Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng tiêu chuẩn vietgap trong sản xuất rau của nông hộ tại hai địa phương quảng nam và đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.25 MB, 180 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


LƯƠNG TÌNH

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN VIETGAP
TRONG SẢN XUẤT RAU CỦA NÔNG HỘ TẠI
HAI ĐỊA PHƯƠNG QUẢNG NAM VÀ ĐÀ NẴNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

ĐÀ NẴNG – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


LƯƠNG TÌNH

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN VIETGAP
TRONG SẢN XUẤT RAU CỦA NÔNG HỘ TẠI
HAI ĐỊA PHƯƠNG QUẢNG NAM VÀ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã Số: 62.31.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ



Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Đoàn Gia Dũng
2. PGS.TS. Bùi Quang Bình

ĐÀ NẴNG – 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả trong
luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ cơng trình
nghiên cứu nào.
Đà Nẵng ngày 30 tháng 10 năm 2018
Tác giả

Lương Tình


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ...................................................................................... 1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 6
4. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 7
6. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................... 8
7. Những đóng góp mới của luận án ................................................................... 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG ĐỔI MỚI
CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ .............................. 11
1.1. Một số khái niệm liên quan ........................................................................ 11
1.1.1. Công nghệ .......................................................................................... 11
1.1.2. Đổi mới công nghệ ............................................................................ 11
1.1.3. VietGAP ............................................................................................. 13
1.1.4. Nông hộ ............................................................................................. 14
1.1.5. Nông dân ........................................................................................... 15
1.1.6. Quyết định áp dụng tiêu chuẩn VietGAP .......................................... 15
1.1.7. Vai trò của sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP ........................... 16
1.2. Các lý thuyết nền tảng cho nghiên cứu quyết định áp dụng đổi mới
công nghệ trong nông nghiệp của nông dân ..................................................... 17
1.2.1. Thuyết lợi ích kỳ vọng (Expected Utility Theory - EUT) ................. 17
1.2.2. Thuyết hành động hợp lý ( Theory of Reasoned Aciton - TRA) ...... 18


iii

1.2.3. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB) ......... 19
1.2.4. Thuyết khuếch tán đổi mới (Innovation Diffusion theorey IDT) 21
1.3. Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng đổi
mới công nghệ trong nơng nghiệp của nơng dân .............................................. 23
1.4. Mơ hình đề xuất nghiên cứu....................................................................... 35
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................ 40

2.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu .................................................................... 40
2.2. Tình hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP của nông hộ tại
thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam ........................................................... 42
2.2.1. Tình hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam .................................................... 42
2.2.2. Tình hình áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất rau
của nông hộ tại thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam ............................ 47
2.3. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 50
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN ................................. 75
3.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng tiêu chuẩn
VietGAP trong sản xuất rau của nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và
thành phố Đà Nẵng thông qua phỏng vấn sâu .................................................. 75
3.1.1. Thống kê mô tả .................................................................................. 75
3.1.2. Kết quả nghiên cứu thông qua phỏng vấn sâu .................................. 75
3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng tiêu chuẩn
VietGAP trong sản xuất rau của nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và
thành phố Đà Nẵng qua nghiên cứu định lượng ............................................... 87
3.2.1. Thống kê mô tả .................................................................................. 87
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định lượng ......................................................... 89
3.2.2.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha .........................................................89
3.2.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ........................................... 93


iv

3.2.2.3. Kiểm định thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố
khẳng định (CFA) .................................................................................. 96
3.2.2.4. Kiểm định mơ hình nghiên cứu bằng phương pháp cấu trúc
tuyến tính (SEM) .................................................................................... 99
3.2.2.5. Phân tích cấu trúc đa nhóm ..................................................... 104

3.2.2.6. Bàn luận kết quả hồi quy ......................................................... 107
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................................ 112
4.1. Một số hàm ý đối với các hộ nông dân .................................................... 112
4.2. Một số chính sách đối với các cơ quan hữu quan ................................... 113
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN

: Association of South East Asian Nations

CFA

: Confirmatory Factor Analysis

EUT

:

Expected Utility Theory

EFA

: Exploratory Factor Analysis


IDT

: Innovation Diffusion theorey

SEM

: Structural Equation Analysis

TPB

: Theory of Planned Behaviour

TRA

: Thoery of Reasoned Action

VietGAP

: Vietnamese Good Agricultural Practices


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích sản xuất của các vùng rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng tính đến năm 2016........................................................................... 43
Bảng 2.2. Các vùng đạt yêu cầu và tiêu chí để phát triển rau theo hướng
VietGAP tại tỉnh Quảng Nam................................................................... 44
Bảng 2.3. Tổng hợp khái niệm và cách thức đo lường ............................................. 68

Bảng 3.1. Cronbach’s Alpha của các khái niệm nghiên cứu .................................... 90
Bảng 3.2. Kết quả phân tích EFA các thang đo các khái niệm nghiên cứu .............. 95
Bảng 3.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo ........................................ 99
Bảng 3.4 Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong
mơ hình lý thuyết chính thức .................................................................. 100
Bảng 3.5. Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong
mơ hình lý thuyết chính thức (sau khi đã loại biến DM)........................ 102
Bảng 3.6. Kết quả ước lượng bootstrap so với ước lượng ML ............................... 103
Bảng 3.7. Kiểm định giả thuyết phụ về sự khác biệt theo địa điểm ....................... 104
Bảng 3.8. Kiểm định giả thuyết phụ về sự khác biệt theo giới tính ........................ 105
Bảng 3.9. Kiểm định giả thuyết phụ về sự khác biệt theo tuổi ............................... 107


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Mơ hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA) .........................................................19
Hình 1.2. Mơ hình thuyết hành vi dự định (TPB) .................................................................21
Hình 1.3. Mơ hình tuyến tính thể hiện sự khuếch tán ...........................................................22
Hình 1.4. Mơ hình phi tuyến về sự lĩnh hội các sáng kiến trong nông nghiệp ............................22
Hình 1.5. Mơ hình đề xuất nghiên cứu .................................................................................38
Hình 2.1. Dụng cụ sản xuất của hộ dân ở Hưng Mỹ ............................................................41
Hình 2.2. Máy cày của hộ dân ở vùng rau La Hường ...........................................................42
Hình 2.3: Quy trình nghiên cứu ............................................................................................50
Hình 2.4. Mơ hình đề xuất nghiên cứu .................................................................................51
Hình 2.5: Nhập dữ liệu bên trong (phỏng vấn) vào dự án Nvivo 8.0 ...................................57
Hình 2.6: Nhập dữ liệu bên ngồi vào dự án Nvivo 8.0 .......................................................58
Hình 2.7: Đặt tên cho các nodes ...........................................................................................59
Hình 2.8: Truy vấn dữ liệu....................................................................................................60

Hình 3.1: Mơ hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng tiêu chuẩn
VietGAP trong sản xuất rau của nông hộ tại hai địa phương Quảng Nam và
Đà Nẵng ................................................................................................................87
Hình 3.2. CFA lần 1 ..............................................................................................................97
Hình 3.3. CFA đã móc các phần dư ......................................................................................98
Hình 3.4. Kết quả SEM mơ hình lý thuyết .........................................................................100
Hình 3.5. Kết quả SEM loại bỏ DM ...................................................................................101


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nghiên cứu về quyết định áp dụng đổi mới công nghệ trong nông nghiệp đã
nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học từ các chuyên ngành khác nhau.
Khởi đầu cho nghiên cứu về chủ đề này là thuyết lợi ích kỳ vọng được khởi xướng
bởi Bernoulli (1738) dựa trên nền tảng so sánh lợi ích và rủi ro của người nơng dân
khi quyết định áp dụng đổi mới, tiếp đến là các thuyết tiếp cận dưới góc độ tâm lý,
hành vi của người nông dân như thuyết khuếch tán đổi mới của Roger (1962),
thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991). Chưa dừng lại ở góc độ lý thuyết, chuỗi
các bằng chứng thực nghiệm sau đó đã chứng minh khả năng ứng dụng các lý
thuyết này trong thực tiễn. Có những nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ tâm lý chỉ ra
rằng thái độ, các quy phạm xã hội và nhận thức kiểm soát hành vi là các yếu tố quan
trọng nhất tác động đến quyết định áp dụng đổi mới công nghệ của nông dân
(Läpple và Kelley, 2013); (Wauters và cộng sự, 2013). Trong khi đó, các nghiên
cứu sử dụng thuyết lợi ích kỳ vọng cho rằng nhận thức của người nơng dân về lợi
ích và rủi ro của đổi mới ảnh hưởng đến việc quyết định áp dụng và các rủi ro về
kinh tế đóng vai trị quan trọng (Ghadim và cộng sự, 2005). Tuy nhiên, việc quyết
định áp dụng đổi mới công nghệ trong nông nghiệp không chỉ chịu tác động từ các
yếu tố tâm lý mà cả các yếu tố kinh tế, xã hội và văn hóa. Bergevoet và cộng sự

(2004) cho rằng những mơ hình kinh tế là chưa đủ để giải thích được tồn bộ sự
phức tạp trong các quyết định của người nông dân, vốn thường bị chi phối bởi cả
hai mục tiêu kinh tế và phi kinh tế. Chính vì thế, hầu hết các mơ hình lý thuyết và
thực nghiệm lâu nay có khuynh hướng trình bày lí giải các quyết định áp dụng đổi
mới cơng nghệ qua cách nhìn của riêng một ngành nào đó kể trên (Pannell và cộng
sự, 2006). Vì vậy, việc nghiên cứu để nhằm kiểm chứng các lý thuyết về quyết định
áp dụng đổi mới công nghệ trong nông nghiệp của nông dân cho một nước nông
nghiệp đang phát triển như Việt Nam là một chủ đề mang tính cấp thiết.


2

Rau là một thành phần không thể thiếu trong bữa ăn gia đình và rau an tồn
đang là một nhu cầu bức thiết hiện nay. Để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng
năm 2006, ASEAN đã công bố quy trình GAP cho các nước thành viên. Quy trình
VietGAP được bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Bộ Khoa học và
Công nghệ ban hành theo quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01
năm 2008 là một công nghệ trong nơng nghiệp gồm các quy tắc, phương pháp, quy
trình thực hành nông nghiệp tốt cho rau, quả. Mặc dù, mới được triển khai áp dụng
quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nhưng ở một số địa phương như Tiền
Giang, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Binh Thuận, Thừa Thiên Huế bước đầu đã
mang lại hiệu quả kinh tế cao (Hà và Phụng, 2017). Trong đó hai địa phương Quảng
Nam và Đà Nẵng đã có những động thái đi đầu trong việc triển khai áp dụng quy
trình VietGAP, nhiều quyết định đã được phê duyệt, nhiều chương trình hội thảo
được tổ chức điển hình như: “Diễn đàn đầu tư Quảng Nam hướng tới tăng trưởng
xanh”, được tổ chức tại Hội An tháng 6/2013; Hội Thảo “Tăng trưởng xanh khu vực
miền Trung Tây Nguyên: Thực tiễn và những vấn đề đặt ra”, được tổ chức tại Viện
khọc xã hội vùng Trung Bộ tháng 11/2014. Trên thực tế mơ hình VietGAP đã giúp
thay đổi nhận thức của nhiều hộ nông dân về hướng sản xuất sản phẩm sạch, an
toàn đảm bảo sức khỏe cho cả người tiêu dùng và người sản xuất như: sản xuất dưa

hấu VietGAP tại huyện Phú Ninh, nuôi cá VietGAP tại xã Đại Chánh huyện Đại
Lộc và sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Duy Xun; Thăng
Bình; Hịa Vang và Cẩm Lệ. Tuy vậy, sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn
VietGAP những năm gần đây chưa được nhân rộng. Bởi nhận thức cịn hạn chế của
hộ nơng dân về VietGAP; Thiếu nhu cầu thị trường cho sản phẩm rau được chứng
nhận VietGAP, hay những rủi ro liên quan đến việc phá vỡ hợp đồng khơng chính
thức giữa người bn với nơng dân (Hoang, 2018); đất sản xuất phân tán, manh
mún; thiếu quy hoạch và định hướng của chính quyền địa phương để hình thành các
vùng sản xuất chuyên canh rau VietGAP với quy mô lớn (Thuận, 2010); (Vũ và
cộng sự, 2016) .


3

Những nghiên cứu trên đây đã góp phần nâng cao nhận thức của nhà hoạch
định, cộng đồng doanh nghiệp, các nông hộ về phát triển rau theo tiêu chuẩn
VietGAP. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đi sâu tiếp cận từ góc độ
động cơ, tâm lý, nhận thức ảnh hưởng đến quyết định áp dụng tiêu chuẩn VietGAP
của nông dân. Hơn nữa, đa số các nghiên cứu trước đây sử dụng phương pháp định
tính và mới chỉ dừng lại ở việc phỏng vấn chuyên gia để xây dựng, đề xuất thang
đo. Tác giả tin rằng việc thực hiện nghiên cứu để tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất rau của nông dân bằng
việc sử dụng bộ số liệu điều tra và ứng dụng các phương pháp ước lượng mới sẽ bổ
sung thêm bằng chứng khoa học thực nghiệm về quyết định áp dụng đổi mới công
nghệ trong nơng nghiệp của nơng dân.
Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất rau của nông hộ tại hai
địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng” là thật sự cấp thiết trên cả phương diện lý
thuyết và thực tiễn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Quyết định áp dụng đổi mới công nghệ trong nông nghiệp đã nhận được sự
quan tâm của nhiều nhà khoa học từ nhiều chuyên ngành khác nhau cả mặt lý thuyết
lẫn thực nghiệm. Tuy nhiên, chưa có sự thống nhất giữa các nghiên cứu. Nhìn
chung, có thể nhóm các cơng trình học thuật này theo các hướng sau:
Cách tiếp cận dựa trên thuyết lợi ích kỳ vọng - Expected Utility Theory (EUT)
được khởi xướng bởi Bernoulli (1738) cho rằng nông dân so sánh công nghệ mới
với công nghệ truyền thống và áp dụng nếu độ thỏa dụng kì vọng của cơng nghệ
mới cao hơn độ thỏa dụng kì vọng của cơng nghệ truyền thống. Đại diện cho cách
tiếp cận này có các nghiên cứu của Batz và cộng sự (1999), Baidu-Forson (1999),
Ghadim và cộng sự (2005) …Tuy nhiên, các nghiên cứu về việc quyết định áp dụng
đổi mới của nông dân dựa trên thuyết EUT chỉ xem xét tác động bởi việc nhận thức
tối đa hóa lợi ích kì vọng, mà khơng xem xét vai trị của các yếu tố động cơ, thái độ,
các tiêu chuẩn của cá nhân người nông dân khi quyết định áp dụng đổi mới.


4

Cách tiếp cận dựa trên các thuyết tâm lí xã như thuyết Hành động hợp lý,
hành vi dự định đều cho rằng thái độ, chuẩn mực xã hội, kiểm soát hành vi là các
nhân tố quan trọng trong việc lý giải các quyết định của nông dân. Một số nghiên
cứu điển hình theo trường phái này có: Bergevoet và cộng sự (2004); Läpple, D., và
Kelley (2013); Wauters và Mathij (2013); Bijttebier và cộng sự (2014). Tuy nhiên,
các nghiên cứu sử dụng thuyết hành vi dự định lại không xem xét vai trị của giao
tiếp đến từ bạn bè, truyền hình hay cán bộ khuyến nơng. Trong khi đó, các nghiên
cứu sử dụng thuyết khuếch tán đổi mới lại đi sâu tìm hiểu tác động của việc giao
tiếp đối với quyết định áp dụng đổi mới của nông dân, như Makokha và cộng sự
(1999) đã sử dụng thuyết khuếch tán đổi mới của Roger xác nhận rằng các đặc tính
của người nông dân như: mức độ tham gia và hoạt động trong các dịp tranh luận tập
thể, mức độ tham dự tập huấn, giao lưu tại các hội thảo chuyên đề và vai trị của
lãnh đạo có ảnh hưởng nhưng khơng đáng kể đến nhận thức cũng như quyết định

tiếp thu sáng kiến của người nông dân. Tần suất tiếp xúc giữa người nơng dân và
bên khuyến nơng có ảnh hưởng tích cực đến quyết định áp dụng các giống ngơ,
giống mỳ mới của nông dân ở vùng Tigray, Ethiopia được tìm thấy bởi
Gebremariam (2001). Tuy nhiên, các nghiên cứu áp dụng thuyết khuếch tán đổi
mới để xem xét quyết định áp dụng của nông dân lại không đề cập đến yếu tố động
cơ, giá trị, thái độ. Khắc phục nhược điểm này, Jackson và cộng sự (2006) đã kết
hợp ba lý thuyết khuếch tán đổi mới; thuyết hành động lý luận và thuyết hành vi dự
định, tiết lộ rằng động cơ, giá trị và thái độ là những yếu tố cốt lõi trong q trình
đưa ra quyết định của nơng dân. Tuy nhiên, việc quá chú trọng đến động cơ và giá
trị để đánh giá quyết định của nông dân dẫn đến chưa thể chỉ ra được nhận thức về
nguy cơ, rủi ro của cơng nghệ mới giải thích cho quyết định áp dụng của nông dân.
Cách tiếp cận theo hướng tích hợp các thuyết tâm lý xã hội và thuyết lợi ích kỳ
vọng chú trọng đến các các nhân tố: niềm tin; nhận thức về đặc điểm của cải tiến; ý
định, thái độ; chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm sốt hành vi; mục đích và
mục tiêu của nông dân; các yếu tố nền bao gồm các đặc điểm nơng dân, hộ gia đình,
nơng trại, bối cảnh canh tác và tiếp nhận thơng tin hoặc q trình học hỏi để giải


5

thích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng đổi mới công nghệ của nông
dân. Nghiên cứu tiêu biểu cho cách tiếp cận này mới chỉ có Borges và cộng sự
(2015).
Tuy vậy, vẫn cịn khá ít các nghiên cứu thực nghiệm về quyết định áp dụng
đổi mới công nghệ trong nông nghiệp của nông dân tại Việt Nam, như Hà Vũ Sơn
và Dương Ngọc Thành (2014); Trần Thanh Sơn (2011); Trương Thị Ngọc Chi và
cộng sự (2002) và hầu hết các nghiên cứu trên chỉ quan tâm xem xét đến các yếu tố
khách quan như chính sách hỗ trợ của nhà nước, diện tích, trình độ học vấn, thị
trường và cơ sở hạ tầng…Trong khi đó đa số các nghiên cứu liên quan đến áp dụng
VietGAP như: Hoàng Mạnh Dũng (2010), Nguyễn Thị Hồng Trang (2016) Ngô Thị

Thuận (2010), Nguyễn Anh Minh (2018) lại xem VietGAP như một chương trình,
một chính sách để chuyển đổi, phát triển nơng nghiệp truyền thống sang nền nông
nghiệp hiện đại mà không phải một cơng nghệ mới trong nơng nghiệp. Chính vì
vậy, các nghiên cứu này chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá, phân tích thực trạng từ đó
đề xuất các giải pháp nhằm phát triển rau củ quả theo hướng VietGAP.
Tóm lại, cho đến nay chưa có nghiên cứu học thuật nào đi sâu tiếp cận từ góc
độ động cơ, tâm lý, nhận thức để xem xét quyết định áp dụng tiêu chuẩn VietGAP
trong sản xuất rau của người nông dân.
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu có thể rút ra một số khoảng trống:
Thứ nhất, mặc dù các nghiên cứu trước đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định áp dụng đổi mới công nghệ trong nông nghiệp như: tiếp xúc với cán bộ
khuyến nông, thái độ, ảnh hưởng xã hội, kiểm soát hành vi. Tuy nhiên, các nghiên
cứu trên chưa xem xét đến các quan sát như: nhận thức rủi ro về thương hiệu, cũng
như nhận thức về sức khỏe của người sản xuất có ảnh hưởng đến quyết định của họ.
Thứ hai, nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
áp dụng đổi mới công nghệ trong nông nghiệp cho một địa phương hay một quốc
gia đang phát triển như Việt Nam là chưa được thực hiện.
Thứ ba, đa số các nghiên cứu kết hợp giữa phương pháp định tính và định
lượng, tuy nhiên, các nghiên cứu định tính chỉ dừng lại ở việc phỏng vấn chuyên
gia. Vì vậy, luận án này sử dụng phương pháp định tính với bộ công cụ là quan sát


6

và phỏng vấn sâu người nông dân (với phần mềm hỗ trợ Nvivo 8.0) nhằm điều
chỉnh và phát triển các thang đo cho phù hợp với dữ liệu thực tế, đồng thời áp dụng
phương pháp định lượng (SEM) để kiểm định giả thuyết có lẽ là chưa từng có ở các
nghiên cứu trước đây.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở những nền tảng lý luận về quyết định áp dụng đổi mới công nghệ

trong nông nghiệp, luận án hướng đến việc xác định và giải thích các nhân tố ảnh
hưởng dự định lựa chọn kỹ thuật sản xuất của nông dân Việt Nam, cụ thể là ý định
áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất rau của nông hộ trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam và Đà Nẵng cho các mùa vụ tiếp theo, từ đó đề xuất các hàm ý, chính
sách phù hợp đối với các chủ thể liên quan.
Mục tiêu cụ thể:
Điều chỉnh và phát triển thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp
dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất rau của nông hộ tại Quảng Nam và Đà
Nẵng.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng tiêu chuẩn VietGAP
trong sản xuất rau của nông hộ tại Quảng Nam và Đà Nẵng cho các mùa vụ tiếp
theo.
Đề xuất một số hàm ý với các cơ quan hữu quan và nông hộ.
Để đạt được mục tiêu đề ra, nghiên cứu này thực hiện một số nhiệm vụ
sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa và tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến
quyết định áp dụng đổi mới công nghệ trong nông nghiệp của nông dân.
Thứ hai, lựa chọn phương pháp nghiên cứu.
Thứ ba, đề xuất mơ hình nghiên cứu.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Xác định và lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng tiêu
chuẩn VietGAP trong sản xuất rau của nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và
thành phố Đà Nẵng cho các mùa vụ tiếp theo?


7

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: luận án “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất rau của nông hộ tại hai địa

phương Quảng Nam và Đà Nẵng” tập trung tìm hiểu động cơ, nhận thức, thái độ
của nông dân khi quyết định áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất rau.
Khách thể nghiên cứu: là các nông hộ đang sản xuất rau theo tiêu chuẩn
VietGAP trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Việc lựa chọn này là
do hiện nay việc sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP chủ yếu là các nơng hộ, mà
chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Đối tượng khảo sát: người lao động chính trong hộ sản xuất rau VietGAP.
Phạm vi:
Nội dung: Quyết định áp dụng tiêu chuẩn VietGAP của nông dân chịu tác
động bởi cả hai nhóm nhân tố khách quan lẫn chủ quan. Tuy nhiên, nghiên cứu này
tiếp cận từ góc độ động cơ, nhận thức, tâm lý của người nơng dân. Chính vì vậy,
mà các yếu tố khách quan không được đề cập trong nghiên cứu này.
Không gian: nghiên cứu này chỉ khảo sát tại 6 khu vực sản xuất gồm: Hưng
Mỹ, Lang Châu Bắc, Bàu Tròn tỉnh Quảng Nam; La Hường, Yến Nê, Túy Loan
thuộc thành phố Đà Nẵng, đây là những khu vực có số hộ tham gia sản xuất rau
VietGAP nhiều nhất và có thể đại diện cho cả 2 địa phương trên. Nghiên cứu này
chọn 2 địa phương trên vì một số lý do sau: i) thứ nhất, mặc dù Quảng Nam và Đà
Nẵng là 2 địa phương khác nhau về mặt hành chính kể từ sau ngày 1/1/1997, nhưng
các chính sách về hỗ trợ áp dụng sản xuất rau VietGAP của hai địa phương còn rất
hạn chế để tạo ra sự khác nhau về mức độ tham gia VietGAP của nông hộ. Hơn
nữa, ở đây nghiên cứu tiếp cận từ góc độ tâm lý của người nông dân chịu tác động
từ nhận thức lợi ích, mơi trường, quy chuẩn xã hội… Bên cạnh đó, các điều kiện
canh tác, thời tiết, phong tục tập quán sản xuất của 2 địa phương này có những nét
tương đồng. ii) thứ hai, việc lựa chọn 2 địa phương cũng nhằm làm gia tăng kích cỡ
mẫu nghiên cứu, từ đó sử dụng các hàm thống kê cho việc kiểm định phân tích, rút
ra hàm ý. Ngồi ra, nghiên cứu này sử dụng phương pháp đa nhóm để xem xét sự


8


khác nhau giữa hai địa phương, giới tính và độ tuổi có thể khắc phục được một số
hạn chế khi xem xét 2 địa phương trên.
Thời gian: nghiên cứu được tiến hành theo dạng lát cắt ngang (nghiên cứu
đồng đại) giai đoạn năm 2016-2017 để tìm hiểu về các hoạt động kinh tế của cộng
đồng cư dân trong chu kỳ một năm. Do cách tiếp cận theo trường hợp 2 địa phương
Quảng Nam và Đà Nẵng nên kết quả nghiên cứu chỉ có giá trị cho 2 khu vực khảo
sát trên mà khơng có giá trị suy rộng cho tồn bộ nông dân ở Việt Nam. Tuy nhiên,
việc lựa chọn 2 địa phương trên vẫn có những nét tương đồng trong hoạt động sản
xuất nông nghiệp của nông dân ở cả nước. Vì vậy mà kết quả nghiên cứu này vẫn
có giá trị tham khảo hữu ích về động cơ, giá trị, nhận thức nói chung của nơng dân.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Luận án này kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng. Việc quyết
định áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất rau của nông hộ nhìn chung là quá
trình phức tạp và đa dạng, trong khi đó chưa có nghiên cứu khám phá nào được tiến
hành tại Việt Nam nói chung và 2 địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng nói riêng.
Hơn nữa, các nghiên cứu về quyết định áp dụng đổi mới công nghệ trong nông
nghiệp của nông dân đã được kiểm nghiệm tại các quốc gia nhưng mức độ phức tạp
trong nhận thức, thái độ cũng như các điều kiện kinh tế xã hội của các quốc gia đó
cũng rất khác so với Việt Nam nói chung và 2 địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng
nói riêng. Chính vì thế, việc sử dụng phương pháp định tính là phù hợp cho việc mơ
tả, tìm hiểu nhận thức và quyết định của nơng dân. Trong nghiên cứu này, hai công
cụ được sử dụng để thu thập thơng tin chính là 1) quan sát, ở đây nghiên cứu chỉ
quan sát để nhận biết về thực trạng, hoàn cảnh, địa bàn nghiên cứu, 2) phỏng vấn
sâu, bởi vì, nghiên cứu này tập trung vào tìm hiểu nhận thức, ý định của cá nhân
người lao động tham gia sản xuất rau VietGAP. Với các loại dữ liệu định tính này,
nghiên cứu sử dụng phần mềm Nvivo 8.0 để hỗ trợ trong việc quản lý, tổng hợp và
phân tích dữ liệu.
Kế tiếp, nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng nhằm kiểm định và đo
lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản
xuất rau của nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Nghiên



9

cứu này sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện với kích thích mẫu là 320. Đối
tượng được điều tra là lao động nơng nghiệp chính trong gia đình ở các làng sản
xuất rau VietGAP như Hưng Mỹ, Lang Châu Bắc, Bàu Tròn, La Hường, Yến Nê,
Túy Loan. Dữ liệu thu thập được làm sạch và tiếp tục thông qua thủ tục: (1) đánh
giá độ tin cậy bằng phân hệ số Cronbach’s alpha; (2) phân tích khám phá nhân tố
EFA); (3) CFA và (4) SEM.
7. Những đóng góp mới của luận án
Sau khi hoàn thiện luận án dự kiến sẽ mang lại những đóng góp về mặt lý
luận cũng như thực tiễn, cụ thể như sau:
Thứ nhất, luận án sẽ góp phần gia tăng bề dày khoa học về tác động của các
nhân tố đến quyết định áp dụng đổi mới công nghệ trong nông nghiệp của nông dân,
khi áp dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính để khai phá dữ liệu bằng
việc phỏng vấn sâu các đối tượng là lao động chính trong sản xuất rau VietGAP với
phương pháp định lượng (SEM) nhằm kiểm định các giả thuyết được đề xuất.
Thứ hai, luận án chọn 2 địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng thuộc một nước
nông nghiệp đang phát triển để phân tích sẽ góp phần gia tăng bằng chứng thực
nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng đổi mới công nghệ trong
nông nghiệp của nông dân đã được đúc kết thành những nền tảng lý thuyết vững
chắc.
Thứ ba, nhận thức về rủi ro liên quan đến thương hiệu và nhận thức lợi ích
về sức khỏe người sản xuất có tác động đáng kể trong quyết định áp dụng tiêu
chuẩn VietGAP của nông dân.
Thứ tư, kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng giúp cho các
nhà hoạch định chính sách và các nơng hộ có cái nhìn sâu rộng hơn về vai trò của
các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất
rau của nông dân. Hơn nữa, kết quả của luận án sẽ là tiền đề để khuyến khích hình

thành nên những cơng trình nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này.
8. Nội dung của luận án
Chương 1: Cơ sở lý luận về quyết định áp dụng đổi mới công nghệ trong
nông nghiệp của nông hộ


10

Trong chương này luận án trình bày khung lý thuyết giải thích quyết định áp
dụng đổi mới cơng nghệ trong nơng nghiệp của nơng dân gồm thuyết lợi ích kỳ
vọng, hành vi dự định, khuếch tán đổi mới. Bên cạnh đó, luận án cũng tổng quan
các cơng trình nghiên cứu thực nghiệm trước đây để xác định các biến số, từ đó xây
dựng mơ hình thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng tiêu
chuẩn VietGAP trong sản xuất rau của nông hộ tại hai địa phương Quảng Nam và
Đà Nẵng là nội dung cuối của chương 1.
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Khi nghiên cứu tại cộng đồng, hay khu vực nào cũng cần giới thiệu về đặc
điểm tự nhiên, điều kiện cơ sở hạ tầng của địa bàn nghiên cứu. Do vậy, đây chính là
nội dung đầu tiên trong chương này. Kế tiếp, nghiên cứu phân tích và mơ tả bức
tranh tồn cảnh về thực trạng sản xuất rau VietGAP trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
và thành phố Đà Nẵng. Điểm nổi bật của chương này là trình bày chi tiết các bước
tiến hành nhằm tìm kiếm bằng chứng cho các mục tiêu đề ra.
Chương 3: Kết quả phân tích và thảo luận
Dựa vào mơ hình thực nghiệm và dữ liệu thu thập từ 294 nông hộ, nghiên
cứu sử dụng công cụ phần mềm spss 16.0 và Amos 16.0 để thực hiện các kiểm định
và ước lượng các hệ số hồi quy. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm này sẽ được
tiến hành thảo luận dựa trên nền tảng lý thuyết đã được đúc kết trong chương 1 và
đối chiếu với các nghiên cứu trước đây nhằm luận giải một cách thuyết phục các kết
quả nghiên cứu đạt được.
Chương 4: Một số hàm ý chính sách

Dựa trên các kết quả nghiên cứu từ đó, đề xuất một số hàm ý và chính sách
giúp cho các nhà hoạch định, nhà quản lý và các nông hộ có cái nhìn sâu rộng hơn
về vai trị của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng tiêu chuẩn VietGAP
trong sản xuất rau là nội dung duy nhất của chương này.


11

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG ĐỔI MỚI
CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Công nghệ
Công nghệ là hoạt động thực hành có mục đích, bao gồm tác động qua lại
giữa con người với kiến thức của họ và cơng cụ, máy móc – gọi là phần cứng
(Wilson và cộng sự, 1997). Trong khi đó, Roger (1983) cho rằng cơng nghệ là thiết
kế cho hoạt động có sử dụng cơng cụ sản xuất làm giảm tính khơng chắc chắn của
quan hệ nhân quả để đạt kết quả mong muốn. Công nghệ gồm hai phần: phần cứng
gồm công cụ trong công nghệ như là vật liệu dụng cụ sản xuất, cịn phần mềm là cơ
sở thơng tin về cơng cụ đó. Bên cạnh đó, Đinh Phi Hổ (2003) cũng chỉ ra rằng công
nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, cơng cụ và phương
tiện để biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm hay dịch vụ phục vụ cho sản xuất
và đời sống. Công nghệ được coi là sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm. Phần
cứng là máy móc, nhà xưởng, thiết bị. Phần mềm bao gồm 3 thành phần: con người
(kiến thức, kỹ năng, tay nghề, kinh nghiệm), thơng tin (bí quyết, quy trình, phương
pháp) và tổ chức (sắp xếp, điều phối, quản lý).
Ngoài ra, để phân biệt giữa kỹ thuật và cơng nghệ thì Inglod (2002) xác định
như sau: kỹ thuật liên quan kỹ năng, là khả năng chuyên biệt của từng người; công
nghệ là tập hợp kiến thức khách quan, tổng quát, cho đến mức độ khả năng áp dụng
thực hành, và cũng cần phân biệt chúng với công cụ, là vật dụng dùng để giúp con

người tăng khả năng hoạt động trong điều kiện định sẵn.

1.1.2. Đổi mới công nghệ
Đổi mới công nghệ được định nghĩa như là phương pháp mới, tập quán và
công cụ dùng để thực hiện công việc (Sunding và cộng sự, 2001). Trong khi đó,
Ngơ Đức Cát và Vũ Đình Thắng (2001) tiết lộ rằng đổi mới công nghệ là sự đổi mới


12

các kỹ thuật có sẵn hoặc trình độ kiến thức về mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào
và sản lượng, nhờ đó sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn với nhập lượng như cũ hoặc
có thể làm ra sản lượng như cũ nhưng với nhập lượng ít. Ngồi ra, đổi mới cơng
nghệ cũng cịn được xác định như là một q trình trong đó, cá nhân hay đơn vị đi
từ kiến thức đầu tiên của công nghệ mới đến hình thành thái độ đối với cơng nghệ
mới, đến quyết định chấp nhân hay bác bỏ, đến áp dụng ý tưởng mới, và đến xác
nhận quyết định đó (Roger, 1983).
Đổi mới công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần gia tăng
năng suất, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt trong ngành nông
nghiệp, đổi mới công nghệ sẽ giúp sản xuất ra nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng
hơn, đa dạng và phong phú hơn, giải quyết những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng
và cịn cung cấp ngun liệu thơ cho sử dụng phi thực phẩm. Ví dụ cuộc cách mạng
xanh đóng góp tích cực cho q trình tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Nó cũng
mang đến những lợi ích cho những nông hộ nhỏ, tăng thu nhập nông thôn, giảm giá
lương thực và gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong ngành nông nghiệp của
Việt Nam đổi mới công nghệ đã đóng góp trên 35% tăng trưởng của ngành trong
thời gian qua trong khi các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng khác như lao động, vốn và
quỹ đất có xu hướng giảm đi (Hiền, 2016). Hơn nữa, đổi mới công nghệ có tác động
tích cực đối với việc nâng cao chất lượng bảo vệ môi trường sinh thái thông qua
việc áp dụng cơng nghệ sinh học, hóa học để biến đổi các chất thải thành phân bón

cho cây trồng. Chính vì vậy, ngày nay vấn đề đổi mới cơng nghệ khơng chỉ nhằm
mục đích tối đa hóa lợi nhuận, tăng trưởng kinh tế mà cịn tính đến cả các yếu tố xã
hội, bảo vệ môi trường, an ninh lương thực và những lợi ích về sức khỏe. Để tiến bộ
cơng nghệ phát huy một cách hiệu quả đối với sản xuất, người sản xuất phải có
nhận thức đầy đủ về vai trị, tác dụng của đổi mới cơng nghệ mang lại. Muốn vậy
phải nâng cao kiến thức, quy trình cơng nghệ.
Người nơng dân khơng sẵn lịng áp dụng đổi mới công nghệ được Đinh Phi
Hổ (2003) dẫn từ Wharton C (1971) có 6 ngun nhân chính như sau:


13

(1) Không biết hoặc không hiểu về kỹ thuật mới: Mặc dù cán bộ khuyến
nơng có nỗ lực truyền bá nhưng có một bộ phận nơng dân khơng biết thơng tin về
kỹ thuật đó, hoặc nơng dân có biết tới kỹ thuật đó thơng qua cán bộ khuyến nơng
nhưng lại khơng hiểu vì có thể do phương pháp khuyến nơng khơng thích hợp.
(2) Khơng có đủ năng lực để thực hiện: mặc dù nông dân đã biết kỹ thuật
mới, tuy nhiên để thực hiện kỹ thuật mới đó nó địi hỏi kiến thức và kỹ năng mới
nhưng nông dân lại khơng có những điều kiện này
(3) Khơng được chấp nhận về mặt tâm lý, văn hóa và xã hội;
(i) Về mặt tâm lý: nông dân đã quen với phương thức sản xuất nơng nghiệp
truyền thống, cách tính tốn khơng phải là trên giấy mà bằng kinh nghiệm và suy
nghĩ riêng của họ.
(ii) Về mặt văn hóa – xã hội: Cộng đồng dân cư trên những vùng địa lý khác
nhau có tập quán, tôn giáo khác nhau, nếu kỹ thuật mới không phù hợp với tập quán
– tôn giáo mà họ có thì họ sẽ khơng chấp nhận ứng dụng kỹ thuật đó.
(4) Khơng được thích nghi: Kỹ thuật mới chưa được thử nghiệm tại địa
phương mà nông dân cư trú. Một sự hồ nghi sẽ xuất hiện vì khơng biết điều kiện tự
nhiên ở địa phương có thích hợp khơng.
(5) Không khả thi về kinh tế: Khi kỹ thuật mới áp dụng, thường chi phí sản

xuất tăng đồng thời sản lượng cũng tăng. Nhưng chắc chắn rằng nông dân sẽ không
chấp nhận khả năng sinh lợi thấp hơn so với việc áp dụng cách truyền thống của họ.
(6) Không sẵn có điều kiện để áp dụng: áp dụng kỹ thuật mới đòi hỏi phải sử
dụng một loại giống mới nào đó, hoặc một loại phân nào đó, nhưng các loại này lại
khơng có sẵn trên thị trường của địa phương.

1.1.3. VietGAP
GAP (Good Agriculture Practice) là bộ quy tắc thực hành nông nghiệp tốt
được khởi xướng bởi các nhà bán lẻ Châu Âu vào năm 1997 nhằm giải quyết mối
quan hệ bình đẳng và trách nhiệm giữa người sản xuất sản phẩm nơng nghiệp với
khách hàng của họ. Theo đó, GAP là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm
bảo một mơi trường sản xuất an tồn sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa


14

các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học và hóa chất, đồng thời sản phẩm phải
đảm bảo an toàn từ ngoài đồng ruộng đến khi sử dụng.
Các nước thành viên khối ASEAN với cam kết gia tăng chất lượng, giá trị
của sản phẩm rau và quả đã thống nhất những quy định chung cho khu vực ASEAN
được gọi là ASEANGAP. Mục tiêu của ASEANGAP là bảo vệ môi trường, kỹ thuật
canh tác, an toàn thực phẩm cho xã hội, hài hòa và phù hợp với các nước thành viên
đến năm 2020.
VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là bộ quy tắc thực hành
nơng nghiệp tốt cho rau, quả an tồn áp dụng cho thị trường Việt Nam, được ban
hành theo quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chúng được xem như công nghệ
trong nông nghiệp gồm cả phần cứng như vật tư nông nghiệp, công cụ, nhà xưởng
và phần mềm là quy trình kỹ thuật được áp dụng, tạo ra sản phẩm có năng suất cao.


1.1.4. Nơng hộ
Khái niệm nông hộ được nhiều nhà khoa học quốc tế và trong nước quan tâm
nghiên cứu và chúng được khởi xướng bởi Ellis (1988) “Hộ nông dân là các hộ gia
đình làm nơng nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng
chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế
lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có
xu hướng hoạt động với mức độ khơng hồn hảo cao” (dẫn theo Lê Đình Thắng).
Trong khi đó, tại Việt Nam, một số nhà nghiên cứu cũng đưa ra định nghĩa về nơng
hộ. Theo Lê Đình Thắng (1993) “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh
tế cơ sở trong nơng nghiệp và nơng thơn”. Bên cạnh đó, Đào Thế Tuấn (1997) xác
định “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng,
bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nơng nghiệp ở nơng thơn”. Ngồi
ra, Tạ Tuyết Thái (2016) quan niệm “Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ bản, tiến
hành sản xuất kinh doanh dựa trên nguồn lực sẵn có của gia đình nhằm tạo ra thu
nhập theo nhiều hình thức khác nhau, chịu sự tác động của quy luật khách quan
trong quá trình tồn tại và phát triển”.


15

Tuy có nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến nơng hộ, nhưng nhìn chung
nơng hộ được xác định là hộ gia đình tại nơng thơn tham gia hoạt động sản xuất
trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp bằng việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của
hộ và tham gia một phần hay hoàn toàn vào sản xuất thị trường.

1.1.5. Nông dân
Theo wikipedia nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham
gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các
ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch
sử, người nơng dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành

nên giai cấp nơng dân, có vị trí, vai trị nhất định trong xã hội.
Theo Eric Wolf (1955) nông dân được định nghĩa là những người trồng trọt
ở nông thôn và họ không phải là nông gia (chủ các nông trại) (dẫn theo Bùi Quang
Dũng, 2012).
Trong bối cảnh nghiên cứu về hành vi kinh tế của nơng dân, nghiên cứu này
cũng đồng tình với định nghĩa của Ngô Thị Phương Lan (2011) cho rằng nông dân
là những người kiếm sống chủ yếu bằng hình thức canh tác nơng nghiệp, có sự tham
gia trực tiếp của lao động gia đình trong quá trình sản xuất, và tham gia một phần
hay hoàn toàn vào sản xuất thị trường.

1.1.6. Quyết định áp dụng tiêu chuẩn VietGAP
Theo nghiên cứu này Quyết định áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất
rau đề cập đến những ý định/dự định áp dụng các phương pháp, quy trình, tiêu
chuẩn VietGAP của người nông dân trong các mùa vụ tiếp theo. Điều này bởi vì
người nơng dân có thể tiếp tục đầu tư thời gian và vật tư để áp dụng theo quy trình
này hoặc quay trở lại với phương pháp, quy trình truyền thống. Hơn nữa, các đối
tượng nơng dân khác nhau thường có thời điểm quyết định áp dụng quy trình
VietGAP khác nhau và thường chênh lệch nhau tới 1-2 năm, như các hộ nông dân ở
Hưng Mỹ áp dụng tiêu chuẩn VietGAP từ năm 2011, các hộ nông dân ở Lang Châu
Bắc, Duy Phước áp dụng từ năm 2012, trong khi đó các hộ ở Bàu Trịn, xã Đại An,


16

La Hường, quận Cẩm Lệ từ năm 2013. Do đó, việc yêu cầu người nông dân nhớ lại
thái độ, niềm tin và các nhân tố khác lúc họ mới tiếp nhận là không khả thi.
Theo Ajzen (1991) Ý định hành vi bao gồm các yếu tố động cơ có thể có ảnh
hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân. Các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc
nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi.
Như vậy, dựa trên phạm vi về mặt nội dung đã được đề cập trong phần trên

thì quyết định áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất rau cho biết mức độ sẵn
sàng hoặc nỗ lực của người nơng dân bỏ ra để áp dụng quy trình VietGAP trong các
mùa vụ tiếp theo. Quyết định này có thể bị ảnh hưởng bởi hàng loạt các yếu tố bao
gồm các yếu tố nhận thức (lợi ích, rủi ro), định mức chủ quan, khả năng kiểm soát
hành vi và mức độ giao tiếp chia sẻ thông tin của người nông dân.

1.1.7. Vai trò của sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP
Về sức khỏe con người: sản xuất và sử dụng rau an tồn có tác dụng tốt đến
sức khẻo con người, giúp con người hấp thu đầy đủ các Vitamin và dưỡng chất
trong rau mà không phải lo lắng về vấn đề ngộ độc thực phẩm hay những ảnh
hưởng không tốt đến sức khỏe. Trong ăn uống hàng ngày, rau tươi có vai trị đặc
biệt quan trọng. Tuy lượng protid và lipid trong rau tươi không đáng kể, nhưng
chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối
khống có tính kiềm, các vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra, trong
rau tươi cịn có loại đường tan trong nước và chất xenluloza (Tuyết, 2014). Hơn thế
nữa, một vai trò khác của sản xuất rau an tồn là góp phần bảo vệ sức khỏe người
sản xuất do giảm thiểu việc tiếp xúc với hóa chất độc hại. Các loại rau tươi của
nước ta rất phong phú. Nhìn chung, rau tươi được chia thành nhiều nhóm: nhóm rau
xanh như rau cải, rau muống, rau xà lách, rau cần...; nhóm rễ củ như cà rốt, củ cải,
su hào, củ đậu...; nhóm cho quả như cà chua, cà bát, cà pháo, dưa chuột...; nhóm
hành gồm các loại hành, tỏi,.v.v...
Về môi trường: thông qua việc áp dụng những biện pháp canh tác đảm bảo
cho cây rau hấp thu tốt nhất chất dinh dưỡng, nước mà không để lại tồn dư trong


×