với mẫu mã mới.
Ngoài ra, người dân Nhật Bản cực kì quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường
sinh thái: họ ý thức được việc bảo vệ môi trường sống sẻ giúp con người có một cuộc
sống tốt hơn. Họ không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. Với những
quốc gia hay công ty khi khai thác nguồn lợi thủy sản không đúng quy định, ảnh
hưởng đến sinh thái biển thì họ sẽ tẩy chay sản phẩm đó dù nó có chất lượng tốt đến
mấy.
1.1.2 Những quy định của thị trường Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản nhập khẩu
Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được kiểm soát bằng một hệ thống
luật pháp tương đối chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi an ninh quốc gia, lợi ích kinh tế và để
đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Đặc biệt là mặt hàng thủy
sản là thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng nên khi nhập
khẩu vào thị trường Nhật Bản chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ của luật pháp nước này
với hàng loạt quy định về an toàn và vệ sinh thực phẩm. Nhằm để bảo vệ sức khỏe của
người dân khi sử dụng hàng thủy sản, năm 2003 “Bộ luật an toàn thức phẩm” của
Nhật ra đời. Một số quy định về vệ sinh an toàn thức phẩm của hàng thủy sản :
Điều 5: Nguyên tắc đối với thực phẩm và phụ gia thực phẩm (lược qua)
Điều 6: Thực phẩm và phụ gia thực phẩm cấm kinh doanh buôn bán.
Điều 7:Cấm buôn bán đối với thực phẩm mới nghiên cứu phát triển (Lược qua).
Điều 8: Cấm buôn bán đối với thực phẩm và phụ gia đặc định (lược qua)

Điều 9: Cấm buôn bán thịt gia súc , gia cầm nhiễm bệnh.
Điều 10: Hạn chế buôn ban đối với một số phụ gia.
Điều 11: Tiêu chuẩn và quy cách thực phẩm và phụ gia
Điều 12: Yêu cầu xuất trình các tài liệu về thành phần thuốc nông dược
Điều 13: Tổng hợp quá trình sản xuất quản lý vệ sinh thực phẩm HACCP

GVHD: PHẠM NGUYỄN HÒA AN

5


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

Đối với người tiêu dùng Nhật Bản đảm bảo những yêu cầu nghiêm ngặt về chất
lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp sản phẩm tồn tại trên thị trường. Hiện nay ở
Nhật Bản có 2 dấu chất lượng được áp dụng phổ biến trên là: Dấu chứng nhận tiêu
chuẩn công nghiệp JIS và dấu chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệp JAS. Việc sử dụng
các dấu hiệu này trên nhãn hiệu sản phẩm không chỉ cung cấp một sự đảm bảo về chất
lượng mà còn giúp bảo vệ người tiêu dùng thông qua việc thông tin đầy đủ cho họ về
chất lượng sản phẩm .
Đối với mặt hàng thủy sản tươi, nhãn mác phải tuân thủ các quy định theo luật JAS.
Theo đó, nhãn mác sản phẩm phải được ghi rõ ràng và gắn tại vị trí dễ nhìn trên sản phẩm
với các thông tin về tên sản phẩm và nước xuất xứ.
Đối với mặt hàng thủy sản đông lạnh được buôn bán trên thị trường, Luật vệ
sịnh thực phẩm quy định nhãn mác phải có đầy đủ các thông tin sau:
 Tên sản phẩm
 Thời hạn sử dụng
 Thành phần và các chất phụ gia
 Trọng lượng tịnh
 Hướng dẫn sử dụng

 Phương pháp chế biến
 Nước xuất xứ
 Tên và địa chỉ của nhà sản xuất
 Tên và địa chỉ nhà nhập khẩu
Sau khi hoàn tất thủ tục kiểm dịch động vật, nhà nhập khẩu cần nộp mẫu đơn “
Khai báo nhập khẩu thực phẩm” theo Luật vệ sinh thực phẩm. Các bộ phận giám sát
kiểm dịch thực phẩm tại các phòng thí nghiệm của Nhật Bản sẽ tiến hành kiểm định an
toàn vệ sinh thực phẩm, thành phần và dư lượng các chất kháng sinh, chất hóa học,
chất phụ gia và chất phóng xạ có trong thủy sản nhập khẩu.
1.1.3 Thuế quan của thị trường Nhật Bản khi nhập khẩu thủy sản
Nhập khẩu thủy sản ở Nhật Bản có bốn mức thuế khác nhau:
Mức thuế chung: Là mức thuế cơ bản căn cứ theo luật thuế quan Nhật Bản,
được áp dụng trong một thời gian dài (không áp dụng với các thành viên WTO).
GVHD: PHẠM NGUYỄN HÒA AN

6


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

Mức thuế tạm thời: Là mức thuế được áp dụng trong một thời hạn nhất định.
Mức thuế ưu đãi phổ cập (GSP): Là mức thuế áp dụng cho việc nhập khẩu hang
hóa từ các nươc đang phát triển hay các khu vực lãnh thổ. Mức thuế áp dụng cps thể
thấp hơn nhưng mức thuế được áp dụng cho các hang hóa của những nước phát triển.
Mức thuế WTO: Là mức thuế căn cứ vào cam kết WTO và các hiệp định quốc
tế khác.
Về nguyên tắc, mức thuế áp dụng theo thứ tự mức thuế GSP – mức thuế WTO –
Mức thuế tạm thời – Mức thuế chung.
Hàng thủy sản nhập khẩu vào Nhật Bản chịu các thuế sau:
-


Thuế nhập khẩu bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế mua, thuế phụ thu và các
thuế địa phương.

-

Thuế tiêu thụ = (Thuế nhập khẩu + Trị giá CÌ của hàng nhập khẩu)x 5%.

-

Thuế bao bì (không áp dụng cho hàn hóa dưới 10000 yên).

Sau khi nộp thuế đầy đủ, nhà nhập khẩu được nhận giấy phép nhập khẩu và tiến
hành thông quan.
Mức thuế GSP chỉ áp dụng khi thỏa mãn các điều kiện trong Chương 8 của
Luật áp dụng thuế suất ưu đãi của Nhật Bản. Mức thuế WTO chỉ áp dụng khi nó thấp
hơn cả mức thuế tạm thời và mức thuế chung. Như vậy mức thuế chung áp dụng cho
những nước không phải thành viên WTO, mức thuế WTO áp dụng cho những nước
công nghiệp phát triển là thành viên WTO và mức thuế GSP áp dụng cho các nước
phát triển. Nếu mức thuế tạm thời thấp hơn những mức thuế trên nó sẽ được áp dụng.
Với điều kiện hưởng quy chế ưu đãi đối với các mặt hàng thủ sản, Nhật Bản đã
đưa ra danh sách các mặt hàng thủy sản được hưởng quy chế ưu đãi. Thuế nhập khẩu
đồi với mặt hàng này sẽ thấp hơn từ 10 -100% so với biểu thuế. Thuế quan ưu đãi
không áp dụng đối với các sản phẩm không có tên trong danh sách tích cực.
Thông thường các mặt hàng thủy sản được nhận quy chế ưu đãi thì không chịu
giới hạn kim ngạch. Tuy nhiên nếu việc công nhận quy chế ưu đãi đối với hàng nhập
khẩu có thể gây ảnh hưởng xấu tới ngành thủy sản trong nước thì một quy định về các
trường hợp ngoại lệ sẽ được đưa ra để tạm hoãn quy chế ưu đãi của sản phẩm này. Để
áp dựng quy định này, phải chứng minh được việc áp dụng quy chế ưu đãi sẽ dẫn đến


GVHD: PHẠM NGUYỄN HÒA AN

7


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

tăng kim ngạch nhập khẩu thủy sản và các sản phẩm nhập khẩu đó sẽ phương hại đến
việc sản xuất các mặt hàng tương tự. Đồng thời, cũng phải chứng minh rằng cần áp
dụng các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
Ưu đãi thuế quan phổ cập chỉ được áp dụng cho những hàng hóa thuế nhập
khẩu từ một khu vực hay một quốc gia được hưởng quy chế GSP. Nơi xuất xứ các
hàng hóa là nơi hàng hóa được sản xuất ra.
Mã HS
0306.11
0306.12
0306.13
0306.21
0306.22
0306.23
0306.19-010
0306.29-110

Mặt hàng

Mức thuế (%)
Chung WTO Ưu đãi
Tôm hùm, tôm sú, tôm pandan đông
4
1

0
lạnh
Tôm hùm, tôm sú, tôm pandan sống/

6

5

4
4

2
2

4
0

tươi / ướp lạnh
Các loại tôm khác đông lạnh
Các loại tôm khác tươi/ sống/ ướp
lạnh
Các loại sam, cua, ghẹ…đông lanh/

0306.14-010
6
4
020,030,040,090
sống/ tươi/ ướp lạnh
0306.24-110
0303.44

Cá ngừ mắt to đông lạnh
5
3
0302.34
Cá ngừ tươi/ướp lạnh
5
3.5
0303.46
Cá ngừ Õtraylia đông lạnh
5
3.5
0302.36
Cá ngừ Otraylia tươi/ sống/ ướp lạnh
5
3.5
0303.41
Cá ngừ vây dài đông lạnh
5
3.5
0302.31
Cá ngừ vây dài tươi/ ướp lạnh
5
3.5
Bảng 1: Biểu thuế một số mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào Nhật – Nguồn Bộ thủy sản
Đa phần các mặt hàng thủy sản Việt Nam nhập sang Nhật phải chịu mức thuế
chung – mức thuế cao nhất. Chế độ ưu đãi thuế qua phổ cập hầu nhưng không mang
lại cho Việt Nam giá trị to lớn nào. Vì một số mặt hàng có lợi ích thiết thực trong GSP
không nhiều, trong khi đó việc chứng minh và làm các thủ tục để được hưởng mức
thuế ưu đãi lại tốn kém và mất nhiều thời gian. Cụ thế, nếu mặt hàng thủy sản nhập
khẩu vào Nhật Bản có đủ điều kiện để áp dụng mức thuế ưu đãi thì trước tiên phải xin

cấp giấy chứng nhận xuất xứ, sau đó làm thủ tục xin hưởng thuế quan của Nhật Bản.
Giấy chứng nhận xuất xứ chỉ có giá trị 1 năm kể từ ngày cấp. Thời gian hiêu lực có thể

GVHD: PHẠM NGUYỄN HÒA AN

8


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

kéo dài nhưng chỉ trong trường hợp chứng minh được hoàn cảnh bất khả kháng như
gặp thiên tai, hỏa hoạn.
Một thực tế là rất nhiều loại mặt hàng thủy sản của Việt Nam khi xuất khẩu sang
Nhật Bản phải chịu một mức thuế cao hơn so với các mặt hàng cùng loại của Trung
Quốc và 1 số nước Asean. Điều này làm tăng giá bán và giảm sức cạnh tranh của hàng
thủy sản Việt Nam trên thị trường Nhật Bản.
1.2 Thị trường Việt Nam
1.2.1 Nguồn lợi thủy sản Việt Nam
Việt nam là đất nước nằm trong bán đảo Trung ấn , đựơc thiên nhiên phú cho
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghành thuỷ sản. Với bờ biển dài hơn 3200 km
trải dài suốt 13 vĩ độ Bắc Nam tạo nên sự khác nhau rõ rệt về các vùng khí hậu ,thời
tiết ,chế độ thuỷ học ....Ven bờ có nhiều đảo ,vùng vịnh và hàng vạn hécta đầm phá ,
ao hồ sông ngòi nội địa ,thêm vào đó lại có ưu thế về vị trí nằm ở nơi giao lưu của các
ngư trường chính , đây là khu vực được đánh giá là có trữ lượng hải sản lớn, phong
phú về chủng loại và nhiều đặc sản quí . Việt nam có thế mạnh về khai thác và nuôi
trồng thuỷ sản trên cả 3 vùng nước mặn, ngọt ,lợ. Khu vực đặc quyền kinh tế biển
khoảng 1 triệu km2 thuộc 4 khu vực được phân chia rõ ràng về mặt thuỷ văn đó là:
Vịnh Bắc Bộ ở phía Bắc, khu vực biển miền Trung, khu vực biển Đông Nam và vùng
Vịnh Tây Nam, hàng năm có thể khai thác 1,2 –1,4 triệu tấn hải sản.
a. Khai thác biển

Cá biển có 2038 loài với 4 nhóm sinh thái chủ yếu: nhóm cá nồi 260 loài, nhóm
cá gần tầng đáy 930 loài, nhóm cá đáy 502 loài và nhóm cá san hô 304 loài. Nhìn
chung nguồn lợi cá biển có thành phần loài đa dạng, kích thước cá thể nhỏ, tốc dộ tái
tạo nguồn lợi cao. Cá biển ở vùng biển Việt Nam thường phân tán, ít kết đàn, nếu có
kết đàn thì kích thước đàn không lớn. Có 130 loài có giá trị thương mại, 30 loài
thường xuyên được đánh bắt. Với trử lượng 4,2 triệu tấn, sản lượng khai thác tối đa
bền vững 1.7 triệu tấn/ năm. Sự phân bố trữ lượng cá ở vùng biển như sau:
-

Vịnh Bắc bộ: trữ lượng 681.200 tấn, khả năng cho phép khai thác 272.500
tấn/năm.

GVHD: PHẠM NGUYỄN HÒA AN

9


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

-

Vùng biển miền Trung: trữ lượng 606.400 tấn, khả năng cho phép khai thác
242.600 tấn/năm.

- Vùng biển Ðông Nam bộ: trữ lượng 2.075.900 tấn, khả năng cho phép khai
thác 830.400 tấn/năm.
- Vùng biển Tây Nam bộ: trữ lượng 506.700 tấn, khả năng cho phép khai thác
202.300 tấn/năm.
Giáp xác có 1640 loài, quan trọng nhất là các loài trong họ tôm he, tôm hùm, cua
biển. Khả năng khai thác 50.000-60.000 tấn/năm.

Nhuyễn thể có trên 2500 loài, quan trọng nhất là mực, sò, điệp, nghêu…Khả
năng khai thác mực 60.000-70.000 tấn/năm, nghêu 100.000 tấn/năm.
Rong biển có trên 650 loài, có 90 loài có giá trị kinh tế, trong đó rau câu, rong
mơ có ý nghĩa lớn. Trữ lượng rau câu, rong mơ khoảng 45.000-50.000 tấn tươi/năm.
Bên cạnh đó còn nhiều đặc sản quý như bào ngư, đồi mồi, ngọc trai, vv.
b. Khai thác nội địa
Có 544 loài cá nước ngọt, trong đó 243 loài cá ở các sông miền Bắc, 134 loài ở
miền Trung và 255 loài ở miền Nam, chỉ có 70 loài có giá trị kinh tế.
Có 186 loài cá nước lợ mặn, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế như cá song
(cá mú), cá hồng, cá tráp, cá vược (cá chẽm), cá măng, cá cam, cá bống, cá bớp, cá
đối, cá dìa.
Có 700 loài động vật không xương sống trong đó 55 loài giáp xác, 125 loài hai
mãnh vỏ và chân bụng.
Phần lớn các ngư cụ khai thác là ngư cụ tĩnh. Một số ngư cụ động (lưới cào, lưới
bén, lưới kéo) được sử dụng ở các sông lớn, đặc biệt các chi lưu sông Cửu Long.
Khai thác cá nội địa cũng được thực hiện bởi một số lượng lớn các ngư dân bán
chuyên nghiệp.
c. Nuôi trồng
Hiện nay, ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta đang phát triển mạnh và thu được
nguồn lợi lớn. Diện tích nuôi quảng canh cải tiến và thâm canh đang được mở rộng,
hàng chục hecsta đất ven biển dùng để trồng hoa màu không đạt hiệu quả cao đều
được người dân tự chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Nước ta nuôi trồng chủ yếu là

GVHD: PHẠM NGUYỄN HÒA AN

10


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN


tôm, cá ba sa, bống tượng, tôm hùm, ba ba…Biện pháp nuôi trong lồng ngày càng phổ
biến. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản nay khoảng 600.000 hecta trong đó
260000ha là các ao hồ nước lợ được sử dụng cho việc nuôi tôm ,340000 hecta còn lại
bao gồm các vùng nước ngọt khác nhau đang được sử dụng cho nhiều hình thức nuôi
cá, trong tương lai còn có thể mở rộng rất nhiều ...
1.2.2 Thuận lợi và khó khăn trong việc đánh bắt và nuôi trồng
1.2.2.1

Thuận lợi
Như chúng ta đã biết nước ta có địa hình rất thuận lợi để phát triển ngành đánh

bắt và nuôi trồng thủy sản (đã phân tích ở phần 1.2.1). Do nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa nhiệt đới và gió tây khô nóng
nên Việt Nam có nhiều tiểu vùng khí hậu, mà sự phân biệt rõ rệt nhất là hai vùng Nam
và Bắc đèo Hải Vân tạo nên sự đa dạng của vùng sinh thái ven biển, tác động sâu sắc
đến sản xuất nghề cá. Đặc điểm tự nhiên với điều kiện thuận lợi như vậy sẽ là lợi thế
rất lớn của ngành thủy sản cũng như xuất khẩu thủy sản.
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, các tầng lớp nhân dân nhận thức rõ tầm
quan trọng của bước đi đầu tiên là công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn : Coi
ngành thuỷ sản là mũi nhọn- Coi công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn là bước đi
ban đầu quan trọng nhất.
Ngành thuỷ sản đã có một thời gian khá dài chuyển sang cơ chế kinh tế mới
(khoảng 20 năm) của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước: đã có sự cọ
sát với kinh tế thị trường và đã tạo ra được một nguồn nhân lực khá dồi dào trong tất
cả mọi lĩnh vực từ khai thác chế biến nuôi trồng đến thương mại. Trình độ nghiên cứu
và áp dụng thực tiến cũng đã tăng đáng kể.
Hàng thuỷ sản liên tục giữ thế gia tăng, thế thượng phong và ổn định trên thị
trường thực phẩm thế giới. Nhìn chung có thể phát triển thuỷ sản ở khắp nơi trên toàn
đất nước. Tại mỗi vùng có những tiềm năng, đặc thù và sản vật đặc sắc riêng.
Việt Nam chưa phát triển nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp nên còn nhiều tiềm

năng đất đai để phát triển nuôi, các vùng biển nuôi mà không ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái.

GVHD: PHẠM NGUYỄN HÒA AN

11


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

Người Việt Nam cũng là người có khả năng thích ứng nhanh với thị trường đổi
mới.
Chúng ta có mối quan hệ rộng và sự chú ý của các thị trường mới.
Chúng ta có nhiều lao động và nguồn nhân lực còn ít được đào tạo, sẽ thích hợp
cho những lợi thế khởi điểm mang tính tĩnh khi dùng loại lao động này trong lĩnh vực
nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Tất nhiên trong quá trình phát triển sẽ nảy sinh những
lợi thế so sánh động (và thường lợi thế ấy chúng ta phải tự tạo ra như lợi thế về công
nghệ cao, lợi thế về kỹ thuật yểm trợ).
1.2.2.2

Những khó khăn

Công nghiệp hóa hiện đại hóa đang là nhu cầu bức bách đối với các hoạt động
đánh bắt nuôi trồng thủy sản, chế biến hàng thủy sản. Việc tổ chức đánh bắt xa bờ còn
tồn tại nhiều vấn đề: điều tra nguồn lợi, xác định ngư trường, mùa vụ đối tượng đánh
bắt, trang bị nghề khai thác, cỡ loại tàu thuyền đối với từng nghề. Các phương tiện
đánh bắt cá đặc biệt là đánh bắt xa bờ còn khá lạc hậu, tàu thuyền công suất thấp, khả
năng neo đậu trú bão chưa ổn định trong tình trạng thời tiết biến đổi thất thường. Hệ
thống cơ sở hạ tầng, bến cá, chợ cá quy mô còn nhỏ chưa đáp ứng được công tác hậu
cần đánh bắt cá quy mô lớn.

Vấn đề phát triển kinh tế xã hội vùng biển còn khó khăn, trình độ dân trí thấp,
chuyển đổi cơ cấu vùng ven biển còn chậm. Trình độ công nghệ trong khai thác, nuôi
trồng, chế biến nhìn chung còn lạc hậu, dẫn đến năng suất thấp giá thành cao, khả năng
cạnh tranh trong hội nhập còn nhiều khó khăn và thách thức. Công tác bảo vệ nguồn
lợi thủy sản còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế do ý thức chấp hàng luật pháp của dân
chưa cao.
Công tác nghiên cứu khoa học và nghiên cứu sản xuất các loài giống thủy sản có
giá trị kinh tế cao cũng như áp dụng những thành tựu khoa học thế giới vào sản xuất
con giống, thức ăn và các giải pháp phòng trị bệnh còn yếu, nên hiệu quả sản xuất còn
hạn chế.
Hoạt động sản xuất vẫn còn mang tính tự cấp, tự túc, công nghệ sản xuất thô sơ,
lạc hậu, sản phẩm tạo ra chất lượng chưa cao. Bên cạnh đó, ngư dân còn gặp nhiều khó
khăn do điều kiện địa hình và thủy vực phức tạp, hàng năm có nhiều mưa, bão, lũ gây

GVHD: PHẠM NGUYỄN HÒA AN

12


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

ra nhiều tổn thất to lớn. Cuộc sống của người dân lao động trong nghề vẫn còn nhiều
vất vả, bấp bênh do đó không tạo được sự gắn kết với nghề.
Khả năng dự đoán tình hình thời tiết còn thiếu tính chính xác và kịp thời, hơn
nữa khả năng truyền thông, truyền tin liên lạc còn khá hạn chế, bên cạnh đó công tác
phòng vệ bảo đảm an toàn tính mạng của ngư dân đánh bắt xa bờ còn chưa hoàn thiện.
Với tình hình thời tiết trên biển ngày càng biến đổi thất thường, ngư dân cần có những
thông tin chính xác và kịp thời để đối phó, ứng biến kịp thời với những đe dọa từ biển
cả, đe dọa nguy hiểm đến tính mạng của các ngư dân, đặc biệt là những ngư dân đánh
bắt xa bờ.

Thị trường ngày càng khắt khe hơn với yêu cầu vệ sinh và chất lượng cùng với
những quy định chặt chẽ về quản lý sẽ là bất lợi đối với Việt Nam. Nguồn lao động tuy
đông nhưng trình độ văn hóa kỹ thuật chưa cao, lực lượng được đào tạo chiếm tỷ lệ
nhỏ, hầu hết chỉ dựa vào kinh nghiệm do đó khó theo kịp sự thay đổi của điều kiện tự
nhiên và nhu cầu thị trường.
Hoạt động hỗ trợ vốn vay cho ngư dân còn hạn chế, việc này gây ra nhiều khó
khăn cho người dân trong việc đầu tư vào các phương tiện đánh bắt cá. Bên cạnh đó,
tình trạng ép giá hay nói cách khác giá cả thu mua chưa thực sự phù hợp theo mùa vụ
của các doanh nghiệp cũng gây khó dễ cho ngư dân trong việc tìm đầu ra cho sản
phẩm với giá cả hợp lý. Công tác bảo hiểm tàu thuyền và bảo hiểm thân thể cho người
dân đánh bắt còn nhiều hạn chế.
Ý thức về những hiểm nguy từ biển cả cũng như sự cần thiết của tính đoàn kết
của người dân còn chưa cao, đặc biệt là những ngư dân đánh bắt xa bờ luôn đặt đặt
mình trong tình trạng nguy hiểm trong điều kiện thời tiết thất thường như hiện nay.
1.2.3 Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam trong việc đánh bắt và nuôi trồng
thủy sản
Như chúng ta đã biết, nguồn lợi thủy sản của nước ta rất đa dạng và phong phú.
Song quá trình khai thác và nuôi trồng thủy sản còn gặp nhiều khó khăn. Năng suất
không lớn và chất lượng sản phẩm không cao. Chính vì điều này, nhà naước ta đã đưa
ra những chính sách hổ trợ ngư dân trong việc khai thác nguồn lợi thủy sản

GVHD: PHẠM NGUYỄN HÒA AN

13


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

Nhà nước ta đã cho ra đời các thông tư nghị định phát triển thủy sản như Nghị
quyết số 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch

đối với nông sản, thủy sản. Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ
tướng Chính phủ cụ thể là: được áp dụng lãi suất tín dụng đầu tư phát triển; miễn tiền
thuê đất; được hỗ trợ 20% kinh phí giải phóng mặt bằng; 30% kinh phí hoàn thiện kết
cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào. Ngoài ra, nếu là doanh nghiệp mới thành lập tại
địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn (theo danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu
nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày
11/12/2008 của Chính phủ) được áp dụng mức thuế suất 20% trong 10 năm, miễn thuế
thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
trong 4 năm tiếp theo.
Nếu là doanh nghiệp mới thành lập tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc
biệt khó khăn được áp dụng mức thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế thu nhập
doanh nghiệp trong 4 năm và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9
năm tiếp theo. Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 02/12/2011 của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.
Mới đây là Nghị định 67/2014/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 7/7/2014 về
một số chính sách phát triển thủy sản được xem là động lực mạnh mẽ “tiếp sức” cho
ngư dân vươn khơi bám biển, phát triển ngành Thủy sản.
1.2.3.1

Đánh bắt thuỷ sản

Những nội dung nổi bật của Nghị định 67/2014/NĐ-CP bao gồm:
Về chính sách đầu tư
Trên cơ sở kế thừa các chính sách hiện hành, Nghị định 67/2014/NĐ-CP quy
định NSNN ưu tiên bố trí vốn hàng năm theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê
duyệt trong giai đoạn 2015 - 2020 với mức đầu tư bình quân hàng năm tăng tối thiểu
gấp 2 lần so với giai đoạn 2011 - 2014 để bảo đảm đẩy nhanh và hoàn thành dứt điểm
các công trình, dự án theo quy định.
Đối với các hạng mục thiết yếu, ngân sách trung ương đầu tư 100% kinh phí xây
dựng cảng cá loại I, khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng; hỗ trợ đầu tư cho cảng cá loại

II và khu neo đậu tránh trú bão cấp tỉnh tối đa 90% đối với các địa phương chưa tự cân

GVHD: PHẠM NGUYỄN HÒA AN

14


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi, tối đa 50% đối với địa phương có điều tiết các
khoản thu phân chia về ngân sách trung ương.
Ngân sách trung ương đầu tư 100% tổng mức đầu tư (kể cả giải phóng mặt bằng,
các hạng mục hạ tầng thiết yếu và các hạng mục khác) đối với các tuyến đảo, bao gồm
các dự án cảng cá (loại I, loại II) và khu neo đậu tránh trú bão thuộc tuyến đảo.
Ngân sách trung ương đầu tư 100% kinh phí xây dựng hạ tầng vùng nuôi trồng
thủy sản tập trung trên biển bao gồm hệ thống phao tiêu, đèn báo ranh giới khu vực
nuôi, hệ thống neo lồng bè.
Về chính sách bảo hiểm, thuế hỗ trợ ngư dân
Với chính sách bảo hiểm hỗ trợ ngư dân, Nghị định nêu rõ, NSNN hỗ trợ kinh
phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác
hải sản xa bờ là thành viên tổ, đội hợp tác xã khai thác hải sản và có tổng công suất
máy chính từ 90CV trở lên; Hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên
cho mỗi thuyền viên làm việc trên tàu; Hỗ trợ hàng năm kinh phí mua bảo hiểm thân
tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ trên mỗi tàu với mức: 70% kinh phí mua bảo hiểm đối
với tàu công suất từ 90CV đến dưới 400CV; 90% đối với tàu 400CV trở lên.
Hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên cho mỗi thuyền viên làm
việc trên tàu; Hỗ trợ hàng năm kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư
lưới cụ trên mỗi tàu với mức: 70% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu công suất từ
90CV đến dưới 400CV; 90% đối với tàu 400CV trở lên.
Bên cạnh đó, ngư dân được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về thuế, chi phí đào

tạo vận hành tàu vỏ thép, kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới;
chi phí vận chuyển hàng hóa từ đất liền ra tàu khai thác hải sản xa bờ và vận chuyển
sản phẩm về đất liền; mức hỗ trợ 40 triệu đồng/chuyến biển đối với tàu có công suất từ
400- 800 CV; 60 triệu đồng/chuyến biển đối với tàu có công suất từ 800CV trở lên;
được miễn thuế thu nhập cá nhân đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp khai thác hải
sản; Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động khai thác hải sản;
Miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, linh kiện trong nước chưa
sản xuất được để đóng mới, nâng cấp tàu có công suất từ 400CV trở lên.
Về chính sách tín dụng

GVHD: PHẠM NGUYỄN HÒA AN

15


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

Vấn đề đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ (có tổng công suất
máy chính 400CV trở lên), bao gồm cả máy móc, trang thiết bị hàng hải; máy móc
thiết bị bảo quản hải sản; bảo quản hàng hóa; bốc xếp hàng hóa: (i) Với tàu vỏ thép,
chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới
với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 1%/năm, NSNN cấp bù 6%/năm; (ii) Với tàu
vỏ gỗ, chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng
mới với lãi suất 7%/ năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, NSNN cấp bù 4%/năm.
Đối với việc đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ vỏ gỗ, vỏ thép, vỏ vật liệu
mới, chủ tàu được vay tối đa từ 70 - 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất
7%/năm, trong đó chủ tàu trả từ 1 - 3%/ năm, NSNN cấp bù từ 4 - 6%/năm.
Đối với việc nâng cấp tàu vỏ gỗ công suất dưới 400CV, hoặc nâng cấp tàu có
tổng công suất từ 400CV trở lên, chủ tàu được vay tối đa 70% giá trị nâng cấp tàu với
lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, NSNN cấp bù 4%/năm.

Thời hạn cho vay theo Nghị định 67/2014/ NĐ-CP sẽ kéo dài trong 11 năm, trong
đó năm đầu tiên chủ tàu được miễn lãi và chưa phải trả nợ gốc. Chủ tàu được thế chấp
giá trị tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản để đảm bảo khoản vay. Trong trường
hợp gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, tùy từng trường hợp, chủ
tàu được ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và được xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.
Ngoài ra, Nghị định 67/2014/NĐ-CP còn áp dụng chính sách cho vay vốn lưu
động đối với các chủ tàu khai thác hải sản và cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải
sản; Hạn mức cho vay tối đa là 70% giá trị cung cấp dịch vụ hậu cần đối với tàu dịch
vụ hậu cần khai thác hải sản; tối đa 70% chi phí cho một chuyến đi biển đối với tàu
khai thác hải sản; Lãi suất cho vay là 7%/năm trong năm đầu tiên...
Để đảm bảo hài hòa giữa tàu cũ với tàu mới, tàu vở gỗ và tàu sắt, Chính phủ cũng
xác định không cứng nhắc trong hỗ trợ bà con ngư dân. Quan điểm của Chính phủ là
không chuyển đổi toàn bộ tàu vỏ gỗ sang tàu vỏ thép bằng mọi giá mà cần tiến hành có
lộ trình, có trọng tâm, trọng điểm. Chính vì thế, trong Nghị định 67/2014/NĐ-CP, song
song với việc hỗ trợ đóng tàu vỏ thép, Chính phủ vẫn có chính sách hỗ trợ đầu tư đóng
mới tàu vỏ gỗ công suất lớn xa bờ, hỗ trợ ngư dân nâng cấp tàu đang hoạt động, hỗ trợ
chi phí đào tạo thuyền viên, hỗ trợ chi phí bảo dưỡng tàu…

GVHD: PHẠM NGUYỄN HÒA AN

16


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

1.2.3.2

Nuôi trồng thuỷ sản

Quyết định số 332/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Đề án

phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020
Phát triển sản xuất giống: hoàn thiện hệ thống nghiên cứu, sản xuất, cung ứng
giống thủy sản từ Trung ương đến các địa phương. Đến năm 2015: cung cấp 100%
giống thủy sản cho nhu cầu nuôi; 70% giống các đối tượng nuôi chủ lực (tôm sú, tôm
thẻ chân trắng, cá tra, tôm càng xanh, rô phi, nhuyễn thể) là giống sạch bệnh. Phấn đấu
đến năm 2020: 100% giống các đối tượng nuôi chủ lực là giống chất lượng cao, sạch
bệnh.
Phát triển nuôi trồng thủy sản: mở rộng diện tích nuôi thâm canh, có năng suất
cao, công nghệ sạch và bảo vệ môi trường. Nâng cao năng suất, sản lượng các vùng
nuôi tôm quảng canh hiện có, trên cơ sở nâng cấp hệ thống thủy lợi, áp dụng rộng rãi
công nghệ nuôi tiên tiến. Phấn đấu đến năm 2015, 100% cơ sở nuôi, vùng nuôi các đối
tượng chủ lực đạt tiêu chuẩn tiên tiến về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây
dựng và áp dụng rộng rãi công nghệ nuôi thủy sản lồng, bè, phù hợp với điều kiện môi
trường và kinh tế xã hội ở các vùng ven biển, đảo và hồ chứa.
Về sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học và vật tư thiết bị phục vụ nuôi trồng
thủy sản: phát triển nhanh ngành công nghiệp sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học, vật
tư thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản, gắn kết với xây dựng các vùng nuôi thủy sản
nguyên liệu, đồng thời đảm bảo các sản phẩm có chất lượng cao và giá thành hợp lý.
Tổ chức lại sản xuất: tổ chức tốt việc thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản
đảm bảo tuân thủ các quy định về điều kiện sản xuất, bảo đảm vệ sinh an toàn thực
phẩm, đồng thời tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nuôi trồng với chế biến, tiêu thụ sản
phẩm. Đến 2012, hoàn thiện quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản toàn quốc, quy
hoạch nuôi một số đối tượng nuôi chủ lực và quy hoạch chi tiết ở các địa phương. Xây
dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi đồng bộ, gắn với xây dựng tổ chức, quản lý của các mô
hình kinh tế hợp tác, quản lý cộng đồng và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn
mới.
2. Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
2.1 Kim ngạch xuất khẩu

GVHD: PHẠM NGUYỄN HÒA AN


17


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

Năm 2013, Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 của thủy sản Việt Nam sau Mỹ và
EU, chiếm 17,14% thị phần. Kim ngạch xuất khẩu năm 2013 vào thị trường này đạt
1,152 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 87,336
triệu USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản là:
Tôm: Năm 2013, thị trường Nhật Bản là thị trường lớn thứ 2 của tôm sau Mỹ và
chiếm 22,8% thị phần. Kim ngạch năm 2013 sang thị trường này đạt 708,775 triệu
USD, tăng 14,7% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 54,032 triệu
USD, tăng 64,3% so với cùng kỳ năm 2013.
Mực và bạch tuộc: Năm 2013, đối với mặt hàng này, thị trường Nhật Bản là thị
trường lớn thứ 2 sau Hàn Quốc và chiếm 27,3% thị phần. Kim ngạch xuất khẩu năm
2013 đạt 122,179 triệu USD, giảm 15,1% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim
ngạch đạt 8,319 triệu USD, giảm 19,8% so với cùng kỳ năm 2013.
Cá ngừ: Năm 2013, thị trường Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 sau Mỹ, EU và
chiếm 8% thị phần. Kim ngạch năm 2013 đạt 42,030 triệu USD, giảm 22,1% so với
năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 3,014 triệu USD, giảm 39,9% so với
cùng kỳ năm 2013. Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật gồm 2 sản phẩm chinh: cá
ngừ tươi sống (chiếm khoảng 86%) và cá ngừ chế biến (chiếm khoảng 14%). Xuất
khẩu cá ngừ tươi sống sang thị trường Nhật đang có xu hướng giảm do thiếu nguyên
liệu đầu vào (năm 2013 giảm trên 25%) thì xuất khẩu cá ngừ chế biến đang là hướng
đi tích cực của xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường này (năm 2013 mặt hàng
này tăng khoảng 11%). Tuy nhiên, theo báo cáo của Vasep, xuất khẩu cá ngừ chế biến
sang thị trường Nhật lại gặp bất lợi về thuế so với các đối thủ cạnh tranh (thuế suất của
cá ngừ chế biến Việt Nam là 9,6% trong khi Thái Lan và Philippin, hai đối thủ cạnh

tranh chính chỉ chịu thuế suất là 0% kể từ năm 2013).
Chả cá và surimi: Năm 2013, thị trường Nhật Bản là thị trường lớn thứ 4 và
chiếm 10,2% thị phần. Năm 2013, kim ngạch đạt 25,424 triệu USD, giảm 36,2% so
với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 2,217 triệu USD, tăng 34,2% so với
cùng kỳ năm 2013.

GVHD: PHẠM NGUYỄN HÒA AN

18


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

Cua, ghẹ: Năm 2013, thị trường Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 sau Mỹ, EU và
chiếm 15,9% thị phần. Năm 2013, kim ngạch đạt 17,561 triệu USD, giảm 18,2% so
với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 0,97 triệu USD, giảm 42,5% so với
cùng kỳ năm 2013.
ĐVT: Triệu USD
Mã HS

Tên sản phẩm XK

Năm 2013

So năm 2013 với

030617 Tôm chân trắng
030749 Mực nang và mực ống, đông lạnh, sấy khô,

434,20

39,27

2012 (% +/- KN)
9,3%
-20,6%

muối hoặc ngâm nước muối
030499 Philê cá và các loại thịt cá khác (đã hoặc

32,82

-34,5%

đông lạnh.
030759 Bạch tuộc đông lạnh sấy khô hoặc ngâm

23,97

1,1%

nước muối
030799 Động vật thân mềm, đã hoặc chưa bóc mai,

20,07

-44,3%

khô, muối hoặc ngâm nước muối
030489 Philê đông lạnh của các loại cá khác
030487 Philê đông lạnh, cá ngừ, cá ngừ vằn hoặc


15,10
7,07

-15,4%
42,1%

bụng có sọc
030232 Cá ngừ vàng tươi hoặc ướp lạnh và các loại

4,75

-59,3%

chưa xay, nghiền, băm), tươi, ướp lạnh hoặc

vỏ, sống, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, làm

thịt cá khác thuộc nhóm 03.04.
030462 Philê đông lạnh, cá da trơn
3,61
52,3%
Bảng 1: Một số sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2013
Xét về cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản thì mặt hàng
tôm là mặt hàng chính, chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.
Vì vậy, năm 2013 và đầu năm 2014, mặc dù hầu hết các mặt hàng thủy sản xuất khẩu
sang Nhật Bản giảm mạnh nhưng mặt hàng tôm lại tăng nên tổng kim ngạch thủy sản
xuất khẩu sang thị trường này vẫn tăng trưởng dương. Năm 2014, xuất khẩu tôm sang
thị trường Nhật tiếp tục thuận lợi do:
-


Ngày 22 tháng 1 năm 2014, Nhật Bản đã nâng giới hạn dư lượng tối đa của

ethoxyquin trong tôm nhập khẩu từ Việt Nam lên 0.2ppm (tăng 20 lần so với mức
GVHD: PHẠM NGUYỄN HÒA AN

19


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

0,01ppm trước đó) và dỡ bỏ quy định kiểm tra ethoxyquin đối với 100% lô tôm nhập
khẩu từ Việt Nam.
-

Nguồn cung tôm của Việt Nam vẫn ổn định do kiểm soát được dịch bệnh

ngay từ năm 2013
-

Một số nước đã khắc phục được dịch bệnh tôm chết sớm nhưng khả năng

phục hồi nguồn cung cũng sẽ mất khoảng 1-2 năm (Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Trung
Quốc).
-

Ấn Độ tuy không gặp dịch bệnh nhưng vụ nuôi chậm hơn Việt Nam 1,5 - 2

tháng.
2.2 Chất lượng thủy sản xuất khẩu

Theo bộ Thủy sản, thị trường Nhật Bản có vai trò quan trọng đối với thủy sản
Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng trưởng cao liên tiếp trong
nhiều năm. Thế nhưng chất lượng vẫn chưa cao, vẫn còn nhiều lô hàng bị trả lại.
Theo thông tin từ Vụ châu Mÿ – Thái Bình Dương, kể từ đầu tháng 7 năm 2006
tất cả các lô hàng cá mực Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản đều bị nước này kiểm tra
50% cho mỗi lô hàng. Nhật Bản kiểm tra Ethoxyquin trong tôm Việt Nam với mức
giới hạn tối đa 10 ppb (0,01ppm), trong khi không thực hiện quy định này đối với tôm
NK từ nước khác, đặc biệt là Thái Lan - một trong những đối thủ cạnh tranh khá mạnh
của cá ngừ Việt Nam tại Mỹ, Nhật Bản, EU...
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), từ đầu năm
đến ngày 10/8/2011, đã có 68 lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu (XK) sang thị
trường Nhật Bản bị Bộ Y tế, Lao động và An sinh xã hội nước này cảnh báo dư lượng
kháng sinh vượt quá mức cho phép, chủ yếu là các mặt hàng tôm, mực ống, cá ngừ và
cá hồi, trong đó tôm chiếm tỷ lệ cao nhất với 43 lô
Cá ngừ là mặt hàng có sản lượng xuất khẩu qua Nhật Bản lớn, kim ngạch đạt
25,424 triệu USD (2013). Sản phẩm cá ngừ Việt Nam được thị trường Nhật Bản đánh
giá cao về chất lượng. Tuy nhiên, do hoàn toàn dựa vào khai thác tự nhiên nên sản
lượng, chất lượng và giá thành không ổn định, vì vậy khả năng tăng trưởng của sản
phẩm này phần nào bị hạn chế.

GVHD: PHẠM NGUYỄN HÒA AN

20


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

Với sự nổ lực của nhà nước, doanh nghiệp và ngư dân, thì chất lượng thủy sản
của Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản được cải thiện rỏ rệt. Dù tôm là mặt hàng
bị cảnh báo chất lượng nhiều trong năm qua nhưng sản phẩm này đã có sự cải thiện

chất lượng rõ rệt nhất. Theo cảnh báo của Bộ Y tế Nhật Bản, cả năm 2012, Việt Nam
bị cảnh báo 74 lô tôm, giảm gần 34% so với 112 lô của năm 2011, trong đó tôm nhiễm
Enrofloxacin là một trong những vướng mắc lớn nhất của các nhà chế biến tôm xuất
khẩu sang Nhật.
Trong tháng 1/2012, tôm nhiễm Enrofloxacin năm ở mức cao nhất 13 lô, sau đó
giảm xuống còn 6 lô trong tháng 2. Đến khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
cấm sử dụng Enrofloxacin trong sản xuất và kinh doanh thủy sản từ 01/03/2012, các
doanh nghiệp có cơ hội nâng chất lượng sản phẩm và kết quả là chỉ có 1 lô tôm nhiễm
chất này, các tháng tiếp theo chỉ có từ 1-2 lô bị cơ quan thẩm quyền Nhật Bản cảnh
báo chất lượng.
Năm 2012, Việt Nam đã ổn định việc kiểm soát thủy sản nhiễm Trifuralin nên
có đến 8 tháng của năm 2012 không có phát hiện lô hàng nào bị nhiễm chất này. Trong
năm 2012, Nhật Bản chỉ thống kê được 4 lô thủy sản Việt Nam tồn dư Trifuralin, giảm
87,5% so với 32 lô của năm 2011. Năm 2012 có 13 lô hàng xuất sang Nhật Bản nhiễm
Cloramphenicol, tăng nhẹ so với 12 lô của năm trước. Ngoài ra, vẫn còn một số lô
hàng tồn dư Furazolidone, nhiễm khuẩn E.coli hoặc không đảm bảo điều kiện vệ sinh
trong chế biến bảo quản.
Cũng trong năm qua, Việt Nam có 8 lô nhuyễn thể bị Nhật cảnh báo, giảm
46,6% so với 15 lô của năm trước, chủ yếu do nhiễm khuẩn và tồn dư Cloramphenicol.
Từ ngày 18/5/2012, cơ quan quản lý Nhật Bản thực hiện kiểm tra Ethoxyquin
đối với 30% số tôm nhập khẩu từ Việt Nam với mức cho phép 0,01 ppm và từ 31/8
kiểm tra toàn bộ tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Tháng 6/2012, Nhật Bản phát hiện tồn
dư Ethoxyquin trong 1 lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam với hàm lượng 0,06ppm. Số lô
bị cảnh báo nhiễm chất này tiếp tục tăng đến 7 lô trong tháng 9 và giảm còn 3 lô trong
tháng cuối năm. Nếu tính cả năm 2012, Nhật Bản đã cảnh báo 18 lô tôm Việt Nam
nhiễm Ethoxyquin vượt mức cho phép.

GVHD: PHẠM NGUYỄN HÒA AN

21



PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

Bước sang năm 2013, rào cản Ethoxyquin tại thị trường Nhật Bản vẫn là nỗi lo
lớn nhất của các doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu sang thị trường này. Nếu cơ
quan chức quản lý không có biện pháp quản lý hiệu quả việc sử dụng Ethoxyquin
trong thức ăn nuôi tôm, dẫn đến việc tồn dư dư lượng Ethoxyquin trong tôm nguyên
liệu thì nguy cơ ngành tôm Việt Nam mất dần thị phần tại Nhật Bản là rất cao.
Danh sách các lô hàng bị trả lại năm 2014

2.3 Giá xuất khẩu
Cá tra
Từ đầu năm 2014, giá cá tra có xu hướng tăng liên tục và đạt đỉnh điểm vào
tháng 5. Cụ thể, xuất phát điểm tháng 1/2014 giá cá tra ở mức 21.800 đồng/kg đối với
loại 1 (thịt trắng) và 20.000 đồng/kg đối với loại 2 (thịt vàng); đến tháng 5/2014 giá
lần lượt lên mức 25.500 và 23.400 đồng/kg. Nguyên nhân giá cá tra tăng giai đoạn này

GVHD: PHẠM NGUYỄN HÒA AN

22


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

do đang thời kỳ nuôi giống lứa mới, nguồn cá lứa cũ đã cạn dần. Từ tháng 6/2014 giá
cá tra quay đầu giảm về gần mốc đầu năm: thịt trắng xuống còn 22.500 đồng và thịt
vàng xuống còn 20.600 đồng/kg.
Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm 2013, giá cá tra thịt trắng trong tháng
7/2014 tăng 14,3% và trong 7 tháng đầu năm tăng 11,3%.

Tôm sú
Giá tôm sú có xu hướng tăng liên tục từ nửa cuối năm 2013 và đạt đỉnh vào đầu
năm 2014. Cụ thể, tháng 6/2013 giá chỉ ở mức 161.000 đồng/kg đối với loại 30
con/kg) và 150.600 đông/kg với loại 40 con/kg; thì đến tháng 2/2014 giá ở mức tương
ứng 265.000 và 215.000 đồng/kg (tăng khoảng 50%). Nguyên nhân do nguồn cung
hạn chế do dịch bệnh diễn biến phức tạp cùng với xuất khẩu rất hút hàng đẩy giá
không ngừng tăng.
Tuy nhiên từ cuối tháng 4/2014, giá tôm sú quay đầu giảm mạnh, đến tháng
7/2014 quay trở lại mức giá hồi đầu năm 2014 (205.000 đồng/kg đối với loại 30 và
165.000 đồng/kg đối với loại 40). Nguyên nhân giảm: Hầu hết các doanh nghiệp đều
chịu sự tác động của vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ đối với mặt hàng tôm. Trở
ngại về rào cản kỹ thuật nên nhiều doanh nghiệp xuất hàng đi rồi bị trả về. Nhiều nước
trên thế giới được mùa tôm nuôi ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu tôm Việt Nam.
Thu hoạch tôm tại ĐBSCL được mùa.
So với cùng kỳ 2013, giá tôm sú loại 40 trong tháng 7/2014 tăng 10,8% và
trong 7 tháng đầu năm tăng 40%.
Tôm càng xanh
Khác với kênh xuất khẩu, thị trường tôm nội địa năm 2014 nhìn chung tương
đối ổn định. Giá tôm càng xanh tại An Giang trong 4 tháng gần nhất dao động trong
khoảng 235.000 – 245.000 đồng/kg.
Tháng 7/2014, giá tôm càng xanh ở mức 237.300 đồng/kg, giảm nhẹ 1,8% so
với cùng kỳ năm 2013. Tính chung 7 tháng đầu năm 2014, giá trung bình ở mức
244.000 đồng/kg, tăng 2,1% so cùng kỳ.
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản
2.4.1 Kinh tế

GVHD: PHẠM NGUYỄN HÒA AN

23



PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

Yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn tới nhập khẩu và tiêu thụ thuỷ sản ở Nhật. Nhật
Bản vốn là nước xuất khẩu thủy sản, nhưng từ lâu Nhật Bản đã trở thành nước nhập
khẩu ròng. Đây là điều kiện tốt cho các quốc gia xuất khẩu thủy sản đang muốn thâm
nhập thị trường đầy tiềm năng này.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển nhanh chóng.
Từ 1974 đến nay, tốc độ phát triển tuy có chậm lại, nhưng Nhật Bản vẫn là nền kinh tế
lớn thứ 2 trên thế giới. Năm 1992, GDP/người

của Nhật Bản đạt 3, 87 triệu

JPY/người, năm 2002 tăng lên 3,94 triệu JPY/người( 31 300 USD/người), năm 2003
đạt 4,2 triệu JPY/người (34012 USD/người), năm 2009 đạt 39 573 USD/người. Như
vậy tốc độ tăng trung bình hàng năm của GDP theo đầu người đạt khoảng 0,8% . Theo
báo cáo sơ bộ của văn phòng nội các Nhật Bản công vố ngày 15 tháng 5 năm 2014,
GDP quý I/2014 của Nhật Bản tăng mạnh, đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong
hơn hai năm qua kể từ thời điểm nền kinh tế nước này phục hồi sau trận động đất và
sống thần 2011. GDP đã điều chỉnh lạm phát tăng 5.9 % trong quý I/2014 so với cùng
kì năm trước, mức tăng nhanh nhất kể từ quý III/2011 và tăng 1.5% so với quý
IV/2013.
Nguyên nhân GDP quý I/2014 tăng trưởng nhanh là do người tiêu dùng gia tăng
mua sắm trước khi tăng thuế tiêu thụ vào ngày 1/4/2014 và đầu tư kinh doanh tăng lên
– cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp với triển vọng tăng trưởng kinh tế trong
tương lai. Cụ thể, chi tiêu hộ gia đình tăng 7,2% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm
trước, vượt xa dự báo thị trường trung bình gia tăng khoảng 1,0%. Đây là mức tăng
hàng năm lớn nhất kể từ năm 1975 và vượt mức tăng 5,8% trong tháng 3 năm 1997.
Bên cạnh đó, chi phí vốn tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái, là mức tăng lớn nhất kể
từ quý IV /2011- do các doanh nghiệp gia tăng đầu tư lợi nhuận vào nhà máy và thiết

bị. Junko Nishioka, kinh tế trưởng nghiên cứu Nhật Bản tại RBS cho biết “Sự hồi phục
chi phí vốn rất đáng khích lệ - nó cho thấy rằng Abenomics (chính sách ...
Bên cạnh những dấu hiệu tích cực, kinh tế Nhật Bản vẫn tồn tại một số hạn chế.
Theo số liệu của chính phủ Nhật Bản công bố ngày 12 tháng 5 năm 2014, thặng dư tài
khoản vãng lai của Nhật Bản trong năm tài chính 2013 thấp nhất kể từ khi dữ liệu
được thu thập vào năm tài chính 1985. Nguyên nhân chủ yếu là do nhập khẩu nhiên

GVHD: PHẠM NGUYỄN HÒA AN

24


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

liệu hóa thạch tăng cao dẫn đến thâm hụt thương mại kéo dài. Thâm hụt thương mại
đạt mức kỷ lục 10,86 nghìn tỷ yên dẫn đến cán cân tài khoản vãng lai của nước này
thâm hụt 789,9 nghìn yên, giảm 81,3% so với năm trước. Kết quả làm dấy lên lo ngại
nền kinh tế Nhật Bản có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai
liên tục, và sẽ dẫn đến tình trạng bán tháo trái phiếu chính phủ Nhật Bản và lãi suất dài
hạn tăng mạnh, làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế và tài chính của nước này.
2.4.2 Khoa học – Kỹ thuật
Trình độ công nghệ chế biến sau đánh bắt của các doanh nghiệp thủy sản Việt
Nam chưa cao.
Công nghệ chế biến sau đánh bắt chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường
Nhật Bản, đối với mặt hàng thủy sản do công nghệ đánh bắt hoặc nuôi trồng thủy sản
còn hạn chế nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Hiện
nay công nghệ đánh bắt của Việt Nam còn lạc hậu so với thế giới đặc biệt là công nghệ
chế biến ngay sau khi đánh bắt. Mặt khác người Nhật Bản lại tiêu dùng rất nhiều thủy
sản sống, do đó công nghệ sau đánh bắt phải rất phát triển mới có thể đáp ứng được
yêu cầu của người Nhật Bản. Với trình độ công nghệ hiện có, tuy các doanh nghiệp có

nhiều cố gắng đa dạng hóa mặt hàng, song cơ cấu sản phẩm vẫn còn đơn điệu so với
nhu cầu thị trường thế giới, chủ yếu vẫn là những mặt hàng đông lạnh chiếm 87-89%
về sản lượng và 78-82% về giá trị, trong đó tôm đông chiếm tới 58-60% về sản lượng
và 68-73% về giá trị trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Các sản phẩm cá nhuyễn trong
vài năm gần đây có tăng khá, nhưng chiếm tỷ trọng còn thấp trong cơ cấu xuất khẩu.
Sản phẩm có giá trị gia tăng mới đạt khoảng 6-7% giá trị kim ngạch xuất khẩu.
2.4.3 Toàn cầu hóa
Đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nhiều doanh nghiệp trong nước hy
vọng tỷ giá sẽ ngày càng một tăng giúp cho doanh nghiệp có được lợi nhuận cao hơn,
thuận lợi hơn trọng việc xuất khẩu ra thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng. Tuy
nhiên cũng đôi khi tỷ giá giảm khiến cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu không kịp
phản ứng khiến cho giá trị xuất khẩu giảm thậm chí thua lỗ. Chính vì vậy, các doanh
nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nên thoe dõi xít sao sự chuyển biến về tỷ giá để khi đó
có thể ứng phó một cách kịp thời và chủ động nhất

GVHD: PHẠM NGUYỄN HÒA AN

25


×