Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Tham vấn cho người chồng có hành vi bạo lực gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 148 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------***-----

TRỊNH THỊ LÝ

THAM VẤN CHO NGƢỜI CHỒNG
CÓ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Tâm lý học

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------***-----

TRỊNH THỊ LÝ

THAM VẤN CHO NGƢỜI CHỒNG
CÓ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học
Mã số: 60.31.04.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thu Hương

Hà Nội – 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình khoa học nào.

Học viên

Trịnh Thị Lý


LỜI CẢM ƠN
Để luận văn thạc sĩ được hoàn thành tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới: các thầy, cô trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại
học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy trong suốt năm tháng học cao
học. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Văn Thị Kim Cúc, người
đã gợi ý cho tôi một chủ đề nghiên cứu hay và hướng dẫn tôi những bước
đầu tiên trong quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn
PGS.TS Trần Thu Hương, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi
hoàn thành được luận văn theo tiêu chí nghiêm túc và khoa học. Đồng thời
tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các anh chị làm cán sự quản lý, chuyên viên
tham vấn trong trung tâm CSAGA, cán bộ phụ nữ phường Yên Hòa, Quận
Cầu Giấy đã giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình nghiên cứu thực
trạng. Tôi cũng xin được cám ơn các toàn bộ các anh chị đã tham gia trong
quá trình nghiên cứu tại thực địa. Đồng thời, tôi xin gửi lời cám ơn chân
thành tới các bạn đồng khóa, đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn
thành luận văn này. Trong quá trình thực hiện luận văn sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, xin được bổ sung sự góp ý của các thầy cô và bạn học
cũng như các nhà khoa học.
Xin trân trọng cảm ơn!

Học viên

Trịnh Thị Lý


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLGĐ

Bạo lực gia đình

BL

Bạo lực

PCBLGĐ

Phòng chống bạo lực gia đình

TC

Thân chủ

NTV

Nhà tham vấn

CSAGA

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học
về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên


LĐTBXH

Bộ Lao động Thương binh Xã hội

HPN

Hội Phụ nữ

CCIHP

Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 3
1. Lý do lựa chọn đề tài .............................................................................. 3
2. Mục đích nghiên cứu: ............................................................................. 5
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ....................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 5
5. Giới hạn nghiên cứu ............................................................................... 6
6. Giả thuyết khoa học................................................................................ 6
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 6
8. Cấu trúc của luận văn ............................................................................. 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THAM VẤN CHO NGƢỜI
CHỒNG CÓ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH....................................... 8
1.1. Tổng quan nghiên cứu về kĩ năng tham vấn trên thế giới và Việt
Nam .......................................................................................................... 8
1.2. Tổng quan nghiên cứu về tham vấn cho ngƣời chồng có hành vi
bạo lực gia đình..................................................................................... 11

1.3. Các khái niệm liên quan đến đề tài.............................................. 18
1.3.1. Khái niệm hành vi bạo lực ................................................................... 18
1.3.2. Khái niệm hành vi bạo lực gia đình .................................................... 20
1.3.3. Lý luận về tham vấn cho người chồng có hành vi bạo lực gia đình 25
Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 48
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 50
2.1. Tổ chức nghiên cứu ....................................................................... 50
2.1.1. Vài nét sơ lược về địa bàn nghiên cứu ................................................ 50
2.1.2. Mô tả về mẫu nghiên cứu ..................................................................... 51
2.1.3. Tiến trình nghiên cứu............................................................................ 53
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................. 55
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ........................................................ 55
1


2.2.2. Phương pháp tham vấn tâm lý ............................................................. 55
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp (phương pháp chính) ........... 56
2.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu ............................................................... 56
2.2.5. Phương pháp thảo luận nhóm ............................................................. 57
Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 58
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................... 59
3.1. Nhu cầu tham vấn của ngƣời chồng có hành vi bạo lực gia đình ... 59
3.2. Một số kinh nghiệm đặc biệt khi thực hành tham vấn cho ngƣời
chồng có hành vi bạo lực gia đình ....................................................... 60
3.3. Thực hành tham vấn tâm lý cho người chồng có hành vi bạo lực
gia đình ................................................................................................. 63
3.3.1. Ca tham vấn số 1................................................................................... 64
3.3.2. Ca tham vấn số 2................................................................................... 78
3.3.3. Về cách tiếp cận khi tham vấn cho người chồng có hành vi bạo lực
gia đình ............................................................................................................. 95

3.3.4. Về khó khăn trong quá trình tham vấn ............................................... 96
Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 98
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................... 102
PHỤ LỤC ................................................................................................. 106

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nghiên cứu về bạo lực gia đình có quy mô toàn cầu của tổ chức Dân số
thế giới UNFPA từ những năm cuối thập kỉ 90 của thế kỷ 20 đã chỉ ra, bạo
lực gia đình là vấn đề toàn cầu, xảy ra hằng ngày trong nhiều gia đình và ở
mọi nền văn hoá khác nhau. Nó có ảnh hưởng nghiêm trọng và sâu sắc về
thể chất, tình cảm, tài chính và xã hội đối với các nạn nhân, gia đình và
cộng đồng [33, tr. 76]. Trước năm 1993, phần lớn các chính phủ coi bạo
lực đối với phụ nữ là vấn đề riêng tư của cá nhân, bạo lực gia đình là vấn
đề riêng của mỗi gia đình. Nhưng ngày nay bạo lực gia đình đã được thừa
nhận không chỉ là vấn đề cá nhân, ảnh hưởng đến tinh thần vật chất cá nhân
mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội. Tổ chức Dân số thế
giới (UNFPA) đã chứng minh rằng, trong một xã hội, tình trạng bạo lực gia
đình phổ biến sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển chung của xã hội đó,
đặc biệt xã hội đó rất khó xây dựng nên những giá trị bền vững hơn như
văn hóa, giáo dục nhân cách cho trẻ và đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sự phát triển kinh tế.
Tại Việt Nam, nghiên cứu bạo lực gia đình có quy mô lớn nhất, toàn diện
nhất năm 2010, được thực hiện với sự tham gia của 4838 phụ nữ trên toàn
quốc, cho thấy: 58% số phụ nữ trong nghiên cứu cho biết đã từng phải
hứng chịu ít nhất một lần một trong ba hình thức bạo lực thể xác, bạo lực

tình dục và bạo lực tinh thần; 15% số phụ nữ được hỏi từng bị bạo lực thể
xác hoặc bạo lực tình dục cho biết, tình trạng sức khỏe của mình là kém
hoặc rất kém. Phụ nữ bị bạo lực do chồng gây ra có xu hướng mắc phải
những vấn đề đi lại hoặc khó thực hiện những hoạt động sinh hoạt thường
ngày, bị đau, bị mất trí nhớ, bị sảy thai và nạo thai ... Ở góc độ gia đình,
ước tính bạo lực gia đình đã làm mất khoảng hơn 10% thu nhập của cả
3


chồng và vợ; ở góc độ quốc gia, bạo lực gia đình đã làm thiệt hại tương
đương 1,41% GDP của toàn quốc gia. Có 87% phụ nữ khi bị bạo lực gia đình
đã không tìm đến bất cứ sự trợ giúp chính thống nào của nhà nước, họ âm
thầm chịu đựng hoặc nhờ sự giúp đỡ của người thân trong gia đình [22].
Có thể nói, để giải quyết bạo lực gia đình là một bài toán thách thức
lớn đối với tất cả quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam vấn đề này còn nan
giải hơn rất nhiều. Bởi lẽ, tư tưởng phong kiến, trọng nam khinh nữ đã ăn
sâu bén rễ lâu đời. Nếu ở các nước phương Tây, việc sử dụng luật pháp để
trừng trị người gây bạo lực là biện pháp dễ dàng và hiệu quả thì ở Việt
Nam, biện pháp này vẫn chưa thể áp dụng đồng bộ, do nạn nhân thường im
lặng, không tố cáo chồng, còn người chồng thì cho rằng “đánh vợ” là quyền
của họ. Do vậy, thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi của người bị bạo lực
và người gây bạo lực thông qua các biện pháp tâm lý trước khi sử dụng luật
pháp được coi là biện pháp hợp lý hữu dụng đối với Việt Nam.
Theo quan điểm đó, tham vấn tâm lý đã được áp dụng tại các trung tâm tư
vấn, nhà tạm lánh ... Các cán bộ xã hội chuyên trách vấn đề này cũng được tập
huấn về kỹ năng tham vấn, các chương trình can thiệp của các tổ chức phi
chính phủ cũng đã cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình một
cách khá bài bản (nhà tạm lánh của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam). Tuy nhiên,
hầu hết các chương trình hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ đều hướng tới đối tượng là
phụ nữ và được thực hiện bởi phụ nữ, phụ nữ được tư vấn tâm lý, phụ nữ được

dạy cách ứng phó với bạo lực gia đình, được đào tạo nâng cao năng lực... Có rất
ít chương trình tác động thay đổi, hỗ trợ, giúp đỡ người nam giới gây ra bạo lực
để họ hiểu và thay đổi hành vi của mình. Trong khi đó trên thực tế, để giải
quyết bạo lực gia đình cần tác động tới cả người vợ và người chồng.
Với quan điểm nhân văn trong tiếp cận người gây bạo lực, bạo lực không
phải là hành vi có sẵn của họ mà là hành vi được tập nhiễm, hành vi ứng
4


xử sai lệch trong quá trình sống, hành vi đó có thể thay đổi, thông qua tiến
trình tham vấn tâm lý (Carl Rogers), tôi đã lựa chọn đề tài “Tham vấn cho
người chồng có hành vi bạo lực gia đình” làm đề tài luận văn thạc sĩ
ngành Tâm lý học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tham vấn cho người chồng có hành vi
bạo lực gia đình, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tham vấn hiệu quả
giúp giảm thiểu hành vi bạo lực của người chồng.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Kĩ năng tham vấn cho người chồng có hành vi bạo lực gia đình.
3.2. Khách thể nghiên cứu
3.2.1. Khách thể nghiên cứu chính:
2 người chồng đã và đang có hành vi sử dụng bạo lực với vợ. Được lựa
chọn theo các tiêu chí sau:
- Có nhu cầu tham vấn một cách tự nguyện
- Đảm bảo quá trình tham vấn cho người chồng không gây nguy
hiểm cho người vợ
- Lần bạo lực gần nhất của người gây bạo lực đối với vợ không
quá 6 tháng vào thời điểm tham vấn
3.2.2. Khách thể phụ:

3 cán bộ tham vấn tâm lý có kinh nghiệm trong tham vấn với người chồng.
3 cán bộ phường làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến công tác
phòng chống bạo lực gia đình
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài và làm rõ một số khái niệm cơ
bản: bạo lực gia đình, hành vi bạo lực gia đình, tham vấn tâm lý và
tham vấn tâm lý cho người chồng có hành vi bạo lực gia đình.
5


- Xem xét một số kĩ năng mà nhà tham vấn sử dụng quá trình tham
vấn tâm lý cho người chồng có hành vi bạo lực gia đình tại địa bàn
nghiên cứu.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu, ngăn chặn hành vi
BLGĐ thông qua tham vấn cho người chồng gây ra bạo lực.
5. Giới hạn nghiên cứu
5.1.

Giới hạn nội dung nghiên cứu:

Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ nghiên cứu sâu 2 trường hợp người
chồng có hành vi bạo lực gia đình.
Chúng tôi có phân tích và đánh giá một số kĩ năng tham vấn tâm lý cho
người chồng có hành vi bạo lực gia đình áp dụng trong quy trình tiến hành
tham vấn như sau:
- Kĩ năng lắng nghe,
- Kĩ năng đặt câu hỏi,
- Kĩ năng thấu cảm,
- Kĩ năng phản hồi,
- Kĩ năng đối đầu.

5.2.

Giới hạn địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại tổ 4, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy,
Hà Nội.
6. Giả thuyết khoa học
Việc áp dụng kĩ năng tham vấn trong tham vấn cho người chồng có hành vi
bạo lực gia đình phụ thuộc vào kĩ năng, kinh nghiệm của nhà tham vấn.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
7.2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp

6


7.3. Phương pháp tác động thay đổi nhận thức và hành vi BLGĐ của
người chồng thông qua tham vấn tâm lý.
7.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
7.5. Phương pháp thảo luận nhóm.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn được cấu trúc làm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của tham vấn cho người chồng có hành vi bạo lực
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu

7



CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THAM VẤN CHO NGƢỜI CHỒNG CÓ
HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1.1. Tổng quan nghiên cứu về kĩ năng tham vấn trên thế giới và Việt Nam
Nhu cầu được chia sẻ hoặc xin lời khuyên đã xuất hiện từ thủa ban
mai của loài người khi ngôn ngữ bắt đầu xuất hiện. Manh nha xuất hiện
sớm như vậy nhưng tham vấn chỉ thực sự được nghiên cứu phát triển thành
một khoa học vào tận cuối thế kỉ 19 và đến nay nó trở thành một ngành
khoa học về con người ngày càng phổ biến và khẳng định chỗ đứng của
mình trong hệ thống các khoa học về con người. Đối với các nhà tâm lý
học nói chung và nhà tham vấn nói riêng, nghiên cứu và ứng dụng kĩ năng
tham vấn là vấn đề trọng yếu trong thực hành tham vấn.
Nhà tâm lý học người Mỹ Carl Rogers (1902-1987) là một tên tuổi
gắn liền với sự phát triển của tham vấn tâm lý. Ông cho rằng để một ca
tham vấn có kết quả, nhà tham vấn phải đặt niềm tin, chấp nhận vô điều
kiện tình trạng hiện thời của thân chủ. Điều này giúp thân chủ cảm thấy
một bầu không khí thoải mái, an toàn và họ sẽ không phòng vệ, không giả
dối, không đeo mặt nạ [10, tr.178]. Quá trình làm việc với thân chủ, nhà
tham vấn cần thể hiện các kĩ năng tham vấn cơ bản như: kĩ năng lắng nghe,
kĩ năng thấu cảm và kĩ năng đặt câu hỏi. Các kĩ năng này giúp nhà tham
vấn đi sâu vào điều thân chủ nghĩ, thân chủ cảm nhận. Trong mối tương
giao này, nhà tham vấn tin vào bản chất tốt đẹp của thân chủ, giúp thân chủ
tự tin, sáng suốt giải quyết nan đề của bản thân. Carl Rogers thường sử
dụng nhiều nhất các câu hỏi mang tính chất phản hồi, thông đạt như: “cô có
thể nói thêm về điều cô vừa nói không?, nghĩa là, có phải cô muốn nói rằng
khi đề cập đến chuyện đó cô vừa thấy mình có can đảm, đồng thời cảm
thấy sợ sệt...? [10, tr. 105]
8



M. Daigneault, trong cuốn giáo trình “Mối quan hệ trợ giúp”, 2001,
cũng xây dựng lý thuyết về kĩ năng tham vấn dựa trên sự thấu hiểu bằng
cảm xúc của vấn đề. Ông cho rằng cảm không chỉ là một kĩ năng mà là một
tổ hợp các kĩ năng như kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thấu hiểu, kĩ năng phản
hồi... hoặc để không hiểu sai vấn đề của thân chủ, nhà tham vấn cần sử
dụng kĩ năng tóm lược...
E.D. Neukrug (1999) cho rằng các kĩ năng cần được sử dụng dựa
trên sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu của thân chủ và các vấn đề của họ. Ông
đã phân chia các kĩ năng cơ bản gồm: kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thấu hiểu,
kĩ năng im lặng. Các kĩ năng phổ biến là kĩ năng đật câu hỏi, kĩ năng tự bộc
lộ bản thân, kĩ năng làm mẫu. Các kĩ năng nâng cao như: kĩ năng thông đạt,
kĩ năng đương đầu. Các kĩ năng khác như: kĩ năng khuyến khích, chấp
nhận, xây dựng lòng tự trọng, kĩ năng đưa ra lời khuyên, cung cấp thông tin
được xếp vào nhóm kĩ năng sử dụng thận trọng” [4, tr. 273]
Kĩ năng tham vấn trẻ em được nhiều tác giả quan tâm như: Karthyn
David (2000), Jonhn Calson &Judit Lewis, ... với các kĩ thuật đặc thù như
trò chơi, vẽ tranh.... trẻ nhỏ cũng có khó khăn trong việc diễn đạt rõ ràng
các vấn đề của mình nên các kĩ năng tóm tắt, phản ánh (cảm xúc và nội
dung) và kĩ năng lắng nghe đóng vai trò quan trọng trong công tác tham
vấn trẻ em. Kĩ năng này tỏ ra hiệu quả nhất là đối với các trẻ em gặp khó
khăn về giao tiếp, khó khăn trong học tập.
Kĩ năng tham vấn là công cụ của nhà tham vấn, tiếp cận tới trái tim,
tâm hồn của thân chủ, do vậy sự phát triển của các nghiên cứu về lý luận
tham vấn và kĩ năng tham vấn giúp các nhà tham vấn ứng dụng tốt hơn các
kĩ năng này trong quá trình thực hành nghề.
Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của ngành tâm lý học, công tác
xã hội, xã hội học... tham vấn tâm lý cũng được quan tâm, nghiên cứu và
9



ứng dụng rộng rãi. Trong đó hầu hết các nghiên cứu về tham vấn nói chung
đều phân tích/ đề cập về kĩ năng tham vấn.
Từ cuối những năm 90 trở lại đây, tham vấn ngày càng chứng tỏ vai
trò không thể thiếu của mình đối với đời sống, tinh thần của người Việt. Từ
sự nở rộ của các dịch vụ tham vấn tình cảm, tình yêu qua điện thoại (tổng
đài 1080) đến các dịch vụ tư vấn qua chát, qua đài báo... đến nay dịch tham
vấn ngày càng đi vào chuyên nghiệp hơn khi khách hàng có nhu cầu tham
vấn trực tiếp với những người có chuyên môn và với chiến lược can thiệp
cụ thể. Công tác đào tạo nghiên cứu tham vấn tâm lý cũng đạt được nhiều
thành tựu tại các trung tâm nghiên cứu, các đơn vị đào tạo.
Trong thời kì đầu tiên của tham vấn xuất hiện tại Việt Nam, kĩ năng
tham vấn cũng được phân tích khá nhiều tài liệu giảng dạy, các luận văn,
luận án, khóa đào tạo chính quy hoặc ngắn hạn. Có thể kể đến các tác giả
tiêu biểu như: Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Công Khanh, ... trình bày kĩ
năng tham vấn tâm lý như: Stress trong cuộc sống và các can thiệp... Các
nghiên cucwus ngày đã được biên tập thành các tài liệu tập huấn của các tổ
chức nước ngoài như UNICEF, UNDP, Trăng lưỡi liềm đỏ và các banh
ngành Việt Nam như Bộ LĐTBXH, HPN, Hội Chữ Thập Đỏ.....
Trong những năm tiếp theo lý luận về tham vấn đã phát triển mạnh
hơn, các khái niệm và bản chất của hoạt động tham vấn được bàn luận và
phân tích có tính hệ thống, áp dụng rộng rãi hơn. Có thể kể đến “Giáo trình
tham vấn tâm lý” của tác giả Trần Thị Minh Đức (2011), dành một phần
quan trọng để phân tích về các kĩ năng tham vấn. Trong đó tác giả trình bày
rất kĩ lưỡng về mặt lý thuyết với 10 kĩ năng tham vấn cơ bản, có các ví dụ
minh họa và các tình huống cụ thể. Đây là tài liệu chính thống được áp
dụng rộng rãi trong các cơ sở đào tạo ngành tâm lý học. Ngoài ra còn một
số tài liệu khác, dưới dạng giáo trình nội bộ của các cơ sở đào tạo về công
tác xã hội, xã hội học... cũng trình bày về các kĩ năng tham vấn.
10



Một số tác giả khác cũng phân tích kĩ năng tham vấn ứng dụng trong
các ngành nghề mà họ tham gia như tác giả Bùi Thị Xuân Mai, Vũ Văn
Thanh, Phạm Thị Hồng Phương, Ngô Xuân Điệp... Các nghiên cứu này làm
dày hơn cơ sở lý luận về tham vấn và kĩ năng tham vấn
Tóm lại kĩ năng tham vấn là một trong những lý thuyết quan trọng của
tham vấn tâm lý, việc nghiên cứu kĩ năng tham vấn giúp các nhà tham vấn
hiểu và thực hành các kĩ năng này tốt hơn, mặt khác cho các nhà tham vấn
thấy được hiệu quả và ý nghĩa của các kĩ năng tham vấn trong quá trình thực
hành, các thức ứng dụng của kĩ năng tham vấn cho các đối tượng khác nhau....
1.2.

Tổng quan nghiên cứu về tham vấn cho ngƣời chồng có hành vi
bạo lực gia đình
Do ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của gia đình và xã hội nên

hành vi bạo lực gia đình và các biện pháp ngăn chặn hành vi này được các
nhà tâm lý học, các nhà xã hội học... đặc biệt quan tâm, nghiên cứu ở nhiều
khía cạnh khác nhau và các mức độ ứng dụng khác nhau tùy theo bối cảnh
văn hóa của các quốc gia. Tổng quan tài liệu chúng tôi thấy ứng dụng tham
vấn cho người chồng gây bạo lực được thể hiện rõ qua các hình thức tham
vấn cho đối tượng này.
Tham vấn cá nhân với người nam giới gây ra bạo lực. Điển hình cho
xu hướng này là các hoạt động tham vấn cá nhân cho đối tượng bị bắt giữ
hoặc có khả năng bị các cơ quan pháp luật bắt giữ vì hành vi gây ra bạo lực
trong mô hình can thiệp Battereer Intervention Programs - BIPs (2008) tại
Mỹ, được thực hiện bởi tổ chức The Advocates for Human Rights (Tổ chức
những người đấu tranh vì Nhân quyền). Mục tiêu của tham vấn cá nhân
trong chương trình là một mặt hỗ trợ người đàn ông có thể vượt qua bản
thân và không nghĩ tới những thủ đoạn hay hành vi ngược đãi bạn đời như

bằng lời nói, vũ lực, tình dục hoặc dùng biện pháp cô lập, mặt khác tìm
cách phục hồi và phát triển hành vi tốt đẹp của các đối tượng gây bạo lực.
11


Tham vấn cặp đôi trong các gia đình có bạo lực. Trong thời gian đầu
tiên thực hiện mô hình dự án BIPs, nhà tham vấn đã thực hiện các ca tham
vấn cặp đôi, tuy nhiên ngay sau đó mô hình này không được khuyến khích
thực hiện. Do nó không chứng minh được hiệu quả và đặt nguy cơ mất an
toàn của nạn nhân ngay càng lên cao. Các nạn nhân thường hi vọng tham
vấn cặp đôi là cơ sở cho sự chia sẻ giữa hai người, tuy nhiên thực tế cho
thấy khi có sự xuất hiện của người thứ 3, người gây bạo lực thường thể
hiện mạnh mẽ sự từ chối và đổ lỗi cho người vợ, đó cũng là mầm mống cho
các hành vi bạo lực ngay sau khi buổi tham vấn kết thúc. Chính vì vậy,
tham vấn cho các cặp đôi không được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế
giới; trong đó tại Mỹ, có đến 20 bang bị cấm sử dụng phương pháp này.
Nếu cần thiết sử dụng phương pháp này thì nạn nhân và con cái của họ cần
được giám sát chặt chẽ và đảm bảo an toàn.
Tham vấn nhóm cho những người gây ra bạo lực gia đình. Người gây
ra bạo lực tham gia các buổi sinh hoạt nhóm nam, bàn về những vấn đề
xung quanh việc làm thế nào để chấm dứt bạo lực, làm thế nào để tạo được
mối quan hệ gia đình bền vững, sử dụng các phương pháp phi bạo lực thay
thế cho bạo lực. Kĩ thuật này được sử dụng trong nhiều chương trình, dự án
ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, điển hình là tổ chức Well Spring
Family services [38]. Tổ chức này thực hiện dự án Can thiệp phòng chống
bạo lực gia đình, gọi tắt là DVIP. Dự án đã thành công lớn trong việc xây
dựng được mô hình MEND is a group programme to help men stop being
violent/abusive towards their partners (Chương trình nhóm giúp nam
giới chấm dứt hành vi bạo lực/lạm dụng đối với người vợ của họ) [39].
Chương trình này quan tâm đặc biệt đến tác động thay đổi nhận thức hành

vi của người gây ra bạo lực gia đình. Mục tiêu của tham vấn/can thiệp
trong chương trình này chủ yếu là: (1) Thách thức lại tư tưởng gia trưởng
12


như: chuẩn mực xã hội quy định vai trò, quyền lực của người nam giới như
thế nào, “tôi đồng ý điểm nào, tôi muốn thay đổi tôi phải làm gì? Tôi phải
làm gì để thay đổi tư tưởng”; (2) Cách thức xây dựng mối quan hệ tôn
trọng, trách nhiệm đối với phụ nữ ... Trong tham vấn cặp đôi hoặc tham
vấn nhóm, kĩ năng tham vấn được nhấn mạnh là kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ
năng phản hồi. Các kĩ năng này giúp thân chủ mô tả được tình trạng, cảm
xúc, quan điểm về một vấn đề ẩn sâu của bản thân, đồng thời giúp kết nối
giữa nhà tham vấn và những người tham gia [24, tr. 152].
Ngoài các chương trình trên còn một số tài liệu cũng đề cập về Tham vấn
cho người chồng có hành vi bạo lực gia đình. Nghiên cứu Làm thế nào để
giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình: Một cái nhìn sâu về tư vấn về vấn đề
bạo lực gia đình của tác giả Nelson, đại học Chicago (2010), đã nhấn mạnh
mối quan hệ giữa nhà tham vấn và nạn nhân rất quan trọng. Niềm tin của
nhà tham vấn dành cho nạn nhân giúp họ trở nên mạnh mẽ. Nhà tham vấn
phải giúp nạn nhân thoát khỏi cảm giác mình là người phụ nữ tồi tệ nên
mới bị chồng bạo lực và dù với bất kì lý do gì thì người bị bạo lực không
có lỗi. Còn đối với người chồng gây bạo lực việc nhà tham vấn tin vào bản
chất tốt đẹp của họ. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng mối
quan hệ giữa nhà tham vấn thân chủ. Nhà tham vấn phải tạo cảm giác an
toàn cho người gây bạo lực, để họ không cảm thấy bị lên án, bị đánh giá,
như vậy họ mới cở mở, chia sẻ vấn đề của cá nhân và gia đình họ. Nhà
tham vấn giúp thân chủ hiểu hành vi và các trạng thái cảm xúc của bản thân
để phát triển những trạng thái cảm xúc tích cực và hạn chế trạng thái cảm
xúc tiêu cực. Từ đó thân chủ tự giúp mình điều chỉnh hành vi vượt qua các
rối nhiễu của bản thân, kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Tư tưởng chủ đạo

của nghiên cứu là quan điểm của tâm lý học nhân văn mà đại diện là Carl
Rogers [10].
13


Tại Việt Nam, các nghiên cứu và các hoạt động tham vấn đối với
người chồng có hành vi bạo lực gia đình được nhiều tổ chức phi chính phủ
và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình nghiên
cứu. Đối tượng hỗ trợ tâm lý trong các tài liệu chủ yếu phụ nữ, nạn nhân
bạo lực gia đình. Ngược lại rất ít tài liệu hướng dẫn tham vấn cho người
gây bạo lực hoặc nội dung này thường được lồng ghép hoặc chỉ nhắc đến
trong các tài liệu dành cho phụ nữ. Trong bối cảnh Việt Nam, khi mà việc
sử dụng pháp luật để xử lý người gây bạo lực gặp rất nhiều rào cản, thậm
chí ở nhiều địa phương là bất khả thi, thì các tài liệu trợ giúp cán bộ xã hội
làm việc với người chồng gây bạo lực có ý nghĩa quan trọng.
Tổng quan lại các tài liệu/nghiên cứu về tham vấn cho người chồng
gây bạo lực hoặc các tài liệu hướng dẫn tham vấn cho nạn nhân- người bị
bạo lực, chúng tôi tìm thấy các tài liệu dưới đây:
Nhóm tác giả Nguyễn Vân Anh, Trịnh Thu Hà, Nguyễn Thu Thúy,
Phạm Phương Lê trong tài liệu Hướng dẫn tư vấn cho người bị bạo lực gia
đình (2014) đưa ra các hướng can thiệp và giúp đỡ nạn nhân bị BLGĐ, quy
chuẩn đạo đức đối với nghề tham vấn, những kỹ năng cơ bản cần có của
một chuyên gia tham vấn. Đồng thời, nhóm tác giả cũng giới thiệu những
ca tham vấn điển hình, có phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng ca và
nêu ra quá trình can thiệp, tham vấn cho người chồng gây ra bạo lực. Đây
là cuốn tài liệu bổ ích cho những người làm công tác tham vấn tư vấn cũng
như những người cần tham khảo trong quá trình học tập và làm việc chuyên
môn như một nhà tham vấn. Tuy nhiên, hạn chế của tài liệu này là số
trường hợp tham vấn cho nam giới là người chồng gây ra bạo lực gia đình
còn chưa phong phú và tài liệu phát hành dưới dạng tập tài liệu lưu hành

nội bộ nên việc tiếp cận tư liệu không dễ.

14


Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) trong Tài liệu đào tạo phòng,
chống Bạo lực gia đình (2007) đã nêu rõ khái niệm Bạo lực gia đình, đánh
giá thực trạng can thiệp phòng chống BLGĐ. Tài liệu lồng ghép các bài
giảng, các ví dụ can thiệp tình huống và các quy trình tham vấn cho nạn
nhân BLGĐ. Tuy là một cuốn tài liệu đào tạo các kỹ thuật phòng và chống
BLGĐ nhưng nội dung lại tập trung vào việc cung cấp kiến thức và kỹ
năng chống lại bạo lực cho phụ nữ mà chưa đề cập nhiều đến quá trình
tham vấn tâm lý cho người chồng gây ra bạo lực. Chỉ có một phần nhắc đến
nguồn gốc hình thành hành vi bạo lực của người chồng như: chịu ảnh
hưởng nặng nề của truyền thống bạo lực gia đình của cha hoặc cũng từng là
nạn nhân bạo lực gia đình, họ có thể gặp thất bại trong đời sống cá nhân.
Tác giả Hoàng Thị Kim Thanh trong Tài liệu hướng dẫn sinh hoạt câu
lạc bộ phòng chống bạo hành trong gia đình (2011) đã tổng kết kinh
nghiệm của Trung tâm CSAGA trong hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ, xây dựng
chương trình sinh hoạt câu lạc bộ phòng chống BLGĐ, đồng thời nêu lên
vai trò, phẩm chất, kỹ năng của người điều hành câu lạc bộ. Mô hình của
CSAGA đã đưa người chồng – nhóm đối tượng có hành vi BLGĐ, có hành
vi nguy cơ gây ra BLGĐ và nhóm không có hành vi nguy cơ - tham gia vào
hoạt động của câu lạc bộ phòng chống bạo hành gia đình. Trong các buổi
sinh hoạt, người nam giới tỏ ra tích cực hơn trong việc tìm hiểu nguyên
nhân và đưa ra các nhu cầu trong quá trình tham vấn một trường hợp
BLGĐ. Điều này khẳng định vai trò quan trọng của nam giới trong việc
hạn chế gia tăng BLGĐ và các hành vi nguy cơ. Tài liệu này được các tác
giả tham khảo từ các tài liệu quốc tế hướng dẫn cách thức làm việc với
người gây bạo lực.

Mô hình “Nam giới trách nhiệm” sáng kiến của tổ chức CCIHP thực
hiện tại thị xã Cửa Lò, Nghệ An, tập hợp những người chồng có hành vi
15


bạo lực trong các nhóm đặt tên là nhóm “Nam giới trách nhiệm”. Các buổi
tham vấn nhóm được thực hiện bằng hình thức sinh hoạt nhóm với các nội
dung như: Nam giới và vai trò giới, xử trí khôn ngoan khi vợ nóng giận,
nguyên nhân, hậu quả của bạo lực, cách thức kiểm soát hành vi ... Tuy
nhiên, những người thực hiện chương trình cảnh báo cần phải tính đến yếu
tố an toàn cho người vợ trong suốt quá trình người chồng tham gia chương
trình. Đồng thời, một trong những yêu cầu trọng yếu đối với người chồng
muốn tham gia chương trình là họ phải tự nguyện tham gia chương trình và
thực sự muốn thay đổi.
Được thực hiện từ năm 2013 đến nay, đường dây tư vấn dành cho nam
giới trong giải quyết vấn đề bạo lực gia đình, thuộc CSAGA, có mục đích
là hỗ trợ nam giới nói chung và người chồng nói riêng giải quyết các mâu
thuẫn trong gia đình mà không dùng bạo lực, giúp đỡ họ hiểu hành vi của
mình; đồng thời, bàn bạc cách phòng tránh các hành vi bạo lực. Trực trên
đường dây tư vấn là các chuyên viên tư vấn nam được đào tạo sâu về tư
vấn cho nam giới. Chuyên gia tư vấn trên đường dây chia sẻ các nguyên tắc
quan trọng khi tư vấn cho nam giới như sau: “bạn không thể đồng hành hay
chia sẻ gì nếu bạn lên án, kết tội hoặc áp đặt các giá trị vốn là định kiến
của xã hội. Với bất kì hành vi bạo lực nào của họ thì người tư vấn phải
nhìn thấy từ tâm mình phần bản thiện của người gây bạo lực dù nó sáng
hay mờ nhưng nó luôn khiến người ta phải băn khoăn dằn vặt về cách hành
xử gây đau khổ cho người thân”. [37, tr. 39]
Như vậy, các xu hướng ứng dụng tham vấn tâm lý trong làm việc với
người gây bạo lực gia đình đã sớm được áp dụng ở các nước trên thế giới
và bắt đầu được xây dựng ở Việt Nam. Ưu điểm của các chương trình can

thiệp trên thế giới là thường áp dụng trên quy mô lớn, theo hệ thống. Hầu
hết người gây bạo lực đều buộc phải tham gia các chương trình này theo
16


quy định của tòa án hoặc các điều luật. Vì vậy các chương trình có hiệu
ứng lan tỏa, tác động thay đổi người gây bạo lực rõ và nâng cao ý thức của
cộng đồng. Ưu điểm tiếp theo là các chương trình đều áp dụng rất sâu các
lý thuyết về tâm lý với các liệu pháp cụ thể dễ áp dụng. Tuy nhiên, nhược
điểm của các chương trình là coi người gây bạo lực gần giống như tội
phạm. Đó cũng là lý do khiến chương trình khó đánh giá chính xác hiệu
quả khi mà người gây bạo lực có thể chỉ tạm thời chấm dứt bạo lực nhằm
thoát khỏi sự theo dõi của cảnh sát.
Tại Việt Nam, mặc dù Quốc hội đã thông qua Luật phòng chống bạo
lực gia đình năm 2007 nhưng rất ít vụ bạo lực gia đình được xử lý đúng
luật do sự lỏng lẻo của quy định luật và bối cảnh văn hóa vẫn coi bạo lực
gia đình là vấn đề của mỗi cá nhân và người chồng có “quyền dạy vợ”.
Nhận thức của những người thực thi luật còn thấp dẫn tới không có một cơ
chế bắt buộc nào áp dụng được với người gây bạo lực. Do vậy rất khó để áp
dụng các chương trình này tại Việt Nam. Tuy nhiên, ở cấp cộng đồng, có
thể áp dụng mô hình của CSAGA hoặc CCIHP với mục đích nâng cao
trách nhiệm của nam giới trong gia đình. Các lý thuyết nền tảng trên thế
giới trong tham vấn cho người chồng có hành vi bạo lực gia đình đã liệt kê
ở trên cũng hữu ích đối với những nhà tham vấn khi thực hiện các ca tham
vấn bạo lực gia đình.
Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam được nêu trên đã cung cấp
một lượng kiến thức, thông tin lớn về nhiều khía cạnh cụ thể của việc
phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên thực tế cho thấy, vẫn còn thiếu
những công trình nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu những giải pháp cụ thể
trong làm việc với người gây bạo lực. Đặc biệt, trong quá trình tổng thuật

tài liệu cho luận văn, tôi nhận thấy việc sử dụng các kỹ năng tham vấn tâm
lý cho người gây bạo lực gia đình cũng chưa được những cá nhân và đơn vị
17


hoạt động trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình quan tâm. Đa số các
can thiệp liên quan đến bạo lực gia đình thường chú trọng vào tư vấn và truyền
thông nâng cao nhận thức cho nạn nhân bạo lực gia đình. Vì vậy, việc luận văn
sử dụng những kỹ năng tham vấn tâm lý cho người gây ra bạo lực cũng là một
điểm khá mới mẻ; đồng thời, luận văn này góp phần nào khỏa lấp một số
khoảng trống trong các nghiên cứu trước đó về vấn đề này ở Việt Nam
1.3.

CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.3.1. Khái niệm hành vi bạo lực
1.3.1.1. Khái niệm hành vi
Muốn hiểu hành vi bạo lực là gì, chúng ta cần hiểu thế nào là hành vi
và các chuẩn của hành vi. Trong ngôn ngữ thường ngày, người Việt Nam
vẫn dùng lẫn lộn các thuật ngữ hành vi với các thuật ngữ hành động, hoạt
động, việc làm, cách cư xử. Trong lý luận cũng như thực tiễn nghiên cứu,
thuật ngữ hành vi chưa được xác định một cách rõ ràng, dứt khoát.
Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên“hành vi là toàn
bộ nói chung những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một
người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định” [11, tr. 424]. Định nghĩa
này quan tâm đến sự tác động một chiều của con người với sự vật, sự
việc khách quan.
Trong từ điển Tâm lý học, tác giả Vũ Dũng định nghĩa hành vi như
sau: Hành vi là sự tác động qua lại giữa cơ thể sống với môi trường xung
quanh, do tính tích cực bên ngoài (kích thích) và bên trong (nhu cầu) thúc

đẩy. Thuật ngữ hành vi dùng để chỉ hành động của các cá thể riêng biệt
hay của nhóm, loài (hành vi một chủng loại sự vật hay một nhóm xã hội)
[12, tr. 259]. Định nghĩa này có quan tâm đến yếu tố tác động qua lại hai
chiều giữa con người - xã hội và ngược lại. Tuy nhiên, định nghĩa chưa nói
rõ quá trình điều chỉnh hành vi của con người bởi cấu trúc tâm lý bên trong.
18


Về vấn đề này được Tâm lý học xã hội đề cập sâu hơn: hành vi được coi là
“hành động hay ý định hành động mà cá nhân sẽ ứng xử với đối tượng”.
Khi nói đến hành vi người, chúng ta hiểu đó “là những biểu hiện bên ngoài
của hoạt động, được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thể”
[14, tr. 325]
Từ những định nghĩa trên về hành vi, chúng tôi tổng hợp và sử dụng định
nghĩa hành vi như sau: Hành vi là hành động ứng xử của cá nhân và môi
trường xung quanh (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội), được
điều chỉnh bởi các cấu trúc tâm lý bên trong của cá nhân đó.
1.3.1.2. Khái niệm hành vi bạo lực
Bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối
với bản thân, người khác hoặc đối với một nhóm người hay một cộng đồng
người, gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại
về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát (WHO,
1993).
Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là “sức mạnh dùng để cưỡng bức,
trấn áp hoặc lật đổ” [14, tr. 431]. Khái niệm này dễ làm người ta liên
tưởng tới các hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế bạo lực được coi như
một phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung. Các mối
quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp, nên hành vi bạo lực cũng rất
phong phú, được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ
nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực không nhìn thấy được; bạo lực với

phụ nữ, với trẻ em, bạo lực gia đình....
Trong từ điển xã hội học
Như vậy khái niệm bạo lực bao gồm các đặc tính sau:
1. Là đe dọa, cưỡng bức
2. Nhằm gây tổn thương, tử vong, tổn hại
19


Kết hợp khái niệm hành vi và khái niệm bạo lực ở trên có thể đưa ra
khái niệm hành vi bạo lực như sau: Hành vi bạo lực là những hành động,
lời nói mang tính đe dọa cưỡng bức nhằm gây hại về thể chất và tinh
thần cho người khác. Hành vi này được điều khiển bởi các cấu trúc tâm
lý bên trong của mỗi người.
Có người cho rằng hành vi bạo lực đồng nhất với khái niệm gây hấn,
tuy nhiên, thực tế giữa hai khái niệm này có chút khác biệt. Hai khái niệm
này có khác biệt. Hành vi bạo lực được phân tích nhiều hơn ở góc độ đối
tượng bị hại, kết quả của hành động cụ thể là số thương vong, số thiệt hại
về của cải, vật chất và tinh thần. Hành vi bạo lực chỉ là một dạng của hành
vi gây hấn và có nghĩa hẹp hơn. Dưới góc độ tâm lý học, hành vi gây hấn
được các nhà nghiên cứu tập trung xem xét ở mức độ cố ý của chủ thể khi
thực hiện hành vi nhằm làm tổn thương người khác cho dù mục đích có đạt
được hay không. Hành vi gây hấn dù cố ý gây hại nhưng chưa gây hậu quả
thì hành vi của họ vẫn xếp vào loại gây hấn, xâm kích. Trong khi đó ở hành
vi bạo lực thì khi chưa gây ra hậu quả, chưa được gọi là hành vi bạo lực.
Tóm lại hành vi bạo lực đi vào nghiên cứu nhiều hơn về hậu quả của hành
động thì hành vi gây hấn được xem xét nhiều hơn ở bản chất của hành động
Việc phân biệt trên chỉ nhằm giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các phạm
trù khái niệm này, còn về bản chất, hành vi gây hấn hay hành vi bạo lực và
hành vi bạo lực gia đình đều có bản chất chung là làm hại, gây tổn thương
về thể chất, tinh thần cho người khác một cách cố ý.

1.3.2. Khái niệm hành vi bạo lực gia đình
1.3.2.1. Khái niệm gia đình
Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển
lâu dài. Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ
đến xã hội. Ngay từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, không phụ thuộc
20


×