Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Triển vọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.83 KB, 51 trang )

ĐH Tài Chính Marketing TP HCM 2011
Nhận xét của giáo viên
Về hình thức
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
Về nội dung
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………………………….............................................................
Mục lục
1 Huỳnh Thị Kim Xuyến
ĐH Tài Chính Marketing TP HCM 2011
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN..........................................................................................................................................1
VỀ HÌNH THỨC.......................................................................................................................................................1
VỀ NỘI DUNG .......................................................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.....................................................................................................................................5
2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.........................................................................................................................................6
3.NỘI DUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.................................................................................................................................6
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................................................................7
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ EU ..................................................... 7
1.1GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU).......................................................................................................7
1.1.1Quá trình hình thành và phát triển....................................................................................................7
1.1.2Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................................................10
1.1.2.1Vị trí địa lý...............................................................................................................................................10
1.1.2.2Khí hậu....................................................................................................................................................11
1.1.2.3Địa hình...................................................................................................................................................11
1.1.3Văn hóa – Xã hội..............................................................................................................................12
1.1.4Chính trị - Pháp lý............................................................................................................................14
1.1.5Đặc điểm về kinh tế..........................................................................................................................14
1. 2TÌNH HÌNH CUNG CẦU VỀ MẶT HÀNG THỦY SẢN CỦA THỊ TRƯỜNG EU................................................................................16
1.2.1Tình hình cung về mặt hàng thủy sản..............................................................................................16
1.2.2Tình hình cầu về mặt hàng thủy sản................................................................................................16
1.2.3Thị hiếu tiêu dùng............................................................................................................................16

1. 3CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU..................................................17
1.3.1Những chế định pháp lý nhập khẩu thủy sản vào thị trường EU.....................................................17
1.3.2Quan hệ kinh tế giữa VN và EU .......................................................................................................20
1.3.3Hệ thống phân phối thủy sản của EU...............................................................................................23
Chương 2: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
SANG EU ........................................................................................................ 26
2.1TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẤU THỦY SẢN VIỆT NAM..............................................................................................26
2.1.1Tình hình sản xuất thủy sản.............................................................................................................26
2.1.2Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.....................................................................................28
2.2KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG EU.............................................................................................................31
Trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, thị trường EU được coi là thị trường xuất
khẩu thủy sản chiến lược của Việt Nam với thị phần chiếm 25,7% tổng kim ngạch xuất khẩu (so với Mỹ
16% và Nhật Bản 19% ). Mặc dù gặp khủng hoảng song EU vẫn là thị trường nước ngoài quan trọng
nhất của mặt hàng thuỷ sản Việt Nam. Năm 2010, giá trị xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang EU
đạt 1,18tỷ USD (đứng thứ 2 sau giày da về khối lượng xuất khẩu). Trong top 10 thị trường tiêu thụ thủy
sản lớn nhất của Việt Nam, khối EU có 4 quốc gia đó là Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia. Các thị trường
nhập khẩu lớn khác là Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Australia và Đài Loan..................................31
2.2.1Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU qua các năm......................................................................31
2.2.2Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU theo thị trường quốc gia.............................32
2.2.2.1Các nước nhập khẩu có tỉ trọng nhập khẩu cao......................................................................................32
2.2.2.2Các nước khác.........................................................................................................................................33
2 Huỳnh Thị Kim Xuyến
ĐH Tài Chính Marketing TP HCM 2011
2.2.3Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng sản phẩm...............................................................................34
2.2.3.1Mặt hàng tôm.........................................................................................................................................35
2.2.3.2Mặt hàng cá............................................................................................................................................35
2.2.3.3Các mặt hàng khác..................................................................................................................................36
2.3ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG EU......................................................................36
2.3.1Kết quả đạt được và nguyên nhân...................................................................................................36
2.3.1.1Kết quả đạt được....................................................................................................................................36

2.3.1.2Nguyên nhân...........................................................................................................................................37
2.3.2Tồn tại hạn chế và nguyên nhân......................................................................................................37
2.3.2.1Tồn tại hạn chế........................................................................................................................................37
2.3.2.2Nguyên nhân...........................................................................................................................................38
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ
TRƯỜNG EU .................................................................................................. 39
3.1TRIỂN VỌNG VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020..............................................................................40
3.1.1Những cơ hội đối với ngành thủy sản..............................................................................................40
3.1.1.1Chất lượng và thị trường.........................................................................................................................40
3.1.1.2Triển vọng tăng trưởng...........................................................................................................................40
3.1.2Những thách thức đối với ngành thủy sản.......................................................................................41
3.1.2.1Chất lượng sản phẩm..............................................................................................................................41
3.1.2.2Cạnh tranh..............................................................................................................................................42
3.1.3Định hướng xuất khẩu thủy sản đến năm 2020...............................................................................42
3.2MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG EU..........................................................................43
3.2.1Nâng cao chất lượng hàng hóa........................................................................................................43
3.2.1Nguồn cung cấp...............................................................................................................................45
3.2.2Nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động trong ngành thủy sản.......................................................45
3.2.3Tăng cường hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU.......................................................45
3.3Một số kiến nghị hỗ trợ từ phía nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.................................47
KẾT LUẬN..........................................................................................................................................................48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................49
3 Huỳnh Thị Kim Xuyến
ĐH Tài Chính Marketing TP HCM 2011
Mục lục biểu bảng, biểu đồ và hình
Hình1 Turku của Phần Lan ............................................................................12
Hình 2 Tallinn của Estonia là trung tâm văn hóa của Châu Âu ..................13
Hình 3 Hệ thống phân phối thuỷ sản của EU.................................................25
Bảng 1-1 Ba trụ cột chính của Liên minh Châu Âu ( EU ).............................8
Bảng 1-2 Kinh tế Châu Âu ...........................................................................15

Bảng 1-3 Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU từ 2008 – 2010
(Đvt: triệu USD, tỷ trọng: %).........................................................................21
Bảng 2-4 Sản lượng nuôi trồng thủy sản từ năm 2001 – 2010 (Đvt: nghìn tấn)
..........................................................................................................................27
4 Huỳnh Thị Kim Xuyến
ĐH Tài Chính Marketing TP HCM 2011
Bảng 2-5 Tình hình xuất khẩu thủy sản cả nước từ năm 2008 – 2011
(Đvt: triệu USD) .............................................................................................29
Bảng 2-6 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU từ năm 2007-2011
(Đvt: triệu USD) .............................................................................................31
Bảng 2-7 Các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn trong EU..........................32
Bảng 2-8 Các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn từ năm 2009 – 4 tháng
đầu/2011 (Đvt: triệu USD)............................................................................34
Bảng 2-9 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU theo mặt hàng (Đvt: Triệu
USD)................................................................................................................34
MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế Việt Nam, thủy sản là thế mạnh và là ngành kinh tế mũi
nhọn. Với lợi thế mà không phải nước nào cũng có được như đường bờ biển
dài hàng ngàn kilomet,với hơn 100 cửa sông, hơn 1triệu km
2
mặt nước, hệ
thống sông ngòi chằng chịt rất thuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng thủy
sản. Cũng như phong phú về các loại thủy hải sản.Điều đó giúp cho ngành
thủy sản của nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển và thực tế nó đã
trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong điều
kiện xã hội hiện nay,đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu về
thực phẩm cũng tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt
là thủy sản.Sản phẩm thủy sản không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn
xuất khẩu một số lượng lớn ra thị trường nước ngoài.
1. Tính cấp thiết của đề tài

Đối với Việt Nam,một nước đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, điều kiện
kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều thiếu thốn,
kinh tế Việt nam chỉ thật sự đổi mới sau năm 1986. Do đó, vấn đề ở đây là:
Bằng cách nào đưa nước ta theo kịp với trình độ phát triển của thế giới, biến
nước ta trở thành một nước công nghiệp vững vàng. Để giải quyết vấn đề này
5 Huỳnh Thị Kim Xuyến
ĐH Tài Chính Marketing TP HCM 2011
không chỉ là trứơc mắt mà đó là một vấn đề lâu dài, cần phải kết hợp giữa
yếu tố chủ quan lẫn khách quan.Và kim ngạch xuất khẩu là một trong những
yếu tố quan trọng phản ánh tình hình xuất khẩu trong nước đó. Và ngành
thủy sản đang trong quá trình đầu tư để trở thành một ngành kinh tế mũi
nhọn. Hàng thủy sản trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực với kim ngạch
xuất khẩu đạt được năm 2010 là 4,94 tỷ USD.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này này mục đích hiểu được về giá trị của xuất khẩu và
tẩm quan trọng của nó đối với sự phát triến kinh tế của một nước. Từ đó có
thể nêu lên được cơ sở lý luận đế xây dựng và phát triển ngành thủy sản Viêt
Nam. Phân tích kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản cũa ngành thủy sản
Việt Nam vào thị trường EU. Việc nhận thức và vận dụng đúng đắn vấn đề
này giúp ta giải quyết được những thực trạng này. Đồng thời, tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam từng bước vào thị trường thế giới
một cách thuận lợi và vững chắc hơn.
3. Nội dung đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, nền kinh tế một nước sẽ không
thể tồn tại nếu không giao lưu, trao đổi, mua bán hàng hóa với các nước khác.
Ta có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có tầm quan trọng
rất lớn đối với nền kinh tế của một quốc gia. Điều này đã được chứng minh
thông qua thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu nước ta. Cụ thể là trong thời
gian qua, kim ngạch xuất nhập khẩu luôn tăng qua các năm, hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu đã có những đóng góp rất lớn trong công cuộc cải

thiện và nâng cao nền kinh tế, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu ngoại
tệ, nâng cao đời sống của nhân dân. Và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển đất nước.
Bởi thế trong khuôn khổ của đề án này sẽ tập trung nghiên cứu: “Kim ngạch
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU.Thực trạng – Dự báo”
Nội dung của đề án gồm 3 phần:
Ch ng 1 :ươ Khái quát chung về EU
Ch ng 2 :ươ Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU
Chương 3 :Triển vọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường
EU
6 Huỳnh Thị Kim Xuyến
ĐH Tài Chính Marketing TP HCM 2011
4. Phương pháp nghiên cứu
• Thu thập thông tin thứ cấp trên báo chí, niên giám thống kê, Cục Thống

• Các số liệu tổng kết của Bộ Thủy sản
• Các số liệu tổng kết của Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt
Nam (VASEP)
• Nghiên cứu về thực trạng sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam qua
từng năm. Thu thập số liệu và đưa ra nhận xét.
• Đánh giá về những cơ hội, thách thức
• Đề ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt
Nam
Chương 1:KHÁI QUÁT CHUNG VỀ EU
1.1Giới thiệu khái quát Liên minh Châu Âu (EU)
1.1.1Quá trình hình thành và phát triển
Liên minh Châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European
Union), viết tắt là EU, là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia
thành viên thuộc Châu Âu. Liên minh Châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước
Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC).

Với hơn 500 triệu dân,chiếm 30% (18,4 tỉ đô la Mỹ năm 2008) GDP danh
nghĩa và khoảng 22% (15,2 tỉ đô la Mỹ năm 2008) GDP sức mua tương
đương của thế giới.
Liên minh Châu Âu đã phát triển một thị trường chung thông qua hệ thống
luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo
sự lưu thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn. EU duy trì các
chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa
phương.16 nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung, đồng Euro, tạo
nên khu vực đồng Euro. EU đã phát triển một vai trò nhất định trong chính
sách đối ngoại, có đại diện trong Tổ chức Thương mại Thế giới, G8, G-20
nền kinh tế lớn và Liên hiệp quốc.EU đã thông qua việc bãi bỏ kiểm tra hộ
chiếu bằng Hiệp ước Schengen giữa 22 quốc gia thành viên và 3 quốc gia
không phải là thành viên Liên minh châu Âu.
7 Huỳnh Thị Kim Xuyến
ĐH Tài Chính Marketing TP HCM 2011
Ban đầu, EU bao gồm 6 quốc gia thành viên: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp,
Hà Lan. Năm 1973, tăng lên thành gồm 9 quốc gia thành viên. Năm 1981,
tăng lên thành 10. Năm 1986, tăng lên thành 12. Năm 1995, tăng lên thành
15. Năm 2004, tăng lên thành 25. Năm 2007 tăng lên thành 27.
Sau đây là danh sách 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU)
theo năm gia nhập.
• 1951: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan
• 1973: Đan Mạch, Ireland, Anh
• 1981: Hy Lạp
• 1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
• 1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển
• Ngày 1/5/2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia,
Estonia, Malta, Cộng hòa Síp
• Ngày 1/1/2007: Romania, Bungary
Ba trụ cột chính của Liên minh Châu Âu (EU)

Các Hiệp ước, cơ cấu và lịch sử của Liên minh Châu Âu
Bảng 1-1 Ba trụ cột chính của Liên minh Châu Âu ( EU )
8 Huỳnh Thị Kim Xuyến
ĐH Tài Chính Marketing TP HCM 2011
9 Huỳnh Thị Kim Xuyến
1951

hiệu
lực
1948
1957 có
hiệu lực
1958
1965 có
hiệu lực
1967
1992 có
hiệu lực
1993
1997 có
hiệu lực
1999
2001 có
hiệu lực
2003
2007 có
hiệu lực
2009
Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC)
Cộng đồng Kinh tế

châu Âu (EEC)
Cộng đồng châu Âu (EC)
...Các
Cộng
đồng châu
Âu:
ECSC,
EEC (EC,
1993),
Euratom
Tư pháp
&
Nội vụ
Hợp tác tư pháp và
cảnh sát
về tội phạm (PJCC)
Chính sách an ninh và đối ngoại
chung (CFSP)
Liên minh Châu ÂU (EU)
Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (Euratom)
Hiệp
ước
Paris
Các Hiệp
ước Rome
Hiệp ước
Sát nhập
Hiệp ước
Maastricht
Hiệp ước

Amsterdam
Hiệp ước
Nice
Hiệp
ước
Lisbon
ĐH Tài Chính Marketing TP HCM 2011
(Nguồn:
Hiện nay, Liên minh Châu Âu có diện tích là 4.422.773 km² với dân số là
492,9 triệu người (2006); với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (xấp xỉ 15.7
nghìn tỉ USD) trong năm 2007. Hầu hết các quốc gia Châu Âu đều đang là
thành viên của Liên minh Châu Âu (EU).Tính đến cuối năm 2010, có 5 quốc
gia được đánh giá là ứng viên chính thức để kết nạp thành viên EU đó là:
Croatia, Iceland, Macedonia,Montenegro và Thổ Nhĩ Kỳ. Albania, Bosnia và
Herzegovina và Serbia là những ứng viên tiềm năng. Kosovo cũng được xếp
vào danh sách những ứng viên tiềm năng gia nhập vào Liên minh Châu Âu
nhưng Ủy ban châu Âu và tất cả các quốc gia thành viên EU khác không thừa
nhận Kosovo như một quốc gia độc lập, tách biệt khỏi Serbia.
Bốn quốc gia Tây Âu không phải là thành viên Liên minh Châu Âu nhưng đã
có những thỏa thuận hợp tác nhất định kinh tế và pháp luật của EUđó là:
Iceland (ứng viên gia nhập Liên minh châu Âu), Liechtenstein và Na Uy,
thành viên thị trường duy nhất thông qua Khu vực kinh tế châu Âu, và Thụy
Sĩ, tương tự như trường hợp của Na Uy nhưng thông qua hiệp định song
phương giữa nước này và Liên minh Châu Âu. Ngoài ra, đồng tiền chung
EURO và các lĩnh vực hợp tác khác cũng được áp dụng đối với các quốc gia
thành viên nhỏ như Andorra, Monaco, San Marino và Vatican.
1.1.2Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1Vị trí địa lý
Lãnh thổ của Liên minh Châu Âu (EU) là tập hợp lãnh thổ của tất cả các
quốc gia thành viên nhưng cũng có những ngoại lệ. Chẳng hạn như quần đảo

Faroe thuộc Đan Mạch là một bộ phận lãnh thổ của Châu Âu nhưng không
nằm trong lãnh thổ của Liên minh châu Âu (EU) hay đảo Síp, thành viên
Liên minh châu Âu thường được xem là một phần của Châu Á vì gần Thổ
Nhĩ Kỳ hơn châu Âu lục địa Một vài vùng lãnh thổ khác nằm ngoài Châu Âu
và cũng không thuộc lãnh thổ của Liên minh châu Âu như trường hợp của
Greenland hay Aruba.
10 Huỳnh Thị Kim Xuyến
ĐH Tài Chính Marketing TP HCM 2011
EU chủ yếu nằm ở Tây và Trung Âu, với diện tích 4.422.773 kilômét vuông
(1.707.642 dặm vuông)
.
Ngược lại, mặc dù trên danh nghĩa là một bộ phận
của Liên minh châu Âu, tuy nhiên luật pháp của Liên minh châu Âu không
được áp dụng ở Bắc Cyprus vì de facto vùng lãnh thổ này nằm dưới quyền
quản lý của Cộng hòa Bắc Cyprus thuộc Thổ Nhĩ Kỳ - một quốc gia tự tuyên
bố độc lập và và chỉ được Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận.
Liên minh Châu Âu( EU ) kéo dài về phía đông bắc đến Phần Lan, tây bắc về
phía Ireland, đông nam về phía Cộng hòa Síp và tây nam về phía bán đảo
Iberia, là lãnh thổ rộng thứ 7 thế giới và có đường bờ biển dài thứ 2 thế giới
sau Canada. Điểm cao nhất trên lãnh thổ Liên minh châu Âu đó là đỉnh Mont
Blanc, cao 4810,45 m trên mực nước biển và điểm thấp nhất là
Zuidplaspolder ở Hà Lan, thấp hơn mực nước biển 7m.
1.1.2.2Khí hậu
Khí hậu của lục địa hết sức đa dạng – từ khí hậu Bắc cực ở tận cùng cực bắc
đến khí hậu xích đạo ở Đông Nam Châu Á và Ấn Độ. Những đặc điểm về địa
hình của đại lục xác định tính không đồng đều về độ ẩm. Vành đai sa mạc
rộng lớn kéo dài từ bán đảo Ả Rập đến tận cùng Mông Cổ. Các cánh rừng
xích đạo Đông Ấn có lượng mưa lớn nhất trên Trái đất.
EU nằm trong vùng khí hậu ôn đới mưa thuận gió hòa, khí hậu mát mẻ. Tuy
là vùng ôn đới, nhưng mỗi lần nhiệt độ trung bình trên Trái Đất tăng thêm 0,8

độC thì châu Âu lên thêm 1,1 độ, có khi cách biệt đến 6 độ so với nhiệt độ
tăng mạnh nhất tại Nam Âu,Trung Âu và Phần Lan. Những đợt nắng nóng
với nhiệt độ lên tới hơn 40 độ C cách đây 6 năm là tín hiệu báo trước châu
Âu sẽ nếm mùi oi bức của khí hậu châu Phi trong tương lai không xa. Vấn đề
nước sẽ là mối lo chung của toàn châu Âu trong tương lai bởi biến đổi khí
hậu sẽ tăng thêm áp lực lên các vùng bị khó khăn vì thiếu nước, nhất là EU
lại có thói quen tiêu thụ nước trên khả năng mà thiên nhiên có thể cung cấp.
Theo thẩm định của Cơ quan Châu Âu về môi trường (AEE) thì từ Greenland
ở cực Bắc châu Âu đến Hy Lạp ở cực Nam, nhiệt độ tăng mạnh nhất tại Nam
Âu, Trung Âu và Phần Lan.
1.1.2.3Địa hình
Về mặt địa hình, Châu Âu là một nhóm các bán đảo kết nối với nhau. Hai bán
đảo lớn nhất là châu Âu "lục địa" và bán đảo Scandinavia ở phía bắc, cách nhau
11 Huỳnh Thị Kim Xuyến
ĐH Tài Chính Marketing TP HCM 2011
bởi Biển Baltic. Ba bán đảo nhỏ hơn là (Iberia, Ý và bán đảo Balkan) trải từ phía
nam lục địa tới Địa Trung Hải, biển tách châu Âu với châu Phi. Về phía đông,
châu Âu lục địa trải rộng trông như miệng phễu tới tận biên giới với châu Á
là dãy Ural.
Bề mặt địa hình trong Châu Âu khác nhau rất nhiều ngay trong một phạm vi
tương đối nhỏ. Các khu vực phía nam địa hình chủ yếu là đồi núi, trong khi
về phía bắc thì địa thế thấp dần từ các dãy Alps, Pyrene và Karpati, qua các
vùng đồi, rồi đến các đồng bằng rộng, thấp phía bắc, và khá rộng phía đông.
Vùng đất thấp rộng lớn này được gọi là Đồng bằng Lớn Âu Châu, và tâm của
nó nằm tại Đồng bằng Bắc Đức. Một vùng đất cao hình vòng cung nằm ở biên
giới biển phía tây bắc, bắt đầu từ quần đảo Anh phía tây và dọc theo trục cắt
fjord có nhiều núi của Na Uy.
Mô tả này đã được giản lược hóa. Các tiểu vùng như Iberia và Ý có tính chất
phức tạp riêng như chính Châu Âu lục địa, nơi mà địa hình có nhiều cao
nguyên, thung lũng sông và các lưu vực đã làm cho miêu tả địa hình chung

phức tạp hơn. Iceland và quần đảo Anh là các trường hợp đặc biệt. Iceland là
một vùng đất riêng ở vùng biển phía bắc được coi như nằm trong Châu Âu,
trong khi quần đảo Anh là vùng đất cao từng nối với lục địa cho đến khi địa
hình đáy biển biến đổi đã tách chúng ra.Do địa hình Châu Âu có thể có một
số tổng quát hóa nhất định nên cũng không ngạc nhiên lắm khi biết là trong
lịch sử, vùng đất này là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc tách biệt trên các
vùng đất tách biệt mà ít có pha trộn.
1.1.3Văn hóa – Xã hội
Kể từ Hiệp ước Maastricht, hợp tác văn hóa giữa các quốc gia thành viên là
một trong những mối quan tâm hàng đầu của Liên minh châu Âu. Những
hành động thiết thực của Liên minh châu Âu trong lĩnh vực này bao gồm
chương trình "Văn hóa 2000" kéo dài trong 7 năm, các sự kiện trong "Tháng
văn hóa châu Âu",

hay chương trình hòa nhạc "Media Plus",

và đặc biệt là
chương trình "Thủ đô văn hóa châu Âu" – diễn ra đều đặn hàng năm nhằm
mục đích tôn vinh một thủ đô đã được lựa chọn trong số các quốc gia thành
viên Liên minh châu Âu .
Hình1 Turku của Phần Lan
12 Huỳnh Thị Kim Xuyến
ĐH Tài Chính Marketing TP HCM 2011

Hình 2 Tallinn của Estonia là trung tâm văn hóa của Châu Âu
(Nguồn:ttp://vi.wikipedia.org/wiki/Li%C3%AAn_minh_ch%C3%A2u_
%C3%82)
Thể thao cũng rất được chú ý ở Liên minh châu Âu. Chính sách của Liên
minh châu Âu về tự do di chuyển và lao động đã tác động không nhỏ đến nền
thể thao của các quốc gia thành viên, điển hình như luật Bosman, đạo luật

ngăn cấm việc áp dụng hạn ngạch đối với các cầu thủ mang quốc tịch thuộc
Liên minh châu Âu thi đấu trong các giải bóng đá của các quốc gia thành
viên khác. Hiệp ước Lisbon còn đòi hỏi các quy định về kinh tế nếu được áp
dụng phải tính đến tính chất đặc biệt của thể thao và phải được xây dựng trên
tinh thần tự nguyện. Đây là kết quả của các cuộc vận động hành lang tại Ủy
ban Olympic quốc tế và FIFA trước sự ngại về việc gia tăng khoảng cách
giàu-nghèo giữa các câu lạc bộ trong Liên minh châu Âu nếu các nguyên tắc
về thị trường tự do được áp dụng rộng rãi.
13 Huỳnh Thị Kim Xuyến
ĐH Tài Chính Marketing TP HCM 2011
1.1.4Chính trị - Pháp lý
Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư
trú trong lãnh thổ của các nước thành viên.
Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện Châu
Âu tại bất kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú.
Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên
chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên
lĩnh vực này.
Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Âu.
Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường, xã hội,
nghiên cứu...
Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập cư,
quyền cư trú và thị thực.
1.1.5Đặc điểm về kinh tế
Nền kinh tế EU đứng hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực xuất khẩu, nhập
khẩu, đầu tư ra nước ngoài,…Đồng EURO sức mạnh có khả năng thách thức
đồng đô la của Mỹ. Ngày càng nhiều công ty vay EURO để giao dịch quốc
tế, nhiều ngân hàng trung ương đang chuyển dự trữ ngoại tệ của mình từ Đô
la sang EURO, đặc biệt là các nước Đông Âu. EU còn làm tăng vai trò ảnh
hưởng của mình trên thế giới bằng các khoản viện trợ, năng lượng, phúc lợi

và cả thương mại.
Biểu đồ 1 Mười nền kinh tế có GDP và PPP lớn nhất
(Nguồn:
14 Huỳnh Thị Kim Xuyến
ĐH Tài Chính Marketing TP HCM 2011
EU là người khởi xướng nhiều sáng kiến trong việc xây dựng các khối liên
kết kinh tế khu vực và thế giới,
đã phát động trong chương trình phát triển DOHA tại Hội nghị Bộ trưởng lần
thứ tư vào tháng 11/2001. EU đã có dấu hiệu khởi động làm việc với các đối
tác thương mại của mình nhằm xây dựng lại lòng tin và sự hợp tác với các
thành viên WTO sau thất bại tại vòng đàm phán thiên niên kỷ tại Hội nghị Bộ
trưởng lần thứ 3 tổ chức tại Seatle (Hoa Kỳ). EU cũng đang tích cực cải thiện
tầm hiểu biết chung trong WTO bằng những biện pháp làm tăng tính minh
bạch trong chính sách đối ngoại.
Bảng 1-2 Kinh tế Châu Âu
Dân số: 714.000.000
GDP (PPP): 12.820 tỉ USD (2006 )
GDP/đầu người
(GDP(PPP)) :
29.300 USD
GDP /đầu người (GDP (danh
nghĩa)) :
30.937 USD
Tăng trưởng hàng năm
của GDP đầu người:
29,9% (2004)
Thu nhập của top 10%: 27,5%
Số tỉ phú: 70 triệu
Thất nghiệp 500 (2006)
Thu nhập của phụ nữ 66.7% của nam giới

Hầu hết các số liệu là của UNDP từ năm 2002. Các thống kê
được tính cho toàn bộ các nước, không chỉ ở Châu Âu
(Nguồn: />Kinh tế Châu Âu (EU) là nền kinh tế của hơn 710 triệu người sống trong 48
quốc gia khác nhau ở châu Âu. Giống như các lục địa khác, tài sản của các
quốc gia EU không đều nhau, mặc dù theo GDP và điều kiện sống, số người
nghèo nhất vẫn có mức sống cao hơn nhiều so với những người nghèo ở các
lục địa khác. Sự khác nhau về tài sản của các quốc gia có thể nhìn thấy rõ nét
15 Huỳnh Thị Kim Xuyến
ĐH Tài Chính Marketing TP HCM 2011
giữa các nước Đông Âu và Tây Âu. Trong khi các quốc gia Tây Âu có GDP
và mức sống cao, nhiều nền kinh tế Đông Âu vẫn bị ảnh hưởng từ cuộc
khủng hoảng của Liên Xô và Yugoslavia trước đây.
Thuật ngữ Châu Âu ở đây không chỉ các nước ở chỉ ở Châu Âu mà còn tính
cho một số nước mặc dù về mặt địa lý thuộc Châu Á, hoặc một phần thuộc
Châu Á, nhưng tính chất địa chính trị và kinh tế, văn hóa thuộc châu Âu như
Azerbaijan và Cyprus...
Nền kinh tế lớn nhất Châu Âu (EU) là Đức, có GDP danh nghĩa đứng thứ 3
toàn cầu, và đứng thứ 5 nếu tính theo sức mua tương đương; nền kinh tế
đứng thứ 2 là Vương quốc Anh, xếp thứ 5 toàn cầu theo GDP danh nghĩa và
xếp thứ 6 theo sức mua tương đương. Liên minh châu Âu, giống như một
quốc gia riêng rẽ, có nền kinh tế lớn nhất thế giới (theo xác định của IMF và
WB - 2005) hoặc đứng thứ 2 trên thế giới (theo CIA World Factbook -
2006)-- xem Danh sách quốc gia theo GDP (PPP).
1. 2Tình hình cung cầu về mặt hàng thủy sản của thị trường EU
1.2.1Tình hình cung về mặt hàng thủy sản
Thị trường xuất khẩu thủy sản vào EU rất đa dạng, nên có nhiều sự lựa chọn
cho thị trường này. Cũng vì thế thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
cần phải có nhiều nỗ lực để cạnh tranh về chất lẫn về lượng, nhằm nâng cao
kim ngạch xuất khẩu cho các nước.
1.2.2Tình hình cầu về mặt hàng thủy sản

Nguồn lợi thủy sản của khu vực này ngày càng cạn kiệt vì vậy sản lượng khai
thác luôn ở khoảng cách rất xa so với nhu cầu tiêu dùng của người dân. Nhập
khẩu thủy sản từ các nước trên thế giới từ lâu là con đường duy nhất có thể
đáp ứng nhu cầu của người dân cả về khối lượng và chủng loại thủy sản.
1.2.3Thị hiếu tiêu dùng
Đối với các sản phẩm thủy sản, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người
tiêu dùng là rất quan trọng. Tùy thuộc vào từng thị trường mà nhu cầu và thị
hiếu của người tiêu dùng khác nhau. Thông thường đối với các sản phẩm
thủy sản người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm tươi sống, đảm bảo chất lượng
và thời gian chế biến nhanh. Mức độ an toàn về vệ sinh an toàn thực phẩm
16 Huỳnh Thị Kim Xuyến
ĐH Tài Chính Marketing TP HCM 2011
của thuỷ sản cao hơn so với các loại sản phấm thịt khác vì trên 50%thuỷ sản
đánh bắt từ môi trưòng tự nhiên. Đặc biệt nhiều dịch bệnh của gia súc gia
cầm xảy ra ở Châu Âu, Châu Á, Mỹ,.. diễn ra nhiều năm, khiến nhiều người
tiêu dùng chuyển sang dùng thuỷ sản.
Vì vậy để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng những nhà doanh nghiệp nên
có những biện pháp cụ thể như nghiên cứu và phân tích thị trường, quảng
cáo, đảm bảo chất lượng các mặt hạng cũng như tính đa dạng của các sản
phẩm.
1. 3Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang
thị trường EU
1.3.1Những chế định pháp lý nhập khẩu thủy sản vào thị trường EU
EU thống nhất các qui định về chất lượng, sức khỏe và an toàn vệ sinh thực
phẩm áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ Châu Âu. Thậm chí, Pháp và Ý áp dụng
quy định khắt khe hơn quy định của EU. Vì vậy, nhập khẩu thủy sản vào
Pháp, Ý có thể vẫn bị từ chối mặc dù đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện của
EU. các quy định của EU là hàng thủy sản nhập khẩu vào EU từ các nước
thành viên thứ 3 (không thuộc EU) cần phải được chế biến, đóng gói và bảo
quản tại các cơ quan mà EU cho phép hoạt động.

Năm 2006, EU đưa ra luật mới đối với mặt hàng thủy sản nhập khẩu. Luật
mới được xem là nhất thể hóa qui định của EU. Luật mới về nhập khẩu thủy
sản vào EU là sự hợp nhất các qui định và chính sách đã được hài hòa theo
qui chuẩn của liên minh. Luật mới không nhằm gây khó khăn hay giúp đỡ bất
kỳ nước xuất khẩu nào cũng không phải để hạn chế mặt hàng thủy sản vào
EU mà nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng hiệu quả hơn. Bộ luật mới về
nhập khẩu thủy sản được thể hiện trong bốn hệ thống luật của EU với luật
178/2002 là chủ đạo và bốn luật khác bổ sung bao gồm 852/2004, 853/2004,
882/2004 và 854/2004. Luật nhập khẩu thủy sản được hài hòa và thống nhất
là cơ hội cho các nước xuất khẩu vì theo nguyên tắc chỉ cần đáp ứng tiêu
chuẩn chung của Cộng đồng châu Âu (EC), hàng thủy sản có thể vào bất kỳ
thị trường thành viên nào trong EU, thay vì phải điều chỉnh theo từng thị
trường như trước đây.
Muốn nhập khẩu được vào thị trường EU thì phải vượt qua được rào cản kỹ
thuật của EU. "Rào cản kỹ thuật" là biện pháp chủ yếu để bảo hộ sản xuất và
17 Huỳnh Thị Kim Xuyến
ĐH Tài Chính Marketing TP HCM 2011
tiêu dùng nội địa hiện nay vì thuế nhập khẩu vào EU đang giảm dần. Bởi vậy,
yếu tố có tính quyết định để thâm nhập được vào thị trường EU chính là vượt
qua được rào cản kỹ thuật của EU. Rào cản kỹ thuật chính là qui chế nhập
khẩu chung được cụ thể hóa ở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm: chất lượng, vệ sinh
thực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về
lao động.
Chất lượng sản phẩm là chìa khóa của sự thâm nhập thành công vào thị
trường EU. Đặc điểm then chốt của các quy định hiện tại của EU là hàng
thủy sản nhập khẩu từ các nước thứ 3 (không phải thành viên EU) vào EU
cần phải được chế biến, đóng gói, bảo quản, chuẩn tại các cơ quan mà EU
cho phép hoạt động.
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU. Các doanh

nghiệp có giấy chứng nhận ISO thâm nhập vào thị trường EU dễ dàng hơn
các doanh nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận.
Các công ty chế biến thực phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt
chẽ. Việc áp dụng Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn
(HACCP - Hazard Analysis Critical Control Point) là rất quan trọng và gần
như là yêu cầu bắt buộc đối với các xí nghiệp chế biến thủy hải sản của các
nước đang phát triển muốn xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU. Yêu cầu
về nhiệt độ bảo quản trong quá trình vận chuyển các sản phẩm thủy sản. Yêu
cầu về những thành phần phụ gia được phép sử dụng trong chế biến thủy sản
do Văn phòng Thú y Liên Bang (OVF – Federal Veterinary Office) qui định.
Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng rất
được bảo vệ, khác hẳn với thị trường của các nước đang phát triển. Để đảm
bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay
từ nơi sản xuất và có các hệ thống báo động giữa các nước thành viên, đồng
thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. EU đã thông qua những
quy định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng về độ an toàn chung của các
sản phẩm được bán ra.
Thị trường EU yêu cầu hàng hóa có liên quan đến môi trường phải dán nhãn
theo qui định (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và có chứng chỉ được quốc tế
công nhận. Ví dụ, tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt (GAP-Good
Agricultural Practices) và các nhãn hiệu sinh thái (Ecolabels) đang ngày càng
được phổ biến, chứng tỏ cách đánh giá cấp độ khác nhau về môi trường.
18 Huỳnh Thị Kim Xuyến
ĐH Tài Chính Marketing TP HCM 2011
Ngoài ra, các công ty phải tuân thủ hệ thống quản lý môi trường (các tiêu
chuẩn ISO14000) và các bộ luật mang tính xã hội về đạo đức. Tiêu chuẩn SA
8000 (The Social Accountability 8000) là tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm
xã hội sẽ càng trở nên quan trọng trong tương lai.
Ủy ban châu Âu đình chỉ hoạt động của các xí nghiệp sản xuất nội địa ngay
khi phát hiện ra những xí nghiệp này sử dụng lao động cưỡng bức và cấm

nhập khẩu những hàng hóa mà quá trình sản xuất sử dụng bất kỳ một hình
thức lao động cưỡng bức nào như lao động tù nhân, lao động trẻ em.... đã
được xác định trong các Hiệp ước Geneva ngày 25/9/1926 và 7/9/1956 và các
Hiệp ước Lao động Quốc tế số 29 và 105.
EU cũng đưa ra mức giá tham khảo cho một số sản phẩm thủy sản chọn lọc
như là điều kiện cho việc nhận biết giá. Giá tham khảo không phải là tình
trạng bắt buộc. Giá tham khảo có thể được áp dụng như một hình thức bảo vệ
thị trường EU khi cần thiết. Các nước châu Âu báo cáo giá trị nhập khẩu theo
giá tham khảo cho EU. Nếu số lượng lớn sản phẩm thủy sản tiếp tục được
nhập khẩu dưới mức giá tham khảo, EU sẽ điều chỉnh giá tham khảo bằng
với giá nhập khẩu thấp nhất.
Theo các chuyên gia thuỷ sản, EU có hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn
vệ sinh thực phẩm vào loại nghiêm ngặt nhất thế giới. Hàng thuỷ sản của các
nước đang phát triển đưa vào EU phải tuân thủ theo các quy định sau.
- Quy định về vệ sinh: các nước muốn đưa hàng thuỷ sản vào EU phải nằm
trong danh sách các nước được xuất khẩu vào EU. Từng lô hàng phải kèm
theo giấy chứng nhận đáp ứng các yêu cầu của EU do cơ quan chức năng của
nước xuất khẩu cấp.
- Quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm: theo các quy chế
91/492/EEC và 91/493/EEC, các sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ
thể về vệ sinh gồm độ tươi, độ sạch, mức nhiễm vi sinh tối đa (bao gồm các
vi sinh vật gây bệnh và các vi sinh vật chỉ thị), dự lượng hoá chất (kim loại
nặng, kháng sinh và thuốc trừ sâu), chất độc, độc tố sinh học biển và ký sinh
trùng.
- Quy định về giám sát: Quyết định 94/356/EEC yêu cầu nhà sản xuất có
hàng thuỷ sản xuất khẩu sang EU phải tổ chức giám sát hoạt động sản xuất và
chế biến của mình phù hợp với HACCP. Tiêu chuẩn HACCP là điều kiện
quan trọng của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản vào EU.
19 Huỳnh Thị Kim Xuyến
ĐH Tài Chính Marketing TP HCM 2011

Nếu hàng nhập khẩu thuỷ sản bị một nước thành viên EU phát hiện có vấn đề
về chất lượng lập tức sẽ bị đưa lên Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm
( RASFF ) cho tất cả các nước thành viên biết. Việc cấm và hạn chế nhập
khẩu thuỷ sản vào EU đã được thực hiện không ít lần như trường hợp cấm
nhập khẩu cá của Ấn Độ, Bangladesh và Madagascar năm 1997, bắt buộc
kiểm tra toàn bộ hàng thuỷ sản Trung Quốc năm 2001. ( Nguồn:
/>thuy-san-nhap-khau).
1.3.2Quan hệ kinh tế giữa VN và EU
Từ năm 1975 – 1978 EU có quan hệ ngoại giao với Việt Nam, nhưng đến
1979 do vấn đề Việt Nam đưa quân vào Campuchia,EU đã rút đại sứ của
mình về nước và ngừng viện trợ cho Việt Nam(mặc dù mức viện trợ của EU
cho Việt Nam là rất nhỏ). Từ cuối 1984, khối EU lại viện trợ cho Việt Nam,
nhưng chính thức 01/1990 EU mới thiết lập lại quan hệ ngoại giao với Việt
Nam và EU được đánh dấu bằng việc kí kết Hiệp định khung hợp tác vào
năm 1995 tại Bruselles. Và tháng 01/1996 Văn phòng thường trực của Ủy
ban Châu Âu tại Việt Nam đã đi vào hoạt động đã hỗ trợ nhiều cho sự phát
triển quan hệ kinh tế giữa EU và Việt Nam.
Năm 1996,Việt Nam và EU đã thống nhất chiến lược phát triển và hợp tác
kinh tế chung nhằm củng cố quá trình chuyển đổi kinh tế Việt Nam sang nền
kinh tế thị trường, đồng thời giảm nhẹ chi phí xã hội trong quá trình chuyển
đổi.Đến nay,EU đã tài trợ tổng cộng khoảng 150 triệu EURO cho chiến lược
này.
Năm 2002, EU đã thông qua chiến lược hợp tác mới với Việt Nam trong giai
đoạn 2002 – 2006 nhằm tạo điều kiện và tăng tốc xóa đói giảm nghèo trong
chiến lược phát triển bền vững.Trong chiến lược hợp tác này, EU dự kiến trợ
giúp khoảng 162 triệu EURO tập trung cho hao lĩnh vực ưu tiên: (1)Tăng
cường phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt hỗ trợ phát triển một số tỉnh nghèo
thông qua hỗ trợ trong lĩnh vực giáo dục; (2) Trợ giúp cải cách kinh tế của
Việt Nam theo hướng cơ chế thị trường nhanh chóng hội nhập với cơ cấu
kinh tế của khu vực và thế giới.

20 Huỳnh Thị Kim Xuyến
ĐH Tài Chính Marketing TP HCM 2011
Từ ngày 01/01/2005, dù lúc này Việt Nam chưa gia nhập WTO nhưng EU
quyết định bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam.
Ngày 14/5/2007, Hội đồng Châu Âu đã quyết định đưa Việt Nam vào danh
sách sẽ triển khai đàm phán Hiệp định đối tác và hợp tác triển cùng với 6
nước khác trong khối ASEAN.
Ngoài quan hệ chung của toàn khối EU với Việt Nam thì từng thành viên của
EU như Pháp,Đức,Anh...đều kí những hiệp định song phương với Việt Nam
nhằm tăng cường sự hợp tác về kinh tế vì lợi ích chung của hai phía.
Bảng 1-3 Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU từ 2008 –
2010 (Đvt: triệu USD, tỷ trọng: %)
Nội
dung
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009-2010
Trị
giá
Tỷ
trọng
Trị
giá
Tỷ
trọng
Trị
giá
Tỷ
trọng
Trị
giá
Tỷ

trọng
Tổng
KN XK
vào EU
10.000 17,6 10.600 6,0 12.100 14,2 22.700 6,7
KNXK
các mặt
hàng
chủ lực
6.990 17,6 7.430 6,3 8.300 11,7 15.730 6,0
Dệt
May
1.750 20,7 1.850 5,7 2.100 13,5 3.950 6,4
Giày
dép
2.600 21,3 2.750 5,8 3.000 9,1 5.750 5,0
Thuỷ
sản
1.100 20,6 1.250 13,6 1.450 16,0 2.700 9,9
Cà phê 820 -2,4 800 -2,4 850 6,3 1.650 1,3
Sản
phẩm
gỗ
720 20,0 780 8,3 900 15,4 2.400 7,9
( Nguồn : />Về xuất khẩu, hết quí 1 / 2011 tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU
đạt 4 tỷ USD tăng 50,9%. Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang EU đạt hơn 12,1 tỷ USD. Có 5 mặt hàng chủ lực là giầy dép 3 tỷ
21 Huỳnh Thị Kim Xuyến
ĐH Tài Chính Marketing TP HCM 2011
USD, dệt may 2,1 triệu USD, cà phê và chè gần 850 triệu USD, sản phẩm gỗ

900 triệu USD và hải sản hơn 1,4 tỷ USD.
Về nhập khẩu, Từ năm 1999, Việt Nam nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị
công nghệ trực tiếp từ các nước thành viên EU...Năm 2010 tổng kim ngạch
nhập khẩu của Việt Nam từ EU đạt 2.85 tỷ EURO. Trong đó máy móc thiết
bị gần 983 triệu EURO; tân dược hơn 310 triệu EURO; điện tử, linh kiện hơn
391 triệu EURO; thực phẩm, sữa, bánh, kẹo, đồ uống hơn 496 triệu EURO;
sắt thép gần 336 triệu EURO và phân bón đạt 61,6 triệu EURO. (Nguồn:
/>Ngoài quan hệ thương mại trực tiếp nói trên, các doanh nghiệp EU còn tham
gia xuất nhập khẩu với Việt Nam thông qua nước thứ ba như Hàn Quốc,
Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Hiện nay có gần 1000
chi nhánh thương nhân, văn phòng đại diện thương mại thường trú của các
doanh nghiệp EU hoạt động tại Việt Nam, trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu,
dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, hàng hải, phân phối, xúc tiến thương mại và
đầu tư.
Đầu tư trực tiếp: Nếu tính EU là một thể thống nhất thì EU đứng đầu danh
sách những nước và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, song nếu
tính từng thành viên thì các thành viên thuộc EU vẫn chưa phải là những
nước đi đầu trong lĩnh vực này.
Tính đến 31/12/2003, các doanh nghiệp EU đã đầu tư gần 2,3 tỷ USD trên
tổng vốn đăng ký hơn 5,8 tỷ USD vào 369 dự án. Trong đó, đứng đầu là các
doanh nghiệp Pháp với 134 dự án, trị giá hơn 2,1 tỷ USD, thứ 2 là các doanh
nghiệp Hà Lan với 51 dự án, trị giá hơn 2 tỷ USD.
Về lĩnh vực đầu tư: Dầu khí là lĩnh vực có số dự án ít nhưng vốn đăng ký và
vốn thực hiện lớn, 10 dự án với 1,4 tỷ USD vốn đầu tư; chiếm 3,2% tổng số
dự án và 23,7% tổng vốn đầu tư. Phần lớn số dự án thuộc lĩnh vực công
nghiệp và xây dựng với 176 dự án có số vốn 2,3 tỷ USD, chiếm 55,8% tổng
số dự án và 39% tổng số vốn đầu tư. 32 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông lâm
nghiệp với số vốn là 835,7 triệu USD. 55 dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ
với số vốn 282,1 triệu USD.
Về hình thức đầu tư: EU đầu tư vào Việt Nam chủ yếu theo hai hình thức là

liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Trong đó, liên doanh có 115 dự án với
22 Huỳnh Thị Kim Xuyến
ĐH Tài Chính Marketing TP HCM 2011
số vốn là 1,6 tỷ USD, có 171 dự án 100% vốn nước ngoài với số vốn là 818,7
triệu USD.
1.3.3Hệ thống phân phối thủy sản của EU
• Nhà nhập khẩu
Họ thường mua và bán hàng thủy sản chủ yếu phục vụ cho các công ty chế
biến, các nhà bán lẻ và bán buôn. Thông thường, họ đảm nhận thực hiện các
thủ tục nhập khẩu và có quyền sở hữu đối với hàng hóa. Trên thực tế, trong
nhiều trường hợp, nhà nhập khẩu thường có mối quan hệ lâu dài với nhà cung
cấp; từ đó họ cũng chính là người tư vấn cho nhà xuất khẩu về các quy định
chất lượng, kích thước đóng gói, nhiệt độ chế biến và loại bao bì đóng gói.
• Nhà nhập khẩu chế biến
Họ vừa là nhà nhập khẩu vừa là nhà chế biến sản phẩm cuối cùng. Ví dụ, một
nhà nhập khẩu tôm thường chế biến và đóng gói thành sản phẩm tiêu dùng.
Chuỗi cung ứng những sản phẩm này rất ngắn. Những nhà sản xuất/ nhà nhập
khẩu chế biến có thể biến nguyên liệu thô thành những các sản phẩm bán sơ
chế như filê hoặc thành lốc, rồi sau đó bán cho những nhà chế biến khác.
• Đại lý
Họ đóng vai trò trung gian, thiết lập mối quan hệ giữa nhà xuất khẩu và nhà
nhập khẩu, và theo dõi các lệnh mua và bán hàng. Họ thường không đứng ra
mua hoặc sở hữu đơn hàng. Họ hưởng % hoa hồng từ phía người mua. Và
mức % hoa hồng này thường dao động từ 2% đến 5% so với mức giá bán. Có
2 dạng đại lý: (1) đại lý đại diện cho người mua như nhà chế biến hoặc tái
xuất thủy sản; và (2) đại lý đại diện cho người bán – hầu hết là nhà xuất khẩu.
Đại lý thường có thông tin cập nhật về xu hướng thị trường, giá cả và người
mua.
Do việc gia tăng hậu cần trong kinh doanh cũng như các phương thức liên lạc
giữa người nhà cung ứng và nhà nhập khẩu ngày càng hiện đại nên vai trò

của các đại lý tại nhiều nước EU đang dần mất đi. Tuy nhiên, những yêu cầu
về sự chuyên môn hóa và xu hướng thuê ngoài hiện nay có thể tạo ra một vai
trò mới về tìm kiếm các sản phẩm và thị trường của các đại lý.
• Các kênh bán lẻ
23 Huỳnh Thị Kim Xuyến
ĐH Tài Chính Marketing TP HCM 2011
Kênh phân phối bán lẻ bao gồm siêu thị, đại siêu thị, người bán rong, chợ
công cộng và các cửa hàng thực phẩm. Các siêu thị giờ đòi hỏi nhiều dịch vụ
hơn, yêu cầu cao hơn và quan trọng nhất là sự an toàn về nguồn gốc cung cấp
thủy hải sản.
Các nhà bán lẻ tổng hợp
Bán lẻ tổng hợp hiện là loại hình bán lẻ phổ biến với chi phí tương đương của
người bán rong và các quầy vỉa hè truyền thống. Nguyên nhân chính là do
nhu cầu sử dụng thực phẩm chế biến sẵn ngày càng tăng và xu hướng phát
triển của loại hình cửa hàng “one-stop-shopping” (đến một nơi mà bạn có thể
mua tất cả hàng hóa). Cụ thể là tại khu vực Bắc Âu, doanh số bán hàng của
người bán cá và các quầy vỉa hè đang có xu hướng giảm đi đáng kể.
Một số nhà bán lẻ tổng hợp liên tục tìm kiếm các sản phẩm có thể bổ sung
vào các loại đặc sản khan hiểm ở vùng Bắc Hải như cá rô phi phi lê, cá rô
sông Nile, cá tra và cá tuyết phi lê. Một xu hướng mới đang xuất hiện tại
châu Âu là ngày càng nhiều nhà bán lẻ tổng hợp mua trực tiếp từ nhà sản
xuất – đặc biệt là các sản phẩm nuôi trồng thủy sản – hoặc từ một/nhiều nhà
bán buôn.
Trong khi điểm mạnh truyền thống của các nhà bán lẻ tổng hợp là các loại
sản phẩm đông lạnh và đóng hộp thì họ cũng dần bắt đầu cung cấp sang
nhiều dòng sản phẩm mới như các loại thủy hải sản tươi, đóng gói sẵn chẳng
hạn như cá phi lê, tôm và tôm panda. Họ sử dụng kỹ thuật đóng gói mới như
đóng gói trong môi trường khí quyển (công nghệ MAP - Modified
Atmosphere Packaging) để kéo dài tuổi thọ của các sản phẩm cá tươi.
Những người bán rong

Những người bán rong và quầy vỉa hè cung cấp các chủng loại sản phẩm
khác với các nhà bán lẻ tổng hợp; phần lớn trong đó là sản phẩm thủy hải sản
tươi, ướp lanh, hun khói và chiên.
Hệ thống cung cấp dịch vụ thực phẩm
Hệ thống cung cấp dịch vụ thực phẩm cung cấp hàng cho khách sạn, nhà
hàng. Một số nhà hàng hạng trung và hạng sang cũng luôn muốn mua các
loại cá và sò quý hiếm. Hàng nhập khẩu chủ yếu bao gồm hàng thủy sản
đông lạnh như các loại các đỏ (cá đối và cá hồng), cá vược, cá bơn châu Âu,
đuôi tôm hùm và tôm. Các mặt hàng này được phân phối với số lượng lớn
hoặc theo gói dịch vụ. Mặt hàng tuy chiếm thị phần nhỏ nhưng lại có xu
24 Huỳnh Thị Kim Xuyến
ĐH Tài Chính Marketing TP HCM 2011
hướng tăng nhanh đó là các loại đặc sản giá trị dinh dưỡng cao được nhập
khẩu qua đường hàng không như cá ngừ Califoni, cua và tôm hùm. Khu vực
dịch vụ gồm nhà an dưỡng, bệnh viện, nhà dưỡng lão thường mua hàng từ
các nhà nhập khẩu chuyên cung cấp các loại hàng hóa an toàn cho sức khỏe.
Hệ thống cung cấp dịch vụ thực phẩm rất ít khi mua hàng trực tiếp từ nước
ngoài mà phần lớn là từ các nhà bán buôn hoặc nhà nhập khẩu EU.
Hình 3 Hệ thống phân phối thuỷ sản của EU
Sự khác biệt về khu vực
Có sự khác biệt khá lớn giữa các nước thành viên EU xét về phương diện
doanh số bán hàng thực phẩm theo kênh phân phối bán lẻ. Tại một số nước
Bắc Âu như Pháp, Anh, Đức, Scandinavia và Hà Lan, các nhà bán lẻ tổng
hợp thường chi phối và chiếm lĩnh doanh số bán hàng các loại thủy hải sản
trong khi ở các nước Nam Âu như Ý và Tây Ban Nha thì lại ngược lại. Đây
chính là cơ hội để các nhà bán lẻ quy mô nhỏ, người bán rong và quầy vỉa hè
phát triển. Hoạt động bán lẻ tại các nước Đông Âu như Cộng hòa Séc và
Hungary đang có sự thay đổi nhanh chóng. Các nhà bán lẻ tổng hợp lớn đã
thâm nhập vào khu vực thị trường này và đang chiếm được thị phần khá lớn,
gây bất lợi cho các nhà bán lẻ độc lập quy mô nhỏ.

25 Huỳnh Thị Kim Xuyến

×