Tải bản đầy đủ (.doc) (173 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế và tiềm năng giảm phát thải của một số mô hình trồng xen cây lương thực, cây họ đậu điển hình trên đất dốc tại huyện văn chấn, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 173 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG VĂN HUẤN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ TIỀM NĂNG GIẢM
PHÁT THẢI CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG XEN CÂY
LƯƠNG THỰC, CÂY HỌ ĐẬU ĐIỂN HÌNH TRÊN ĐẤT DỐC
TẠI HUYỆN VĂN CHẤN,TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG VĂN HUẤN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ TIỀM NĂNG GIẢM
PHÁT THẢI CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG XEN CÂY
LƯƠNG THỰC, CÂY HỌ ĐẬU ĐIỂN HÌNH TRÊN ĐẤT DỐC
TẠI HUYỆN VĂN CHẤN,TỈNH YÊN BÁI
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Thanh Vân



Thái Nguyên - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc
thực hiện nghiên cứu đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn
đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Nông Văn Huấn

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tnh của nhiều
cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới tất cả các tập
thể và cá nhân đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS -TS Đào Thanh Vân, Phó
Trưởng Phòng đào tạo sau Đại học. Người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn
PGS – TS Lê Sỹ Trung, Trưởng Phòng quản lý đào tạo sau Đại học đã có những
ý kiến đóng góp hết sức bổ ích trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu Trường Đại học Nông l âm Thái
Nguyên, các thầy cô giáo trong khoa Tài nguyên Môi trường và Phòng quản lý
đào tạo sau Đại học, những người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu
để hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của
UBND huyện Văn Chấn, Phòng nông nghiệp, Trạm khuyến nông, các xã và các hộ
nông dân huyện Văn Chấn đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu
thu thập số liệu. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
luôn bên cạnh động viên, khuyến khích tôi. Xin cảm ơn Tập thể lớp K20- KHMT,
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình
thu thập và xử lý số liệu.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Học viên

Nông Văn Huấn

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

3

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài
......................................................................................1
2. Mục tiêu...............................................................................................................2
2.1 Mục tiêu tổng quát
............................................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể
..................................................................................................2
3. Yêu cầu của đề tài ...............................................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.............................................................................2
4.1. Ý nghĩa trong khoa học ....................................................................................2
4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ....................................................................................3
5. Bố cục luận văn ...................................................................................................3
Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ....................................................................................4
1.1.1. Lý thuyết hệ thống trong nghiên cứu và đánh giá mô hình sản xuất ........4
1.1.2. Khái niệm hiệu quả ...................................................................................4
1.1.3. Hiệu quả kinh tế ........................................................................................6
1.1.4. Hiệu quả xã hội .........................................................................................7
1.1.5. Hiệu quả môi trường
.................................................................................7
1.1.6. Khái niệm và cơ sở khoa học của việc trồng xen .....................................7
1.1.7. Mô hình canh tác nông nghiệp có hiệu quả ..............................................8
1.2. Tổng quan về kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về canh tác đất dốc ...9
1.2.1. Những nghiên cứu và kinh nghiệm canh tác đất dốc bền vững trên thế
giới ......................................................................................................................
9
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu


/>

4

1.2.2. Nghiên cứu về canh tác trên đất dốc trong nước
....................................11
1.2.3. Một số nghiên cứu về sự phát thải trong sản xuất nông
nghiệp..............21
1.2.3. Đánh giá chung .......................................................................................23
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................25
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................25

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

5

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................25
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................25
2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................25
2.3. Phương pháp nghiên
cứu................................................................................25
2.3.1. Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tnh hình sản xuất
nông nghiệp của
huyện......................................................................................25
2.3.2. Thu thập số liệu đánh giá hiện trạng, hiệu quả kinh tế và khả năng giảm
phát thải của các mô hình xen canh điển hình tại huyện Văn Chấn
.................26

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN........................................32
3.1. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sản xuất nông
lâm nghiệp và canh tác trên đất dốc tại địa
phương..............................................32
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
...................................................................................32
3.1.2 Tình hình phát triển nông nghiệp
.............................................................36
3.1.3. Tình hình phát triển công nghiệp - dịch vụ .............................................42
3.1.4. Tình hình dân số và lao động ..................................................................42
3.1.5.Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng xã hội.................................................43
3.1.6. Tình hình phát triển Văn hóa – Giáo dục và Y tế ...................................45
3.1.7 Đánh giá chung ........................................................................................46
3.2. Đánh giá hiện trạng, hiệu quả kinh tế và tiềm năng giảm phát thải của các
mô hình trồng xen cây lương thực, cây họ đậu tại huyện Văn Chấn
..........................47
3.2.1. Hiện trạng các loại hình trồng xen cây lương thực, cây họ đậu hiện có
trên địa bàn huyện Văn Chấn ............................................................................47
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

6

3.2.2. Hiệu quả kinh tế của một số mô hình trồng xen cây lương thực, cây họ
đậu điển hình
.....................................................................................................54
3.2.3. Đánh giá tiềm năng giảm phát thải của các mô hình trồng xen
..............61

3.3. Đánh giá ưu nhược điểm và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển
trồng xen tại huyện Văn Chấn...............................................................................68
3.3.1. Đánh giá những ưu, nhược điểm của canh tác xen canh so với canh tác
độc canh
............................................................................................................68

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

7

3.3.2. Đánh giá một s ố thành phần dinh dưỡng trong đất trồng xen và
trồng thuần
......................................................................................................71
3.3.3. Đánh giá những khó khăn trong canh tác đất dốc tại huyện Văn Chấn ..77
3.3.4 Kết quả phân tích SWOT về trồng xen trên đất dốc tại địa phương ........79
3.3.5. Một số giải pháp phát triển
.....................................................................80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................84
1. Kết luận .............................................................................................................84
2.Kiến nghị ............................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>


8

DANH MỤC CÁC CUM TỪ VIẾT TẮT

BNNPTNT : Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn.
BVTV

: Bảo vệ thực vật.

DT

: Diện tích

ĐVT

: Đơn vị tính.

GO

: Giá trị sản xuất. K2O

: Kali nguyên chất. IC

:

Chi phí trung gian. IPCC


: Lao động.


LUT

: Loại hình sử dụng đất.

MI

: Thu nhập hỗn hợp.

N

: Đạm nguyên chất.

NS

: Năng suất.

PC

: Phân chuồng. P2O5

:

Lân nguyên chất. SL

:

Sản lượng.
TB

: Trung bình.


TC

: Tổng chi.

VA

: Giá trị gia tăng.

UBND

: Ủy ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Văn Chấn năm 2012. ................................. 37
Bảng 3.2. Diện tích sản xuất một số cây trồng chính huyện Văn Chấn.................... 38
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất một số cây trồng chính của huyện Văn Chấn ............... 40
Bảng 3.4. Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp ........................................................ 41
Bảng 3.5. Tình hình dân số và lao động huyện Văn Chấn........................................ 43
Bảng 3.6. Hiện trạng các loại hình trồng xen trên địa bàn huyện Văn Chấn............ 47
Bảng 3.7. Hiện trạng trồng xen tại nông hộ trên địa bàn huyên Văn Chấn. ............. 49
Bảng 3.8. Hiện trạng sử dụng đất trong sản xuất xen canh tại nông hộ trên địa
bàn huyện Văn Chấn ................................................................................ 51

Bảng 3.9. Năng suất cây trồng và chi phí trên loại hình ngô xen canh và độc
canh........................................................................................................... 54
Bảng 3.10. Năng suất và chi phí loại hình sắn xen canh và sắn độc canh. ............... 55
Bảng 3.11. Hiệu quả hiệu quả kinh tế giữa loại hình cây họ đậu xen ngô và ngô
độc canh. ................................................................................................... 56
Bảng 3.12. Hiệu quả hiệu quả kinh tế giữa loại hình cây họ đậu xen sắn và sắn
độc canh. ................................................................................................... 59
Bảng 3.13. Thực tế sử dụng phân bón của nông hộ tại huyện Văn Chấn ................. 62
Bảng 3.14. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông hộ tại huyên Văn
Chấn. ......................................................................................................... 67
Bảng 3.15. Đánh giá của nông hộ về một số tiêu chí giữa trồng xen và trồng
thuần ......................................................................................................... 69
Bảng 3.16. Kết quả phân tích một số thành phần dinh dưỡng trong đất trồng .........
71
Bảng 3.17. Một số khó khăn mà nông hộ gặp phải trong phát triển xen canh
trên đất dốc. .............................................................................................. 77

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đồi núi dốc chiếm ¾ diện tích trong tổng số 32,929 triệu ha đất lãnh thổ
Việt Nam. Trung du miền núi phía Bắc được coi là một trong những vùng có các
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khó khăn nhất cả nước. Diện tích đất dốc chiếm
90% tổng diện tích đất tự nhiên của vùng, trong đó có tới 51% diện tích đất có độ

dốc lớn và 38,4 % đất có tầng canh tác mỏng. Xói mòn và rửa trôi là những mối đe
dọa thường xuyên đối với đất dốc và vùng nhiệt đới ẩm, gây nên sự mất dinh
dưỡng và độ phì của lớp đất mặt, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, gây tác hại
xấu đối với môi trường.
Sử dụng đất đồi núi bền vững có ý nghĩa đặc biệt trong phát triển kinh tế xã
hội và bảo vệ môi trường ở vùng đồi núi nhằm đảm bảo tính bền vững của hệ
thống sử dụng đất..
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay, nông nghiệp là lĩnh vực
được đánh giá sẽ chịu sự tác động nặng nề nhất của thiên tai. Sản xuất nông lâm
nghiệp miền núi nói chung và tại huyện Văn Chấn nói riêng đang gặp nhiều khó
khăn và đứng trước nhiều thách thức.
Biện pháp sử dụng đất dốc có hiệu quả là bố trí một chế độ canh tác hợp lý,
triệt để lợi dụng nước trời, áp dụng các biện pháp canh tác (cày bừa, xới xáo, trồng
xen, trồng gối, phủ xanh, phủ khô..vv) đã được áp dụng tại Văn Chấn với các hình
thức trồng xen cây họ đậu, cây lương thực trong các cây trồng chính (ngô, sắn...),
tuy nhiên khả năng áp dụng còn chậm do cơ chế, chính sách và tập quán canh tác
của người dân.
Để khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và khuyến cáo thực hiện
canh tác bền vững trên đất dốc, từ 2009-2011, Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp thế giới FAO đã xác định và thiết kế các hoạt động CSA. Dự án Nông nghiệp
thích ứng với biến đổi khí hậu GCP/INT/139/EC với sự hỗ trợ của ICRAF đã kêu gọi
và tài trợ cho các học viên cao học đề xuất các nghiên cứu liên quan đến an ninh
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

2

lương thực, sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu

phát thải khí nhà kính khu vực miền núi phía Tây Bắc, Việt Nam. Với lý do đó chúng
tôi tiến

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

3

hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế và tiềm năng giảm phát thải của
một số mô hình trồng xen cây lương thực, cây họ đậu điển hình trên đất dốc tại
huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”.
2. Mục têu
2.1 Mục têu tổng quát
Đánh giá hiệu quả kinh tế và tiềm năng giảm phát thải của một số mô hình
trồng xen cây lương thực, cây họ đậu điển hình trên đất dốc tại huyện Văn Chấn,
tỉnh Yên Bái.
2.2 Mục têu cụ thể
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm
nghiệp
- Đánh giá được hiện trạng trồng xen cây lương thực, cây họ đậu tại địa
phương.
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế các mô hình trồng xen cây lương thực, cây
họ đậu điển hình trên đất
dốc.
- Đánh giá khả năng giảm phát thải trong sử dụng phân bón và thuốc BVTV
trên các mô hình trồng xen cây lương thực, cây họ đậu điển hình trên đất
dốc.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và nhân rộng các mô

hình có hiệu quả kinh tế trong canh tác đất dốc tại địa
phương.
3. Yêu cầu của đề tài
- Số liệu thu thập cần bảo đảm tính khách quan, chính xác, trung thực.
- Các phương pháp nghiên cứu, hệ thống chỉ tiêu vận dụng trong nghiên cứu,
đánh giá, phải mang tính khoa học, phù hợp với thực tiễn.
- Phương hướng và các giải pháp đưa ra phải có tính khả thi và phù hợp với
điều kiện thực tế tại địa phương.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tễn
4.1. Ý nghĩa trong khoa học
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

4

- Thực hiện đề tài này sẽ là dịp để học viên vận dụng các kiến thức mang tính
lý thuyết, tổng hợp về kinh tế, xã hội và môi trường đã được trang bị trong quá
trình

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

5

học tập tại nhà trường vào thực tiễn sản xuất. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ
cung cấp các thông tin về hiệu quả kinh tế và môi trường của một số mô hình

canh tác xen canh trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
4.2. Ý nghĩa trong thực tễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ chỉ ra hiện trạng trồng xen trên đất
dốc đồng thời cho biết tính hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường của một số mô
hình trồng xen điển hình từ đó định hướng cho bà con huyện Văn Chấn, tỉnh Yên
Bái canh tác theo các mô hình có hiệu quả kinh tế nhất mà không làm ảnh
hưởng tới môi trường.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở tham khảo để xây dựng các chính
sách cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là canh tác trên đất dốc tại huyện
Văn Chấn và khu vực miền múi phía Bắc.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm 3 chương
chính: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

6

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Lý thuyết hệ thống trong nghiên cứu và đánh giá mô hình sản xuất
Ngày nay lý thuyết hệ thống được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong các lĩnh
vực nghiên cứu khoa học, để phân tích và giải thích các mối quan hệ tương hỗ. Hệ
thống là một tổng thể có chật tự của các yếu tố khác nhau, có quan hệ tác động

qua lại. Một hệ thống có thể được xác lập như một tập hợp các đối tượng hay các
thuộc tính liên kết để tạo thành một chỉnh thể.
Quan điểm hệ thống là phương pháp luận khoa học chung nhằm nghiên
cứu các đối tượng phức tạp gồm nhiều bộ phận, có các mối quan hệ mật thiết với
nhau. Khi nghiên cứu một hệ thống không chỉ nghiên cứu riêng rẽ các phần tử mà
còn nghiên cứu mối quan hệ giữa chúng với các phần tử khác [1].
Theo lý thuyết hệ thống, sự tác động đồng bộ, có tổ chức, có sự phối hợp của
các bộ phận có thể tạo ra hiệu quả hơn nhiều so với phép cộng đơn thuần tác động.
Sản xuất nông nghiệp của mỗi vùng là một hệ thống bao gồm nhiều ngành
sản xuất khác nhau, với các mô hình canh tác đa dạng, cùng với các điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái khác nhau. Chính những điểm này đã
trở thành nhữg nhân tố kìm hãm hay thúc đẩy hệ thống phát triển bởi vì nó tác
động trực tiếp đến từng bộ phận của hệ thống.
Như vậy mục đích của việc vận dụng quan điểm hệ thống là để nghiên cứu
đánh giá các mô hình sản xuất một cách hệ thống, và điều khiển sự hoạt động của
nó. Nội dung của việc điều khiển hệ thống nông nghiệp thực chất là sử dụng các
biện pháp kinh tế, kỹ thuật để tác động lên hệ thống nông nghiệp nhằm phát triển
một nền nông nghiệp bền vững.
1.1.2. Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả được hiểu là sự xem xét các điều kiện theo thứ tự ưu tiên các
nguồn lực sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm ba nội dung cơ bản:

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

7

Không sử dụng nguồn lực lãng phí, sản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất đáp

ứng nhu cầu
của tiêu dùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

8

Hiệu quả và kết quả là hai phạm trù khác nhau nhưng có mối liên hệ khăng
khít và mật thiết – mối liên hệ đó thể hiện giữa mặt chất và mặt lượng trong
quá trình sản xuất kinh doanh. Kết quả là đại lượng vật chất thể hiện bằng
nhiều chỉ tiêu, nội dung tùy thuộc từng trường hợp cụ thể. Hiệu quả là đại lượng
xem xét đánh giá kết quả đó được tạo ra như thế nào, chi phí bao nhiêu, có thể
chấp nhận được không. Tuy nhiên hiệu quả và kết quả lại phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khác: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc điểm ngành sản xuất và các quy
luật kinh tế…Do vậy khi xem xét, đánh giá hiệu quả cần phải cân nhắc để có kết
luận phù hợp.
Trên phạm vi toàn xã hội các chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó là chi phí
lao động toàn xã hội. Vì vậy bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả lao động xã
hội. Từ đó ta có kết luận rằng: Thước đo hiệu quả chính là sự tiết kiệm hao phí lao
động toàn xã hội, còn tiêu chuẩn của hiệu quả chính là sự tối đa hóa kết quả và tối
thiểu hóa chi phí trong điều kiện nguồn lực nhất định.
Đối với một quốc gia thì hiệu quả được thể hiện trên nhiều mặt: Kinh tế, xã
hội, an ninh quốc phòng vv...Điều đó có nghĩa là hiệu quả mang tính chất không
gian, thời gian. Nó thể hiện ở chỗ một hoạt động kinh tế trong một đơn vị sản
xuất có thể có hiệu quả rất cao song nếu xét trong bối cảnh quốc gia thì chưa chắc
đã có hiệu quả. Để hiểu rõ vấn đề này ta có thễ xem xét một số vấn đề kinh tế xã
hội như: Việc chặt phá rừng làm nương rẫy trên thực tế là đem lại lợi ích cho một

số cá nhân, tập thể nào đó xong điều đó có thể tác đông tiêu cực tới hệ sinh thái,
môi trường, gây hạn hán lũ lụt, làm suy giảm đa dạng sinh học. Điều đó khi xét trên
bình diện xã hội thì đó là một tổn thất lớn cho toàn xã hội.
Như vậy việc đánh giá hiệu quả phải được xem xét một cách toàn diện cả về
mặt không gian và thời gian trong mối liên hệ giữa hiệu quả chung của nền kinh tế
quốc dân với hiệu quả của từng bộ phận riêng biệt của các đơn vị sản xuất. Hiệu
quả đó bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trường, các thành phần
có mối quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất không thể tách rời.
Đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân thì hiệu quả xã hội phải gắn liền với toàn xã
hội trên cả mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Gắn chặt hiệu quả kinh tế của các
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

9

đơn vị sản xuất với hiệu quả toàn xã hội là một đặc trưng thể hiện tính ưu việt của
nền kinh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [23].

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

10

1.1.3. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội phản ánh mặt chất của các
hoạt động sản xuất kinh doanh, là đặc trưng của mọi hình thái kinh tế xã h

ội. Đồng thời hiệu quả kinh tế phản ánh mối quan hệ tương quan giữa kết quả
hữu ích đạt được về mặt kinh tế và những chi phí bỏ ra để thu được kết qu ả
đó. Nó đánh giá hoạt động sản xuất chủ yếu về mặt kinh tế. Mối tương quan ấy
có thể là phép trừ, phép chia của các yếu tố đại diện cho kết quả và chi phí. Hiệu
quả kinh tế phản ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu tư, các nguồn lực tự
nhiên và phương thức quản lý.
Hiệu quả kinh tế phản ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất
kinh doanh. Trong khi các nguồn lực sản xuất có hạn, các nhu cầu về hàng
hóa và
dịch vụ của xã hội ngày càng gia tăng và đa dạng thì nâng cao hiệu quả kinh tế là
một xu thế khách quan và cũng là một bức xúc của sản xuất xã hội.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan nhưng nó không
phải là mục đích cuối cùng của sản xuất. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VIII đã chỉ rõ nền kinh tế đa thành phần nước ta gồm kinh tế nhà nước,
kinh tế hợp tác, kinh tế cá thể, dân chủ hoạt động theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh, đo lường cụ thể các yếu tố của
quá trính sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa học kỹ thuật, quản lý) để tạo ra
khối lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao hơn. Hiệu quả kinh tế phải
được gắn liền với kết quả của những hoạt động sản xuất cụ thể trong các
doanh nghiệp, nông hộ, nền sản xuất xã hội, ở những điều kiện xác định về thời
gian và hoàn cảnh kinh tế xã hội.
Hiệu quả kinh tế phải lượng hóa được cụ thể việc sử dụng các yếu tố đầu
vào (chi phí) và các yếu tố đầu ra (sản phẩm) trong quá trình sản xuất ở
từng đơn vị, ngành, nền sản xuất xã hội trong từng thời kỳ nhất định , các đơn
vị sản
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>


11

xuất với mục đích là tiết kiệm, lợi nhuận tối đa trên cơ sở khối lượn g sản
phẩm hàng hóa nhiều nhất với các chi phí tài nguyên và lao động thấp nhất.
Do đó hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến yếu tố đầu vào và đầu ra trong
quá trình sản xuất [18].

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

12

Từ những nội dung trên có thể thấy rằng hiệu quả chính là trung tâm
của mọi quá trình kinh tế và nó liên quan đến tất cả các phạm trù, các quy luật
kinh tế khác. Hiệu quả kinh tế đi liền với nội dung tiết kiệm chi phí tài nguyên
cho sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tạo ra. Bản chất của hiệu quả kinh tế
chính là tương quan so sánh cả tuyệt đối và tương đối giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất.
1.1.4. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội phản ánh mối quan hệ tương quan giữa kết quả hữu ích
về mặt xã hội với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nó đánh giá chủ yếu về mặt
xã hội của hoạt động sản xuất. Các loại hiệu quả liên quan chặt chẽ với hiệu quả
kinh tế và biểu hiện mục đích các hoạt động của con người như: Tạo công ăn việc
làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của mọi tầng lớp dân cư [6].
1.1.5. Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường là hiệu quả của việc làm thay đổi môi trường do tác
động của các hoạt động sản xuất gây ra như: Xói mòn, rửa trôi, ô nhiễm

đất, khả năng bảo vệ đất, tích lũy các bon, giảm phát thải…vv. Mọi hoạt động
sản xuất được coi là có hiệu quả môi trường khi các hoạt động đó không có
những tác động xấu tới môi trường đó là đất, nước, không khí và sinh vật. Đây
là mục tiêu quan trọng có ý nghĩa quyết định đến tính bền vững của hoạt động
sản xuất nông lâm nghiệp. Nó phải bảo đảm được các yếu tố bảo vệ đất,
chống xói mòn và nâng cao độ phì của đất, giảm phát thải ra môi trường xung
quanh [6].
1.1.6. Khái niệm và cơ sở khoa học của việc trồng xen
Trồng xen được hiểu là trồng từ hai loài cây khác nhau trở lên đồng thời trên
cùng một diên tích. Tùy theo cách sắp xếp các loài cây khác nhau trong trồng xen
mà có thể trồng xen theo băng, theo hàng hoặc trồng hỗn hợp không theo hàng
hoặc băng.
* Nguyên tắc của việc trồng xen:

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

13

- Chọn các loài cây phải có các yêu cầu khác nhau về điều kiện sống như: Ánh
sáng, nước, dinh dưỡng… phân bố theo không gian và thời gian.
- Các loài cây phải có sự khác nhau về thời gian sinh trưởng, để có sự khác
nhau về thời gian hấp thu, sử dụng các điều kiện môi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>


14

* Lợi ích của việc trồng xen
- Trồng xen cho năng suất tổng số cao hơn so với trồng thường, sử dụng tối
ưu về ánh sáng.
- Sử dụng hiệu quả dinh dưỡng khoáng và nước vì các loài cây trồng có hấp
thu khác nhau.
- Hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại.
* Một số mô hình trồng luân xen canh phổ biến trên đất dốc:
− Ngô Đông – Đậu tương Xuân – Đậu tương Hè.
− Ngô Đông – Lạc Xuân – Ngô Hè Thu.
− Lạc Xuân – Ngô Hè Thu – Đậu tương Đông.
− Đỗ đen, lạc Xuân – Ngô Hè Thu xen băng cốt khí.
− Ngô Xuân Hè – Đậu tương Đông.
− Đậu tương Đông Xuân Hè – Ngô Hè Thu.
− Sắn xen lạc.
− Lạc Xuân – Ngô xen đỗ tương.
− Lạc Xuân – Khoai lang [24].
1.1.7. Mô hình canh tác nông nghiệp có hiệu quả
Hiện nay trong sản xuất nông lâm nghiệp người ta thường đề cập đến thuật
ngữ canh tác hiệu quả, sản xuất có hiệu quả. Vậy tính hiệu quả của một hệ thống
canh tác, một phương thức sản xuất phải được thể hiện ở những khía cạnh nào?
Theo các nhà nghiên cứu, một hệ thống canh tác nông nghiệp có hiệu quả phải đáp
ứng được các tiêu chí sau:
+ Khai thác và sử dụng khả năng sản xuất của đất một cách hợp lý.
+ Tạo ra được sản lượng, năng suất cây trồng cao.
+ Tăng được thu nhập cho người sản xuất đồng thời cải thiện được cuộc sống
vật chất và tinh thần cho họ.
+ Sản phẩm cây trồng đáp ứng được nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.


Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

×